Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Nhược điểm, Phương hướng hoàn thiện chế định Chính phủ

b) Nhược điểm

Vị trí pháp lý của Chính phủ còn được quy định chưa rõ. Quy định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội là không hợp lý, vì Chính phủ còn phải chấp hành cả Chủ tịch nước

Trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm tập thể trong Chính phủ chưa rõ. Chính phủ và Thủ tướng đều phải chị Điều này dẫn đến việc không rõ về thẩm quyền, không rõ trong việc truy cứu trách nhiệm khi có sự lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan bên dưới không tốt. Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thủ tướng, là tổng chỉ huy một lĩnh vực nhưng tính chịu trách nhiệm lại kém. Không dám quyết đoán, hay phải xin ý kiến chỉ đạo. Về nguyên tắc, Bộ trưởng không phải chịu trách nhiệm trước Phó thủ tướng. Nhưng với việc phân công mảng phụ trách, các Phó thủ tướng trở thành các “siêu Bộ trưởng” có quyền quyết định đối với các lĩnh vực trên cả Bộ trưởng. Các Bộ trưởng đáng lẽ ra phải là người dám quyết đoán, phải có các chính sách, chiến lược cho ngành mình, không thể trông chờ, ỷ nại vào người khác. Hình thức chịu trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng, các thành viên Chính phủ còn chưa quy định rõ, thiếu những thủ tục cụ thể.

Trong mối quan hệ giữa Chính phủ với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, dường như Chính phủ là cơ quan cấp trên của Hội đồng nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Điều này là không hợp lý mặc dù chúng ta duy trì nguyên tắc tập quyền. Bởi vì Chính phủ không phải là cơ quan quyền lực, chỉ là cơ quan phái sinh, do Quốc hội lập ra.

Cơ cấu của Chính phủ cồng kềnh. Số cơ quan của Chính phủ, số Phó thủ tướng, cơ quan thuộc Chính phủ nhiều. Trước đây, thời kỳ phong kiến chúng ta chỉ có Lục bộ mà vẫn quản lý đời sống xã hội tốt.

Thủ tướng Chính phủ có vị trí chưa được khẳng định rõ là tổng chỉ huy tối cao trong hành pháp (Hiến pháp không khẳng định, chỉ được khẳng định trong Luật tổ chức Chính phủ). Thủ tướng đi vào giải quyết quá nhiều việc sự vụ nhỏ, đáng lẽ phải dành thời gian vào quyết định những việc lớn, đường lối chính sách lớn.

2. Phương hướng hoàn thiện chế định Chính phủ

Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại và đúng với vai trũ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Tập trung xây dựng các quy định hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ đầy đủ và cụ thể. Thực hiện nhất quán nguyên tắc: một việc chỉ giao cho một cơ quan, một người chịu trách nhiệm chính.

Chính phủ tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng quản lí nhà nước trên tất cả các lĩnh vực mà pháp luật đó quy định. Xác định trừ phạm vi và nội dung quản lớ nhà nước về kinh tế, xó hội cho phự hợp với yờu cầu phỏt triển. Tập trung làm tốt hơn việc hoạch định thể chế, cơ chế, chính sách, xây dựng giải pháp, bảo đảm các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường pháp lí thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, xã hội. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và nâng cao năng lực chỉ đạo tổ chức thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra.

Xây dựng quy chế làm việc của Chính phủ chặt chẽ và thiết thực. Xác định cụ thể nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng và từng thành viên Chính phủ, bảo đảm bao quát hết các chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ. Xác định rừ phạm vi và nội dung quản lớ nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là cổ phần hoá, kể cả các tổng công ty và tập đoàn kinh tế, thu hẹp và tiến tới các bộ và uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố không cũn thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Làm rừ chức năng quản lí nhà nước của cơ quan hành chính và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị sự nghiệp, phân cấp mạnh cho các đơn vị sự nghiệp về sử dụng ngân sách, kinh phí, tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ.

Từ thực tiễn giải quyết đơn, thư khiếu nại của công dân, nghiên cứu việc thành lập Tài phán hành chính. Chịu trách nhiệm trước Quốc hội

-Chiều dọc :

Quốc hội___Chủ tịch nước___Chính phủ____TAND tối cao___VKSND tối cao

  -Chiều ngang

Quốc hội__HĐND tỉnh__HĐND huyện__HĐND xã

Chính phủ__UBND tỉnh__UNBD huyện___UBND xã

TAND tối cao___TAND tỉnh___TAND huyện

VKSND tối cao___VKSND tỉnh____VKSND huyện

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: