Những trận Hải chiến nổi tiếng lịch sử trong Đại chiến thế giới lần thứ hai 3
HMS Prince of Wales của Hải quân Anh quốc
Đặt hàng : Ngày 29 tháng 7 năm 1936
Nhà sản xuất: Công ty TNHH Cammell Laird và Birkenhea
Đặt khung sườn: Ngày 01 tháng 1 năm 1937
Hạ thuỷ : Ngày 03 tháng năm 1939
Đi vào hoạt động: Ngày 19 tháng 1 năm 1941 (hoàn thành ngày 31 tháng 3 )
Kết cục: Bị đánh chìm ngày 10 tháng 12 1941 bởi trận không kích của Đế quốc Nhật Bản ở ngoài khơi Kuantan, vùng biển Đông Nam Á ( 1 điều thú vị là các máy bay này xuất phát từ phi trường Sóc Trăng)
Đặc điểm riêng
Thứ hạng : Thiết giáp hạm lớpKing George V
Trọng tải: 43.786 tấn
Chiều dài: 745 ft 1 in ( 227,10 m ) ( tổng thể) 740 ft 1 in ( 225,58 m ) ( khi xuống nước )Chiều rộng : 112 ft 5 in ( 34,26 m ) ( max) Độ mớm nước: 29 ft ( 8,8 m )(tiêu chuẩn) 32 ft 6 in ( 9,91 m )( khi đầy tải )
Động cơ: 111.600 shp ( có thể đạt đến 134,000 shp)
Tốc độ: 28,0 hải lý (khi thử nghiệm năm 1941) ( 29,1 hải lý khi phục vụ )
Phạm vi hoạt động :3.100 hải lý ( 5.740 km) tại tốc độ 27 hải lý ( 50 km / h)14.400 hải lý ( 26.670 km) ở tốc độ 10 hải lý ( 19 km / h)
Thuỷ thủ đoàn : 1.521 người ( năm 1941 )
Thiết bị và các hệ thống cảm ứng :Radar Type 281 từ tháng 1 năm 1941
Vũ khí trang bị:Trong năm 1941:10 súng × Mk 14 inch VII ( 2 × 4 , 1 × 2 )16 súng đôi × 5,25 inch ( 8 x 2 )48 súng × 40 mm 2 - AA ( 6 × 8 )8 súng × Oerlikon 20 mm AA ( 8 × 1 )
Giáp vành đai chính : 14,7 in ( 374 mm)Giáp vành đai thấp hơn : 5,4 in ( 137 mm)Giáp boong :lên đến 5,38 in ( 136 mm)Giáp tháp chính : 12,75 in ( 324 mm)Giáp ổ súng : 12,75 in ( 324 mm)
Máy bay bay: 4 thủy phi cơ Supermarine,1 đôi máy phóng máy bay
Trận chiến bắt đầu
Chiếc Hood nổ súng tại 05:52 ở khoảng cách khoảng 26.500 yard (24.200 m), khoảng 13 hải lý (24 km). Holland đã ra lệnh bắn vào chiếc tàu hàng đầu - chiếc Prinz Eugen, và ông cho rằng vị trí của nó chính là chiếc Bismarck. Holland sớm nhận ra sai làm và sửa đổi mệnh lệnh của mình và chỉ đạo cả hai tàu tấn công vào chiếc tàu phía sau - chiếc Bismarck. Chiếc Prince of Wales nhanh chóng xác định chính xác mục tiêu là chiếc Bismarck, trong khi chiếc Hood được cho là đã tiếp tục nổ súng vào chiếc Prinz Eugen trong một khoảng thời gian nữa.Holland là một chuyên gia về xạ kích nên ông ta cũng đã nhận thức được sự nguy hiểm của chiếc Hood ở lớp bảo vệ yếu nằm ngang. Vì vậy ông ta muốn giảm bớt khoảng cách càng nhanh càng tốt. Ở một khoảng cách gần hơn đường đạn của những phát bắn của chiếc Bismarck bị được tâng lên và nhiều khả năng chúng sẽ trúng vào các bên thành tàu chứ không phải là sàn tầu hoặc trượt khỏi boong hàng đầu. Tuy nhiên ông ta lại thu hẹp khoảng cách tạo ra một góc làm các tàu Đức trở nên quá xa về phía trước của sườn con tầu (placed the German ships too far forward of the beam). Điều này có nghĩa ông chỉ có thể sử dụng 10 trong số 18 khẩu súng hạng nặng của mình, trong khi lại tự làm mình chở thành một mục tiêu dễ nhắm bắn cho người Đức hơn mức cần thiết. 10 khẩu súng có thể được sử dụng trở thành chỉ còn có 9 khi một khiếm khuyết xảy ra ở một khẩu súng ở phía trước của chiếc Prince of Wales, khẩu này có vấn đề ở khâu nạp đạn sau loạt bắn đầu tiên.Cả hai chiếc Suffolk và Norfolk đã cố gắng tham gia tấn công chiếc Bismarck nhưng cả hai chiếc này đều ở ngoài tầm bắn và các tàu tuần dương này không có đủ lợi thế về tốc độ để nhanh chóng áp sát chiếc Bismarck trong khoảng thời gian giao chiến ngắn ngủi.Người Đức cũng có lợi về mặt thuận gió (weather gauge), có nghĩa là các con tàu của Anh đã chạy theo chiều gió và nước bắn lên làm ướt sũng chiếc ống kính đo độ xa (rangefinder) Barr & Stroud cao 42 ft của "tháp pháo A" của chiếc Prince of Wales và cả hai ống kính đo độ xa (rangefinder) cao 30 ft của tháp pháo "B" của cả hai tàu Anh. Sự kiện này bắt buộc cả hai con tầu phải sử dụng các máy 15 ft rangefinder nhỏ hơn ở tháp chỉ huy để thay thế. Ngoài ra, Đô đốc Holland đã ra lệnh rằng chiếc Prince of Wales phải ở gần chiếc Hood để bám sát một cách chặt chẽ hướng đi và tốc độ của chiếc Hood. Điều này đã làm cho người Đức dễ dàng hơn trong việc xác định phạm vi của cả hai tàu Anh, mặc dù đây cũng là hỗ trợ cho các pháo thủ của Holland nếu họ cùng bắn vào chiếc Bismarck như kế hoạch ban đầu, vì họ có thể bắn mỗi loạt đạn một cách chính xác và để tránh nhầm lẫn với hỏa lực của tầu bạn. Họ cũng có thể sử dụng thuật bắn tập trung khi mà cả hai hệ thống vũ khí chính của cả hai con tầu được kiểm soát bởi một máy tính kiểm soát bắn Admiralty Fire Control Table, có thể hệ thồng này được đặt trên chiếc HMS Prince of Wales hiện đại hơn.Chiếc Prince of Wales bắt đầu tấn công mục tiêu đầu tiên của nó.Cuối cùng nó bắn trúng chiếc Bismarck ba phát đạn.Một phát bắn trúng khoang chỉ huy và làm chiếc máy phóng thủy phi cơ ở giữa con tầu bị hỏng.Phát đạn thứ hai xuyên qua mũi tầu từ một phía khác. Phát đạn thứ ba trúng vào phần thân tàu dưới nước và xuyên vào bên trong thân tàu làm ngập một phòng máy phát điện và làm hư hại các vách ngăn ở một phòng liền kề lò hơi và làm ngập nước một phần chiếc lò này. Những phát đạn cuối gây ra thiệt hại cho máy móc và làm ngập ở mức vừa phải lò hơi của chiếc Bismarck. Quan trọng hơn, phát đạn gây những thiệt hại ở phần mũi tầu đã làm thủng chiếc thùng chứa 1.000 tấn dầu nhiên liệu ở phía trước. Nó cũng tạo ra cho chiếc Bismarck những dấu vết dầu loang có thể nhìn thấy một cách rõ ràng và làm giảm tốc độ của nó xuống khoảng hai hải lý mỗi giờ.Chiếc Bismarck bị nghiêng góc 9 độ về phía mạn trái và mũi tầu của nó bị mất 2 mét ở phần thân tàu rỗng.Lutjens hạ lệnh nổ súng vào lúc 0.5:55, khi cả hai tàu Đức nhắm mục tiêu vào chiếc Hood. Một phát đạn bắn trúng boong tàu của chiếc Hood và nó bắt đầu gây ra một đám cháy khá lớn trong kho đạn 4-inch (100 mm) được lưu trữ ở đó, nhưng ngọn lửa này đã không lây lan sang các khu vực khác của con tàu hoặc gây ra sự phát nổ sau đó. Mặc dù điều này còn chưa được xác nhận nhưng có thể là chiếc Hood lại trúng đạn một lần nữa vào trúng vị trí của đài chỉ huy và xuyên vào trong chiếc radar kiểm soát phía trước của nó.Hiện đã có một số tranh chấp về việc tầu Đức đánh chìm chiếc Hood tại thời điểm này như thế nào. Chiếc Prinz Eugen đã nhắm mục tiêu vào chiếc Prince of Wales ở giai đoạn này sau khi nhận được một lệnh từ chỉ huy hạm đội. Tuy nhiên sỹ quan chỉ huy tác xạ của chiếc Prinz Eugen - Paul Schmallenbach cũng đưa ra trích dẫn xác nhận rằng chiếc Prinz Eugen cũng nhắm mục tiêu vào chiếc Hood.
Chiếc Hood bị chìm
Vào lúc 0.6:00, Holland ra lệnh lực lượng của mình quay sang mạn trái một lần nữa đến để đảm bảo rằng các súng chính phía sau trên cả hai chiếc Hood và Prince of Wales đã hướng vào kẻ thù. Trong quá trình thực hiện cú ngoặt đó, một loạt đạn bắn từ chiếc Bismarck ở một khoảng cách khoảng 9 dặm (14 km), đã được quan sát thấy bởi các thủy thủ trên chiếc tàu Prince of Wales, các phát đạn này được điều chỉnh chính xác vào sát chiếc cột buồm chính ( mainmast ) của chiếc Hood. Có khả năng là một trong số các phát đạn 380 mm (15 inch) đã bắn trúng một chỗ nào đó ở giữa cột buồm chính và tháp pháo "X" phía sau cột buồm này.Ngay lập tức sau đó là một cột lửa lớn bắn lên như một tia lửa đèn khò khổng lồ ở vùng vùng xung quanh khu cột buồm.Tiếp sau đó là một vụ nổ đã phá hủy một phần lớn từ giửa của con tầu cho tới phía sau của tháp pháo" Y". Con tàu bị vỡ làm hai, chiếc đuôi bị tách ra và chìm.Phần mũi tầu dựng tiếp ngay sau đó đứng lên và xoay vòng tròn. Chiếc tháp pháo phía trước đang cố gắng để nổ một loạt đạn cuối, có thể lúc đó đội pháo thủ này đã chết ngay trước khi phần mũi tàu chìm.Từ trên trời một cơn mưa xuống các mảnh văng vào cả chiếc Prince of Wales lúc này ở cách khoảng nửa dặm.Chiếc Hood chìm trong khoảng ba phút lấy đi mạng sống của 1.415 người bao gồm cả Phó Đô đốc Holland cùng với nó. Chỉ ba người trong số thủy thủ đoàn(Ted Briggs, Bob Tilburn và Bill Dundas) còn sống sót và được cứu thoát khoảng hai giờ sau đó bởi chiếc tàu khu trục Electra.Hải quân Anh sau đó kết luận rằng rất có thể lời giải thích cho sự mất mát của chiếc Hood là một sự xâm nhập vào kho đạn của nó bởi một phát đạn 380 mm duy nhất được bắn từ chiếc Bismarck đã gây ra vụ nổ thảm khốc tiếp theo. Nghiên cứu gần đây từ các tàu lặn cho thấy đám cháy bốc lên ban đầu từ trong kho đạn 4-inch (100 mm) và nó lây lan đến kho đạn 15-inch(380 mm) qua các hòm đạn.Người ta đã đề nghị kiểm tra đống đổ nát, xác chiếc Hood, được tìm thấy vào năm 2001, và thấy rằng các vụ nổ trong kho đạn 4-inch (100 mm) ở gần cột buồm chính gây ra vụ nổ tạo ngọn lửa thẳng đứng được nhìn thấy ở đó và sự việc này đã lần lượt kích hoạt vụ nổ kho đạn 15-inch (381 mm) ở phía sau và vụ nổ này mới là thủ phạm phá vỡ đuôi tầu.Vụ nổ này có thể đã phá qua các thùng nhiên liệu bên mạn phải, đốt cháy dầu nhiên liệu ở đó, tạo ra vụ nổ kho đạn ở phía trước và hoàn thành việc phá hủy tàu. Phần xác tàu của chiếc Hood cho thấy phần mũi tàu bị mất đi toàn bộ phần cấu trúc bên trên và một phần rất lớn từ khu vực đặt bệ pháo "A" đến phần boong trước đã bay mất. Phần thân giữa của con tàu có tấm giáp phồng bị ra phía ngoài.Hơn nữa các phần chính của cấu trúc chuyển tiếp bao gồm cả phần tháp điều khiển có trọng lượng 600 tấn được tìm thấy ở khoảng cách 1.100 mét từ đống đổ nát chính.Sự việc này đã dẫn đến các lý luận rằng kho đạn súng 15-inch (380 mm) ở phía trước đã phát nổ là hậu quả của sức công phá, lửa và áp suất, được tạo ra bởi vụ nổ của kho đạn ở phía sau. Một nhóm các nhà khoa học pháp y hàng hải đã tìm thấy rằng thiệt hại kép cho thân tàu ở phía trước gây ra việc chiếc Hood bị chìm một cách nhanh chóng, rất có thể là nguyên nhân tình trạng nổ thân tàu ở phía trước, và họ không ủng hộ bất kỳ lý luận nào cho rằng các kho đạn ở phía trước phát nổ.
Hậu quả của trận chiến
Với cái chết của Phó Đô đốc Holland, quyền chỉ huy của chiếc Prince of Wales cũng như các chiếc Norfolk và Suffolk được chuyển sang cho Chuẩn Đô đốc Anh Frederic Wake-Walker lúc này đang ở trên chiếc kỳ hạm Norfolk. Nhận được mệnh lệnh là phải cầm chân chiếc Bismarck cho đến khi người Anh tập hợp đủ tàu chiến để có thể tiêu diệt được kẻ thù của mình. Ông ta có hai sự lựa chọn hoặc là tổ chức trận chiến mới với chiếc Bismarck hoặc bảo đảm rằng nó phải bị chặn lại và phải giao chiến với lực lượng của Đô đốc Tovey. Wake-Walker đã chọn giải pháp thứ hai, tiếp tục theo bóng tàu Đức. Hơn nữa nếu giao chiến, ông kết luận, thì chiếc Prince of Wales sẽ yếu thế hơn rất nhiều so với chiếc Bismarck và điều này cũng gây nguy hiểm cho các tàu tuần dương của ông, cộng với ông biết rằng Tovey đang trên đường tới. Ông ra lệnh cho chiếc Prince of Wales chạy theo chiếc Norfolk ở tốc độ cao nhất của nó để chiếc Norfolk không bị cô độc nếu bị tấn công. Lúc 07:57 chiếc Suffolk báo cáo rằng chiếc Bismarck đã giảm tốc độ và hình như có xuất hiện hư hỏng.Kể từ lúc chiếc Bismarck nhận phát bắn đầu tiên vào phần trước của con tàu, tất cả sáu đội sửa chữa gồm 26 người của con tàu đã làm việc không nghỉ để sửa chữa những thiệt hại. Khi nhận được báo cáo rằng các chân vịt cánh quạt bên mạn phải có thể bị bênh lên khỏi mặt nước, Lindemann đã ra lệnh phải chặn nước ngập ở hai ngăn phía sau để khôi phục lại trọng tâm của con tàu. Sau đó ông ra lệnh cho các thợ lặn vào phần trước của con tàu để lấy dầu các thùng nhiên liệu phía trước, đây là các thùng có chứa 1.000 tấn nhiên liệu cực kỳ cần thiết cho con tầu, đầu tiên là chiếc thùng ở gần lò hơi phía trước sau đó đến các thùng nhiên liệu phía sau bằng một đường ống tạm thời chạy qua tầng trên. Cả hai biện pháp này đều thất bại. Lindemann sau đó yêu cầu cho phép chiếc Bismarck chạy chậm lại đầu tiên để sửachữa phần đuôi sống tầu ở một bên còn bên kia thì phải cho hàn các bản vá từ bên trong để lấp các lỗ hổng trên phần thân con tàu ở phía trước. Lütjens lại từ chối một lần nữa mà không giải thích. Cuối cùng, viên đô đốc đã phải đồng ý để giảm tốc độ con tàu xuống còn 22 hải lý (41 km / h) để cho phép dựng một giàn giáo và vá chiếc lỗ thủng ở phòng lò hơi số 2 và phòng lò hơi phụ trợ để ngăn chặn sự thâm nhập ngày càng tăng của nước biển. Nỗ lực này cũng thất bại nốt, phòng nồi hơi số 2 đã phải bị đóng cửa và làm giảm tốc độ xuống còn 28 hải lý (52 km / h).Cùng với việc nước biển chảy vào thì dầu nhiên liệu cũng bị rò rỉ ra ngoài. Đô đốc Lütjens phải ra lệnh cho chiếc Prinz Eugen quay trở lại để xem xét, chiếc thảm dầu đủ rộng để bao phủ cả hai bên lằn của con tàu, nước biển có màu sắc của cầu vồng và có mùi dầu đậm - một dấu hiệu để truy tìm chiếc Bismarck.Các thiệt hại của chiếc Bismarck ở thùng nhiên liệu phía trước cùng với một cơ hội bỏ lỡ để tiếp nhiên liệu tại Bergen lúc trước đó trong chuyến đi làm cho nó còn ít hơn 3.000 tấn nhiên liệu, không đủ để hoạt động một cách có hiệu quả để tấn công các đoàn công voa vượt Đại Tây Dương. Ngoài ra, yếu tố bất ngờ được xem là thiết yếu cho sự thành công của hoạt động này chắc chắn đã bị mất và Hải đội Đức vẫn tiếp tục bị theo dõi bởi các chiếc Suffolk, Norfolk và cuối cùng là chiếc Prince of Wales. Lütjens kết luận rằng ông ta thấy cần thiết để hủy bỏ nhiệm vụ của chiếc Bismarck và hướng về một nơi là vị trí thuận tiện để sửa chữa con tầu.Bất chấp khuyến cáo của Lindemann là nên trở về Bergen, Lütjens đã ra lệnh cho chiếc Bismarck quay đầu về phía cảng Saint-Nazaire Pháp. Mặc dù bờ biển Pháp xa hơn 600 dặm (970 km) so với Bergen, nhưng vùng biển Saint-Nazaire có đêm biển dài hơn và biển cũng rộng hơn do đó chiếc Bismarck dễ thoát khỏi những tầu đeo bám hơn, cộng với khả năng thu hút chúng vào một dòng U-Boat. Đây cũng là cơ hội để chiếc Bismarck sẵn sàng tấn công vào cạnh sườn của các tuyến đường thương mại của Anh một khi thiệt hại đã được sửa chữa, và với sự hỗ trợ tiềm năng của các tàu tuần dương thiết giáp Scharnhorst và Gneisenau.Cả hai chiếc tàu này hiện đang đóng tại Brest - Pháp từ cuối Chiến dịch Berlin hồi đầu năm đó nhưng cũng là được lưu giữ tại cảng để sửa chữa và đại tu.Trong khi Brest ở gần hơn Saint-Nazaire, nhưng nó cũng nằm trong phạm vi của máy bay ném bom Anh Royal Air Force.Lütjens cho tách chiếc Prinz Eugen vốn không bị hư hại ra để bắt đầu đánh phá một mình. Chiếc tuần dương hạm này đi xa hơn về phía nam và tiến vào Đại Tây Dương, nơi nó được tiếp nhiên liệu từ một tàu chở dầu trên biển. Nó cũng có vấn đề về động cơ và phải từ bỏ nhiệm vụ đánh phá tuyến đường vận tải của nó mà không đánh chìm được bất kỳ tàu hàng nào và trở về Brest.
Phản ứng
Tại Đức
Tin tức về quyết định của Lütjens đã đến Berlin, tại Wilhelmshaven (một hải cảng ở hạ Xắc xông Đức) và Paris như một tiếng sét ngang tai. Một trận bão các cuộc điện thoại khẩn cấp trên toàn lãnh bị Đức chiếm đóng ở châu Âu.Trong khi Bộ hải quân ở Berlin rất hài lòng với thành công của Lütjens thì họ lại phải kiềm chế bởi tin tức về thiệt hại của chiếc Bismarck và quyết định để cho nó quay về nước Pháp. Đại Đô đốc Raeder chưa rõ liệu dự định của Lütjens là cho nó chạy tới St Nazaire ngay lập tức hay sau khi xua đuổi hết những kẻ bám theo và tiếp dầu ở giữa Đại Tây Dương. Raeder ngay lập tức hội ý với tham mưu trưởng của mình, Đô đốc Otto Schniewind, người lần lượt gọi điện thoại cho Đô đốc Rolf Carls chỉ huy của Nhóm phía Bắc (Group North ) tại Wilhemshaven. Carls đã soạn thảo một tin nhắn bảo Lütjens hãy đến Đức nhưng vẫn chưa kịp gửi nó. Schniewind chỉ ra rằng vào buổi trưa khi mà Lütjens vượt qua đường ranh giới giữa Bắc và Nam Hebrides Greenland tức là đã vượt qua khỏi hoạt động kiểm soát của nhóm Bắc và đã nằm trong sự kiểm soát của nhóm Tây, vì vậy, quyết định gọi Lütjens quay lại của Carls không còn hiệu lực. Một cuộc gọi tiếp theo đến chỉ huy của West Group, Đô đốc Alfred Saalwächter, đã tiết lộ rằng ông này không có kế hoạch gọi Lütjens về và rằng ông cảm thấy đó là một quyết định cần được thảo luận giữa Schniewind và Raeder.Raeder lại một lần nữa tung ra một lệnh thu hồi, ông ta nói với Schniewind họ không biết đủ thông tin về tình hình hiện tại và là người có những thông tin tốt nhất sẽ chính là Lütjens. Sau đó ông ta gọi điện thoại cho Hitler lúc này đang ở tại Obersalzberg trong Bavarian Alps. Hitler nhận được tin chiếc Hood bị đánh chìm một cách lạnh lùng và không tỏ ra niềm vui chiến thắng hay bất cứ hành vi nào khác. Sau khi nghe báo cáo của Raeder, ông ta quay sang những người đang đứng với ông và bày tỏ những suy nghĩ cá nhân của mình:" Nếu bây giờ các tuần dương hạm của Anh tiếp tục bám đuổi và Lütjens đã đánh chìm chiếc Hood và gần như làm tê liệt một chiếc khác mà đây lại là chiếc tầu chiến mới và nó (chiếc Prince of Wales) đang gặp vấn đề với các khẩu súng của mình trong chiến đấu vậy tại sao anh ta không nhấn chìm nó đi?Tại sao anh ta không cố gắng để thoát ra khỏi đó hoặc tại sao anh ta không quay lại? "Tin tức của sự kiện chiếc Hood được đón nhận nhiệt tình hơn khi đến tai Tiến sĩ Joseph Goebbels Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền. Chiều tối hôm đó tin này đã được phát sóng trên toàn quốc kèm theo khẩu hiệu "Chúng ta diễu hành chống lại nước Anh" và những hành động tuyên truyền khác.Công chúng Đức được thưởng thức những tin tức vui như Không quân Đức chiến thắng trước Hải quân Hoàng gia ở ngoài khơi Crete, và lấy sự kiện chiếc Hood bị đánh chìm làm nguồn cảm hứng.
Tại Anh
Công chúng của nước Anh đã bị sốc khi biết rằng chiếc tàu chiến điển hình nhất của họ và hơn 1.400 thành viên thủy thủ đoàn đã nổ tung một cách đột ngột. Bộ Hải quân đã huy động mọi tàu chiến có sẵn tại Đại Tây Dương để săn lùng và tiêu diệt chiếc Bismarck. Lực lượng Hải quân Hoàng gia đã theo đuổi, chặn đánh chiếc Bismarck và chiếc tàu chiến của Đức đã bị đánh chìm vào sáng ngày 27 tháng 5 năm 1941.Sau đó là việc tòa án quân sự xét sử Chuẩn Đô đốc Wake-Walker và thuyền trưởng John Leach của chiếc Prince of Wales. Quan điểm quả tòa án đã phán quyết rằng họ đã sai lầm không tiếp tục cuộc chiến với chiếc Bismarck sau khi chiếc Hood bị đánh chìm. John Tovey chỉ huy trưởng của Home Fleet đã bị chỉ trích một cách kịch liệt. Một hàng rào sau đó đã được dựng lên giữa Tovey và cấp trên của ông ta, Đô đốc Sir Dudley Pound. Tovey đã nói rằng hai sĩ quan đã hành động một cách chính xác, không gây nguy hiểm cho tàu của họ một cách vô ích và bảo đảm rằng những con tàu của Đức vẫn bị theo dõi. Hơn nữa súng chính của chiếc Prince of Wales đã nhiều lần bị trục trặc làm nó không thể đối đầu với chiếc Bismarck. Tovey đe dọa sẽ từ chức và xuất hiện ở nhiều phiên tòa án để bảo vệ những người bạn và bảo vệ những nhân chứng. Sau đó không có tin gì thêm về vụ luận tội.Một Ủy ban của Anh nhanh chóng điều tra nguyên nhân gây ra vụ nổ của chiếc Hood và đưa ra một bản báo cáo. Sau khi những lời chỉ trích rằng cuộc điều tra ban đầu đã không ghi lại tất cả các bằng chứng sẵn có, một Ủy ban thứ hai tiến hành điều tra rộng rãi hơn về vụ chiếc Hood , và kiểm tra tính dễ tổn thương của các tàu chiến lớn của Anh vẫn còn phục vụ để đưa ra ánh sáng những nguyên nhân của vụ nổ có thể xảy ra. Cũng giống như cuộc điều tra đầu tiên nó kết luận rằng một phát đạn 380 mm được bắn từ chiếc Bismarck đã gây ra sự bùng nổ của kho đạn dược ở phía sau của chiếc Hood. Kết luận này dẫn đến một số lượng lớn các tàu chiến Anh cần phải được sửa chữa cùng với gia tăng các lớp giáp bảo vệ cho các kho đạn dược của chúng và một số cải tiến liên quan khác.Nhiều sử gia về hải quân và nhà văn đã phân tích trận đánh của chiếc Bismarck và một trong những tranh cãi nhiều nhất là sự lựa chọn Đô đốc Lütjens để tiếp tục tiến vào Đại Tây Dương hơn là tiếp tục chiến đấu (để tiêu diệt chiếc Prince of Wales). Là một người có tính cách cá nhân mạnh mẽ, Lütjens không bao giờ giải thích mệnh lệnh của ông " không theo đuổi chiếc Prince of Wales".
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro