Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

POTENTIAL: JORDAN PETERSON TEDXUOFT

VỀ TIỀM NĂNG - MỘT BÀI GIẢNG CỦA JORDAN PERERSON.

Dịch bởi Thuận Ân.

Transcript: https://inlightandlove.blog/2017/08/15/potential-jordan-peterson-tedxuoft/ hoặc check comment.

Xin chào, hôm nay tôi sẽ nói về việc cái gì là "Thực" và "Có Thực" là sao. Rất khó để xác minh cái thực vì kiến thức ta có là hữu hạn. Do đó ta luôn có những định đề, những giả định ngầm cho hầu hết mọi thứ được xem là thực. Và đấy là điều quan trọng vì bạn sẽ dựa vào những giả định đấy để ra quyết định cho đến cuối đời dù bạn có nhận ra điều đấy hay không. Và nếu những giả định ấy là sai, hay nguy hiểm hơn nữa là không đầy đủ, thì bạn sẽ phải trả một cái giá đắt. Và những giả định trong văn hóa chúng ta (Văn hóa phương Tây dựa vào Kinh Thánh - ND) thì đúng là nó đã giúp ta đạt được những thành tựu kĩ thuật khoa học, nhưng không hoàn thiện ở nhiều điểm. Những điểm ấy đang khiến ta trả giá và cực kì nguy hiểm.

Kể từ lúc thời đại khoa học bắt đầu, chúng ta sống trong một vũ trụ mà cái căn bản nhất, cái nền móng của nó là một thứ gì đấy "chết": Là đất cát. Nó là vật chất, là ngoại vi, là vật thể, và không có bất kì điểm gì chung với những hiện tượng như "Mục đích". Đơn giản vì ta đang đề cao tư duy khách quan, khao học nên những thứ như "Mục đích" , "Tâm linh" đang trở thành những điều hạng hai, cảm tính, chỉ là hư ảo không thật. Thế nhưng nên nhớ rằng thế giới luận theo hướng khoa học cũng chỉ là một tập hợp của những giả định là chủ yếu vì như tôi đã nói, kiến thức là vô hạn và có quá nhiều thứ có "thật" hay nằm trong cấu trúc của thế giới thật mà ta vẫn chưa trả lời được. Đơn cử là ý thức của con người. Đấy là một thứ mà ta vẫn chưa giải thích được, và giải thích được vai trò của nó trong việc chuyển hóa tiềm năng thành thực tại - Đây là vai trò mà các nhà tâm thần học đều đồng ý gần cả trăm năm nay, và vẫn chưa có cách tiếp cận nào để làm sáng tỏ bí ẩn lớn nhất trong khoa học.

Thật ra mà nói vẫn có những cách khác để xác định "cái thực" là gì. Và cách nào cũng có ưu lẫn nhược. Nhưng quan trọng nhất chúng giúp bảo vệ ta khỏi những con đường, những ý thức hệ mà người hiện đại hay mắc phải. Vì khi biết những cách khác để định nghĩa thực tại, để tường minh thế giới này cái gì thực cái gì ảo. Có những hệ thống ý thức hệ gắn chặt vào những giả định về thế giới này. Ví dụ tiêu biểu là chủ nghĩa hư vô tiêu cực ("nihilistic hopelessness" - ND). Đây là một cách suy nghĩ, ý thức thức hệ rất độc hại. Nó bắt nguồn tự hệ quả của việc nhận thấy cuộc đời này là một bể khổ và không có cách nào vượt qua. Không có gì thật sự có ý nghĩa cả. Bạn bị ép vào cuộc đời và không có quyền từ chối. Thêm nữa trước bể khổ cuộc đời bạn không thể nào từ bỏ đức tin vì việc đó khiến bạn bị "yếu", không thể nào vượt qua nổi trỉa nghiệm hiện sinh ấy mà phải bấu víu vào bất kì niềm tin mới nào bạn có. Thế kỷ 20 đã chứng kiến những niềm tin thay thế ấy xuất hiện, chúng cạnh tranh nhau. Một cuộc cạnh tranh dữ dội giữ cách nhìn tâm linh tôn giáo và cách nhìn khoa học diễn ra xuyên suốt những thế kỉ qua. Và khi còn đức tin tôn giáo, người ta tìm thế những biện pháp thay thế, những luận lý đạo đức học cho thứ mà ta không còn quay lại được nữa – mà thường chúng luôn có những lỗ hổng lớn ta hay bỏ qua. Thế giới đã gần đến việc tuyệt diệt vào những năm 60 và 80 (Khủng hoảng tên lửa Cuba và khủng hoảng cảnh báo tên lửa sai ở Xô Viết "1983 Soviet nuclear false alarm incident" – ND) là một hậu quả trực tiếp của những cuộc cạnh tranh ý thức hệ. Và thêm vào đó la hàng trăm triệu người chét trong suốt thế kỷ 20.

Nếu một hệ thống thống niềm tin trở thành một ý thức hệ, Và theo một nghĩa nào đó, những ý thức hệ này đe dọa trực tiếp sự tồn tại của chúng ta. Lý do là ý thức hệ là một dạng định nghĩa thực tế. Thực tế của ta khác thực tế của họ. Và để sống sót, ta phải đối diện những vấn đề thực tế sát sườn nhất. Và tôi nghĩ "Cái thực" và định nghĩa thứ gì là thực nằm torng số đó.

Và giờ tôi sẽ giới thiệu một cách nhìn nhận thực tế khác. Hãy bắt đầu bằng định nghĩa của từ này. Đó là: "Phainesthai". Đây là từ gốc cho "hiện tượng" (Phenomena/Phenomenon – ND). "Hiện tượng" là những thứ xuất hiện trước mặt bạn. "Phainesthai" nghĩa gốc là tỏa sáng rõ ràng. Những nhà hiện tượng học quan tâm đến những thứ tỏa sáng, những thứ hiện ra trước mắt bạn và có ý nghĩa là những thứ thực nhất. Và tôi tin ta có thể có những bằng chứng với độ thuyết phục cao rằng đây là cách mà não bạn thực sự hoạt động. Vì sao? Vì đấy là cách mà não bạn được lập trình để phản ứng với những thứ có ý nghĩa trước khi nó- bộ não – xây dựng những tri giác về vật đó. Lý do là vì ý nghĩa của một vật là thứ thật nhất của vật đó, và theo một trường nghĩa nào đó, quan trọng hơn cả cách ta nhìn vật đó một cách khác quan, khoa học. Ví dụ nhé. Bạn thấy một miệng vực. Bạn tạm thời chưa nhìn thấy "vực" như định nghĩa khoa học của nó, mà là thấy "Nơi nguy hiểm có thể gây chết người", " nơi có thể bị ngã lộn cổ.". Ý nghĩa của cái vực đến đầu đầu tiên, rồi mới tới tri giác của bạn xuất hiện để định nghĩa "vực". Kể cả trẻ con cũng hiểu những mối nguy hiểm bản năng, và phải mất một thời gian chúng mới trí giác được những nguy hiểm đó là gì.

Những nhà thơ cũng để ý đến hiện tượng này, những hiện thực đầy rõ ràng này, và họ hay liên kết chúng với tuổi thơ. Tôi nghĩ là có lý do cả. Rõ ràng não là một cấu trúc tồi, nhiều khiếm khuyết cho đến khi nó phát triển đầy đủ, Do đó có những lý do thần kinh cho việc này. Bạn sẽ thấy rõ hơn điều này nếu dành thời gian với trẻ em: Chúng sẽ có những giác độ tiếp cận cuộc sống nói riêng và độ cởi mở với mọi vấn đề nói chung khác với giác độ lớn hơn nhiều lần so với người lớn. Mắt chúng lúc nào cũng mở to và luôn sẵn sàng trầm trồ trước những điều nhỏ bé nhất. Bất chấp con nít cần rất nhiều công chăm sóc, và nếu bạn có một mối quan hệ khắn khít với một đứa con nít thì đứa trẻ là một vật thể đáng sợ, và chúng quá dễ bị tổn thương, người lớn chúng ta luông sẵn sàng cho tụi nhỏ vì chúng trả ơn cho chúng ta bằng cách giúp bạn tỉnh thức. Kinh nghiệm sống tạo ra những giả định cho thế giới này, và con nít giúp ta phá vỡ những giới hạn đó. Thêm vào đó những đứa nhỏ giúp ta phá những lớp rào chắn ta tạo ra với thế giới này, giúp ta quay trở lại trạng thái con nít lần nữa, những thấy những thứ bình thường trở nên đặc biệt lần nữa. Tụi nhỏ giống như một ngọn đèn cày, hay vầng Bắc Đẩu, cho ta hi vọng trong màn đêm của sự trưởng thành bao quanh. Và ta không thể nào ngoảnh mặt trước hi vọng.

Tôi cũng nghĩ tình yêu cũng có tác dụng tương tự. Nếu đấy là một tình yêu thuần túy thì bạn sẽ có một thoáng nhìn vào tương lai rằng tương lai của cả hai sẽ như thế nào nếu bạn cố gắng tối đa đi trên con đường đúng đắn nhất. Bạn sẽ nhìn thấy tương lại tuyệt đẹp ấy vì tình yêu kích hoạt những phản ứng sinh hóa trong não. Chúng sẽ bỏ đi những cái bóng che phủ người xung quanh ta, hay chính xác hơn là người ta quan tâm. Theo một nghĩa nào đó, từ người đến vật, để ta có thể bình thường và khỏe mạnh, não ta sẽ tự động tạo nên một trường những giả định, nhãn dán cho mọi vật và người. Đấy là lý do ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, vì đấy là thời khắc não tạo giả định và gắn chặt giả định đấy. Những hóa chất kia giúp ta xóa bỏ giả định, ít nhất là tạm thời, mà nhìn vào tiềm năng của đối tượng, nhìn vào sự sáng chói bị những nhãn dán che phủ. Đấy là một trạng thái tuyệt vời, đồng thời đỏi hỏi rất nhiều nỗ lực tình thần và đạo đức.

Có một đoạn thơ như sau từ Woodsworth về trẻ em:

There was a time when

meadow, grove and stream,

The earth,

and every common sight

To me did seem

Apparelled in celestial light

The glory and the freshness of a dream.

It is not now as it hath been of yore;

Turn wheresoe'er I may,

By night or day,

The things which I have seen I now can see no more.

Earth fills her lap

with pleasures of her own;

Yearnings she hath

in her own natural kind,

And, even with something

of a mother's mind,

And no unworthy aim,

The homely nurse doth all she can

To make her foster-child, her inmate, Man,

Forget the glories he hath known

And that imperial palace whence he came.


(Lược dịch nghĩa tiếng Việt)

Ngày xửa ngày xưa

Cỏ cây sông suối

Trái Đất này

Và những quan cảnh tầm thường nhất.

Trong mắt tôi chúng

Tắm trong ánh hào quang.

Rực rỡ và đầy sức sống như những giấc mơ.

Nhưng giờ đây thì sao;

Nhìn đi nhìn lại,

Dù ngày hay đêm,

Tôi đã mù trước chúng rồi.

Mẹ tự nhiên

Tự làm vui mình.

Bà khao khát

Từ trong tim mình,

Với một tâm niệm

Của một bà mẹ

Và dù đấy có vẻ là một việc không xứng đáng

Mẹ tự nhiên chăm sóc nuôi dưỡng

Hết sức có thể để con rơi, để tù nhân – Loài người

Quên mất những rực rỡ họ từng biết

Và bỏ lại hoàng cung sau lưng

Ý của Woodsworth ở đây là khi mà bạn phát triển thành một người lớn hoàn thiện – đấy là một việc hoàn toàn bình thường và đúng đắn, thì bạn phải khép lại, phải thu lại những mối bạn quan tâm và tiến đến mục tiêu được xác định. Giống như một sinh vật đang tiến hóa, bạn phản ứng lại trước kích thích môi trường theo một hướng nhất định, do đó nếu bạn không có một mục tiêu và làm việc để đạt mục tiêu đó, thì bạn không bao giờ phát triển được. Bạn cũng không thể là trẻ con mãi. Loài người có định mệnh là phải mất đi cái ngây thơ và sự mở rộng, thu hẹp những mối quan tâm của mình lại, trở nên sắc bén trong lĩnh vực mình chọn. Cái giá ở đây là ta sẽ mất mối quan hệ của mình với những thực tế tối hậu mà phải thay thế chúng bằng những bóng mờ để não có đủ khả năng xử lý và tập trung cho những cái mà ta thấy là quan trọng. Dù ta trở thành con người hoàn thiện hơn, nhưng ta trở nên mù lòa. Thật ra ta biết vì sao điều này diễn ra và diễn ra như thế nào.

Đây là một bức họa của Magritte[Hình 1], nó có một ý nghĩa rất rõ ràng rằng ta mù trước những thứ ta thấy. Theo ta hiểu khi ta thấy cái gì đấy, là ta để ánh sáng lọt vào đồng tử. Nhưng chỉ là một phần nhỏ của tổng lượng ánh sáng mà thôi. Vì ta chỉ có thể chiêm nghiệm một phần của tất cả mọi thứ khi ta làm làm một điều gì đấy. Rất nhiều hành động của ta mang tính loại trừ. Rất nhiều phần của thùy não bị ức chế, và Magritte đang cố gắng thể hiện ý tưởng đó. Giống doanh nhân kia, vận cà vạt đồ tây như bao doanh nhân khác, và không thể nhìn thấy gì hơn ngoài thứ trước mặt anh ta.

Chuyện đấy diễn ra như thế nào? Hãy tưởng tượng lại lúc ta còn là một em bé. Điều đầu tiên bạn học là xây dựng cơ thể từ nền tảng. Bạn xây dựng khả năng và những bộ phận cảm thụ tri giác cũng như cấu trúc của những hành động cho bản thân. Bạn học cách di chuyển tay chân. Rồi học kĩ năng cao hơn như dùng muỗng, và cao hơn nữa, dùng muỗng để tự ăn. Tiếp là ăn ở bàn ăn khi bạn tìm cách cố hòa nhập xã hội. Rồi từ ăn bạn học cách nấu nướng. Từ những nền tảng nhỏ ban đầu phát triển dần thành những chuỗi hành động phức tạp và đầy tập trung, dựa nhiều vào những kỹ năng vận động và tri giác.

Các kĩ năng này càng phát triển thì nó càng phức tạp, rối rắm nhưng cũng đồng thời chuyên biệt hơn hẳn. Bạn phải chăm sóc gai đình, điều này ngăn cản bạn làm một đống việc khác. Bạn phải tìm được việc làm tốt. Nhưng bạn phải coi bản thân có điểm mạnh gì và từ đấy phát triển nó lên, vì việc làm tốt thường có nghũa là tiền nhiều, mà để người ta trả cho bạn nhiều thì bạn phải thật sự giỏi kĩ năng nào đó- đồng nghĩa với việc bạn phải chuyên môn hóa. Tức là bạn phải tự giới hạn mình.

Là một vị phụ huynh tốt – đấy là cái giá bạn sẵn sàng hy sinh cho thế hệ tiếp theo. Là một đối tác tốt khiến bạn phải hi sinh một số thứ khác. Là một công dân tốt. Đây là điều người trẻ nghi ngờ , nhất là những người trẻ mang khuynh hướng nổi loạn vì xã hội là một thứ chậm chạp, cổ xưa, hủ bại khiến họ sợ rằng nếu mình hòa vào sẽ khiên bản thân trở nên mù lòa như những người khác. Nhưng việc hòa nhập ấy cũng giáo dục bạn. Nó định hình lại cách nói chuyện của bạn. Đấy là một điều bạn nên biết ơn dù đấy lỗi thời. Và đấy là trách nhiệm của mỗi người để trở thành một công dân tốt. Bạn phải hy sinh một phần của những gì bạn có thể đạt được để đảm bảo bạn của hiện tại có thể tồn tại và duy trì.

Nhưng đôi khi, là một công dân tốt là một điều xấu. Tỉ dụ như là một công dân tốt ở chế độ Đức Quốc Xã Hay Xô Viết, hay Trung cộng thời Mao. Bạn vẫn tự giới hạn mình, hi sinh một cái gì đó. Nhưng con đường ấy là một con đường bị ảnh hưởng bởi ý thức hệ. Do đó dù bạn tiếp nhận cách nhìn đó là cần thiết, nhưng có gì đấy cao hơn mà nó có thể giúp bạn đạt được sự khai sáng thật sự với thực tại sâu sắc nhất và có ý nghĩa nhất của thực tế cuộc đời này.

Đấy là ý nghĩa của việc làm người tốt. Đấy là một bổn phận cao hơn trở thành một công dân tốt. Nó liên quan để việc phát triển và trưởng thành của một cá nhân và ta được lập trình cứng để hướng đến điều đó. Về cơ bản nó thế này: Ta sẽ bị mù, bị mất tính mở của bản thân để có thể chuyên môn hóa cho một vấn đề gì đấy. Nhưng khi ta đã chuyên môn hóa xong, đã có nền tảng thì bạn lại sẵn sảng để mở ra lại lần nữa, trở lại là trẻ con lần nữa.

Và tôi tin rằng hệ thần kinh củaa ta sẽ giúp ta làm điều đó nếu ta không can thiệp. Nếu bạn để ý, bạn sẽ thấy những điều xuất hiện trong đời bạn, xảy đến với bạn, tự đánh dấu chính chúng như là những điều rực rỡ chói lòa, cuốn lấy bạn. bạn bị nó hút lấy, nắm chặt. Khi bạn cảm nhận được điều đó tức là bạn đang ở trên một khu vực không có bản đồ của thực tại chưa được khám của chính bản thân bạn. Giống như cái hang thỏ trong Alice ở xứ sở thần tiên, bạn sẽ bị hút vào đấy. Đó là một lực tiềm ẩn, là vô thức đang hoạt động. Bạn có thể nói rằng thể giới này đang nói với bạn về điều đó. Nếu không được làm nó bạn sẽ khó chịu, tiêu cực, bực bội, trở nên hư vô chủ nghĩa. Bạn không thể sống thiếu điều đó, nếu sống bạn sẽ dùng một hệ thống niềm tin và ý thức hệ để thay thế nó – một mục đích cao cả mang lại cho đời một ý nghĩa. Và đó là một điều khó làm theo vì nó khiến bạn có phần đi ngược lại và chống đối xã hội. Vì nếu ta làm như vậy thì ta rất khó trở thành một công dân tốt. Nó là một điều gì đó khác, nhưng nó cũng giúp bạn trở thành một công dân tốt.

Người Ai Cập cổ đại cũng biết về điều này. Dĩ nhiên không theo một cách khoa học như hôm nay, họ thiếu khả năng để làm điều đó: Họ thể hiện qua truyền thuyết, kịch nghệ và những câu chuyện. Có điều mọi người đều biết người Ai Cập thờ phụng con mắt [Hình 2]. Lý do là con mắt là thứ giúp con người tập trung sự chú ý. Vì ta sinh vật hình ảnh và con mắt sẽ bị thu hút bởi những sáng lóa trước mặt bạn vì bản năng mách bảo bạn rằng đấy là thực tế, bạn đang thấy thông tin thật sự, là thế giới thật. Đây không phải là thông tin được đóng gói sẵn vì có thể sai. Đây là thông tin thật sự chảy ra từ vùng đất của sự thật, và nếu bạn để ý đến chúng, bạn sẽ tiến gần hơn đến mục tiêu của bạn, tỉ dụ là công dân tốt – vì mục tiêu công dân tốt đã trở thành một giá trị nội tại bên trong. Thêm nữa nó cũng giúp bạn thay đổi bản chất vì khi bạn đi đến mục tiêu thì càng nhiều thông tin được hiển lộ. Và khi bạn tiếp nhận chúng qua quá trình học, bạn thay đổi chính mình – mạnh hơn, khỏe hơn, hiểu biết hơn và trọn vẹn hơn. Một người có đạo đức hơn với nhiều sức lực hơn và biết rõ con đường mình đã chọn. Thêm vào đó, bản đồ bạn dùng để định vị cho cuộc sống của mình càng ngày càng sát với thực tế hơn. Do đó khi bạn càng càng tiếp cận mục tiêu của mình hơn, dù đó là mục tiêu là mục tiêu do văn hóa buộc bạn chọn, thì quá trình bạn học tập sẽ thay đổi bạn, qua đó thay đổi bản chất của mục tiêu được bạn chọn.

Những thứ sáng rỡ chói lòa có lí do cả. Bạn sẽ hiểu, vì khi bạn làm chúng, bạn sẽ bị cuốn theo, khi bạn cảm thấy bạn thật sự sống. Đó là khi cuộc đời đáng sống. Đến mức bạn không muốn hỏi những câu hỏi hiện sinh. Chúng bị thổi bay vì ý nghĩa của những khoảnh khắc kia đã hợp lại làm một với bạn. Sự thống nhất tạo thành một lực đủ mạnh để đánh bật bất kì câu hỏi siêu hình và hiện sinh nào, lẫn những sự thống khổ và tai ác vốn là một phần cơ bản của cuộc đời. Như Nietzien đã nói: "The person who has a why can bear any how." (Người có lý do sẽ chịu được mọi thứ). Đó là một điều rất có ích. Chúng ta mỏng manh, dễ vỡ. Đời ta là bể khổ với những tai vạ sẵn sàng ập đến bất kì lúc nào. Câu trả lời cho những điều kinh khủng kia là hãy hướng bản thân theo một điều gì đấy cao hơn. Việc đó sẽ mang lại cho bạn sức mạnh cần thiết để vượt qua những điều kinh khủng kia. Ai cũng thấy và biết điều này, nhưng xã hội của chúng ta, nền văn hóa của chúng ta không tốt trong việc liên kết điều này vào cuộc sống của mỗi người và đây là một mất mát lớn. Ta đã quá quan trọng thế giới vật chất khách quan mà bỏ qua những kiến thức về mảng này và hiện tại đang trả giá cho nó.

Hãy nhìn vào hình ảnh này [ Hình 3]. Đây được gọi là Round Chaos (Những vòng hỗn mang). Đây là một hình tượng rất cổ xưa. Các nhà giả kim tin rằng đây chính là thứ sáng thế. Là thứ thật nhất. Những nhà giả kim cố gắng khái niệm khái niệm hóa chúng dưới dạng thông tin. Họ cho rằng đây là sự kết hợp của linh hồn và vật chất. Thông tin cũng là một dạng kết hợp như vậy. Vì theo một lẽ nào đó, khi bạn tiếp nhận thông tin thì thông tin đấy thay đổi cảm quan của bạn về thế giới - ấy là phần tâm linh, và bạn sẽ dùng những gì bạn thu được từ những thông tin ấy mà tương tác với thế giới thật quanh bạn – phần vật chất. Những nhà giả kim cũng cho rằng thế giới thật, thực tại là một cái gì đó vượt qua cả tâm linh và vật chất. Thực tế ấy trở nên sáng rỡ chói lòa. Điều này được kịch hóa và tham gia vào vào những câu chuyện hiện đại về sự chuyển hóa. Ví dụ thú vị nhất là trong Harry Potter. Có trò chơi gọi là Quidditch là một phần rất quan trọng trong bộ truyện. Có hai cách thắng trong trò chơi này. Thứ nhất là cố ghi nhiều điểm hơn đối phương như kiểm bóng đá hay bóng rổ, và thứ hai là chơi một trò chơi cố gắng bắt một thứ phát sáng, một tia hi vọng vọng dù le lói nhưng di động quanh bạn. Nếu bạn bắt được thứ đó, đội bạn sẽ nhận được một lượng điểm cực nhiều, gần như đảm bảo chiến thắng cho đội của bạn.

Ý tưởng bạn theo đuổi những thứ biểu lộ trước bạn và khiến bạn hứng thú có thể giúp bạn đủ sức mạnh vượt qua những cơn bĩ cực, giúp bạn vượt khó làm những điều bạn nghĩ bạn không thể, nhưng thật ra lại không nằm ngoài khả năng của bạn. Điều xảy ra tiếp theo là khi bạn quăng mình vào thế giới thật sự, theo đuổi thứ bạn quan tâm ưa thích, bạn sẽ hướng bản thân đến một điều gì đấy. Những phân tử trong bạn, cấu trúc của bạn, nội tâm của bạn. sẽ trở nên thống nhất, không mâu thuẫn như một viên đá quý đã được mài xong – cứng chắc, sáng lòa, có thể chịu được những thống khổ của cuộc đời này mà không trở nên hủ bại.

T.S Eliot có nói: "We shall not cease from exploration, and the end of all our exploring will be to arrive where we started and to know the place for the first time" ( Ta không dừng được việc khám phá. Và khi đã chạm đến ngưỡng cuối của cuộc hành trình khám phá, ta sẽ đến nơi ta bắt đầu và sẽ lần đầu hiểu chính xác nơi đó.)

Đoạn trên giúp ta giải thích rõ về mối quan hệ những tâm trí của cá nhân với thực tại. Thêm vào dó là sự vận động phát triển của những hệ tư tưởng đã phát triển qua hàng ngàn năm qua nhưng đã bị thất lạc và không thể kết nối liền lạc.

Hãy theo đuổi những gì bạn quan tâm. Nó sẽ dẫn bạn đến khó khăn và đau khổ, nhưng nó sẽ biến bạn từ công dân bình thường thành cá nhân hoàn chỉnh. Và khi đó cánh cửa sẽ mở rộng lần nữa với bạn. Bạn sẽ mạnh mẽ và đứng vững được trên đôi chân của mình. Bạn sẽ có thể chống lại được những hệ thống niềm tin nhồi đầy ý thức hệ hay tham dự vào những hoạt động mang tính hủy hoại.

Cảm ơn đã nghe!

Cảm ơn đã đọc – Thuận Ân.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro