Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Những phát hiện về vạn vật và con người 1

Những phát hiện về vạn vật và con người 1

http://ebooks.vdcmedia.com

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................3

PHẦN I: BẦU TRỜI BAO LA .............................................................................4

Chương 1 Sự quyến rũ của mặt trăng .................................................5

Chương 2 Tuần lễ: ngưỡng cửa khoa học...........................................13

Chương 3 Thượng đế và các nhà chiêm tinh .....................................18

PHẦN II TỪ THỜI GIAN MẶT TRỜI ĐẾN THỜI GIAN ĐỒNG HỒ...........23

Chương 4 Đo những giờ tối.................................................................24

Chương 5 Phát minh giờ đồng đều.....................................................32

Chương 6 Mang thời gian đi khắp nơi ...............................................37

PHẦN III CHIẾC ĐỒNG HỒ CỦA NHÀ TRUYỀN GIÁO .............................45

Chương 7 Mở đường vào Trung Hoa ..................................................46

Chương 8 Mẹ của các máy móc ..........................................................54

Chương 9 Tại sao lại xảy ra bên Tây .................................................56

PHẦN IV ĐỊA LÝ CỦA TRÍ TƯỞNG TƯỢNG................................................61

Chương 10 Kinh sợ trước núi non ......................................................62

Chương 11 Vẽ bản đồ bầu trời và âm phủ.........................................66

Chương 12 Sự lôi cuốn của tính đối xứng ..........................................71

Chương 13 Giáo điều giam hãm kiến thức ........................................81

Chương 14 Quay về với trái đất phẳng..............................................85

PHẦN V ĐƯỜNG ĐI ĐẾN PHƯƠNG ĐÔNG..................................................90

Chương 15 các cuộc hành hương Kitô giáo ........................................91

Chương 16 Người Mông Cổ đã mở đường như thế nào.....................97

Chương 17 Các nhà truyền giáo ngoại giao .....................................102

Chương 18 Khám phá châu Á..........................................................107

Daniel J. Boorstin 2

http://ebooks.vdcmedia.com

Chương 19 Thời đại đen tối trên đường bộ......................................112

PHẦN VI ĐI VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT.......................................................116

Chương 20 Phục Hưng và tu sửa lý thuyết Ptolêmê.......................117

Chương 21 Các nhà hàng hải Bồ Đào Nha tiên phong ...................124

Chương 22 Bên kia mũi hiểm nghèo................................................133

Chương 23 Đến Ấn Độ và trở về.......................................................140

Chương 24 Tại sao không phải người Ả Rập?..................................145

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 3

http://ebooks.vdcmedia.com

LỜI GIỚI THIỆU

"Thời gian là nhà khám phá vĩ đại nhất", Francis Bacon

(1625). Khám phá vĩ đại đầu tiên là thời gian, khung của kinh

nghiệm. Chỉ khi biết phân định năm tháng, tuần lễ, ngày giờ, phút

giây, con người mới thoát ra được cái chu kỳ đơn điệu của thiên

nhiên.

Dòng chảy của bóng tối, cát, nước và của thời gian, được

chuyển đổi thành những đoạn ngắt đều của đồng hồ. Nó đã trở

thành một dụng cụ hữu ích để con người đo lường chuyển động

trên khắp hành tinh. Các khám phá về thời gian và không gian sẽ

trở thành một chiều kích liên tục. Các cộng đồng của thời gian sẽ

mang đến cho các cộng đồng tri thức đầu tiên những cách thức để

chia sẻ khám phá, một giới tuyến chung về cái còn chưa được biết

đến.

Daniel J. Boorstin 4

http://ebooks.vdcmedia.com

Phần I: Bầu trời bao la

"Thượng Đế đã tạo dựng các

hành tinh và các ngôi sao không phải

để chúng thống trị con người, nhưng

để chúng cũng như các tạo vật khác,

vâng phục và phục vụ con người" -

Paracelsus (1541)

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 5

http://ebooks.vdcmedia.com

CHƯƠNG 1

SỰ QUYẾN RŨ CỦA MẶT TRĂNG

Từ cực tây bắc Greenland tới cực nam Patagonia, người ta

đâu đâu cũng đón chào trăng mới - một thời gian để ca hát và cầu

nguyện, ăn uống và vui chơi. Người Eskimô mở một lễ hội, trong

đó các pháp sư của họ cử hành, họ tắt hết đèn rồi vui vẻ với những

người phụ nữ. Các thổ dân Nam Phi hát một bài thánh ca: "Trăng

Mới!.. Kính chào, Kính chào Trăng Mới!". Dưới ánh trăng, mọi

người đều thích khiêu vũ. Và mặt trăng còn có những sự quyến rũ

khác. Theo lời kể của sử gia Tacitus cách đây gần 2000 năm,

những cộng đồng người Đức cổ đại thường tổ chức lễ hội vào những

ngày trăng non hay trăng tròn, là "những mùa được coi là tốt đẹp

nhất để bắt đầu công việc làm ăn".

Khắp nơi ta đều tìm thấy những ý nghĩa thần thoại, huyền

bí và lãng mạn về mặt trăng - mặt trăng được gọi là chị Hằng, chị

Nguyệt; mặt trăng gắn liền với truyện Thằng Cuội ngồi gốc cây đa;

mặt trăng được coi là khung cảnh lý tưởng để đôi trai gái hẹn hò

tình tự. Nhưng ý nghĩa sâu xa và quan trọng nhất của mặt trăng

có liên quan tới việc đo lường thời gian; mặt trăng được gọi là

nguyệt, là một tuần trăng, nghĩa là một tháng. Người cổ xưa đã

biết dùng mặt trăng làm một đơn vị đo lường thời gian.

Tuy việc sử dụng mặt trăng làm đơn vị thời gian này khá đơn

giản, nhưng nó từng là một cạm bẫy đối với đầu óc ngây thơ của

con người. Tính tháng theo mặt trăng rất tiện lợi, vì khắp nơi trên

mặt đất đều có thể nhìn thấy các chu kỳ trăng, thế nhưng nó dẫn

người ta vào ngõ cụt. Điều mà các thợ săn và nông dân cần có một

lịch các mùa - một cách để dự báo sẽ có mưa hay tuyết, nóng hay

lạnh. Còn bao lâu nữa mới tới thời kỳ gieo trồng? Khi nào sẽ có đợt

sương giá đầu tiên? Khi nào sẽ có mưa lũ?

Mặt trăng không giúp được bao nhiêu cho những nhu cầu ấy.

Thực ra, những chu kỳ của mặt trăng tương ứng một cách kỳ lạ

với chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, vì một tuần trăng, nghĩa là

một thời gian cần thiết để mặt trăng trở về cùng một vị trí trong

Daniel J. Boorstin 6

http://ebooks.vdcmedia.com

bầu trời, là hơn kém 28 ngày và một người phụ nữ có thai có thể

trông chờ sẽ sinh con sau 10 tuần trăng này. Nhưng một năm tính

theo mặt trời - cách đo lường chính xác các ngày giữa các mùa trở

về - là 365 1/4 ngày. Các chu kỳ của mặt trăng là do chuyển động

của mặt trăng xoay quanh trái đất cùng lúc với trái đất xoay

quanh mặt trời. Quỹ đạo của mặt trăng hình êlíp và rời xa quỹ đạo

của trái đất với mặt trời một góc khoảng 5 độ. Đây là lý do tại sao

nhật thực không xảy ra hằng tháng.

Các chu kỳ của mặt trăng không tương ứng với các chu kỳ

của mặt trời, đây là một sự kiện gây thắc mắc và kích thích suy

nghĩ của con người. Giá mà người ta có thể tính toán được chu kỳ

các mùa và các năm bằng cách chỉ cần nhân lên các chu kỳ của

mặt trăng thì việc tính toán đỡ rắc rối cho người ta biết bao.

Nhưng nếu như vậy, có lẽ chúng ta cũng mất đi động cơ để nghiên

cứu về bầu trời và trở thành những nhà toán học.

Như chúng ta biết ngày nay, các mùa trong năm bị chi phối

bởi các chuyển động của trái đất xoay quanh mặt trời. Mỗi chu kỳ

các mùa đánh dấu việc trái đất trở về vị trí cũ của nó trên quỹ đạo,

một chuyển động từ một điểm phân (hay điểm chí) sang điểm kế

tiếp. Loài người cần có một lịch để sinh hoạt trong mùa. Phải bắt

đầu thế nào?

Người Babylon cổ đại bắt đầu với lịch mặt trăng và tiếp tục

duy trì nó. Sự cố chấp của họ với các chu kỳ mặt trăng trong việc

làm lịch đã tạo ra những hậu quả nghiêm trọng.

Khi tìm cách đo chu kỳ các mùa theo bội số của các chu kỳ

mặt trăng, họ đã khám phá ra, khoảng năm 432 trước C.N., chu

kỳ 19 năm gọi là chu kỳ Mêtônic (theo tên của nhà thiên văn

Mêtôn). Họ thấy rằng nếu dùng một chu kỳ 19 năm, gồm 7 năm có

13 tháng và 12 năm chỉ có 12 tháng, họ có thể tiếp tục sử dụng các

chu kỳ rõ ràng thuận tiện của mặt trăng làm cơ sở để tính lịch của

họ. Việc họ chèn vào một tháng phụ trội tránh được cái bất tiện

của một năm "trôi nổi" trong đó các mùa dần dần trôi nổi theo các

tháng mặt trăng, khiến không thể biết được tháng nào sẽ bắt đầu

một mùa mới. Lịch Mêtônic với chùm 19 năm quá phức tạp không

tiện cho việc sử dụng hằng ngày.

Người Ai Cập hầu như tránh được những quyến rũ của mặt

trăng. Như chúng ta biết, họ là những người đầu tiên khám phá ra

thời gian của năm mặt trời và xác định nó một cách cụ thể và thực

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 7

http://ebooks.vdcmedia.com

dụng. Giống như với các thành tựu quan trọng khác của nhân loại,

chúng ta biết được cái gì rồi, nhưng vẫn còn thắc mắc về cái tại

sao, cái thế nào và cả cái khi nào. Thắc mắc thứ nhất là tại sao lại

do người Ai cập tìm ra. Người Ai Cập không có sẵn những dụng cụ

thiên văn được biết đến trong thế giới cổ đại. Họ không có những

thiên tài toán học xuất sắc. Khoa thiên văn của họ còn rất thô sơ

so với khoa thiên văn của người Hy Lạp và các dân tộc khác ở vùng

Địa Trung Hải và chịu ảnh hưởng mạnh bởi các nghi tiết tôn giáo.

Nhưng có lẽ vào khoảng 2500 trước C.N., họ đã mường tượng ra

các dự đoán thời điểm mặt trời mọc hay mặt trời lặn sẽ chiếu dọi

lên đỉnh của một tháp kỷ niệm, nhờ đó họ tăng thêm cảnh rực rỡ

cho các lễ nghi hay các cuộc mừng kỷ niệm của họ.

Phương thức làm lịch của Babylon sử dụng chu kỳ mặt trăng

và điều chỉnh các mùa và năm mặt trời bằng cách chèn thêm một

tháng, nên tỏ ra bất tiện. Những sự tùy tiện của các địa phương

thắng thế. Tại Hy Lạp, các miền đất nước bị phân cách bởi các núi

đồi và các vùng biển và các đồng bằng phì nhiêu, mỗi tiểu quốc có

lịch riêng cho mình, tùy tiện "chèn vào" tháng phụ trội để đánh

dấu một lễ hội địa phương hay đáp ứng các nhu cầu chính trị. Kết

quả là làm hỏng chính mục đích của lịch - một khung thời gian để

giúp quy tụ người ta lại với nhau, giúp thực hiện dễ dàng các kế

hoạch chung, như các thỏa thuận về thời kỳ bắt đầu gieo trồng và

phân phối hàng hóa.

Người Ai Cập không có gen toán học của người Hy Lạp,

nhưng họ đã giải quyết được vấn đề thực tiễn. Họ đã phát minh ra

một lịch phục vụ cho các nhu cầu hằng ngày trên khắp đất nước

họ. Ngay từ năm 3200 trước C. N., toàn vùng thung lũng sông Nile

đã thống nhất với châu thổ sông Nile thành một đế quốc duy nhất

trong suốt 3000 năm, mãi cho tới Thời đại Clêôpatra. Sự thống

nhất chính trị còn được sự hỗ trợ của thiên nhiên. Giống như các

thiên thể trên bầu trời, sông Nile cũng mang một dòng chảy tự

nhiên êm đềm và thơ mộng. Là con sông dài nhất ở châu Phi, sông

Nile trải dài 4 ngàn dặm từ đầu nguồn xa tắp, thu gom lượng nước

mưa và tuyết dồi dào của các cao nguyên Êtiôpia và toàn thể miền

đông bắc của lục địa trong một dòng sông lớn duy nhất và đổ ra

Địa Trung Hải. Người cổ đại dựa theo gợi ý của Herodotus đã gọi

Ai Cập là "quà tặng của sông Nile". Việc đi tìm các nguồn của sông

Nile, giống như việc đi tìm Chén Thánh, chất chứa vô số những ý

Daniel J. Boorstin 8

http://ebooks.vdcmedia.com

nghĩa huyền bí và đã kích thích những nhà thám hiểm gan dạ vào

thế kỷ 19.

Sông Nile đã làm hoa màu tươi tốt, tạo thuận lợi cho nền

thương mại và ngành kiến trúc của Ai Cập. Là đường giao thông

thương mại lớn, sông Nile còn là đường vận tải các vật liệu để xây

dựng các đền thờ và kim tự tháp đồ sộ. Một cây tháp bằng đá

granít nặng 3 nghìn tấn có thể được khai thác ở Aswan rồi được

vận chuyển 2 trăm dặm xuôi dòng sông tới thành Thebes. Sông

Nile nuôi dưỡng các thành phố cắm dọc hai bên bờ sông. Chẳng lạ

gì người Ai Cập gọi sông Nile là "biển" và trong Kinh Thánh nó

được gọi là "Sông Cả".

Nhịp chảy của sông Nile cũng chính là nhịp chảy của đời

sống Ai Cập. Mực nước sông dâng lên hằng năm định ra lịch gieo

trồng và gặt hái với ba mùa: tưới tiêu, tăng trưởng và thu hoạch.

Nước lũ của sông Nile từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 10 bồi nhiều

đất phù sa phì nhiêu, giúp cho hoa màu được gieo trồng và tăng

trưởng từ cuối tháng 10 đến cuối tháng 2, được thu hoạch từ cuối

tháng 2 đến cuối tháng 6. Vừa đều đặn vừa cần thiết cho đời sống

giống như mặt trời, mực nước sông Nil dâng lên đánh dấu cho năm

của sông Nil. Hiển nhiên, lịch Ai Cập sơ khởi là một "đồng hồ sông

Nil" - một cây thước đơn sơ đánh dấu mực nước sông dâng lên

hằng năm. Chỉ cần tính toán niên lịch sông Nil trong một ít năm

cũng cho thấy rõ nó không tương ứng với các chu kỳ mặt trăng.

Nhưng ngay từ rất sớm, người Ai Cập đã khám phá ra rằng có thể

làm ra một lịch về mùa rất hữu ích với mười hai tháng, mỗi tháng

gồm ba mươi ngày, cộng thêm 5 ngày vào cuối năm, thành một

năm 365 ngày. Đó là lịch "dân sự", hay "lịch sông Nile, mà người

Ai Cập đã bắt đầu sử dụng ngay từ năm 4241 trước C.N".

Không dùng chu kỳ tiện dụng của mặt trăng, người Ai Cập

đã tìm ra một ký hiệu khác để đánh dấu năm của họ: sao Thiên

Lang, ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Mỗi năm một lần, sao

Thiên Lang mọc vào buổi sáng cùng đường thẳng với mặt trời.

Sao Thiên Lang mọc hằng năm tương ứng với giữa mùa nước

lũ của sông Nile, đã trở thành đầu năm theo lịch Ai Cập. Sự kiện

này được đánh dấu bằng một lễ hội đầu năm gồm 5 ngày (những

ngày không nằm trong các tháng), được cử hành để tôn kính lần

lượt sinh nhật của Osiris, của thần Horus (con thần Osiris), thần

Set (thù địch của Osiris), của Isis (chị và vợ của Osiris) và của

Nepththys (vợ của Set).

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 9

http://ebooks.vdcmedia.com

Hiển nhiên, vì năm mặt trời không đúng 365 ngày, nên trải

qua nhiều thế kỷ, năm Ai Cập 365 ngày đã trở thành một "năm

trôi nổi" với mỗi tháng được xác định dần dần xảy ra vào một mùa

khác nhau. Sự sai biệt này quá nhỏ khiến phải thật nhiều năm,

dài hơn một đời người rất nhiều, thì sự sai biệt này mới gây xáo

trộn cho đời sống hằng ngày. Mỗi tháng di chuyển qua mọi mùa

trong suốt một nghìn bốn trăm sáu mươi năm. Hơn nữa, lịch Ai

Cập này ích lợi hơn bất kỳ lịch nào khác vào thời đó nên đã được

Julius Cesar dùng để làm lịch Julian của ông. Nó tồn tại suốt thời

Trung Cổ và vẫn còn được Copernic sử dụng trong các bảng tính

thiên thể của ông vào thế kỷ 16.

Mặc dầu với lịch hằng ngày của mình, người Ai Cập đã

thành công trong việc tuyên bố họ không lệ thuộc mặt trăng,

nhưng mặt trăng vẫn còn tạo sự mê hoặc cho con người cổ đại.

Nhiều dân tộc, kể cả người Ai Cập, vẫn dùng chu kỳ mặt trăng để

hướng dẫn các lễ hội tôn giáo và các ngày kỷ niệm huyền bí của

mình. Ngay cả ngày nay, những người chịu ảnh hưởng tín ngưỡng

mạnh vẫn bị chi phối bởi các chu kỳ của mặt trăng. Những bất

tiện của việc sống theo lịch mặt trăng trở thành một bằng chứng

cho niềm tin tôn giáo hằng ngày.

Người Do Thái, chẳng hạn, vẫn theo âm lịch của họ và mỗi

tháng âm lịch Do Thái vẫn bắt đầu khi trăng mới xuất hiện. Để

năm âm lịch của họ phù hợp với năm theo mùa, người Do Thái đã

thêm vào một tháng cho mỗi năm nhuận và lịch Do Thái đã trở

thành một môn học kỳ cục của các giáo sĩ Do Thái. Năm âm lịch

Do Thái gồm 12 tháng, mỗi tháng 29 hay 30 ngày, tổng cộng 354

ngày. Để làm cho đủ năm dương lịch, những năm nhuận thêm vào

một tháng, mỗi tháng 29 hay 30 ngày, tổng cộng 354 ngày. Để làm

cho đủ năm dương lịch, những năm nhuận thêm vào một tháng

cho các năm thứ ba, sáu, tám, mười một, mười năm. Thỉnh thoảng

cần có các sự điều chỉnh khác cho các dịp lễ của họ xảy ra đúng

mùa - ví dụ, để đảm bảo cho dịp lễ Vượt Qua là lễ mùa xuân diễn

ra sau xuân phân. Trong Kinh Thánh, hầu hết các tháng đều lấy

tên Babylon thay vì tên Do Thái.

Kitô giáo theo Do Thái giáo trong hầu hết các lễ của mình,

đã duy trì sự gắn bó của mình với năm âm lịch. Các "ngày lễ di

động" của Giáo Hội không cố định theo năm dương lịch vì Giáo Hội

muốn giữ cho các ngày lễ ấy tương ứng với các chu kỳ của mặt

trăng. Những ngày lễ này vẫn còn gợi lại cho chúng ta niềm hứng

Daniel J. Boorstin 10

http://ebooks.vdcmedia.com

cảm ban đầu của luồng ánh sáng rực rỡ trên bầu trời ban đêm.

Hiển nhiên ngày lễ di động quan trọng nhất của Kitô giáo là lễ

Phục Sinh, cử hành cuộc sống lại của Chúa Giêsu. Theo Sách Kinh

Chung của Giáo Hội Anh giáo, ngày lễ Phục Sinh luôn luôn rơi vào

chủ nhật đầu tiên sau trăng tròn, tức là ngày chủ nhật đầu tiên

sau ngày 21 tháng ba hoặc ngày kế tiếp, và nếu trăng tròn xảy ra

vào một ngày chủ nhật, thì lễ Phục Sinh sẽ rơi vào ngày chủ nhập

kế tiếp. Có cả chục ngày lễ khác của Giáo Hội được ấn định dựa

vào ngày lễ Phục Sinh và ngày âm lịch của lễ này, kết quả là lễ

Phục Sinh chi phối khoảng 17 tuần lễ trong lịch Giáo Hội. Việc ấn

định ngày lễ Phục Sinh - hay nói cách khác, việc ấn định lịch - đã

là một vấn đề và một biểu tượng lớn. Vì sách Kinh Thánh Tân Ước

kể lại rằng Chúa Giêsu bị đóng đinh vào ngày lễ Vượt Qua của Do

Thái giáo, cho nên việc kỷ niệm Chúa Sống Lại vào ngày lễ Phục

Sinh rõ ràng gắn liền với lịch Do Thái. Kết quả tất yếu là việc ấn

định ngày lễ Phục Sinh sẽ tùy thuộc vào lối tính toán phức tạp của

Thượng Hội Đồng Do Thái giáo trong việc ấn định ngày lễ Vượt

Qua.

Nhiều Kitô hữu thời kỳ đầu giải thích Kinh Thánh theo

nghĩa đen nên đã xác định rằng Chúa Giêsu chết vào ngày thứ sáu

và sống lại vào ngày Chủ nhật Phục Sinh tiếp theo. Nhưng nếu

ngày lễ này được mừng theo âm lịch Do Thái, thì không có gì bảo

đảm là lễ Phục Sinh phải rơi vào ngày Chủ nhật. Cuộc tranh cãi

gay gắt về lịch đã gây ra cuộc ly giáo đầu tiên giữa Giáo Hội Chính

Thống Phương Đông với Giáo Hội Công Giáo Rôma. Các Kitô hữu

phương đông theo âm lịch nên tiếp tục duy trì lễ Phục Sinh vào

ngày 14 của tháng âm lịch, bất kể ngày này có thể là chủ nhật hay

không. Tại Công Đồng Chung đầu tiên của Kitô giáo họp ở Nicea

bên Tiểu á vào năm 325, một trong những vấn đề phải thống nhất

trong toàn thế giới Kitô giáo là việc ấn định ngày lễ Phục Sinh.

Người ta đã ấn định một ngày chung sao cho cả hai giáo hội đều

duy trì âm lịch và đồng thời bảo đảm cho ngày Phục Sinh luôn

luôn rơi vào Chủ nhật.

Nhưng điều này không giải quyết được vấn đề. Để có thể ấn

định chung, phải có người lo việc dự báo những chu kỳ mặt trăng

và đưa nó vào trong dương lịch. Công Đồng Nicea đã trao nhiệm

vụ này cho giám mục thành Alexandria. Tại trung tâm thiên văn

cổ kính ấy, vị giám mục này phải dự báo những chu kỳ của mặt

trăng cho tất cả các năm trong tương lai. Sự bất đồng về cách dự

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 11

http://ebooks.vdcmedia.com

báo những chu kỳ đặc biệt này đã dẫn đến một sự phân rẽ trong

Giáo Hội, với kết quả là các miền khác nhau trên thế giới tiếp tục

mừng lễ Phục Sinh vào các chủ nhật khác nhau.

Việc sửa đổi lịch do Giáo Hoàng Gregorio XIII thực hiện là

cần thiết, vì lịch mà Julius Cesar đã mượn của Ai Cập và toàn thể

phương Tây đã sử dụng cho tới thời đó thì không đủ chính xác để

đo chu kỳ dương lịch. Năm dương lịch thực tế - thời gian cần thiết

để trái đất quay đủ một vòng quanh quỹ đạo mặt trời - là 365

ngày, 5 giờ, 48 phút và 46 giây. Nghĩa là ít hơn 11 phút 14 giây so

với con số 365 1/4 ngày của năm theo lịch Ai Cập. Kết quả là các

ngày tháng trong lịch dần dần mất đi sự tương quan với các sự

kiện của mặt trời và các mùa. Ngày trọng yếu để tính ngày lễ Phục

Sinh là ngày xuân phân, đã được Công Đồng Nicea ấn định là

ngày 21 tháng 3. Nhưng những sự thiếu chính xác tích lũy dần

trong lịch Julian đã khiến cho ngày xuân phân của năm 1582 thực

sự rơi vào ngày 11 tháng 3.

Giáo Hoàng Gregorio XIII là một nhà cải cách đầy nghị lực

trong một số lĩnh vực. Ngài đã quyết tâm tu sửa niên lịch một cách

dứt khoát. Năm 1582, ngài đã truyền rằng ngày kế tiếp sau 4

tháng 10 ngày là ngày 15 tháng 10. Như thế cũng có nghĩa là xuân

phân của năm tới sẽ rơi vào ngày 21 tháng 3, đúng theo đòi hỏi

của dương lịch các mùa. Thế là niên lịch theo mùa đã được hồi

phục lại theo niên lịch đã có năm 325. Những năm nhuận của lịch

Julian cũ đã được điều chỉnh lại. Để tránh tích lũy sự khác biệt do

11 phút mỗi năm, lịch Gregorio đã loại bỏ những ngày nhuận

trong các năm có hai số 0 tận cùng, trừ khi chúng chia chẵn cho

400. Lịch này đã trở thành lịch mới được phương Tây sử dụng cho

tới nay.

Trở lại năm 1582, khi Giáo Hoàng Gregorio cắt bớt 10 ngày

trong lịch năm ấy, đã có những sự phàn nàn và xáo trộn. Những

người làm thuê đòi hưởng đủ số lương cho tháng đã bị cắt ngắn đó;

các chủ nhân từ chối. Người ta phản đối vì tuổi thọ mình bị rút

ngắn do sắc lệnh của Giáo Hoàng. Nhưng khi nước Anh và các

thuộc địa châu Mỹ họp lại để thực hiện việc đổi lịch, Benjamin

Franklin, 46 tuổi khi ông bị rút mất 10 ngày đời mình, đã hóm

hỉnh viết cho các độc giả quyển Poor Riachard's Almanach rằng họ

phải vui mừng mới đúng: "Độc giả thân mến, bạn đừng ngạc

nhiên, cũng đừng tức giận vì việc bị rút bớt 10 ngày, cũng đừng

nuối tiếc đã bị mất nhiều thời giờ như thế, nhưng hãy tự an ủi vì

Daniel J. Boorstin 12

http://ebooks.vdcmedia.com

các chi tiêu của bạn được giảm nhẹ và tâm trí bạn được thảnh thơi

hơn".

Thế giới không bao giờ chấp nhận hoàn toàn lịch cải cách

Gregorio. Giáo Hội Chính Thống Phương Đông vẫn theo lịch

Julian để tính ngày lễ Phục Sinh của mình. Tuy nhiên, đối với các

sinh hoạt thường ngày, toàn thế giới Kitô giáo đều chấp nhận

dương lịch vì nó tiện lợi cho việc nhà nông và công việc buôn bán.

Còn Hồi Giáo vì muốn trung thành với lời tiên tri Môhamét của

mình và với những lời dạy của Kinh Koran, nên vẫn duy trì âm

lịch.

Tại Trung Hoa, cuộc cách mạng 1911 đã thực hiện một cuộc

cải cách và đưa vào sử dụng lịch phương Tây bên cạnh lịch truyền

thống của Trung Hoa.

Năm 1929 Liên Xô muốn xóa bỏ lịch Kitô giáo, nên đã thay

thế lịch Gregorio bằng lịch Cách mạng. Tuần lễ có 5 ngày, 4 ngày

làm việc, ngày thứ năm nghỉ và mỗi tháng có sáu tuần. Những

ngày phụ trội để làm cho năm đủ 365 hay 366 ngày sẽ là những

ngày nghỉ. Tên các tháng vẫn giữ theo lịch Gregorio, nhưng tên

các ngày trong tuần được gọi đơn giản bằng con số. Đến năm 1940,

Liên Xô đã quay trở lại với lịch Gregorio quen thuộc.

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 13

http://ebooks.vdcmedia.com

CHƯƠNG 2

TUẦN LỄ: NGƯỠNG CỬA KHOA HỌC

Bao lâu con người còn đánh dấu đời sống mình bằng những

chu kỳ của thiên nhiên - các mùa đắp đổi, trăng non hay trăng

tròn - thì con người vẫn còn bị thiên nhiên giam hãm. Nếu con

người muốn tự lập và đổi mới thế giới bằng những sáng tạo của

mình, họ cần phải có cách đo lường thời gian riêng của mình. Và

những chu kỳ nhân tạo này sẽ trở nên đa dạng một cách kỳ diệu.

Có lẽ tuần lễ là một trong những nhóm đơn vị thời gian nhân

tạo có sớm nhất trong lịch sử. Tuần lễ không phải là một sáng tạo

của phương Tây, cũng không phải ở đâu tuần lễ cũng gồm 7 ngày.

Trên khắp thế giới, người ta thấy có ít nhất là 15 kiểu tuần lễ khác

nhau, với những tập hợp từ 5 đến 10 ngày. Kiểu tuần lễ được sử

dụng phổ biến nhất không phải một tập hợp số ngày đặc biệt nào,

mà là do nhu cầu và ước muốn có một tập hợp nào đó mà thôi. Con

người có một ước muốn mãnh liệt và thúc bách xử lý thời gian, sử

dụng nó cho lợi ích của mình nhiều hơn những gì thiên nhiên cống

hiến.

Tuần lễ bảy ngày phổ biến hiện nay bắt nguồn từ nhu cầu và

sự thỏa thuận chung của người ta, chứ không phải do pháp chế

của một nhà nước nào. Nó đã xảy ra thế nào? Tại sao? Khi nào?

Tại sao tuần lễ lại là 7 ngày?

Người Hy Lạp cổ hình như không có tuần lễ. Người Rôma

sống theo tuần lễ 8 ngày. Các nông dân làm việc ở đồng ruộng 7

ngày và ra thành phố ngày thứ 8 - ngày chợ phiên. Đây là một

ngày nghỉ ngơi và giải trí. Không rõ tại sao người Rôma ấn định

tuần lễ 8 ngày và tại sao cuối cùng họ đã đổi thành 7 ngày. Con số

7 có một sức lôi cuốn kỳ bí hầu như ở khắp nơi. Người Nhật cho

rằng có 7 vị thần hạnh phúc, thành Rôma được xây trên 7 ngọn

đồi, người cổ đại kể ra 7 kỳ quan của thế giới và các Kitô hữu thời

Trung Cổ liệt kê ra 7 mối tội đầu. Hình như không có văn bản

chính thức nào của chính quyền Rôma để thay đổi tuần lễ từ 8

Daniel J. Boorstin 14

http://ebooks.vdcmedia.com

sang 7 ngày. Người Rôma đã sống theo tuần lễ 7 ngày ngay từ đầu

thế kỷ 3 sau C.N.

Chắc hẳn phải có những ý tưởng mới phổ biến nào đó về tuần

lễ bảy ngày. Một ý tưởng nổi bật là về ngày Sabát, hình như từ Do

Thái du nhập vào Rôma. Giới răn thứ hai truyền dạy, "Ngươi hãy

nhớ ngày Sabát và coi đó là ngày thánh. Trong sáu ngày, ngươi sẽ

lao động và làm mọi công việc của ngươi. Còn ngày thứ bảy là ngày

sabát kính Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi; ngày đó ngươi không

được làm công việc nào, cả ngươi cũng như con trai con gái, tôi tớ

nam nữ, gia súc và ngoại kiều ở trong thành của ngươi. Vì trong

sáu ngày, Đức Chúa đã dựng nên trời đất, biển khơi và muôn loài

trong đó, nhưng Người đã nghỉ ngày thứ bảy. Bởi vậy, Đức Chúa

đã chúc phúc cho ngày sabát và coi đó là ngày thánh". (Xuất Hành

20, 8-11). Mỗi tuần lễ đều tái diễn lại công trình sáng tạo của

Thiên Chúa nơi tạo vật của Người. Người Do Thái cũng dùng tuần

lễ để kỷ niệm cuộc giải phóng của họ khỏi cảnh nô lệ. "Ngươi hãy

nhớ ngươi đã làm nô lệ tại đất Ai Cập và Đức Chúa, Thiên Chúa

của ngươi, đã dùng cánh tay mạnh mẽ uy quyền đưa ngươi ra khỏi

đó. Bởi vậy, Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi đã truyền cho ngươi

cử hành ngày sabát". (Đệ Nhị Luật 5, 15). Khi người Do Thái tuân

giữ ngày sabát, họ liên tục tái thể hiện chất lượng thế giới của họ.

Cũng còn có những lý do khác cho việc nghỉ ngày thứ bảy,

như nhu cầu bồi dưỡng thể xác và tinh thần của con người. Ý

tưởng này đã có từ thời dân Do Thái lưu đày bên Babylon. Người

Babylon kiêng một số ngày nào đó trong tháng, đó là các ngày 7,

14, 19, 21 và 28. Trong những ngày này, vua của họ không được

làm một số hoạt động nào đó.

Chúng ta còn có một gợi ý khác về tên gọi của ngày thứ bảy.

Đối với người Rôma, ngày của thần Saturn, hay Saturday, là một

ngày của điềm gở, mọi công việc đều trục trặc, vì thế không nên

giao chiến, cũng không nên đi lại trong ngày này. Người thận

trọng không ai muốn gặp những rủi ro do Saturn đem đến. Theo

sử gia Tacitusm, ngày thứ bảy được cử hành để kính thần Saturn

vì "trong bảy ngôi sao chi phối công việc của loài người, Saturn

(sao Thổ) có địa vị và quyền năng cao nhất".

Từ thế kỷ 3, tuần lễ 7 ngày đã phổ biến khắp đế quốc Rôma

và mỗi ngày được dành để kính một trong 7 hành tinh. Theo khoa

thiên văn thời đó, 7 hành tinh này gồm cả mặt trời và mặt trăng,

nhưng không gồm trái đất. Thứ tự mà các hành tinh chi phối các

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 15

http://ebooks.vdcmedia.com

ngày trong tuần là: Mặt trời (Sun), Mặt trăng (Moon), sao Hỏa

(Mars), sao Thủy (Mercury), sao Mộc (Jupiter), sao Kim (Venus) và

sao Thổ (Saturn).

Chúng ta ngày nay dễ quên rằng nguồn gốc tên gọi của các

ngày trong tuần thực sự là từ tên những "hành tinh" được biết đến

ở Rôma hai ngàn năm trước đây. Theo quan niệm thời đó, những

hành tinh này tác động trực tiếp tới đời sống mỗi ngày trong tuần

của chúng ta. Trong các ngôn ngữ châu Âu ngày nay, tên các ngày

trong tuần vẫn còn được gọi theo tên của các hành tinh.

Khi muốn xóa bỏ óc mê tín dị đoan, người ta đã thay thế các

tên gọi ngày theo hành tinh bằng các con số từ 1 đến 7. Tại Israel

ngày nay, các ngày trong tuần vẫn được gọi bằng số thứ tự.

Việc chia thời gian thành tuần lễ là một bước tiến mới của

con người trong việc làm chủ thế giới và con đường đạt tới khoa

học. Tuần lễ là một tập hợp các ngày do con người ấn định, chứ

không phải do sự áp đặt của những sức mạnh thiên nhiên (vì ảnh

hưởng của các hành tinh đều là vô hình, chỉ có thể đánh giá bằng

những hiệu quả của chúng). Bằng cách tìm hiểu những chuyển

động đồng đều của các thiên thể và bằng cách hình dung ra rằng

các sức mạnh từ nơi xa lặp đi lặp lại có thể chi phối thế giới, con

người đã chuẩn bị cho một kho tư tưởng mới, một cuộc giải phóng

mình khỏi sự tù túng của cái lặp đi lặp lại. Các hành tinh là các

sức mạnh bên ngoài thế giới, sẽ dẫn đưa nhân loại đi vào thế giới

của lịch sử.

Tuần lễ dựa theo các hành tinh là một con đường dẫn tới

khoa chiêm tinh. Và khoa chiêm tinh là một bước dẫn tới các kiểu

tiên tri mới. Các hình thức tiên tri cổ xưa có thể gợi ý cho chúng ta

tại sao khoa chiêm tinh là một bước tiến tới thế giới khoa học. Các

nghi tiết cổ xưa gói ghém một thứ "khoa học" phức tạp để sử dụng

các bộ phận của một con vật bị sát tế để tiên tri về tương lai của

người dâng hiến tế. Ở Sindh, trong thung lũng Indus, vào giữa thế

kỷ 19, các thầy bói đã sử dụng xương vai của con cừu sát tế để bói

toán với một kỹ thuật khá tinh vi. Thầy bói toán cắt xương thành

mươi hai mảnh, gọi là "nhà", mỗi mảnh trả lời một câu hỏi khác

nhau về tương lai. Nếu mảnh thứ nhất sạch sẽ trơn tru, đó là dấu

thuận lợi và người được bói sẽ là người tốt. Nếu trong nhà thứ

"hai" là nhà thuộc đoàn súc vật, mảnh xương sạch sẽ và trơn tru,

thì đoàn súc vật sẽ lớn mạnh, nhưng nếu trong xương có những

đường sọc đỏ và trắng, đó là dấu hiệu sẽ có kẻ trộm tới thăm.

Daniel J. Boorstin 16

http://ebooks.vdcmedia.com

Tại vùng Assyro - Babylon, người ta dùng bói toán bằng gan

con vật sát tế. Hình như khoa bói toán này đã được sử dụng ở

Trung Hoa vào thời Đồ Đồng. Sau đó người Rôma và nhiều dân tộc

khác cũng áp dụng. Thầy bói sẽ đoán tương lai dựa vào hình thù,

kích cỡ của lá gan và lượng máu trong gan. Mọi hoạt động hay

kinh nghiệm của con người đều trở thành một điềm báo để trả lời

cho niềm khao khát hiểu biết tương lai của con người.

Tương phản với những hình thức bói toán này, khoa chiêm

tinh có tính chất tiến bộ. Chiêm tinh khác biệt với chúng trong

việc khẳng định về sức mạnh liên tục, đều đặn của một quyền lực

từ xa. Ảnh hưởng của các thiên thể đối với những biến cố trên trái

đất được mô tả là những sức mạnh vô hình, có chu kỳ, lặp đi lặp

lại giống như những sức mạnh sẽ điều khiển đầu óc khoa học.

Không lạ gì khi con người cổ xưa kinh ngạc trước bầu trời và

bị mê hoặc bởi những vì sao. Những ngọn đèn trời đầu tiên này

từng thu hút các giáo sĩ vùng Babylon cổ đại thì cũng đã thu hút

trí tưởng tượng của dân chúng. Nhịp sống đều đặn không thay đổi

trên trái đất làm cho người ta thi vị hóa những bó đuốc sáng ngời

trên bầu trời. Các tinh tú di chuyển, đổi ngôi, lên và xuống,

chuyển động khắp bầu trời, được nhìn như là những cuộc tranh

giành, mạo hiểm của các vị thần.

Những sức mạnh của mặt trời và mưa, sự tương ứng giữa

những gì xảy ra trên bầu trời với những gì xảy ra dưới đất, đã kích

thích người ta đi tìm các sự tương ứng khác. Người Babylon là

những người đầu tiên đã tạo ra một khung thần thoại cho những

sự tương ứng trong vũ trụ. Những tưởng tượng linh hoạt của họ sẽ

được tiếp nối bởi những người Hy Lạp, Do Thái, Rôma và những

dân tộc khác qua những thế kỷ kế tiếp.

Lý thuyết tương ứng đã trở thành khoa chiêm tinh, nghiên

cứu những mối tương quan giữa không gian và thời gian, giữa

những chuyển động của các vật thể trong vũ trụ và ý nghĩa của

mọi kinh nghiệm con người. Sự phát triển của khoa học sẽ tùy

thuộc ở chỗ con người có chịu tin vào những cái khó hiểu, có chịu

vượt lên trên những chỉ bảo của nhận thức thông thường không.

Với khoa chiêm tinh, con người đã làm một bước nhảy vọt lớn về

khoa học để đi vào một chương trình mô tả: làm sao những sức

mạnh vô hình của các vật thể từ rất xa chúng ta lại có thể ảnh

hưởng đến mọi chuyện nhỏ nhặt nhất trong đời sống hằng ngày

của chúng ta. Bầu trời do đó chính là phòng thí nghiệm của khoa

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 17

http://ebooks.vdcmedia.com

học đầu tiên của nhân loại, cũng như nội tạng cơ thể con người,

chỗ thâm sâu nhất của ý thức con người và những Lục Địa Tối

trong nguyên tử, sẽ là những phòng thí nghiệm của các khoa học

hiện đại nhất của con người. Con người tìm cách sử dụng hiểu biết

ngày càng lớn của mình về những mẫu kinh nghiệm lặp đi lặp lại

nhằm không ngừng cố gắng phá vỡ cái vòng kiềm tỏa của thiên

nhiên.

Tại Rôma, khoa chiêm tinh đã đạt tới một tầm ảnh hưởng to

lớn mà các thế kỷ sau không sánh được. Các nhà chiêm tinh được

gọi mathematici, nghĩa là các nhà toán học, do việc họ tính toán

thiên văn. Họ được nhìn nhận như là một nghề chính thức và thế

lực của họ thay đổi tùy mỗi thời đại xã hội. Dưới thời Cộng Hòa

Rôma, họ rất mạnh và rất lập dị, khiến cho vào năm 139 trước

C.N., họ bị trục xuất không những khỏi Rôma mà khỏi toàn đất

Italy. Về sau, dưới thời đế chế, khi những lời tiên tri nguy hiểm

của họ đã khiến cho nhiều nhà chiêm tinh bị xét xử vì tội phản

quốc, họ liên tục bị truy nã và trục xuất. Nhưng cùng một hoàng

đế có thể trục xuất một nhà chiêm tinh vì những lời bói toán xui

xẻo của ông, lại có thể sử dụng những nhà chiêm tinh khác để

hướng dẫn công việc trong cung đình của mình. Một số lĩnh vực

được tuyên bố là vô giới hạn. Vào thời đế chế sau, tuy những nhà

chiêm tinh có thể được dung túng hay khích lệ nhưng họ vẫn bị

cấm không được nói tiên tri về đời sống của hoàng đế.

Daniel J. Boorstin 18

http://ebooks.vdcmedia.com

CHƯƠNG 3

THƯỢNG ĐẾ VÀ CÁC NHÀ CHIÊM TINH

Khoa chiêm tinh đã gói ghém các nhu cầu khác nhau của

nhân loại, mà những thế kỷ sau sẽ phân chia thành khoa học và

tôn giáo. Phải chăng khoa chiêm tinh thời cổ Rôma chỉ là một thứ

tin tưởng mê tín vào định mệnh, một sự chiến thắng của cái phi lý,

như các sử gia thường nói? - Không thể phủ nhận rằng niềm kính

sợ trước các vì sao - những vị "thần hữu hình" - đã khơi dậy sự

kính sợ của mọi người đối với các nhà chiêm tinh. Arellius Fuscus,

một nhà hùng biện nổi tiếng thời Augustô, đã nhận định: "Người

được chính các thần mạc khải cho tương lai, người có quyền trên cả

vua lẫn dân, người ấy không thể là phàm nhân tục tử giống như

chúng ta. Người ấy thuộc hàng siêu nhân. Được các thần tin cậy,

người ấy cũng chính là thần linh... chúng ta hãy nâng tâm hồn

mình lên cao bằng thứ khoa học tỏ lộ cho chúng ta tương lai và

trước khi giờ chết đến, chúng ta hãy nếm cảm những thú vui của

Đấng Thánh".

Nhưng tôn giáo thiên thể không được tách rời khỏi khoa học

thiên thể. Các nhà khoa học tiên phong đã coi ảnh hưởng của các

vì sao đối với đời sống con người là điều hiển nhiên. Họ chỉ bất

đồng ý kiến với nhau về việc các ngôi sao này tạo ảnh hưởng bằng

cách nào mà thôi. Bộ bách khoa khoa học lớn thời ấy, Lịch Sử Tự

Nhiên của Pliny, đã phổ biến những kiến thức sơ đẳng về khoa

chiêm tinh bằng cách cho thấy ảnh hưởng của các ngôi sao ở khắp

nơi. Lời than phiền duy nhất của Seneca là các nhà chiêm tinh

không hiểu biết bao quát đủ.

Nhà khoa học ảnh hưởng nhất của đế quốc Rôma thời cổ

chính là người đã giữ được uy tín lâu bền nhất về khoa chiêm tinh.

Ptolêmê ở Alexandria đã viết một tiểu luận vững chắc để tạo nội

dung và sự kính trọng cho khoa học này trong suốt một ngàn năm

tiếp theo. Nhưng danh tiếng của ông đã bị sứt mẻ vì hai lý thuyết

sai lầm trọng yếu của ông. Cả hai lý thuyết rất nổi tiếng vào thời

đó và cả hai được khai triển và tồn tại trong các tác phẩm của ông.

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 19

http://ebooks.vdcmedia.com

Thuyết trái đất là trung tâm, hay còn gọi là thuyết Ptolemaic, là lý

thuyết vũ trụ của ông ngày nay bị coi là một sai lầm trong thiên

văn học. Cũng thế, thuyết trái đất phần lớn là đất, cho rằng bề

mặt của trái đất gồm phần lớn là đất, ngày nay là một sai lầm

trong khoa địa lý. Hai quan niệm sai lầm này đã làm lu mờ những

thành tựu khổng lồ của Ptolêmê. Thế nhưng kể từ Ptolêmê đến

nay, chưa có ai đã từng cung cấp một kiến thức khoa học toàn diện

của một thời đại bằng ông.

Tuy nhiên, cuộc đời của nhà bách khoa thiên tài này vẫn còn

là một bí ẩn. Có lẽ xuất thân từ dòng những người Hy Lạp di dân,

Ptolêmê (90 - 168) đã sống ở Ai Cập dưới thời các hoàng đế

Hadrian và Marcus Aurelius. Thành phố Alexandrian của ông

luôn luôn là một trung tâm trí thức lớn cả sau khi thư viện nổi

tiếng của thành phố Cesar thiêu hủy năm 48 trước C.N.

Ptolêmê đã thống trị quan niệm dân gian và văn học về vũ

trụ suốt thời Trung Cổ. Thế giới như được Dante mô tả trong tác

phẩm Hài Kịch Thần Linh lấy thẳng từ tác phẩm Almagest của

Ptolêmê. Xét về nhiều phương diện, Ptolêmê đã nói như một nhà

tiên tri. Bởi vì ông đã mở rộng việc sử dụng toán học để phục vụ

khoa học. Trong khi ông tận dụng những quan sát tốt nhất đã có

trước ông, ông nhấn mạnh nhu cầu phải có những quan sát liên

tục và ngày càng chính xác hơn. Thực vậy, Ptolêmê là một người đi

đầu trong tinh thần khoa học, một người tiên phong đi đầu trong

tinh thần khoa học, một người tiên phong âm thầm trong phương

pháp thực nghiệm. Ví dụ, trong lượng giác học, bảng các dây cung

của ông chính xác đến 5 vị trí thập phân. Trong hình học cầu, ông

đã đưa ra một giải đáp tuyệt vời cho các vấn đề về đồng hồ mặt

trời, có giá trị đặc biệt vào thời đó trước khi có đồng hồ cơ khí.

Không có ngành khoa học vật lý nào mà ông không khảo sát và tổ

chức thành những hình thức mới dễ sử dụng. Địa lý, thiên văn,

quang học, hòa âm - ông đã khai triển mỗi môn trong một hệ

thống riêng. Tác phẩm hay nhất của ông là tiểu luận về thiên văn

học, cuốn Almagest. Cuốn Địa lý của ông, trong đó ông nhắm vẽ

bản đồ của toàn thế giới thời bấy giờ, là một tác phẩm đi tiên

phong trong việc liệt kê các địa điểm một cách hệ thống bằng kinh

tuyến và vĩ tuyến. Cũng trong tác phẩm này, ông đã cống hiến

phương pháp cải tiến của chính mình để phóng những mặt hình

cầu xuống các bản đồ mặt phẳng. Với những dữ liệu vô cùng ít ỏi

vào thời đó, những bản đồ của ông về "thế giới được biết đến" vào

Daniel J. Boorstin 20

http://ebooks.vdcmedia.com

thời đó, đế quốc Rôma, quả là một thành tựu vượt bực. Ông cho

thấy những tài năng khoa học trọng yếu - hình thành các lý thuyết

cho phù hợp với những dữ liệu có sẵn và trắc nghiệm các lý thuyết

cũ bằng những dữ liệu mới.

Người Ả Rập nhìn nhận sự vĩ đại công trình của Ptolêmê và

đã đưa ông sang phương Tây. Cuốn sách về thiên văn của ông sẽ

mang một tên Ả Rập (Almagest, nghĩa là "bộ sưu tập vĩ đại nhất")

và cuốn Địa lý của ông được dịch sang tiếng Ả Rập ngay từ đầu thế

kỷ 9. Bốn cuốn sách của ông về chiêm tinh học. Tetrabiblios, được

ông coi là bạn đồng hành với cuốn Almagest, cũng được phổ biến ở

phương Tây bằng tiếng ả Rập.

Trong khi cuốn Almagest của Ptolêmê tiên đoán vị trí thay

đổi của các thiên thể, thì khoa chiêm tinh của ông lại tiên đoán

những ảnh hưởng của chúng đối với các sự kiện trên trái đất.

Không phải những chu kỳ của mặt trời và mặt trăng rõ ràng

ảnh hưởng tới những gì xảy ra trên trái đất sao? Thế thì tại sao

những ngôi sao kém quan trọng hơn lại không ảnh hưởng tới các

biến cố trên trái đất? Nếu những thủy thủ ít học còn có thể dự

đoán được thời tiết khi nhìn lên bầu trời, thì tại sao những nhà

chiêm tinh có học lại không thể dùng những sự kiện trên bầu trời

để dự báo những sự kiện của con người? Ptolêmê cho rằng ảnh

hưởng của các ngôi sao chỉ thuần là vật lý, chỉ là một trong nhiều

sức mạnh khác. Ông thừa nhận rằng tất nhiên khoa chiêm tinh

cũng có thể sai lầm như bất kỳ khoa học nào khác. Nhưng đó

không phải là lý do khiến cho việc quan sát tỉ mỉ sự tương ứng

giữa những sự kiện dưới đất với những sự kiện trên bầu trời lại

không giúp ta có được những sự tiên đoán hữu ích, tuy không phải

là chắc chắn theo kiểu toán học.

Trong tinh thần thực tiễn này, Ptolêmê đã đặt nền móng cho

khoa học lâu bền nhất trong số các khoa học huyền bí. Trong bốn

cuốn của bộ Tetrabiblios, hai cuốn đầu về "địa lý các vì sao" và dự

báo thời tiết, nói về những ảnh hưởng của các thiên thể đối với các

sự kiện vật lý của trái đất và hai cuốn sau nói về ảnh hưởng của

chúng đối với các sự kiện của con người. Ptolêmê khai triển khoa

tử vi, tiên đoán số mệnh con người từ vị trí của các vì sao vào lúc

con người sinh ra. Mặc dù công trình của Ptolêmê đã trở thành

sách học cổ điển hàng đầu về khoa chiêm tinh cho suốt một ngàn

năm sau ông, nhưng ông không biết đến kỹ thuật trả lời câu hỏi về

tương lai nhờ vị trí của thiên thể vào lúc câu hỏi được đặt ra, nên

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 21

http://ebooks.vdcmedia.com

công trình của ông không thỏa mãn đầy đủ những nhu cầu của các

người thực hành khoa chiêm tinh.

Những lời tuyên bố phổ biến của các nhà chiêm tinh ngoại

giao đã gây lo ngại cho các giáo phụ Kitô giáo thời kỳ đấy. Các giáo

phụ từng cho rằng mình có thẩm quyền tiên đoán vận mệnh đời

sau của mỗi người, nhưng lại cảm thấy khó chịu với những người

tự xưng có khả năng tiên đoán vận mệnh của mỗi người trong cuộc

sống ở đời này. Nếu khoa tử vi của các nhà chiêm tinh đúng như

những gì họ nói, thì còn chỗ đâu cho ý chí tự do, còn chỗ đâu cho sự

tự do lựa chọn điều thiện hơn điều ác?

Chính cuộc chiến đấu của Augustino với bản thân để trở

thành Kitô hữu - từ bỏ những sự mê tín dị đoan của dân ngoại để

chọn tự do Kitô giáo - hình như là một cuộc chiến đấu chống lại

khoa chiêm tinh. Thánh Augustino ghi lại trong cuốn Tự Thú của

mình: "Những con người huênh hoang đó, mệnh danh là những

nhà toán học [thiên văn học], tôi hỏi ý kiến mà không có gì phải e

ngại; vì có vẻ họ không thờ cúng, không cầu nguyện với một ngẫu

thần nào để có những lời tiên đoán của họ". Và ngài bị cám dỗ bởi

lời khuyên của những nhà chiêm tinh ấy: "Tội lỗi của anh chắc

chắn đã được định ở trên trời; chính sao Kim, sao Thổ, hay sao

Hỏa đã làm việc đó. Thực vậy, con người này, là huyết nhục và là

sự trụy lạc kiêu căng, có thể không bị quy trách, nhưng Tạo Hóa

và Đấng điều khiển bầu trời và các vì sao chính là người bị quy

trách".

Thánh Augustino ra sức bác bỏ "những lời tiên đoán dối trá

và những câu nói vô đạo của các nhà chiêm tinh". Hai người mà

ngài quen biết nhắc nhờ ngài rằng "không thể có tài nghệ nào để

tiên đoán những điều sắp xảy đến; những suy đoán của con người

chỉ dựa vào may rủi, họ nói thật nhiều, may ra trong số những

điều đó có điều đúng".

Đúng lúc hoang mang như thế, ngài gặp được một người bạn

nhờ đó ngài đã giải tỏa được những trăn trở của mình.

Câu chuyện mà người bạn tên là Firminus này kể lại đã làm

lung lay niềm tin ngoại giáo của chàng Augustino trẻ tuổi. Cha

của Firminus là một người say mê khoa chiêm tinh. Ông luôn luôn

để ý đến vị trí của các vì sao và thậm chí "để ý cặn kẽ đến ngày giờ

sinh của từng con chó con trong nhà". Ông biết là một đứa nô lệ

gái của ông sắp sửa sinh con vào khoảng cùng giờ với vợ ông. "Cả

Daniel J. Boorstin 22

http://ebooks.vdcmedia.com

hai đứa trẻ sẽ được sinh ra cùng giờ, vì thế cả hai bắt buộc sẽ theo

cùng một chùm sao, một là con ông, là con của đứa nô lệ. Ngay khi

hai người thai phụ bắt đầu trở dạ, ông cho người theo dõi để biết

đích xác giờ sinh của hai đứa trẻ, rồi quan sát vị trí của các ngôi

sao vào đúng lúc đó. Họ cho biết hai đứa trẻ sinh ra cùng lúc và vị

trí của các ngôi sao không có một chút khác biệt nào. Thế nhưng

Firminus được sinh ra trong một gia đình quyền quý, sống một đời

sống giàu sang phú quý, trong khi đứa trẻ sinh ra bởi người nô lệ

tiếp tục hàu hạ chủ của nó, sống một cuộc đời vất vả khổ cực". Hai

đứa trẻ sinh ra dưới cùng một chòm sao nhưng có hai số mệnh

khác nhau, điều đó cho chàng trẻ Augustino một luận chứng hiển

nhiên và mạnh mẽ để chống lại khoa bói toán chiêm tinh.

Những nhà thần học sâu sắc của thời Trung Cổ đã cố gắng

tìm ra những ứng dụng thánh thiện của việc tin vào quyền lực các

ngôi sao. Thánh Albéctô Cả và thánh Tôma Aquinô đều nhìn nhận

rằng các ngôi sao có một ảnh hưởng chi phối mãnh liệt, nhưng các

ngài nhấn mạnh rằng tự do của con người chính là sức mạnh của

họ để chống lại những ảnh hưởng đó.

Những nhà thần học lớn thời Trung Cổ thích sử dụng niềm

tin vào khoa chiêm tinh để củng cố những chân lý của Kitô giáo.

Họ thích nhắc đến những lời tiên báo dựa vào chiêm tinh về việc

Chúa Giêsu giáng sinh. Tuy rằng Chúa Giêsu không lệ thuộc quy

luật của các ngôi sao, nhưng quả thực các ngôi sao đã báo hiệu việc

Ngài sinh ra. Đó lại không phải là Ngôi Sao ở Bêlem sao? Và

những nhà đạo sĩ biết đi theo ngôi sao dẫn đường để đến viếng Hài

Nhi Giêsu rất có thể là những nhà chiêm tinh say mê kiến thức.

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 23

http://ebooks.vdcmedia.com

Phần II

Từ thời gian mặt trời

đến thời gian đồng hồ

Xin các thần linh trừng phạt con

người đầu tiên đã khám phá ra cách

phân chia giờ giấc! Hắn đáng phải

trừng phạt, vì hắn đã chế tạo ra đồng

hồ mặt trời, chia cắt những ngày đời

của tôi thành những mảnh vụn rắc rối.

- Plautus (200 trước C.N.)

Daniel J. Boorstin 24

http://ebooks.vdcmedia.com

CHƯƠNG 4

ĐO NHỮNG GIỜ TỐI

Vào thời loài người còn sống bằng nghề trồng trọt và chăn

nuôi súc vật, họ ít có nhu cầu đo thời gian bằng những đơn vị nhỏ.

Chỉ có các mùa là quan trọng - biết khi nào trời mưa, tuyết, nắng,

lạnh. Cần gì phải bận tâm đến những giờ những phút? Chỉ có thời

giờ ban ngày là quan trọng, vì là thời gian người ta có thể lao động.

Do đó, đo thời gian có ích là đo những giờ của mặt trời.

Trong kinh nghiệm hằng ngày, không sự thay đổi nào tệ hại

bằng việc mất cảm giác phân biệt ngày và đêm, ánh sáng và bóng

tối. Thế kỷ ánh sáng nhân tạo của chúng ta làm chúng ta quên

mất ý nghĩa của đêm tối. Cuộc sống đô thị hiện đại luôn luôn là

một thời gian pha trộn giữa ánh sáng và bóng tối. Nhưng đối với

hầu hết các thời đại của loài người, đêm tối đồng nghĩa với bóng tối

đầy sự đe dọa của những điều bí ẩn. Sách Talmud cảnh giác,

"Đừng bao giờ chào người lạ ban đêm, vì hắn có thể là ma quỷ".

Còn Chúa Giêsu thì nói, "Tôi phải làm những công việc của Đấng

là sai tôi, bao lâu còn là ban ngày. Khi đêm đến, không ai có thể

làm được gì. Bao lâu tôi còn ở trong thế gian, tôi là ánh sáng thế

gian". Ít có đề tài nào khêu gợi trí tưởng tượng nhiều bằng đêm tối.

"Giữa đêm tối chết tróc ghê rợn" thường là khung cảnh mà

Shakepeares và những nhà viết kịch chọn để đưa các tội ác vào

kịch bản của họ.

Ôi đêm tối giết chết niềm an ủi,

Ngươi vẽ lên cảnh Địa ngục hãi hùng;

Ngươi chứng kiến bao hành vi tội lỗi,

Và phơi bày những thảm cảnh sát nhân;

Ngươi che giấu bao tội ác điên cuồng,

Và dung dưỡng những hành vi hư đốn.

Bước đầu tiên để làm cho đêm tối gần với ban ngày hơn đã

được thực hiện từ lâu trước khi con người biết đến ánh sáng nhân

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 25

http://ebooks.vdcmedia.com

tạo. Đó là lúc con người khi chơi đùa với thời gian, đã bắt đầu chia

thời gian thành những mảnh nhỏ để đo lường.

Tuy người thời xưa đã biết đo thời gian theo năm và tháng và

đặt ra khung thời gian theo tuần lễ, nhưng những đơn vị thời gian

ngắn hơn vẫn còn rất mơ hồ và có ít vai trò trong kinh nghiệm

thông thường của con người, mãi cho tới vài thế kỷ gần đây. Giờ

đồng đều và chính xác của chúng ta là một phát minh của thời cận

đại, các đơn vị phút và giây còn mới hơn nữa. Tự nhiên, khi ngày

lao động là ngày có ánh sáng mặt trời, thì những cố gắng đầu tiên

của người ta để chia thời gian và đo đường đi của mặt trời trên bầu

trời. Vì mục đích này, các đồng hồ mặt trời, hay đồng hồ báo mặt

trời, là những dụng cụ đo thời gian đầu tiên.

Các xã hội xa xưa đã nhận thấy rằng bóng của một cây cột

dựng đứng sẽ ngắn dần khi mặt trời lên cao trên bầu trời và dài

trở lại khi mặt trời xuống dần. Người Ai Cập cổ đại đã sử dụng

một dụng cụ như thế, nhưng chúng ta còn có thể thấy một cái tồn

tại từ thời Thutmose III (khoảng 1500 trước C.N.). Một thanh

ngang dài chứng 30 centimet có một đầu hình chữ T, đầu này sẽ

dọi bóng xuống vạch đo vẽ trên thanh ngang. Buổi sáng, người ta

đặt thanh gỗ này với chữ T hướng về phía đông; Giữa trưa thanh

cây này được quay xang hướng tây. Khi ngôn sứ Isaia hứa chữa

lành bệnh cho vua Hêdêkia bằng cách làm cho thời gian quay

ngược trở lại, ông tuyên bố sẽ làm được việc này bằng cách làm cho

bóng mặt trời lui lại (Is 38, 8).

Suốt nhiều thế kỷ, bóng mặt trời luôn là phương tiện phổ

biến để đo thời gian. Và đây cũng là một dụng cụ tiện dụng, vì ở

bất cứ đâu và bất cứ ai cũng có thể lầm được đồng hồ mặt trời mà

không cần sự hiểu biết hay dụng cụ đặc biệt nào. Nhưng lời tự hào

hóm hỉnh ghi trên những đồng hồ mặt trời: "Tôi chỉ đo những giờ

có mặt trời", cho thấy rõ sự giới hạn của đồng hồ mặt trời để đo

thời gian. Đồng hồ mặt trời đo bóng mặt trời: không có mặt trời thì

không có bóng. Đồng hồ bóng mặt trời chỉ có tác dụng ở những

miền đất trên thế giới có nhiều nắng và chỉ vào lúc mặt trời đang

chiếu".

Chỉ khi ánh mặt trời chói chang, chuyển động của bóng mặt

trời quá chậm khiến khó có thể đo được phút và hoàn toàn không

thể đo được giây. Đồng hồ đánh dấu thời gian một ngày ở một nơi

sẽ không thích hợp để đo được một đơn vị thời gian chuẩn trên

toàn cầu, như một giờ gồm sáu mươi phút của chúng ta. Bởi vì

Daniel J. Boorstin 26

http://ebooks.vdcmedia.com

ngoại trừ vùng xích đạo, ở mọi nơi khác và quanh các mùa thì số

giờ trong ngày không giống nhau. Muốn sử dụng bóng mặt trời ở

bất kỳ nơi nào để định giờ theo giờ GMT, cần phải có một sự kết

hợp các kiến thức về thiên văn, địa lý, toán học và cơ học. Phải đợi

đến thế kỷ 16 các đồng hồ mặt trời mới được ghi số bằng những giờ

thực này. Khi khoa học "đồng hồ số" này phát triển, việc có một

chiếc đồng hồ mặt trời bỏ túi trở thành mốt thời thượng. Nhưng

lúc đó người ta đã làm ra đồng hồ quả lắc và đồng hồ tay và chúng

tiện dụng hơn về mọi mặt.

Các đồng hồ mặt trời ban đầu còn có nhiều mặt hạn chế

khác. Thanh đo ngang của Thutmose II không đo được các giờ

sáng sớm hay lúc hoàng hôn vì cây ngang chữ T sẽ kéo dài vô hạn

và không thể nào đọc được trên thanh chia độ. Tiến bộ lớn trong

thiết kế đồng hồ mặt trời thời cổ, tuy không giúp gì trong việc định

giờ toàn cầu, nhưng đã thực sự giúp cho việc phân chia đều nhau

các giờ ban ngày được dễ dàng hơn. Đó là một đồng hồ mặt trời có

hình bán nguyệt, mặt trong của một bán cầu, với kim kéo từ một

cạnh tới tâm và phần mở ngửa lên phía trên. Do đó, đường đi của

bóng mặt trời trong bất cứ ngày nào sẽ là một bản sao y hệt đường

đi của mặt trời trong bán cầu của bầu trời bên trên. Đường cung

do mặt trời vẽ ra và ghi lại ở mặt trong bán cầu được chia thành

12 phần đều nhau. Sau khi vẽ những đường để chỉ các ngày khác

nhau, người ta nối 12 phần chia giờ của mỗi ngày với những đường

cong, để chỉ từng phần khác nhau của 12 giờ ban ngày.

Cả sau khi đồng hồ mặt trời được thiết kế để chia thời gian

ban ngày thành 12 phần đều nhau, nó cũng không giúp người ta

so sánh được thời gian giữa mùa này với mùa khác. Trong mùa hè,

các ngày thì dài và các giờ cũng dài. Dưới thời hoàng đế

Valentinianô I (364-375), quân đội Rôma được tập luyện để chạy

bộ "với tốc độ 20 dặm trong năm giờ mùa hè". Một "giờ" - một phần

mười hai của thời gian ban ngày - của một ngày nào đó tại một nơi

nào đó sẽ khác với một giờ vào ban ngày khác và tại một nơi khác.

Đồng hồ mặt trời là một thước đo co dãn.

Làm cách nào loài người thoát ra được mặt trời? Chúng ta đã

chinh phục đêm tối thế nào để biến nó thành một thế giới có thể

hiểu được? Chỉ có cách trốn thoát khỏi sự thống trị của mặt trời,

chúng ta mới học được cách đo thời gian của mình thành những

đơn vị nhỏ đồng đều và toàn cầu. Chỉ có thể những phương thức

hành động, xử sự và chế tạo mới được mọi người ở mọi nơi hiểu

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 27

http://ebooks.vdcmedia.com

đúng. Theo Plato định nghĩa, thời gian là "một hình ảnh cử động

của vĩnh cửu". Không lạ gì việc đo dòng thời gian luôn luôn quyến

rũ loài người trên khắp hành tinh.

Bất cứ cái gì chảy được, tiêu hao hay đốt cháy đều đã được

người ta sử dụng khi này hay khi khác để đo thời gian. Tất cả đều

là những cố gắng để thoát khỏi quyền thống trị của mặt trời, để

nắm được thời gian một cách chắc chắn hơn, dễ dự đoán hơn và

đem vào phục vụ con người. Dụng cụ để đo thời gian phổ quát, để

đo chính đời sống, phải là một cái gì khác hơn là cái bóng mặt trời

hay thay đổi, trôi nổi, chậm chạp và thường bị che khuất. Con

người phải tìm ra được cái gì tốt hơn cái dụng cụ đo thời gian mà

người Hi Lạp gọi là "vật săn đuổi cái bóng".

Nước quả là một vật kỳ diệu, là dung môi chảy, là may phước

của hành tinh, phục vụ cho loài người bằng vô vàn cách khác nhau

và tạo cho hành tinh chúng ta một tính chất đặc biệt. Nước là vật

giúp cho con người đạt những thành công ban đầu trong việc đo

những giờ tối. Nước có thể chứa trong bất cứ cái chén nhỏ nào, nên

dễ xử lý hơn bóng mặt trời. Khi loài người bắt đầu dùng nước để đo

thời gian, họ đã bước thêm một bước nhỏ nữa trong việc đưa hành

tinh vào trong nhà của mình. Con người có thể làm cho nước trong

một vật chứa chảy nhanh hay chậm, ngày và đêm. Họ có thể đo

dòng chảy của nó bằng những đơn vị đều đặn, áp dụng chung được

cho vùng xích đạo hay vùng băng giá, mùa đông hay mùa hạ.

Nhưng hoàn thiện dụng cụ này là cả một con đường dài và gian

truân. Đến lúc đồng hồ nước được phát triển thành một dụng cụ

khá chính xác, nó đã bắt đầu bị thay thế bởi một dụng cụ khác tiện

dụng, chính xác và thú vị hơn nhiều.

Tuy nhiên, suốt phần lớn lịch sử, đồng hồ nước đã được dùng

để đo thời gian khi không có mặt trời. Và trước khi đồng hồ quả lắc

được hoàn thiện vào khoảng 1700, thì đồng hồ nước có lẽ là vật đo

thời gian chính xác nhất. Trong tất cả những thế kỷ ấy, đồng hồ

nước đã thống trị sinh hoạt hằng ngày - đúng hơn, hằng đêm - của

con người.

Từ rất sớm, con người đã khám phá ra rằng họ có thể đo

dòng thời gian bằng lượng nước nhỏ giọt từ một bình nước. Khoảng

500 năm sau khi có những đồng hồ mặt trời đầu tiên, người Ai Cập

cổ đại đã sử dụng các đồng hồ nước. Đất nước họ đầy ánh sáng mặt

trời, nên đồng hồ mặt trời rất thích hợp cho các nhu cầu ban ngày

của họ, nhưng họ cần đồng hồ nước để đo giờ giác ban đêm. Thoth

Daniel J. Boorstin 28

http://ebooks.vdcmedia.com

là thần đêm của họ, cũng là thần tri thức, chữ viết và đo đạc, trông

coi những mẫu đồng hồ nước chảy ra và chảy vào. Mẫu chảy ra là

một chiếc bình thạch cao được ghi vạch bên trong và có một lỗ nhỏ

duy nhất gần đáy bình để cho phép nước nhỏ giọt ra ngoài. Bằng

cách quan sát giọt nước ở mực nước bên trong từ vạch trên tới vạch

kế tiếp bên dưới, người ta đo được thời gian trôi qua. Loại chảy vào

đánh dấu thời gian bằng mực nước dâng lên trong bình, là loại

được phát triển sau này và phức tạp hơn, vì nó đòi một nguồn cung

cấp nước điều hòa và liên tục. Tuy vậy, những dụng cụ đơn giản

này cũng không phải không có vấn đề. Khi thời tiết lạnh, tính sền

sệt của nước thay đổi gây nên rắc rối. Nhưng trong bất kỳ thời tiết

nào, muốn đồng hồ chạy đều, phải làm sao cho miệng lỗ thoát nước

không bị bít hay toang rộng ra. Các đồng hồ nước chảy ra còn có

một vấn đề nhỏ khác nữa, vì tốc độ chảy tùy thuộc áp lực nước, mà

áp lực này lại luôn luôn thay đổi theo lượng nước còn lại trong

bình. Vì thế người Ai Cập đã thiết kế các mạt trong bình vắt xuống

để khi lượng nước giảm thì áp lực nước trong bình vẫn không thay

đổi vì nước được tập trung trên một diện tích nhỏ.

Vấn đề thiết kế một đồng hồ nước hữu dụng thì khá đơn giản

nếu nó chỉ nhằm mục đích đo những đơn vị thời gian nhỏ đồng

đều, giống như chiếc máy luộc trứng định giờ hiện đại. Nhưng

muốn dùng đồng hồ nước như một dụng cụ để chia những giờ ban

ngày hay ban đêm thành những đoạn đều nhau, việc định cỡ là

một vấn đề khó. Rõ ràng đêm mùa đông ở Ai Cập ngắn hơn đêm

mùa hè. Theo những đơn vị đo lường của Ai Cập, chiếc đồng hồ

nước ở Thebes đòi hỏi đêm mùa hè phải đo được mười hai đốt ngón

tay nước, trong khi đêm mùa đông phải đo được mười bốn. Những

"giờ" như thế thay đổi, vì chúng là những phần chia đều của tổng

số các giờ của ban đêm hay ban ngày và vì vậy không phải là

những giờ để đo thời gian thực sự. Chúng được gọi là những giờ

"tạm thời" vì chúng chỉ có giá trị tạm thời và không bằng một giờ

của ngày kế tiếp. Vấn đề sẽ đơn giản hơn nhiều nếu làm được một

đồng hồ để đo một đơn vị cố định, không đổi. Nhưng phải mất

nhiều thế kỷ trước khi có được một chiếc máy đo thời gian trừu

tượng bằng cách đo một cái gì khác với một đoạn của ban ngày hay

ban đêm.

Không phải những dòng nước thời gian, mà là những hạt cát

thời gian chảy xuống đã tạo cảm hứng cho những thi sĩ thời cận

đại về thời gian trôi qua. Ở nước Anh, người ta thường để các đồng

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 29

http://ebooks.vdcmedia.com

hồ cát trên những cỗ quan tài để nhắc nhở rằng một đời người đã

trôi qua. Một bài thánh ca có câu này: "Cát bụi thời gian đang

chìm lắng, bình minh ló dạng chốn thiên đường".

Nhưng đồng hồ cát đo thời gian bằng những hạt cát rơi, đã

xuất hiện khá muộn màng trong lịch sử. Hiển nhiên cát không có

độ chảy dễ bằng nước và vì thế kém thích hợp hơn nước để đo

những đơn vị nhỏ bé của các giờ ban ngày và ban đêm thời ban

đầu. Bạn không thể đặt một cái thước nổi tự do trên cát. Nhưng

cát có thể chảy ở những vùng thời tiết làm cho nước bị đông. Muốn

có một đồng hồ cát hữu dụng và chính xác, cần có tài nghệ điêu

luyện của người thợ thủy tinh.

Chúng ta nghe nói đến những đồng hồ cát ở châu Âu vào thế

kỷ 8, khi truyền thuyết cho rằng một vị tu sĩ ở Chartres đã sáng

chế ra nó. Với sự tiến bộ của nghề thủy tinh, người ta đã có thể

hàn kín đồng hồ cát để giữ cho nó khỏi bị ẩm ướt làm cho cát

xuống chậm. Các quy trình phức tạp đã sấy khô cát trước khi đổ

nó vào trong bình thủy tinh. Một cuốn sách chuyên môn thời trung

cổ đã quy định cát trong bình phải là đá hoa cương đen nghiền

nhuyễn, được nấu đi nấu lại chín lần trong rượu. Trong mỗi lần

nấu, phải hớt bỏ những hạt cặn, rồi cuối cùng đem phơi nắng.

Đồng hồ cát không thích hợp để tính thời giờ dài suốt ngày,

vì nếu quá to nó sẽ kềnh càng bất tiện, hoặc nếu quá nhỏ thì phải

lật đi lật lại thường xuyên và đúng lúc mỗi lần hạt cát cuối cùng

rớt xuống. Nhưng nó thích hợp hơn đồng hồ nước để đo những

khoảng thời gian ngắn khi mà người ta chưa biết đến một dụng cụ

nào khác. Côlômbô đã sử dụng đồng hồ cát trên tàu của mình để

giữ 7 "giờ kinh" theo luật và cứ nửa giờ lại lật bình một lần khi cát

trong bình chảy hết. Vào thế kỷ 16, người ta đã dùng đồng hồ cát

để đo những khoảng thời gian ngắn trong nhà bếp. Trong các lễ

nghi ở nhà thờ, người ta cũng đặt một đồng hồ cát ở bục giảng để

điều chỉnh thời giờ cho các bài giảng. Các thợ xây và các thợ thủ

công khác cũng dùng đồng hồ cát để tính giờ làm việc của họ. Các

giáo viên cũng đem đồng hồ cát vào trong lớp để tính thời gian cho

bài giảng hay bài làm của học sinh. Một hiệu trưởng trường

Oxford thời nữ hoàng Elizabeth có lần đe dọa những học sinh lười

biếng rằng "nếu họ không chăm chỉ làm bài tập, ông sẽ để trong

lớp một đồng hồ cát hai giờ".

Sau thế kỷ 16, người ta chỉ còn sử dụng đồng hồ cát để đo tốc

độ của một con tàu. Người ta thắt những chiếc nút cách quãng

Daniel J. Boorstin 30

http://ebooks.vdcmedia.com

từng 7 sải ở một cái dây cột vào một khúc gỗ có thể nổi ở phía sau

tàu. Một thủy thủ ném khúc gỗ ra xa khỏi đuôi một chiếc tàu đang

chạy và đếm những chiếc nút đã trải ra trên dây, đồng thời có một

đồng hồ cát đo thời gian đó, chiếc tàu đang chạy với tốc độ 5 dặm

một giờ. Suốt thế kỷ 19, các tàu buồm vẫn còn "kéo khúc gỗ" từng

giờ để theo dõi tốc độ.

Cuối cùng người ta không còn sử dụng đồng hồ cát để đo giờ

giấc ban đêm nữa vì nó quá bất tiện do cứ phải lật lại đồng hồ

nhiều lần. Thỉnh thoảng người ta cũng nghĩ ra những giải pháp

khác bằng cách kết hợp một dụng cụ đo thời gian với một dụng cụ

thắp sáng. Họ tìm cách dùng lừa vừa cho ánh sáng vừa đo được

dòng thời gian trôi qua ban đêm. Những phát minh này tuy độc

đáo nhưng không thực tế. Chúng khá tốn phí, có khi nguy hiểm và

không bao giờ có được những giờ ban ngày và ban đêm đồng đều.

Vì các "giờ" co dãn như thế, nên đồng hồ lửa cũng giống như đồng

hồ cát không thể dùng để đo những khoảng thời gian dài.

Truyền thuyết kể về một chiếc đồng hồ nến nổi tiếng được

làm ra để giúp Alfred Đại Đế (849-899) giữ lời thề của ông khi ông

phải bỏ vương quốc của mình để đi lánh nạn. Ông thề rằng nếu

vương quốc được phục hồi, ông sẽ dành đủ một phần ba thời gian

mỗi ngày để thờ phượng Chúa. Theo truyền thuyết, khi trở về Anh

quốc, vua cho làm một đồng hồ nến. Người ta dùng 100 gram sáp

đúc thành sáu cây nến, cây nào cũng to đều nhau, cao 12 inch và

mỗi cây đều được khắc vạch từng inch một. Các cây nến được đốt

xoay vòng và cả sáu cây cháy hết sẽ kéo dài đúng 24 giờ. Người ta

lấy những tấm giấy kính dán vào khung gỗ để chắn gió cho nến

khỏi tắt. Nếu vua Alfred đọc kinh đủ thời gian đốt hết hai cây nến,

ông có thể chắc chắn đã làm trọn lời thề của mình.

Cả sau khi các đồng hồ cơ học trở thành phổ biến, các nhà

sáng chế vẫn không ngừng thử đủ kiểu khác nhau mà họ thấy là

thích hợp - có người dùng lửa đèn dầu để làm quay máy đồng hồ,

có người dựa vào mức tiêu hao dầu trong bình có chia độ, người

khác còn dùng bóng của một cây nến sắp tắt dọi trên một thước đo

để tính những giờ thay đổi ban đêm - tất cả đều nhằm chinh phục

đêm tối và đo thời giờ với cùng một dụng cụ.

Những sáng kiến tinh vi để tìm cách đo thời giờ ban đêm

thật không tài nào đếm nổi trước khi việc thắp sáng nhân tạo trở

nên phổ biến và ít tốn kém. Sau khi đồng hồ cơ học được phát

minh, chuông đồng hồ là một sự chinh phục bóng đêm một cách

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 31

http://ebooks.vdcmedia.com

hiển nhiên. Một nhà phát minh Pháp tài giỏi ở cuối thế kỷ 17, M.

de Villayer, đã thử dùng tới vị giác. Ông thiết kế một đồng hồ được

bố trí sao cho để khi ông chạm vào kim chỉ giờ ban đêm, nó dẫn

ông tới một hũ gia vị nhỏ được gắn ở chỗ những con số, mỗi hũ có

một vị riêng. Cả khi không nhìn thấy đồng hồ, ông vẫn luôn luôn

"nếm" được giờ.

Daniel J. Boorstin 32

http://ebooks.vdcmedia.com

CHƯƠNG 5

PHÁT MINH GIỜ ĐỒNG ĐỀU

Tuy con người đã biết phân chia thời gian của mình theo

những chu kỳ thay đổi của ánh sáng mặt trời, họ vẫn còn phải lệ

thuộc mặt trời. Để làm chủ thời giờ của mình, để kết hợp được đêm

với ngày, để chia đời sống mình thành những mảng gọn gàng, dễ

sử dụng, họ phải tìm cách xác định được những đoạn thời gian nhỏ

và chính xác - không những chia thành những giờ đều nhau, mà cả

những phút, giây và phần của giây. Họ cần phải chế ra một bộ

máy. Mãi tới thế kỷ 14 người châu Âu mới chế ra chiếc máy để đo

thời gian. Trước đó, như chúng ta đã thấy, người ta chỉ có các đồng

hồ bóng mặt trời, đồng hồ nước, đồng hồ cát và những đồng hồ tạp

nham dùng nến hay mùi vị. Trong khi việc chia thời gian thành

năm đã có từ năm ngàn năm và việc gộp những chùm ngày thành

tuần đã được biết đến từ rất lâu, thì việc chia nhỏ ngày ra lại là

một chuyện khác. Mãi tới thời cận đại chúng ta mới bắt đầu sống

theo đơn vị giờ, nói chi là đơn vị phút.

Những bước đầu tiên dẫn tới việc đo thời gian bằng máy,

khởi điểm của các đồng hồ hiện đại ở châu Âu, đã xuất phát không

phải từ các người làm nghề nông hay chăn nuôi gia súc, cũng

không phải từ các thương gia hay thợ thủ công, nhưng từ những

con người sùng đạo thao thức muốn chu toàn bổn phận thờ phụng

của mình một cách mau mắn và đều đặn. Các thầy dòng muốn biết

thời giờ ấn định để đọc kinh cầu nguyện. Tại châu Âu, các đồng hồ

cơ học được thiết kế không phải để chỉ giờ mà để nghe giờ. Đồng hồ

thực sự đầu tiên là đồng hồ báo thức. Những bộ máy đồng hồ đầu

tiên, tiền thân của ngành chế tạo đồng hồ, là những bộ máy được

kéo bằng trọng lượng làm rung một chiếc chuông sau một khoảng

thời gian đã đo sẵn. Có hai loại đồng hồ được chế tạo cho mục đích

này. Có lẽ những chiếc đầu tiên là những đồng hồ báo thức nhỏ

trong các dòng tu, hay những đồng hồ phòng - được gọi là horologia

excitatoria, hay đồng hồ đánh thức - đặt trong phòng của custos

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 33

http://ebooks.vdcmedia.com

horologi, người giữ đồng hồ. Những đồng hồ này đánh một tiếng

chuông để nhắc một thầy dòng gọi các thầy khác đi cầu nguyện.

Thầy giữ đồng hồ sẽ ra kéo chuông lớn, thường treo trên một tháp

cao để mọi người nghe được. Khoảng cùng thời kỳ ấy, người ta đã

làm những đồng hồ tháp lớn hơn để đặt trên những tháp chuông, ở

đó những đồng hồ này sẽ đánh chuông lớn cách tự động.

Những đồng hồ trong các nhà dòng báo các giờ kinh theo

luật, là những giờ giấc trong ngày được luật của Giáo hội quy định

để cầu nguyện. Số tiếng chuông đồng hồ thay đổi tùy theo giờ, từ

bốn tiếng lúc rạng đông tới một tiếng lúc trưa và rồi lại bốn tiếng

lúc đêm về. Việc định giờ chính xác cho các giờ kinh khá rắc rối vì

còn lệ thuộc từng nơi và từng mùa, nhưng các đồng hồ trong nhà

dòng có thể điều chỉnh để thay đổi thời giờ giữa các chuông tùy

theo mùa.

Các cố gắng để kết hợp các dụng cụ đo thời gian với chức

năng đánh chuông đã không bao giờ thành công hoàn toàn. Một

người Paris tài giỏi đã gắn một tấm lăng kính vào mặt đồng hồ

mặt trời để làm một kính đốt, kính này vào đúng trưa sẽ tụ ánh

mặt trời vào lỗ của một khẩu pháo nhỏ và tự động phát tiếng nổ

chào mặt trời lúc chính ngọ. Người ta kể rằng đồng hồ pháo xinh

xắn này đã được công tước d'Orléans dựng trong vườn Hoàng Cung

năm 1786 và đã khai hỏa mở đầu cho cuộc Cách Mạng Pháp.

Nhiều thế kỷ trước, người ta đã thiết kế các đồng hồ nước phức tạp

có chức năng báo giờ bằng cách lăn các viên sỏi hay phát tiếng còi.

Có thể một số dụng cụ loại này đã được thử trong các tu viện.

Nhưng các nhu cầu cơ học mới đòi hỏi một đồng hồ đúng

nghĩa, đồng hồ chạy bằng máy. Những đồng hồ chạy bằng máy

đầu tiên đã xuất hiện vào thời mà những thời gian của đời sống và

chuyển động bị chi phối hoàn toàn bởi ánh sáng mặt trời, khi ấy

người ta chưa biết đến ánh sáng nhân tạo làm lẫn lộn ngày và

đêm. Các đồng hồ chuông thời trung cổ không đánh chuông vào các

giờ tối. Sau khi đánh 4 tiếng báo giờ kinh tối, đồng hồ sẽ im không

đánh chuông nữa cho tới giờ kinh sáng vào lúc mặt trời mọc sáng

hôm sau. Nhưng dần dà do hậu quả không dự kiến trước của việc

chế tạo đồng hồ máy và do sự bắt buộc của máy móc, những đồng

hồ này phải kết hợp cả những giờ tối với những giờ sáng và chia

chúng thành 24 giờ đều nhau mỗi ngày. Như thế, các đồng hồ bắt

nguồn từ các nhà dòng với mục đích đặc biệt là đánh chuông báo

Daniel J. Boorstin 34

http://ebooks.vdcmedia.com

giờ lại chính là khởi điểm dẫn tới một lối suy nghĩ mới về thời

gian.

Đồng hồ mặt trời, đồng hồ nước và đồng hồ cát, tất cả đều

được thiết kế chủ yếu để chỉ giờ, nhờ bóng mặt trời đi qua một mặt

đồng hồ, nước chảy trong một cái chén, hay cát chảy trong một

bình thủy tinh.

Nhưng đồng hồ máy khởi thủy của các thầy dòng được thiết

kế để tạo một chuyển động cơ học và đánh búa vào một cái chuông.

Cơ chế của máy móc đòi hỏi một lối suy nghĩ và cảm nhận mới.

Thay vì dựa vào những chu kỳ của mặt trời thay đổi theo mùa, hay

dựa vào những chu kỳ ngắn hơn của các vật chảy như nước và cát,

bây giờ thời gian được đo bằng chuyển động ngắt quãng của một

bộ máy. Làm ra một máy đánh chuông báo những giờ kinh bắt đầu

và kết thúc, đó là những cái mới về cơ học, làm nền tảng cho

ngành chế tạo đồng hồ của những thế kỷ tiếp theo.

Con lắc rơi sẽ tạo ra lực làm di chuyển một cái cần đánh vào

chuông. Điều thực sự mới mẻ nơi cái máy đã có một bộ phận không

cho con lắc rơi tự do và ngắt đường rơi của nó thành những quãng

đều nhau. Đồng hồ mặt trời chỉ sự chuyển động không ngắt quãng

của bóng mặt trời và đồng hồ nước và cát hoạt động nhờ sự rơi tự

do của nước hay cát. Cái làm cho chiếc máy mới này chạy lâu hàng

giờ và đo được những đơn vị là một bộ phận khá đơn giản, hầu như

ít được biết đến trong lịch sử. Nó được gọi là cái hồi, vì nó giúp

điều chỉnh sự "hồi phục" của động lực vào trong đồng hồ.

Với tính đơn giản của những phát minh vĩ đại nhất, "cái hồi"

không là gì khác hơn sự bố trí để ngắt quãng đều đặn lực của một

vật rơi. Bộ phận ngắt này được thiết kế sao cho nó luân phiên ngắt

rồi thả lực của vật rơi trên bộ máy đang chạy của chiếc đồng hồ.

Đây là phát minh cơ bản để mọi đồng hồ hiện đại có thể tồn tại.

Hơn nữa, con lắc chỉ rơi một khoảng ngắn sẽ giúp đồng hồ chạy

lâu hàng giờ vì lực ghì xuống đều đặn của con lắc được biến thành

chuyển động ngắt quãng của bộ máy đồng hồ.

Hình thức đơn giản đầu tiên là cái hồi bằng "cần". Một thiên

tài vô danh về máy lần đầu tiên đã tưởng tượng ra để nối vật rơi

bằng cách đặt những bánh răng xen vào một trục thẳng đứng có

một thanh ngang, hay cần, cột vào những con lắc. Những con lắc

này điều khiển chuyển động. Khi những con lắc đi ra, đồng hồ

chạy chậm hơn; khi đi vào, nó chạy nhanh hơn. Chuyển động qua

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 35

http://ebooks.vdcmedia.com

lại của thanh ngang (do lực rơi của những con lắc lớn) sẽ luân

phiên làm cho các bánh răng của bộ máy đồng hồ ăn hay nhả ra.

Những chuyển động ngắt quãng này rốt cuộc sẽ đo những phút và

về sau cũng đo những giây. Dần dà, khi đồng hồ đã trở thành phổ

biến, người ta không còn nghĩ về thời gian như một dòng chảy nữa,

mà như một sự tập hợp những lúc phân biệt đã được đo lường.

Thời gian cai quản đời sống con người không còn là những chu kỳ

co giãn êm đềm trôi của mặt trời nữa. Thời gian cơ học không trôi

nữa. Tiếng tích tắc của quả lắc đồng hồ sẽ trở thành tiếng nói của

thời gian.

Rõ ràng là đồng hồ máy không còn dính líu gì tới mặt trời

hay chuyển động của các hành tinh nữa. Các luật của chính nó tạo

ra hàng loạt những đơn vị đồng đều và vô tận. "Độ chính xác" của

một đồng hồ sẽ tùy thuộc độ chính xác và đều đặn của cái hồi.

Trong kinh nghiệm nhân loại, có ít cuộc cách mạng lớn hơn

bước tiến triển từ giờ theo mùa hay giờ "tạm" sang giờ đồng đều.

Đây chính là tuyên ngôn độc lập của con người đối với mặt trời,

bằng chứng mới của việc con người làm chủ chính mình và làm

chủ vạn vật. Chỉ sau này người ta mới phát hiện ra rằng mình đã

đạt được quyền làm chủ này nhờ việc đặt mình dưới quyền thống

trị của một bộ máy với những đòi hỏi tuyệt đối của nó.

Hơn hẳn các phát minh trước đó, đồng hồ máy bắt đầu đo

chung các giờ ban đêm với các giờ ban ngày. Để chỉ đúng giờ lúc

bình minh, bộ máy này phải chạy liên tục thâu đêm.

Một ngày bắt đầu lúc nào? Trả lời câu hỏi này cũng giống

như trả lời cho câu hỏi có bao nhiêu ngày trong một tuần. Nhiều

cách trả lời lắm! Chương 1 sách Sáng Thế nói: "Có một buổi chiều

và một buổi sáng, đó là ngày thứ nhất" nghĩa là "ngày" đầu tiên lại

chính là một đêm. Có thể đây là một lối diễn tả tính mầu nhiệm

của việc Tạo dựng, để cho Thiên Chúa thực hiện công việc của

Người trong bóng đêm. Người Babylon và người Ấn Độ cổ đại tính

ngày bắt đầu lúc mặt trời mọc. Người Athen, giống như người Do

Thái, tính ngày bắt đầu lúc mặt trời lặn và cứ theo như thế cho tới

hết thế kỷ 19. Người Hồi Giáo Chính Thống cắt nghĩa Kinh thánh

theo nghĩa đen, vẫn tiếp tục bắt đầu ngày của họ lúc hoàng hôn,

lúc đó họ vẫn để đồng hồ của họ chỉ 12 giờ.

Cả sau khi đã xuất hiện đồng hồ cơ học, mặt trời vẫn để lại

dấu vết trong cách tính các giờ. Các đồng hồ chỉ 24 giờ của thời kỳ

Daniel J. Boorstin 36

http://ebooks.vdcmedia.com

đầu vẫn còn lệ thuộc mặt trời một cách kỳ lạ. Trên những đồng hồ

này, giờ cuối của 24 giờ là lúc chiều tà.

Đồng hồ đã không giải phóng chúng ta hoàn toàn khỏi mặt

trời, vì những đòi hỏi của bóng tối và ánh sáng. Ở Tây Âu, các giờ

đồng hồ tiếp tục được tính số từ giữa trưa, là lúc mặt trời ở thiên

đỉnh, hay từ nửa đêm là thời điểm ở giữa hai buổi trưa. Ở phần lớn

châu Âu và châu Mỹ, một ngày vẫn bắt đầu từ nửa đêm theo đồng

hồ.

Nguồn gốc nếp sống hàng ngày của chúng ta là kết quả của

những phát minh đến từ khắp nơi trên thế giới. Chúng ta biết một

năm có 365 ngày là nhờ các giáo sĩ Ai Cập cổ xưa, trong khi tên

của các tháng trong năm theo các ngôn ngữ phương Tây - January,

February, March - và các ngày trong tuần - Saturday, Sunday,

Monday - bắt nguồn từ những nhà chiêm tinh Do Thái, Hi Lạp và

Rôma. Và việc chúng ta chia một ngày thành 24 giờ là kết quả

tổng hợp của những phương thức tính toán của người Hi Lạp, Ai

Cập và Babylon.

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 37

http://ebooks.vdcmedia.com

CHƯƠNG 6

MANG THỜI GIAN ĐI KHẮP NƠI

Năm 1583, Galileo Galilei (1564 - 1642), khi đó là một thanh

niên 19 tuổi, đang cầu nguyện ở giếng rửa tội trong Vương Cung

Thánh Đường Pisa thì bị phân tâm bởi cây đèn dầu phía trên bàn

thờ lắc qua lắc lại. Bất kể cây đèn lắc dài hay ngắn thì hình như

thời gian nó lắc từ bên này sang bên kia đều bằng nhau.

Đương nhiên Galileo không có đồng hồ, nhưng ông đã kiểm

tra các khoảng lắc bằng mạch tim của mình. Theo lời ông kể lại,

cái thắc mắc kỳ lạ của đời sống thường nhật này đã kích thích ông

bỏ ngành y như cha ông đã quyết định, để theo ngành toán học và

vật lý. Tại giếng rửa tội của nhà thờ, ông đã khám phá ra cái mà

các nhà vật lý sẽ gọi là tính đẳng thời, hay thời gian đều nhau của

quả lắc - đó là thời gian quả lắc đong đưa sẽ thay đổi không theo

chiều ngang đường đi của quả lắc mà theo độ dài của quả lắc.

Khám phá đơn giản này đã trở thành biểu tượng của thời đại

mới. Tại đại học Pisa, nơi Galileo theo học, các môn thiên văn và

vật lý đều được giảng dạy theo sách giáo khoa của Aristốt. Nhưng

lối học độc đáo của Galileo dựa vào quan sát và đo lường những

điều ông thấy, đã mở ra một thời đại mới trong việc đo thời gian.

Ba thập niên sau khi Galileo mất, sai số trung bình của những

đồng hồ tốt nhất đã giảm từ 15 phút xuống chỉ còn 10 giây mỗi

ngày.

Một đồng hồ chỉ đúng thời gian với vô số những đồng hồ khác

ở khắp nơi đã biến thời gian thành một đơn vị đo lường vượt không

gian. Các cư dân ở Pisa có thể biết giờ ở Florence hay ở Rôma vào

bất cứ lúc nào. Các đồng hồ đó một khi đã chạy đồng bộ, sẽ tiếp tục

chạy đồng bộ. Nó không còn chỉ thuận tiện cho một địa phương để

tính giờ làm việc của công nhân hay định giờ cầu nguyện hay một

cuộc họp hội đồng thành phố; từ nay đồng hồ đã trở thành một

thước đo thời gian toàn cầu. Cũng giống như trước đây, giờ đồng

đều đã chuẩn hóa các đơn vị thời gian của ngày và đêm, đông và

Daniel J. Boorstin 38

http://ebooks.vdcmedia.com

hạ, ở bất kỳ thành phố nào, thì bây giờ đồng hồ chính xác đã

chuẩn hóa các đơn vị thời gian trên khắp hành tinh.

Hành tinh của chúng ta có một số đặc tính làm cho điều kỳ

diệu này thực hiện được. Vì trái đất xoay quanh trục của nó, mọi

nơi trên mặt đất đều đi qua một ngày 24 giờ với một vòng quay đủ

360 độ. Các đường kinh tuyến đánh dấu những độ này. Khi trái

đất quay, nó đưa buổi giữa trưa lần lượt đi qua các nơi khác nhau.

Khi ở Istanbul đang là trưa, thì ở Luân Đôn mới chỉ là 10 giờ sáng.

Trong một giờ, trái đất quay 15 độ. Vì thế chúng ta có thể nói rằng

Luân Đôn ở 30 độ kinh tây Istanbul, hay hai giờ tây Istanbul và

như thế những độ kinh này trở thành đơn vị đo cả không gian và

thời gian. Nếu bạn có một đồng hồ chính xác đặt giờ ở Luân Đôn

và mang theo sang Istabul, chỉ cần đối chiếu với giờ địa phương ở

Istanbul là bạn có thể biết mình đã đi xa về hướng đông bao nhiêu,

hay đông Istabul cách xa Luân Đôn bao nhiêu.

Nếu bạn là người du lịch đường dài và muốn biết chính xác

vị trí bạn đang ở, bạn sẽ thấy khó biết vị trí trên biển hơn trên đất

liền. Trên đất liền bạn có thể biết vị trí của mình nhờ những điểm

mốc chết như núi đồi, sông ngồi, nhà cửa, đường xá và thành phố.

Nhưng các mốc trên biển rất hiếm và nếu có thì cũng chỉ những

người quan sát lành nghề mới nhận ra được. Biển rộng mênh

mông, chỗ nào trông cũng giống chỗ nào, nên tự nhiên đã thúc đẩy

những người đi biển tìm vị trí của mình bằng cách quan sát bầu

trời, mặt trời, mặt trăng và các chòm sao. Họ tìm những mốc trên

trời để biết những mốc trên biển. Không lạ gì thiên văn học đã trở

thành người hầu của thủy thủ và Thời Đại Colômbô đã dẫn tới

Thời Đại Copernic. Nhờ kính viễn vọng mới được phát minh hướng

lên bầu trời và nhờ quan niệm mới của Galileo về mặt trăng, sao

Mộc và sao Kim, con người đã khám phá ra biển cả, vẽ bản đồ

những đại dương và xác định được những lục địa mới.

Khi người ta bắt đầu công cuộc thăm dò biển cả, họ cảm thấy

nhu cầu hiểu biết bầu trời lớn hơn bao giờ hết. Họ phải xác định vị

trí của chính họ, dựa trên vĩ bắc hay nam của xích đạo và trên

kinh đông hay tây của một điểm nào đó đã được thỏa thuận trước.

Nhưng xác định độ kinh (tương quan đông - tây) bao giờ cũng

khó hơn là độ vĩ (tương quan bắc - nam) và điều này giải thích tại

sao phải rất lâu con người mới tìm ra Tân Thế Giới, tại sao

Colômbô đã có can đảm làm cuộc vượt biển để khám phá và tại sao

"Đông" và "Tây" đã bị ngăn cách lâu như thế. Chẳng hạn, để xác

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 39

http://ebooks.vdcmedia.com

định vị trí đông - tây của mình trên hành tinh, người đi biển phải

đo sự khác biệt về thời gian lúc mặt trời giữa trưa tại những điểm

khác nhau.

Xác định độ vĩ đơn giản hơn nhiều, vì độ cao của mặt trời

trên đường chân trời là một yếu tố quyết định. Ở xích đạo vào mọi

mùa, mặt trời giữa trưa ở thẳng phía trên hay ở độ cao 90, trong

khi ở Bắc Cực mùa đông hoàn toàn không có mặt trời còn mùa hè

luôn luôn có mặt trời. Ở những nơi nằm giữa hai vùng trên, người

ta ghi nhận độ cao của mặt trời giữa trưa trên đường chân trời, rồi

đối chiếu với những bảng thiên văn trong sách niên giám quốc gia

để biết mình đang ở cách xa xích đạo về phía bắc hay nam bao

nhiêu. Để làm việc này, dụng cụ duy nhất cần có là một cây thước

nhắm để đo độ cao của mặt trời trên đường chân trời. Người Hi

Lạp xưa chỉ cần nhìn độ cao của các ngôi sao trên đường chân trời

để xác định vĩ độ mà không cần dùng đến dụng cụ nào cả. Các

bảng thiên văn trong các sách giáo khoa hàng hải thời trung cổ

chính xác đến nỗi một người đã xác định được vĩ độ của mình mà

chỉ xê xích một nửa độ hay ít hơn thế.

Những người đi biển càng ra xa ngoài đại dương bao la càng

nhận ra mình biết quá ít về hành tinh của mình. Họ phải giải

quyết vấn đề kinh độ. Từ vị Toàn Quyền của Liên hiệp các Tỉnh

Hà Lan, Galileo được nghe nói về nhu cầu cấp bách giải quyết vấn

đề này của các nhà hàng hải. Ngay từ năm 1610, ông đã gợi ý cho

vị Toàn Quyền rằng kinh độ có thể xác định được trên biển nhờ

quan sát bốn vệ tinh của sao Mộc mà ông đã khám phá ra hồi đầu

năm ấy. Nhưng việc này đòi hỏi phải quan sát một thời gian dài

qua một kính viễn vọng dài đặt cao trên boong một chiếc tàu đang

di chuyển trên biển và vì thế việc này không thực hiện được. Sau

đó ông chế ra một chiếc nón có gắn một kính viễn vọng để người

quan sát đội trên đầu và ngồi trên một chiếc bệ có những khớp

cardan, giống như những chiếc bệ dùng để giữ cho la bàn của một

con tàu luôn ở vị trí nằm ngang. Tuy phương pháp này cho thấy

rất thực tiễn khi quan sát trên đất, nó lại không bao giờ có tác

dụng trên biển. Cuối cùng ông đã khuyên làm một dụng cụ đo thời

gian chính xác cho người đi biển. Sau khi ông khám phá ra quả lắc

là một dụng cụ đo thời gian đơn giản, ông suy ra rằng nếu nó có

thể đo mạch của con người, có lẽ nó cũng có thể là một chiếc đồng

hồ chính xác để đi biển. Mãi tới mười năm cuối đời mình, khi ông ở

trong tình trạng ẩn dật bắt buộc, Galileo mới tự mình khai thác

Daniel J. Boorstin 40

http://ebooks.vdcmedia.com

khả năng này, nhưng lúc đó mắt ông đã mù khiến ông không thể

lắp ráp chiếc đồng hồ ông đã thiết kế.

Người Hà Lan hồi đó có những trạm trú quân ở vùng viễn

đông trên các bờ biển châu Á, cảm thấy hơn bao giờ hết nhu cầu

xác định tốt hơn kinh độ, nhu cầu có đồng hồ đi biển. Chàng thanh

niên Christiaan Huygens tài giỏi (1629 - 1695) bắt tay giải quyết

vấn đề. Từ 27 tuổi, anh đã chế ra đồng hồ quả lắc đầu tiên của

mình và anh đã thử đi thử lại. Nhưng anh không bao giờ thành

công hoàn toàn, vì quả lắc không thể giữ thời giờ chính xác trên

một chiếc tàu tròng trành, bập bềnh.

Trước khi có một đồng hồ đi biển chính xác, người đi biển

muốn biết vị trí của mình phải là một nhà toán học giỏi. Phương

pháp được nhìn nhận để tìm kinh độ trên biển là bằng quan sát

chính xác mặt trăng và điều này đòi phải có những dụng cụ tinh

xảo và những tính toán chi li. Chỉ cần sai 5 inch khi quan sát mặt

trăng sẽ có nghĩa là sai 2,5 độ kinh, tương đương với 150 dặm trên

biển - đủ để một con tàu đụng phải những tảng đá ngầm nguy

hiểm. Những sự tính toán sai lầm gây tai họa có thể xuất phát từ

những dụng cụ thô sơ, từ một sai lầm trên bảng đo lường hàng hải,

hay từ chuyển động lắc lư của con tàu. Điều này khiến cho vấn đề

tìm kinh độ trở thành một vấn đề thuộc khoa học cũng như kỹ

thuật. Các cường quốc hàng hải đã phấn khởi tổ chức những lớp

toán học cho những thủy thủ thường. Khi Charles II mở một lớp

toán học cho 40 học sinh ở Christ's Hospital, một trường từ thiện

"áo Xanh" ở Luân Đôn, các giáo viên cảm thấy khó thỏa mãn cùng

một lúc các thủy thủ và các học sinh toán học. Các người quản trị

nhà trường nhận thấy rằng Drake, Hawkins và những nhà hàng

hải lớn đã thành công mà không cần toán học, nên đặt vấn đề

những thủy thủ tương lai có thực sự cần đến toán học hay không.

Đứng về phía toán học, Sir Isaac đã lập luận rằng những quy luật

cũ không còn thích hợp nữa. "Các học sinh toán học là những bông

hoa của nhà trường, các em có khả năng hưởng nhận tri thức tốt

hơn và nếu được dạy dỗ tốt và theo học những vị thầy giỏi, các em

trong tương lai có thể cung cấp cho đất nước những thủy thủ,

những nhà đóng tàu, kiến trúc sư, kỹ sư, chuyên viên toán học về

đủ lãnh vực, trên biển và trên đất, tài ba hơn những người mà

nước Pháp hiện đang tự hào".

Tuy nhiên, những tính toán để tìm kinh độ nhờ quan sát mặt

trăng rất phức tạp. Cần tìm ra một phương pháp nào đó, tốt nhất

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 41

http://ebooks.vdcmedia.com

là một bộ máy, để giúp cho những thủy thủ ít học dễ tìm ra vị trí

trên biển của mình.

Năm 1604, Vua Philip III của Tây Ban Nha treo giải 10.000

ducat cho ai có giải pháp và sau đó vua Louis XIV của Pháp cũng

treo giải 100.000 florin. Và Toàn Quyền Hà Lan cũng treo giải mà

Galileo đã giải đáp.

Ở Anh, động lực thúc bách giải quyết vấn đề kinh độ không

phải là nhu cầu của những thủy thủ trên những đại dương xa xôi

mà là do một thảm họa xảy ra ngay ở thềm lục địa phía bờ biển

phía nam. Năm 1707, một tàu chiến Anh va vào đá ngầm của

quần đảo Scilly, gồm 140 hòn đảo nhỏ cách xa bờ biển không đầy

40 dặm. Toàn bộ thủy thủ bị chìm cùng với thuyền trưởng của họ,

Đô đốc Clowdisley Shovell, mẫu thuyền trưởng anh hùng. Vào thời

hải quân Anh ở đỉnh cao vinh quang, cái chết của nhiều thủy thủ

như thế ở rất gần đất liền và không phải do kẻ thù tấn công, quả

là chuyện đau đớn. Lương tâm quần chúng bị đánh động. Hai nhà

toán học lỗi lạc tuyên bố công khai rằng tai nạn đã có thể tránh

được nếu các thủy thủ có hiểu biết về kinh độ. Chỉ cần họ biết cách

tìm kinh độ, mà điều này "các thủy thủ bình thường có thể hiểu và

áp dụng cách dễ dàng mà không cần đến những tính toán rắc rối

của thiên văn học".

Do biến cố thúc đẩy, Quốc hội vào năm 1714 đã thông qua

một đạo luật "Treo một Giải Thưởng Công Cộng cho người nào hay

những người nào tìm ra được Kinh độ trên Biển".

Rõ ràng một đồng hồ quả lắc không thể đoạt giải. Để tính

được thời gian trên một con tàu tròng trành, lắc lư, phải có một

phương pháp khác. Đồng hồ phải không có con lắc hay quả lắc.

Có người nảy ra ý tưởng nếu cuộn tròn một thanh kim loại

mỏng thành một lò xo, khi nó bung ra nó có thể tạo lực đẩy cái

máy. Kiến trúc sư người ý Brunelleschi có lẽ đã chế ra chiếc đồng

hồ chạy bằng dây cót khoảng năm 1410. Một thế kỷ sau, một thợ

khóa người Đức đã chế những đồng hồ nhỏ chạy bằng dây cót.

Nhưng dây cót cũng có vấn đề của nó. Với con lắc rơi, lực tạo ra lúc

đầu và lúc cuối luôn đều nhau, nhưng với dây cót, khi dây cót càng

bung ra thì lực càng yếu dần. Một giải pháp tài tình cho vấn đề

này là chiếc "bánh côn", một cái lõi cônic được thiết kế sao để khi

lò xo bung ra, thì chính hình thù của cái lõi tạo một lực tăng dần

trên máy.

Daniel J. Boorstin 42

http://ebooks.vdcmedia.com

Ban đầu, những chiếc đồng hồ bỏ túi mới này có đủ thứ hình

dạng. Có đồng hồ hình sọ người, quả trứng, quyển sách, thánh giá,

chó, sư tử, hay chim bồ câu, Và có một số được thiết kế để cung cấp

những lịch thiên văn, chỉ những chuyển động của mặt trời, mặt

trăng và các ngôi sao.

Nhưng những đồng hồ đầu tiên chạy bằng dây cót này cũng

không chính xác hơn những đồng hồ quả lắc mà chúng thay thế.

Lúc đầu mặt đồng hồ đặt này ngang phía trên và chỉ có một kim

chỉ giờ. Cho tới đầu thế kỷ 17, bộ máy không có bao chịu bụi và

nước. Sau đó đồng hồ được đặt đứng và mặt đồng hồ trông ra

ngoài, được đặt trong một khung bằng đồng. Nhưng vì nó vẫn còn

dựa trên cái thanh hồi của thời kỳ đầu, nên sự thiếu chính xác là

chuyện thường. Khi Hồng y Richelieu giới thiệu sưu tập đồng hồ

của mình, một vị khách vô ý đánh rớt hai chiếc cùng một lúc trên

nền nhà. Vị Hồng y điềm nhiên nhận xét, "Đây là lần đầu tiên hai

cái chạy giống nhau!".

Một đồng hồ bỏ túi chính xác hơn cần phải có một bộ phận

điều khiển chính xác hơn. Cả cái hồi bằng thanh lẫn cái hồi quả

lắc đều không đáp ứng được điều này.

Thời gian đầu, đồng hồ đi biển còn mắc tiền nên các thuyền

trưởng vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp mặt trăng. Nhưng dần

dà, việc sản xuất những đồng hồ rẻ tiền còn dễ hơn là việc đào tạo

thủy thủ giỏi toán học.

Đồng hồ đi biển phải độc lập với trọng lực của động lực của

nó, cũng như của bộ phận điều khiển của nó. Robert Hooke có một

ý tưởng đơn sơ: nếu lực của một lò xo có thể dùng để chạy đồng hồ,

thì tại sao tính đàn hồi của nó lại không thể dùng thay cho quả lắc

để điều khiển bộ máy?

Trước khi Robert Hooke (1635-1703) lên 10 tuổi, ông đã

trông thấy một chiếc đồng hồ được tháo rời ra và thế là ông tự

mình ráp lấy một chiếc bằng gỗ. Ở đại học Christ Church, Oxford,

ông lớn tuổi hơn các sinh viên khác và được tham gia một nhóm

nghiên cứu khoa học gồm nhà kinh tế học tiên phong William

Petty, kiến trúc sư Christopher Wren và nhà vật lý học Robert

Boyle. Hooke làm ra những chiếc máy để trắc nghiệm những lý

thuyết mà những người kia đang khai triển. Khi Royal Society

được thiết lập năm 1662, họ đã khôn ngoan chọn Hooke, lúc bấy

giờ mới 27 tuổi vào chức vụ Phụ trách thí nghiệm, có nhiệm vụ thử

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 43

http://ebooks.vdcmedia.com

những thí nghiệm do các thành viên đưa ra. Trong cuốn

Micrographia (1665) của mình, Hooke đã cho thấy ông nắm bắt

được cái mấu chốt của thời đại mới. Ông viết, "Sự thật là khoa học

về Thiên Nhiên đã quá lâu chỉ là công việc của khối óc và trí tưởng

tượng. Đã đến lúc nó phải quay trở về với tính chất rõ ràng và

vững chắc của việc quan sát vật chất và những sự vật hiển nhiên".

Năm 1658, khi mới 23 tuổi, Hooke đã nghĩ rằng có thể làm

bộ phận điều khiển của đồng hồ đi biển bằng việc "dùng những

dây cót thay vì trọng lực để làm cho một vật thể rung động trong

bất kỳ tư thế nào". Một dây cót gắn vào một con lắc có thể làm cho

con lắc lắc qua lắc lại quanh tâm trọng lực của chính nó và như

thế tạo một chuyển động tuần hoàn cần để bộ máy đồng hồ dừng

hay chạy và nhờ đó chỉ các đơn vị thời gian. Trực giác này có tính

quyết định cho việc làm ra đồng hồ đi biển.

Nếu mẫu đồng hồ của ông được chứng nhận bằng sáng chế,

ông đã có một tài sản rất lớn. Các nhà khoa học đồng nghiệp của

ông, trong đó có Robert Boyle và William Brouncker, cả hai đều

giàu có, đã muốn tài trợ dự án của ông. Nhưng Hooke đã từ chối

khi họ không đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của ông. Năm 1674, khi

Huygens, đối thủ người Hà Lan của ông thực sự làm ra chiếc đồng

hồ đeo tay chạy bằng lò xo con lắc, Hooke tức giận và tố cao

Huygens đã ăn cắp phát minh của ông. Để khẳng định ưu thế của

mình, năm sau ông chế tạo chiếc đồng hồ đeo tay để gửi tặng vua,

trên đồng hồ có ghi dòng chữ khẳng định Hooke đã sáng chế ra bộ

máy quyết định này từ năm 1658. Hooke đã trở thành tác giả

không thể tranh cãi của định luật Hooke: Ut tensio vis - sức căng

bao nhiêu thì lực bấy nhiêu: một lò xo khi bị kéo căng sẽ tạo một

phản lực bằng với lực căng của nó. Nhưng quyền ưu tiên cho hầu

hết các sáng chế chuyên biệt của ông, kể cả con lắc lò xo, thì còn

nhiều tranh cãi. Dù ai là "nhà phát minh đầu tiên" của những thứ

đó, thì rốt cuộc việc kết hợp một dây cót chính làm động lực và một

lò xo con lắc làm bộ phận điều khiển đã tạo ra chiếc đồng hồ đi

biển.

Thời gian đầu, những đồng hồ biển còn mắc tiền, nên các

thuyền trưởng vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp mặt trăng.

Nhưng dần dà việc sản xuất những đòng hồ rẻ tiền vẫn dễ hơn là

việc đào tạo những thủy thủ giỏi toán học. Không chỉ có các thủy

thủ mới là những người đón nhận được sự tiện lợi của chiếc đồng

hồ. Đồng hồ chạy bằng dây cót đã trở thành một vật dụng tiện

Daniel J. Boorstin 44

http://ebooks.vdcmedia.com

mang theo cả trên đất lẫn trên biển. Với chiếc đồng hồ dễ mang

theo - càng ngày càng nhỏ, không bị trọng lực, bỏ trong túi hay đeo

ở cổ tay - mọi lãnh vực của đời sống con người sẽ mang một ý nghĩa

mới về thời gian.

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 45

http://ebooks.vdcmedia.com

Phần III

Chiếc đồng hồ của nhà truyền giáo

Đối với người Trung Hoa, trời thì

tròn nhưng trái đất thì vuông và dẹt,

và họ tin chắc rằng nước của họ ở ngay

trung tâm của trái đất. Họ không

thích cái ý tưởng của các bản đồ địa lý

phương tây, đẩy đất Trung Hoa của họ

ra một góc của phương Đông.

Daniel J. Boorstin 46

http://ebooks.vdcmedia.com

CHƯƠNG 7

MỞ ĐƯỜNG VÀO TRUNG HOA

"Người ta không phải ngạc nhiên vì

các hiền nhân Trung Hoa đã không làm

những bước đó. Điều đáng ngạc nhiên là đã

có người làm được những khám phá đó",

lbert Einstein, (1953).

Giờ đây, xét về mặt kỹ thuật, người ta ở đâu cũng có thể xác

định được vị trí của mình trên trái đất. Nhưng điều đó có thể về

mặt kỹ thuật thì lại không luôn luôn có thể về mặt xã hội. Truyền

thống, tập quán, phong tục, ngôn ngữ, cơ chế, hàng ngàn thói quen

nho nhỏ, những lối suy nghĩ và hành động, đã là những rào cản.

Chuyện ly kỳ về chiếc đồng hồ bên phương Tây đã không xảy ra

bên phương Đông.

Năm 1577, tại Đại học Dòng Tên ở Rôma, linh mục trẻ tên là

Matteo Ricci (1552-1610) lúc đó mới 25 tuổi gặp một cha từ địa sở

truyền giáo Dòng Tên ở ấn Độ trở về, liền quyết định đi truyền

giáo tại vùng thế giới đó để "thu vào kho lẫm của Giáo Hội Công

Giáo những hoa màu phong phú do hạt giống Tin mừng gieo vãi

tại đó". Nhà truyền giáo trẻ đã bộc lộ rõ một khối óc độc lập sẽ biến

ông thành một trong số những nhà truyền giáo vĩ đại nhất.

Lúc cậu bé được 17 tuổi, cha cậu đã gởi cậu đến Rôma để học

luật. Sợ rằng con mình sẽ bị dụ dỗ đi tu làm linh mục, cha cậu đã

ra lệnh cho cậu không được học các môn tôn giáo. Bất chấp những

cố gắng của cha mình, Matteo đã xin gia nhập Dòng Tên trước khi

cậu 20 tuổi, sau đó viết thư xin cha mình chấp thuận. Khi ông

Ricci (bố) vội vàng đi Rôma để rút con mình ra khỏi nhà tập Dòng

Tên, dọc đường bị ngã bệnh, ông tin rằng đây là ý của Chúa để con

mình theo ơn kêu gọi của nó. Thế là Matteo Ricci bỏ Rôma đi

Genoa, rồi từ đó đáp tàu sang Bồ Đào Nha, để quá giang trên một

tàu buôn sang ấn Độ. Khi đến Goa, một vùng đất thuộc Bồ Đào

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 47

http://ebooks.vdcmedia.com

Nha ở bờ biển tây nam, tháng 9 năm 1578, ông ở lại đó bốn năm để

học và dạy thần học. Sau đó các bề trên Dòng Tên của ông cử ông

sang truyền giáo tại Macao, ở đó ông bắt đầu học tiếng Trung Hoa.

Chỉ cách thành phố thương mại lớn Quảng Đông một cái vịnh,

Macao có vẻ là một bệ phóng lý tưởng cho các nhà truyền giáo.

Ricci và một linh mục bạn, Michele Ruggieir, sống 7 năm ở

Châu Thanh, một thành phố phía tây Quảng Đông. Họ xây một

ngôi nhà truyền giáo và dù bị sự nghi kỵ của dân chúng và thỉnh

thoảng có những trận mưa đá do bàn tay của những người thù

nghịch, nhưng mọi người đều coi các ông là những người học rộng.

Trên tường phòng khách của ngôi nhà truyền giáo, Ricci trên một

tấm bản đồ thế giới. Chính ông đã thuật lại như sau:

"Trong số những nước lớn, Trung Hoa là nước có nền thương

mại kém nhất; thực vậy, có thể nói họ hầu như không có giao lưu

nào với thế giới bên ngoài và hậu quả là họ mù tịt không biết gì về

thế giới nói chung. Thực ra, họ cũng có những họa đồ giống như

bản đồ này và họ cho đó là cả thế giới, nhưng thế giới của họ chỉ là

15 tỉnh của Trung Hoa và trên phần biển chung quanh bản đồ, họ

cũng vẽ ra một vài hòn đảo và đặt tên cho chúng bằng cái tên của

những vương quốc khác nhau mà họ được nghe nói đến. Tất cả

những hòn đảo này gộp lại cũng không to bằng tỉnh nhỏ nhất của

Trung Hoa. Với một kiến thức hạn chế như thế, không lạ gì họ

huênh hoang rằng nước họ là cả thế giới và họ gọi đó là Thiên hạ,

nghĩa là tất cả những gì ở dưới bầu trời. Khi họ biết Trung Hoa chỉ

là một phần của phương đông to lớn, cho rằng ý tưởng này là khác

xa với ý tưởng của họ, hoàn toàn vô lý và họ muốn tìm đọc về

những chuyện này, để có thể đánh giá tốt hơn.

Chúng tôi phải nêu ra đây một khám phá khác giúp chính

phục thiện chí của người Trung Hoa. Đối với họ, trời thì tròn

nhưng trái đất thì vuông và dẹt và họ tin chắc rằng nước của họ ở

ngay trung tâm của trái đất. Họ không thích cái ý tưởng của các

bản đồ địa lý phương tây đẩy đất Trung Hoa của họ ra một cái góc

của phương Đông. Họ không thể nắm được những chứng minh

rằng trái đất hình cầu, gồm có đất và nước và tự bản chất một

hình cầu không có chỗ bắt đầu và chỗ cuối...

Ở Trung Hoa, việc ra lịch, giống như việc in tiền ở châu Âu,

có nghĩa là công bố quyền bính của một triều đại mới. Làm giả lịch

hay dùng một lịch không chính thức là phạm tội khi quân. Thiên

văn học và toán học chỉ dành cho những người có thẩm quyền...

Daniel J. Boorstin 48

http://ebooks.vdcmedia.com

Vì không hiểu biết về kích thước của trái đất và vì não trạng

quá tự tôn, người Trung Quốc nghĩ rằng chỉ có Trung Hoa là nước

đáng kính nể. Sánh với sự rộng lớn của vương quốc, việc cai trị và

tầm hiệu biết, họ coi mọi dân tộc khác không những là mọi rợ mà

còn là những con vật không có lý trí. Đối với họ, không một nơi nào

trên trái đất xứng đáng có một hoàng đế, một triều đại, hay một

nền văn hóa. Lòng kiêu ngạo của họ càng được thổi phồng do sự

ngu dốt này bao nhiêu, họ càng cảm thấy xấu hổ bấy nhiêu khi sự

thật được phơi bày".

Học thức và sự khéo léo trong giao tế của Ricci không xua

tan được những mối lo sợ của dân chúng. Một đêm họ đã ném đá

khu nhà truyền giáo, tố giác Ricci thông đồng với người Bồ Đào

Nha đánh chiếm thành phố, vu cáo ông biết phép hóa kim nhưng

không chịu dạy họ những bí mật của khoa này, rồi họ phá hủy nhà

ông, Ricci dời lên miền bắc và đi đến thủ đô Bắc Kinh.

Theo truyền thống, các hoàng đế Trung Hoa không để dân

chúng thấy mặt mình. Trong những năm suy đồi cuối triều Minh,

vua Uông Lý, một ông vua ẩn dật bệnh hoạn, tự nhốt mình trong

Cung Cấm với hoàng hậu, các phi tần và hàng trăm cung nữ, có vô

số các thái giám hầu hạ. Ngay cả những vị quan lớn nhất của vua

cũng ít khi được gặp vua, họ phải nhờ các thái giám trong cung đệ

đạt lại.

Ricci và các tu sĩ Dòng Tên đến Bắc Kinh, họ bị chặn lại và

lấy hết của cải. Quan bộ hình còn cảnh cáo "sẽ hủy ra tro tất cả

những vật gì họ mang theo có hình ảnh của con người bị đóng đinh

trên thập tự". Các quan Trung Hoa cảm thấy ghê rợn trước cảnh

máu me của người chịu đóng định và họ sợ đó là một dụng cụ của

ma thuật. Trong suốt sáu tháng bị giam cầm, các cha Dòng Tên

không còn hy vọng nào khác, họ chỉ biết "hướng lòng trí về Chúa

và quyết tâm chuẩn bị mình một cách vui vẻ để đương đầu với mọi

khó khăn, ngay cả cái chết, vì lý tưởng mà họ đã theo đuổi".

Ròng rã hai mươi năm, cha Ricci luôn cố gắng gặp mặt vua,

vì ông biết chỉ vua là người có thể mở cửa cho Tin Mừng và ông bắt

đầu lo ngại rằng sứ mạng của mình có thể kết thúc trong ngục tù ở

Bắc Kinh. Giữa sự vô vọng đó, có một lệnh của vua triệu ông vào

cung và phải mang theo lễ vật từ châu Âu. Theo cha Ricci, lý do

thật bất ngờ, đó là "một hôm vua sực nhờ ra rằng có một lời thỉnh

cầu được gởi tới mình, vua liền nói "Hãy nói cho trẫm biết, cái

đồng hồ đó đâu, cái đồng hồ biết kêu reng reng ấy; cái đồng hồ mà

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 49

http://ebooks.vdcmedia.com

những người ngoại quốc muốn đem đến đây cho trẫm, theo như họ

nói trong lời thỉnh cầu của họ?"

Thế là cha Ricci được thả, các món quà của ông được gởi đến

hoàng cung và người ta bắn pháo để báo hiệu rằng vua đã vừa

nhận được món quà. Món quà trước tiên đã được gởi đến các quan

bộ lễ xem xét và họ đã cho ý kiến như sau:

"Các nước tây dương chưa hề có quan hệ với chúng ta và

không bao giờ nhìn nhận luật lệ của chúng ta. Những ảnh tượng

của Chúa Trời và của người trinh nữ mà Lý Mã Tâu (Ricci) dâng

không có giá trị bao nhiêu. Ông ta dâng một cái túi mà ông ta nói

là đựng xương của những con người bất tử, cứ như thể là những

con người bất tử khi lên trời thì không mang theo xương của mình.

Trong một hoàn cảnh tương tự như thế, Hàn Du (một học giả

chống Phật giáo, khi được hỏi về việc người ta dâng một ngón tay

được nói là của đức Phật) đã trả lời không nên cho phép đưa

những điều mới lạ như thế vào cung, vì chúng có thể đem tai họa.

Vì thế, chúng thần khuyên không nên nhận những lễ vật này và

ông ta không được phép ở lại trong kinh thành. Phải trục xuất ông

ta về nước".

Bất chấp những lời đó, vua đã nhận lễ vật và triệu cha Ricci

vào Nội Cung.

Lễ vật của Ricci gồm hai đồng hồ rất đẹp thuộc mẫu thiết kế

mới nhất của Italy - một đồng hồ lớn chạy bằng quả lắc và một

đồng hồ nhỏ chạy bằng dây cót. Cả hai được đem đến hoàng cung

vài ngày trước khi Ricci đến và khi Ricci được triệu vào cung, chiếc

đồng hồ nhỏ vẫn còn chạy. Chiếc đồng hồ lớn ngưng chạy vì quả

lắc của nó đã rớt xuống đáy đồng hồ. Các "chuông biết kêu" làm

cho vua rất thích thú, nhưng bây giờ không còn kêu nữa. Ông vua

giống như đứa trẻ buồn phiền vì món đồ chơi bị bể, đã truyền quan

thái giám của mình ra lệnh cho Ricci trong ba ngài phải làm cho

chiếc đồng hồ chạy laị.

May thay, trong thời gian Ricci trở về Rôma, ông đã được

huấn luyện cho sứ mạng truyền giáo và ông đã để ý học nghề sửa

đồng hồ. Thế là giờ đây ông đã sẵn sàng để giảng một bài về sửa

đồng hồ.

Vua truyền cho dựng một cái tháp bằng gỗ để đặt chiếc đồng

hồ lớn trong vườn thượng uyển, nơi chỉ một mình vua và một ít

người được vua sủng ái cho vào thưởng lãm.

Daniel J. Boorstin 50

http://ebooks.vdcmedia.com

Trong chín năm tiếp theo, cha Ricci trở thành một sứ thần

được kính nể quá sức tưởng tượng của chính mình. Chiếc đồng hồ

của nhà vua "làm cho mọi người Trung Hoa kinh ngạc", cha Ricci

giải thích, chỉ vì nó là một "công trình chưa từng được nhìn thấy,

nghe thấy, hay tưởng tượng ra trong lịch sử Trung Hoa". Nhưng

cha Ricci đã lầm. Tuy các cha dòng không biết, nhưng đồng hồ

máy đã có một lịch sử rực rỡ và lâu dài ở Trung Hoa. Năm trăm

năm trước khi các cha Dòng Tên đến đó, một số cận thần được

sủng ái trong cung đã phải kinh ngạc trước một chiếc đồng hồ

thiên văn kỳ diệu. Vào thời các cha Dòng Tên đến Trung Hoa,

chiếc đồng hồ thiên văn đó là còn là một giai thoại được biết đến

nơi một vài học giả sưu tầm đồ cổ mà thôi.

Việc chế tạo đồng hồ thiên văn của Tô Tống là một truyền

thống. Năm 1077, một viên chức uyên bác tên là Tô Tống, được

vua Tống phái làm sứ giả đi mừng sinh nhật của một vua rợ phía

bắc. Năm ấy sinh nhật của vua rợ này nhằm đúng ngày đông chí.

Khi Tô Tống đến nơi, ông xấu hổ vì thấy mình đến sớm một ngày.

Có vẻ lịch của dân rợ chính xác hơn lịch Trung Quốc. Vì Tô Tống

không dám thừa nhận lịch của hoàng đế thua kém lịch dân rợ, ông

đã thuyết phục vua rợ cho phép ông hoàn thành sứ mạng ngoại

giao của mình vào ngày ông đã định.

Ở Trung Hoa, việc ra lịch, giống như việc in tiền ở châu Âu,

có nghĩa là công bố quyền bính của một triều đại mới. Làm giả lịch

hay dùng một lịch không chính thức là phạm tôi khi quân. Thiên

văn học và toán học chỉ dành cho những người có thẩm quyền, vì

những người khác có thể sử dụng chúng để xem vị trí thuận lợi của

những ngôi sao cho việc lật đổ chế độ. Vua là người đẹp lòng trời

nếu ông chăm lo tốt đẹp cho đời sống của thần dân.

Khi vua Tống hỏi sứ giả của mình là lịch Trung Hoa đúng

hay lịch rợ đúng, "Tô Tống đã nói với vua sự thật và kết quả là

những quan trông coi sở thiên văn đã bị trừng phạt". Thế là Tô

Tống được lệnh của vua thiết kế một đồng hồ thiên văn đẹp và hữu

dụng hơn tất cả đồng hồ đã có trước đó.

Mục đích của Tô Tống không phải chế tạo một đồng hồ cho

dân chúng sử dụng, nhưng là một chiếc máy làm lịch, một "đồng

hồ thiên văn" riêng cho Thiên Tử.

"Theo ý kiến của hạ thần, trong những triều đại trước đã có

nhiều phương pháp và kiểu thiết kế những dụng cụ thiên văn

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 51

http://ebooks.vdcmedia.com

khác nhau, mỗi thứ đều khác nhau một chút. Nhưng nguyên lý sử

dụng sức nước để chạy máy vẫn luôn luôn là một. Các thiên thể di

chuyển không ngừng, nhưng nước cũng chảy (và đổ) không ngừng.

Vâỵ nếu ta làm sao cho nước đổ đều một cách hoàn hảo, thì việc so

sánh các chuyển động vòng tròn (của các thiên thể và của chiếc

máy) sẽ cho thấy không có sai lệch hay mâu thuẫn; vì vạn vật biến

dịch không ngừng".

Ông đã soạn một "Thiết Kế Mới Cho Một Khung Hỗn Thiên

Nghi Và Thiên Cầu Chạy Bằng Máy" rất tỉ mỉ để có thể chuẩn bị

từ đó những bản vẽ chi tiết và làm những mô hình vận hành của

máy.

Tháp đồng hồ thiên văn cao 10 mét là một cấu trúc năm tầng

trông giống như một ngôi chùa. Ở tầng trên cùng, nơi người ta đi

lên bằng một cầu thang riêng bên ngoài, có một khung hỗ thiên

nghi bằng đồng chạy bằng máy trong đó có một quả cầu thiên văn

quay tự động.

Bên ngoài mỗi tầng có những người giả cầm chuông và

chiêng để đánh vào những giờ nhất định. Bên trong tháp chính cao

tới tầng ba tính từ mặt đất, có một đồng hồ lớn, chạy bằng sức

nước chảy ở dưới đất và luân phiên đổ đầy rồi dốc cạn những chén

nhỏ trên một bánh xe quay đặt theo chiều thẳng đứng.

Cứ 1/4 giờ, toàn thể cấu trúc lại vang lên tiếng chuông, tiếng

còng, tiếng nước đổ, tiếng cọt kẹt của những bánh xe khổng lồ,

tiếng chân đi của những người giả. Tuy nhiên, bộ phận chủ yếu

chính là cái hồi dùng để ngưng và bắt đầu chạy máy khi nó phân

biệt các đơn vị thời gian. Cái hồi tài tình của Tô Tống chạy bằng

sức nước, sử dụng đặc tính lỏng của nước - giống như sau này

Hooke và Huygens sử dụng tính đàn hồi của kim loại - để tạo

chuyển động ngắt quãng cần thiết cho một máy đo giờ.

Số ít người có diễm phúc được xem Đồng Hồ Thiên Văn của

Tô Tống đều kinh ngạc khi chứng kiến cảnh ngoạn mục này, như

chính Tô Tống đã mô tả.

"Có chín mươi sáu tên hầu. Chúng được sắp xếp tương ứng

với các tiếng chuông và trống điểm các "khắc"...

Lúc mặt trời lặn, một tên hầu mặc trang phục đỏ xuất hiện

để thông báo, rồi sau hai "khắc" rưỡi lại có một tên hầu khác xuất

hiện trong trang phục màu xanh để báo giờ đêm. Các canh đêm

Daniel J. Boorstin 52

http://ebooks.vdcmedia.com

mỗi canh chia thành 5 phần nhỏ. Một tên hầu mặc trang phục đỏ

xuất hiện đầu canh, chỉ phần đầu tiên của canh, 4 phần còn lại

của canh đều là các tên hầu màu xanh. Cứ như thế, có tất cả 25

tên hầu cho năm canh đêm. Khi đến giờ đợi bình minh, gồm 10

"khắc", có một tên hầu màu xanh xuất hiện để thông báo. Rồi bình

minh gồm 2 "khắc" rưỡi được thông báo bằng một tên hầu màu

xanh khác và mặt trời mọc được thông báo bởi một tên hầu màu

đỏ. Tất cả những tên hầu này đều xuất hiện ở cổng chính giữa".

Năm 1090, chiếc máy này đã sẵn sàng để biểu diễn và hướng

dẫn cho vua cùng một số ít cận thần trong cung.

Khi một ông vua mới lên ngôi năm 1094, đám nịnh thần theo

thói lệ cũ đã tuyên bố lịch của tiên đế là sai. Không còn được sự

bảo vệ của triều đình, chiếc đồng hồ thiên văn của Tô Tống bị

người ta cướp phá để lấy đồng và đã biến mất khỏi ký ức của

những nhà trí thức. Khi cha Ricci đến Bắc Kinh, các học giả Trung

Hoa tại triều đình quá bỡ ngỡ trước phát minh "châu Âu" kỳ diệu,

họ coi đây là một cái gì mới có dưới bầu trời.

Ricci và các nhà truyền giáo Dòng Tên sau ông đã sử dụng

kiến thức thiên văn và khoa làm lịch của mình để củng cố ảnh

hưởng đối với triều đình Trung Hoa. Khi mới đến Trung Hoa, Ricci

nhận thấy lịch âm của Trung Hoa bị sai lầm, như đã từng sai lầm

suốt nhiều thế kỷ. Các nhà thiên văn của triều đình liên tục sai

lầm mỗi khi dự báo các cuộc nhật thực và vì thế tạo sự nghi ngờ về

khả năng hoàng đế tuân theo ý trời.

Cơ hội lớn đã đến với các cha Dòng Tên khi người ta dự đoán

sẽ có nhật thực vào sáng ngày 21 tháng 6 năm 1629. Các nhà

thiên văn của triều đình dự báo biến cố sẽ xảy ra lúc 10 giờ 30 và

sẽ kéo dài hai giờ. Các cha Dòng Tên lại dự báo nhật thực sẽ xảy

ra lúc 11 giờ 30 và chỉ kéo dài hai phút. Vào ngày quyết định đó,

đã tới 10 giờ 30 mà mặt trời vẫn chói chang. Các nhà thiên văn

triều đình đã sai. Nhưng các cha Dòng Tên có đúng không? Thế

rồi, đúng 11 giờ 30, nhật thực bắt đầu và chỉ kéo dài hai phút,

đúng như các cha Dòng Tên đã dự đoán. Thế là từ nay vị thế của

các cha Dòng Tên đối với Vua được vững vàng và cánh cửa Trung

Hoa mà Ricci mới chỉ hé mở nay đã mở toang để đón nhận khoa

học phương Tây. Bộ Lễ của triều đình khẩn cầu vua cho duyệt lịch

và ngày 1 tháng 9 vua truyền cho các cha Dòng Tên bắt đầu công

việc. Tiện thể, họ cùng với các người Trung Hoa dịch sang tiếng

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 53

http://ebooks.vdcmedia.com

tây phương những sách về toán học, quang học, thủy lực học và âm

nhạc và họ bắt đầu chế tạo những kính viễn vọng cho Trung Hoa.

Cùng thời kỳ này, trong khi ở Rôma, Galileo bị giáo hoàng

xét xử vì lạc giáo, thì ở Bắc Kinh các cha Dòng Tên đang dùng

những học thuyết của Galileo để giảng đạo.

Tài năng và sự khôn ngoan của những thế hệ các nhà thiên

văn - truyền giáo Dòng Tên kế tiếp đã làm cho họ được các vua

Trung Hoa sủng ái. Các nhà truyền giáo Dòng Tên đã đạt được

một quyền lực mà không người ngoại quốc nào đạt được trước đó,

mãi cho tới thế kỷ 19. Chính sự hiểu biết về lịch đã mở đường cho

các cha Dòng Tên đến được với triều đình. Tuy nhiên, không phải

lịch mà đồng hồ mới là cái mở ra nền thương mại mới giữa Đông

và Tây. Bên Tây, đồng hồ đã sớm trở thành một vật dụng hằng

ngày, trong khi ở Trung Quốc, nó vẫn luôn luôn là một món đồ

chơi trong suốt nhiều thế kỷ.

Ở thế kỷ 18, các đồng hồ quả lắc, đồng hồ tay, đồng hồ đồ

chơi đã trở thành một thứ ngoại tệ quý để người châu Âu trao đổi

với triều đình Trung Hoa. Vị vua trẻ Khang Hy, người bảo trợ cho

cha Ferdinand Verbiest, đã rất thích thú nhận được từ cha Dòng

Tên Gabriel Magalhaen một đồng hồ hình anh lính, một tay múa

kiếm, còn tay kia cầm khiên và một đồng hồ khác cứ mỗi khi bắt

đầu một giờ lại chơi một điệu nhạc khác. Khoảng những năm

1760, cha Dòng Tên phục trách các sưu tập của hoàng đế đã báo

cáo rằng hoàng cung "chật ních đồng hồ... nào là đồng hồ treo

tường, đồng hồ tay, chuông chùm, đồng hồ báo giờ, đàn organ,

đồng hồ quả cầu và đồng hồ thiên văn đủ loại - có đến trên 4 ngàn

món đồ từ những tay thợ giỏi nhất ở Paris và Luân Đôn".

Các vua Trung Hoa đã lập những nhà máy và xưởng chế tạo

riêng của mình để làm những đồ chơi dễ thương này. Vào giữa thế

kỷ 19, nhà máy chế tạo đồng hồ của nhà vua sử dụng đến một

trăm nhân công, nhưng sản phẩm của họ không sánh được với sản

phẩm của châu Âu. Vì người Trung Hoa không làm được những

dây cót chất lượng cao nên họ vẫn còn lạc hậu so với thế hệ những

đồng hồ chạy bằng quả lắc. Sau cùng, cuốn sách dạy nghề làm

đồng hồ đầu tiên đã xuất hiện bằng tiếng Trung Hoa vào năm

1809, lúc ấy số đồng hồ cũ ở Trung Hoa đã tạo đủ việc làm cho

hàng trăm thợ sửa đồng hồ.

Daniel J. Boorstin 54

http://ebooks.vdcmedia.com

CHƯƠNG 8

MẸ CỦA CÁC MÁY MÓC

Chính vì đồng hồ lúc ban đầu được chế tạo không phải như

một dụng cụ thực tiễn để phục vụ một mục đích duy nhất, nên nó

sẽ trở thành mẹ của các máy móc. Sự tiến bộ đã có nhờ sự cộng tác

giữa những nhà khoa học - Galileo, Huygens, Hooke và những

người khác - với những thợ thủ công và thợ máy.

Vì đồng hồ là những máy đo đầu tiên của thời đại mới, nên

những người chế tạo đồng hồ trở thành những người tiên phong

trong ngành chế tạo dụng cụ khoa học. Di sản vững bền của những

người chế tạo đồng hồ đầu tiên là kỹ thuật cơ bản của các máy

dụng cụ. Hai ví dụ vượt trội là nhông (hay bánh răng) và con vít.

Việc phát minh ra quả lắc bởi Galileo và sau đó bởi Huygens đã

giúp cho đồng hồ có thể chạy chính xác gấp mười lần trước kia,

nhưng điều này chỉ có thể có được nhờ việc chia và cắt thật chính

xác các bánh răng. Các nhà chế tạo đồng hồ đã phát triển những

kỹ thuật mới, đơn giản và chính xác hơn để phân chia chu vi của

một tấm kim loại hình tròn thành nhiều phần đều nhau và cắt

bánh răng với những góc thích hợp. Đồng hồ cũng cần những con

vít chính xác và vì thế cần cải tiến kỹ thuật tiện kim loại.

Hiển nhiên nhông là bộ phận liên kết chủ yếu trong một bộ

máy đồng hồ. Các răng nhông trong đồng hồ sẽ không thể cách đều

nhau hay cắt gọn nếu chúng được đẽo gọt bằng tay. Chiếc máy cắt

nhông đầu tiên mà chúng ta biết được là công trình của một thợ

thủ công người ý, Juanelo Torriano ở Cremona (1501-1575), sang

Tây Ban Nha năm 1540 để chế một đồng hồ hành tinh độc đáo cho

vua Charles V. Ông bỏ ra 20 năm thiết kế một đồng hồ có một

ngàn tám trăm bánh răng rồi bỏ ra ba năm rưỡi để thực hiện thiết

kế đó. "Chính vì thế, mỗi ngày (không kể ngày nghỉ)", bạn ông

thuật lại, "ông phải làm... trên ba bánh răng khác nhau về kích

thước, số và hình dạng răng và theo cách chúng được đặt và gài

vào nhau. Tốc độ này đã là kỳ diệu rồi, nhưng vẫn chưa kỳ diệu

bằng chiếc máy tiện tinh vi mà ông sáng chế ra... để tiện bằng một

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 55

http://ebooks.vdcmedia.com

thanh sắt những bánh răng theo đúng kích thước đòi hỏi và đúng

độ đều của các răng... mà không bánh răng nào phải làm lại lần

thứ hai vì tất cả đều chính xác ngay từ lần đầu rồi".

Giống như bánh răng, con vít cũng là phần cốt yếu đối với

ngành chế tạo máy. Mẫu sơ khởi của nó đã có từ thời Archiamedes

hay trước đó. Có thể một nhà khoa học Hi Lạp cổ đại. Hero, đã chế

ra một dụng cụ cắt vít. Nhưng chế tạo được một con vít đơn giản

vẫn là một công việc khó khăn từ lâu đời. Mãi đến giữa thế kỷ 19,

khi mà cuối cùng người ta đã làm ra được những đinh vít có đầu

nhọn, người ta mới không còn phải đục một lỗ trước để bắt con vít

vào.

Các nhà máy tiện kim loại đầu tiên đã được sáng chế bởi các

thợ đồng hồ và cho các thợ đồng hồ sử dụng. Các máy tiện sau này

chỉ là cải tiến đôi chút thiết kế ban đầu của các thợ làm đồng hồ,

nhưng là cơ bản cho kỹ nghệ máy dụng cụ. Các thợ làm đồng hồ

tiên phong của thế kỷ 17 và 18 đúng là những người chế tạo máy

tiện tiên phong.

Vào thế kỷ 17, những nhà chế tạo đồng hồ đã tiến xa một

cách ngoạn mục trước những công nghệ khác của thời đại và đã áp

dụng nguyên tắc phân công. Năm 1763, Ferdinand Berthoud đã có

thể liệt kê ra 16 loại thợ khác nhau trong ngành làm đồng hồ lớn

và 20 loại thợ đồng hồ đeo tay. Đó là những thợ lo các khâu về vận

hành, khoan lỗ, làm dây cót, làm kim, làm quả lắc, khắc mặt đồng

hồ, đánh bóng các phần bằng đồng, tráng men, mạ bạc, mạ vàng

mặt đồng hồ, làm khung, sơn giả vàng, lắp bánh răng, vặn và

đánh bóng chuông đồng hồ...

Daniel J. Boorstin 56

http://ebooks.vdcmedia.com

CHƯƠNG 9

TẠI SAO LẠI XẢY RA BÊN TÂY

Chuông đồng hồ vang lên cho

mọi người và từng người, như thi sĩ

John Donne ghi nhận vào năm

1623. Theo ông, tiếng chuông đồng

hồ công cộng là lời nhắc nhở rằng:

"tôi là thành phần của nhân loại".

Ở châu Âu, đồng hồ đã sớm trở thành một chiếc máy công

cộng. Các nhà thờ muốn các tín hữu đến tụ tập đều đặn và thường

xuyên để cầu nguyện và các thành phố phát triển muốn quy tụ

dân chúng lại với nhau để chia sẻ đời sống thương mại và giải trí.

Khi những chiếc đồng hồ có chỗ của chúng nơi những tháp chuông

nhà thờ và thành phố, chúng đã đi vào sinh hoạt của cộng đồng.

Từ trên những tháp chuông này, chúng thu hút sự chú ý của người

giàu lẫn nghèo, đánh thức sự quan tâm của cả những ai không có

nhu cầu riêng để biết giờ giấc. Các máy lúc ban đầu được dùng làm

những dụng cụ công cộng dần dà trở thành những dụng cụ cá

nhân phổ cập nhất. Nhưng những dụng cụ bắt đầu được chế tạo để

phục vụ đời sống cá nhân có thể không bao giờ trở thành những

dụng cụ phổ cập trong nhu cầu đời sống của cả một cộng đồng.

Đồng hồ đã trở thành sự quảng cáo cho chính nó, bằng cách phục

vụ cho những cộng đồng mới trên khắp châu Âu.

Một thành phố đáng tự hào ở châu Âu không thể thiếu chiếc

đồng hồ công cộng của mình, để đánh chuông báo hiệu cho người

dân quy tụ lại với nhau để tự vệ, để chia vui sẻ buồn. Chuông đồng

hồ vang lên cho mọi người và từng người, như thi sĩ John Donne

ghi nhận năm 1623 và tiếng chuông đồng hồ của công cộng là lời

nhắc nhở rằng "tôi là thành phần của nhân loại".

Như ta đã thấy, những đồng hồ của châu Âu lúc ban đầu có

mục đích báo hiệu giờ cầu nguyện cho các thầy dòng, nhưng từ khi

nó được đưa lên những tháp nhà thờ và thành phố, nó đã chuyển

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 57

http://ebooks.vdcmedia.com

sang thế giới của đời sống công cộng. Cộng đồng to lớn hơn này

sớm cảm thấy cần có chiếc đồng hồ để ấn định thời biểu cho đời

sống thường nhật. Ở châu Âu, giờ nhân tạo - giờ đồng hồ, đã đưa

việc tính toán thời gian ra khỏi lịch vũ trụ, ra khỏi cái tranh sáng

tranh tối của khoa chiêm tinh, để đi vào cái ánh sáng chói chang

của mỗi ngày. Khi năng lượng của hơi nước, của điện và ánh sáng

nhân tạo giúp cho các nhà máy liên tục hoạt động ngày và đêm,

giờ nhân tạo của đồng hồ trở thành chế độ sinh hoạt thường nhật

cho mọi người.

Cái khác với Trung Hoa là ở kịch tính và sự soi sáng. Ở

Trung Hoa, những hoàn cảnh khác nhau đã góp phần ngăn cản

đồng hồ trở thành phổ cập. Những đồng hồ máy độc đáo đầu tiên ở

Trung Quốc, như chúng ta đã thấy, được chế tạo không phải để chỉ

giờ nhưng để chỉ lịch. Và khoa làm lịch được nhà nước giữ bí mật.

Mỗi triều đại Trung Hoa được biểu tượng, phục vụ và bảo vệ bởi

lịch mới của mình. Kể từ cuộc thống nhất vương quốc vào thế kỷ 3

trước CN (khoảng năm 221) tới cuối đời Thanh, hay Mãn Châu,

triều đại của năm 1911, đã có khoảng một trăm lịch khác nhau ra

đời, mỗi lịch có một tên gọi theo triều đại hay hoàng đế đương thời.

Những lịch này không dựa theo đòi hổi của những tiến bộ về thiên

văn hay kỹ thuật quan sát, nhưng do nhu cầu đóng dấu ấn của

trời trên quyền bính của một vị vua mới. Việc làm lịch tư nhân

được coi là một tội giả mạo và bị trừng trị vì nó đe dọa sự an toàn

của vua và là một tội khi quân.

Để hiểu được tại sao mẹ của các máy móc lại kém phát triển

ở Trung Hoa, ta phải nhớ lại một số nét đặc trưng lớn trong đời

sống Trung Hoa thời cổ. Một trong những thành tựu đầu tiên, nổi

bật nhất của người Trung Hoa là một chính quyền tập trung được

tổ chức chặt chẽ. Ngay từ năm 221 trước C.N, vua Tần lên ngôi lúc

13 tuổi đã hoạt động suốt 25 năm để thống nhất các tỉnh của

Trung Quốc thành một vương quốc lớn duy nhất, với một hệ thống

quan lại khổng lồ. Ông đã thống nhất luật pháp và chữ viết, thiết

lập các hệ thống đo lường thống nhất và thậm chí ấn định cả chiều

dài của các trục bánh xe để chúng có thể khớp với các máng bánh

xe.

Vì lịch là do các vua Trung Hoa ấn định, nên tôn giáo củ

vương quốc gắn liền với chu kỳ đắp đổi của các mùa và thiên văn

học trở thành "khoa học huyền bí của các vì vua sùng đạo". Việc

trồng trọt ở Trung Hoa dựa vào thủy lợi và việc này đòi phải dự

Daniel J. Boorstin 58

http://ebooks.vdcmedia.com

đoán được nhịp điệu của những đợt mưa mùa và những đợt tuyết

tan đổ vào các con sông và kênh.

Từ những thời kỳ đầu của lịch sử Trung Hoa, đài quan sát

thiên văn luôn là một phần cốt yếu của đền vũ trụ, tức là cung

nghi lễ của vua. Khác với Hy Lạp và châu Âu thời Trung cổ, ở

Trung Quốc, khi chính quyền trung ương càng vững mạnh thì

khoa thiên văn càng trở thành vật sở hữu chính thức của nhà

nước.

Tất nhiên điều này có nghĩa là thiên văn học Trung Quốc

ngày càng mang tính chất thư lại và xa lạ. Ở đây, công nghệ đồng

hồ là công nghệ các máy thiên văn. Giống như ở phương Tây các

máy in tiền hay chế tạo thuốc súng bị nhà nước kiểm soát chặt

chẽ, thì ở Trung Hoa, các dụng cụ đo thời gian để làm lịch cũng bị

kiểm soát như vậy.

Đồng hồ thiên văn nổi tiếng của Tô Tống đã không thể được

chế tạo nếu Tô Tống không phải là một quan chức cao cấp trong

hoàng cung được giao trọng trách giúp vua tìm hiệu vận mệnh nhờ

quan sát thiên văn. Điều này cũng cắt nghĩa tại sao chỉ trong vòng

ít năm, sáng chế độc đáo của Tô Tống đã chỉ còn là một truyền

thuyết bị lãng quên. Giả như Tô Tống đã chế tạo chiếc đồng hồ

không phải cho vườn ngự uyển của một vua Trung Hoa, mà cho

một tòa thị sảnh bên châu Âu, hẳn ông đã được ca tụng là một đại

ân nhân của loài người. Công trình của ông hẳn phải trở thành

một đài kỷ niệm đáng tự hào của nhân loại, là đối tượng ganh đua

của cả thế giới.

Ngược lại, sự phổ cập của chiếc đồng hồ bên phương Tây là

do những nhu cầu của cộng đồng - nghĩa là vừa có ích cho mọi

người vừa tiện dụng. Mốc phát triển quyết định chính là sự tiến bộ

từ đồng hồ chạy bằng quả lắc sang đồng hồ chạy bằng dây cót.

Những quả lắc khiến cho đồng hồ phải cố định ở nơi nó được lắp

đặt lần đầu tiên. Nhưng một đồng hồ dây cót có thể mang đi bất cứ

nơi đâu. Với người phương Tây, đồng hồ đi biển của thế kỷ 18 là

một máy thăm dò - một dụng cụ hỗ trợ các nhà vẽ bản đồ, du

khách, người đi buôn, người nghiên cứu thực vật và người đi biển,

một dụng cụ khuyến khích các thủy thủ đi xa hơn, giúp họ biết họ

đang ở đâu, mà bảo đảm họ có thể trở lại chỗ đó một lần nữa. Sau

cùng là đồng hồ bỏ túi, rồi đồng hồ đeo tay cho phép hàng triệu

người có thể mang theo mình một dụng cụ đo giờ.

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 59

http://ebooks.vdcmedia.com

Nói rằng đồng hồ không được phát triển bên Trung Hoa

không có nghĩa là do nguồn gốc "Đông Phương" hay "Á Châu" của

nó. Chúng ta có thể lấy Nhật làm một ví dụ tương phản. Trong khi

người Trung Hoa cố chấp trong việc tự cô lập mình, luôn luôn nghi

kỵ những gì bên ngoài, thì người Nhật biết kết hợp quyết tâm bảo

tồn những nghệ thuật và định chế truyền thống của mình với khả

năng sâu sắc trong việc bắt chước và du nhập những gì đến từ

nước ngoài. Trước khi kết thúc thế kỷ 17, người Nhật đã sản xuất

những mẫu đồng hồ của châu Âu rồi. Trong thế kỷ tiếp theo, người

Nhật bắt đầu phát triển một công nghiệp đồng hồ, sản xuất ra

những chiếc đồng hồ do họ tự thiết kế với mặt số chỉ "giờ" có thể

điều chỉnh được và các kim cố định. Họ hoàn thiện loại đồng hồ hai

thanh hồi với một con lắc chỉ giờ ban ngày và con lắc thứ hai chỉ

giờ ban đêm, vì những "giờ" của ngày và đêm không bằng nhau.

Cho tới 1873, người Nhật vẫn theo ngày của ánh sáng "tự

nhiên" được chia thành sáu giờ bằng nhau từ lúc mặt trời mọc tới

mặt trời lặn. "Giờ" của họ vẫn còn thay đổi tùy mỗi ngày, nhưng họ

đã chế tạo thành công một đồng hồ chỉ chính xác những giờ không

bằng nhau đó cho cả năm. Vì những tường bằng giấy của các nhà

người Nhật quá mỏng manh không giữ được những đồng hồ treo

khá nặng của châu Âu, nên họ đã chế ra một "đồng hồ trụ" treo từ

sườn nhà xuống và chỉ thị có thể trượt trên những thước vạch

thẳng đứng sẽ di chuyển để chỉ đúng những khoảng giờ thay đổi từ

ngày này sang ngày khác. Việc người Nhật còn giữ một hệ thống

mà từ lâu người châu Au đã bỏ lại chính là dấu chỉ động cơ sáng

kiến của họ.

Việc khó chế tạo những dây cót chính đã làm trì trệ ngành

sản xuất đồng hồ ở Nhật mãi cho tới những năm 1830. Nhưng

chẳng bao lâu người Nhật đã có thể làm được những đồng hồ inro

xinh đẹp có thể đặt gọn trong cái inro - cái tráp truyền thống mà

người Nhật cột vào một cái dây để đeo vào cổ hay cột vào dải lưng,

khi họ mặc trang phục truyền thống không có túi. Vì người Nhật

quen ngồi trên sàn, họ không làm những đồng hồ có hộp dài hay

đồng hồ để đứng.

Mật độ dân cư cao của Nhật, cùng với những trung tâm đô

thị sầm uất và những nhà buôn mạnh dạn, đã kích thích việc phổ

cập hóa các ngành thủ công và nghệ thuật và thúc đẩy đời sống

luôn luôn chuyển động. Nhiều cảng và mạng lưới đường sá tốt giúp

việc giao thông trở thành rất tiện nghi. Ngành chế tạo đồng hồ

Daniel J. Boorstin 60

http://ebooks.vdcmedia.com

phát triển ở Nhật sớm hơn ở Trung Hoa. Các lãnh chúa, các đại

gia và các tướng quân đã từng đạt làm những đồng hồ cho các lâu

đài của họ. Nhưng phải đợi đến thế kỷ 19, đồng hồ mới trở thành

một sở thích của quần chúng và hàng triệu người dân mới có cơ hội

để mua.

Phương Tây tỏ ra có lợi thế và trong phần lớn lịch sử, phương

Tây là người khám phá, còn phương Đông là phần được khám phá.

Những người phương Tây đầu tiên đến được với nửa kia của hành

tinh là những người bộ hành đơn thương độc mã và chịu khó.

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 61

http://ebooks.vdcmedia.com

Phần IV

Địa lý của trí tưởng tượng

Đất và biển

Không biển nào không đi được, không đất nào

không ở được -Robert Thorne (1527).

Muốn khám phá hành tinh, loài người phải giũ bỏ những

niềm hy vọng và những nỗi sợ hãi xa xưa và mở toang cửa cho

kinh nghiệm. Những chiều kích bao la của không gian, các lục địa

và đại dương, chỉ được phơi bày từ từ. Phương Tây tỏ ra có lợi thế

và trong phần lớn lịch sử, phương Tây là người khám phá, còn

phương Đông là phần được khám phá. Những người phương Tây

đầu tiên đến được với nửa kia của hành tinh là những người bộ

hành đơn thương độc mã và chịu khó. Nhưng việc khám phá đầy

đủ tầm mức bao la của hành tinh chỉ có thể có được nhờ những

cuộc mạo hiểm trên biển của những cộng đồng có tổ chức, mở ra

những bất ngờ to lớn.

Cầu Chúa cho chân trời của bạn rộng mở mỗi ngày! Những ai

cột chặt mình vào hệ thống là những người không thể hiểu thấu

được sự thật toàn diện và chỉ cố nắm lấy cái đuôi của sự thật, một

hệ thống thì giống như cái đuôi của sự thật. Còn sự thật thì giống

như một con tắc kè; nó bỏ đuôi nó lại trong ngón tay bạn và chạy

biến đi mất, hoàn toàn yên tâm rằng nó sẽ mọc một cái đuôi một

chỉ trong nháy mắt - Ivan Turgenev viết cho Lev Tolstoy (1856).

Daniel J. Boorstin 62

http://ebooks.vdcmedia.com

CHƯƠNG 10

KINH SỢ TRƯỚC NÚI NON

Ngàn ngàn năm trước khi con người nghĩ đến chuyện chinh

phục núi non, núi non đã chinh phục con người. Được coi như lâu

đài của những Sức Mạnh Cao Cả, núi non từ lâu vẫn là "một thách

thức cho cuộc chinh phục thiên nhiên của con người", theo lời của

Edward Whymper, người đầu tiên chinh phục ngọn Matterhorn.

Mỗi ngọn núi cao đều được thần thánh hóa bởi những con người

sống dưới bóng của nó. Cảm hứng từ dãy Hi Mã Lạp Sơn mà họ

kinh ngạc chiêm ngắm, những người dân bắc Ấn Độ tưởng tượng

ra còn có một ngọn núi cao hơn nữa ở phía cực bắc, mà họ gọi là

Núi Meru. Người Ấn giáo và sau này người Phật giáo coi ngọn núi

huyền thoại 84.000 dặm là núi-siêu-việt-trên-các-núi, là nơi ở của

các thần linh. Núi Meru, núi trung tâm của vũ trụ là trục đứng

của vũ trụ hình quả trứng, được vây quanh bởi bảy ngọn núi xếp

theo những vòng tròn đồng tâm và quay quanh quỹ đạo của nó là

mặt trời, mặt trăng và các hành tinh. Giữa ngọn núi thứ bảy và

vòng núi thứ tám bên ngoài là những đại lục của trái đất.

Theo kinh thánh Ấn giáo, trên núi Meru "có những dòng

sông nước ngọt chảy và những ngôi nhà bằng vàng làm nơi cư ngụ

của các thần linh gọi là Deva, các đào hạt Gandharva và các gái

điếm Apsaras của Deva". Truyền thống Phật giáo sau này tin rằng

"Meru nằm giữa bốn thế giới ở bốn phương chính; chân núi hình

vuông và đỉnh núi hình tròn; núi cao 84,000 dặm, một nửa đi lên

trời, còn nửa kia cắm xuống đất. Phía núi gần chúng ta toàn là

bích ngọc, vì thế chúng ta thấy bầu trời màu xanh; phía núi bên

kia toàn là hoàng ngọc, hồng ngọc và bạch ngọc. Như thế, Meru là

trung tâm của trái đất". Núi Hi Mã Lạp Sơn thần thánh - một dãy

núi dài 1,600 dặm và rộng 150 dặm - là tất cả những gì chúng ta

có thể thấy được về các Núi Non. Các ngọn cao trên 8 ngàn mét,

gồm Everest, Kanchenjunga, Godwin Austen, Dhaulagiri, Nanga

Parbat và Gosainthan, không người leo núi nào có thể leo tới được,

kể cả khi kỷ nguyên leo núi đã đến. Những ngọn núi này gợi cho

con người lòng biết ơn, vì ở trên cao ẩn giấy những nguồn mạch

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 63

http://ebooks.vdcmedia.com

huyền bí của con sông Indus ban sinh lực, sông Hằng linh thiêng

và sông Brahmaputra.

Cũng thế, người Nhật có núi Phú Sĩ, vị nữ thần cai quản

phong cảnh của họ và luôn luôn được họ tôn kính qua các tác

phẩm nghệ thuật. Nghệ nhân bậc thầy Hokusai đã tạo hình tác

phẩm Ba mươi sáu hình ảnh núi Phú Sĩ (1823- 29), trình bày

nhiều bộ mặt khác nhau của ngọn núi linh thiêng.

Bên phương Tây, người Hi Lạp có núi Olumpus, cao dựng

đứng trên bờ biển Aegean ở độ cao hơn 3 nghìn mét. Thường xuyên

bị mây mù bao phủ, đỉnh núi mịt mù Olympus là nơi ở của thần

linh.

Loài người chỉ có thể nhìn thấy hí trường của những tầng đá

làm chỗ hội họp cho các vị thần, ẩn sau những đám mây mù. "Gió

không bao giờ thổi qua, tuyết không bao giờ chạm tới", Homer viết,

"chung quanh nó là một làn khí tinh tuyền, một bầu ánh sáng

trắng ngần bao bọc nó và các thần linh nếm cảm hạnh phúc miên

trường như đời sống vĩnh cửu của các ngài". Người Hi Lạp tin rằng

núi Olympus là ngọn núi cao nhất trên trái đất.

Trên đỉnh núi Xinai, Thiên Chúa của người Do Thái đã ban

cho ông Môsê những tấm bia ghi khắc Luật Pháp.

"Đến ngày thứ ba, ngay từ sáng, có sấm chớp, mây mù dày

đặc trên núi và có tiếng tù và thổi rất mạnh. Toàn dân trong trại

đều run sợ. Ông Môsê đưa dân ra khỏi trại để nghênh đón Thiên

Chúa; họ đứng dưới chân núi. Cả núi Xinai nghi ngút khói, vì Đức

Chúa ngự trong đám lửa mà xuống; khói bốc lên như khói lò lửa và

cả núi rung chuyển mạnh. Tiếng tù và mỗi lúc một tăng lên rất

mạnh. Ông Môsê nói và Thiên Chúa trả lời trong tiếng sấm. Đức

Chúa ngự xuống trên núi Xinai, trên đỉnh núi. Người gọi ông Môsê

lên đỉnh núi và ông đi lên. Đức Chúa phán với ông Môsê: "Hãy

xuống cảnh cáo dân đừng kéo nhau lên để xem Đức Chúa, kẻo

nhiều người lăn ra chết. Ngay các tư tế đến gần Đức Chúa cũng

phải giữ mình cho khỏi nhiễm uế, kẻo bị Đức Chúa đánh phạt".

Ông Môsê thưa với Đức Chúa: "Dân không thể lên núi Xinai được,

vì chính Ngài đã cảnh cáo chúng con rằng: "Hãy vạch rõ ranh giới

của núi và tuyên bố đó là núi thánh". Đức chúa phán với ông: "Hãy

đi xuống, rồi lại trở lên, đem theo Aharon với ngươi. Còn tư tế và

dân thì đừng có kéo nhau lên Đức Chúa, kẻo bị Đức Chúa đánh

Daniel J. Boorstin 64

http://ebooks.vdcmedia.com

phạt". Ông Môsê xuống với dân và nói với họ..." (Sách Xuất hành

19,16-20)

Nơi nào không có núi tự nhiên, người ta xây dựng những

ngọn núi nhân tạo. Những bằng chứng cổ xưa nhất còn tồn tại là

những kim tự tháp có tầng - những tháp gọi là ziggurat của Lưỡng

Hà Địa, đi ngược lên tới thế kỷ 22 trước C.N. "Ziggurat" vừa có

nghĩa là đỉnh núi vừa có nghĩa là tháp nhân tạo có tầng. Tháp

ziggurat khổng lồ ở Babylon, nổi tiếng với tên gọi là Tháp Babel,

gồm có 7 tầng, rộng 90 mét vuông và cao 90 mét. Nhìn xa đó là

một loại kim tự tháp có bậc, nhưng theo như Herodotus mô tả nó

khoảng năm 460 trước CN., nó là một khối những tháp đạt chồng

lên nhau, cái bên trên nhỏ hơn cái bên dưới một chút "ở trên tầng

tháp trên cùng có một ngôi đền lớn, trong đền có một cái giường

lớn được trang hoàng rực rỡ, cạnh giường là một cái bàn. Không có

tượng thần nào ở đó. Không ai ngủ đêm trên đó, trừ một người phụ

nữ trong xứ được vị thần chỉ định đích danh, theo như tôi được

biết từ miệng người Canđê, là những sãi của thần đó".

Khi những tháp ziggurat thời cổ bị phá hủy vào thế kỷ 4, một

người Ai Cập kể lại một truyền thuyết cho rằng tháp ziggurat

"được xây bởi những người khổng lồ muốn leo lên tới trời. Vì sự

điên rồ vô đạo này, một số bị sét đánh; một số bị thần trừng phạt

không còn nhận ra nhau; số còn lại bị rơi cắm đầu xuống đảo

Crêta, là nơi mà cơn giận của thần linh đã ném họ xuống". Theo

những bản văn kinh thành Babylon, tháp ziggurat là một "Sợi Dây

Nối Trời với Đất".

Tháp Babel đã trở thành biểu tượng sự cố gắng của con người

để chạm tới trời, vi phạm vào lãnh địa của thần linh.

Các vị Lạt-ma Tây Tạng hằng ngày dâng cho Đức Phật mô

hình trái đất của họ: đống gạo nhỏ của họ là biểu tượng của Núi

Meru. Đức Phật truyền cho họ rằng hài cốt của ngài sau khi hỏa

thiêu phải để thành một đống ở giao điểm của bốn con đường, biểu

tượng quyền năng hoàn vũ của các lời ngài dạy.

Trong thời gian dài ấn Giáo ngự trị, người ta đã xây vô số các

tháp-điện "stupa" - những mô hình của núi Meru-làm biểu tượng

cho trục đứng của vũ trụ hình quả trứng. Khi vua Asoka, trị vì từ

273 tới 232 trước C.N., biến Phật Giáo thành quốc giáo trong đế

quốc rộng lớn của ông, ông chỉ đơn giản đổi những tháp của ấn

Giáo thành của Phật Giáo. Hiện còn hai tháp của Asoka-Tháp

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 65

http://ebooks.vdcmedia.com

Stupa Lớn ở Sanchi miền trung ấn Độ và Tháp Stupa Bodhnath ở

Katmandu, Tây Tạng.

Tháp điện Phật Giáo lớn nhất, ấn tượng nhất và cầu kỳ nhất

là tháp stupa của Borobudur (khoảng thế kỷ 8 sau C.N.), ở Java.

Bên trên năm tầng hình chữ nhật có tường bao quanh là ba sân

thượng hình tròn mang 72 tháp nhỏ có treo chuông, mỗi tháp có

một tượng Phật. Phía tren cùng là một tháp lớn bằng đá kiên cố.

Sau khi Phật Giáo suy tàn ở Ấn Độ và Ấn Giáo hưng thịnh

trở lại, nhiều đền đài được sơn trắng để làm nó giống với ngọn núi

thánh Hi Mã Lạp Sơn quanh năm tuyết phủ. Các đền thờ ấn Giáo

cũng giống như các tháp ziggurat vùng Lưỡng Hà Địa và các kim

tự tháp Ai Cập, không phải là những nơi để các tín đồ đi vào cầu

nguyện, khác với các thánh đường của Thiên Chúa Giáo. Cũng

giống như núi tự nhiên, núi nhân tạo hay đền thờ là chính vật thờ

phượng, là đất thánh thiêng nhất. Có lẽ đền đài nguy nga nhất

trên thế giới là đền Angkor Vat, phức tạp hơn tháp-đền được xây

dựng bởi vua Cambốt Suryavarman II (1113-1150) vừa làm lăng

vừa làm đền thờ của vua. Tháp của đền này có rất nhiều và đầy ấn

tượng, là một kim tự tháp xếp tầng, giống như một quả núi được

điêu khắc.

Ở phương trời bên kia cũng thấy sừng sững những kim tự

tháp khác tuy đơn sơ mộc mạc hơn, nhưng cũng là những biểu

tượng của sự kinh ngạc trước cảnh núi non huyền bí. Trong thung

lũng Mexico, những thổ nhân Toltecs đã dựng lên Kim Tự Tháp

Mặt Trời của họ ở Teorihuacán, cao bằng 2/3 tháp Babel. Ở bán

đảo đồng bằng Yucatán, người Mayas đã dựng tháp đền của họ ở

Uxmal và Chichén Itzá.

Daniel J. Boorstin 66

http://ebooks.vdcmedia.com

CHƯƠNG 11

VẼ BẢN ĐỒ BẦU TRỜI VÀ ÂM PHỦ

Trở ngại lớn trong việc khám phá hình

thể của trái đất, các lục địa và đại dương,

không phải là sự ngu dốt, mà là những ảo

tưởng của nhận thức. Trí tưởng tượng có

ảnh hưởng sâu đậm, vừa tạo niềm hy vọng

vừa gây nên sợ hãi, trong khi sự hiểu biết cứ

tiến tới từ từ kèm theo những bằng chứng

mâu thuẫn nhau.

Bản thân người dân làng quê luôn luôn sợ leo lên những đỉnh

núi, song họ lại đặt chỗ cho những người chết của mình ở những độ

cao không thể nào đạt tới.

Các thiên thể là những ví dụ rõ ràng về sự biến mất và hồi

sinh. Mặt trời tàn đi mỗi đêm để rồi hồi sinh mỗi buổi sáng, trong

khi mặt trăng được tái sinh mỗi tháng một lần. Có phải mặt trăng

này cũng được cái thiên thể cứ tái sinh đều đặn không? Có phải

những ngôi sao chiếu sáng mỗi buổi chiều tà cũng là những ngôi

sao tàn lụi mỗi khi bình minh tới? Có lẽ, giống như chúng, mỗi

người chúng ta cũng có thể bị chết đi rồi lại hồi sinh. Không có gì

đáng ngạc nhiên khi người ta liên kết những thiên thể, đặc biệt

mặt trăng, với sự hồi sinh của người chết. Chúng ta sẽ tìm hiểu

những ý niệm này từ Hi Lạp và Rôma cổ đại, nhưng cũng nên nhớ

rằng những ý niệm này không chỉ có ở vùng Địa Trung Hải hay

thế giới phương Tây.

Trong thời kỳ đầu của Hi Lạp cổ đại, nữ thần mặt trời là chủ

của các quỷ thần, nữ hoàng âm phủ. Theo một khoa chiêm tinh

phổ biến ở phương Đông, những tia sáng ẩm ướt lãnh lẽo của mặt

trăng làm thối rữa xác người chết, nhờ đó linh hồn thoát ra khỏi

xác và linh hồn này được giải phóng khỏi ngục tù trần gian để bay

lên cõi trời. Những người Syria thời cổ đã cố gắng làm cho tiến

trình này được xảy ra mau lẹ bằng cách dâng những hiến tế ở mộ

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 67

http://ebooks.vdcmedia.com

người chết vào đêm mà những tia sáng mặt trăng mạnh nhất.

Trong Giáo Hội Đông Phương, người ta ấn định những ngày cử

hành nghi thức cho người chết để khơi dậy những niềm hy vọng

này.

Kinh Upanishad, một bản văn Ấn Giáo cổ tuyên bố, "Mọi

người lìa bỏ trái đất đều đi lên mặt trăng và hơi thở của họ làm

mặt trăng trương phồng lên vào thượng tuần mỗi tháng".

Việc các linh hồn bay lên tới mặt trăng không chỉ là một ẩn

dụ. Theo những triết gia Khắc Kỷ, mặt trăng được bao bọc bởi một

vùng có những tính chất vật lý đặc biệt. Linh hồn là một hơi thở

nóng, bay lên một cách tự nhiên qua không khí để vào vùng lửa

của bầu trời. Khi tiến gần đến mặt trăng, linh hồn gặp "vòm" khí

ê-te, một chất khí có đặc tính giống như bản tính của linh hồn

khiến cho linh hồn nổi lên ở đó trong trạng thái cân bằng. Mỗi linh

hồn là một quả cầu lửa được phú bẩm trí thông minh và mọi linh

hồn hợp lại tạo thành một ban hợp xướng xung quanh mặt trăng

tươi sáng láng. Theo lối hiểu này thì Thiên Đường không phải trên

mặt trăng như phái Pythagore quả quyết, mà ở vòm khí ê-te bao

quanh mặt trăng, nơi chỉ những linh hồn tốt lành mới có thể vào.

Theo khoa thiên văn phổ biến thời đó, mặt trăng là hành

tinh thấp nhất trong bảy hành tinh và vòm ê-te của nó tiếp giáp

với khí quyển dơ bẩn của trái đất. Phái Pythagore và Khắc Kỷ còn

tưởng tượng ra việc các linh hồn trở về trái đất ngay sau khi đi hết

vòng của mặt trăng.

Theo tin tưởng dân gian châu Âu, có lẽ mỗi người ngôi sao

của mình - sáng hay tối, tùy theo hoàn cảnh và số mệnh của mình

- ngôi sao này sáng lên lúc người ấy sinh ra và tắt lúc người ấy

chết. Vì thế, một sao băng có thể có nghĩa là có ai đó chết. Từ khái

niệm dân gian này, Giám mục Eusêbiô thành Alexandria ở thế kỷ

5 đặt câu hỏi, "Nếu vậy thì chỉ có hai ngôi sao vào thời điểm Ađam

và Eva thôi sao, cũng như chỉ có tám ngôi sao sau cơn Hồng Thủy,

khi mà chỉ còn ông Nôê và bảy người khác sống sót thôi sao?" Mỗi

người đều sinh ra dưới một ngôi sao tốt hoặc một ngôi sao xấu.

Nhiều thiên niên kỷ trước cuộc khám phá định luật trọng

lực, mặt trời, thiên thể mạnh nhất trong các thiên thể, được coi là

cai trị các thiên thể khác và là một thứ "trung tâm của vũ trụ,

nguồn sinh ra các linh hồn mới". Theo phái Pythagoras (thế kỷ 2

Daniel J. Boorstin 68

http://ebooks.vdcmedia.com

trước C.N), mặt trời là Apollo Masaagetes, nhạc trưởng của các Thi

Thần, âm nhạc của họ là sự hòa điệu của các tinh cầu.

Những người có thể nhất trí với nhau về một ít sự kiện khác

của những vùng xa xôi của trái đất hầu như đều nhìn nhận có thế

giới âm phủ. Cả trước khi người ta biết được hình thù của phần lớn

mặt đất, người ta đã biết mô tả rất sống động và chi tiết về Thế

Giới Ngầm dưới đất. Việc chôn người chết dưới đất rõ ràng cho

thấy người ta có thể nghĩ rằng Âm Phủ là ơi ở của người chết.

Hình như chỗ ở của người chết gợi ra cho người ta ý tưởng về đời

sống sau khi chết. Truyền thuyết kể lại rằng người Rôma, khi xây

dựng thành phố của mình, đã theo một tập tục của người Etrúca

cổ và đào một cái giếng ở giữa thành phố để cho những tổ tiên

đang sống dưới âm phủ có thể liên lạc dễ dàng với thế giới người

sống. Người ta đổ vào giếng này những của cúng - những trái đầu

mùa và một cục đất lấy từ thành phố những cư dân đã ở trước khi

đến đây - để làm cho những người đã chết được yên ổn và để đảm

bảo có những dòng dõi nối tiếp.

Lúc đầu, đời sống dưới Âm Phủ chỉ là nối dài đời sống trên

trái đất. Đây là lý do tại sao nhiều dân tộc chôn các chiến binh của

mình với xe trận, ngựa, vũ khí và các thê thiếp của họ...

Lúc đầu, đời sống dưới Âm Phủ chỉ là nối dài đời sống trên

trái đất. Đây là lý do tại sao nhiều dân tộc chôn các chiến binh của

mình với xe trận, ngựa, vũ khí và các thê thiếp của họ, tại sao

người thợ được chôn với các dụng cụ của mình và tại sao phụ nữ

được chôn với các đồ thêu dệt và các đồ bếp núc của mình. Như thế

cuộc đời trên mặt đất có thể tiếp tục dưới âm phủ.

Ở Hi Lạp, có một giáo phái lấy tên của Orphenus, một thi sĩ

thần thoại muốn cứu Eurydice, người vợ yêu dấu của mình ra khỏi

âm phủ; giáo phái này đã tôn dương Orphenus như là người anh

hùng trong những cuộc hành trình mạo hiểm đi xuống âm phủ và

đi lên mặt đất. Khoảng thế kỷ 6 trước C. N, giáo phái này và

những người Etrrusca theo họ đã khai triển một ý niệm về ngày

phán xét, một cảnh ngày tận thế thật cảm động mà chúng ta vẫn

còn có thể thấy những bức vẽ thật đẹp trên những chiếc bình của

họ.

Có vẻ như ở Hi Lạp và Rôma cổ đại, ý niệm về âm phủ như là

nơi ở của các âm hồn đã được dân chúng chấp nhận rộng rãi, hay ít

là không hoài nghi một cách tích cực.

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 69

http://ebooks.vdcmedia.com

Mặc dầu triết học Plato và Kitô giáo đối chọi nhau về vô số

giáo điều, nhưng cả hai đều nhìn nhận được những bản đồ truyền

thống về thiên đường và âm phủ, theo những cách khác nhau. Khi

phái Tân Plato ở thế kỷ 3 phục hưng những giáo thiết của Plato

như là kinh điển, họ đã bảo vệ lối mô tả sinh động của Plato về

cuộc sống của các linh hồn trong lòng đất. Porhyri, một địch thủ

quyết liệt của Kitô giáo, cắt nghĩa rằng mặc dù mỗi linh hồn bản

chất là một "hơi thở nóng" có khuynh hướng bay lên trời, nhưng

khi một linh hồn đi thấp xuống bầu khí của trái đất, nó trở nên ẩm

ướt và nặng. Trong cuộc sống của linh hồn trên mặt đất, khi nó bị

vương bẩn vì đất sét của đời sống nhục dục, nó càng trở nên nặng

hơn, cho tới khi nó tất yếu bị lôi kéo xuống vực thẳm của lòng đất.

Proclus, một nhà Tân Plato khác lập luận rằng, "Mặc dù linh hồn

tự bản chất có khát vọng bay lên nơi ở tự nhiên của nó, nhưng khi

bị dục vọng xâm chiếm, nó bị đè nặng xuống và những bản năng

thấp hèn trong linh hồn lôi kéo nó tới chỗ nó phải ở, là lòng đất".

Như thế dễ hiểu rằng những linh hồn xấu xa sẽ bị kết án xuống

Âm Phủ. Vì vậy, Âm Phủ không phải chỉ là một ẩn dụ, mà là một

mạng lưới ngầm dưới đất gồm những dòng sông và đảo, những nhà

tù và xà lim, có những dòng sông và đảo, những nhà tù và xà lim,

có những dòng nước của trái đất đi qua và không bao giờ thấy mặt

trời.

Trong thiên niên kỷ sau đó, Kitô giáo đem đến cho hình ảnh

thiên đường và hỏa ngục cổ xưa có ý nghĩa và một thực tại mới. Ít

có cái nhìn nào ấn tượng cho bằng quan niệm của thánh nữ

Hildegard ở Bingen (1099 - 1179), một phụ nữ có cá tính mạnh đã

sống trong một nữ tu viện từ khi lên tám, tại đó bà được dự các

nghi thức cuối cùng dành cho người chết để dạy bà rằng bà đã

được mai táng đối với thế gian. Bà đã viết những tiểu sử các thánh

với những lời lẽ hùng hồn, những tác phẩm về lịch sử tự nhiên, y

học và những bí nhiệm của việc Tạo dựng vũ trụ. Bà đã nhìn thấy

và mô tả một cách sinh động những gì xảy ra cho những linh hồn

tội lỗi không biết hối cải.

Đương nhiên, người mô tả thiên đường và hỏa ngục thuyết

phục nhất của Kitô giáo là đại thi hào ý Dante Alighieri (1265 -

1321). Kinh nghiệm cảm xúc chủ đạo của đời ông là cái chết của

Beatrice, người yêu của ông, lúc ông mới 25 tuổi; kinh nghiệm này

đã dẫn dắt ông dành hầu như tất cả đời sáng tác của mình để viết

một thiên sử thi về thế giới bên kia nơi Beatrice đã đi đến. Ông bắt

Daniel J. Boorstin 70

http://ebooks.vdcmedia.com

đầu viết từ năm 1307 và vẫn còn viết cho tới ngày ông chết. Mười

ba bài ca cuối cùng của tác phẩm lẽ ra đã bị mất nếu sau khi chết

Dante không trở về báo mộng cho Jacop con ông biết chỗ ông cất

giấu những vần thơ ấy.

Cuộc hành trình của ông xuống âm phủ là một cuộc lữ hành,

một cuộc trở về với những cảnh trí rất quen thuộc đối với con người

thời cổ đại.

La Divina Commedia (Hài kịch Thần Linh) là một thiên sử

thi kể lại cuộc hành trình của tác giả xuống âm phủ, nơi cư ngụ

của kẻ chết. Một trăm bài thi ca (14,233 dòng) mô tả đầy đủ "tình

trạng của các linh hồn sau khi chết" xuyên qua cuộc hành trình

của Dante xuống Hỏa ngục (Enferno), Luyện Ngục (Purgatorio) và

lên Thiên Đường (Paradiso).

Dante đã sử dụng những quan niệm văn học thời trung cổ để

mô tả toàn cảnh của đời sống thế giới bên kia. Virgilius, thi hào

Latinh cổ đại, dẫn ông qua Hỏa Ngục và tiếp tục dẫn ông qua

Luyện Ngục. Beatrice dẫn ông qua Thiên Đường và chỉ nhường

chỗ cho thánh Bênađô hướng dẫn tiếp khi ông đã gặp được Thiên

Chúa. Vigilius dẫn ông đi xuống chín tầng âm phủ, ở mỗi tầng đều

có những hình phạt khác nhau dành cho từng loại linh hồn bị đọa

đầy, cho tới khi họ gặp chính Satan ở tầng cuối cùng. Đi lên theo

một đường hầm dẫn tới chân núi Luyện Ngục, họ leo lên 7 tầng

của Luyện Ngục, mỗi tầng là một trong bảy trọng tội, rồi họ tiếp

tục leo lên tới Thiên Đường, ở đó có chín tầng trời. Tầng trời thứ

mười là nơi ở của Thiên Chúa và các thiên thần của ngài.

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 71

http://ebooks.vdcmedia.com

CHƯƠNG 12

SỰ LÔI CUỐN CỦA TÍNH ĐỐI XỨNG

Cảm nhận sự hiểu biết còn hấp dẫn hơn chính sự hiểu biết.

Và không có gì ngạc nhiên khi óc tưởng tượng của con người đã tạo

cho trái đất những hình thể đối xứng đơn giản nhất.

Một trong những hình thể hấp dẫn của trái đất là hình quả

trứng. Người Ai Cập cổ xưa coi toàn thể trái đất như một quả

trứng ban đêm được giữ gìn bởi mặt trăng, "một con chim trắng

khổng lồ... giống như một con ngỗng đang ấp trứng". Các nhà Ngộ

Đạo, một giáo phái thần bí Kitô giáo ở thế kỷ 1 và 2, cũng coi trời

và đất như một Quả Trứng Thế Giới trong lòng của vũ trụ. Quấn

lấy quả trứng này là một con rắn khổng lồ sưởi ấm cho quả trứng,

giữ gìn trứng, ấp trứng và đôi khi ăn quả trứng đó. Thánh Bede

Đáng Kính đã viết vào thế kỷ 7: "Trái đất là một vật thể nằm giữa

lòng của vũ trụ, giống như lòng đỏ trứng nằm giữa quả trứng;

chung quanh nó là nước, giống như lòng trắng trứng bao quanh

lòng đỏ; bên ngoài nước là không khí, giống như màng của quả

trứng; và ở ngoài cùng là lửa, bao bọc lấy nó như chiếc vỏ trứng".

Một ngàn năm sau, nhà thần học người Anh Thomas Burnet

(1635?-1715) đã kết hợp tư tưởng thần học Plato, khoa học và kinh

nghiệm du lịch dãy núi Alpes để viết thành cuốn sách danh tiếng

Thần Học và Trái Đất (1684). Nhưng ông phải nhìn nhận rằng

"quan niệm này về trái đất hình quả trứng đã có từ thời cổ đại ở

các dân tộc Latinh, Hy Lạp, Ba Tư, Ai Cập và những dân tộc khác

nữa". "Thần học" của Burnet mô tả việc sáng tạo và tái tạo mặt

đất thành 4 thời kỳ: Sáng tạo, Hồng Thủy, Hỏa Tai và Tận Thế.

Trong thời kỳ hiện tại, sau thời kỳ Hồng Thủy và chuẩn bị cho thời

Hỏa Tai, mặt trời làm khô trái đất và những thay đổi bên trong

trái đất đang chuẩn bị cho tất cả trái đất bốc cháy. Sau thời Hỏa

Tai là một ngàn năm với một trời mới và một đất mới; và sau ngàn

năm này, khi trái đất được biến đổi thành một ngôi sao sáng, mọi

lời tiên tri của kinh thánh sẽ được ứng nghiệm.

Daniel J. Boorstin 72

http://ebooks.vdcmedia.com

Chúng ta không còn bản đồ nào của người Hy Lạp cổ đại,

nhưng kho văn học Hy Lạp có mô tả cuộc tìm kiếm cái đối xứng.

Từ lâu trước khi bắt đầu tin rằng trái đất hình cầu, người Hy Lạp

đã tranh luận về những hình thù đơn giản khác mà trái đất có thể

có. Herodotus chế giễu quan niệm của Homer về trái đất là một cái

đĩa tròn được sông Oceanus bao quanh. Theo ông, rõ ràng chung

quanh trái đất phải toàn là sa mạc. Ngay từ trước khi người ta

biết trái đất hình cầu, người ta đã tin rằng có một thứ "xích đạo"

chia trái đất thành hai phần đều nhau. Theo Herodotus, sông Nil

và sông Danube nằm đối xứng nhau qua một kinh tuyến chạy

xuyên qua những bản đồ Hy Lạp. Một hình thang cân là hình ảnh

về trái đất được chấp nhận bởi Aechylus, sử gia Ephorus và các tác

giả Hy Lạp khác. "Đường xích đạo" này đi theo trục kinh tuyến

của biển Địa Trung Hải trên các bản đồ Hy Lạp, có vẻ giúp cắt

nghĩa nhiều điều. Nó giải thích rằng vùng Tiểu á có khí hậu lý

tưởng vì nó nằm dọc theo trục đó và ở giữa hai điểm cực của mặt

trời mọc và lặn vào mùa hè và mùa đông.

Trái đất hình vuông cũng lôi cuốn rất nhiều người. Những

người Pêru cổ xưa hình dung trái đất như một cái hộp với một màn

hình gợn sóng, nơi ở của Thần Vĩ Đại. Người Aztecs chia vũ trụ

của họ thành năm hình vuông- có một hình vuông ở giữa và kéo ra

mỗi mặt một hình vuông. Mỗi hình vuông chứa một trong bốn

phương đi ra từ Chỗ Trung Tâm, nơi ở của Thần lửa Xiuhtecutli,

mẹ và cha của các thần, ở trong rốn của trái đất. Các dân tộc khác

coi vũ trụ có hình bánh xe, hay một khối tứ diện.

Những chuyện thần thoại và ẩn dụ khắp nơi đã giúp làm cho

vũ trụ trở nên dễ hiểu, đẹp và hợp lý. Người ta đã tưởng tượng ra

đủ loại nhân vật kỳ diệu có vai trò Nâng Đỡ Vũ Trụ. Thần thoại

Hy Lạp có Atlas vác quả đất trên vai, là hình ảnh quen thuộc đối

với người châu Âu. Ở Mexicô, có ít nhất bốn vị thần nâng đỡ bầu

trời, trong đó nổi nhất là thần Quetzalcoatl. Một hình ảnh của Ấn

giáo cổ xưa cho thấy quả đất hình bán cầu được đỡ trên lưng của

bốn con voi đứng trên mu hình bán cầu của một con rùa khổng lồ

nổi trên đại dương của vũ trụ.

Từ rất sớm, khoảng thế kỷ 5 trước C.N., các học giả Hy Lạp

đã biết trái đất có hình cầu. Bằng chứng chắc chắn đầu tiên được

ghi lại trong cuốn Phaedo của Plato. Các triết gia Hy Lạp nghiêm

túc đã bỏ quan niệm trái đất như là một cái đĩa phẳng nổi trên

mặt nước. Trường phái Pythagora và Plato đặt niềm tin của họ

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 73

http://ebooks.vdcmedia.com

trên cơ sở mỹ học. Vì hình cầu là hình toán học hoàn hảo nhất, nên

tất nhiên trái đất phải hình cầu. Suy nghĩ theo cách khác sẽ là

chối bỏ trật tự trong Tạo dựng. Aristote cũng chấp nhận lý thuyết

này dựa trên những lý do toán học thuần túy và ông còn thêm một

số dẫn chứng về vật lý. Ở trung tâm của vũ trụ, tất nhiên là trái

đất phải là hình cầu. Vì mọi vật thể rơi đều hướng về tâm, nên

những hạt của trái đất sẽ hợp thành một quả cầu khi chúng tụ lại

từ các phía. "Hơn nữa, tính chất hình cầu của trái đất còn được

chứng minh bởi kinh nghiệm của cảm giác, vì nếu không, nguyệt

thực sẽ không có hình dạng như thế; vì tuy trong những chu kỳ

hàng tháng của mặt trăng các mảnh mang những hình thù đủ

loại- thẳng, khuyết, lưỡi liềm- nhưng trong nguyệt thực là do mặt

trăng bị trái đất che khuất, thì đường tròn đó chính là do hình cầu

của trái đất".

Vào sinh thời của Aristote, khoa địa lý toán học ở Hy Lạp đã

có những tiến bộ rất lớn. Tuy họ vẫn chưa quan sát đủ những chi

tiết về mặt đất để vẽ một bản đồ trái đất hữu dụng, nhưng chỉ

dùng toán học và thiên văn học, họ đã đạt đến những con số tính

toán chính xác đến kinh ngạc. Các tác giả cổ điển sau Aristote,

không những chỉ có các nhà khoa học-triết học lớn như Pliny Lớn

(23-79) và Ptolêmê (90-168), còn có những nhà bách khoa nổi tiếng

chấp nhận và khai triển tính chất hình cầu của trái đất. Khám

phá này là một trong những di sản quan trọng nhất của kiến thức

cổ điển để lại cho thế giới hiện đại.

Trái đất hình tròn gợi ra những cơ hội mà trí tưởng tượng

thẩm mỹ không thể nào cưỡng lại được. Một hình cầu có thể được

chia nhỏ ra một cách đối xứng, thậm chí đẹp nữa, theo rất nhiều

cách. Các nhà triết học-địa lý học thời cổ đã rất sớm khám phá ra

điều này.

Những cố gắng đầu tiên là muốn vẽ chung quanh quả cầu

những đường song song đối xứng. Nếu có thể vẽ đều được những

đường song song này, phải chăng những khoảng cách giữa chúng

không có một ý nghĩa đặc biệt? Thế là người Hy Lạp vẽ những

đường này quanh khắp quả cầu, chia trái đất thành những phần

nhỏ song song nhau, mà họ gọi là klimata. Những klimata này có

ý nghĩa địa lý và thiên văn học, chứ không có ý nghĩa về thời tiết.

Chiều dài của ngày dài nhất xấp xỉ bằng nhau tại mọi nơi trong

cùng một vùng. Klimata theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là "sự

nghiêng" vì chiều dài của một ngày luôn luôn được xác định bởi độ

Daniel J. Boorstin 74

http://ebooks.vdcmedia.com

nghiêng của mặt trời khi nó được nhìn thấy ở mỗi nơi. Trong vùng

gần cực, ngày dài nhất trong năm là 20 giờ, trong khi gần xích đạo

ánh sáng ban ngày không bao giờ kéo dài quá 12 giờ đồng hồ. Giữa

hai điểm đó là những vùng mà ngày dài nhất sẽ có những lượng

gia khác nhau.

Các học giả thời xưa không nhất trí trong việc chia quả đất

thành bao nhiêu vùng như thế. Một số nghĩ chỉ có ba, số khác nghĩ

có thể mười hay nhiều hơn. Sự đối xứng của những sự phân chia

này bị rắc rối vì vùng mà ngày kéo dài từ 14 đến 15 giờ sẽ rộng

632 dặm, trong khi vùng mà ngày kéo dài từ 19 đến 20 giờ sẽ chỉ

rộng 173 dặm. Sơ đồ nổi tiếng nhất là của Pliny, phân chia phần

của mặt đất được người Hy Lạp và Rôma biết đến thời đó (nghĩa là

phần đất ở 46 vĩ bắc) thành 7 múi song song hoàn toàn ở phía bắc

xích đạo. Ông cũng vẽ thêm ba vùng nữa cho các "hoang mạc" ở

phía cực bắc. Ptolêmê tăng con số lên 21 múi song song cho toàn

thể bắc bán cầu.

Những đường tùy ý đó dần dần sẽ có tầm quan trọng lớn

trong việc con người hiểu biết bề mặt của hành tinh, nhưng không

phải các học giả thời cổ đại mong đợi. Nhà địa lý nổi tiếng Strabo

(64 trước C.N.?) nhấn mạnh rằng phần klimata nhiệt đới ở cả hai

phía xích đạo, chỗ mà mặt trời đứng ở trên đỉnh đầu suốt nửa

tháng mỗi năm, có một hệ thực vật và động vật đặc biệt. Ở vùng

này, mặt đất toàn cát nứt nẻ "không tạo ra được loài gì ngoài cây

dầu thông, loại cây dầu thông nhỏ tạo ra nhựa thông và một số cây

mang trái có vị cay dễ bị sức nóng làm khô héo; vì ở những vùng

này không có những núi để làm tan mây và tạo mưa, cũng không

có sông ngòi; và vì vậy các vùng này chỉ có những loài động vật có

lông tơ, sừng cụt, môi dề và mũi tẹt (vì các phần đầu của những bộ

phận này bị sức nóng làm què cụt)". Nước da đen sạm của người

Ethiopi được coi là sức nóng cháy bỏng của vùng nhiệt đới, còn

màu hung đỏ và tính hoang dã của những cư dân các vùng cực bắc

là do cái lạnh của khu vực Bắc cực.

Từ cuộc tìm kiếm các khu vực klimata và sự đối xứng đã

phát sinh Hệ Thống Trái Đất của Ptolêmê. Tuy không được biết

nhiều bằng Hệ Thống Hành Tinh, mà ai cũng biết là sai lầm, Hệ

Thống Trái Đất của Ptolêmê vẫn còn cung cấp cho chúng ta vị trí

và phương hướng của mình trên mặt đất.

Herodotus và những học giả Hy Lạp thời xưa khi đi tìm

những đường đối xứng, đã vẽ một đường từ đông sang tây qua Địa

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 75

http://ebooks.vdcmedia.com

Trung Hải, chia thế giới mà họ biết vào thời đó thành hai phần.

Dụng cụ đơn giản này mà họ khai triển để phù hợp với hình cầu

mà họ mới khám phá ra đối với trái đất, là một khởi điểm quyết

định.

Eratosthenes (276?-195 trước C.N.?) có lẽ là nhà địa lý học

lớn nhất thời cổ mà chúng ta biết đến phần lớn qua truyền thuyết.

Julius Caesar có lẽ đã dựa trên cuốn Địa lý của ông. Ở Alexandria,

ông là người thủ thư thứ hai của thư viện lớn nhất phương Tây

vào thời đó. "Là nhà toán học trong giới các nhà địa lý", ông đã

khai triển một kỹ thuật để đo chu vi của trái đất nay vẫn còn được

sử dụng.

Qua các lữ khách, Eratosthenes nghe nói rằng vào giữa trưa

ngày 21 tháng 6, mặt trời không đổ bóng trong một cái giếng ở

Syene (nay là Aswan), nghĩa là mặt trời ở ngay trên đỉnh đầu. Ông

biết rằng mặt trời luôn đổ bóng tại Alexandria. Từ những kiến

thức có sẵn vào thời đó, ông suy ra rằng Syene phải ở phía nam

Alexandria. Ông nảy ra ý tưởng là nếu có thể đo được chiều dài

của bóng mặt trời ở Alexandria vào lúc mà ở Syene không có bóng

mặt trời, thì ông có thể tính được chu vi của trái đất. Ngày 21

tháng 6 ông đo bóng của một cột kỷ niệm tại Alexandria và bằng

cách tính đơn giản của hình học ông tính được mặt trời ở 7014'

cách đỉnh đầu. Độ nghiêng này bằng 1 phần 50 của một vòng trong

3600. Tính toán này chính xác một cách lạ lùng, vì độ khác biệt

thực sự giữa vĩ độ của Aswan và Alexandria, theo những tính toán

hoàn hảo nhất của chúng ta ngày nay, là 7014'. Như thế chu vi của

trái đất bằng 50 lần khoảng cách từ Syene tới Alexandria. Nhưng

khoảng cách này là bao nhiêu? Qua lữ khách, ông biết rằng những

con lạc đà phải mất 50 ngày để đi hết quãng hành trình này và lạc

đà mỗi ngày đi được 100 stadium. Như thế khoảng cách từ Syene

tới Alexandria là 5,000 stadium (50x100). Từ đó ông tính được chu

vi của trái đất là 250,000 stadium (50x5000). Một stadium của Hy

Lạp tương đương 607 feet Anh. Theo cách tính toán này,

Eratosthenes đã đạt đến một con số cho chu vi của trái đất là

khoảng 28,700 dặm, cao hơn con số thật chúng ta biết ngày nay

khoảng 15 phần trăm.

Việc đo các góc của ông chính xác hơn việc đo khoảng cách và

điều này không đáng ngạc nhiên. Trong lịch sử đo đạc, góc luôn

luôn được đo chính xác hơn khoảng cách rất nhiều. Sự chính xác

về tính toán chu vi trái đất của Eratosthenes không ai vượt qua

Daniel J. Boorstin 76

http://ebooks.vdcmedia.com

được cho tới thời cận đại. Sự kết hợp hiệu quả giữa lý thuyết thiên

văn và toán học với kinh nghiệm hằng ngày của ông đã cống hiến

chúng ta một mẫu mực mà sau ông người ta đã lãng quên suốt

thời gian quá dài.

Nhưng kỹ thuật của ông để đo đạc bề mặt trái đất còn quan

trọng hơn những số liệu tính toán của ông rất nhiều. Chúng ta biết

điều này nhờ những bài đả kích Eratosthenes do Hipparchus ở

Nicea (khoảng 165-127 trước Công nguyên), người được coi là nhà

thiên văn lớn nhất của Hy Lạp. Hipparchus là người đã khám phá

ra tiến động của các điểm phân, liệt kê ra 1,000 ngôi sao và chung

chung người ta nhìn nhận ông là người phát minh ra toán lượng

giác. Nhưng Hipparchus có một mối tị hiềm rất mạnh đối với

Eratosthenes, người đã chết 30 năm trước khi Hipparchus sinh ra.

Eratosthenes đã chia trái đất bằng những đường song song đôngtây

và bắc-nam. Ông chia thế giới ở được thành Miền Bắc và Miền

Nam bằng một đường đông-tây song song với xích đạo, chạy qua

đảo Rhodes và chia đôi biển Địa Trung Hải. Rồi ông thêm một

đường thẳng góc bắc-nam, chạy qua Alexandria. Trên bản đồ của

Eratosthennes, các đường khác-đông-tây và bắc-nam-không được

vẽ cách đều nhau. Ngược lại, ông đã vẽ những đường này qua các

điểm nổi tiếng và quen thuộc thời đó-Alexandria, Rhodes, Meroe,

Pillars của Hercules, Sicily, sông Euphrate, cửa Vịnh Ba Tư, cửa

sông Indus, mũi bán đảo ấn Độ. Kết quả là một mạng lưới không

đều đặn trên mặt hình cầu của trái đất.

Hipparhus đã đi bước tiếp theo. Tại sao không vẽ những

đường tròn kín quanh địa cầu, tất cả song song với đường xích đạo

và cách đều từ xích đạo tới hai cực? Rồi sau đó cũng vẽ những

đường khác thẳng góc với những đường song song và cách đều quĩ

đạo này. Kết quả sẽ có một mạng lưới đều đặn bao phủ toàn mặt

hành tinh. Các đường này không chỉ mô tả các vùng trên mặt đất

nhận được ánh mặt trời ở những góc giống nhau. Nếu đánh số cho

những đường ấy, chúng có thể cho ta một tập hợp các tọa độ để

định vị trí của mọi nơi trên trái đất. Lúc đó thật dễ biết bao để nói

cho bất cứ ai biết chỗ của bất cứ thành phố, con sông, hay ngọn núi

nào trên hành tinh này!

Eratosthenes đã hình dung ra một cách mơ hồ những khả

năng của một bản đồ như thế. Nhưng vào thời kỳ của ông, hầu hết

những chỗ mà người ta cần tìm trên bản đồ đều chỉ được xác định

bởi những câu chuyện của các lữ khách và bởi truyền thống. Ông

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 77

http://ebooks.vdcmedia.com

biết là chưa đủ, nhưng ông không có đủ những điểm mốc đủ chính

xác để vẽ bản đồ của mình. Hipparchus tiếp tục công việc đó bằng

cách nhấn mạnh rằng mỗi điểm phải được xác định bằng việc quan

sát thiên văn chính xác để có một bản đồ toàn cầu gồm các vĩ

tuyến và kinh tuyến. Ông không chỉ có ý tưởng đúng mà còn thấy

làm cách nào có thể đưa ý tưởng của mình vào một bản đồ chính

xác và thực dụng. Bằng cách sử dụng những hiện tượng thiên văn

chung của toàn thể trái đất để định vị trí các nơi trên mặt đất, ông

đã thiết lập khuôn mẫu cho việc vẽ bản đồ của hành tinh này.

Tiện thể, Hipparchus đã sáng tạo ra từ vựng toán học vẫn

còn được sử dụng ngày nay. Eratosthenes đã chia mặt đất thành

60 phần, nhưng Hipparchus lại chia nó thành 360 phần để trở

thành những "độ" cho các nhà địa lý thời đại mới. Ông đặt những

đường kinh tuyến của mình trên xích đạo ở những khoảng cách

nhau 70 dặm, xấp xỉ kích thước của một "độ". Bằng cách phối hợp

những đường klimata trước kia với những đường kinh tuyến này,

ông đã cho ra những khái niệm về một bản đồ thế giới dựa trên

những quan sát thiên văn về vĩ tuyến và kinh tuyến.

Vĩ tuyến và kinh tuyến có tầm quan trọng trong việc đo đạc

không gian giống như đồng hồ có tầm quan trọng trong việc đo đạc

thời gian. Chúng báo hiệu việc con người làm chủ thiên nhiên,

khám phá và đánh dấu những kích thước của kinh nghiệm. Chúng

thay thế những hình dạng ngẫu nhiên của thiên nhiên bằng

những đơn vị chính xác tiện cho con người sử dụng.

Không thể chối cãi rằng Ptolêmê là cha đẻ của địa lý cận đại,

nhưng tiếc rằng người ta đã mãi mãi gắn liền ông với một khoa

thiên văn lạc hậu! Một lý do cắt nghĩa tại sao Ptolêmê có một hình

ảnh lu mờ trong lịch sử khoa địa lý, đó là chúng ta biết quá ít về

cuộc đời của ông. Không biết ông là người Ai Cập gốc Hy Lạp hay

người Hy Lạp gốc Ai Cập, vì ông mang một cái tên vừa phổ thông ở

thành phố Alexandria Ai Cập, vừa ngẫu nhiên trùng hợp với tên

một người bạn thân thiết nhất của Alexader Đại Đế. Một người

khác cũng có tên Ptolêmê đã trở thành tổng trấn Ai Cập sau khi

Alexander chết, rồi tự xưng vua và thiết lập triều đại Ptolêmê cai

trị Ai Cập suốt 3 thế kỷ (304-30 trước C.N.). Nhưng những người

có tên Ptolêmê đó là những nhà cai trị, còn ông Ptolêmê này là

một nhà khoa học.

Có vẻ Ptolêmê có thiên tài trong việc cải thiện công trình của

những người khác và trong việc phối hợp vô vàn kiến thức lẻ tẻ

Daniel J. Boorstin 78

http://ebooks.vdcmedia.com

thành những công thức phổ quát hữu ích. Những tác phẩm của

ông như Almagest về thiên văn học, địa lý, Tetrabiblos về chiêm

tinh học, cùng với những tác phẩm về âm nhạc, quang học và bảng

niên biểu các đời vua của thế giới được ông biết đến, đã tóm lược tư

tưởng cao nhất của thời đại ông. Về địa lý, ông tham khảo

Eratosthenes và Hypparchus. Ptolêmê cũng thường nhìn nhận

mình mắc nợ với Strabo, nhà địa lý và sử học rất phong phú với

các phẩm sử dụng truyền thống, huyền thoại và những cuộc hành

trình xa rộng của mình để tìm hiểu thế giới thời bấy giờ.

Điều kỳ diệu nhất là Ptolêmê đã duy trì được một ảnh hưởng

mạnh đến thế nào suốt hai thiên niên kỷ sau khi ông chết. Những

bản đồ chúng ta vẽ thời nay vẫn còn sử dụng những bộ khung và

từ vựng do Ptolêmê sáng chế. Hệ thống các ô mà ông đã đón nhận

và cải tiến vẫn còn là cơ bản cho việc vẽ bản đồ thời nay. Ông là

người đầu tiên phổ biến và cũng có thể chính ông đã sáng chế ra

những thuật ngữ vĩ tuyến và kinh tuyến. Tuy nhiên đối với

Ptolêmê, những từ này cũng mang thêm ý nghĩa về "chiều rộng"

và "chiều dài" của thế giới bây giờ, mà ngày nay những ý nghĩa

này không còn nữa. Trong cuốn Địa Lý, ông đã đưa ra vĩ tuyến và

kinh tuyến cho 8,000 chỗ. Ông sáng chế ra qui ước về phương

hướng cho các bản đồ theo hướng bắc ở phía trên và hướng đông ở

bên phải và qui ước này vẫn còn là yếu tố cốt yếu cho khoa vẽ bản

đồ ngày nay. Lý do của điều này có thể là vì những nơi được biết

đến nhiều nhất thời đó đều nằm ở bán cầu phía bắc và trên một

bản đồ phẳng những nơi này sẽ dễ nghiên cứu hơn nếu nó nằm ở

góc cao bên phải. Ông chia bản đồ thế giới của mình thành 26

miền và ông thay đổi tỷ lệ để cho thấy nhiều chi tiết hơn trong các

miền đông dân cư. Ông đã thiết lập cho các học giả thời nay sự

phân biệt giữa địa lý "geography, bản đồ của toàn thể trái đất" và

địa chí (chorography, bản đồ chi tiết của những nơi nhất định).

Ông theo Hipparchus chia vòng tròn và hình cầu thành 3600 và

chia nhỏ mỗi độ này thành partes minutae (= những phần nhỏ cấp

1, tiếng Tây phương trở thành "minutes"= phút), rồi mỗi phần này

lại chia thành partes minutae secundae (= những phần nhỏ cấp 2,

tiếng Tây phương trở thành "seconds"= giây) của cung.

Ptolêmê đã can đảm đối diện với những hệ quả của khoa vẽ

bản đồ theo hình thể quả cầu của trái đất. Và ông đã khai triển

một bảng dây cung, dựa trên khoa lượng giác của Hipparchus, để

xác định khoảng cách giữa các nơi. Ông sáng chế ra phương pháp

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 79

http://ebooks.vdcmedia.com

chiếu trái đất hình cầu xuống một mặt phẳng. Những sai lầm của

Ptolêmê không phải do ông không có óc phê bình. Ông nói rằng giả

thuyết tốt nhất là giả thuyết đơn giản nhất có thể lý giải các Sự

kiện. Ông cảnh giác chúng ta chỉ chấp nhận những dữ liệu đã được

phê bình bởi những bằng chứng khác nhau.

Nhược điểm chủ yếu của Ptolêmê là ở chỗ ông thiếu những

sự kiện. Dần dần về sau, những nhà quan sát chuyên môn trên

khắp thế giới sẽ thu thập được những dữ liệu để thỏa mãn những

đòi hỏi của bản đồ thế giới. Chúng ta không ngạc nhiên là với kho

dữ liệu hạn chế của mình, Ptolêmê đã mắc phải một số sai lầm

nghiêm trọng.

Một trong số những sai lầm này có lẽ là sự tính toán sai có

ảnh hưởng mạnh nhất trong lịch sử. Đối với chu vi trái đất,

Ptolêmê bác bỏ tính toán rất chính xác của Erastothenes, Ptolêmê

tính mỗi độ của trái đất chỉ có 50 dặm thay vì 70 và rồi ông theo

nhà bác học Hy Lạp Posidonius (khoảng 135-52 trước C.N.) và

Strabo, ông tuyên bố chu vi trái đất là 18,000 dặm. Cùng với việc

tính toán quá thấp này, ông phạm thêm sai lầm là kéo dài châu Á

về phía đông quá xa kích thước thực sự của nó, tới 1800 thay vì

đúng là 1300. Hậu quả là bản đồ của ông đã thu hẹp rất nhiều

những phần thế giới chưa được biết đến giữa mép phía đông châu

Á và mép phía tây châu Âu. Nhưng sai lầm của Ptolêmê lại là một

điều may. Giả như ông đã không theo Strabo mà theo

Erastothenes, cuộc gặp gỡ của châu Âu với Tân Thế Giới đã có thể

bị trì hoãn đến bao lâu? Và rồi, giả như Colômbô đã biết được

chiều rộng đích thực của trái đất? Nhưng Colômbô đã theo

Ptolêmê, vì thời đó không có uy tín địa lý nào cao hơn Ptolêmê.

Colômbô lại còn tăng viễn tưởng của mình bằng cách tính độ của

trái đất 10 phần trăm nhỏ hơn tính toán của ptolêmê.

Hơn nữa, không phải chỉ có những sai lầm của Ptolêmê làm

cho ông có công trong thành tích của Colômbô. Bằng việc sử dụng

tất cả những sự kiện có sẵn để khẳng định tính hình cầu của trái

đất và rồi bằng việc thiết lập mạng vĩ tuyến-kinh tuyến làm điểm

đối chiếu cho những kiến thức mỗi ngày một gia tăng, Ptolêmê đã

chuẩn bị cho châu Âu đi vào cuộc thám hiểm thế giới. Ptolêmê đã

bác bỏ ý tưởng của Homer cho rằng quanh thế giới toàn là Đại

dương không thể ở được. Ngược lại, ông còn gợi ý cho thấy đất còn

bao la chưa được biết đến và còn phải được khám phá, nhờ đó ông

đã kích thích các đầu óc tìm tòi. Tưởng tượng ra cái chưa biết thì

Daniel J. Boorstin 80

http://ebooks.vdcmedia.com

khó hơn nhiều so với việc vẽ ra những đường nét của những cái mà

người ta tưởng là mình đã biết.

Không những đối với Colômbô, mà cả đối với những người Ả

Rập và những người khác đã từng tin tưởng nơi kho tàng kiến

thức cổ điển, Ptolêmê luôn luôn là nguồn, tiêu chuẩn và thầy dạy

của khoa địa lý thế giới. Giả như trong thiên niên kỷ sau Ptolêmê,

các nhà hàng hải và các vị vua bảo trợ cho họ đã tự do và mạo

hiểm khởi hành từ chỗ mà Ptolêmê đã đạt đến, lịch sử của cả Thế

Giới Cũ và Thế Giới Mới chắc hẳn đã phải khác hơn nhiều.

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 81

http://ebooks.vdcmedia.com

CHƯƠNG 13

GIÁO ĐIỀU GIAM HÃM KIẾN THỨC

Châu Âu kitô giáo không đi theo công trình của Ptolêmê.

Thay vào đó, những lãnh tụ Kitô giáo bảo thủ đã dựng một rào cản

trước sự tiến bộ trong kiến thức về trái đất. Các nhà địa lý Kitô

giáo thời Trung Cổ dồn sức lực của mình vào việc thêu dệt một

hình ảnh sắc gọn, thần học, về những điều đã biết hay nghĩ là đã

biết.

Địa lý không có chỗ trong danh sách "bảy môn khoa học

nhân văn" thời Trung Cổ. Nó không vào được trong bốn môn của

toán học (số học, âm nhạc, hình học và thiên văn), cũng không hợp

với môn nào trong ba môn của khoa lý luận và ngôn ngữ (văn

phạm, biện chứng và tu từ). Không có vị trí của một khoa học độc

lập, địa lý là một cô nhi trong thế giới tri thức. Nó trở thành một

tạp loại kiến thức và giả kiến thức, những giáo điều Kinh Thánh,

những câu chuyện tầm phào, những suy luận của triết gia và

những tưởng tượng thần thoại.

Thuật lại những điều đã xảy ra thì dễ hơn cắt nghĩa thỏa

đáng nó xảy ra thế nào và tại sao. Sau khi Ptolêmê chết, Kitô giáo

chinh phục Đế Quốc Rôma và hầu hết châu Âu. Tiếp theo là hiện

tượng toàn châu Âu lãng quên kiến thức, gây ảnh hưởng cho châu

lục này từ năm 300 đến năm 1300. Trong những thế kỷ này, các

tín điều Kitô giáo đã đè bẹp hình ảnh hữu ích của thế giới mà

những nhà địa lý xưa đã vẽ ra một cách hết sức chậm chạp, vất vả

và tỉ mỉ. Chúng ta không còn tìm thấy những đường vẽ tỉ mỉ các bờ

biển, sông ngòi, núi non mà Ptolêmê đã vẽ ra trên những sơ đồ dựa

trên những dữ liệu thiên văn khá nhất thời đó.

Chúng ta không thiếu những bằng chứng về những gì các

nhà địa lý Kitô giáo đã suy nghĩ thời đó. Có trên sáu trăm mappae

mundi, bản đồ thế giới, còn sót lại từ thời Trung Cổ. Chúng có đủ

kích cỡ - có tấm chỉ bằng 5 cm đường chéo, như trong bộ bách khoa

của isdore ở Seville thế kỷ 7, có tấm lớn đường kính đến 150 cm

như bản đồ ở Nhà Thờ Lớn Hereford (năm 1275). Điều đáng nói là

Daniel J. Boorstin 82

http://ebooks.vdcmedia.com

khi những bản đồ như thế được vẽ do trí tưởng tượng, có rất ít

những thay đổi trong các bản đồ của trái đất.

Hình dạng chung của những bản đồ này khiến chúng được

gọi là "bản đồ bánh xe" hay "bản đồ T-0". Toàn thể mặt đất ở được

có hình một chiếc đĩa tròn (chữ 0), được chia ra bởi một dòng nước

hình chữ T. Phương Đông đặt ở phía trên cùng, hồi đó có nghĩa là

"hướng" của bản đồ. Trên chữ "T" là lục địa châu Á, phía dưới bên

trái chữ T là lục địa châu Âu và bên phải là châu Phi. Thanh chữ

T phân cách châu Âu với châu Phi là biển Địa Trung Hải; thanh

ngang phân cách châu Âu và châu Phi với châu Á là sông Danube

và sông Nil, được coi là chảy theo một đường duy nhất. Bao quanh

tất cả là "Biển Đại Dương".

Những bản đồ này được coi là bản đồ thế giới. Chúng được vẽ

với mục đích diễn tả những tín điều của Kitô giáo theo kinh thánh.

Jerusalem được vẽ ở trung tâm của bản đồ. "Đức Chúa đã phán

như vậy. Đây là Giêrusalem. Ta đã đặt nó ở giữa các dân và các

nước sông chung quanh nó" (Edêkiel 5.5). Những lời này của ngôn

sứ Edêkiel loại bỏ mọi nhu cầu vụn vặt về vĩ tuyến và kinh tuyến.

Bản dịch phổ thông của Kinh Thánh bằng tiếng Latinh còn dùng

chữ umbilicus terrae, rốn của trái đất. Các nhà địa lý Kitô giáo

trung cổ kiên quyết đặt Thành Thánh Giêrusalem vào đúng chỗ

này.

Đặt nơi thánh thiêng nhất vào chỗ trung tâm không phải là

chuyện mới. Như chúng ta đã thấy, người Ấn giáo cũng đặt núi

Meru của họ vào "trung tâm của trái đất". Niềm tin vào một núi

thánh, với những cách diễn tả khác nhau ở Ai Cập, Babylon và

những nơi khác, chỉ đơn giản là cách nói rằng chỗ ưu điểm nhất

trên mặt đất chính là cái rốn của vũ trụ. Các thành phố của

phương Đông thường coi mình là trung tâm. Babylon (= cửa của

các thần) là nơi các thần đi xuống trái đất. Trong truyền thống Hồi

Giáo, Ka'bah là điểm cao nhất thế giới và sao bắc đẩu cho thấy

Mecca là đối tâm của bầu trời. Kinh thành cho một vua Trung hoa

tốt là chỗ mà mặt trời không dọi bóng giữa trưa vào ngày hạ chí.

Vì thế không lạ gì các nhà địa lý Kitô giáo cũng đặt Thành Thánh

của họ vào trung tâm, biến nó thành nơi hành hương và thành

mục tiêu của các cuộc thập tự chinh.

Điều đáng ngạc nhiên chính là xảy ra Bước Thụt Hậu lớn. Ai

ai cũng muốn tin rằng mình ở trung tâm. Nhưng sau những tiến

bộ tích luỹ được từ xa xưa, giờ đây phải có cố gắng để quên đi khối

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 83

http://ebooks.vdcmedia.com

lượng những kiến thức đã tích luỹ ấy và rút lui vào một thế giới

của đức tin và biểu tượng. Chúng ta đã thấy các hoàng đế Trung

Hoa đã sáng chế ra Đồng Hồ Thiên Văn của Tô Tống như thế nào

trước cả những đồng hồ ở phương Tây, để họ lại tịch thu kiến thức

và kỹ thuật. Bước Thụt Hậu Lớn mà chúng ta sắp mô tả trong

lãnh vực địa lý là một hành vi thụt lùi đáng nói hơn nhiều. Vì sự

tiến bộ về kiến thức địa lý đã lan rộng ở phương Tây, đạt tới những

giao điểm văn hoá của một lục địa đa dạng.

Các tín điều Kitô giáo và các hiểu biết Kinh Thánh đã áp đặt

những điều tưởng tượng thần học trên bản đồ thế giới. Bản đồ trở

thành hướng dẫn viên cho các Tín Điều. Mỗi câu chuyện và mỗi

nơi được nhắc đến trong Kinh Thánh đều phải có một địa điểm xác

định và trở thành một lãnh vực tìm kiếm đầy hấp dẫn đối với các

nhà địa lý Kitô giáo. Một trong những điểm hấp dẫn nhất là Vườn

Eđen. Ở phần phía đông của thế giới, các nhà địa lý thời Trung Cổ

thường vẽ một vườn Địa Đường với hình của Ađam và Eva và con

rắn, chung quanh là một bức tường cao hay một rặng núi.

Để làm cho thế giới phù hợp với hình ảnh thô sơ của Kinh

Thánh, người ta cần phải thêu dệt lời Kinh Thánh và đồng thời

phủ nhận hình dạng thực sự của trái đất.

Niềm tin vào Eđen trở thành một niềm vui sướng cũng như

bổn phận. Các thầy dòng dũng cảm rong ruổi đi tìm vườn Địa

Đường trở thành những người hùng trong câu chuyện phiêu lưu.

Nhưng ngay cả trong những chuyện cơ bản như xác định vị

trí của vườn Eđen, thì các nhà địa lý Kitô giáo cũng không nhất trí

với nhau. Một trong những người lữ hành nổi tiếng nhất tìm đến

được Địa Đường là Saint Brendan, một tu sĩ gan dạ người ái Nhĩ

Lan (484-457). Tin rằng Địa Đường ở một vị trí nào đó trên Đại

Tây Dương, ông đã lênh đênh mạo hiểm trên thuyền mãi về hướng

tây cho tới khi ông tới một hải đảo xinh đẹp, đất đai mầu mỡ chưa

từng có. Saint Brendan tin chắc đây là địa đàng, "Đất Hứa của các

Thánh". Và ngay cả những người thích đặt Địa Đàng ở một nơi

khác cũng vẫn giữ "Đảo Saint Brendan" trên các bản đồ của mình.

Câu chuyện về người tu sĩ gan dạ này được kể đi kể lại bằng rất

nhiều thứ tiếng châu Âu. Hòn đảo thánh này của ông đã được vẽ

rõ nét trong các bản đồ trong hơn một ngàn năm, ít là cho tới 1759.

Và các nhà bản đồ học thời cận đại cũng đã cố gắng đi tìm vị trí

của nó. Nhà chế tạo địa cầu kinh điển Martin Behaim năm1492 đã

Đảo Saint Brendan gần xích đạo, tây Canaries, trong khi một số

Daniel J. Boorstin 84

http://ebooks.vdcmedia.com

nhà địa lý đặt nó ở gần Ái Nhĩ Lan hơn, số khác đặt nó ở vùng Tây

Indies. Mãi sau hai thế kỷ có các cuộc thám hiểm Bồ Đào Nha

(1526-1721) đi tìm Đảo Saint Brendan, các người Kitô giáo mới dứt

khoát từ bỏ cuộc tìm kiếm. Họ đã tìm ra một chỗ khác tốt hơn cho

Địa Đường.

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 85

http://ebooks.vdcmedia.com

CHƯƠNG 14

QUAY VỀ VỚI TRÁI ĐẤT PHẲNG

Lactantius, nhà hùng biện Kitô giáo đáng kính nể, một

"Cicero của Kitô giáo", đã nêu câu hỏi, "Có ai lại ngu ngốc đến độ

tin rằng có những người chân ở trên đầu, hay những nơi có các vật

treo ngược, cây mọc ngược, hay mưa đổ từ dưới lên trên? Chúng ta

có thể tìm thấy điều kỳ diệu của những vườn Babylon treo ngược ở

đâu nếu chúng ta tin rằng có một thế giới treo ở những điểm Đối

Chân?" Các thánh Augustin, Chrysostom và nhiều vị khác cùng

tầm cỡ không ngần ngại thừa nhận rằng không thể có những điểm

Đối Chân (tiếng Latinh là "Anti-podes", có nghĩa là một nơi mà

chân người ta ở phía đối diện).

Các lý thuyết cổ điển về những điểm Đối Chân mô tả một

vùng lửa nóng không thể đi qua bao quanh xích đạo, phân cách

chúng ta với vùng có người ở phía mặt bên kia của địa cầu. Lý

thuyết này tạo những mối hoài nghi nghiêm trọng nơi đầu óc

những người Kitô giáo về tính hình cầu của trái đất. Dòng giống

sống phía bên dưới vùng xích đạo đó dĩ nhiên không thể là dòng

giống của Ađam, cũng không thể là dòng giống những người được

Chúa Kitô cứu chuộc. Nếu người ta tin rằng con tàu của ông Nôê

đã dừng lại trên núi Ararat phía bắc xích đạo, thì không có cách

nào có thể có người sống đặt chân tới được các điểm Đối Chân. Để

tránh rơi vào lạc đạo, những tín hữu Kitô giáo thích tin rằng

không thể có các điểm Đối Chân, hoặc thậm chí nếu cần, không

thể có trái đất hình cầu.

Những nhà địa lý Hy Lạp và Rôma cổ đại không phải bận

tâm về những vấn đề như thế. Nhưng không một người Kitô giáo

nào có thể nhìn nhận rằng có những con người phát sinh từ Ađam

hay bị ngăn chặn bởi vùng lửa xích đạo khiến họ không đến được

với Tin Mừng của Chúa Kitô. Thơ Rôma 10, 18 tuyên bố, "Phải,

quả thực, tiếng của họ đã vang cùng trái đất và lời của họ đã vang

đi khắp địa cầu". Cả Đức Tin lẫn Kinh Thánh đều không chấp

nhận có một nơi có những người không thuộc dòng giống Ađam

Daniel J. Boorstin 86

http://ebooks.vdcmedia.com

hay Chúa Kitô. Một tác giả thế kỷ 10 diễn giải về boethius có viết,

"Chớ gì đừng có ai cho rằng chúng tôi chấp nhận có những điểm

Đối chân, là điều hoàn toàn đi ngược lại đức tin Kitô giáo". "Tin

vào những điểm Đối Chân" đã trở thành một lời kết tội những

người lạc đạo chuẩn bị lên giàn hỏa thiêu. Cũng có một số ít người

tìm cách thỏa hiệp bằng việc cố gắng chấp nhận hình cầu của trái

đất vì những lý do địa lý, nhưng về phương diện thần học họ vẫn

còn phủ nhận sự tồn tại của những người sống ở những điểm đối

chân. Nhưng con số này không nhiều.

Các nhà địa lý Kitô giáo không có những dữ kiện để lấp đầy

các bản đồ của họ, nên họ đã tìm được những chất liệu dồi dào nơi

những tưởng tượng của thời xa xưa. Trong khi họ khinh bỉ khoa

học của ngoại giáo, mà họ coi là đe dọa đức tin kitô giáo, thì họ lại

không ngần ngại sử dụng những hình ảnh của thần thoại ngoại

giáo và sử dụng chúng để phục vụ cho những mục đích có tính giáo

điều nhất của Kitô giáo. Trong khi các nhà địa lý Kitô giáo e sợ

những tính toán khá chính xác của eratosthenes, Hipparchus và

Ptolêmê, thì họ lại vui vẻ trang trí cho những bản đồ lấy

Giêrusalem làm trung tâm của họ bằng những điều ngông cuồng

nhất của trí tưởng tượng ngoại giáo. Julius Solinus, biệt danh là

Polyhistor hay "Người Kể Chuyện Đa Năng" đã là nguồn cung cấp

tiêu chuẩn cho nền thần thoại địa lý trong suốt một thời gian dài,

từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 14. Bản thân Solinus có thể không phải một

tín đồ Kitô giáo. Chín phần mười của bộ Collectanea rerum

memorabilium (Sưu tập những Điều Kỳ Diệu), xuất bản năm 230-

240, rút ra từ tác phẩm Lịch Sử Thiên Nhiên của Pliny, tuy

Solinus không một lần nhắc đến tên tác giả. Và phần còn lại được

xào nấu từ những tác giả cổ điển khác. Tài năng đặc biệt của

Solinus, như một nhà lịch sử địa lý gần đây nhận xét, là ở chỗ "đãi

cát để lấy vàng". Thật khó có thể tìm được một người khác trong

suốt một thời gian dài đã ảnh hưởng đến khoa địa lý "một cách sâu

đậm hay tệ hại đến thế".

Nhưng hạt cát của Solinus đã có sức quyến rũ đặc biệt.

Chính thánh Augustin đã tham khảo Solinus, cũng như nhiều nhà

tư tưởng Kitô giáo hàng đầu của thời Trung Cổ. Những câu chuyện

và hình ảnh thần thoại của Solinus đã chứa đầy những bản đồ của

Kitô giáo mãi cho tới Thời đại Khám phá. Chúng trở thành một

mạng lưới của các kinh tuyến và vĩ tuyến mà Ptolêmê đã để lại.

Solinus tìm thấy những diều kỳ diệu khắp nơi. Ông kể rằng ở

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 87

http://ebooks.vdcmedia.com

Italia, có những dân thờ cúng thần Apollo bằng cách nhảy múa

chân trần trên than hồng, những con mãng xà dài và mập sống

bằng vú những con bò sữa và những con linh miêu nước đái đóng

băng thành "những viên ngọc quí, có sức hút của nam châm và có

màu hổ phách". Ở Rhegium có những con dê và châu chấu không

còn dám kêu bởi vì Hercule tức giận do tiếng ồn của chúng đã bắt

chúng phải câm lặng. Dọc bờ biển Ethiopia có những dân bốn mắt,

trong khi dọc theo dòng sông Niger có những con kiến khổng lồ

như những con chó giữ nhà. Ở Đức có một loài giống như con lừa

có môi trên dài đến nỗi "nó phải đi giật lùi để ăn".

Có lẽ cái di sản lâu dài nhất của thời đó là biển Địa Trung

Hải, quá quen thuộc khiến chúng ta ngày nay đã quên mất ý

nghĩa của nó. Đó là một vùng biển nằm giữa châu Phi, châu Á và

châu Âu và người Rôma đã gọi nó là mare nostrum (biển của

chúng ta). Solinus là một trong những người đầu tiên gọi nó là

mare mediterraneum, nghĩa là biển ở giữa trái đất. Vị giám mục

thông thái Isodore ở Seville đã đổi nó thành một tên riêng và

không ai có thể chối cãi uy quyền của ông.

Trong khi khoa địa lý ở châu Âu đang trở thành một mớ

nhập nhằng những giáo điều và óc tưởng tượng, thì ở những nơi

khác người ta vẫn đang gia tăng hiểu biết về trái đất, cũng như

khả năng vẽ bản đồ trái đất.

Không có những trợ giúp của Erastothenes, Hipparchus hay

Ptolêmê, người Trung Hoa đã độc lập sáng chế ra một họa đồ cho

bề mặt thất thường của trái đất. Chúng ta đã thấy điều mà đồng

hồ làm cho thời gian, thì họa đồ hình chữ nhật đã làm cho không

gian, bằng cách cung cấp những khung đồng đều để phân biệt, mô

tả, khám phá và tái khám phá sự đa dạng vô cùng của đất và biển,

núi đồi và sa mạc.

Nếu khoa địa lý Hy Lạp dựa vào trái đất hình cầu, thì khoa

địa lý Trung Hoa dựa vào trái đất hình dẹt. Vào thời mà Ptolêmê

đang thực hiện những công trình của mình ở phương Tây, thì ở

Trung Hoa, các nhà địa lý đã phát triển cho riêng mình những kỹ

thuật vẽ bản đồ và đã có một bề dày truyền thống về khoa vẽ bản

đồ thế giới. Người Hy Lạp đã khai triển hệ thống vẽ họa đồ khung

theo các đường vĩ tuyến và kinh tuyến, rất dễ vẽ trên một quả cầu.

Nhưng vì việc dọi một bề mặt hình cầu xuống một mặt phẳng quá

khó, nên trong thực tế hệ thống họa đồ khung của người Hy Lạp

Daniel J. Boorstin 88

http://ebooks.vdcmedia.com

cũng không khác bao nhiêu với việc vẽ họa đồ theo quan niệm trái

đất phẳng.

Vì hệ thống họa đồ khung của người Hy Lạp bắt nguồn từ

quan niệm trái đất hình cầu, nên hệ thống họa đồ chữ nhật của

người trung Hoa chắc hẳn phải có những nguồn gốc hoàn toàn

khác. Những nguồn gốc ấy là gì.

Từ những tài liệu lịch sử sớm nhất của thời nhà Tần (221-

207 trước C.N.), chúng ta thấy nhắc nhiều đến những bản đồ và

công dụng của chúng. Nước Trung Hoa được thống nhất năm 221

trước C.N., vừa là sản phẩm vừa là người sản sinh ra chế độ quan

liêu to lớn, thấy cần phải biết những đặc điểm và ranh giới của các

vùng đất bao la của mình. Bộ Lễ của nhà Chu (1120-256 trước

C.N.) đã cho người soạn ra những bản đồ của từng lãnh địa và

kiểm kê nhân khẩu của lãnh địa. Khi vua Chu đi thăm lãnh thổ

của mình, nhà địa lý triều đình luôn tháp tùng để giảng giải cho

vua về địa hình và sản phẩm của mỗi vùng trong nước. Dưới triều

Hán (202 trước C.N.-200 C.N.), các bản đồ luôn luôn xuất hiện như

một bộ máy không thể thiếu của đế quốc.

Hai thiên kỷ cuối cùng ở Trung Hoa nở rộ những tài năng vẽ

bản đồ. Cả trước khi Ptolêmê thực hiện công trình của mình ở

Alexandria, một người trung Hoa tiên phong tên là Khang Uông

(78-139 C.N.) đã "vẽ ra những đường tọa độ cho trời và đất và tính

toán dựa trên những tọa độ đó". Hai thế kỷ sau, Phi Sở Y, một

Ptolêmê của Trung Quốc, đã áp dụng những kỹ thuật này để vẽ ra

một bản đồ chi tiết Trung Hoa gồm 18 tờ.

Trong lời tựa cho bản đồ của mình, Phi Sở Y đã đưa ra những

hướng dẫn đơn giản cho việc vẽ bản đồ đúng tỷ lệ, với những

khung hình chữ nhật. "Nếu vẽ bản đồ mà không có những khung

chia độ, thì không thể nào phân biệt được xa với gần... Nhưng

những khung chia độ cho ta một tỷ lệ đúng của các khoảng cách.

Cũng thế, ta sẽ có những điểm tương đối nhau nhờ dùng những

cạnh phân độ của những tam giác vuông; và tỷ lệ đúng của các độ

và hình được biểu thị bằng việc xác định cao và thấp, các kích

thước của góc, các đường cong và đường thẳng. Như thế, dù có

những trở ngại lớn về hình dạng của các núi cao hay hồ rộng,

những khoảng đường dài hay những nơi xa lạ, những chỗ phải leo

lên và đi xuống, những bậc hay những đường vòng-tất cả đều có

thể ghi nhận và xác định được. Nếu ta áp dụng đúng hệ thống

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 89

http://ebooks.vdcmedia.com

khung chữ nhật, thì dù là đường thẳng hay đường cong, gần hay

xa, không có gì có thể che giấu chúng ta về hình dạng của chúng".

Làm cách nào người Trung Hoa phát triển được một kỹ thuật

tinh vi như thế để nắm được những sự đa dạng của trái đất? Hình

như từ rất xa xưa, họ đã chia đất thành những mảnh bằng một sơ

đồ các tọa độ. Từ thời nhà Tần, các bản đồ của hoàng đế đã được vẽ

trên lụa. Các từ kinh và vĩ mà Phi Sở Y đã dùng cho những tọa độ

trên bản đồ cũng là từ để chỉ các sợi dọc và sợi khổ trong ngành

dệt vải. Phải chăng ý tưởng về một khung chữ nhật trên bản đồ đã

phát sinh từ việc khám phá ra rằng có thể tìm ra một điểm trên

bản đồ vẽ trên lụa bằng cách lần theo một sợi dọc và sợi khổ đến

chỗ hai sợi này gặp nhau? Hay nguồn gốc của nó là một bảng bói

toán của thời Hán sử dụng những tọa độ biểu thị toàn bộ vũ trụ?

Hay nó có liên quan cách nào đó với bảng cờ tướng Trung Hoa xếp

quân trên các đường giao nhau? Dù nguồn gốc là gì, thì kết quả đã

rõ: đó là một hệ thống khung chữ nhật đã phát triển và được sử

dụng rộng rãi.

Tới giữa thế kỷ 12, trước cả khi hệ thống của Ptolêmê được

phục hưng tại châu Âu, khi nhà địa lý ả Rập vẽ bản đồ thế giới

năm 1150 cho vua Sicily là Roger II, ông cũng đã dùng một họa đồ

khung và giống như người Trung Hoa, ông không để ý gì tới mặt

cong của trái đất. Theo Joseph Needham gợi ý, truyền thống lâu

đời của Trung Hoa đã đến với người ả Rập ở Quảng Đông và qua

những chuyến đi lại ngày càng nhiều của người ả Rập sang

phương Đông. Và vì thế có lẽ người Trung Hoa đã đóng một vai trò

trong việc chấm dứt Thời Thụt Hậu Lớn-giúp cho các nhà địa lý

châu Âu trở lại con đường truy tìm kiến thức, khám phá lại những

dụng cụ đo đạc mà Hy Lạp và Rôma đã để lại.

Daniel J. Boorstin 90

http://ebooks.vdcmedia.com

Phần V

Đường đi đến phương đông

"Ánh sáng xuất tự phương Đông..." Tục ngữ Latinh

" Đi hết Đông thì gặp Tây" Tục ngữ Anh.

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 91

http://ebooks.vdcmedia.com

CHƯƠNG 15

CÁC CUỘC HÀNH HƯƠNG KITÔ GIÁO

Ở thời Trung Cổ, nếu niềm tin đã vẽ các bản đồ theo óc tưởng

tượng và giam hãm người Kitô giáo trong khoa địa lý giáo điều, thì

cũng niềm tin đó đã lôi cuốn khách hành hương và những đoàn

quân thập tự chinh lên đường khám phá phương Đông. Ngôi Sao

đã từng dẫn đường cho Ba Vua đến Bêlem, cũng hướng dẫn tầng

tầng lớp lớp tín hữu đến Đất Thánh vào các thế kỷ sau đó. Hành

hương đã trở thành một tục lệ Kitô giáo và dẫn đến đức tin, cũng

sẽ trở thành con đường dẫn tới những khám phá.

Một thế kỷ sau cái chết của Chúa Giêsu, có những tín hữu

can trường đã trẩy đi Giêrusalem để sám hối, tạ ơn, hay chỉ để

được đi trên những nẻo đường mà Đấng Cứu Thế của họ đã đi. Sau

khi hoàng đế Constantin trở thành tín đồ Kitô giáo, mẹ ông là

hoàng thái hậu Hêlêna đến Giêrusalem vào năm 327, trở thành

nhà khảo cổ, lập Núi Canvê, thu thập những mảnh gỗ được coi là

của cây Thánh Giá đích thực và khám phá ra Mộ Thánh, nơi người

ta cho rằng đã chôn cất Chúa Giêsu. Ngay tại đây, chính vua

Constantin xây ngôi Thánh Đường Mộ Thánh đầu tiên. Thánh

Giêrôm, một nhà bác học, đã đến ở tại một vụ viện ở Bêlem do một

phụ nữ quý tộc Rôma là thánh Paola bảo trợ. Tại đây thánh

Giêrom giảng cho các tín hữu sau khi họ đi viếng các nơi thánh.

Vào đầu thế kỷ 5, đã có hai trăm tu viện và nhà trọ ở quanh

Giêrusalem cho khách hành hương. Thánh Augustin và các Giáo

phụ khác đã khuyên các khách hàng hương đến Giêrusalem đừng

để mình bị lôi cuốn bởi những cuộc hành trình mà quên mất

Thành Đô Thiên Quốc. Thế nhưng dòng thác những khách hành

hương vẫn tiếp tục đổ vào Giêrusalem, với đông đảo những người

hướng dẫn luôn sẵn sàng phục vụ và vô số quán trọ khắp dọc

đường.

Hình ảnh người hành hương lãnh phép lành của linh mục

trước khi khởi hành, tay cầm gậy và vỏ ngọc trai, đầu đội một

triều thiên và đeo phù hiệu của nơi đến, đã trở thành một hình

Daniel J. Boorstin 92

http://ebooks.vdcmedia.com

ảnh đầy ấn tượng của toàn cảnh thời trung cổ. Nếu hiểu đúng

nghĩa của nó, người hành hương là người lên đường đi đến một nơi

thánh, là một tín hữu lang thang có thể suốt đời phiêu bạt từ một

nơi thánh này đến một nơi thánh khác.

Đế quốc Rôma suy tàn, cùng với sự nổi dậy của quân cướp

biển, quân Vandal và những quân cướp phá khác, đã khiến cho số

phận của người hành hương đầy khó khăn và nguy hiểm. Cuộc

chinh phục ngày càng lan rộng của người Ả Rập quanh vùng biển

Địa Trung Hải, sự ra đời của Hồi giáo và con số người hành hương

Hồi giáo gia tăng đã làm tắc nghẽn những con đường đi lại của

người hành hương Kitô giáo và khơi dậy một cuộc tranh giành

Giêrusalem thật chua xót. Tảng đá ở Núi Đền Thờ, khu Đền Thờ

của Salômôn, chính là nơi Môhamét đã lên trời. Một số truyền

thuyết Hồi giáo coi Giêrusalem chứ không phải Mecca là trung

tâm và rốn của trái đất, "nơi cao nhất trên trái đất và gần trời

nhất". Khi giáo chủ Omar thắng trận cưỡi một con lạc đà trắng

tiến vào Giêrusalem chỉ sáu năm sau cái chết của Môhamét, ông

đã mở ra một cuộc chiến ngàn năm để giành giật những nơi thánh.

Thời đại lớn của các cuộc hành hương Kitô giáo bắt đầu ở thế

kỷ 10. Những người Hồi giáo nói chung tỏ ra khoan nhượng, có thể

là khinh bỉ, những "quân vô đạo" cuồng nhiệt này. Nhưng khi

miền Đất Thánh xa xôi trở nên khó đến, những người Kitô giáo

đạo đức đã tìm cách đem hương vị của các cuộc hành hương vào

trong nhà của mình. Họ sáng tạo những câu chuyện pha trộn giữa

lịch sử xã hội, thần thoại và những truyện dân gian. Trong sách

truyện hành hương nổi tiếng Guide de Pèlerin, người ta có thể đọc

thấy câu chuyện một khách hành hương đến xin một miếng bánh

mì của một người đàn bà ở Villeneuve khi bà đang nướng trong lò.

Bà từ chối và khi bà quay lại lấy bánh, thì chỉ thấy một hòn đá

tròn. Cũng có chuyện những khách hành hương qua Poitiers đi hỏi

hết một dãy phố mới có một nhà chịu cho họ trọ qua đêm. Ngay

đêm đó, mọi căn nhà trên dãy phố đều bị cháy rụi, trừ căn nhà đã

cho họ ở trọ. Các anh hùng ca như Chansons de Geste kể về những

khách hành hương anh hùng.

Nơi thu hút khách hành hương nhiều nhất ở châu Âu là

Rôma, "ngưỡng cửa của các thánh Tông Đồ". Thánh Bede Đáng

Kinh (673-735) thuật lại đoạn đường đi đến Rôma của người

Britông gồm "người sang cũng như hèn, tín hữu cũng như giáo sĩ,

nam cũng như nữ", khát khao dành một ít những cuộc "hành

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 93

http://ebooks.vdcmedia.com

hương trần thế" gắn những nơi thánh, "để hi vọng đáng được nồng

nhiệt đón nhận bởi các thánh trên trời". Khoảng năm 727, vua Ina

của Wessex đã lập một nhà trọ đặc biệt ở Rôma cho các khách

hành hương Saxông. Dòng thác người hành hương từ nước Anh và

những nơi khác đổ về Rôma ngày càng lớn sau khi các cuộc Thập

tự chinh để tái chiếm Giêrusalem bị thất bại.

Cùng thời kỳ này, những sức mạnh ở viễn tây, một đời sống

thương mại mới và mức dân số không ngừng gia tăng đã làm cho

làn sóng hành hương tràn ngập. Dân Norman, hậu duệ của những

người Norse hồi thế kỷ 10 từng tràn qua Normandie ở phía bờ biển

bắc nước Pháp, đã trở lại Kitô giáo và phái đội quân viễn chinh

của họ đi khắp nơi. William Nhà Chinh Phục đã đưa họ tới nước

Anh năm 1066. Họ bủa đi khắp vùng biển Địa Trung Hải, đánh

chiếm miền nam Italia và tới năm 1130 đã thiết lập vương quốc

Sicily, là nơi những người Kitô, Do Thái và ả Rập chung sống và

trao đổi về tri thức, nghệ thuật và tư tưởng.

Khi Đức Urban II lên ngôi Giáo hoàng vào năm 1088, Giáo

hội đang ở trong một tình trạng cần cải tổ cấp bách, do những sự

nhũng lạm của việc mua bán ân xá và chức tước, cùng với sự chia

rẽ do sự tranh chấp của một phản - Giáo hoàng. Giáo hoàng Urban

II là một nhà cải cách đầy nghị lực, ngài đã sử dụng tài tổ chức và

hùng biện của mình để thanh tẩy và chữa lành. Hoàng đế phương

Đông hồi đó là Alexius Comnenus thấy thủ đô Byzance của mình

bị quân Hồi đe dọa, đa gửi sứ giả tới Giáo hoàng Urban để cầu

viện. Là con người đầy nghị lực, Giáo hoàng nhận thấy đây là cơ

hội để hòa hợp các giáo hội Đông và Tây, đồng thời để giải phóng

Đất Thánh.

Giáo hoàng đã triệu tập một Công Đồng lịch sử ở Clermont,

miền nam nước Pháp, với sự tham dự của các giám mục Pháp và

các đại biểu của giáo hội ở khắp châu Âu. Khi Công đồng khai mạc

vào ngày 18 tháng 11, 1095, nó đã trở thành một đại hội quần

chúng, số người tham dự quá đông khiến cho thánh đường không

thể chứa hết, nên phải chuyển sang một cánh đồng ở ngoài cổng

phía đông của thành phố. Trong cuộc đại hội ngoài trời, bằng

những lời lẽ hết sức hùng hồn, Giáo hoàng đã kêu gọi mọi tín hữu

hăng hái lên đường giải phóng Đất Thánh.

Để giải phóng Đất Thánh, mọi tín hữu sẽ lên đường hướng về

phương Đông ngay sau khi họ thu hoạch xong hòa màu vào mùa

hè, trước ngày lễ Đức Mẹ Lên trời, 15 tháng 8, 1096. Thiên Chúa

Daniel J. Boorstin 94

http://ebooks.vdcmedia.com

sẽ là người chỉ đạo, thánh giá trắng sẽ là cờ hiệu và tiếng hô xung

trận sẽ là "Deus le volt!" (Chúa trời!). Nhà cửa và mọi sự của họ sẽ

được đặt dưới sự bảo vệ của Giáo hội.

Với lời kêu gọi lâm chiến này, Giáo hoàng Urban II đã huy

động mọi sức mạnh của Giáo hội châu Âu biến những cuộc hành

hương thành những cuộc thập tự chinh. Hành hương chỉ là cuộc

hành trình nhỏ của cá nhân, còn thập tự chinh lại là cuộc hành

trình lớn của cộng đồng hay quần chúng. Những người cất bước

lên đường tất yếu phải trở thành những người khám phá. Thế

nhưng, nhìn chung, điều họ muốn tìm thì đã không tìm thấy, còn

điều họ không nghĩ tới thì họ lại tìm thấy rất nhiều.

Các cuộc Thập tự chinh sẽ là một trong những phong trào

hỗn độn nhất, rối loạn nhất trong lịch sử. Pierre ẩn sĩ là một điềm

báo trước những tai họa sẽ xảy đến. Ông được gọi là ẩn sĩ vì ông

thường khoác một chiếc áo ẩn sĩ, thực tình ông không phải một ẩn

sĩ gì cả, vì ông thích đám đông và biết cách khích động họ. Pierre

đã lập tạo quân riêng của mình được chiêu mộ từ đoàn quân hành

hương hỗn tạp ở quận Berry miền trung nước Pháp. Khi ông đến

Cologne miền đông nước Đức vào ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, 12

tháng 4, 1096, có khoảng 15 ngàn người hành hương thuộc mọi lứa

tuổi, đàn ông cũng như đàn bà, lớn cũng như nhỏ, đã theo ông.

Một công chúa Byzance tên là Anna Comnena đã sợ hãi thuật lại.

"Cả một đạo binh của toàn thể phương Tây cùng tất cả các bộ lạc ở

xa tận miền Pillars của Hercules bên kia biển Adriatic đang tràn

qua châu Âu để tiến về châu Á, mang theo toàn bộ gia đình của

họ".

Khi đến Constantinople, đoàn lữ chiến binh của Pierre đã

đem đến đây những rắc rối mới. Ở đây họ nhập chung với đoàn

quân của Walter Không Xu, rồi tiến về Thành Thánh, đi đến đâu

cướp phá ở đó. Hoàng đế Byzance là Alexeus I tìm cách thuyết

phục những hiệp sĩ ngang tàng tuân thủ kỷ luật của ông, nhưng

những tay hiệp sĩ có đầy tham vọng đã chinh phục và cướp phá để

lập những vương quốc mới riêng cho mình. Những đạo quân Kitô

giáo này đã đánh bại quân Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều trận chiến và

khải hoàn tiến vào Giêrusalem năm 1099, kết thúc cuộc Thập Tự

Chinh thứ nhất.

Giêrusalem mau chóng được tổ chức thành một Đế quốc

Latinh. Đây mới chỉ là bước đầu của phong trào sôi động kéo dài

suốt hai thế kỷ để đem lại an toàn cho các cuộc hành hương.

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 95

http://ebooks.vdcmedia.com

Nhưng về mặt nào đó, đây cũng là sự chấm dứt của các cuộc Thập

tự chinh, vì là cuộc viễn chinh thành công cuối cùng để giải phóng

Đất Thánh. Các cuộc "Tập tự chinh" sau này chỉ còn là những cuộc

viễn chinh để giúp đỡ những tín hữu đã định cư ở phương Đông.

Sau khi Giêrusalem rơi vào tay giáo chủ Thổ Nhĩ Kỳ Saladin năm

1187, càng ngày càng nhiều người hành hương muốn về những nơi

thánh dễ đến hơn ở phương Tây.

Đối với các tín đồ ở Anh quốc, nơi thánh có tiếng nhất là

Canterbury. Tại đây có Vương Cung Thánh Đường Canterbury, là

nơi thánh Austin (cũng gọi là Augustin thứ hai, chết năm 604) đã

được phong làm tổng giám mục đầu tiên và cũng tại đây thánh

Thomas à Becker đã ho hào tín hữu chống lại vua Henry II và tử

đạo ngày 29 tháng 12, 1170. Sau này, chính vua Henry II đã đặt

nơi này làm địa điểm hành hương khi ông đi đến đó để làm việc

sám hối công khai. Roger ở Hoveden, một nhà viết sử thời đó, đã

thuật lại. "Vừa khi vua đến gần thành phố, khi nhìn thấy ngôi

Thánh đường có chôn xác vị thánh tử đạo, ông đã xuống ngựa, cởi

giày, đi chân trần và mặc áo nhặm, rồi đi bộ ba dặm tới mộ của vị

thánh tử đạo, với một vẻ hiền lành và thống hối khiến ta có thể

nghĩ đây là việc của Đấng đang nhìn xem trái đất và làm nó rung

chuyển".

Sau khi chấm dứt các cuộc Thập tự chinh, hành hương vẫn

còn là một sức mạnh trường tồn của Kitô giáo châu Âu và đối với

nhiều người Rôma đã thay thế cho Giêrusalem. Năm 1300, tiếp nối

tinh thần của Urban II, Giáo hoàng Boniface VIII đã công bố Năm

Thánh lần thứ nhất, ban những ơn toàn xá cho các tín hữu hành

hương đến Rôma và đã thu hút trên hai mươi ngàn người hành

hương. Từ đó trở đi, cứ 50 năm lại có một Năm Thánh với ơn toàn

xá cho những người hành hương đến Rôma, cho tới năm 1470 thì

Giáo hoàng đã rút khoảng thời gian này xuống còn 25 năm.

Trong Hồi giáo, ngay từ ban đầu, hành hương luôn luôn là

một nghĩa vụ thánh. Mọi tín đồ Hồi giáo ngoan đạo, nếu có khả

năng và có thể cấp dưỡng gia đình trong lúc mình đi vắng, đều

buộc phải hành hương đến Mecca ít là một lần trong đời. Trong

cuộc hành hương () từ tháng bảy tới tháng mười theo lịch Hồi giáo,

người hành hương mặc hai chiếc áo choàng trắng không đường chỉ,

biểu tượng sự bình đẳng của họ trước mặt Thượng Đế. Họ không

được cạo râu hay cắt móng tay. Họ phải đi bộ vòng quanh đền

Kabah bảy lần và thực hiện một số nghi thức khác xung quanh

Daniel J. Boorstin 96

http://ebooks.vdcmedia.com

đền thờ Mecca trước khi trở về nhà. Từ đó về sau, họ được truy

tặng danh hiệu hajji, người hành hương.

Lời tuyên xưng đức tin trong Bản Tuyên Thệ Augsburd

(1530) của giáo phái Cải Cách Luther đã kết án những cuộc hành

hương - cùng với việc ăn chay, tôn thờ các thánh và lần chuỗi mân

côi - như là những "trò trẻ con và vô bổ". Nhưng nhìn lại, các cuộc

Thập tự chinh của những đoàn quân hành hương là một sự gây

thức tỉnh lớn. Đó vừa là một dấu hiệu và nguyên nhân của một sức

sống mới, một sự tìm tòi mới, một sự cởi mở và linh hoạt mới trong

đời sống phương Tây. Từ những cuộc Thập tự chinh đã phát sinh

biết bao điều mới lạ do những con người từng đi hết nơi này đến

nơi khác. Các nước tham dự Thập tự chinh tại phía đông Địa

Trung Hải đã phát triển nền thương mại của mình với thế giới Hồi

giáo. Các nhà băng của ý phát đạt khi họ tài trợ cho các ông vua

và Giáo hoàng và cho những khách hành hương vay vốn. Những

người hành hương trở về mang theo những câu chuyện kỳ diệu của

phương Đông, cùng với sự sành điệu trong các hàng gấm vóc, tơ

lụa, nước hoa và gia vị, là những cái đã tạo cho thành phố Venice

nét quyến rũ vẫn còn thấy được ở Dinh Doges và Piazza San

Marco.

Xét về nhiều phương diện, sự thất bại của các cuộc Thập tự

chinh lại là sự may phước cho các nước Kitô giáo và là một chất

xúc tác cho châu Âu khám phá ra thế giới phương Đông. Khi

không còn hi vọng tái chiếm Giêrusalem và những con đường hành

hương đến đó, Kitô giáo phương Tây quay sang hoạt động truyện

giáo. Hành hương thì quy tụ tín đồ về một nơi, còn truyền giáo thì

tỏa ra để đến với những người xa lạ ở cả những miền đất mới. Lịch

sử phát triển Kitô giáo là lịch sử của các cuộc truyền giáo.

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 97

http://ebooks.vdcmedia.com

CHƯƠNG 16

NGƯỜI MÔNG CỔ ĐÃ MỞ ĐƯỜNG NHƯ THẾ NÀO

Những nhà thám hiểm đường bộ của Kỷ Nguyên Khám Phá

đầu tiên của châu Âu trên đường tiến về phương Đông vào giữa

thế kỷ 13 đã cần đến những nguồn lực khác hẳn với những nhà

thám hiểm trên biển của thời đại sau. Colombô sẽ phải tìm ra thật

nhiều tiền bạc, tàu thuyền, tuyển mộ và tổ chức một thủy thủ

đoàn, bảo đảm lương thực, giữ cho thủy thủ đoàn vui vẻ và không

nổi loạn và đi trên những đại dương không có bản đồ. Một người

thám hiểm trên bộ trước kia cũng cần những tài năng khác hẳn.

Anh ta có thể chỉ cần một hay hai bạ đồng hành trong suốt cuộc

hành trình - dù trên những lộ trình chưa từng có người châu Âu

qua lại trước đó. Họ có thể kiếm thức ăn thức uống dọc đường. Họ

không cần phải là những người gây vốn hay những nhà tổ chức

bậc thầy, nhưng họ phải có tính dễ thích nghi và dễ hòa hợp.

Những thủy thủ của Colômbô đã nổi loạn khi cuộc hành trình kéo

dài mấy tuần lễ quá thời gian họ chờ đợi, trong khi những nhà

thám hiểm trên bộ có thể kéo dài hành trình của mình tùy theo

nhu cầu có thể một tháng, một năm, hay thậm chí mời năm. Trong

khi người đi biển lênh đênh trên những khoảng mênh không

không một bóng người và trên biển tin tức thường là tin xấu, thì

ngược lại, những người đi trên bộ - thương gia hay nhà truyền giáo

- có thể làm nghề của mình dọc đường, học hỏi đang khi trên

đường. Nếu người đi thám hiểm đường bộ đi một mình phải dùng

thuyền bè cho một quãng đường nào đó, họ là hành khách. Chiếc

thuyền thường do một người địa phương chỉ huy và cung cấp

những thứ cần thiết. Người đi đường bộ có thể vừa cô đơn hơn, vừa

ít cô đơn hơn người đi trên biển. Vì dù họ có thể thiếu bạn đồng

hành hay những người địa phương giúp đỡ, giống như những

người đi với Colômbô trên chuyến tàu Santa Maria, nhưng họ có cơ

hội để gặp gỡ nhiều điều mới lạ, thích thú, hay thỉnh thoảng gặp

được một vài người để trò chuyện trong những ngày đêm dọc

đường.

Daniel J. Boorstin 98

http://ebooks.vdcmedia.com

Những hiểm nguy trên biển hầu như ở đâu cũng giống nhau

- sóng to và gió lớn, mất phương hướng - nhưng những nguy hiểm

trên bộ thì cũng muôn màu muôn vẻ như những phong cảnh, tạo

cho cuộc hành trình nhiều thích thú và bất ngờ. Có thể có cướp

trong quán trọ này chăng? Bạn có thể tiêu hóa được thức ăn địa

phương không? Bạn nên mặc trang phục của bạn hay trang phục

địa phương? Người ta có cho bạn vào cổng thành này không? Bạn

có vượt qua được hàng rào ngôn ngữ để giải thích điều bạn cần và

cho thấy công việc của bạn vô hại đối với người ta?

Thám hiểm đường bộ không phải một bước nhảy mạo hiểm

của tập thể, mà là một chuyến đi vất vả cực nhọc của cá nhân. Thế

mà đã có một ít người tiên phong làm cuộc hành trình gian nan

này và mở đường từ châu Âu đi đến Cathay (= Trung Hoa).

Người châu Âu đã từ lâu được nghe nói đến những truyền

thuyết về một phương Đông bí ẩn. Một ít người đã được thưởng

thức những món xa hoa kỳ lạ từ phía bên kia trái đất - lụa mịn

của Trung Hoa và kim cương lấp lánh của Golconda. Trong những

căn phòng trải thảm đất tiền từ Ba Tư, họ có những bữa tiệc với

những món ăn có gia vị đem từ Ceylon và Java và giải trí hàng giờ

với những quân cờ tướng làm bằng ngà của Xiêm La.

Nhưng những nhà buôn của Venice, Genoa, hay Pisa từng

phát đạt nhờ việc buôn bán những thứ vật dụng của phương Đông

xa lạ này lại chưa bao giờ được trông thấy ấn Độ hay Trung Hoa.

Sự giao thương của họ với phương Đông là ở những cảng phía đông

của biển Địa Trung Hải. Những mặt hàng quý của họ đã được đem

đến bởi một trong hai con đường chính. Một là Con Đường Tơ Lụa

huyền thoại, một đường bộ dọc suốt từ đông Trung Hoa sang

Trung Á, đi qua Samarkand và Baghdad, cuối cùng dẫn tới những

thành phố ven Hắc Hải hay tây Địa Trung Hải. Con đường thứ hai

đi qua Biển Đông, Ấn Độ dương và Biển Ả Rập, rồi hoặc đi lên

Vịnh Ba Tư đến Bastra, hay đi lên Biển Đổ để đến kênh Suez. Để

đến được thị trường châu Âu, những hàng hóa này còn phải đi tiếp

trên bộ, qua Ba Tư hay Syria hay qua Ai Cập. Trên cả hai con

đường này, các lái buôn người Frank hay ý thường không thấy con

đường nào từ các cảng Địa Trung Hải để đi tiếp lên hướng đông.

Các lái buôn Hồi giáo sẵn sàng trao đổi hàng hóa với họ ở

Alexandria, Aleppo hay Damascus, nhưng những người Thổ Hồi

giáo không cho phép họ đi tiếp về hướng đông. Đây là Bức Màn

Sắt của thời cuối Trung cổ.

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 99

http://ebooks.vdcmedia.com

Rồi bức màn ấy đã được kéo lên trong vòng chỉ có một thế kỷ,

từ khoảng 1250 tới 1350 và đã có giao thông trực tiếp giữa châu

Âu và Trung Hoa. Trong thời kỳ này, những lái buôn ý gan dạ đã

không còn phải chờ cho những mặt hàng đặc sản của họ tới được

Aleppo, Damascus, hay Alexandria. Bây giờ, họ tự mình đi thành

từng đoàn qua Đường Tơ Lụa tới những thành phố ở ấn Độ và

Trung Hoa. Cứ tưởng đây sẽ là khởi đầu cho một sự trao đổi liên

tục và kéo dài để Đông và Tây làm giàu lẫn cho nhau, nhưng trong

thực tế thời gian này chỉ là một giai đoạn mạo hiểm tạm thời, để

rồi bức màn lại rớt xuống một cách nặng nề. Bóng tối lại tiếp tục

phủ lên phần lớn lịch sử tầm nhìn của cả Đông và Tây thời cận

đại. Nhiều thập kỷ nữa sẽ còn phải qua đi trước khi có cuộc khám

phá đại dương để làm cho châu Âu một lần nữa lại có thể tiếp xúc

với các bờ biển của ấn Độ và Đông Nam Á. Nhiều thế kỷ nữa sẽ

còn phải qua đi trước khi người châu Âu lại được phép viếng thăm

những hải cảng Trung Hoa và còn lâu nữa người châu Âu mới có

thể đặt chân đến Trung Á và đất liền Trung Hoa.

Bức màn đã được kéo lên không phải nhờ những người lính

viễn chinh châu Âu, cũng không phải do những thủ đoạn của các

nhà chính trị châu Âu. Thật ngạc nhiên, việc mở đường vào Trung

Hoa phải được kể là do công của những người Tartar, một tộc

chủng Mông Cổ ở Trung Á. Là một mối đe dọa cho châu Âu thời

Trung Cổ, những người Tartar này đã bị người châu Âu coi là

những người dân cướp phá man rợ, qua những hình ảnh ghê sợ

được mô tả về họ bởi những nhà văn châu Âu đã biết hay nghe nói

về những cuộc thảm sát của người Tartar ở phương Tây. Nhưng

trong những nhà văn châu Âu này, rất ít người đã tận mặt nhìn

thấy một người Tartar và họ chẳng biết chút gì về những thành

tích to lớn và vững bền của các thủ lãnh người Tartar của triều đại

Khan.

Mông Cổ là một đế quốc rộng lớn, rộng gấp đôi đế quốc Rôma

ở thời kỳ rộng lớn nhất. Genghis KHan và đoàn quân của ông từ

Mông Cổ tràn xuống Bắc Kinh năm 1124. Trong một nửa thế kỷ

sau đó, họ đã chiếm được hầu hết đông á, rồi đi ngược phía Tây

qua Nga, đến tận Ba lan và Hungari. Khi Kublai Khan lên trị vì ở

Mông Cổ năm 1259, đế quốc của ông đã trải rộng từ sông Hoàng

Hà ở Trung Hoa tới vùng bờ sông Danube bên đông Âu và từ

Siberia đến Vịnh Ba Tư. Triều đại Khan của Mông Cổ, từ Genghis

Khan tới các con và cháu của ông - Batu Khan, Mangu Khan,

Daniel J. Boorstin 100

http://ebooks.vdcmedia.com

Kublai Khan và Hulagu - là một trong số những triều đại tài ba

nhất của các đế quốc lớn. Họ biết kết hợp tài năng quân sự, lòng

dũng cảm, tài tổ chức hành chính và sự bao dung văn hóa hơn bất

kỳ chế độ quân chủ nào ở châu Âu. Họ đáng có một chỗ đứng đáng

kính trọng hơn và khác hơn với những gì mà các sử gia tây phương

đã gán cho họ.

Con đường vào Trung Hoa đã không thể mở ra nếu không có

những tài năng và thành tựu đặc biệt của những quân vương

Mông Cổ và nhân dân của họ. Marco Polo đã tìm ra con đường đến

Trung Hoa khi nào? Không có Marco Polo và những người khác

kích thích trí tưởng tượng của người châu Âu để nóng lòng đến

Trung Hoa, liệu sẽ có một Christopher Colômbô?

Năm 1241, một đoàn kỵ binh hùng hậu người Tartar đã tàn

phá Ba Lan và Hungari, đánh bại một đạo binh người Đức và Ba

Lan trong trận chiến Lignitz ở Silesia, trong khi một đoàn quân

khác của họ đánh bại quân Hungari. Cả châu Âu kinh hoàng. Ở

Biển Bắc, ngay cả những ngư dân can đảm nhất của Gothland và

Friesland cũng khiếp sợ không dám ra đánh cá ở bờ biển

Yarmouth quen thuộc của họ. Hoàng đế Roma Frederic II (1194-

1250), người đã từng chiến thắng trong cuộc Thập tự chinh thứ

sáu (1128-29) và đã chiếm được Giêrusalem và sau đó ký một hiệp

định đình chiến mười năm với vua Hồi giáo của Ai Cập, nay sợ

rằng dòng thác Tartar sẽ lan tràn khắp đế quốc Kitô giáo. Ông kêu

gọi sự liên minh của vua Henry III, vua nước Anh và các vua khác

để cùng chống lại quân Tartar, với hy vọng tiêu diệt quân Tartar.

Giáo hoàng Grêgôriô IX tuyên bố một cuộc thập tự chinh mới

chống lại quân Tartar. Nhưng vì có sự mâu thuẫn giữa Giáo hoàng

với Frederick II, người đã hai lần bị vạ tuyệt thông, nên vua

Hungari chỉ hứa suông mà không gửi quân đi. May thay, khi quân

Tartar đang đạt được những thành công quân sự lẫy lừng nhất của

họ thì họ nghe tin thủ lãnh Khan Okkodai của họ đã chết ở châu Á

và vì thế họ phải vội kéo quân về nước.

Mặc dù có sự dè chừng của các vua Kitô giáo và những cuộc

tàn sát người Ba Lan và Hungari của người Tartar, nhưng những

người Tartar có thể là những đồng minh hùng mạnh chống lại

người Hồi giáo và Thổ khi đó đang án ngữ con đường dẫn tới

phương đông. Bởi vì quân Tartar, sau khi thành công trong những

chiến dịch chống lại quân Ismailian ở bờ phía nam của biển

Caspian, đã tiếp tục đi chinh phạt và chiến thắng Giáo chủ của

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 101

http://ebooks.vdcmedia.com

Baghdad và Syria. Vị tướng người Tartar ở Ba Tư đã phái đặc sứ

tới vua Lui IX của Pháp, lúc đó đang ở Cyrus trong cuộc thập tự

chinh, để đề nghị sự liên minh và hợp tác. Nhưng các vua Kitô

giáo và Giáo hoàng từ chối liên minh với những người không phải

Kitô giáo. Họ muốn những thủ lãnh Khan phải được rửa tội trước

khi chấp nhận liên minh. Phán đoán sai lầm này của những nhà

lãnh đạo Kitô giáo đã có ảnh hưởng quyết định tới diện mạo tương

lai của phần lớn châu Á. Sức mạnh của Hồi giáo lúc này đã bị suy

yếu bởi những người Tartar, nhưng những nước châu Âu Kitô giáo

không có phần đóng góp nào trong sự thành công này.

Những người Tartar bị coi là "man rợ" chỉ hành động mà

không cần nhân dân một giáo điều nào, nhưng họ lại chính là

người mở đường cho phương Tây đến với phương Đông. Với cuộc

chinh phục Ba Tư, người Tartar đã đem lại một chính sách thuế

má thấp của Mông Cổ, những con đường bảo đảm an ninh và tự do

đi lại cho mọi người - và như thế họ đã mở ra con đường đi đến ấn

Độ. Cuộc chinh phục Nga của họ mở đường sang Trung Hoa. Con

đường lớn có tên là Đường Tơ Lụa, băng ngang châu Á, tuy đã có

sự qua lại tấp nập từ nhiều thế kỷ trước, nhưng chỉ sau cuộc chinh

phục của người Tartar, mới có người châu Âu đi lại qua đó. Những

con đường Ai Cập, lúc này còn nằm trong tay Hồi giáo, vẫn cấm

người châu Âu qua lại và hàng hóa đi qua đó phải chịu thuế quá

nặng bởi những vua Mamluk Hồi giáo, khiến cho giá hàng hóa từ

Ai Cập tới được Italia tăng lên gấp ba lần.

Daniel J. Boorstin 102

http://ebooks.vdcmedia.com

CHƯƠNG 17

CÁC NHÀ TRUYỀN GIÁO NGOẠI GIAO

Giữa thế kỷ 13, những biến cố mới xảy ra đã nhóm lên nơi

người Kitô giáo niềm hy vọng cải hóa người Tartar theo đạo. Bởi vì

cuộc chinh phục người Thổ Hồi giáo đã vô tình biến người Tartar

thành những đồng minh của Kitô giáo phương Tây. Những niềm

hy vọng ngày càng lây lan này đã làm các người Kitô giáo nhiệt

thành háo hức muốn thấy Genghis Khan trở thành người Kitô giáo

đầu tiên trên đất Mông Cổ. Những tin đồn về việc Genghis Khan

đã tin đạo có vẻ như được củng cố bởi một báo cáo rằng các người

vợ và người mẹ của Đại Vương Khan đã theo Kitô giáo và bởi sự

kiện có rất nhiều người Kitô giáo thuộc phái Nestoriô trong lãnh

thổ Tartar được phép tự do theo đạo.

Các tu sĩ dòng Phanxicô đã trở thành những nhà thám hiểm

đầu tiên.

Năm 1423, ngay sau khi lên ngôi, Giáo hoàng Innocent IV đã

cải tổ giáo hội một cách quyết liệt để đương đầu với mối đe dọa

xâm lăng mới của người Tartar. Giáo hoàng đã triệu tập công đồng

chung ở Lyons năm 1245 để "tìm ra phương thuốc chống lại những

người Tartar, những kẻ chà đạp đức tin và những kẻ bách hại

người Kitô giáo". Gợi lại những thảm cảnh ghê rợn do người Tartar

gây nên ở Nga, Ba Lan, Hungari và cảnh làn sóng Tartar đang

dâng lên, cộng đồng khẩn thiết kêu gọi các tín hữu chặn đứng mọi

con đường mà quân xâm lăng có thể đi qua, bằng cách đào hào,

xây tường và đắp lũy.

Nhưng đồng thời vị Giáo hoàng đầy nghị lực này đã quyết

định ngăn chặn mối nguy hiểm ngay từ gốc rễ, bằng cách gởi một

đặc sứ của mình tới Cathay để cải hóa vua Khan là Kuyuk Khan,

tại thủ đô của ông ở bắc Mông Cổ. Không sợ hãi vì sự kiện chưa

từng có người châu Âu nào tới thủ đô Tartar mà có thể còn sống để

trở về, Giáo hoàng Innocent IV đã gởi đặc sứ của mình đi ngày 16

tháng 4, 1245, trước cả lúc công đồng khai mạc. Ngài đã khôn

ngoan chọn một tu sĩ dòng Phanxicô, John of Pian de Carpine

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 103

http://ebooks.vdcmedia.com

(1180?-1225) người từng là bạn và đệ tử của thánh Phanxicô Assisi

(1182-1226). Sinh tại Perugia, gần Assisi, thầy lúc đó đang làm bề

trên của dòng tại Cologne. Thầy John là người thích hợp tuyệt vời

cho sứ mạng này. Bản báo cáo dài 30 trang của thầy về cuộc hành

trình hai năm, tuy vắn tắt, nhưng là một trong những bài mô tả

hay nhất về những phong tục của người Tartar vào thời Trung Cổ.

Cùng đi với thầy có một tu sĩ Phanxicô khác, thầy benedict the

Pole. Cả hai đã đến được Mông Cổ và đã thành công trở về.

Thầy John không giấu giếm sứ mạng của mình, nhưng đã

khôn khéo dụ dỗ được những người địa phương không mấy hiếu

khách để họ chỉ đường cho các thầy chóng đi đến nơi. Từ trại của

Batu bên dòng sông Volga, các thầy dòng đã phải mất ba tháng

rưỡi mới tới được cung điện của Đại Vương Khan là Kuyuk Khan,

ở Karakorum trung tâm của Mông Cổ. Trước khi hai thầy dòng

Phanxicô tới đó vào giữa tháng tám, các tướng lãnh Tartar đã hội

họp để chọn và đưa lên ngôi vị hoàng đế mới của họ, trong một

chiếc lều lớn "dựng trên những cột lều dát bạc và đóng bằng những

đinh vàng". Cuộc triều yết đầu tiên của vị tân vương Khan đã kích

động mạnh trí tưởng tượng của người phương Tây về vẻ huyễn

hoặc của phương Đông. "Họ hỏi xem chúng tôi muốn dâng lễ vật gì

lên Tân Vương; nhưng chúng tôi chẳng còn gì vì bao nhiêu của cải

chúng tôi đã tiêu hết dọc đường rồi. Trong lúc ở tại lều, chúng tôi

nhìn thấy trên một ngọn đồi ở cách xa đó một chút, có đến trên 5

trăm xe chất đầy vàng, bạc và gấm lụa, tất cả được vua chia cho

các tướng lãnh và các tướng lãnh chia cho quân lính theo phần của

mỗi người". Sau đó các thầy Phanxicô được phép trình lên vua

thông điệp của Giáo hoàng tuyên bố thiện chí muốn người Kitô

giáo là bạn của người Tartar và mong ước người Tartar trở nên

hùng mạnh với Thiên Chúa trên trời. Nhưng Giáo hoàng ra điều

kiện là người Tartar phải theo đạo của Chúa Giêsu Kitô và phải

ăn năn sám hối vì những thảm họa đó đã gây nên.

Đại Vương Khan đáp lễ bằng việc nhờ thầy John chuyển cho

Đức Giáo hoàng hai lá thư. Tiếc thay, những thư này chẳng có nội

dung đáng kể nào, vì đại vương Khan không sẵn sàng tin Chúa

Giêsu Kitô. Dù vậy, thầy John không nản lòng, vì thầy được

những người Kitô giáo giúp việc trong hoàng cung cho biết vua sắp

sửa tin đạo. Khi Genghis Khan đề nghị phái hai sứ giả của mình

theo hai thầy dòng đến thăm Đức Giáo hoàng, thầy John đã can

ngăn vua. "Chúng tôi sợ rằng họ sẽ nhìn thấy cảnh chúng ta đang

Daniel J. Boorstin 104

http://ebooks.vdcmedia.com

hiềm thù và xâu xé lẫn nhau và điều đó có thể thúc đẩy họ gây

chiến với chúng ta". Ngày 13 tháng 11, 1246, vua Kuyuk Khan cho

phép thầy John trở về.

Vai trò của thầy John of Pian de Parpine trong việc đông tây

gặp nhau không chấm dứt ở đây. Vua Louis IX của Pháp sắp sửa

khởi hành đi Cyprus để bắt đầu giai đoạn đầu của cuộc thập tự

chinh thứ 7.Để thuyết phục vua Louis rằng sẽ lợi hơn cho Giáo hội

nếu vua Louis ở lại Pháp để bảo vệ Giáo hoàng Innocent IV chống

quân Tartar và tên "chúa quỷ" Frederick II, Giáo hoàng phái hai

thầy dòng Phanxicô tài ba này tới Paris. Họ đã thất bại trong

chuyến đi này. Nhưng một thầy Phanxicô khác, William of

Rubruck, một bạn thân của vua Louis, đã có những ấn tượng rất

mạnh về những câu chuyện của hai thầy ở Mông Cổ. Khi vua

Louis lên đường thập tự chinh, vua mang thầy William theo mình.

Một thời gian ngắn sau khi vua đến Cyprus vào tháng 9, 1248,

một người tới gặp vua tự xưng là sứ giả của Đại Vương Khan và

mang theo một thông điệp chào mừng hữu nghị. Sứ giả này trình

vua Louis rằng Đại Vương Khan rất muốn có một khối liên minh

chống lại quân Hồi. Sứ giả cũng báo cáo rằng vào ngày lễ Hiển

Linh ba năm trước, vua Kuyuk Khan đã theo gương mẹ của vua và

theo đạo. Tất cả các thủ lãnh Tartar đã theo gương của vua và

toàn dân Tartar đang hăng hái đoàn kết để chống lại quân thù

Saracen.

Vua Louis cả tin đã vội phái thầy dòng Daminh là André de

Longumeau làm đặc sứ của vua, thầy thông thạo tiếng Ả Rập và

đã từng đến trại Batu. Sau một cuộc hành trình dài, thầy André

đã đến được cung điện của Đại Vương Khan, nhưng sứ mạng của

thầy đã chuyển thành một bi kịch. Thầy nghĩ mình sẽ được Kuyuk

Khan chào đón như một người đồng đạo và kết một liên minh lớn.

Nhưng Kuyuk Khan đã băng hà và và đế quốc này nằm trong tay

của thái hậu nhiếp chính Ogul Gaimish, người hoàn toàn không

phải là Kitô hữu. Sau khi đón nhận lễ vật, bà đã đuổi thầy về với

những lá thư đầy lời lẽ xúc phạm đối với vua Louis.

Chuyến hành trình trở về kéo dài một năm. Phái đoàn của

thầy André đã báo cáo lại rằng người Tartar là những người

nguyên thủy xuất phát từ phía tận cùng của một sa mạc lớn bắt

đầu từ tận cùng phía đông của trái đất, từ thời xa xưa đã trốn qua

những bức tường núi lớn (Vạn Lý Trường Thành?) là bức tường

ngăn chặn quân Gog và Magog. Họ thuật lại việc Genghis Khan

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 105

http://ebooks.vdcmedia.com

ông nội của Kuyuk đã trở lại Kitô giáo sau khi ông được thấy

Thiên Chúa trong một giấc mộng. Họ mô tả những đống xương

người trắng xóa trên những con đường chinh phục của quân

Tartar và chỉ trong một trại của quân Tartar, họ đã trông thấy

tám trăm ngôi nhà thờ nhỏ dựng trên những chiếc xe trận. Họ

cũng thuật lại tin đồn rất đáng mừng rằng một tướng Mông Cổ tên

là Sartach, con của Batu, là một người Kitô giáo.

Vua Louis đang ở Đất Thánh khi ông nhận được những báo

cáo lạc quan này. Thầy William of Rubbruck cũng đang có mặt bên

cạnh vua. Vua trao cho thầy một cuốn Kinh Thánh và một ít tiền

để tiêu, cùng với những lá thư gửi cho tướng Sartach và Đại Vương

Khan. Để tránh bị xúc phạm như lần trước, vua không chính thức

gọi thầy William là đặc sứ của mình. Thầy William cùng với một

thầy khác tên là Bartholomew of Cremona đã rời Constantinople

ngày 7 tháng 5, 1253, đáp tàu băng qua Hắc Hải đến Crimea, rồi

đi đường bộ dọc theo dòng sông Don. Khi họ gặp Sartach mà họ

tưởng là bạn, ông ta nổi giận phủ nhận mình là người Kitô giáo và

"chế giễu người Kitô giáo". Các thầy bỏ đấy rồi băng ngang sông

Volga, và sức nóng của sa mạc trước khi đến được trại của Đại

Vương Khan là Mangu, ở kinh thành của Mông Cổ, ngày 27 tháng

12, 1253. Đại Vương thương hại các thầy đã cho ở lại hai tháng cho

tới khi "giá lạnh" qua đi.

Ở triều đình có khá nhiều người thuộc phái lạc giáo Nestoriô,

làm cho kitô giáo bị mang tiếng xấu. Chính Mangu Khan tuy tỏ ra

độ lượng nhưng những quan điểm rõ rệt của vua khiến thầy đã

không thành công trong sứ mạng của mình.

Thầy William kể lại với sự tiếc rẻ, "Giá như tôi có được quyền

làm những phép lạ như Môse, có lẽ ông ta đã phải chịu khuất

phục".

Không thành công trong sứ mạng của mình, nhưng thầy

William đã mang về cho châu Âu một kho báu các sự kiện ở mặt

phía bên kia của địa cầu. Thầy mô tả dòng sông Don và sông Volga

và cho thấy Caspian không phải một vịnh mà là một cái hồ. Lần

đầu tiên châu Âu biết được qua những bài viết của thầy rằng

Trung Hoa chính là vùng đất mà người Rôma gọi là "Seres", nơi

phát minh ra tơ lụa.

"Người Trung Hoa viết bằng một cái cọ giống như cái cọ vẽ

của họa sĩ và họ vẽ các nét khác nhau thành một hình biểu trưng

Daniel J. Boorstin 106

http://ebooks.vdcmedia.com

cho một từ". Trong tài liệu đầu tiên này của phương Tây liên quan

tới chữ viết Trung Hoa, thầy cho thấy đã hiểu biết một điều mà

nhiều người khác không biết trong nhiều thế kỷ. Thầy cũng tỉ mỉ

và chính xác mô tả những nghi thức tôn giáo của các lạt ma của

Phật giáo Tây Tạng và kinh nguyện "om maini padme, bum" của

họ.

May mắn thay, khi được phép rời Paris, thầy William được

gặp nhà bác học tiên phong người Anh và là bạn cùng dòng

Phanxicô với thầy, đó là Roger Bacon (khoảng 1220-1292). Thầy

Bacon bị nhà dòng nghi ngờ là thực hành pháp thuật gọi hồn và

lạc giáo, nên đã bị cách ly ở Paris để các bề trên có thể canh chừng.

Bacon nghiên cứu bản tường trình về hành trình của thầy

William, rồi đưa những điều khám phá của thầy William vào bộ

Opus Majus của mình, là bộ bách khoa Bacon soạn cho Giáo hoàng

Clêmentê IV (1268). Chính qua tác phẩm này của Bacon mà

những khám phá của William được biết đến ở châu Âu.

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 107

http://ebooks.vdcmedia.com

CHƯƠNG 18

KHÁM PHÁ CHÂU Á

Marco Polo vượt xa mọi nhà thám hiểm Kitô giáo về kinh

nghiệm, thành tựu và ảnh hưởng của ông. Những thầy dòng

Phanxicô hành trình đến Mông Cổ và trở về trong không đầy ba

năm và ở đó với tư cách là những nhà truyền giáo - ngoại giao.

Hành trình của Marco Polo kéo dài hai mươi bốn năm. Ông đi xa

hơn những người đã đi trước mình, vượt qua Mông Cổ đến tận

trung tâm của Trung Hoa. Ông rong ruổi khắp đất Trung Hoa cho

đến tận đại dương và ông nắm giữ những vai trò khác nhau, trở

thành cận thần của Kublai Khan và tổng trấn của một thành phố

lớn Trung Hoa. Ông thông thạo ngôn ngữ và say mê tìm hiểu đời

sống và văn hóa Trung Hoa. Đối với mọi thế hệ châu Âu, những

bài mô tả dồi dào, sống động và hiện thực của ông về lối sống đông

phương chính là cuộc khám phá châu Á.

Venice thời đó là một trung tâm thương mại lớn ở Địa Trung

Hải và xa hơn. Marco vừa tròn 15 tuổi vào năm 1269, khi ông

Nocolò, cha của Marco và ông Maffeo Polo, chú của Marco từ

Venice trở về sau một cuộc hành trình 9 năm sang phương Đông.

Một người chú khác của Marco cũng tên là Marco Polo, có những

trung tâm buôn bán ở Constantinople và Soldaia ở Crimea; hai

ông Nicolò và Maffeo cùng đến đó năm 1260 để hợp tác với chú em.

Trong phần mở đầu cuốn sách của mình, Marco Polo đã kể lại

những cuộc hành trình này mà ông không tham dự. Hai ông

Nicolò và Maffeo có ở Constantinople một kho dự trữ đá quý. Họ

chuyển bằng đường biển tới Soldaia, rồi từ phía đông bắc đi dọc

sông Volga đến cung điện nguy nga tráng lệ của Barka Khan, con

của Genghis Khan. Barka Khan không chỉ tiếp đãi hai anh em rất

lịch sự và long trọng, nhưng điều đáng nói hơn, ông đã mua toàn

bộ đá quý của họ, khiến "hai anh em nhận được gấp đôi giá trị thật

của nó", theo như Marco Polo nhận định.

Khi một cuộc chiến nổ ra giữa Barkha Khan và một hoàng tử

Tartar khác cắt đứt đường về Constantinople của hai anh em, họ

Daniel J. Boorstin 108

http://ebooks.vdcmedia.com

quyết định tiếp tục công việc mạo hiểm kinh doanh xa hơn về phía

đông. Một cuộc hành trình 7 ngày qua sa mạc đưa họ tới Bokhara,

ở đây họ nhập đoàn với một số sứ giả Tartar khác đang trên đường

đến cung điện của Đại Vương Khan là Kublai Khan. Những sứ giả

này cho hai anh em Polo biết rằng vua Kublai Khan chưa từng gặp

hai ông và sẽ tiếp đãi hai ông một cách long trọng và hào phóng.

Những sứ giả này hứa sẽ bảo vệ hai ông dọc đường. Hai anh em

Polo nhận lời mời của họ và sau một năm dài hành trình, "được

tận mắt nhìn thấy đủ thứ kỳ diệu", họ tới được cung điện của vua

Kublai Khan. Vua Khan tiếp đãi họ hết sức thân thiện như những

sứ giả đã nói trước và tỏ ra là một con người say mê tìm hiểu,

thông minh linh lợi và muốn biết mọi điều về phương Tây.

Cuối cùng vua đề nghị hai ông làm sứ giả của vua đến Giáo

hoàng, thỉnh cầu Giáo hoàng phái một trăm nhà truyền giáo thông

thạo về Thất Nghệ để dạy cho dân của ông về Kitô giáo và khoa

học của phương Tây. Ông cũng xin đem về cho ông ít dầu từ cây

đèn ở Mộ Thánh tại Giêrusalem. Khi hai ông Nicolò và Maffeo lên

đường, họ mang theo Bảng Vàng của vua, giấy bảo đảm an toàn

trên đường và lệnh của vua cho mọi người phải giúp đỡ hai ông

trên đường. Khi về tới Acre vào tháng 4, 1269, hai anh em được tin

Giáo hoàng đã qua đời và chưa có người kế vị. Họ trở về Venice để

đợi kết quả bầu tân Giáo hoàng. Khi Đức Gregoriô X trở thành tân

Giáo hoàng, ngài không cử một trăm nhà truyền giáo như đã được

yêu cầu, nhưng chỉ phái hai tu sĩ Đaminh đi theo hai anh em Polo.

Năm 1271, khi hai anh em Nicolò và Maffeo Polo rời Venice

để lên đường trở về với Kublai Khan, họ cho con trai của Nicolò là

Marco đi theo. Khi ấy Marco 17 tuổi và sẽ là người làm cho cuộc

hành trình của họ đi vào lịch sử. Tại Lajazzo trên bờ đông Địa

Trung Hải, hai tu sĩ Đaminh hoảng sợ đã bỏ cuộc, chỉ còn lại ba

người của gia đình Polo. Họ tiếp tục đi đến Baghdad, rồi đến

Ormuz ở cửa Vịnh Ba Tư. Từ Ormuz, lẽ ra họ đã có thể làm một

cuộc hành trình dài bằng tàu qua biển ấn Độ, nhưng họ đã chọn đi

đường bộ lên phía đông bắc qua Sa Mạc Kerman của Ba Tư tới

vùng đồi núi giá lạnh ở Badakhshan, nổi tiếng về ngọc thạch, lam

thạch và ngựa quý. Macro kể lại, ở đây có những con ngựa "sinh ra

từ những con ngựa cái đã phối giống với con ngựa Bucephalô của

hoàng đế Alexandro và tất cả chúng khi sinh ra đều có một sừng

trước trán giống như con Bucephalô". Họ ở lại đây một năm chờ

cho Marco khỏi bệnh nhờ hít thở không khí miền núi trong lành.

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 109

http://ebooks.vdcmedia.com

Họ lại lên đường qua sa mạc và đến Tangut, phía cực tây bắc

Trung Hoa, băng qua những thảo nguyên Mông Cổ và đến cung

điện của Vua Khan, sau một cuộc hành trình gian nan ba năm

rưỡi.

Vua Kublai Khan tiếp đón những công dân Venice hết sức

long trọng. Linh cảm được những tài năng của cậu bé Marco 21

tuổi, vua Khan ngay lập tức giữ Marco lại phục vụ ông và phái ông

đi làm đặc sứ của mình tại một nước trong sáu tháng. Ngày nay,

khi đọc những cuộc hành trình của Marco Polo, tất cả chúng ta

hiểu rõ được kết quả sự say mê tri thức của vị vua Mông Cổ ở thế

kỷ 13 ấy.

Nhiều lần, khi các sứ giả của vua đi thăm các miền khác

nhau trên thế giới trở về, họ chỉ báo cáo cho vua những gì liên

quan tới nhiệm vụ của họ, ngoài ra họ không biết thêm điều gì

khác. Vua coi họ chỉ là những kẻ ngốc nghếch vô tích sự và vua

nói: "Ta muốn biết nhiều điều xa lạ và hay ho ở xứ người, những

phong tục của các dân tộc khắp nơi trên thế giới, chứ không muốn

biết những công việc của các nước đó". Biết được ý vua, nên mỗi

khi Marco Polo đi đi về về, ông đều tìm hiểu cặn kẽ mọi điều thuộc

mọi lãnh vực khác nhau của các xứ sở xa lạ mà ông đến thăm, rồi

thuật lại tất cả cho Đại Khan. Ông tìm hiểu tất cả những gì ở

những miền đất xa xôi mà ông biết là vua rất thích, khiến cho vua

rất hài lòng và đem lòng yêu mến sủng ái Marco lắm. Vua cho

rằng Marco biết nhiều hơn bất cứ một ai và đối với vua Khan, chỉ

có Marco Polo là biết dùng cặp mắt của mình!

Chúng ta không biết thêm gì về những năm tháng hai ông

Nicolò và Maffeo Polo sống ở triều đình vua Khan, chỉ biết rằng

sau 17 năm, họ đã "có rất nhiều vàng bạc châu báu". Càng ngày

vua càng muốn giữ Marco lại bên mình, không muốn ông rời xa

ông. Nhưng năm 1292, vua cần có một người hộ tống một công

chúa Tartar sang làm dâu cho nhà Ilkhan của Ba Tư. Các phái

đoàn của Ilkhan đã không thành công trong việc đưa công chúa 17

tuổi này về Ba Tư bằng đường bộ. Họ trở lại hoàng cung của

Kublai Khan và đề nghị đưa công chúa đi qua đường biển. Đúng

lúc đó Marco đã trở về sau một chuyến công vụ trên đường biển tới

ấn Độ. Phái đoàn Ba Tư đã biết danh tiếng của người Venice trên

đường biển, nên đề nghị vua cho phép Marco hộ tống họ và công

chúa trên đường biển. Vua Khan lệnh cho chuẩn bị 14 thuyền lớn,

với một đoàn hộ tống sáu trăm người và lương thực đủ cho hai

Daniel J. Boorstin 110

http://ebooks.vdcmedia.com

năm. Sau một chuyến hành trình hiểm nghèo qua Biển Đông tới

Sumatra rồi qua biển Ấn Độ, chỉ còn mười tám người trong số sáu

trăm người trong đoàn sống sót, công chúa Tartar đã tới được triều

đình của Ba Tư an toàn. Công chúa rất quyến luyến những người

Venice và đã khóc lúc họ chia tay.

Những người của gia đình Polo trở về quê nhà bằng đường bộ

qua Babriz bắc Ba Tư, qua Trebizond ở bờ biển nam Hắc Hải, rồi

đến Constantinople, từ đó họ về tới Venice vào mùa đông 1295,

sau 24 năm xa nhà. Gia đình Polo từ lâu tưởng họ đã chết. Người

ta kể lại rằng sau khi ba người lạ ăn bận xốc xếch xuất hiện, trông

họ giống như những người Tartar hơn là người Venice, những

người bà con quý tộc Venice của họ không biết phải đối xử với họ

ra sau. Nhưng những ký ức xa xưa của họ đã trở lại ngay trong

tâm trí họ khi những người phiêu bạt này giật bung những đường

chỉ của những bộ áo quần bẩn thỉu của họ ra và lôi ra kho châu

báu bí mật của họ - toàn là ngọc bích, kim cương và ngọc thạch.

Thế là họ ôm choàng lấy nhau và tổ chức một đám tiệc hội ngộ linh

đình, kể cho nhau nghe những câu chuyện kỳ lạ.

Đó là những năm xảy ra những cuộc sát phạt cay đắng giữa

Venice và Genoa để giành quyền buôn bán trên biển Địa Trung

Hải. Ngày 6 tháng 9, 1298, cuộc chiến đạt tới tột đỉnh giữa người

Venice và Genoa ở Curzola ngoài bờ biển vùng Dalmatia, người

Genoa thắng trận, với bảy ngàn tù binh. Trong số những tù binh

này, có một "thuyền trưởng quý tộc" của chiến thuyền Venice, đó

là Marco Polo. Bị xiềng và đưa về một nhà tù ở Genoa, ông đã kết

thân với một tù binh khác từng bị bắt trong một cuộc chiến trước

đây giữa người Genoa và người Pisan. Tên ông ta là Rustichello.

Rustichello vốn là một văn sĩ từng viết các truyện hiệp sĩ và đã nổi

tiếng với các truyện về Vua Arthur và chiếc Bàn Tròn. Tuy không

hẳn là một thiên tài văn chương, Rustichello vẫn là một bậc thầy

trong loại hình truyện cổ của mình. Qua những hồi ức của Marco,

Rustichello tìm thấy những chất liệu cho một loại hình truyện cổ

mới của ông - "Truyện Thế Giới" - và ông đã thuyết phục Marco

hợp tác. Chắc hẳn Marco Polo đã phải thu thập những ghi chép

của mình ở nhà. Thế rồi, lợi dụng những giờ rảnh rỗi trong tù và vì

hai người bị giam chung phòng với nhau, Marco Polo đã kể lại

hàng giờ kho chuyện phong phú về các cuộc hành trình của mình

cho Rustichello và ông này đã viết thành sách.

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 111

http://ebooks.vdcmedia.com

Từ trước tới nay, chưa từng có cuốn sách nào cung cấp nhiều

thông tin trung thực như cuốn sách này, hay mở rộng tầm nhìn

của con người về một châu lục như thế.

Daniel J. Boorstin 112

http://ebooks.vdcmedia.com

CHƯƠNG 19

THỜI ĐẠI ĐEN TỐI TRÊN ĐƯỜNG BỘ

Trong những thập kỷ của những nhà thám hiểm đường bộ

tiên phong, việc buôn bán giữa châu Âu và phần cực đông châu Á

đã phồn thịnh, tuy ở mức độ nhỏ và không phổ cập. Hàng chục lái

buôn châu Âu có lẽ đã đi đến những miền đất xa xôi ấy, nhưng

ngoài những người của gia đình Polo, số những người viết lại các

cuộc hành trình của họ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chúng ta còn

giữ lại được một tài liệu sống động tuy không luôn luôn đáng tin

cậy về những cộng đồng người Âu sống ở các thành phố Trung

Hoa, do các tu sĩ dòng Phanxicô gan dạ đã để lại. Một trong những

người dũng cảm nhất là cha Giovanni del Montecorvino.

Năm 1289, Giáo hoàng Nicolas IV phái cha tới Bắc Kinh và

cha đã tới đó năm 1295. Đến nơi, cha đã "trình lên vua Khan thư

của Đức Giáo hoàng và kêu mời vua đón nhận Đức Tin Công Giáo

của Chúa Giêsu Kitô, nhưng vua đã quen tôn thờ ngẫu tượng từ

lâu rồi. Tuy nhiên, vua ban nhiều ân huệ cho người Kitô giáo và

hai năm ấy tôi được ở trong vung với vua". Tu sĩ này đã xây dựng

một thánh đường lớn ở Bắc Kinh với một tháp chuông và ba quả

chuông, ngay giữa đường đi từ cung điện của vua Khan. Theo lời

cha kể, tại đây cha đã rửa tội cho khoảng sáu ngàn người. Cha

cũng đã lập và huấn luyện một ban hợp xướng gồm một trăm năm

mươi thiếu niên. "Đức Vua rất thích thú khi nghe các em hát. Tôi

cho kéo chuông vào tất cả các giờ kinh và tôi hát kinh chung với

công đoàn gồm toàn trẻ thơ và chúng tôi hát thuộc lòng, vì không

có sách nhạc". Cha Giovanni được phong Tổng Giám Mục

Cambaluc (Bắc Kinh) năm 1307 và ít năm sau có 3 giám mục phụ

tá.

Một tu sĩ Phanxicô khác, cha Odorico di Pordenone, đã đọc

cho một đồng nghiệp viết lại những hồi ức phong phú và giàu hình

ảnh về đời sống ở Trung Hoa, nơi cha đã sống 3 năm trước khi trở

về Padua bằng đường bộ qua trung á vào năm 1330. Cha đã ghi lại

nhiều điều không được Marco Polo kể - phong tục câu cá với chim

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 113

http://ebooks.vdcmedia.com

cốc, thói quen để móng tay dài và truyền thống phụ nữ phải bó

chân. Khi tu sĩ Giovanni Marignolli người Florentina đến Bắc

Kinh năm 1342, cha ghi nhận rằng Tổng Giám Mục Bắc Kinh đã

có một tòa giám mục xứng với địa vị cao của ngài và tất cả giáo sĩ

Công giáo "được ăn cùng bàn với Hoàng Đế một cách hết sức vinh

dự". Ở thành phố cảng Zayton (Xinh Quang), cha thấy có ba thánh

đường lớn của dòng Phanxicô và một nhà nghỉ cho những lái buôn

châu Âu.

Khoảng năm 1340, ông Francesco Balducci Pegolotti, một

nhân viên làm việc cho gia đình ngân hàng Baldi của Florentina

đã soạn một cẩm nang tiện dụng cho các lái buôn đi xa. Cuốn sách

này cho chúng ta những khái niệm quý báu về sự buôn bán phồn

thịnh. Cẩm nang thương mại Baedeker của ông chứa rất nhiều

thông tin mà một lái buôn đường bộ cần đến khoảng cách giữa các

nơi và những chỗ nguy hiểm, các hệ thống đo lường, giá cả và tỷ lệ

hối đoái, các luật hải quan, những chỉ dẫn thực tiễn về luật hải

quan, về cái gì ăn được, cái gì không ăn được và phải ngủ ở đâu.

"Trước tiên, bạn phải để râu mọc dài không được cạo. Và ở

Tana, bạn nên có một người thông ngôn riêng. Và bạn không được

tiếc tiền thuê thông ngôn, để có một người thông ngôn giỏi chứ

không phải một thông ngôn dở. Ngoài người thông ngôn, bạn nên

thuê ít là hai người giúp việc là đàn ông tốt và thạo tiếng Cuman.

Nếu nhà buôn muốn thuê một phụ nữ ở Tana cũng được, vì người

này có thể giúp được nhiều việc, nhưng phải là người cũng thạo

tiếng Cuman như đàn ông.

Bạc mà người lái buôn mang theo tới tận Cathay sẽ bị tịch

thu và bỏ vào kho quỹ của vua. Bù lại, họ nhận được tiền giấy của

người Cathay. Đây là thứ giấy màu vàng, có đóng ấn của vua. Bạn

có thể dùng tiền này mua tơ lụa và các mặt hàng khác nếu muốn.

Mọi người dân ở đây buộc phải nhận tiền này. Thế nhưng không

phải vì là tiền giấy mà bạn phải chịu giá cao hơn...

(Và bạn cũng đừng quên là nếu bạn tỏ ra kính trọng đối với

các nhân viên hải quan và tặng quà biếu họ bằng đồ vật hay tiền,

họ sẽ đối xử rất lịch sự với bạn và luôn luôn sẵn sàng đánh giá các

hàng hóa của bạn thấp hơn giá trị thật của chúng)".

Những ngày qua lại tấp nập trên đường bộ giữa những miền

tận cùng của trái đất không kéo dài được lâu. Giovanni di

Montecorvino vừa là Tổng Giám mục Bắc Kinh đầu tiên và cuối

Daniel J. Boorstin 114

http://ebooks.vdcmedia.com

cùng cho suốt nhiều thế kỷ. Người kế vị của ông do Đức Giáo

hoàng Gioan chỉ định năm 1333 hình như không bao giờ đến được

địa chỉ của mình. Con đường bộ đến phương Đông vốn đã được mở

ra một cách đột ngột vào giữa thế kỷ 13 đã bị đóng lại cũng đột

ngột như thế chỉ một thế kỷ sau đó.

Sức mạnh và sự thống nhất của đế quốc Mông Cổ lớn rộng đã

từng mở ra, tiếp tục mở ra và bảo vệ những người châu Âu đi sang

Ấn Độ và Trung Hoa. Trong thời kỳ này, đôi khi được gọi là Thế

Kỷ Mông Cổ, trong khi những người châu Âu đi đến phương đông,

thì cũng có những người Trung Hoa đi sang phương tây. Những

người phương Tây trên đường về nhà và những người Trung Hoa

đi sang phương Tây mang theo những cỗ bài, đồ sứ, đồ dệt, hàng

mỹ thuật, những đồ trang trí nội thất, là những thứ đã tô điểm

cho đời sống hằng ngày của giới thượng lưu châu Âu. Một ít vật

như tiền giấy, sách in và thuốc súng là những thứ gây kinh ngạc

cho khắp thế giới. Những thứ mới lạ này đã đi thẳng qua Trung

Đông rồi đến châu Âu một cách gián tiếp và qua những con đường

lậu của người Ả Rập và những người khác.

Người Mông Cổ khám phá ra rằng đế quốc mà họ đã chinh

phục được trên lưng ngựa không thể nào được cai trị trên lưng

ngựa. Họ cần một hệ thống hành chánh tinh vi để tổ chức đế quốc

rộng lớn của mình. Bên trong đất Trung Hoa, họ là những người

ngoại bang và xâm lăng, nên họ khó làm cho người dân Trung Hoa

thần phục. Người Mông Cổ đã đặt chính mình và những người

ngoại quốc khác như Marco Polo vào những vị trí cao trong chính

quyền. Trong khi đó người Trung Hoa, với truyền thống văn minh

lâu đời, kỹ thuật phát triển và hệ thống nghi lễ rườm rà, đã có đủ

mọi lý do để kết án dân xâm lược man di. Người Mông Cổ, từ thời

còn sống ở vùng thảo nguyên khô cằn ở phía bắc, đã không bao giờ

có thói quen tắm rửa. Một người Trung đi lại nhiều đã kể, "Người

họ rất hôi không ai dám đến gần". "Họ chỉ tắm bằng nước tiểu".

Marco Polo từng khiếp sợ tính thô lỗ cộc cằn của quân lính Mông

Cổ, họ uống sữa ngựa, không mang hành lý gì cả và "trong tất cả

các dân trên thế giới, họ là người giỏi chịu đựng luyện tập và khắc

khổ nhất và sống ít tốn kém nhất, nên họ là dân thích hợp nhất để

chinh phục các miền đất và lật đổ các vương quốc". Những người

lính Mông Cổ mà ông thấy ở Cathay đã bắt đầu suy đồi và biến

chất và ông nhận thấy sự bất an của những người dân Trung Hoa

bản xứ. Tất cả những cách cai trị của người Mông Cổ và sự dung

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 115

http://ebooks.vdcmedia.com

túng của họ đối với các tôn giáo ngoại lai, đã làm nổi giận những

người Khổng giáo truyền thống.

Vào giữa thế kỷ 14, nạn đói ở miền bắc và thiên tai lũ lụt của

sông Hoàng Hà đã chồng chất thêm nhiều vấn đề cho các nhà cai

trị Mông Cổ. Đã nổ ra những cuộc nổi loạn ở khắp nơi trong nước.

Đỉnh cao của những cuộc nổi loạn này xảy ra năm 1368, khi

Hung Wu (Chu Yuan-chang, 1328-1398), một con người tự lập và

có thiên tài, đứng lên lãnh đạo cuộc nổi loạn của người Trung Hoa

để thiết lập triều Minh. Người dân bản xứ đã tinh vi tổ chức cuộc

nổi loạn ngay trước mũi người Mông Cổ. Trong những năm cuối

của thời đô hộ Mông Cổ, truyền thuyết kể lại rằng, các vua Khan

lo sợ đã đặt quân do thám vào hầu như mọi gia đình và cấm dân

tụ tập thành nhóm. Người Trung Hoa bị cấm mang khí giới, nghĩa

là cứ mười gia đình thì mới có một được giữ dao. Nhưng người

Mông Cổ đã quên dẹp bỏ phong tục của người Trung Hoa, là cứ độ

trăng tròn họ trao đổi cho nhau những chiếc bánh hình trăng tròn

kẹp bên dưới là một miếng giấy để cầu chúc may mắn. Những

người dân Trung Hoa nổi loạn đã dùng bánh trăng tròn làm người

đưa thư. Bên trong thư là những lời hiệu triệu người dân Trung

Hoa nổi dậy giết hết người Mông Cổ vào đêm trăng tròn tháng 8,

1368.

Daniel J. Boorstin 116

http://ebooks.vdcmedia.com

Phần VI

Đi vòng quanh trái đất

May phước cho chúng ta là phần nửa

địa cầu kín ẩn bên kia đã được đưa ra ánh

sáng và người Bồ Đào Nha mỗi ngày một đi

xa hơn qua bên kia xích đạo. Nhờ vậy,

những bờ biển trước đây chưa từng biết đến

nay đã có thể đặt chân tới được; vì người này

kế tiếp người khác đã đua nhau tiến bước

trong gian lao và hiểm nguy vô bờ.

- Peter Martyr (1493) -

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 117

http://ebooks.vdcmedia.com

CHƯƠNG 20

PHỤC HƯNG VÀ TU SỬA LÝ THUYẾT PTOLÊMÊ

Sự bế tắc trên đường bộ hóa ra lại là điều may. Nhờ động lực

đi biển thúc đẩy, người châu Âu sẽ khám phá ra những con đường

biển đi đến khắp nơi. Khoa vẽ bản đồ đã phát triển trên biển trước

tiên. Do nhu cầu của những người đi biển, các nhà địa lý và các

nhà vẽ bản đồ nay quay sang chú tâm vẽ bản đồ của các vùng biển

thay vì vẽ bản đồ của cả thế giới.

Người đi biển thời đó cần biết vị trí chính xác của những

tảng đá ngầm và những chỗ cạn ở các cảng Athen và Roma và họ

cần biết những lộ trình an toàn giữa những đảo nhỏ của biển

Adriatic. Qua công việc của mình, các người đi biển đã tích lũy dần

dần những mảnh dữ liệu về biển Địa Trung Hải hầu giúp họ tìm

được những lộ trình dễ qua lại, an toàn và nhanh hơn. Họ đưa

những dữ liệu này vào một bản vẽ tỷ lệ và dưới một dạng dễ sử

dụng, nhờ đó họ đã tích lũy được một kiến thức thực tiễn không

liên quan gì tới những suy tư của những nhà triết học, thần học

hay những tay tưởng tượng về vũ trụ. Họ chẳng cần biết gì đến cái

hình thù Đại Đồng của quả đất, vị trí của vườn Eđen và quân Gog

và Magog sẽ từ phương trời nào xuất hiện vào ngày tận thế, mà họ

chỉ tập trung ghi lại vô số những chi tiết về các bờ biển để hướng

dẫn họ và những người theo sau họ. Ngay từ thế kỷ 5 trước C.N.,

đã có một số người đi biển ghi chép lại những vùng đất, những đặc

điểm của các bờ biển và những sự kiện linh tinh có ích khác.

Những ghi chú đó được gọi là periplus, (có nghĩa là "đi quanh bờ

biển") và chúng ta có thể coi nó là một sơ đồ hướng dẫn bờ biển.

Chúng ta còn giữ lại được một bản periplus cổ nhất của

Scylax, người làm việc cho Đariô Đại Đế, vị hoàng đế Ba Tư ở thế

kỷ 6 trước C.N.. Những hướng dẫn chi tiết của Scylax cho việc đi

biển mô tả những nguy hiểm và những lộ trình trên Địa Trung

Hải - đường đi tốt nhất từ mũi phía Đông, cửa Canapic của sông

Nil bên Ai Cập, để đi tới Các Trụ của Hercule (Gibraltar) và nhiều

lộ trình ngắn hơn, luôn luôn có chỉ dẫn thời gian đi mỗi chuyến

Daniel J. Boorstin 118

http://ebooks.vdcmedia.com

mất bao nhiêu ngày khi thời tiết tốt và gió thuận. "Đi hết vòng bờ

biển từ Các Trụ của Hercule tới Đảo Cernê phải mất 12 ngày.

Phần phía bên kia đảo Cernê không qua lại được vì nước cạn, lắm

bùn và đầy rong biển. Thứ rong biển này to bằng cây cọ và mũi lá

của nó nhọn có thể đâm thủng thuyền".

Ra khỏi lãnh vực đường biển, những mô tả của ông không

được tỉ mỉ và chính xác như thế. Tuy nhiên, trong những trường

hợp này, các sai lầm hay cường điệu của ông không ảnh hưởng gì

tới việc qua lại của tàu bè hay làm chậm giờ tàu cập bến. "Dân

Ethiopi này là dân to lớn hơn mọi dân mà chúng ta được biết, họ

cao hơn 4 cubit; có người còn cao tới 5 cubit (khoảng 2,5 mét tới 3

mét); họ để râu và tóc dài và là những người đẹp nhất trong các

dân. Và người to lớn nhất cai trị họ". Hiển nhiên những tài liệu

bằng chữ viết chỉ có ích cho những thủy thủ biết đọc, mà phải

nhiều thế kỷ nữa trong tương lai mới có các thủy thủ biết chữ và vì

thế rất ít người đọc được những tài liệu chữ viết đó. Nhưng cũng

khó cung cấp một họa đồ của bờ biển vì ngành vẽ bản đồ còn ở thời

sơ khai. Lộ trình ngắn và an toàn nhất từ một cảng tới một cảng

khác trở thành bí mật thương mại của một thủy thủ và cũng là bí

mật quan trọng của một quốc gia, vì nó tạo cơ hội thương mại có

thể làm giàu cho một thành phố hay làm phồn vinh một đế quốc.

Vì thế không lạ gì các thủ bản hướng dẫn đường đi biển rất

hiếm. Từ thế kỷ 4 tới 14, không một họa đồ đi biển nào loại ấy còn

tồn tại. Trong thời đại dốt chữ ấy, các thủy thủ truyền miệng lại

cho nhau những kiến thức họ đã học được. Tuy nhiên từ khoảng

1300, chúng ta tìm thấy những họa đồ đi biển Địa Trung Hải, mô

tả những chi tiết hữu ích tìm thấy trong các họa đồ xa xưa. Những

họa đồ biển Địa Trung Hải này, theo những sử gia về bản đồ, là

"những bản đồ thực sự đầu tiên" vì chúng "lần đầu tiên vẽ ra

những phần đáng kể của mặt đất dựa trên sự quan sát khoa học

tại chỗ và liên tục". Những họa đồ này được gọi bằng cái tên tiếng

Italy là portolano, hay hướng dẫn cảng. Lẽ ra đã có thể gọi chúng

là những bảng hướng dẫn tiện dụng, vì thế chúng dễ mang theo và

có thể được kiểm tra và sửa chữa tại chỗ dựa vào kinh nghiệm

thực ở mỗi nơi.

Tuy có nguồn gốc thực dụng và khiêm tốn, các họa đồ

portolano quả thực là nguồn của một số dữ liệu đáng tin cậy sẽ

được gặp trong những bản đồ lớn cho tới giữa thế kỷ 16. Các bậc

thầy tiên phong của khoa trắc địa thời mới, Mercator và Ortelius,

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 119

http://ebooks.vdcmedia.com

là những người đã mở ra một kỷ nguyên mới trong ngành vẽ bản

đồ trái đất, đã trân trọng sử dụng những khám phá thực tế hằng

ngày của các thủy thủ xưa kia để đưa vào các bản đồ của họ. Mãi

tới năm 1595, các thương gia đi biển hàng đầu thế giới, các nhà

hàng hải Hà Lan, đều sử dụng những tài liệu hướng dẫn đường

biển và những lời khuyên của các thủy thủ đã vẽ ra những họa đồ

đi biển hai thế kỷ trước đó. Chính ở trên bờ biển, nơi những đường

biên của trái đất được thử nghiệm bằng kinh nghiệm hằng ngày,

là nơi đã khai sinh ra những sự thật sống động về khoa trắc địa

học thời cận đại.

Để đi đến châu Á bằng đường biển từ các nước ven bờ Địa

Trung Hải, tất nhiên phải rời bờ biển để ra xa ngoài khơi. Các cuộc

hành trình đường biển Địa Trung Hải phần lớn là đi men theo bờ

biển, nghĩa là dựa trên kinh nghiệm cá nhân về từng nơi riêng biệt

- những chỗ gió lớn và sóng to, những vùng đất quen thuộc, những

đảo ngoài khơi đã được biết và những bóng nổi bật của những dãy

núi gần bờ biển. Nhưng đi quá Các Trụ của Hercule thì nảy sinh

những vấn đề mới. Khi những người đi biển Bồ Đào Nha tiến

xuống phía nam theo bờ biển châu Phi, họ đã bỏ lại đằng sau

những điểm mốc quen thuộc của đất liền. Càng đi xa xuống, họ

càng xa những chi tiết được vẽ trong các họa đồ portolano. Tới

những nơi này, họ không còn kinh nghiệm nào, cũng không còn

họa đồ hướng dẫn nào nữa.

Biển Địa Trung Hải từ bờ phía nam tới bờ gần nhất phía bắc

dài không quá 5 trăm dặm, nghĩa là chỉ cách nhau 7 độ vĩ tuyến.

Vì thế các người đi biển Địa Trung Hải ít khi quan tâm tới vĩ độ

của mình, nhất là vào thời đó phương pháp xác định vĩ độ còn rất

thô sơ. Nhưng lục địa châu Phi trải dài từ 38O vĩ bắc xuống 38O vĩ

nam, nghĩa là 1/5 chu vi trái đất. Khi các bờ biển còn hoàn toàn xa

lạ, khi các cư dân địa phương còn đầy thù nghịch và khi những rủi

ro ngoài khơi chưa được biết đến, thì vĩ độ chính là phương pháp

tốt nhất và có khi là duy nhất để xác định vị trí con tàu. Vì thế các

thủy thủ phải học cách tính vĩ độ. Lúc đầu họ có thể tính phỏng

chừng vĩ độ dựa vào độ cao của sao Bắc đẩu. Nhưng khi họ đi dần

xuống phía nam thì sao Bắc đẩu đã lặn và họ phải dùng những

bảng phân độ nghiêng của mặt trời với một dụng cụ đo độ cao các

thiên thể hay thước đo độ đồng thời quan sát độ cao của mặt trời

lúc giữa trưa.

Daniel J. Boorstin 120

http://ebooks.vdcmedia.com

Những dụng cụ đi biển quan trọng này đã giúp phát triển

việc đi biển từ bắc xuống nam. Nhưng như chúng ta đã thấy, việc

xác định kinh độ, để nhận ra và đo khoảng cách từ đông sang tây

phức tạp hơn nhiều. Các nhà đi biển vẫn phải dựa vào việc "đoán

mò". Có nghĩa là đoán vị trí mà không quan sát thiên văn, chỉ tính

hay đoán lộ trình hay khoảng cách đã đi qua từ một điểm đã cố

định trước đó. Như ta đã thấy, mãi đến thế kỷ 18, chiếc đồng hồ đi

biển mới cho phép người đi biển xác định khá chính xác kinh độ

của họ để hướng dẫn họ trở về nơi họ đã ra đi và để hướng dẫn

những người muốn đi theo họ. Ngoài những vấn đề kể trên, rời bờ

biển Địa Trung Hải có nghĩa là kéo theo rủi ro bị dòng nước cuốn

trôi ra ngoài đại dương không bờ biển.

Đây chính là điểm mà Ptolêmê vĩ đại nhập cuộc - hay đúng

hơn, tái nhập cuộc. Vừa đúng khoảng thời kỳ này, khi bức màn đất

buông xuống cắt đứt con đường bộ từ châu Âu tới phương Đông, thì

khoa địa lý của Ptolêmê được phục hưng để canh tân lối tư duy

của người châu Âu. Sự trùng hợp của hai biến cố này đầy ý nghĩa

cho tương lai của thế giới.

Cống hiến to lớn của Ptolêmê là tinh thần khoa học và lượng

tính. Khung vĩ độ và kinh độ của ông thì đồng đều và toàn cầu.

Bất cứ hai bản đồ nào hoàn chỉnh theo chỉ dẫn của ông đều phải

chính xác như nhau. Các tọa độ mà ông cung cấp không tùy thuộc

khổ giấy hay khu vực được vẽ lớn hay nhỏ. Trong cuốn sách đầu

tiên của bộ địa lý của ông trong đó ông dạy cách vẽ bản đồ, ông

khai triển vấn đề dọi chiếu mặt hình cầu của quả đất xuống một

mặt phẳng của tờ giấy. Ở đó ông cắt nghĩa nhu cầu xác định

những đường vĩ độ và những đường vĩ tuyến song song. Ông mô tả

quy trình khó khăn của việc chiếu hình cầu của mặt trái đất và

cũng dạy cách đơn giản và chính xác để chiếu một hình chóp

xuống một mặt phẳng "cho những ai vì lười biếng muốn đi theo

phương pháp cũ". Ptolêmê là người tranh đấu cho phương pháp

toàn thể và toán học được áp dụng cho bề mặt trái đất.

Thế nên, cuộc phục hưng Ptolêmê có nghĩa là sự đánh thức,

hay tái đánh thức, tinh thần thực nghiệm. Từ nay, người ta sẽ

dùng kinh nghiệm của mình để đo đạc toàn thể trái đất, để phân

biệt cái đã biết với cái chưa biết và để xác định những chỗ mới tìm

thấy để có thể quay trở lại. Cuộc tái khám phá Ptolêmê là một thời

điểm báo cho cuộc phục hưng tri thức đánh dấu Thời Đại Phục

Hưng, là thời đại mở đầu cho thế giới cận đại.

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 121

http://ebooks.vdcmedia.com

Các thủ bản của Ptolêmê bằng tiếng Hi Lạp được truyền lại

cho chúng ta từ đầu thế kỷ 13. Nhưng vì người châu Âu thời đó,

ngay cả trong giới có học, rất hiếm người có khả năng đọc tiếng Hi

Lạp, nên hiểu biết về các công trình của Ptolêmê không được phổ

biến rộng rãi, cho tới khi nó được dịch sang tiếng Latinh.

Khi Ptolêmê được phục hưng, ngày càng có nhiều bản sao

được làm từ thủ bản của "Ptolêmê" gồm bản văn và các bản đồ và

toàn thể tác phẩm của ông có tiếng vang chưa từng thấy. Không

chỉ kỹ thuật làm bản đồ, mà cả bản văn và những bản đồ trong

phần trước đều được chấp nhận như kinh thánh và uy tín của

Ptolêmê gia tăng gấp đôi. Tuy lý thuyết vẽ bản đồ của Ptolêmê

không thể chê trách, nhưng những bản đồ được đính kèm trong

cuốn Địa Lý của ông chứa đựng một số sai lầm nghiêm trọng sẽ

ảnh hưởng quyết định tới những cuộc thám hiểm thế giới trong

tương lai.

Ví dụ, ông ước tính chu vi trái đất quá nhỏ và ước tính

khoảng cách phía đông châu Á quá lớn, hai sai lầm này cộng lại đã

làm cho châu Á có vẻ quá gần châu Âu theo đường biển phía Tây,

mà thực ra không phải thế. Dựa vào những "dữ liệu" này, Colômbô

đã bị dụ dỗ để đi theo hướng Tây. Đồng thời, những sai lầm khác

trong bản đồ thế giới kinh điển của "Ptolêmê" cho thấy không thể

nào đi đến Ấn Độ và Trung Hoa bằng cách đi vòng bờ biển phía

đông châu Phi. Kết quả là toàn thể Ấn Độ dương và Biển Trung

Hoa trở thành một cái hồ khổng lồ đóng kín và như thế đương

nhiên không có đường biển nào đến được châu Á từ phía nam và

phía tây.

Trước khi những nhà đi biển châu Âu có thể giải quyết được

thách đố do việc đóng cửa các con đường bộ sang châu Á, bản đồ

thế giới của Ptolêmê về phần phía nam châu Phi phải được duyệt

xét lại. Thực vậy, chính ý nghĩa của từ "Đại Dương" cần được thay

đổi. Cho tới thời đó, người châu Âu phân biệt rõ ràng giữa Đại

Dương và biển. Trong thực tế chỉ có một Đại Dương. Trong thần

thoại Hi Lạp, đó là Oceanus, dòng nước vòng tròn mà người ta

nghĩ là bao quanh trái đất như một cái đĩa. Vì thế người ta hiểu

Đại Dương theo nghĩa là khối nước mênh mang vô tận, trái với

biển Địa Trung Hải hay những biển khác có đất bao quanh.

Vào thời đó, Đại Dương bao la không bờ bến, không dẫn tới

chỗ nào cả. Mãi sau này vào thế kỷ 15, dần dà người ta mới hiểu

nó theo một nghĩa hoàn toàn mới: nó có dẫn tới chỗ nào đó. Trước

Daniel J. Boorstin 122

http://ebooks.vdcmedia.com

kia, Đại Tây Dương thường không được kể vào các "biển" của trái

đất. Đường biển dẫn tới Ấn Độ phải có trong khái niệm và trên

những bản đồ của người ta trước khi tàu bè có thể qua lại trong

thực tế. Và quả đúng như vậy. Tâm trí con người đã mở ra và đã

làm cho những cố gắng của mình mở ra những con đường trên biển

cả. Về phương diện này, việc khám phá đường biển tới vùng Indies

khác hẳn việc tìm ra châu Mỹ. Người ta khám phá châu Mỹ trên

đất trước khi khám phá ra nó trong tâm trí.

Vào giữa thế kỷ 15, một số bản đồ thế giới vẽ ở châu Âu đã

mô tả châu Phi như một bán đảo không có giá đỡ và Ấn Độ Dương

như một biển mở rộng không bờ, mà nước quanh lục địa châu Phi

có thể đổ vào trên đường tới ấn Độ và Trung Hoa. Những sự mở

rộng tâm trí và bản đồ này đã xảy ra nhiều thập kỷ trước khi

chúng ta biết có người châu Âu nào đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng

để tìm ra Ấn Độ Dương.

Sự khai mở này về đại dương chưa được chứng minh bởi kinh

nghiệm của các người đi biển thời bấy giờ. Nó phần lớn vẫn còn là

những suy đoán dựa trên các tin đồn và báo cáo của những người

du hành bằng đường bộ. Sự đổi mới dứt khoát các bản đồ của

Ptolêmê có lẽ phát sinh từ một người lái buôn Venice đơn độc. Cả

sau khi Đế Quốc Mông Cổ suy tàn, khi lộ trình thẳng phía đông từ

Syria qua châu Á không còn được người châu Âu bảo vệ, vẫn có

những lái buôn Venice không chịu bỏ việc buôn bán của họ với

phương Đông. Một trong những người lái buôn Venice này là

Nicolo de' Conti, người đã du hành suốt 25 năm sau khi rời Venice

vào năm 1419. Những chuyến mạo hiểm đường dài này đưa ông

vượt qua Sa Mạc Ả Rập, để tìm kiếm đá quý dọc bờ biển phía tây

Ấn Độ tới mũi của bán đảo và tới tận nơi chôn cất thánh Tôma

Tông Đồ gần Madras vào vùng rừng quế ở Ceylon và đến tận đảo

Sumatra, nơi ông kể lại là có nhiều vàng, long não, ớt và tục ăn

thịt người, rồi ông tới Burma để quan sát những người dân xăm

mình và các đoàn voi, tê giác và trăn và đi xa đến tận Java. Trong

những chuyến hành trình này ông đã lấy vợ là một người Ấn Độ và

được hai người con. Trên đường trở về Venice, ông ghé qua Đất

Thánh, ở đây ông gặp một du khách người Tây Ban Nha, ông này

đã ghi chép lại những câu chuyện kỳ lạ do Conti kể lại.

Lẽ ra tất cả những gì chúng ta có thể biết được về những

cuộc hành trình của Conti chỉ là qua những câu chuyện như thế.

Nhưng trong những năm dài hành trình bên phương Đông. Conti

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 123

http://ebooks.vdcmedia.com

đã bỏ đạo. Vì thế, khi ông trở về Venice năm 1444, Giáo hoàng

Eugeniô IV đã ra lệnh cho ông phải làm việc sám hối bằng cách

đọc lại đầy đủ câu chuyện của mình cho viên thư ký giáo hoàng là

Poggio Bracciolini. Kết quả là chúng ta có một trong những bản

mô tả hay nhất về vùng Nam Á trong những năm sau khi dòng

người đi buôn trên đường bộ chấm dứt và trước khi có các nhà du

hành trên biển. Tuy những quan sát khác của Conti có thể là giàu

hình ảnh hơn, nhưng không có gì gây ảnh hưởng nhiều hơn là

những suy đoán của ông về khả năng có thẻ đến được những đảo

gia vị của phương Đông bằng con đường biển vòng quanh châu

Phi. Các nhà vẽ bản đồ của giữa thế kỷ 15 đã nắm bắt được ý

tưởng của Conti một cách rất lạc quan. Và sử dụng những thông

tin mới nhất này, họ đã mạnh bạo sửa đổi lý thuyết của Ptolêmê

để mở đại dương sang Ấn Độ.

Việc mở sang Ấn Độ dương là sự sửa đổi đầu tiên lý thuyết

Ptolêmê và là một sự sửa đổi làm chấn động thế giới và hình

thành lại thế giới. Những thế kỷ sau khi đóng cửa các lộ trình

đường bộ sang phương Đông còn sửa đổi lý thuyết Ptolêmê bằng vô

vàn cách khác nữa. Thế giới của Ptolêmê tận cùng ở 63O vĩ bắc,

khoảng nửa đường tới bán đảo Scandinavia, sẽ phải được mở rộng

cả lên phía bắc lẫn tây bắc. Và, đương nhiên, cả một Tân Thế giới

sẽ phải được thêm vào giữa châu Âu và châu Á. Tinh thần khoa

học của Ptolêmê, việc ông nhìn nhận những điều còn chưa biết và

việc ông sử dụng vĩ độ và kinh độ, tất cả những điều này đã khích

lệ rất nhiều cho các nhà trắc địa và các nhà hàng hải.

Daniel J. Boorstin 124

http://ebooks.vdcmedia.com

CHƯƠNG 21

CÁC NHÀ HÀNG HẢI BỒ ĐÀO NHA TIÊN PHONG

Trong số những người được khích lệ nhiều nhất phải kể đến

các nhà hàng hải Bồ Đào Nha, những người đã được ngành địa lý

trao phó một vai trò lớn trong lịch sử. Nằm ở phía cực tây bán đảo

Ibêria, quốc gia này đã có đường biên giới mới của mình từ rất

sớm, giữa thế kỷ 13. Bồ Đào Nha không có cửa trông ra biển Địa

Trung Hải, nhưng được ưu đãi bởi những con sông dài dễ qua lại

và những bến cảng sâu mở ra đại dương. Các thành phố mọc hai

bên bờ sông đổ vào Đại Tây Dương. Vì vậy dân Bồ Đào Nha bẩm

sinh hướng ra bên ngoài, xa khỏi những trung tâm cổ điển của nền

văn minh châu Âu, phía tây hướng về đại dương còn bí ẩn, phía

nam hướng về một đại lục mà đối với người châu Âu cũng còn đầy

bí ẩn.

Thành tựu của người Bồ Đào Nha là một công trình khám

phá có tổ chức dài hạn và là một thành tựu hiện đại hơn, cách

mạng hơn những thành tích nổi tiếng hơn của Colômbô. Bởi vì

Colômbô đã đi theo con đường được hướng dẫn bởi nhiều nguồn tài

liệu thời cổ và trung cổ, là những thông tin tốt nhất của thời dại

ông và nếu ông thành đạt mục đích của mình, là ông xác nhận giá

trị của những thông tin đó. Như vậy trong đầu óc của ông không có

sự mơ hồ nào về những phong cảnh trên đường tới châu Á hay về

hướng phải theo. Chỉ có biển là chưa được biết rõ. Sự dũng cảm

của Colômbô là ở chỗ ông chọn con đường thẳng trên biển để đến

những miền đất "đã biết" theo một hướng đã biết nhưng không

biết chính xác con đường này có thể xa bao nhiêu.

Ngược lại, những chuyến hành trình của người Bồ Đào Nha

quanh châu Phi và tới ấn Độ theo hi vọng của họ, đều dựa trên

những khái niệm phỏng đoán, những tin đồn và những gợi ý đầy

rủi ro. Họ trông chờ gặp được những miền đất mới trên đường để

lấy lương thực và nước uống. Lộ trình của họ có thể phải xuyên

qua những vùng được cho là có nguy hiểm chết người, rất xa phía

dưới xích đạo. Vì vậy, những khám phá của người Bồ Đào Nha đòi

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 125

http://ebooks.vdcmedia.com

hỏi một kế hoạch tiệm tiến, có hệ thống và từng bước, để tiến sâu

vào những miền đất lạ. Cuộc chinh phục miền Indies của Colômbô

là một đòn mạnh bạo mà nhiều thập niên sau người ta mới hiểu

hết tầm quan trọng của nó. Các nhà du hành Bồ Đào Nha bắt tay

vào một công trình kéo dài một thế kỷ rưỡi, họ đã từ lâu hình dung

ra ý nghĩa thực sự của nó và sự thành tựu của nó đã được biết

ngay lập tức. Thành tựu to lớn nhất của Colômbô là một cái gì ông

đã không hề hình dung trước, một sản phẩm phụ do những mục

tiêu của ông phát sinh, một hậu quả do những sự kiện không ngờ

trước. Thành tựu của người Bồ Đào Nha là sản phẩm của một mục

tiêu rõ ràng đã định từ trước, đòi hỏi sự tài trợ lớn của quốc gia.

Đây là một kiểu mẫu lớn cho các cuộc thám hiểm thời cận đại.

Người Bồ Đào Nha đã có thể có một kế hoạch dài hạn là vì họ

đã thực hiện một cuộc mạo hiểm trên bình diện hợp tác quốc gia.

Những thiên anh hùng ca thời xưa ca tụng sự dũng cảm và kỳ tích

của những cá nhân anh hùng, như Ulyxê, Aeneas, hay Beowulf.

Thiên anh hùng ca Bồ Đào Nha trên biển không thể ca ngợi một cá

nhân anh hùng nào đó, mà phải ca ngợi những con người anh

hùng, Thiên anh hùng ca Lusiads của Camoens mở đầu bằng lời

ca tụng "những người hùng đã bỏ quê hương Bồ Đào Nha lại sau

lưng, để mở một con đường tới Ceylon và đã đi xa mãi, vượt qua

ngàn biển cả, nơi chưa từng có ai qua lại". Trong khi các bài hùng

ca xưa ca ngợi một người hùng thần thánh, thì các bài hùng ca cận

đại ca ngợi những dân tộc anh hùng.

Các lộ trình mạo hiểm cũng trải rộng hơn nhiều. Các con

đường biển không còn đóng khung trong những lộ trình quen

thuộc trong một vùng biển khép kín như Địa Trung Hải. Những

con đường mới xuyên qua biển cả mênh mông và chúng dẫn đi

khắp nơi.

Phân cách với châu Phi chỉ bằng một eo biển nhỏ, người Bồ

Đào Nha hoàn toàn không bị chi phối bởi thiên kiến chủng tộc hay

óc địa phương. Tổ tiên của họ là những người Celtic, Ibêri và người

Anh. Họ pha trộn dòng giống của mình với người Á và Phi. Bồ Đào

Nha trở thành một tiểu châu Mỹ kiểu mẫu, một nơi đón nhận mọi

loài người Kitô, Do thái và Hồi giáo. Những đặc tính khác nhau về

thể chất, tâm lý, tính khí, truyền thống, thẩm mỹ và văn học đã

làm giàu lẫn cho nhau, tạo ra những năng lượng thật phong phú

và vốn tri thức đa dạng để giúp họ đi tới đại dương bao la rồi lại

trở về được quê hương.

Daniel J. Boorstin 126

http://ebooks.vdcmedia.com

Khả năng về lại được quê hương là điều cốt yếu để một dân

tộc có thể làm giàu mình, làm đẹp mình và chiếu sáng mình ở

những nơi xa xôi. Nó là điều có tính quyết định đối với những nhà

khám phá và nó giúp cắt nghĩa tại sao việc đi ra ngoài biển cả,

việc mở ra những đại dương lại đánh dấu cho một kỷ nguyên mới

của loài người.

Thế nhưng, để khai thác những lợi thế đa dạng đó của mình,

người Bồ Đào Nha cần có một người lãnh đạo... một người có thể

tập hợp nhân lực, tổ chức các nguồn tài lực và vạch ra đường

hướng. Không có lãnh đạo, tất cả những lợi thế kia sẽ chỉ là vô

dụng. Hoàng tử Henry Nhà Hàng Hải chính là con người đó. Nơi

ông là một sự kết hợp kỳ lạ của một trí tuệ anh hùng, đại đảm,

một trí tưởng tượng bao la, với một cá tính của một hiền nhân ẩn

dật. Lạnh lùng đối với các cá nhân, nhưng ông lại sôi nổi với

những lý tưởng lớn. Tính kiên cường và tài tổ chức của ông đã trở

thành yếu tố nòng cốt cho công trình khám phá đầu tiên của thời

cận đại.

Xét về mặt lịch sử, không đáng ngạc nhiên bao nhiêu nếu

nhà mạo hiểm tiên phong của thời cận đại chưa từng đích thân có

mặt trong một chuyến thám hiểm nào. Các cuộc mạo hiểm lớn ở

châu Âu thời trung cổ - thập tự chinh - đòi hỏi sự liều mạng và mối

đe dọa của người ngoại giáo. Thám hiểm thời cận đại phải là một

cuộc đấu trí, một nỗ lực tưởng tượng của ai đó, trước khi nó trở

thành một cuộc mạo hiểm trên đường biển. Cuộc mạo hiểm lớn của

thời cận đại - cuộc thám hiểm - trước tiên phải được thực hiện

bằng trí tuệ. Nhà thám hiểm tiên phong là một con người suy tư

đơn độc.

Những tính cách của con người từng làm cho cuộc mạo hiểm

đơn độc này thành hiện thực thì không mấy hấp dẫn. Theo các nhà

viết tiểu sử của ông, Henry nhà Hàng Hải sống đời sống như một

thầy tu và vẫn độc thân cho tới lúc chết. Cả đời ông luôn bị giằng

co giữa thập tự chinh và thám hiểm. Cha ông, Vua Joan I, là người

sáng lập triều đại Aviz, đã chiếm ngai vàng của Bồ Đào Nha năm

1385. Trong trận chiến quyết định ở Aljubarrota, với sự hỗ trợ của

các xạ thủ người Anh, Joan đã đánh bại Vua của Castille và nhờ

đó đảm bảo nền độc lập và thống nhất của Bồ Đào Nha. Joan đã

củng cố liên minh của mình với người Anh bằng việc kết hôn với

con gái của John of Gaunt tên là Philippa of Lancaster, một phụ

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 127

http://ebooks.vdcmedia.com

nữ đạo hạnh và quyết đoán. Bà đã sinh cho vua sáu người con trai,

người con thứ ba là Henry, sinh năm 1394.

Để mừng ngày ký hiệp ước hữu nghị với Castille năm 1411,

vua Joan theo tập tục hiệp sĩ thời đó định tổ chức một vòng thi

đấu kéo dài suốt một năm. Các hiệp sĩ khắp châu Âu được mời tới

dự và các cuộc cưỡi ngựa quyết đấu có thể tạo cơ hội cho ba người

con trai lớn của vua vừa tới tuổi thành niên được nhận tước hiệu

hiệp sĩ. Nhưng ba hoàng tử này đã khuyên vua cha không nên tổ

chức vòng thi đấu quá tốn kém này. Bù lại, họ xin vua cho họ có cơ

hội thể hiện lòng dũng cảm Kitô giáo bằng cách tổ chức một cuộc

thập tự chinh để đánh chiếm Ceuta, một căn cứ địa Hồi giáo và là

trung tâm thương mại ở đất Phi châu đối diện với Gibraltar. Ở đó,

vua cũng có thể đền tội vì những hành vi đẫm máu của mình trước

kia. Hoàng tử trẻ Henry đã giúp lập kế hoạch cho cuộc viễn chinh

này và nó đã là sự kiện hình thành cuộc đời của ông.

Hoàng tử Henry lúc này mới 19 tuổi, được giao trách nhiệm

đóng một tàu chiến ở thành phố Oporto phía tây bắc Bồ Đào Nha.

Sau hai năm chuẩn bị, cuộc thập tự chinh chống lại Ceuta được mở

đầu trong vùng hào quang của những phép lạ và điềm lành.

Hạm đội Bồ Đào Nha tấn công pháo đài ở Ceuta ngày 24

tháng 8, 1415, trong một trận chiến không cân sức. Được trang bị

đầy đủ vũ khí và quân trang và được sự hỗ trợ của các xạ thủ

người Anh, quân Bồ Đào Nha đã vây hãm và tiêu diệt toàn thể

quân Hồi. Chỉ trong một ngày, quân thập tự chinh Bồ Đào nha đã

chiếm được căn cứ địa Hồi giáo và đưa hoàng tử Henry lên đài

vinh quang. Phía Bồ Đào Nha chỉ có tám binh sĩ tử trận, trong khi

trên các đường phố xác quân Hồi chất đống. Buổi chiều quân Bồ

bắt đầu cướp phá thành phố và những chiến lợi phẩm họ thu được

thì quá sức tưởng tượng. Đây là cơ hội đầu tiên để Henry thoáng

thấy sự giàu có ghê gớm còn đang giấu ẩn ở châu Phi. Những của

cải chiếm được ở Ceuta là những của cải đã được những đoàn

thương gia mang về từ miền nam sa mạc Sahara châu Phi và từ

miền đông Indies. Ngoài những nhu cầu yếu phẩm thông thường

như gạo, lúa mì và muối - quân Bồ Đào Nha còn tìm thấy những

kho lương thực đặc sản như ớt, quế, gừng, đinh hương và rất nhiều

thứ gia vị khác. Các nhà cửa ở Ceuta đều trải những thảm gấm

đắt tiền mua từ phương Đông. Thêm vào đó là vô vàn trân châu,

ngọc ngà và vàng bạc.

Daniel J. Boorstin 128

http://ebooks.vdcmedia.com

Quân Bồ Đào Nha để lại đó một đội quân đồn trú nhỏ rồi về

nước. Khi hoàng tử Henry được phái trở lại Ceuta để dẹp những

đợt tấn công mới Hồi giáo, ông dành nhiều tháng trời học hỏi về

những đoàn thương gia Phi châu. Dưới sự cai trị của người Hồi

giáo, Ceuta sầm uất với khoảng hai mươi tư ngàn cửa tiệm vàng,

bạc, đồng, vải lụa và gia vị, tất cả đều do các đoàn thương gia

mang đến. Nay Ceuta đã trở thành một thành phố Kitô giáo,

những đoàn thương gia không đến nữa. Người Bồ Đào Nha giờ đây

có trong tay một thành phố chết, không mang lại lợi tức gì. Hoặc

họ phải hòa hoãn với các bộ tộc ngoại giáo chung quanh, hoặc họ

phải chinh phục tiếp những phần đất nằm sâu trong đất liền.

Hoàng tử Henry thu thập những thông tin về các miền đất

bên trong là nguồn gốc đưa những kho báu tới Ceuta. Ông đã nghe

được các câu chuyện về một kiểu buôn bán kỳ lạ, "buôn bán câm",

dành cho những người không hiểu được ngôn ngữ của nhau. Các

đoàn lái buôn Hồi giáo đi từ Marốc xuống phía nam qua dãy núi

Atlas sau hai mươi ngày thì đến được bờ sông Senegal. Tại đây,

các nhà buôn Marốc đặt xuống riêng từng đống muối, xâu chuỗi

ngọc trai của Ceutan và những hàng hóa rẻ tiền khác. Sau đó họ

rút đi không cho ai nhìn thấy. Những người dân bộ lạc bản xứ

sống gần những mỏ đào vàng đi ra bờ sông và đổ những đống vàng

bên cạnh những đống hàng hóa của người Marốc. Rồi họ cũng rút

đi không cho ai nhìn thấy, để cho các nhà buôn Marốc tùy ý nhận

số vàng để đổi lấy một đống hàng nào đó của họ, hay bớt đi số

lượng hàng của một đống cho cân xứng với giá trị của đống vàng.

Rồi người Marốc lại rút đi và quy trình cứ tiếp diễn như vậy.

Người Marốc đã thu được vàng của họ theo hệ thống trao đổi này.

Những câu chuyện buôn bán kỳ lạ như thế đã kích thích những

niềm hy vọng của hoàng tử Henry. Nhưng ông đang là một chiến

binh thập tự chinh, vì thế ông đã tổ chức một chiến thuyền Bồ Đào

Nha và tuyên bố ý định chiếm Gibraltar từ quân vô đạo. Nhưng

chiến dịch này đang diễn tiến thì bị vua Joan ngăn cấm và hoàng

tử Henry giận dỗi về nước. Thay vì trở về sống ở hoàng cung để

gánh vác trách nhiệm triều đình, ông bỏ xuống xa phía nam,

xuyên qua Algarve tới tận mũi Mũi Saint Vincent là mũi cuối của

lãnh thổ Bồ Đào Nha và là mũi cực tây nam của châu Âu. Các nhà

địa lý thời xưa đã coi mỏm đất này là một chỗ huyền bí, là ranh

giới với vùng biển xa lạ. Marinus và Ptolêmê đã đặt tên cho nó là

Promontorium Sacrum, mỏm đất thánh và người Bồ Đào Nha đã

chuyển tên gọi này thành Sagres để đặt tên cho một làng gần đó.

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 129

http://ebooks.vdcmedia.com

Du khách tới Bồ Đào Nha hôm nay có thể thấy một chiếc hải

đăng giữa các phế tích của pháo đài từng được hoàng tử Henry

dùng làm căn cứ địa trong 40 năm. Tại đây, ông khởi xướng, tổ

chức và chỉ huy các đoàn thám hiểm về phía lãnh thổ huyền bí.

Trong chuyến thám hiểm đầu tiên thời cận đại của ông, từ chỗ này

ông đã cho xuất phát liên tục hàng loạt chuyến thám du vào

những miền đất lạ.

Chính tại Sagres, hoàng tử Henry đã được mệnh danh là

Nhà Hàng Hải. Tại đây ông đã dành hết tâm huyết và nghị lực

của người lính thập tự chinh để đưa vào công cuộc thám hiểm thời

cận đại. Cung điện của hoàng tử Henry là một thứ Phòng Thí

Nghiệm Nghiên Cứu và Phát Triển thời ban đầu.

Hoàng tử Henry đã biết được số mệnh của mình qua những

nhà chiêm tinh. Số mệnh đó được định nơi các ngôi sao, nói rằng

"vị hoàng tử này có số mệnh đi vào những cuộc chinh phục vĩ đại

và cao cả và nhất là đi vào những cuộc khám phá những điều bí ẩn

không ai biết tới". Từ những miền đất lạ mới khám phá, ông sẽ

đưa hàng hóa về để làm giàu cho nền thương mại Bồ Đào Nha.

Hoàng tử Henry đã biến Sagres thành một trung tâm trắc

địa, hàng hải và đóng tàu. Ông biết rằng chỉ có thể khám phá ra

những miền xa lạ nếu phân định rõ ràng được ranh giới những

miền đã biết. Và vì thế cần phải có dụng cụ.

Theo phương pháp của các họa đồ portolano, ông thu thập

những kinh nghiệm lẻ tẻ của các người đi biển để lấp đầy những

vùng bờ biển còn chưa biết. Một người Catalan gốc Do thái quê ở

Majorca tên là Jehuda Cresques, con của nhà trắc địa Abraham

Cresques, được đưa tới Sagres, ở đây ông trông nom việc thu gom

và sắp xếp lại các sự kiện địa lý do những nhà thám hiểm biển của

hoàng tử Henry mang về.

Hoàng tử Henry khích lệ và rồi yêu cầu các nhà thám hiểm

đường biển của mình giữ những nhật ký hải trình và họa đồ chính

xác và ghi chú kỹ cho những người theo sau họ những gì họ đã

thấy ở các bờ biển. Hoàng tử Henry ra lệnh cho họ ghi chép chính

xác mọi chi tiết rồi gởi về Sagres, để khoa trắc địa có thể trở thành

một khoa học lũy tích. Thế là những thủy thủ, du khách và những

nhà bác học từ khắp nơi đồ về Sagres, mỗi người đem đến thêm

những sự kiện mới hay những thông tin mới về các sự kiện. Ngoài

những người Do thái, còn có những người Hồi giáo, Ả Rập, người Ý

Daniel J. Boorstin 130

http://ebooks.vdcmedia.com

từ Genoa và Venice, người Đức và Scandinavi và sau đó, theo đà

tiến triển của công cuộc thám hiểm, còn có những người thổ dân

của các bộ lạc vùng bờ biển tây châu Phi. Tại Sagres cũng có

những tư liệu của các nhà du hành lớn mà người anh của hoàng tử

Henry là Pedro đã thu thập được trong vòng hành trình lớn của

ông tới các cung điện của châu Âu (1419-28). Tại Venice, Pedro đã

nhận một bản tường thuật các cuộc hành trình của Marco Polo

kèm theo một bản đồ "vẽ lại tất cả những phần của trái đất đã

được mô tả, nhờ đó hoàng tử Henry đã tiến xa được rất nhiều".

Cùng với những sự kiện này, người ta lại có những dụng cụ

mới nhất và những kỹ thuật mới nhất về ngành hàng hải. Hồi đó

chiếc la bàn đi biển đã phổ biến rồi, nhưng người ta còn e ngại

dùng nó vì họ tin nó có sức ma thuật, tương tự như thuật gọi hồn.

Mới chỉ một thế kỷ trước đó, việc sử dụng đá nam châm đã khiến

Roger Bacon gặp rắc rối vì bị coi là những tiểu xảo huyền bí. Tại

Sagres, chiếc la bàn cũng như các dụng cụ khác được trắc nghiệm

dựa vào hiệu năng của nó là có giúp cho người đi biển ra xa ngoài

khơi hơn rồi có thể tìm đường trở về nhà được không.

Khi những nhà hàng hải của hoàng tử Henry đi xa hơn

những nơi mà các người Âu châu trước kia đã từng đến, họ đã gặp

những vấn đề mới phát sinh, đó là việc xác định vĩ độ, lúc đó chỉ có

cách tốt nhất là đo độ cao của mặt trời lúc giữa trưa. Thay vì dùng

dụng cụ đo độ cao thiên thể rất phức tạp và đắt tiền, các nhà hàng

hải của hoàng tử Henry đã sử dụng một dụng cụ đơn sơ hơn là cây

đo chữ thập - một cây nhỏ gọn có ghi độ với một thanh chữ thập có

thể di động theo đường chân trời và mặt trời để đo góc của mặt trời

lúc lên cao. Cộng đồng những người từ khắp nơi tới Sagres đã giúp

chế ra thước đo độ, những bảng toán học mới và những dụng cụ

mới, hợp thành một bộ thiết bị thám hiểm của hoàng tử Henry.

Tại Sagres và cảng Lagos gần đó, các thí nghiệm về đóng tàu

đã sản xuất ra một loại tàu mới nhờ đó những chuyến thám hiểm

của hoàng tử Henry và những cuộc thám hiểm lớn về đường biển

trong thế kỷ tiếp theo mới có thể thực hiện được. Thuyền buồm

nhỏ caravel là một thuyền lớn được thiết kế để có khả năng đưa

các nhà thám hiểm trở về. Loại thuyền ba buồm barca là loại

thuyền lớn có buồm chính thẳng góc với thuyền hay tàu lớn hình

vuông của người Venice có trọng tải đến sáu trăm tấn hay nhiều

hơn. Tàu càng lớn thì lợi tức càng nhiều vì chở được nhiều hàng

hơn.

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 131

http://ebooks.vdcmedia.com

Tàu dùng để thám hiểm có vấn đề riêng của nó. Nó không

phải tàu chở hàng, nó phải đi rất xa trong những vùng biển lạ và

khi cần, nó phải có khả năng chạy ngược gió. Tàu thám hiểm chỉ

có công dụng nếu nó có thể đi và trở về. Hàng hóa quan trọng của

nó là các tin tức, những tin tức này có thể giữ trong một gói nhỏ,

thậm chí được nhớ trong óc của một người, nhưng dứt khoát nó

phải là một sản phẩm về được tới nhà. Tàu thám hiểm không cần

lớn, nhưng nó phải dễ điều khiển và thích hợp để quay trở về. Tự

nhiên người đi biển có khuynh hướng ra khơi xuôi gió, nên cũng có

nghĩa là họ phải trở về ngược gió. Các tàu buôn tốt nhất cho việc

thương mại trên biển Địa Trung Hải thì không thích hợp cho các

cuộc thám hiểm ngoài đại dương xa lạ mênh mông.

Tàu buồn caravel của hoàng tử Henry được thiết kế đặc biệt

cho những nhu cầu nói trên của nhà thám hiểm. Ông đã lấy ý

tưởng từ kiểu tàu caravos của người ả Rập thời xưa, là những tàu

lớn một buồm có khả năng chuyên chở một đoàn thủy thủ lên tới

30 người và 70 con ngựa. Rồi ông cũng lấy ý tưởng từ một kiểu tàu

nhỏ hơn và dễ điều khiển, gọi là thuyền buồn caravela, vẫn được

dùng trên sông Douro ở miền bắc Bồ Đào Nha. Các nhà đóng tàu

của hoàng tử Henry đã sản xuất chiếc tàu caravel nổi tiếng, bằng

cách kết hợp giữa kiểu tàu chở hàng caravos của người Ả Rập với

kiểu tàu caravela của sông Douro do tính năng dễ điều khiển của

nó.

Những con tàu nhỏ caravel độc đáo này đủ sức chở một đoàn

thủy thủ cỡ 20 người cùng vật dụng thám hiểm. Họ thường ngủ

trên boong tàu, trừ khi thời tiết xấu mới xuống trong khoang. Tải

trọng của tàu là khoảng 50 tấn, dài khoảng 23 mét, bề ngang thân

tàu khoảng 8 mét và có hai hay ba buồm tam giác. Nhà hàng hải

lão luyện người Venice Alvise da Cadamosto (1432-1511) vào năm

1456 đã gọi đó là "những tàu đi biển tốt nhất", sau chuyến thám

hiểm châu Phi của ông trên một chiếc tàu caravel do hoàng tử

Henry tổ chức. Tàu caravel đã trở thành tàu tiêu chuẩn của nhà

thám hiểm. Ba chiếc tàu của Colômbô - Santa Maria, Pinta và

Nina - đều thiết kế theo kiểu tàu caravel và chiếc Santa Mari chỉ

lớn bằng 1 phần 5 những chiếc tàu lớn Venice có buồm thẳng góc

thời bấy giờ. Tàu caravel chứng tỏ tàu lớn hơn chưa chắc đã tốt

hơn.

Những cuộc thám hiểm châu Phi của hoàng tử Henry sẽ cho

thấy tàu caravel có khả năng trở về nhà một cách bảo đảm mà các

Daniel J. Boorstin 132

http://ebooks.vdcmedia.com

loại tàu trước đó không có. Phần chìm của tàu không sâu giúp nó

thám hiểm được những vùng biển cạn gần bờ và cũng giúp nó dễ

dàng đi vào bãi cạn để sửa chữa. Trong thuật ngữ hàng hải, khả

năng trở về nhà đồng nghĩa với khả năng chạy ngược gió và về

điều này thì tàu caravel thật tuyệt vời. Điều này có nghĩa là trong

điều kiện gió ngược, tàu caravel có thể chạy nhanh hơn những loại

tàu buồm khác. Các thủy thủ biết mình ở trên một chiếc tàu có

khả năng đưa mình về nhà bảo đảm và nhanh hơn, sẽ cảm thấy an

tâm, vui vẻ và sẵn sàng chấp nhận những cuộc hành trình xa và

nguy hiểm hơn.

Tuy hoàng tử Henry không thực sự xây dựng một viện

nghiên cứu hàng hải, nhưng ông là người đã gom góp tất cả những

chất liệu nòng cốt. Ông đã sưu tầm sách vở, họa đồ, quy tụ các

thuyền trưởng, hoa tiêu và các nhà hàng hải, các thợ đóng tàu, thợ

mộc và các thợ thủ công khác, để hoạch định những cuộc đi biển,

để đánh giá những khám phá và chuẩn bị cho những chuyến thám

hiểm ngày một xa hơn vào những vùng biển xa lạ. Công trình mà

hoàng tử Henry đã bắt đầu sẽ không bao giờ chấm dứt.

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 133

http://ebooks.vdcmedia.com

CHƯƠNG 22

BÊN KIA MŨI HIỂM NGHÈO

Không giống với Colômbô, người sẽ nhắm thẳng tới vùng

Indies, hoàng tử Henry Nhà Hàng Hải có một hướng nhắm rộng

lớn hơn, mơ hồ hơn và cũng mới mẻ hơn, đúng theo số tử vi của

ông. Theo Gomes Eanes de Zurara, một người rất khâm phục

hoàng tử Henry, "tinh thần cao quý của vị Hoàng tử này không

ngừng thúc đẩy ông mở đầu và thực hiện những hành động phi

thường... ông cũng ao ước biết đến những vùng đất bên kia các đảo

Canary và Mũi có tên là Bojador, vì cho tới thời đó, chưa hề có tài

liệu bằng chữ viết hay lời kể của ai về tính chất của vùng đất bên

kia Mũi... ông nghĩ rằng nếu chính mình hay một người quý tộc

nào khác không cố gắng đạt được sự hiểu biết về vùng đó, thì

không một nhà hàng hải hay lái buôn nào sẽ dám mạo hiểm, vì rõ

ràng là chưa hề có ai dám liều giong buồm tói một nơi mà họ

không nắm chắc hi vọng sẽ thu về được những lợi lộc".

Chúng ta không có bằng chứng chắc chắn rằng hoàng tử

Henry đã có trong đầu mục tiêu rõ rệt là mở một đường biển vòng

quanh châu Phi để đến ấn Độ. Cái kích thích ông là một vùng xa

lạ, nằm ở phía tây và tây nam trong vùng Biển Tối Tăm và xa xa

xuống phía nam dọc bờ biển châu Phi chưa từng ai biết đến. Các

quần đảo của Đại Tây Dương - quần đảo Azores, Madieras và

Canaries - có lẽ đã được khám phá bởi những thủy thủ Genoa vào

giữa thế kỷ 14. Các cố gắng của hoàng tử Henry theo hướng này

đúng ra là nhằm mục đích tìm thuộc địa và phát triển hơn là một

công cuộc thám hiểm. Nhưng khi người của ông đến quần đảo

Madeira (maderia có nghĩa là gỗ) vào năm 1420 và bắt đầu vào

sâu trong rừng rậm, họ đã đốt lửa khiến cả khu rừng bị cháy trong

7 năm trời. Một cách tình cờ họ khám phá ra chất bồ tạt do than

cây cháy để lại sẽ là một loại phân bón rất tốt cho các vườn nho

thuộc giống nho Malmsey nhập từ đảo Creta về để trồng vào chỗ

rừng bị cháy. Rượu "Madeira" đã trở thành nổi tiếng. Nhưng, như

số tử vi của ông đã tiên báo, hoàng tử Henry bản chất không phải

một nhà thuộc địa mà là một nhà khám phá.

Daniel J. Boorstin 134

http://ebooks.vdcmedia.com

Khi đọc một bản đồ mới của châu Phi, chúng ta phải mất lâu

giờ và dùng một kính phóng đại mới có thể tìm ra Mũi Bojador

(tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là "Mũi Phình Lên"), ở bờ biển phía

tây, ngay phía nam quần đảo Canary. Bờ cát chắn ngang khu vực

này rất thấp phải đến gần mới nhìn thấy và có những vách đá

cheo leo và những dòng nước rất khó qua lại. Mũi Bojador cũng chỉ

nguy hiểm như hàng chục bờ cát khác mà các nhà hàng hải Bồ

Đào Nha đã đi qua và còn sống sót. Nhưng họ đã coi Mũi Bojador

là điểm cuối cùng mà họ không thể nào vượt qua được nữa. Không

ai dám vượt qua.

Ở nhà, hoàng tử Henry biết rằng mình không thể chinh phục

được cái rào chắn thiên nhiên này nếu trước tiên không chinh

phục được cái rào chắn của sự sợ hãi.

Ông biết mình sẽ không bao giờ đi xa hơn được vào vùng xa

lạ nếu ông không thể thuyết phục các người thám hiểm của mình

vượt qua Mũi Bojador. Từ năm 1424 đến 1434, hoàng tử Henry đã

gởi 15 đoàn thám hiểm đi vòng cái mũi nhỏ bé nhưng hiểm nghèo

ấy. Mỗi chuyến thám hiểm trở về đều đưa ra những lý do này hay

lý do khác để cho thấy họ không thể đi tới những nơi mà chưa từng

có ai đi tới. Họ thuật lại những sự kiện kỳ lạ của cái mũi huyền

thoại này: có những đợt cát đỏ tung lên như những thác lũ từ

những vách đá cheo leo bị sập, trong khi từng đàn cá mòi bơi lặn

trong dòng nước cạn khuấy động thành các xoáy nước. Không thấy

có sự sống nào dọc theo bờ biển sa mạc. Phải chăng đây là bờ tận

cùng của trái đất?

Khi Gil Eannes báo cáo về cho hoàng tử Henry năm 1433

rằng Mũi Bojador thực sự không thể vượt qua, hoàng tử không hài

lòng. Phải chăng các thủy thủ của mình quá nhát gan? Nhưng ông

biết rõ Gil Eannes là con người gan dạ. Ông lại phái Gil đi lại một

lần nữa vào năm 1434 và hứa sẽ trọng thưởng. Lần này, khi Gil

vừa đến gần mũi, anh quay tàu về phía tây, đánh liều với những

hiểm nguy chưa được biết tới của đại dương xa lạ thay vì liều

mạng với những hiểm nguy đã biết của mũi đã ở phía sau lưng

mình rồi. Đặt chân lên bờ biển châu Phi, anh thấy đất đai hoang

vắng, nhưng hoàn toàn không phải là chỗ chết. Thế là, như Zurara

thuật lại, "Ông ta đã dự định thế nào thì đã thực hiện được như

vậy - vì trong chuyến thám hiểm này, ông đã đi vòng quanh Mũi

biển, coi thường mọi nguy hiểm và khám phá ra những vùng đất

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 135

http://ebooks.vdcmedia.com

xa lạ, ngược hẳn với những gì chính ông và những người khác đã

mong đợi".

Sau khi phá được bức tường sợ hãi, hoàng tử Henry tiếp tục

chương trình của mình. Năm này qua năm khác, ông liên tục gởi

đi những đoàn thám hiểm, mỗi đoàn đi xa hơn một chút vào miền

xa lạ. Năm 1435, khi ông phái Gil Eannes đi một chuyến nữa cùng

với Afonso Baldaya, người hầu rượu của vua, họ đã tiến xa thêm

được 50 hải lý dọc bờ biển. Tại đây họ thấy những vết chân người

và lạc đà, nhưng vẫn chưa gặp được người nào. Năm 1436, khi

Baldaya, đi một chuyến nữa, với nhiệm vụ đưa về cho hoàng tử

một người dân bản địa để hoàng tử phỏng vấn ở Sagres, họ đến

được một chỗ giống như một cửa sông lớn, mà họ nghĩ có thể là

sông Senegal của "chợ câm" trao đổi vàng. Họ gọi chỗ này là Rio de

Ouro, tuy đây chỉ là một con lạch lớn chứ không phải một con

sông, vì trong thực tế sông Senegal còn cách xa đó năm trăm dặm

về phía nam.

Năm này qua năm khác, cuộc thám hiểm bờ biển tây Phi

châu cứ tiến hành sôi động và từng bước, tuy những kết quả

thương mại đạt được không bao nhiêu. Năm 1441, hai người nhà

của hoàng tử Henry là Nuno Tristão và Antão Goncalves lên

đường đi xa thêm 150 dặm và đến được Mũi Branco (Blanco); ở đây

họ bắt hai người bản xứ mang về. Năm 1444 Gil Eannes mang từ

vùng đất này về chuyến hàng hóa người đầu tiên - hai trăm người

châu Phi bị bán làm nô lệ ở Lagos. Bằng chứng tận mắt này của

Zurara về thời kỳ đầu tiên của việc buôn nô lệ châu Phi là một

thoáng nhìn đau đớn cho những sự khốn nạn sắp đến. "Những bà

mẹ ôm cứng con họ trong tay và ném mình xuống đất để bao bọc

thân thể con mình, coi thường mọi đau đớn thể xác của chính

mình, miễn làm sao họ có thể không bị giằng giật mất con khỏi

mình".

Nhưng Zurara nhấn mạnh rằng "họ được đối xử tử tế và

không có phân biệt đối xử giữa họ và những đầy tớ tự do của Bồ

Đào Nha". Họ được học nghề, được theo đạo và được kết hôn với

người Bồ Đào Nha.

Chuyến hàng nô lệ đến từ châu Phi này đã làm cho công

chúng thay đổi thái độ với hoàng tử Henry. Những người trước đây

từng phê phán hoàng tử Henry vì phí phạm tài sản quốc gia vào

những cuộc thám hiểm ngông cuồng, nay "đã đổi những lời trách

móc của họ thành những lời tán tụng. Họ gọi vị hoàng tử là

Daniel J. Boorstin 136

http://ebooks.vdcmedia.com

Alexandrô thứ hai và tham vọng của cải của họ bắt đầu tăng lên".

Mọi người đều muốn chia phần trong công việc buôn bán đầy triển

vọng ở Guinea.

Vào thời điểm hoàng tử Henry chết ở Sagres năm 1460, cuộc

khám phá bờ biển tây châu Phi mới chỉ bắt đầu, nhưng là sự khởi

đầu tốt đẹp. Bức tường sợ hãi vô lý đã được vượt qua bằng công

cuộc thám hiểm đầu tiên có tổ chức và liên tục để đi vào miền xa

lạ. Vì vậy, hoàng tử Henry xứng đáng được tôn là người sáng lập

công cuộc khám phá liên tục. Đối với ông, mỗi một bước mới đi vào

miền lạ là một lời mời gọi đi xa hơn mãi.

Cái chết của hoàng tử Henry chỉ làm gián đoạn công cuộc

thám hiểm trong một thời gian ngắn. Năm 1469, vua Alfonso V,

cháu của hoàng tử Henry, trong lúc gặp khó khăn tài chánh, đã

tìm cách biến công cuộc thám hiểm trở thành một công trình đem

lại lợi nhuận. Vua đã ký hợp đồng với một chư hầu tên là Fermão

Gomes, một phú gia ở Lisbon, để ông này thực hiện mỗi năm một

cuộc thám hiểm xa hơn ít là một trăm hải lý, khoảng ba trăm dặm,

dọc bờ biển châu Phi, trong thời hạn 5 năm. Bù lại, Gomes được

độc quyền buôn bán ở Guinea và vua Alfonso được chia phần. Cuộc

khám phá toàn bộ bờ biển tây châu Phi bởi người Bồ Đào Nha lúc

này chỉ còn là vấn đề khi nào mà thôi.

Hợp đồng của Gomes đã tạo ra hàng loạt những cuộc khám

phá ngoạn mục mỗi năm về châu Phi - quanh Mũi Palmas, tiến

sâu vào Bighr of Benin, đảo Fernando Po và rồi đi qua xích đạo

xuống phía nam. Các nhà thám hiểm của hoàng tử Henry đã phải

mất ba mươi năm để đi qua những quãng bờ biển mà Gomes chỉ

phải mất 5 năm trong hợp đồng của mình. Khi hợp đồng của

Gomes đáo hạn, vua đã trao quyền khai thác thương mại cho

hoang tử Joan. Năm 1481, hoàng tử Joan trở thành vua Joan II,

mở đầu cho một kỷ nguyên thám hiểm đường biển lớn tiếp theo

của người Bồ Đào Nha.

Vua Joan II có một số lợi thế mà hoàng tử Henry không có.

Kho của hoàng gia bây giờ chất đầy những hàng hóa đem từ bờ

biển tây châu Phi về. Những hàng hóa như tiêu, ngà voi vàng và

nô lệ đã trở thành những mặt hàng chính yếu khiến người ta đã

lấy những tên gọi đó để đặt tên cho những miền đất mới khám phá

đối diện với Vịnh Guinea. Trong nhiều thế kỷ, những miền này sẽ

được gọi là "Bờ Biển Hạt" (hạt tiêu Guinea được gọi là "Hạt Địa

Đàng"), Bờ Biển Ngà, Bờ Biển Vàng và Bờ Biển Nô Lệ. Vua Joan

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 137

http://ebooks.vdcmedia.com

II bảo vệ những khu định cư của người Bồ Đào Nha bằng việc xây

dựng pháo đài Fort Elmina, "cái mỏ" ở giữa trung tâm Bờ Biển

Vàng. Vua tài trợ các chuyến thám hiểm đường bộ vào sâu trong

đất liền, tới tận xứ Sierra Leone và xa tới tận Timbuktoo. Và vua

đã thúc đẩy đi xuống bờ biển.

Như ta đã biết, khi các nhà hàng hải tiến xuống phía dưới

xích đạo, họ không còn nhìn thấy sao Bắc đẩu nữa, vì thế họ phải

tìm một dụng cụ khác để xác định vĩ độ. Để giải quyết vấn đề này,

vua Joan cũng giống như hoàng tử Henry đã quy tụ các chuyên gia

từ khắp nơi và lập một ủy ban đứng đầu là hai nhà bác học do thái

chuyên về toán học và thiên văn học - đó là nhà bác học nổi tiếng

Abraham Zacuto của Đại học Salamanca của Tây Ban Nha và đệ

tử của ông là Joseph Vizinho, cả hai đã được vua Joan II mời tới

Bồ Đào Nha. Joseph Vizinho đã nhận lời của vua Joan II từ mười

năm trước và đến năm 1485 được vua cử đi trong một chuyến hành

trình để khai triển và áp dụng kỹ thuật xác định vĩ độ nhờ độ cao

của mặt trời lúc giữa trưa. Ông sẽ hoàn thành nhiệm vụ này nhờ

ghi lại độ nghiêng của mặt trời dọc suốt bờ biển Guinea. Tác phẩm

đầy đủ nhất để tìm vị trí trên biển nhờ đo độ nghiêng của mặt trời

là bộ Almanach Perpetuum do Zacuto viết bằng tiếng cổ Do thái

gần hai mươi năm về trước. Sau khi Vizinho dịch những bảng này

sang tiếng Latinh, chúng được dùng để hướng dẫn các nhà khám

phá trong suốt một nửa thế kỷ.

Đồng thời vua Joan tiếp nối công trình của hoàng tử Henry

và tiếp tục gởi những đoàn thám hiểm đi xa xuống bờ biển tây

châu Phi. Diogo Cão đã đi tới tận cửa biển Congo (1480-84) và bắt

đầu tục lệ dựng những bia đá có gắn hình thập tự bên trên để làm

bằng chứng cuộc khám phá đầu tiên của mỗi nơi.

Từ năm 1487, vua Joan II đưa ra một chiến lược thám hiểm

lớn gồm hai nhánh: Ông sai một phái đoàn thám hiểm đường bộ

theo hướng đông nam và một phái đoàn khác theo đường biển dọc

bờ biển châu Phi. Nếu thực sự có một con đường biển đi đến Ấn

Độ, ông sẽ có thể tìm được sự liên minh của các nước Kitô giáo

không những cho các cuộc thập tự chinh mà còn có những trạm

dừng chân và căn cứ hậu cần cho những cuộc thám hiểm thương

mại trong tương lai.

Đoàn thám hiểm đường bộ rất nhỏ, chỉ gồm hai người, đã rời

Santarém ngày 7 tháng 5, 1487. Sau khi tìm kiếm kỹ lưỡng, vua

đã chọn Pero da Covilhã và Affonso de Paiva cho nhiệm vụ nguy

Daniel J. Boorstin 138

http://ebooks.vdcmedia.com

hiểm này. Hai chuyên gia này đã tham khảo những thông tin hữu

ích từ những kế hoạch mà Christopher Colômbô đã thông báo ở Bồ

Đào Nha một thời gian trước đây. Một chủ ngân hàng Florentina

đã cho hai nhà thám hiểm một thư tín dụng để họ có các khoản chi

phí trên đường qua Tây Ban Nha và Italia để tiến về phía đông. Ở

Barcelona họ đáp tàu đi Napoli, rồi lại đáp tàu đi Rhodes. Tại đây,

họ lên bờ vào lãnh địa Hồi giáo và bắt đầu phải dè chừng vì họ sẽ

bị coi là những "con chó Kitô giáo". Họ cũng sẽ gặp phải những lái

buôn Venice và Genoa là những người không muốn có sự cạnh

tranh của Bồ Đào Nha. Vì thế họ buộc phải cải trang làm những

lái buôn Hồi giáo giả đi buôn hàng mật ong. Bằng cách cải trang

như thế, họ đã đến được Alexandria, tại đây cả hai suýt chết vì bị

sốt, rồi họ lên đường tới Cairo và Aden ở cửa Biển Đỏ.

Tại đây hai người đi mỗi người một ngả. Paiva sẽ đi thẳng tới

Ethiopia và Prester John, còn Covilhã đi tới Ấn Độ. Paiva đã mất

tích, nhưng Covilhã đến được Calicut và Goa ở bờ biển tây nam Ấn

Độ, tại đây ông chứng kiến cảnh phồn thịnh của nền thương mại

ngựa ả Rập, gia vị, vải bông và đá quý. Tháng 2, 1489, Covilhã đáp

tàu hướng về phía tây đến Ormuz ở cửa Vịnh Ba Tư, rồi đến cảng

Sofala ở đông châu Phi đối diện với Madagascar rồi trở ngược về

phía bắc tới Cairo. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu công

việc buôn bán của người châu Âu với ấn Độ, ông nóng lòng trở về.

Nhưng ở Cairo ông gặp hai sứ giả của vua Joan II người Do Thái

trao cho ông lá thư của vua, truyền ông phải đi ngay tới đất của

Prester John để thu thập thông tin và kết liên minh.

Không thể không vâng lệnh vua, Covilhã tiếp tục sứ mạng

của mình, đồng thời gởi về cho vua một lá thư quan trọng kể lại

tất cả những gì ông đã biết về chuyến đi biển ả Rập và việc buôn

bán với ấn Độ. Năm 1493, sáu năm kể từ ngày ông rời Bồ Đào

Nha, ông đã tới Ethiopia. Trong lãnh địa này của John Prester,

ông trở thành một Marco Polo Bồ Đào Nha, giúp ích rất nhiều cho

triều đình khiến vua không muốn cho ông ra đi. Tin chắc mình

không có hy vọng trở về quê hương, Covilhã đã cưới vợ người

Ethiopia và có mấy người con.

Lá thơ Covilhã viết cho vua chỉ còn lại bản sao, sẽ có một ảnh

hưởng mạnh đối với tương lai của Bồ Đào Nha và châu Á. Bởi vì lá

thư này đã cho vua Joan II những thông tin từ các báo cáo mà

Covilhã đã nghe được ở bờ biển châu Phi, "rằng các chiếc tàu

caravel [của vua] vẫn dùng trong các chuyến buôn hàng ở Guinea,

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 139

http://ebooks.vdcmedia.com

đang đi từ bờ biển này sang bờ biển khác và đang nhắm tới bờ biển

của đảo này [Madagasscar] và Sofala, có thể dễ dàng đi sâu vào

những biển phương Đông và dọc bờ biển Calicut, bởi vì ở đâu cũng

có biển"

Daniel J. Boorstin 140

http://ebooks.vdcmedia.com

CHƯƠNG 23

ĐẾN ẤN ĐỘ VÀ TRỞ VỀ

Nhánh thứ hai trong chiến lược thám hiểm của vua Joan II

là đường biển, một dự án được sắp đặt lâu ngày, tổ chức kỹ lưỡng,

với vốn đầu tư lớn và một đoàn thám hiểm đông người. Người chỉ

huy được vua chọn là Bartholomeu Dias, người đã từng trông coi

các kho của hoàng gia ở Lisbon và đã đi một chuyến tàu caravel

xuống bờ biển châu Phi. Đoàn thám hiểm của Dias gồm hai tàu

caravel, mỗi tàu có trọng tải 50 tấn và một tàu kho mà các chuyến

thám hiểm từ trước đến nay chưa có, để giúp cho hai tàu kia có

khả năng nhiều hơn, ở ngoài biển lâu hơn và có thể ra xa ngoài

khơi hơn. Dias mang theo sáu người châu Phi đã từng có mặt

trong các chuyến thám hiểm Bồ Đào Nha trước đây. Dias cho họ

ăn uống tử tế, cho mặc đồ theo kiểu người Âu, rồi rải họ ở một số

nơi dọc bờ biển, cùng với những mẫu hàng hóa như vàng, bạc, gia

vị và các sản phẩm châu Phi khác, để họ dùng kiểu "buôn bán

câm" chỉ cho những người bản xứ biết người Bồ Đào Nha cần

những loại hàng hóa nào. Sau khi đã rải hết những sứ giả châu

Phi này, các con tàu của Dias gặp phải một cơn bão chuyển thành

một cuồng phong dữ dội. Những con tàu phải hạ buồm chạy trước

cơn gió bắc trên biển sóng lớn trong 13 ngày và bị gió đưa đi xa ra

ngoài khơi rồi xuống phía nam của biển cả. Đoàn thủy thủ vừa mới

bị sức nóng thiêu đốt của xích đạo, giờ đây trở thành hoảng loạn.

"Và vì các tàu khá nhỏ và biển thì càng lúc càng lạnh hơn và

không giống như lúc họ còn ở Guinea,... họ chỉ nằm trên tàu chờ

chết". Nhưng cơn bão đã qua đi và Dias căng tất cả các cánh buồm

và quay về phía đông, nhưng sau nhiều ngày vẫn không thấy đất

đâu cả. Quay lên phía bắc 150 hải lý, ông bất ngờ thấy những dãy

núi cao. Ngày 3 tháng 2, 1488, ông bỏ neo ở vịnh Mossel, nằm vào

khoảng 30 dặm phía đông chỗ ngày nay gọi là Mũi Town. Có vẻ do

ý trời, cơn bão đã thực hiện được điều mà không một kế hoạch nào

có thể thực hiện, vì nó đã đưa Dias vòng qua mũi cực nam của

châu Phi. Khi đoàn người thám hiểm lên bờ, họ bị dân bản xứ ném

đá đuổi đi, Dias dùng cung bắn chết một người bản xứ khiến họ

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 141

http://ebooks.vdcmedia.com

phải bỏ đi. Ông đi theo bờ biển, đi thêm ba trăm dặm nữa đến cửa

của Great Fish River và vào vịnh Algoa.

Dias muốn đi tiếp vào Ấn Độ Dương, để hoàn thành niềm

mong đợi của nhiều thế kỷ, nhưng đoàn thủy thủ không muốn.

"Mệt mỏi và kinh hoàng vì biển cả dữ dội mà họ đã đi qua, tất cả

đều cùng nhau bắt đầu lẩm bẩm kêu ca và yêu cầu không được đi

xa thêm nữa". Lương thực còn rất ít và chỉ có cách quay nhanh trở

về tàu lương thực còn ở xa tít phía sau. Sau khi hội ý với các

thuyền trưởng và mọi người đều ký vào quyết định quay trở về,

Dias đã đồng ý.

Trên đường về, họ trở lại chiếc tàu lương thực mà họ đã để

lại cách đây chín tháng với 9 người trên tàu. Chỉ còn ba người sống

sót và một trong ba người này "quá vui khi gặp lại các bạn nên đã

chết một cách đột ngột, vì đã quá đuối sức vì bệnh tật". Người ta

dỡ hàng từ chiếc tàu lương thực rồi đốt bỏ nó, chỉ còn hai con tàu

caravel quay về Bồ Đào Nha vào tháng 12 năm 1488, sau mười sáu

tháng và mười bảy ngày lênh đênh trên biển.

Khi hai chiếc tàu caravel tan nát vì thời tiết về tới cảng

Lisbon, Christopher Colômbô đã có mặt ở đó để đợi đoàn thám

hiểm. Dạo ấy Christopher Colômbô chưa có tiếng tăm gì. Ông rất

quan tâm đến kết quả chuyến đi của Dias. Thời gian đó, Colômbô

đang ở Lisbon để một lần nữa cố gắng thuyết phục vua Joan II tài

trợ cho đoàn thám hiểm của riêng ông tới vùng Indies bằng con

đường biển phía tây băng qua Đại Tây Dương. Năm 1484, khi

Colômbô lần đầu tiên đến trình bày dự án của mình cho vua, vua

đã giao cho một ủy ban chuyên môn xem xét, họ đã bác bỏ dự án vì

cho rằng ông đã đánh giá quá sai khoảng cách phía tây đến vùng

Indies. Nhưng vua đã có ấn tượng rất mạnh về "tài trí" của ông và

vì thế lần này ông đến thử một lần nữa. Lúc Dias chiến thắng khải

hoàn cũng là thời điểm không hài lòng cho Colômbô. Bởi vì con

đường vòng quanh châu Phi để đến Indies nay đã khả thi và dự án

của Colômbô kể là thừa. Thế là Colômbô phải đi tìm sự trợ giúp

của một quốc gia khác chưa từng tìm ra con đường quanh châu

Phi.

Dias không bao giờ được vua thưởng công xứng đáng và ông

trở thành con người của Kỷ Nguyên Khám Phá của Bồ Đào Nha bị

quên lãng. Ông có trông coi việc đóng những tàu cho Vasco da

Gama, nhưng không dự phần trong chuyến hành trình cao điểm

của Gama tới Ấn Độ.

Daniel J. Boorstin 142

http://ebooks.vdcmedia.com

Người ta đã trông chờ công trình thám hiểm của Dias được

tiếp nối mau chóng, nhưng nó đã bị trì hoãn do những vấn đề nội

bộ ở Bồ Đào Nha, do việc kế vị ngôi vua bị gián đoạn và nhất là do

cuộc tranh giành xảy ra khiến Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đang

đứng bên bờ của một cuộc chiến.

Khi vua Joan II được tin Colômbô khám phá ra những đảo

mới ở Đại Tây Dương, ông tuyến bố năm 1493 rằng những đất này

vì gần quần đảo Azores và vì những lý do khác nữa, nên phải

thuộc về Bồ Đào Nha. Tuyên bố này gây nên cuộc tranh giành giữa

vua Joan của Bồ Đào Nha với vua Derdianand de Castile của Tây

Ban Nha, hai nước phải nhờ sự phân xử của Giáo hoàng, qua Hiệp

ước Tordesillas (7-6-1494). Hiệp ước này đã giúp tránh được cuộc

chiến giữa hai nước và trở thành một trong những hiệp ước thời

danh nhất trong lịch sử châu Âu. Nhưng hiệp ước cũng có nhiều

điểm mơ hồ khiến không ai biết được nó có hiệu lực thực sự hay

không.

Lên ngôi vua Bồ Đào Nha vào năm 1495 là một hoàng tử gan

dạ 26 tuổi, vua Manuel I, có biệt danh là "Người May Mắn", vì ông

được kế thừa nhiều công trình to lớn. Ông đề xướng một kế hoạch

tiếp nối những khám phá của Dias bằng một cuộc thám hiểm theo

đường biển tới Ấn Độ, với mục đích mở đường thương mại và đồng

thời mở đường chinh phục. Các quân sư thận trọng khuyên can

vua, nhưng vua bác bỏ các vấn nạn của họ và kiên quyết chọn một

người chỉ huy cho đoàn thám hiểm, đó là Vasco da Gama (1460-

1524), một nhà quý tộc trong hoàng cung, Gama đã từng chứng tỏ

là một thủy thủ giỏi và một nhà ngoại giao. Như vua Manuel dự

kiến trước, sự chuyên môn của một thủy thủ có thể là đủ cho

những chuyến đi dọc bờ biển thưa thớt dân cư ở tây phi Châu,

nhưng không đủ khi phải đối diện với những nhà cai trị đầy mưu

lược của Ấn Độ. Các sự kiện cho thấy Vasco da Gama là con người

thích hợp một cách xuất sắc. Tuy là con người tàn nhẫn và hung

dữ, nhưng ông có lòng can đảm, tính kiên quyết và tầm nhìn rộng

trong cung cách đối xử với những thủy thủ quê mùa và những

lãnh chúa ngạo mạn.

Sau hai năm trời chuẩn bị, với một hạm đội gồm 4 chiến

thuyền lớn - hai tàu buồm vuông có phần chìm nông, mỗi chiếc

khoảng 100 tấn, một tàu buồm caravel khoảng 50 tấn và một tàu

kho khoảng 200 tấn - đoàn thám hiểm của Gama rời cảng Lisbone

ra khơi ngày 8 tháng 7, 1497. Các tàu mang theo lương thực cho

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 143

http://ebooks.vdcmedia.com

ba năm. Đoàn thám hiểm cũng được trang bị đầy đủ với các bản

đồ, các dụng cụ đo thiên văn và các bảng tính độ nghiêng mặt trời

của Zacuto. Họ cũng mang theo những phiến đá làm trụ mốc để

đánh dấu những phần đất người Bồ Đào Nha khám phá ra. Tất

nhiên cũng có một tuyên úy và một số những tù nhân có thể dùng

làm cảm tử quân khi gặp những tình huống nguy hiểm đến tính

mạng. Toàn bộ đoàn người trên tàu là 170 người.

Những hào quang rực rỡ của Colômbô nhiều khi làm lu mờ

những con người khác đã có những thành tựu cũng to lớn, hay

thậm chí còn to lớn hơn của Colômbô về những khám phá đường

biển trong Kỷ Nguyên Đường Biển đầu tiên này. Không xét đến

những đức tính của cá nhân, nhưng xét đến những thành tựu to

lớn về đường biển, thì Vasco da Gama phải vượt xa Colômbô.

Chuyến du hành đầu tiên của Colômbô đi thẳng hướng tây theo

gió nhẹ và đi được hai ngàn sáu trăm dặm từ Gomera ở Canaries

đến Bahamas, lênh đênh trên biển ba mươi sáu ngày. Chuyến

hành trình của Gama đòi hỏi di chuyển khéo léo hơn, đã buộc ông

phải đi một vòng rộng gần bằng chiều ngang của nam Đại Tây

Dương, lại còn ngược dòng và ngược gió. Ông đã có quyết định

nguy hiểm không men theo bờ châu Phi mà thả buồm quanh phần

giữa của Đại Tây Dương, từ các hải đảo ở Mũi Verde tới Mũi Hảo

Vọng, một khoảng đường hơn ba ngàn bảy trăm dặm, trước khi

đến được Saint Helena ngay phía trên Cape Town ngày nay, lênh

đênh trên biển suốt chín mươi ba ngày. Từ đó, với tài đi biển và tài

chỉ huy đoàn thủy thủ và tài ứng phó với những lãnh chúa Hồi

giáo thù nghịch ở Mozambique, Mombasa và Malindi, ông đã đưa

đoàn tàu của mình vượt qua Biển Ả Rập và Ấn Độ Dương và đến

được Calicut, là đích điểm cuộc hành trình dự kiến của ông, nằm

trên bờ tây bán đảo Ấn Độ vào ngày 22 tháng 5, 1498. Cho tới thời

đó, chưa từng có một thành tựu đi biển nào ngang tầm với ông.

Tiếc rằng không giống với Colômbô, Gama không để lại tài

liệu tự thuật nào. Nhưng may thay, có một thành viên thủy thủ

đoàn của ông đã viết nhật ký và đã giữ lại cho chúng ta những

thoáng nhìn sống động về đủ loại vấn đề mà đoàn thám hiểm đã

vượt qua trên đường đi.

Đoàn thám hiểm của Gama rời Calicut cuối tháng 8, 1498,

"hết sức vui mừng vì đã may mắn đạt được một sự khám phá to

lớn như thế". Trải qua những cuộc hành trình ngược gió, bị những

lãnh chúa Hồi giáo ngăn chặn và bị dịch bệnh sát hại, cuối cùng

Daniel J. Boorstin 144

http://ebooks.vdcmedia.com

hai trong số bốn tàu của Gama đã vinh quang cập bến Lisbon vào

giữa tháng 9, 1499. Đó là chiếc tàu buồm vuông San Gabriel và

tàu caravel Berrio. Trong số 170 người đã đi trong đoàn, chỉ còn 55

người sống sót trở về.

Không có mấy người hùng trong các cuộc thám hiểm có may

mắn nhìn thấy kết quả công cuộc thám hiểm của mình. Vasco da

Gama là một trong số ít những người này. Chuyến du hành của

ông đã chứng tỏ tính khả thi của con đường biển nối Tây và Đông

và nhờ đó đã thay đổi lịch sử của cả phương Đông và phương Tây.

Những bước tiếp theo để thiết lập một đế quốc ở Ấn Độ xem

ra cũng hiển nhiên như những giai đoạn đi xuống bờ biển tây châu

Phi. Phó vương người Bồ Đào Nha đầu tiên của Ấn Độ, Francisco

de Almeida, đã tiêu diệt chiến hạm Hồi giáo năm 1509. Vị toàn

quyền tiếp theo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, Afonso de

Albuquerque vào năm 1507 đã chinh phục Ormuz, cửa ngõ vào

Vịnh Ba Tư. Đến năm 1510, ông biến Goa thành thủ đô của những

lãnh thổ do Bồ Đào Nha chiếm đóng, chiếm Malacca năm 1511, rồi

mở thương mại đường biển với Xiêm La, Moluccas hay Quần Đảo

Gia Vị và Trung Hoa. Từ đó Bồ Đào Nha thống trị Ấn Độ Dương.

Những hậu quả đã lan rộng khắp thế giới. Nền thương mại

phồn thịnh của Italia từ trước tới nay dựa vào của cải phương

Đông đổ vào qua ngả Venice và Genoa. Bây giờ việc buôn bán

những đặc sản châu Á - gia vị, thuốc phiện, đá quý và lụa - không

còn đi qua Vịnh Ba Tư, Biển Đỏ và phương Đông nữa, nhưng đi

trên những con tàu Bồ Đào Nha quanh Mũi Hảo Vọng đến phần

đất châu Âu đối diện Đại Tây Dương. Các lãnh chúa Hồi giáo Ai

Cập đã giữ cho hạt tiêu được cao giá nhờ biện pháp hạn chế vận

chuyển mỗi năm chỉ khoảng 210 tấn mà thôi. Hậu quả của con

đường biển Bồ Đào Nha xảy ra nhanh đến nỗi năm 1503, giá hạt

tiêu tại Lisbon chỉ bằng một phần năm giá hạt tiêu ở Venice. Thế

là nền thương mại giữa Ai Cập và Venice bị phá hoại. Của cải từ

châu Á, các kho báu huyền thoại từ phương Đông đang đổ về

phương Tây. Kỷ Nguyên Đường Biển mới đã chuyển các trung tâm

thương mại và văn minh từ những miền đất cố định xung quanh

Địa Trung Hải sang những bờ biển của Đại Tây Dương rộng mở và

tới những đại dương bao la trên khắp thế giới.

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 145

http://ebooks.vdcmedia.com

CHƯƠNG 24

TẠI SAO KHÔNG PHẢI NGƯỜI Ả RẬP?

Nếu người ta đã khám phá ra châu Phi là một bán đảo và có

một đường biển rộng mở từ Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương, thì

tất nhiên cũng có một đường biển từ phía Ấn Độ Dương tới Đại

Tây Dương. Những người Ả Rập sống quanh những bờ biển phía

tây và tây bắc Ấn Độ Dương là những người cũng tiến bộ ít ra là

bằng với những người châu Âu đồng thời của họ, về những khoa đi

biển, gồm khoa thiên văn, địa lý, toán học và nghệ thuật hàng hải.

Vậy tại sao người Ả Rập đã không tìm ra những biển hướng về

phía tây?

Khi Vasco da Gama cuối cùng đã đến được bờ biển Malabar,

ông được tiếp đón bởi những người Ả Rập ở Tunis. Đây là người

của một cộng đồng Ả Rập đông đảo, gồm những lái buôn và chủ

tàu, đã thống trị công việc buôn bán ở Calicut với người nước

ngoài. Từ lâu trước khi có cuộc khám phá con đường biển liên tục

từ Tây sang Đông, người Ả Rập từ Bắc Phi và Trung Đông đã có

một đời sống ổn định ở Ấn Độ rồi.

Những cấm kỵ về giai cấp xã hội có lẽ đã ngăn cản người

tham gia công việc buôn bán với người nước ngoài. Một số bị

những cấm đoán của tôn giáo không cho họ đi qua biển nước mặn.

Đồng thời, sự bành trướng kỳ diệu của Hồi giáo ở những thế hệ

sau Môhamét đã đưa đế quốc Hồi giáo vượt qua sông Indus và đi

vào Ấn Độ trước giữa thế kỷ 8. Các lái buôn Ả Rập đổ xô đến

những thành phố trên bờ biển Malabar.

Các người Hồi giáo đi đến đâu cũng cảm thấy như quê hương

của mình trong thế giới Hồi giáo. Như chúng ta đã thấy, Ibn

Battuta, một Marco Polo của thế giới Ả Rập đã sinh ra tại Tangier,

trong những chuyến du hành rộng rãi đã trở thành một thẩm

phán ở Đê Li và quần đảo maldive và được một lãnh chúa Hồi giáo

Ấn Độ phải làm sứ giả sang Trung Hoa. Thành phố Calicut mà

Gama đã đến có một khu người Ả Rập rất phồn thịnh. Các kho

hàng và cửa tiệm do người Ả Rập làm chủ có mặt trong khắp

Daniel J. Boorstin 146

http://ebooks.vdcmedia.com

thành phố và cộng đồng Ả Rập có pháp quan riêng của mình để

xét xử. Các nhà cai trị người Ấn tỏ ra bao dung đối với tôn giáo của

những lái buôn đến làm cho nền thương mại của thành phố họ

phát đạt. Nhiều gia đình người Ấn ước mong con gái họ trở thành

vợ của những lái buôn Ả Rập giàu có. Không lạ gì người Ả Rập ở

Calicut không mấy hoan nghênh những kẻ xâm nhập Bồ Đào Nha.

Ngành hàng hải ở Ấn Độ Dương đã phát triển từ lâu trước

khi Tiên tri Môhamét sinh ra. Lúc đầu người ta đi từ Ai Cập và

Biển Đỏ đến Ấn Độ bằng đường dọc theo bờ biển. Dần dần khi

khám phá ra những đợt gió mùa, người ta đã sử dụng chúng và

việc đi lại trên biển gia tăng rất nhanh. Gió mùa là một nét đặc

trưng của Ấn Độ Dương, đó là một mẫu gió đổi hướng theo mùa.

Trong phạm vi hành tinh, nó là kết quả của sự tương quan đặc

biệt giữa đất, biển và khí quyển - là kết quả của những khác biệt

về nhiệt độ nóng hay lạnh của khối lượng trái đất đối với khối

lượng của biển. Ở Ấn Độ và Đông Nam Á, gió mùa thay đổi ngược

chiều theo mỗi mùa và vì thế giúp cho việc đi lại về hướng đông

trên Ấn Độ Dương rất thuận lợi.

Dưới thời đế quốc Roma của hoàng đế Augustô, nền thương

mại đường biển giữa Biển Đỏ và Ấn Độ đã phát triển đạt tới một

trăm hai mươi tàu qua lại mỗi năm. Dưới thời Nêrô cai trị, sử gia

Pliny than phiền rằng tiền của đế quốc đang bị tiêu hao để đổi lấy

những món đồ trang sức rẻ tiền của ấn Độ. Những khối đồng tiền

kẽm của Rôma tìm thấy ở Ấn Độ chứng tỏ nền thương mại đã

bành trướng như thế nào.

Các lái buôn Ả Rập đã là những khuôn mặt quen thuộc ở Ấn

Độ từ lâu trước khi có cuộc bành trướng trên bộ của Hồi giáo,

nhưng sau thời Môhamét, ngoài lý do thương mại, còn có lý do của

các cuộc thập tự chinh. Vào giữa thế kỷ 14, Ibn Battuta ghi nhận

rằng các lái buôn Ả Rập đã được đưa từ bờ biển Malabar tới Trung

Hoa trên những con tàu của Trung Hoa. Ở Quảng Đông, ngay từ

thế kỷ 9, đã có một cộng đồng Ả Rập với pháp quan riêng của họ

và chúng ta có những tư liệu rất sớm về những người Hồi giáo ở xa

tận phía bắc như Korea.

Người châu Âu thường mang thành kiến rằng người Ả Rập

không phải những nhà hàng hải tài giỏi hay thành công. Câu

chuyện về những người Ả Rập ở Địa Trung Hải cho thấy phần nào

nguyên do của thành kiến ấy. Giáo chủ Omar I (581-644) là người

tổ chức lực lượng Hồi giáo sang Ba Tư và Ai Cập. Nhưng ông ta rất

ÁNhững phát hiện về vạn vật và con người 147

http://ebooks.vdcmedia.com

e ngại đường biển. Quan toàn quyền của ông ở Syria xin ông cho

phép tấn công đảo Síp. Nhưng Omar không cho phép, vì ông thấy

đường biển đầy bất trắc và nguy hiểm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro