Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

as sad

III. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn)

a. Mâu thuẫn biện chứng

- Là mâu thuẫn bao hàm sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Các mặt đối lập liên hệ với nhau, thâm nhập vào nhau, tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đềMâ tồn tại cho nhau, nhưng lại luôn bài trừ phủ định nhau.

b. Những nội dung cơ bản của quy luật

- Sự vật nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập.

- Các mặt đối lập trong mỗi sự vật vừa thống nhất lại vừa đấu tranh.

- Đấu tranh các mặt đối lập là nguồn gốc, là động lực của sự phát triển.

- Đấu tranh là tuyệt đối, thống nhất là tương đối.

c. Một số loại mâu thuẫn

- Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.

- Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.

- Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không chủ yếu.

- Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng.

d. Vị trí, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật

- Vạch ra nguồn gốc động lực của sự phát triển và là hạt nhân của phép biện chứng duy vật.

- Mâu thuẫn là khách quan vốn có của sự vật, là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Do đó, khi nghiên cứu sự vật phải nghiên cứu nhũng mâu thuẫn của nó.

- Khi nghiên cứu và giải quyết mâu thuẫn phải có quan điểm lịch sửu cụ thể.

- Giải quyết mâu thuẫn phải theo phương thức đấu tranh giữa các mặt đối lập, không theo hướng dung hòa các mặt đối lập. Đay là điểm khác nhau cơ bãn giữa người cách mạng và người cải lương, cơ hội.

2. Quy luật những sự thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại(quy luật lượng chất).

a. Những nội dung cơ bản của quy luật.

- Mỗi sự vật hiện tượng đều là thể thống nhất của hai mặt đối lập chất và lượng.

+ Chất của sự vật là tổng hợp những thuộc tính khách quan vốn có của nó, nói lên nó là cái gì, để phân biệt nó với cái khác.

+ Lượng của sự vật không nói lên sự vật đó là gì mà chỉ nói lên con số những thuộc tính cấu thành nó, như về: độ lớn, quy mô, trình độ, tốc độ, màu sắc…

+ Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối, cùng một sự vật trong mối quan hệ này nó là lượng, trong mối quan hệ khác nó là chất. Do đó, khi nhận thức, phải tùy theo mối quan hệ cụ thể, để xác định nó là chất hay là lượng.

- Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng.

+ Sự vật và hiện tượng bao giờ cũng là thể thống nhất của hai mặt đối lập lượng và chất. Lượng nào chất ấy. Không có chất, lượng tách rời nhau.

+ Sự thống nhất giữa chất và lượng, được thể hiện trong giới hạn nhất định gọi là “độ”. Vậy “độ” là giới hạn trong đó có sự thống nhất giữa lượng và chất, hay “độ” là giới hạn mà ở đó đã có sự biến đổi về lượng nhưng chưa có sự thay đổi về chất.

+ Sự vật biến đổi khi chất, lượng biến đổi. Nhưng chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt biến động hơn. Lượng biến đổi “vượt độ” sẽ làm chất biến đổi. Chất biến đổi thì sự vật biến đổi. Chất biến đổi gọi là “nhảy vọt”. Nhảy vọt là bước ngoặt của sự thay đổi về lượng đưa đến sự thay đổi về chất. Nhảy vọt xảy ra tại “điểm nút”. Điểm nút là tột đỉnh của giới hạn, tại đó diễn ra sự nhảy vọt.

+ Chất mới ra đời đòi hỏi lượng mới, tương ứng với nó, chính đây là chiều ngược lại của quy luật.

b. Những hình thức của bước nhảy

- Các bước nhảy trong tự nhiên khác bước nhảy trong xã hội.

- Các bước nhảy còn khác nhau về quy mô, hình thức.

- Các bước nhảy còn khác nhau về tốc độ nhịp điệu: “nhảy vọt đột biến”, “bước nhảy dần dần”.

c. Vị trí và ý nghĩa phương pháp luận

- Quy luật lượng chất vạch ra cách thức vận động phát triển của sự vật .

- Ý nghĩa phương pháp luận:

+ Trong nhận thức thực tiễn cần phải khắc phục cả hai khuynh hướng: hữu khuynh và tả khuynh.

+ Thực hiện bước nhảy trong đời sống xã hội phải chú ý điều kiện khách quan lẫn nhân tố chủ quan, chống máy móc giáo điều. Khi có tình thế, thời cơ thì kiên quyết thực hiện bước nhảy để giành thắng lợi.

3. Quy luật phủ định của phủ định

a. Phủ định biện chứng

- Một sự vật, hiện tượng nào đó xuất hiện rồi mất đi, được thay thế bằng một sự vật, hiện tượng khác. Sự thay thế đó gọi là phủ định. Phủ định có hai loại:

+ Phủ định siêu hình là phủ định làm cho sự vật vận động thụt lùi, đi xuống, tan rã. Không tạo điều kiện cho sự phát triển.

+ Phủ định biện chứng là phủ định gắn với vận động đi lên, vận động phát triển. Tạo điều kiện cho sự phát triển. Phủ định biện chứng có những đặc trưng cơ bản sau:

      Sự tự phủ định, do mâu thuẫn bên trong tạo ra.

      Sự kế thừa các yếu tố tích cực của cái cũ được giữ lại nhưng đã được cải biến đi cho phù hợp khi đưa vào cái mới.

      Vô tận: cái mới phủ định cái cũ, đến lượt nó sẽ bị cái mới sau nó phủ định. Không có lần phủ định nào là cuối cùng.

- Phủ định biện chứng có ý nghĩa rất quan trọng: tôn trọng tính khách quan trong sự phủ định, chống chủ quan duy ý chí. Trong hoạt động thực tiễn, chống phủ định sạch trơn(tả khuynh) hoặc kế thừa tất cả(hữu khuynh).

- Phủ định biện chứng phải gắn với hoàn cảnh điều kiện cụ thể.

b. Những nội dung cơ bản của quy luật

- Tính chu kỳ của quy luật:

+ Từ một điểm xuất phát, trải qua một số lần phủ định, sự vật dường như trở lại điểm xuất phát, nhưng trên cơ sở cao hơn.

+ Số lần phủ định đối với mỗi chu kỳ của từng sự vật cụ thể có thể khác nhau. Nhưng khái quát lại cũng chỉ có hai lần phủ định cơ bản.

- Khuynh hướng của sự phát triển là theo đường xoắn ốc quanh co phức tạp.

c. Vị trí ý nghĩa phương pháp luận của quy luật

- Vạch ra khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật.

- Ý nghĩa phương pháp luận:

+ Khi xem xét sự vận động phát triển của sự vật, phải xem xét nó trong quan hệ đối lập: cái mới ra đời từ cái cũ, cái tiến bộ ra đời từ cái lạc hậu, cái phủ định ra đời từ cái khẳng định.

+ Sự phát triển diễn ra theo đường xoắn ốc cho nên phải kiên trì, chờ đợi, không được nôn nóng, vội vàng. Nhưng phải ủng hộ cái mới, tin tưởng cái mới, hợp quy luật nhất định chiến thắng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #quy