Sao hỏi số mà không lưu?
6h chiều, Nguyễn Xiển.
Một con xe bảy chỗ đen xì xì dừng lại trước mặt. Cửa kính hạ xuống, ông anh tôi í ới:
- Mau lên tắc đường, sao nhiều đồ thế.
- Mở cốp sau cho em với.
Anh Minh – anh họ tôi xách cái va li to đùng cùng lỉnh kỉnh túi đồ của tôi cằn nhằn như mẹ:
- Mang gì về mà lắm đồ thế, nhiều thế này không có anh thì làm sao mà xe khách cho mày lên.
Ờ, nhắc thì lại rùng mình mà nghĩ đến cảnh tôi cùng tấn đồ nên bị nhét trên xe khách, khéo họ còn bắt tôi phải bê hết đồng đồ này, chất lên, chất lên trên người cho đến khi tôi mất tích luôn trên ghế. Lòng cảm kích với anh họ trỗi dậy, tôi hì hì:
- Ùi, anh họ giờ phát tài có xe ô tô rồi, sau này em đỡ vất vả chứ sao.
- Không, xe của khách hàng anh thi công nhà, trùng hợp là đồng hương với mình, chào hỏi cho cẩn thận.
Tôi chẹp miệng, quả thế mới là hợp lý, kiếp nhân viên quèn như anh họ và tôi, gia đình ở quê không danh không thế, làm gì đến ngày đổi đời chứ. Tôi vào xe gật đầu coi như chào hỏi ông chú chủ xe, hzzz, ông chú này đúng mới xứng sở hữu ô tô xịn, cả người sặc mùi quyền thế thật chả giống bộ dạng phất phơ của anh họ tôi.
- Ơ, cái Phương, mồm đâu mà không chào anh Bách đi hả.
- Dạ, em chào anh Bách ạ.
Ông chú đang chăm chú dùng di động ngẩng lên nhìn tôi, ông chú này khuôn mặt, dáng dấp cũng ưa nhìn mang nét đàn ông, lại thêm quần áo đắt tiền nên trông càng sáng láng, trả lời:
- Ừ, sinh viên hả, về quê ăn Tết là vất vả lắm đây.
Anh Minh chả hiểu nghĩ gì lại nhảy lên ghế trước rồi, rõ là cái ghế ấy phải để con gái như tôi ngồi mới đúng.Tôi đang trèo lên xe ngồi cạnh ông chú chủ xe, gọi là cạnh chứ theo như nguyên tắc nhồi khách thì khoảng cách giữa tôi và chú còn vừa cho 4 đứa như tôi mới vừa. Ngồi ấm chỗ lên xe là cơn mệt mỏi tràn đến, cả ngày nay lo chuyện chuyển nhà rồi dọn đồ về quê ăn Tết. Mọi năm là sinh viên thì còn được về sớm và chủ động thời gian nên vẫn nhàn nhã hơn, năm nay đi làm rồi, nghỉ tết theo lịch nhà nước, tôi xin sếp nghỉ có 1 buổi chiều mà mặt bà ấy đã khó đăm đăm, rồi về lại nhanh chóng mà sắp đồ đạc định bụng ra bến xe sớm. May mà mẹ có gọi lên báo ông anh họ có xe về mới thoát khỏi thảm cảnh bị chèn thành giò trong xe khách.
- Nghe dì bảo mày kiếm được việc làm rồi à. – Tôi mới nhận được việc chưa lâu, ông anh chắc cũng mới nghe nói.
- Vâng, em làm trợ lý ở 1 công ty Xuất nhập khẩu, may mà còn nhận em trước Tết chứ không thì tết này ai cũng hỏi mất.
Tôi ra trường từ hè, thất nghiệp cũng đã được 7 tháng, thành tích trung bình, ngoại hình trung bình, ngoại ngữ mấp mé nên số phận long đong như lá bèo, may cũng được nhận làm trợ lý chuyên đi chạy hồ sơ. Công việc thì không nhiều chất xám lại phải chạy vạy le ve, sếp trưởng mặt cau như bó mía, sếp trực tiếp thì chỉ hận không khạc được lửa. Giấc mơ tốt nghiệp lột xác thành cô gái công sở thanh lịch, giỏi giang, xinh đẹp cất sang một bên. Tôi chính thức lăn vào vũng bùn kiếm sống tại đất Thủ đô, tôi chẳng buồn tủi nhiều, vì hầu hết bạn bè đồng trang lứa với tôi cũng đều đang lăn lóc trong đồng bùn đó. Công việc mới làm nên vừa bận vừa hay sai, lương chưa được nhận chính thức tết này cũng chỉ được công ty trợ cấp mấy trăm tiền thưởng. Nghĩ miên man một lúc là tôi đã thiu thiu ngủ, trước khi đi vào cõi mộng còn kịp than một câu "Xe xịn đi thật êm ru"
Tỉnh dậy thì đã thấy trời tối om, xe đi gần về đến nhà anh họ còn cách nhà tôi đến 15km, chưa kịp hỏi thì anh tôi đã nói
- Anh xuống trước, nhà anh Bách gần nhà em, anh ấy sẽ đưa em về tận nhà.
Đầu óc tôi mới ngủ dậy còn ù ù cạc cạc, đến khi tỉnh táo tiếp nhận thông tin thì ông anh tôi đã xuống xe còn tôi đang ngồi cùng với ông chú lạ hoắc. Ờ, nói gì đây nhở, giờ thì không nói không có được rồi, đằng nào cũng là đi nhờ xe. Tôi chỉnh cơ mặt nặn một nụ cười lịch sự, hỏi chuyện ông chú:
- Thế anh Bách nhà gần nhà em à.
Ông chú vẫn đang lướt điện thoại, lần này dừng lại, nhìn tôi lâu hơn, nói:
- Em biết nhà anh hay sao mà biết em gần nhà anh.
Ơ, ông chú này sao lại nói ngang thế, tưởng anh Minh đã nói nhà tôi chứ, tôi cũng chả chịu đáp lại:
- Thế anh biết nhà em ở đâu mà lại cho đi nhờ xe
Lần này, ông chú bỏ cái di động xuống, cười phá lên thích chí, tôi thấy ông chú đạo mạo thoải mái hơn cũng bạo gan nói tiếp:
- Nhà ở đâu thì anh em mình cũng là đồng hương với nhau cả, hôm nay anh đưa em về nhà đến khi nào biết đâu em đồng hương giúp được anh cái gì thì sao.
- Đáo để nhỉ, nhưng giúp được anh Bách thì chỉ giúp được một việc cho anh thôi. Ông chú mặt nghiêng nghiêng nhìn tôi, bờ môi trên cong hờn lên càng rõ nét. Bỗng dưng tôi cũng cảm thấy ông chú này cũng chả già lắm, gọi là ông anh đồng hương vừa vặn rồi.
- Anh muốn tìm vợ đúng không.
- Ừm. Anh Bách cười nửa có nửa không, riêng khóe miệng vẫn nhếch lên không đổi. – Nếu em mà giúp anh kiếm được một cô bạn gái cùng quê thôi là đã giúp anh được việc to nhất rồi.
- Xùy, các anh nói thế thôi chứ giới thiệu cô nào cũng chê ỏng chê eo em chả dại, anh Minh cũng thế rồi.
- Số điện thoại của em là bao nhiêu?
- Ơ, để làm gì ạ, anh bắt em trả ơn thật ạ
Anh xoa đầu tôi, khóe miệng vẫn cứ là nhếch lên trào phúng. Tôi đớ người, ông chú này coi tôi là người quen nhanh thế sao. Quả nhiên là sức mạnh đồng hương, cùng chung mảnh đất chôn rau cắt rốn là cực kỳ lớn đó nhaaaaaa.
- Có ý thức cảnh giác vơi người lạ thế là tốt. 09 bao nhiêu
- 09xxxxxxxxxx tôi buột miệng nói một lèo.
Chú Bách đưa tôi về tận nhà, bố thí cho tôi một nụ cười công nghiệp, cùng một lời hứa vô cùng bùi tai:
- Nếu Tết lên không có xe thì cứ gọi anh, đừng ngại.
Tôi cũng gửi lại chú một nụ cười vèn vẹn nguyên hàm răng vàng, cố cất giọng oanh vàng thánh thót, không thánh thót sao được nếu mà lúc lên Hà Nội tôi lại được tận hưởng dịch vụ ghế ngồi êm ru thoải mái đẳng cấp thượng lưu như này chứ.
- Được thế còn gì bằng, anh Bách về ạ.
Về đến nhà, thấy bố mẹ đã sắp sẵn mâm, tôi lao vào mâm cơm ăn như hổ đói. Mẹ mắng oang oang:
- Ăn cho từ tốn thôi, con 25 tuổi rồi đừng lúc nào cũng vô ý vô tứ như bọn lên 5 thế nữa.
Mẹ tôi- cũng như bao người phụ nữ khác – càm ràm, không bao giờ chịu hài lòng và chấp nhận sự trưởng thành của con cái, vừa bắt tôi ăn ít, tay vừa gắp thêm miếng phao câu gà vào bát tôi, giọng bỗng nhiên lại than thở.
- Khổ vậy đấy, ăn nhiều thế chắc là trên kia đói khổ chẳng có gì mà ăn, con có nấu cơm thường xuyên không đấy. – Hơ, tôi chịu mẹ.
- Ôi mẹ ơi. Con đi làm đầu tắt mặt tối còn chăm hơn cả ông trời, đi từ tờ mờ sáng về đã sẩm tối. Tôi vừa nhồm nhoàm vừa kể lể, tôi quả là làm việc vất vả thật, toàn tối trời mới về tuy cũng có khi là đi chơi, tụ tập còn buổi sáng thì ...9h công ty mới làm việc, đoạn tờ mờ sáng quả là có chút hưu cấu :v.
Bố tôi nghe vậy, cũng thở dài, ôn tồn hỏi:
- Thế công việc thì con có thấy thích hợp không, nếu vừa vất vả lại không phù hợp thì cứ tìm việc khác, bố mẹ chu cấp thêm mấy tháng nữa.
Tôi cười hì hì:
- Công việc vất vả nhưng xịn lắm, mấy năm nữa là thành người có kinh nghiệm, con đường sự nghiệp cũng dễ dàng hơn thôi.
Tôi chúi mũi vào ăn uống tiếp, tránh ánh nhìn của bố, cái cửa sắt nhà tôi đã rỉ hết chân hiện lên trong tâm trí. Gia cảnh nhà tôi tầm tầm bậc trung, bố mẹ là nhân viên hành chính Nhà máy nước thị xã, dưới tôi còn thằng Kiên – nó đang học trường chuyên của Tỉnh, từ ngày bà nội ốm nặng, có bao nhiêu tiền tiết kiệm cũng dần tiêu hao vào đấy, kinh tế nhà tôi không dư giả gì. Tôi hít một hơi sâu, trấn định mình, dù thế nào cũng phải cố bám trụ chỗ này làm việc kiếm sống, rồi mới tính đấy một tương lai nào đó xa hơn.
Tết đến rồi đi mang theo một niềm đau xót không bút nào tả xiết, năm nay tôi đã lớn rồi, không được tiền lì xì nữa đồng thời Tết tặng tôi một vòng mỡ đáng ghét trên eo. Niềm hy vọng mong manh được đi xe ông chú giàu có cũng tan thành mây khói, tôi lại như bao đứa tỉnh lẻ khác, đi lên Hà Nội trong một cái xe chật ních mùi người, mùi xôi, mùi giò, hơ, có cả 1 con gà nữa ( chắc sót hôm cúng nào đó) nơi mà không tìm được bất kỳ một kẽ hở nào giữa người với người. Và tận lúc tôi vô tình nhìn sang cậu bạn mặt vừa đen vừa rỗ đang chăm chú chơi Farm ở bên, tôi mới nhớ ra, ông chú giàu có tên Bách tối hôm đó, có hỏi số di động của tôi nhưng KHÔNG HỀ LƯU. Ông chú rõ ràng là hỏi xong, khoanh tay trước ngực và nhìn về phía trước, ngơ ra 1 lúc rồi cũng tự nhủ lòng mình: "Đồng hương đồng hoa gì chứ, mình và trăm bạn trẻ ngồi trên xe hôm nay cũng đâu có tình thân mến thân gì với nhau đâu".
ml"},nl6q�_�
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro