Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 1: Lũy tre làng đầy sóng gió

Tôi sinh ra và lớn lên tại một ngôi làng nhỏ, với mái nhà tranh cùng với một người mẹ nghèo là vợ lẽ của một phú ông. Thời xưa, khi vẫn tồn tại chế độ phong kiến  thì được làm con trai trong một gia đình địa chủ thiết nghĩ phải oai lắm. Người xung quanh trong làng đều biết tôi là con thứ chín trong nhà. Một đứa con út được đặt với một cái tên đầy vẻ siêu phàm thoát tục.

Tôi là Thiên, con của ông trời. Đối với con một phú ông thời đó đúng là được ví von như vậy. Cũng như là một cách đầy miệt thị khi mà xã hội ngày càng thay đổi vì chiến tranh.

Ngày tôi còn nhỏ, nhìn bố mình cưỡi ngựa dạo quanh vùng. Hình ảnh đó thật to lớn làm sao. Và nó cũng đầy nghiệt ngã cho số phận của ông. 

Địa chủ, có lẽ đã được gắn với tiếng xấu ngay cả trong những câu chuyện cổ tích mà những đứa trẻ thường hay nghe. Nhưng ông chưa từng giết hay cướp của người nào cả. Đó chỉ là một chức trách tồn tại từ cái thời đại phong kiến cũ kĩ, khiến cho lòng người bình thường  hay còn gọi là dân đen áp đặt sự độc ác không tên phủ quanh dáng hình ông.

Nói đi cũng phải nói lại, tôi cũng là dân đen mà thôi. Vẫn làm những công việc bình thường. Vân bữa đói bữa no và làm những công việc hàng ngày như những người còn lại trên thế gian này.

Lũ giặc cướp nước đã đến và chế độ xã hội cũng thay đổi. Các anh tôi ai ai cũng đều tham gia cách mạng, theo tiếng gọi yêu nước chống lại sự xâm lăng đầy man rợn của chúng.

Và rồi cái gì đến cũng phải đến. 

Cái chết của bố tôi như một ngòi nổ cho tất cả. Có người khóc cũng có người cười.

Địa chủ là thành phần độc ác, hút máu dân lành. Gia sản tịch thu phục vụ cho kháng chiến. Những người dân xung quanh được đà bức gia đình tôi đến cảnh một thứ gì đó cũng chẳng còn.

Tôi không than trách chế độ, nhưng căm phẫn lòng người sao mà lạnh lẽo. Được đà lấn tới chèn ép chỉ vì gia đình tôi là một gia đình địa chủ dù chẳng cướp chẳng giết một người nào.

Nỗi oan khuất do thời đại thay đổi, khiến cho bố tôi không còn muốn sống như cái cách mà ông treo cổ trong nhà...!

...........................

Một đứa trẻ mới lên 10 như tôi bị bắt bỏ học để trở về cuốc ruộng cho người ta.

Người ta nói rằng:"Bố mày là quân lang sói ăn cướp của dân. Đời mày phải thấy thân mà làm trâu làm ngựa".

Thân ảnh gầy guộc tím tái do đói ăn, mệt mỏi của tôi cũng không khiến cho người ta cảm thấy hài lòng. Cả ngày thay trâu cuốc đất kéo cày, tôi mệt mỏi nhưng không một lời than vãn.

Mẹ tôi khóc, một người như bà đáng lẽ có một cuộc sống bình thường nếu được gả cho một người bình thường. Nhưng số phận mà, chẳng ai có thể biết được điều gì sẽ đến.

Như thường lệ khi trời mới tang tảng sáng, tôi đã ra đồng cuốc đất với cái bụng trống không. Cho đến chiều hôm ấy, nắng trời quá gắt khiến họng tôi như cháy khô. Tôi đánh liều chạy vào một bưu điện gần đó để xin nước uống thì lại gặp phải một người.

Trang cái tên dường như nói lên cái sự đoan trang và đầy kiêu hãnh của nàng. Cái bóng hình của người con gái đó khiến cho trái tim tôi thổn thức và đầy quyến luyến. Cũng như mở đầu cho chuỗi bi kịch trong cái thứ gọi là tình yêu tồn tại trong tôi.

- Thiên, Thiên phải không? Cớ sao lại ra nông nỗi này?

Nàng nhìn tôi với ánh mắt đầy sự thương hại không giống như cái ánh mắt khi tôi bố tôi còn sống. Cái thời mà tôi còn giày da bóng lộn đội mũ phớt đi qua nhà nàng hỏi cưới. Cái nhìn của kẻ đang yêu sao mà đau đớn đến thế này.

Tôi chỉ cười nhẹ rồi chạy đi thật nhanh. Tôi muốn thoát khỏi cái chốn đầy đau đớn này.

...............

Thời gian qua đi như thoi đưa, xã hội ngày càng thay đổi khi có người lãnh đạo sáng suốt. Nhưng cái giá của sự sáng suốt đó không thể khiến cho những người bình thường phân rõ trắng đen. Cả nhà tôi theo cách mạng, các anh tôi vì thấy được ánh sáng của tự do và độc lập từ vị cha già vĩ đại đó mà hi sinh. Ngày đó, một người anh của tôi bị lũ thực dân giết để cảnh cáo ai dám theo cách mạng, ai dám hoạt động bí mật, ai dám theo bộ đội chống phá thực dân cầm quyền thì đều có một kết cục là phải chết.

Khi đó, lòng căm phẫn của tôi đã đến giới hạn. Lũ thực dân khốn kiếp đó còn đáng bị lăng trì hơn những người đã ép bố tôi phải chết. Nỗi oan khuất đó cuối cùng cũng được cách mạng giải khải. Các anh tôi đều là người tham gia cách mạng, người chết được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang. Người sống thì vẫn hoạt động bí mật chống lại lũ thực dân cầm quyền. Gia đình tôi được minh oan vì chẳng ai theo giặc chẳng ai hút máu dân đen cả.

Lúa gạo đều hay bất cứ thứ gì đều quyên ra cho cách mạng. Nhưng tiếng xấu do cái xã hội phong kiến đã khiến cho vẻ đẹp của lòng người bị bôi đen.

......................

Tôi được đi học trở lại.

Những người bạn, những người thầy như thắp lên cho tôi một tia hi vọng. Cái thứ ánh sáng hi hữu đó ngày một sáng lên. 

Đó là ngày tôi đăng ký thi đại học, nguyện vọng của tôi là vào trường đại học tổng hợp. Nhưng khi vừa mới lê bước khỏi ngưỡng cửa phòng nộp hồ sơ thì tôi lại gặp lại một người bạn cũ. Nói cái gì mà:

- Làm nhà giáo thì có gì mà hay, phải làm đốc tờ mới oai! (Doctor)

Chợt sững sờ vì tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, nhưng nghĩ đến người mẹ già đã gầy đến héo hon trong cái túp lều tranh đó. Tôi không cầm lòng được, tôi muốn được trở thành bác sĩ. Một điều vô cùng mới lạ đối với tôi, vì hầu như ai ai cũng nghĩ vào trường đại học tổng hợp mới là chân lý và đúng với lẽ thường.

Ngày tôi khăn gói quả mướp lên đường thi đại học, mẹ tôi cũng nước mắt ngắn dài. Nhưng đó không phải vì buồn mà là vì phấn khích vì đứa con của bà sẽ trở thành bác sĩ. Tôi cũng chẳng hiểu sao bà có thể tin vào điều đó vì thực sự là nó rất khó.

Để có thể thi đại học tôi phải đi bộ vượt qua cánh đồng, vì khoảng cách từ nhà tôi đến trường thi là gần 30 cây số. 

Trong đêm khuya thanh vắng, một cậu thanh niên trẻ măng với vẻ mặt đầy mệt mỏi nhưng không giấu được sự kiên cường hằn sâu vào đôi mắt. Đó là những điều mà ông chủ của hàng bún riêu của khi nhìn thấy tôi bước vào quán. 

Cũng chẳng có gì nhiều, ông cố vét nốt cái nồi nước dùng đục ngầu nhưng còn rất nhiều gạch cua cùng một ít mang chua cho tôi. Cái đói làm mờ con mắt, tôi ăn ngấu nghiến như quỷ đói đầu thai cũng quên mất ông chủ tiệm hỏi gì một cách rõ ràng. Chỉ nhớ mang máng là hỏi tôi đi thi đại học rồi cũng chẳng lấy tiền mà còn cho tá túc một đêm.

Ngày hôm sau, tôi một mạch đi thẳng đến nơi thành thị phồn hoa. Nơi thủ đô nhung lụa, nơi có một người cô họ bán hàng ở khu phố cổ để xin ở nhờ mấy hôm thi.

Vẫn khuôn mặt đó, nhưng không còn là cái dáng vẻ chăn trâu cắt cỏ nhuốm màu dân dã mà là một bà chủ giàu có là người thân duy nhất mà tôi quen tại nơi này.

Sau một vài lần thưa với bà, cuối cùng bà ấy hỏi tôi một câu gọn lỏn:

- Mày thi gì?

- Dạ cháu thi École de Médecine de Hanoi.

- Hả? cái ngữ nhà quê như mày cũng thi trường Y. Đến con tao còn chỉ dám đăng ký Bách Khoa.

Bằng một giọng nói đầy khinh miệt, cũng chẳng buồn nhìn tôi nói:

- Lên trên tầng, nhớ rửa chân tay sạch sẽ.

Thức sự mà nói, lúc đó tôi muốn đi ngay, nhưng ngay mai là thi mất rồi vả lại cũng chẳng quen ai nơi này. Thôi thì bà coi thường tôi là việc của bà, trước mắt còn phải lên ôn bài cái đã.

...............

Mới tờ mờ sáng, cổng trường đã lác đác có bóng người đến. Người đội nón lá, người đội mũ cối cũng có người áo nâu túi vải như tôi chờ vào phòng thi.

Cái thời gian đó, chẳng bao giờ có thể quên được. Trồng cây sắp đến ngày hái quả tôi vào phòng thi với tâm trạng tự tin cũng quay đi quay lại nói chuyện, hỏi thăm nhau cho bớt căng thẳng. Và rồi tôi gặp nàng, một người con gái đẹp như trong tranh vẽ, giọng huế ngọt lịm tim như cuốn mất hồn tôi.

- Đồ nhà quê, nhìn cái gì mà nhìn.!

...............

Ngày thi cuối cùng, đó là môn chính trị nghĩ lại vẻ mặt của mấy người xung quanh như đưa đám. Phòng thi dường như cũng vơi đi rất nhiều vì lý do mấy môn trước không làm được thì mấy môn sau cũng chẳng nên đến làm gì.Mặt khác, tôi lại tự tin vô cùng khi nhìn vào đề bài, vì mấy cái này ở quê tôi đã thuộc làu làu đến nối muốn nuốt luôn vào họng mấy quyển sách.

Trước khi ra về, dường như đã quen thân với thằng nhà quê như tôi người con xứ Huế mộng mơ hỏi:

- Ngày hôm qua có làm được bài hay không? Kết quả bài cuối ra nồng độ mấy mol?

-  0.5M

.....................

Ngày cuối cùng ở lại nhà bà cô nơi phồn hoa phố thị, lúc ăn cơm bà ta cũng chẳng hỏi tôi thi thế nào. Có lẽ, một thằng nhà quê như tôi trong mắt bà làm gì có cửa bước vào đại học nữa là trường Y. Không hỏi tôi là chuyện bình thường, nhưng khi bà ấy hỏi chuyện thi thố của cậu quý tủ thì chỉ nhận được lại mấy câu ừm ờ.

...........

Trước khi thi đại học, vì vốn dĩ với tâm lý sợ thi trượt nên tôi có đăng ký làm giáo viên cấp 3 cho một trường ở khu vực sơ tán. Vì vậy, sau khi đi thi đại học về tôi phải lên trường để đứng lớp. Một thầy giáo dậy văn đúng nghĩa, trước đó vốn dĩ tôi muốn thi trường tổng hợp vì cũng có một tình yêu với văn thơ.

Mặt khác, theo nhưng gì ký trong hợp đồng tôi phải dạy ở đây ít nhất 3 tháng. Thật không may, ngày tôi nhận tin trúng tuyển cũng là ngày tôi biết mình không rời khỏi nơi này để nhập học được. Như cảm giác được điều đó mà thầy hiệu trưởng trường cấp 3 có gọi tôi lên phòng để nói chuyện.

- Cậu lo không lên nhập học đúng thời gian đúng không?

Mặt tôi như đưa đám thì anh nói tiếp.

- Cậu chuẩn bị đồ đạc về Hà Nội đị. À mà qua chào lũ trẻ một chút, chúng cũng biết tin rồi, chỉ có cậu là người ngồi ngơ ngẩn không biết gì.

Mắt tôi rưng rưng, miệng tôi lắp bắp

- E....mm cả..m ơn anh!

Nhìn những đôi mắt của những cô cậu học sinh cuối cấp, lấp lánh và ngây thơ.

- Thầy bác sĩ ơi, đừng quên chúng em nhé...

- Em cũng sẽ thi Y. Một cô bé nào đó nói với giọng thổn thức.

..........................

Trong danh sách trúng tuyển tôi xếp thứ 80/200 người đậu. Hàng ngày, ngoài việc lên lớp thì tôi và Thương người con gái Huế đẹp dịu dàng càng đạp xe qua những con phố, những quán ăn và tình yêu chẳng biết đến tự lúc nào.

Có một lần, trong giờ giải phẫu mùi hooc môn ngâm xác người khăm khắm. Khi mà giáo sư vân đang hăng say giảng giải về cơ thể người. Thì chúng tôi chỉ cảm thấy một cảm giác sợ hết hồn, đây là xác thật do nhưng bệnh nhân đã cống hiến để thế hệ sinh viên Y chúng tôi được thực nghiệm một cách tốt nhất. Tôi vô tình gẩy gẩy con dao mở sắc lẻm làm vẩy một miếng thịt vào miệng nàng khiến nàng không biết phải nôn khan khạc nhổ bao nhiêu lần.

Ngày Thương dẫn tôi về nhà, tôi mới biết bô nàng là bộ trưởng trong ngành. Đúng rồi, tôi đã rất nhiều lần đoán già đoán non về gia thế của nàng. Và rồi tôi ngỡ ngang, một người con gái giỏi giang cũng nghiêm khắc với bản thân như vậy thật sự phải có một nền tảng rất tốt.

.............

Quá khứ là những thứ không thể vãn hồi. Ngày hôm đó, khi đang đèo nhau trên đường đi học thường ngày, chợt có một tiếng gọi rất lớn về hướng tôi.

- Thiên ơi, Thiên ra nhận thư vợ gửi này!

Như một tiếng sét đâm sâu vào trái tim tôi và nàng. Kể từ ngày đó, không bao giờ còn thấy được hình ảnh đôi trai gái cùng đèo nhau dạo quanh con phố mang tên một bậc đại tài của y học này nữa.

Nàng hận tôi, tôi biết nhưng không thể làm gì. Ngày đó, khi mà cơn thất tình với Trang làm tôi như chết đi sống lại thì mấy ông chú trong nhà đã mai mối tôi với một người phụ nữ khác.

....

Kể từ cái ngày tháng chia cách đó, Thương đã chấp nhận lời yêu của Hoàng một tay tư sản gốc Hải Phòng chính hiệu. Trước đó, do có tôi nên cơ sự không thành nhưng giờ đúng vào lúc Thương như người mất hồn mà hắn đã có được nàng.

Tôi thì vẫn vậy, vẫn đến lớp và thấy nàng tay trong tay cười đùa với gã và cũng chẳng buồn nhìn tôi.

"Em thật sự hạnh phúc sao?"

Thời gian đó, tôi nhận việc trực thay cho những người bạn cùng phòng để cho họ có thời gian bên người yêu. Còn đối với tôi, con tim cũng như chết lặng chỉ muốn vùi đầu vào sách vở cũng như chuyên môn.

Tôi quyết định theo chuyên khoa ngoại và số phận thì thật chớ trêu thay.

Thương điên vì tình, vì Hoàng đã ruồng bỏ nàng sau khi nhận ra Thương đã là tàn hoa bại liễu.

Ngày tôi đến thăm nàng, người Thương gầy dộc đi hai mắt vô thần. Thỉnh thoảng khi thức dậy sẽ vừa gào vừa khóc. Có một lần, nàng đã muốn tự tử chính vì vậy người ta đã kê đơn quá nhiều thuốc an thần cho nàng.

...............

Ngày tiễn đưa em về với nơi đất mẹ, trời mưa xối xả, người ta rồi cũng ra về hết, chỉ còn lại mình tôi. Tôi khóc vì thương em cũng vì thương cho số phận của mình, càng hận người kia bao nhiêu tôi càng cảm thấy bất lực.

Ngày em mất, tôi nhìn thấy nụ cười nơi khóa mắt em như vĩnh hằng. Tôi yêu em nhưng có lẽ chúng ta có duyên nhưng không có phận.

.................(Hết chương 1)




Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro