4. Bạn đang sống vì điều gì?
Hôm nay có duyên đọc được bài viết này rất hay.
Bạn đang sống vì điều gì?
Đây cũng là lời nhắc cho chính bản thân mình mỗi khi quên mất mục đích sống của mình là gì. Thường thì mình hay có ba loại mục đích sống như này.
Một là sống để lo, lo lắng cho gia đình, con cái và người khác.
Hai là sống để hưởng. Cố gắng phấn đấu để hưởng thụ mọi thứ.
Ba là sống để làm người tốt, việc tốt. Sống để cho đi.
Có thể mỗi người đều đang sống vì cả ba thứ này. Vậy thì trong ba cách sống này, cách sống nào không có khổ?
Cách sống để lo thì chắc chắn là khổ rồi. Khổ ngay lúc đang sống, lo hết cho người này đến người nọ, lo từ trẻ đến lúc già, cả đời mình sẽ sống trong lo lắng. Đây là cách sống điển hình của bố mẹ mình, hoặc sẽ là chính mình trong tương lai.
Cách sống để hưởng thì có một đặc điểm là không bao giờ biết đủ. Hưởng xong cái này là lại muốn hưởng cái khác. Luôn luôn trong trạng thái thiếu thốn, cả thèm chóng chán, luôn muốn hưởng nhiều hơn. Nói cách khác sống để hưởng chính là sống để thiếu.
Cách sống thứ ba là sống để làm người tốt, việc tốt thì cũng rất dễ khổ vì dễ hình thành một cái “tôi là người tốt”. Nhưng vì thiếu trí tuệ nên đương nhiên còn nhầm lẫn, nhầm lẫn thì chắc chắn sinh ra suy nghĩ và hành động sai trái. Nên đi giúp người khác mà thiếu trí tuệ thì chắc chắn là sẽ hại mình và hại người. Hoặc tối thiểu thì sẽ bám chấp vào kết quả, giúp không được là sẽ khổ, người ta ăn cháo đá bát là cũng sẽ khổ.
Cả ba con đường này dù có một chút hạnh phúc tạm thời nhưng đều tiềm ẩn đầy đau khổ!
Ngày xưa Đức Phật cũng đã kinh qua cả ba con đường như vậy. Ngài được hưởng một cuộc sống sung sướng từ nhỏ. Ngài cũng có khả năng giúp đỡ người khác rất nhiều vì ngài tinh thông văn chương, võ nghệ, biện tài vô ngại. Thân làm hoàng tử, nên đương nhiên ngài cũng phải lo lắng cho vua cha, cho đất nước. Nhưng ngài vẫn phải bỏ hết đi để đi tìm một con đường khác, con đường thứ tư. Chính là con đường có trí tuệ bên trong.
Chỉ có có trí tuệ bên trong thì mình mới hết khổ được. Khi đấy mình vẫn có thể lo lắng cho người khác mà không thấy khổ, hưởng thụ mà không bám chấp, hay giúp người mà đem lại lợi lạc thực sự cho chính mình và người khác.
Nên con đường để có trí tuệ bên trong là con đường duy nhất dẫn để hạnh phúc thực sự. Vì thế mà Đức Phật đã nói rằng: “Duy tuệ thị nghiệp” - tức chỉ có trí tuệ mới là sự nghiệp chân chính của con người!
— Tùng Mật Tông
Copy từ fb Lê Minh Mẫn
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro