Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương Mười Ba + Chương Mười Bốn

Chương mười ba

ADYAR

I

        Trong chuyến đi Ba Nại La, một buổi sáng chúng tôi ngồi thuyền lướt trên mặt nước sông Hằng, và bận về chúng tôi cho thuyền thả trôi dọc theo bờ sông để ngắm nhìn cảnh tượng độc đáo của hàng muôn nghìn tín đồ Ấn Giáo sùng tín xuống tắm dưới sông vào buổi sáng sớm.

        Hằng nghìn tín đồ lũ lượt đi xuống những bậc tam cấp của những thang xây bằng đá ven bớ sông. Họ ngồi kiết dà nhập định trên những bục gỗ có mái che bằng lá dừa, hoặc đứng dưới sông, mực nước vừa chí đầu gối, chắp tay lẩm nhẩm đọc kinh cầu nguyện.

        Vài người giặt giũ y phục trên những bậc thang bằng đá. Những nhà tu khổ hạnh mình trần bôi tro thánh biểu hiệu dòng tu hay môn phái của họ. Những phụ nữ lấy bùn lau chùi và đánh bóng những bình đựng nước bằng đồng cho đến khi sáng chói như vàng mới, múc đầy nước sông Hằng vào bình rồi cắp vào bên hông, thong thả đi lên bờ.

        Những nhóm người khác tiến đến khu vực hỏa táng, tại đây xác người chết được thiêu trên đống lửa hồng, trong khi những tử thi khác chờ đến lượt mình.

        Ánh nắng mặt trời ban mai chiếu sáng rực trên những bình đựng nước bằng đồng của các cô gái Ấn, làm nổi bật màu sắc lòe loẹt trên y phục đỏ thắm của họ, cùng những khăn vấn đầu màu mè sặc sỡ của bọn đàn ông.

        Những đám quần chúng đông đảo lũ lượt nối tiếp nhau lên xuống không ngớt trên những nấc thang tam cấp rộng rãi từ mặt nước sông đưa lên đến mặt đường lộ của thành phố tấp nập ồn ào.

        Trong khi đó, những chiếc thuyền hình dáng lạ mắt với lái thuyền chạm hình cn công từ từ lướt trên giòng sông. Cảnh tượng ấy thật không đâu có, ngoài ra ở thánh địa Ba Nại La vào những buổi sáng sớm.

        Điều làm cho nó gây một ấn tượng sâu xa hơn nữa, là cũng một cảnh tượng ấy vẫn tái diễn hằng ngày kể từ những thế hệ xa xưa nhất. Những gì người ta nhìn thấy ngày hôm nay, vẫn đã từng diễn ra kể từ khi đấng Hóa Thân Krishna xuất hiện giữa loài người.

        Nhưng nó sẽ còn tồn tại bao lâu nữa, thì không ai có thể nói trước. Bàn tay tàn phá của Thời Gian đã tác động trên những dinh thự lâu đài trên bờ sông. Vài ngôi dinh cơ đồ sộ nguy nga nhất và vài khu vực trên những bậc thang tam cấp bằng đá đã loang lở, sụp đổ.

        Những ngôi kiến trúc to lớn, nền tảng bị lung lay vì những cơn ngập lụt của nước sông Hằng lên cao, đã ngả nghiêng siêu vẹo, hoặc sụp xuống dưới mặt nước. Những tảng vôi, hồ, đã rơi xuống từ những vách tường loang lở của các ngôi dinh thự, để lộ ra ngoài những viên gạch đỏ.

        Một ngôi đền Hồi Giáo vĩ đại,  mà những bầu tròn và tháp nhọn nhô lên cao như có vẻ ngự trị khắp vùng, được xây bằng những tảng đá của những ngôi đền Ấn Giáo cổ mà quân xâm lược Hồi đã phá hủy.

        Khu hỏa táng là một nơi xác xơ tiêu điều, tại đó những đống củi lửa thiêu xác được chất lên trên những đống gạch ngói hoang tàn.

        Tôi có cảm tưởng rằng những tín đồ Ấn Giáo xuống sông tắm gội mỗi buổi sáng, dường như làm những nghi thức tôn giáo này một cách hời hợt cẩu thả cho có hình thức thế thôi, chứ không phải do động lực thúc đẩy sâu xa của lòng sùng tín trung thành.

II

       Trong suốt cả thời gian liên hệ giữa chúng tôi, bà HPB và tôi chưa bao giờ sống gần bên nhau một cách thân mật như trong chuyến du hành trên một chiếc thuyền trên con kinh đào Buckingham. Kinh đào này là một công trình thủy lợi để cứu trợ cho hằng nghìn nông dân bị mất mùa, đói kém trong vụ thiên tai kinh khủng hồi thời kỳ quận công Buckingham đảm nhiệm chức vụ Giám Đốc tỉnh Madras.

        Từ trước đến giờ, chúng tôi vẫn sinh hoạt và làm việc chung với sự có mặt của các bạn bè thân hữu, hay nói chung là các "đệ tam nhân", nhưng trong dịp này chúng tôi sống riêng biệt trong một chiếc du thuyền, chỉ có đứa hầu Babula và vài người chèo thuyền theo phục dịch chúng tôi.

        Khoang thuyền được trang bị như một phòng ca-bin nhỏ, hai bên là hai cái tủ nhỏ để đựng đồ hành trang, trên mặt có trải nệm để làm giường nằm. Ở giữa có một cái bàn xếp, khi nào không cần dùng đến, thì có thể xếp lại và treo lên nóc khoang. Phía ngoài là chỗ nấu bếp, có lu đựng nước uống, có mọi thứ tiện nghi tối thiểu và mọi thứ phẩm vật cần dùng trong khi đi đường. Khi có gió thổi, thì giương buồm lên cho thuyền lướt nhẹ trên mặt nước. Khi bị gió ngược, thì những phu chèo thuyền nhảy lên bờ, dùng dây cói buộc lên vai họ và kéo thuyền đi với một tốc lực độ năm cây số một giờ.

        Theo sau chúng tôi, còn một chiếc thuyền khác chở vài bạn đạo thân tín nhất thuộc tỉnh Madras, trong số đó có bạn Ivalu Naidu, công chức Sở Thuế Vụ hồi hưu, một người có tấm lòng vàng mà chúng tôi rất quý mến và hãnh diện mà được kết tình thân hữu với ông. Mục tiêu cuộc hành trình bằng thủy đạo này là thị trấn Nellore, phải mất hai ngày đi thuyền mới tới nơi.

        Chúng tôi khởi hành lúc bảy giờ tối của một đêm trăng sáng, nhằm ngày 3 tháng 5 năm 1882, trăng đã gần tròn, thuyền lướt nhẹ trên mặt nước lặng yên và trong như bạc, làm cho chúng tôi có cảm giác như đi vào cảnh mộng. Sau khi ra khỏi thành phố, không một tiếng động làm gián đoạn cái im lặng thâm trầm của miền đồng quê, trừ ra những tiếng kêu lẻ loi của những con chó rừng, những giọng nói thì thầm của bọn phu chèo thuyền nói chuyện với nhau, và tiếng nước vỗ nhẹ vào hai be thuyền. Xuyên qua các cửa sổ, một ngọn gió đêm thổi vào mát rợi, đượm mùi ruộng lúa trổ hoa với hương vị đồng quê thật nhẹ nhàng bát ngát. Bà bạn tôi cùng ngồi thưởng thức cảnh vật êm đềm, tinh thần sảng khoái trong giờ phút nghỉ ngơi rất hiếm có này, ngoài cuộc sống nhập thế vô cùng kích động, ồn ào và nhộn nhịp của chúng tôi. Chúng tôi chỉ nói rất ít, dưới ảnh hưởng mê ly đầy thi vị thần tiên của một đêm trăng Ấn Độ, và khi giờ đã khuya, sau cùng cũng đã phải chia tay để nghỉ ngơi dưỡng sức.

        Nhờ có ngọn gió nồm từ hướng tây nam thổi mạnh, chiếc thuyền thẳng tiến suốt đêm, và lộ trình của chúng tôi được nhẹ nhàng êm ái, không chướng ngại. Trời vứa hừng sáng, thuyền tấp vào bờ để cho phu chèo thuyền nhúm lửa nấu cơm; các bạn hữu trong chiếc thuyền kia cũng cho thuyền đậu và qua với chúng tôi. Khi mọi người đã dùng bữa xong, chúng tôi lại tiếp tục lên đường, hai chiếc thuyền lướt nhẹ êm ru như những bóng ma.

        Bà HPB và tôi bận rộn suốt ngày hôm đó với công việc trả lời thư từ còn ứ đọng và soạn bài vở cho tạp chí Theosophist, thỉnh thoảng cũng tạm ngưng để cùng nhau mạn đàm trong giây lát. Lẽ tất nhiên, đầu đề duy nhất của chúng tôi là tình hình và triển vọng của Hội Thông Thiên Học, và tác dụng rốt ráo khả hữu của những tư tưởng Đông Phương mà chúng tôi đang truyền bá đối với dư luận quần chúng đương thời.

        Trên vấn đề này, chúng tôi cùng lạc quan đồng như nhau, và không một điểm nghi ngờ hay bất đồng quan niệm nào thoáng qua trong trí óc. Chính cái đức tin mãnh liệt đó làm cho chúng tôi thản nhiên, bình tĩnh trước mọi biến cố tai ương và nghịch cảnh, nó có thể ngăn chận bước tiến hằng bao nhiêu lần trong cuộc đời hành đạo của chúng tôi. Vài bạn đồng hành hiện hữu có lẽ không thỏa mãn, nhưng quả thật  là những sự tiên liệu của chúng tôi nhắm vào ảnh hưởng của giáo lý Thông Thiên Học đối với trào lưu tư tưởng cận đại nhiều hơn là bàn về sự bành trướng khả hữu của Hội khắp nơi trên thế giới: thật sự chúng tôi không hề trông đợi việc ấy có thể xảy ra.

        Cũng như khi rời khỏi New York đi Bombay, chúng tôi không hề mơ tưởng rằng Hội có thể mở Chi Bộ cùng khắp Ấn Độ và Tích Lan, thì bây giờ cũng y như thế, trên chiếc du thuyền lướt đi trong im lặng này, chúng tôi không hề nghĩ rằng Hội có thể tạo nên một cơn sôi động quần chúng để tổ chức các Chi Bộ và thành lập những trung tâm truyền bá giáo lý Thông Thiên Học khắp nơi ở Châu Mỹ, Châu Âu; đừng nói chi đến Châu Úc, Châu Phi, và Viễn Đông.

        Làm sao chúng tôi có thể nghĩ đến điều đó? Chúng tôi có thể trông cậy ở nơi ai? Ai là người dũng lực phi thường để có thể gánh lấy trên vai của mình cái trách nhiệm nặng nề như thế? Bạn đọc hãy nhớ rằng hối đó chỉ mới là năm 1882, và ngoài Á Châu ra, chỉ có ba Chi Bộ Thông Thiên Học trên thế giới (không kể trung tâm New York vẫn còn chưa được tổ chức lại). Chi Bộ Luân Đôn và Chi Bộ Corfu (Hy Lạp) chỉ là những cơ quan bất động.

        Ông Judge đã đi sang Nam Mỹ để làm việc cho một công ty khai thác mỏ bạc, và Trụ Sở Thông Thiên Học ở New York vẫn im lìm không hoạt động. Chỉ còn có hai bạn già chúng tôi trên chiếc du thuyền này là nắm giữ giềng mối điều khiển mọi sự, và khoảnh đất dụng võ của chúng tôi là phương Đông; cũng không hơn gì tôi, lúc ấy bà HPB không hề biểu lộ khả năng tiên tri nào, nên chúng tôi vẫn làm việc và xây dựng nền tảng cho cái tương lai vĩ đại mà không người nào trong hai chúng tôi có thể nhìn thấy trước.

        Trong số hằng nghìn hội viên Hội Thông Thiên Học hiện tại, chắc hẳn có bao nhiêu người sẵn lòng đổi lấy với hầu như bất cứ giá nào, tình tương thân đầm ấm, mà bà HPB dành cho tôi trong chuyến du hành bằng thuyền này! Điều làm cho chuyến đi này càng thú vị và lợi lạc hơn nữa, là bà có sức khỏe tốt, tinh thần lên cao, và không có gì làm che ám bầu không khí vui tươi giữa tình bạn của chúng tôi. Chứ nếu không; thì có lẽ tôi đã hầu như trở thành một kẻ bị nhốt trong chuồng cọp, làm bạn với một con sư tử trong Sở Thú! Và như vậy, chắc hẳn là tôi đã phải nhảy lên bờ để đi bách bộ, hoặc chuyển sanh thuyền kia để làm bạn với Iyalu Naidu!

        Ôi! HPB, người bạn đáng thương, bạn đồng môn, người cộng tác, người hướng dẫn của tôi: không ai có thể làm khổ tôi hơn bà trong những cơn giông tố ồ ạt, và cũng không ai dễ mến và đáng yêu hơn trong những khi tinh thần lên cao, bà có một tác phong đằm thắm dịu dàng! Tôi tin rằng chúng tôi đã từng làm việc chung với nhau trong những kiếp trước, tôi cũng tin rằng chúng tôi sẽ còn hớp tác với nhau trong những kiếp tương lai vì mục đích phụng sự nhân loại.

        Chúng tôi đến Nellore lúc mười một giờ khuya và được tiếp đón trọng hậu. Một ngôi biệt thự to lớn đã được trang hoàng lịch sự để cho phái đoàn chúng tôi tạm trú, và tuy giờ đã khuya, tôi lại còn phải đáp từ hai bài diễn văn, một bằng tiếng Phạn và một bằng tiếng Anh, sau đó chúng tôi mới lui về phòng ngơi nghỉ, ai nấy đều thấm mệt.

        Từ ngày hôm sau trở đi, chúng tôi lại bắt đầu chương trình hoạt động thông thường như mọi cuộc viếng thăm ở những nơi khác: một buổi thuyết pháp trước một cử tạo đông đảo; ngày kế đó dành cho công việc soạn bài vở tạp chí và thu nhận hội viên mới; chiều đến, một phái đoàn học giả ưu tú về môn Phạn ngữ đến viếng và chất vấn chúng tôi về Đạo Lý; và đến mười một giờ khuya, chúng tôi chánh thức thành lập Chi Bộ Thông Thiên Học tại Nellore.

        Kế đó chúng tôi tiếp tục chuyến đi đến Mypaud, rồi đi Guntur, và cứ như thế, chương trình hành sự của chúng tôi lại tái diễn như trên.

III

       Trong những chuyến đi công tác đạo sự khắp nơi ở Ấn Độ và Tích Lan, tôi đã tham quan nhiều địa điểm, khảo sát nhân vật và khí hậu của từng miền, để chọn lựa một nơi thích hợp nhất hầu có thể thiết lập một Tổng Bản Dinh trường cửu cho Hội Thông Thiên Học thế giới.

        Nhiều dinh cơ tốt đẹp đã được cung hiến cho chúng tôi ở Tích Lan mà khỏi phải trả tiền thuê mướn; đảo Tích Lan lại có nhiều phong cảnh đẹp rất hấp dẫn đối với những ai muốn tìm một chỗ định cư trên đất Á Châu. Nhưng nó cũng có những khía cạnh bất lợi, như vị trí cô lập đối với Ấn Độ, những tổn phí về bưu điện, và trình độ trí thức lạc hậu của dân chúng nói chung, những điều bất lợi đó đã làm nghiêng lệch đòn cân và làm cho chúng tôi chọn xứ Ấn Độ. Tuy nhiên, cho đến nay chúng tôi vẫn chưa tìm được một nơi nào vừa ý và chưa có một kế hoạch nào nhất định.

        Trong một dịp đến Madras, vài bạn đạo đề nghị với chúng tôi hãy đi xem một khu bất động sản có thể mua được với giá rẻ. Chúng tôi được đưa đến khu ngoại ô Adyar, và vừa xem qua, chúng tôi biết ngay đó là nơi cư trú thích hợp mà mình muốn tìm.

        Ngôi dinh cơ đồ sộ, những ngôi biệt thự lớn nhỏ dựa bờ sông, cùng những dãy nhà phụ thuộc, vườn cây to bóng mát, những cây đa cổ thụ, và rừng thông trên bờ biển, làm cho khu này càng vắng vẻ u tịch, có thể dùng làm một nơi ẩn cư lý tưởng với một phong vị thần tiên.

        Giá tiền phải trả là chín ngàn Ru-pi, tức là độ sáu trăm Anh kim, quả thật rẻ, hầu như là một giá tượng trưng, và chúng tôi quyết định mua. Một bạn đạo ứng trước một phần tiền, số còn lại do một bạn đạo khác đứng ra vay mượn với những điều kiện thật dễ dàng. Một thông tri được lập tức công bố để kêu gọi sự đóng góp của hội viên, và trong vòng một năm sau, tôi được hài lòng mà có thể thanh toán sòng phẳng khoản tiền vay mượn trên và nhận tờ bằng khoán bất động sản. Lý do khu đất này bán giá rẻ là bởi vì chính phủ vừa phóng một đường xe lửa từ Madras đến Uty, một thị trấn cao nguyên, khí hậu mát mẻ dưới chân dãy núi Nilgiri, làm thu ngắn lộ trình và sự giao thông từ Madras lên miền núi chỉ mất có một ngày đường. Nhờ đó, những chức viên cao cấp của chính phủ Madras có thể định cư trên vùng cao nguyên sáu tháng mỗi năm để tránh khí hậu nóng nực của mùa hè, làm cho những ding cơ đồ sộ của họ ở Madras bị xuống giá trên thị trường bất động sản.

        Khi trở về Bombay, chúng tôi bắt đầu lo dọn nhà, thu xếp hòm xiểng, rương trắp, sách vở, và đồ tư trang để di chuyển đến Madras. Chi bộ Thông Thiên Học ở Bombay có tổ chức một tiệc tiễn hành trọng thể để đưa chúng tôi lên đường. Ngày 17, chúng tôi đáp xe lửa đi Madras, để định nơi cư trú tại Adyar. Khi đã yên nơi yên chỗ, Chân Sư M. đều hằng ngày đều đích thân đến viếng bà HPB tại nơi trụ sở mới của chúng tôi.

        Năm 1883 là một trong những năm bận rộn nhất, lý thú nhất và thành công nhất trong lịch sử Hội Thông Thiên Học. Có bốn mươi ba Chi Bộ mới đã được thành lập, phần nhiều ớ Ấn Độ và do tôi tổ chức. Những chuyến đi công tác của tôi đã trải qua trên bảy ngàn dặm đường (độ mười hai ngàn cây số), có khi đi xe lửa, hoặc ngồi trên lưng voi, hoặc đi bằng xe bò. Bà HPB và tôi thường cách biệt nhau, bà thì ở nhà để coi sóc bài vở cho tạp chí Theosophist, còn tôi đi ta bà khắp nơi trên xứ Ấn Độ  để thuyết pháp, chữa bịnh và thành lập những Chi Bộ mới.

        Trong những tháng đầu năm, hàng đống thư từ được gửi đến Trụ Sở Hội tại Adyar từ các nước Âu Mỹ, chứng tỏ rằng thế giới càng ngày càng chú trọng đến giáo lý Thông Thiên Học.

        Xét vì cuộc đời của mỗi người trong chúng ta đều được cấu tạo bằng bao nhiêu những chuyện lặt vặt không đáng kể, và vì tôi muốn cho câu chuyện tường thuật của tôi được hoàn toàn trung thực, nên tôi đã kể lại nhiều chuyện nhỏ nhặt để bổ túc vào cái bối cảnh lịch sử của Hội Thông Thiên Học nói chung.

        Những chuyện tầm thường nhỏ nhặt đó cũng trình bày chúng tôi, những nhà tiền phong khai sáng nên phong trào Thông Thiên Học, như những nhân vật sống cận nhân tình, tức là cũng sống như mọi người, chứ không phải là những nhân vật phi phàm như người ta thường suy tôn một cách quá đáng và thêu dệt thêm nhiều chuyện vô lý.

        Nếu bà HPB đã viết những bộ sách hi hữu độc đáo đến mức độ siêu phàm, thì hằng ngày bà cũng ăn sáng với hột gà chiên tưới rất nhiều mỡ, và tập Hồi Ký này chỉ trình bày mỗi nhân vật dưới hình thức tả chân chứ không siêu việt hóa họ như một nhân vật lý tưởng.

        Bởi vậy, tôi cũng ghi lại một chi tiết nhỏ, mà tôi cảm thấy khá thích thú vào lúc nó xảy ra, để làm cho tôi muốn ghi chép lại.

        Phía sau nhà của chúng tôi ở tại Adyar, có một con sông nhỏ, nó làm cho chúng tôi muốn bơi lội như chúng tôi vẫn có sở thích đó từ ngày xưa. Và thế là chúng tôi rủ nhau đi xuống sông, luôn cả bà HPB.

        Những người Âu ở láng giềng chắc hẳn là rất ngạc nhiên mà thấy những người da trắng như chúng tôi, lại tắm chung với độ nửa chục người bổn xứ màu da sậm, cùng nhào xuống nước vẫy vùng và đùa giỡn với nhau một cách thân tình cơ hồ như chúng tôi không tin rằng mình thuộc về một chủng tộc cao quý hơn!

        Tôi chỉ dẫn cho bà bạn tôi tập bơi lội, hay nói đúng hơn, là tập làm động tác sao cho khỏi chìm, và cũng chỉ dẫn luôn cho bạn Damodar thân mến, anh bạn trẻ này lại là một người rất hèn nhát trong số những người sợ nước nhất mà tôi đã từng thấy. Y bắt đầu run rẩy lập cập khi mực nước mới ngập tới đầu gối, làm cho bà HPB và tôi đều phóng tới y những lời mỉa mai, châm biếm.

        Tôi còn nhớ rõ sự việc ấy đã thay đổi ra sao. Tôi nói:

        -A ha! Anh muốn trở thành một Siêu Nhân như thế nào, khi mà anh không dám làm cho ướt chí đến cái đầu gối của anh.

        Lúc đó, y không nói gì, nhưng ngày hôm sau, khi chúng tôi lại cùng nhau đi tắm, y phóng mình xuống nước và lội ngang qua sông.

        Lời nói châm biếm của tôi không ngờ lại có tác dụng đặc biệt đối với y, và y quyết định rằng hôm ấy y phải lội hay là chết. Đó chính là cái bí quyết để trở thành một Siêu Nhân.

        Hãy DẤN THÂN, đó là cái định luật để tiến hóa. Anh có thể thất bại năm chục lần, hay năm trăm lần, nếu cần; nhưng hãy cứ dấn thân tiến bước, và tiến lên mãi, nhất định không chịu lùi, rồi sau cùng anh sẽ thành công. Thái độ "Bất Khả" không bao giờ xây dựng nên một người, hay một bầu thế giới.

Chương Mười Bốn

CÁI GIẾNG THẦN

I

       Tôi đã trở lại Tích Lan sau nửa năm vắng mặt, để tiếp tục công việc Hội và cũng để trợ giúp vào công trình chấn hưng Phật Giáo tại xứ này. Ngày 29 tháng 8, có xảy ra một việc tại khu Hoa Viên của thành phố Galle, nay đã trở thành một diễn biến lịch sử.

        Sau buổi thuyết pháp của tôi hôm ấy, có một cuộc lạc quyên để thành lập ngân quỹ cho công trình hoằng khai Phật Giáo tại xứ này. Một người tên Cornelis Appu được giới thiệu cho tôi do ông Jayasekera, Chi Trưởng Chi Bộ Thông Thiên Học tại Galle. Người ấy quyên góp một nửa Ru-pi, và xin lỗi về số tiền quá nhỏ vì y bị bịnh liệt bại hết một cánh tay và một chân từ tám năm nay, và bởi đó không thể kiếm ăn được bằng nghề nghiệp của mình.

        Khi tôi từ Bombay đến Colombo, vị Sư Trưởng Phật Giáo có cho tôi biết rằng Giáo Hội Gia Tô đã chuẩn bị mọi việc để sử dụng cái giếng trong nhà một giáo dân, gần thị trấn Kelanie, như một cái "giếng phép" hay "giếng thần" để chữa bịnh cho dân chúng, theo kiểu giếng Đức Mẹ tại Lộ Đức (Lourdes). Có tin cho biết một người đã được chữa khỏi bịnh một cách mầu nhiệm, nhưng khi hỏi ra mới biết đó là một chuyện bịa đặt.

        Tôi mới nói với vị Sư Trưởng rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng, mà Đại Đức nên lưu ý. Một khi sự gợi ý đó đã bắt đầu thấm nhuần vào tư tưởng người dân, thì nó sẽ trở thành một sự thôi miên tập thể; không bao lâu sẽ có những vụ khỏi bịnh thật sự, và chừng đó những Phật Tử dốt nát vì tin tưởng mù quáng, sẽ bỏ đạo mình để hùa nhau theo đạo khác. Sư Trưởng nói:

        -Tôi biết làm sao bây giờ?

        Tôi nói:

        -Đại Đức phải ra tay hành động, hoặc một vị sư danh tiếng nào khác hãy nhân danh Đức Phật để chữa bịnh cho thiên hạ.

        Sư Trưởng đáp:

        -Nhưng chúng tôi không thể làm được; chúng tôi không biết gì cả về những việc đó.

        Tôi nói:

        -Dầu sao, việc ấy phải được thực hiện.

        Khi người bịnh nói trên diễn tả căn bịnh liệt bại của y, tôi cảm thấy trong thâm tâm có một cái gì hình như muốn nói với tôi:

        -Đây là cơ hội cho anh sử dụng cái Giếng Thần!

        Tôi đã có khảo cứu về khoa Nhân Điện và Chữa Bịnh Bằng Nhân Điện (Mes mérisme) trong ba mươi năm, nhưng chưa bao giờ thực tập, mà chỉ có làm vài cuộc thí nghiệm cần thiết lúc ban đầu. Nhưng bây giờ, do sự thúc đẩy của tình thương (vốn là cái động cơ căn bản cho việc chữa bịnh có kết quả), tôi đưa hai bàn tay truyền điện  lên cánh tay bại xuội của y một vài lần, và nói tôi hy vọng rằng y sẽ cảm thấy khá hơn đôi chút. Kế đó, y trở về nhà.

        Chiều hôm đó, tôi đang ngồi nói chuyện với các bạn đạo tại nhà, thì thấy người bịnh liệt bại ngày hôm qua, tay chống nạng chân đi cà nhắc bước vào; y xin lỗi đến làm rộn, nói rằng y cảm thấy khá hơn nhiều và y đến để cám ơn tôi. Tin lành bất ngờ này khích lệ tôi tiếp tục chữa cho y, và sau độ một khắc đồng hồ truyền điện cho cánh tay bại xuội của y, tôi dặn y hãy trở lại sáng hôm sau.

        Tôi phải nói thêm rằng không một ai ở Tích Lan biết tôi có quyền năng chữa bịnh, và có lẽ họ cũng không hề biết gì về quyền năng này; như vậy không thể có giả thuyết được nêu ra vì sự ám thị hay ảo giác tập thể trong trường hợp này.

        Sáng hôm sau người kia lại đến và tỏ vẻ tôn sùng tôi như một siêu nhân vì y cảm thấy bớt hẳn. Tôi lại tiếp tục chữa cho y luôn ba ngày liên tiếp, và qua ngày thứ tư y đã có thể vung cánh tay bại xuội của y lên vòng quanh đầu, mở và khép bàn tay, và sử dụng bàn tay để làm các động tác thông thường một cách dễ dàng.

        Trong vòng bốn ngày kế đó, y đã có thể ký tên bằng bàn tay đã được chữa khỏi, vào một chứng thư kể rõ trường hợp của y để được đem công bố. Đó là lần đầu tiên từ chín năm nay mà y có thể cầm đến một cây viết.

        Tôi cũng đã chữa luôn cái chân bại liệt của y, và độ một hai ngày sau, y đã có thể nhảy với tất cả hai bàn chân, nhảy cò cò bằng cái chân bại liệt, đá lên vách với một chiều cao đồng đều nhau bằng cả hai chân, và chạy một cách tự do theo ý muốn.

        Giống như rơm khô bắt lửa, tin ấy loan truyền rất mau khắp cả mọi nơi trong tỉnh. Cornelis đưa đến một người bạn liệt bại như y, cũng được tôi chữa khỏi. Kế đó những người khác đến,  lúc đầu còn đến từng nhóm nhỏ đôi ba người, kế đến hằng chục người, và trong vòng độ một tuần lễ sau, nhà tôi bị bịnh nhân vây phủ suốt ngày từ sáng sớm cho đến khuya, để nhờ tôi truyền điện chữa bịnh cho họ. Sau cùng họ trở nên quấy rầy, phiền nhiễu đến nỗi tôi cũng không còn biết phải làm sao để thoát khỏi vòng vây.

        Lẽ tất nhiên, với sự tăng gia đức tin nơi khả năng của mình, sức mạnh từ điển của tôi tăng vọt lên gấp bội, và những chứng bịnh mà lúc đầu tôi phải mất đến nhiều ngày mới chữa khỏi, nay tôi có thể chữa trong vòng nửa tiếng đồng hồ.

        Một khía cạnh bực bội, khó chịu nhất trong việc này, là cái thái độ ích kỷ, thấp hèn của quần chúng. Họ bao vây tôi trong buồng ngủ khi tôi chưa mặc quần áo, theo sát tôi từng bước một, không cho tôi có thời giờ ăn cơm, và làm áp lực ráo riết đối với tôi, bất luận rằng tôi bị mệt mỏi và kiệt sức đến độ nào!

        Tôi chữa bịnh cho họ suốt bốn, năm giờ liên tiếp, cho đến khi tôi cảm thấy kiệt quệ, không còn chút sinh lực nào. Khi đó tôi mới nghỉ độ nửa giờ đi xuống biển để tắm nước mặn, và khi trở lên nhà, tôi lại cảm thấy tràn đầy sinh lực, thể xác được tăng cường. Tôi bèn tiếp tục công việc chữa bịnh cho đến khi hoàn toàn xế trưa, tôi đã mệt lả và phải yêu cầu bịnh nhân hãy trở về nhà.

        Lúc ấy tôi ở trên tầng lầu thứ nhất của ngôi nhà trọ, nên phần nhiều những người bịnh nặng phải được thân nhân bạn bè khiêng lên lầu và đặt họ nằm dưới chân tôi. Có những người hoàn toàn liệt bại với những tay chân co quắp làm cho họ có một hình thù dị dạng giống như những rễ cây có bướu coi rất dễ sợ.

        Sau một hay hai lần truyền điện, mỗi lần độ nửa giờ, tôi đã làm cho họ duỗi thẳng tay chân và đi đứng được như thường. Tôi dùng cái hàng ba rộng lớn của ngôi nhà làm một cái sân vận động, chọn lấy hai ba người trong số những người bịnh nặng nhất vừa được chữa khỏi, và bắt họ chạy đua theo chiều dài hàng ba.

        Họ và những người đứng xem đều cười lớn về sự đùa như một siêu nhân vì y cảm thấy bớt hẳn. Tôi lại tiếp tục chữa cho y luôn ba ngày liên tiếp, và qua ngày thứ tư y đã có thể vươn cánh tay bại xuội của y lên vòng quanh đầu, mở và khép bàn tay và sử dụng bàn tay để làm các động tác thông thường một cách dễ dàng.

        Trong vòng bốn ngày kế đó, y đã có thể ký tên bằng bàn tay đã được chữa khỏi, vào một chứng thư kể rõ trường hợp của y để được đem công bố. Đó là lần đầu tiên từ chín năm nay mà y có thể cầm đến một cây viết.

        Tôi cũng đã chữa luôn cái chân bại liệt của y, và độ một hai ngày sau, y đã có thể nhảy với tất cả hai bàn chân, nhảy cò cò bằng cái chân bại liệt, đá lên vách với một chiều cao đồng đều nhau bằng cả hai chân, và chạy một cách tự do theo ý muốn.

        Giống như rơm khô bắt lửa, tin ấy loan truyền rất mau khắp cả mọi nơi trong tỉnh. Cornelis  đưa đến một người bạn liệt bại như y, cũng được tôi chữa khỏi. Kế đó những người khác đến, lúc đầu còn đến từng nhóm nhỏ đôi ba người, kế đến hằng chục người, và trong vòng độ một tuần lễ sau, nhà tôi bị bịnh nhân vây phủ suốt ngày từ sáng sớm cho đến khuya, để nhờ tôi truyền điện chữa bịnh cho họ. Sau cùng họ trở nên quấy rầy, phiền nhiễu đến nỗi tôi cũng không còn biết phải làm sao để thoát khỏi vòng vây.

        Lẽ tất nhiên, với sự tăng gia đức tin nới khả năng của mình, sức mạnh từ điển của tôi tăng vọt lên gấp bội, và những chứng bịnh mà lúc đầu tôi phải mất đến nhiều ngày mới chữa khỏi, nay tôi có thể chữa trong vòng nửa tiếng đồng hồ.

        Một khía cạnh bực bội, khó chịu nhất trong việc này, là cái thái độ ích kỷ thấp hèn của quần chúng. Họ bao vây tôi trong buồng ngủ khi tôi chưa mặc quần áo, theo sát tôi từng bước một, không cho tôi có thời giờ ăn cơm, và làm áp lực ráo riết đối với tôi, bất luận rằng tôi bị mệt mỏi và kiệt sức đến độ nào!

        Tôi chữa bịnh cho họ suốt bốn, năm giờ liên tiếp, cho đến khi tôi cảm thấy kiệt quệ, không còn chút sinh lực nào. Khi đó tôi mới nghỉ độ nửa giờ đi xuống biển để tắm nước mặn, và khi trở lên nhà, tôi lại cảm thấy tràn đầy sinh lực, thể xác được tăng cường. Tôi bèn tiếp tục công việc chữa bịnh cho đến khi hoàn toàn xế trưa, tôi đã mệt lả và phải yêu cầu bịnh nhân hãy trở về nhà.

        Lúc ấy tôi ở trên tầng lầu thứ nhất của ngôi nhà trọ, nên phần nhiều những người bịnh nặng phải được thân nhân bạn bè khiêng lên lầu và đặt họ nằm dưới chân tôi. Có những người hoàn toàn liệt bại, với những tay chân co quắp làm cho họ có một hình thù dị dạng giống như những rễ cây có bướu coi rất dễ sợ.

        Sau một hay hai lần truyền điện, mỗi lần độ nửa giờ, tôi đã làm cho họ duỗi thẳng tay chân và đi đứng được như thường. Tôi dùng cái hàng ba rộng lớn của ngôi nhà làm một cái sân vận động, chọn lấy hai ba người trong số những người bịnh nặng nhất vừa được chữa khỏi, và bắt họ chạy đua theo chiều dài hàng ba.

        Họ và những người đứng xem đều cười lớn về sự đùa giỡn khôi hài đó, và ngạc nhiên tự hỏi sao lạ vậy, nhưng tôi làm vậy là có mục đích truyền cho họ một đức tin nơi hiệu lực của phép chữa bịnh, giống như đức tin của tôi, để cho sự bình phục của họ được hoàn toàn chắc chắn.

        Tôi cũng cảm thấy rất sung sướng mà có thể làm dịu bớt bao nhiêu nỗi khổ đau của nhân loại và trong nhiều trường hợp, đã làm cho những phế nhân phục hồi lại được tất cả những niềm vui của một sức khỏe lành mạnh và tất cả những khả năng hoạt động của một đời người.

        Sự việc trên vẫn tiếp tục dầu cho ở những vùng làng mạc xa xôi hẻo lánh trên lộ trình đi hoằng khai đạo pháp của tôi ở miền Nam đảo Tích lan. Tôi thường đến mỗi thị trấn hay xã ấp bằng xe ngựa hay xe bò, và thấy bịnh nhân rải rác nằm ngồi đợi tôi trên các hàng ba,bãi cỏ, và trong đủ mọi loại xe cộ, hoặc kiệu khiêng bằng tay, đến từ các vùng lân cận.

        Baddegama là một trung tâm nổi tiếng về những hoạt động Truyền Giáo, và cũng về sự thù nghịch đối với Phật Giáo nói chung. Có những tin tức hăm dọa rằng các nhà Truyền Giáo sẽ tấn công tôi trong buổi thuyết pháp tại đây, và lẽ tự nhiên các Phật Tử sẽ tề tựu đông đảo để nghe tôi giảng Đạo.

        Nhiều hội viên Hội Thông Thiên Học cũng tứ Galle đến dự thính, và trong đám đông, tôi nhìn thấy Cornelis Appu, y đã đi bộ suốt hai mươi cây số đường trường đến đây. Thế là không còn nghi ngờ gì về việc y đã được hoàn toàn chữa khọi bịnh liệt bại!

        Một trường hợp lý thú đã đến với tôi ở một tiểu ấp tên Agalya. Một bà lão già bảy mươi hai tuổi bị một con trâu cái đá vào khi bà đang vắt sữa độ vài năm trước đây; bà bị vẹo xương sống, không thể đứng thẳng người và đi phải chống gậy. Bà bất giác cười lớn một cách dòn dã khi tôi nói rằng không bao lâu tôi sẽ làm cho bà nhảy múa được. Nhưng chỉ sau có mười phút truyền điện dọc theo xương sống và tay chân, bà đã cảm thấy bình phục sức khỏe. Tôi bèn nắm tay bà, quăng bỏ cây gậy chống và bảo bà cùng chạy với tôi trên sân cỏ. Bà đã chạy được như thường.

II

       Xong việc, tôi trở về Trụ Sở Thông Thiên Học tại Galle, và một cuộc vây khổn thứ nhì của bịnh nhân đang chờ đón tôi tại đây. Tôi có ghi nhận một việc nó cho thấy cái ting thần ích kỷ, hẹp hòi, vô nhân của vài người trong giới y sĩ đối với vấn đề chữa bịnh miễn phí của những thầy "tay ngang", chỉ làm việc vì tình thương nhân loại.

        Một số bịnh nhân cũ của bịnh viện Galle, bị cho xuất viện vì bịnh nan y không thể chữa khỏi, đã đến với tôi và được bình phục sức khỏe. Lẽ tự nhiên họ phổ biến tin lành đó một cách hào hứng sôi nổi.

        Giới y sĩ chuyên nghiệp không thể làm ngơ hay dửng dung trước sự việc ấy, và ngày nọ một vị bác sĩ trẻ trong tỉnh đã chứng kiến việc làm của tôi. Ngày đó, có một trăm bịnh nhân đến nhờ tôi chữa, và tôi đã truyền điện cho hai mươi ba người, trong số đó có những trường hợp chữa khỏi bịnh một cách rất nhiệm mầu.

        Khi đã chứng kiến tận mắt, Bác Sĩ K. thành thật nhìn nhận hiệu lực của khoa chữa bịnh bằng nhân điện và đã ở lại với tôi suốt ngày, trợ giúp tôi trong việc chẩn bịnh, và đã làm những công việc của một người trợ tá bịnh viện.

        Chúng tôi đều ưa thích nhau, và khi chia tay, y hẹn sẽ đến sáng ngày hôm sau để trợ giúp tôi tùy theo khả năng của y. Chính y cũng đang bị đau chân vì một chứng bịnh cứng xương mắt cá, và tôi đã chữa khỏi cho y.

        Ngày hôm sau, y không đến,cũng không cho biết lý do tại sao. Sự bí mật ấy được giải thích trong một bức thư y viết cho một người bạn quen giữa đôi bên, người này đã giới thiệu y đến với tôi trước đây.

        Dường như khi chia tay từ giã tôi hôm trước, đầy lòng hứng khởi với những gì y đã nhìn thấy tận mắt, y bèn đến gặp vị Y Sĩ Trưởng của bệnh viện và báo cáo mọi việc.

        Vị thượng cấp của y nghe một cách lạnh lùng, và khi y đã nói xong, bèn nói lên cảm nghĩ của ông ta về tôi. Tôi là một lang băm, việc chữa bịnh ấy chỉ là một trò dối gạt phỉnh lừa, những bịnh nhân đã được trả tiền để nói dối, và vị bác sĩ trẻ bị ngăn cấm không được có sự liên hệ gì với tôi hay những trò khỉ của tôi nữa.

        Ông ta còn cảnh cáo vị bác sĩ rằng nếu y không tuân lệnh, y hãy coi chừng có thể bị mất việc. và nếu y thấy rằng tôi có nhận tiền thù lao, y phải tố giác tôi trước pháp luật vì hành nghề lương y không có giấy phép!

        Thế là người trợ tá và hâm mộ tọi,  quên cả bổn phận học hỏi cầu tiến của y trong nghệ thuật chữa bịnh, quên cả sự trung thành đối với Chân Lý, quên cả lương tâm chức nghiệp đối với Khoa Học, quên tất cả những gì y đã nhìn thấy tôi làm, cả sự hứa hẹn những gì mà với thời gian, y cũng sẽ có thể làm, thậm chí cũng không nhớ cái bàn chân y được tôi chữa khỏi, quên cả phép lịch sự tối thiểu của người thất hẹn không đến được như đã có lời hẹn trước, người bác sĩ ấy không đến luôn ngày hôm sau, thậm chí cũng không có một lời xin lỗi.

        Tôi cảm thấy thương hại y bởi vì tất cả những triển vọng tương lai của y trong chánh phủ bị lâm nguy; đồng thời tôi cũng cảm thấy rằng y đã mất sự quý trọng của tôi, mà đáng lẽ ra tôi vẫn dành cho y nếu y đã mạnh dạn đứng ra chống lại óc nô lệ nghề nghiệp xấu xa bỉ ổi này.

        Đó là một sự thiên lệch, hủ bại về tinh thần, nó muốn rằng toàn thể nhân loại đều phải chịu đau ốm chứ không được chữa trị bịnh tật, trừ phi bởi những lương y chính thống, trong một bầu không khí thiêng liêng và không hề lầm lỗi của khoa Y Học chánh thức!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: