Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Những điều bạn chưa biết ( Những điều làm thay đổi sách giáo khoa hiện nay)

Phần I: Những bằng chứng phủ nhận thuyết tiến hóa

“ Chiểu theo thuyết tiến hoá của Đác-uyn, nhân loại là từ thực vật dưới nước thành động vật dưới nước, sau đó bò lên lục địa, rồi leo lên cây, rồi lại quay xuống mặt đất thành người vượn, cuối cùng tiến hoá thành nhân loại hiện đại có tư tưởng có văn hoá; từ đó mà suy ra rằng nền văn minh nhân loại thực sự xuất hiện không thể quá một vạn năm. Còn suy xét trước đó, thì ngay cả thắt nút dây để ghi nhớ sự việc còn chưa có. Che thân bằng lá cây, ăn thịt sống; còn trước đó nữa, thì có thể còn chưa biết dùng lửa, hoàn toàn là con người hoang dã, con người nguyên thuỷ.

Nhưng chúng tôi phát hiện một vấn đề; tại nhiều địa phương trên thế giới còn lưu lại rất nhiều những tích cổ văn minh, đều vượt xa rất nhiều lịch sử nền văn minh nhân loại chúng ta. Những tích cổ ấy, đứng về góc độ công nghệ mà xét, thì có trình độ công nghệ rất cao; còn về góc độ nghệ thuật mà xét, thì cũng khá cao siêu; con người hiện đại quả thực đều là mô phỏng lại nghệ thuật của người xưa, vốn có giá trị thưởng thức rất sâu sắc. Nhưng chúng đã được lưu lại từ trên mười vạn năm, mấy chục vạn năm, vài trăm vạn năm, thậm chí trên vài trăm triệu năm về trước. Mọi người thử nghĩ xem, điều ấy chẳng phải đang cười giễu lịch sử ngày nay hay sao? Cũng không có gì đáng cười hết; bởi vì nhân loại cũng đang không ngừng hoàn thiện chính mình, đang không ngừng nhận thức lại chính mình một cách mới; xã hội chính là phát triển như thế, và nhận thức ban đầu không nhất định là tuyệt đối chính xác.

Có thể nhiều người đã nghe nói đến “văn hoá tiền sử”, cũng gọi là “văn minh tiền sử”; chúng tôi chính là giảng về văn minh tiền sử đó. Trên trái đất có châu Á, châu Âu, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, châu Đại Dương, châu Phi, và châu Nam Cực; những nhà Địa Chất học gọi chúng với tên chung là “bản khối đại lục”. Các bản khối đại lục hình thành cho đến hôm nay, đã trải qua hàng chục triệu năm lịch sử. Nên cũng nói, có rất nhiều lục địa từ đáy biển nổi lên, cũng có rất nhiều lục địa trầm xuống đáy biển; ổn định ở trạng thái hiện nay đã qua lịch sử hàng chục triệu năm rồi. Nhưng tại nhiều đáy biển, người ta đã phát hiện một số kiến trúc cổ đại to lớn; những kiến trúc này được chạm khắc tinh tế và đẹp phi thường; chúng không phải là di sản của nền văn hoá nhân loại hiện nay, mà chúng khẳng định đã được kiến tạo từ trước khi bị trầm xuống đáy biển. Vậy thì mấy chục triệu năm trước ai đã sáng tạo ra những nền văn minh ấy? Lúc bấy giờ, nhân loại chúng ta còn chưa là khỉ, làm sao tạo dựng nổi những thứ trí tuệ cao như thế? Trên thế giới, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một loài sinh vật, mang tên “bọ ba thuỳ”; nó là sinh vật có từ sáu trăm triệu đến hai trăm sáu mươi triệu năm trước đây; còn từ hai trăm sáu mươi triệu năm trước cho đến nay nó không có nữa. Một khoa học gia của Mỹ đã phát hiện một khối hoá thạch bọ ba thuỳ; mà đồng thời trên mặt khối hoá thạch còn có dấu chân một người đang đi giày đạp lên, in rõ mồn một ở mặt trên. Điều ấy chẳng phải là chế nhạo những nhà lịch sử học là gì? Cứ chiểu theo thuyết tiến hoá của Đác-uyn, vào hai trăm sáu mươi triệu năm trước lẽ nào đã có con người được?

Tại bảo tàng của Đại Học Quốc Gia Pê-ru có một khối đá; trên khối đá ấy có khắc một hình người; theo khảo sát thì hình người này được khắc lên đó ba vạn năm về trước. Nhưng hình người ấy mặc y phục, đội mũ, đi giày, trong tay lại còn cầm một chiếc kính viễn vọng đang quan sát thiên thể. Con người ba vạn năm trước biết dệt vải mặc áo là sao? Lại càng khó tin hơn nữa, là người ấy cầm kính viễn vọng để quan sát thiên thể, vậy nhất định còn có tri thức về thiên văn. Chúng ta vẫn nhìn nhận rằng một người châu Âu là Ga-li-lê là người đã phát minh ra kính viễn vọng; tính đến nay mới hơn ba trăm năm lịch sử; vậy ai là người đã phát minh ra kính viễn vọng ba vạn năm trước? Còn rất nhiều chỗ mê khó giải thích nữa. Chẳng hạn có rất nhiều bức bích hoạ đá trong các động đá tại Pháp, Nam Phi, và dãy núi An-pơ; chúng được khắc hết sức chân thực và sống động. Những hình người được khắc trông vô cùng tinh tế và đẹp, và được tô với chất liệu mầu là một thứ khoáng chất. Nhưng họ vận trang phục người hiện đại, có điểm tương tự Âu phục, mặc quần nịt. Có người tay cầm thứ như cái tẩu thuốc, có người cầm ba-toong, có người đội mũ. Những con khỉ mấy chục vạn năm trước, làm sao có được mức độ nghệ thuật cao như thế?

Nói xa hơn nữa, ở châu Phi có nước Cộng Hoà Ga-bông có một mỏ quặng u-ra-ni-um; nước này có phần lạc hậu, tự mình không thể chiết luyện u-ra-ni-um, nên xuất khẩu quặng sang những nước tiên tiến. Năm 1972, một nhà máy ở Pháp nhập khẩu quặng u-ra-ni-um ấy. Qua hoá nghiệm đã phát hiện rằng quặng u-ra-ni-um này đã được chiết luyện và đã bị sử dụng. Thấy quá lạ, họ bèn phái những nhân viên khoa học kỹ thuật đi khảo sát, khoa học gia nhiều nước khác cũng đi khảo sát. Cuối cùng chứng thực rằng mỏ quặng u-ra-ni-um kia chính là một lò phản ứng hạt nhân cỡ lớn; hơn nữa bố cục hết sức hợp lý; con người hiện đại chúng ta không thể tạo dựng. Vậy thử hỏi nó được xây dựng vào thời gian nào? Vào hai tỷ năm trước; nó đã được vận hành năm mươi vạn năm. Quả là những con số khổng lồ; chiểu theo thuyết tiến hoá của Đác-uyn thì không thể nào giải thích nổi; sự tình như thế có rất nhiều. Những gì mà giới khoa học kỹ thuật phát hiện hôm nay đã đủ để thay đổi sách giáo khoa hiện nay của chúng ta. Một khi quan niệm cũ cố hữu đã hình thành hệ thống vận tác và phương pháp tư duy, thì rất khó tiếp thu nhận thức mới. Chân lý dẫu xuất hiện cũng không dám tiếp thụ, mà lại bài xích nó theo bản năng. Vì ảnh hưởng của quan niệm truyền thống, hiện nay không có ai đứng ra chỉnh lý những điều này một cách có hệ thống; vậy nên quan niệm của người ta luôn không theo kịp sự phát triển; chư vị hễ nói đến điều như thế —tuy nó chưa phổ biến nhưng đã được phát hiện rồi— thì vẫn có người bảo là ‘mê tín’, không chịu tiếp thụ.

Nhiều nhà khoa học dũng cảm ở nước ngoài đã công khai thừa nhận rằng chúng là một loại văn hoá tiền sử, là nền văn minh có trước nền văn minh lần này của nhân loại chúng ta; chính là trước nền văn minh kỳ này của chúng ta đã tồn tại thời kỳ văn minh khác, hơn nữa không chỉ một lần. Từ những văn vật khai quật được mà xét, thì thấy đều không là sản vật của một thời kỳ văn minh. Thế nên nhìn nhận rằng nhiều lần văn minh nhân loại sau khi gặp đả kích mang tính huỷ diệt, thì chỉ có một số ít người sống sót, rồi trải qua cuộc sống nguyên thuỷ, lại dần dần sinh sôi thành nhân loại mới, tiến sang nền văn minh mới. Sau đó lại đi đến huỷ diệt, lại dần dần sinh sôi thành nhân loại mới; nó đã trải qua từng từng chu kỳ biến hoá khác nhau như thế. Các nhà vật lý giảng rằng, sự vận động của vật chất là có quy luật; sự biến hoá của toàn vũ trụ chúng ta cũng là có quy luật.”  ( trích từ cuốn Chuyển Pháp Luân_Sư Phụ Lý Hồng Chí )

Phần II: Ảnh hưởng của thuyết tiến hóa tới đạo đức nhân loại

Sự phá hoại của Thuyết tiến hóa đối với đạo đức của nhân loại

Hiện nay mọi người khi nói về Thuyết tiến hóa, thì luôn cho nó là một phạm trù Sinh vật học. Trên thực tế Thuyết tiến hóa đối với loài người vượt quá xa phạm trù của Sinh vật học. Chúng ta có thể nói rằng, một môn học thuật đề cao hoặc duy hộ đạo đức cơ bản của xã hội, đối với con người mà xét, thì có thể gọi là học thuyết chân chính, còn loại học thuyết phá hoại đạo đức loài người, đả kích bản tính lương thiện của loài người, thì thứ học thuyết đó chính là Tà ác. Bài này thử theo ảnh hưởng của Thuyết tiến hóa đối với đạo đức nhân loại mà trình bày và phân tích, mong mọi người chú ý đến vấn đề này.

Con người sở dĩ là người chứ không phải là động vật, chính là nhờ ở ràng buộc về luân lý đạo đức. Thế nhưng sự phá hoại của Thuyết tiến hóa đối với đạo đức nhân loại chủ yếu biểu hiện ở việc: nó phá hủy quan niệm đạo đức cơ bản của loài người vốn được truyền thừa suốt mấy ngàn năm qua, nó khuyến khích tính ích kỷ cá nhân tà ác của con người.

Quá khứ mấy ngàn năm trước, người phương Tây đối với việc “Thượng Đế tạo ra con người” rất tin tưởng không nghi ngờ, họ tin vào việc Thần đối với nhân loại là có sự quản chế ràng buộc. Tại phương Đông, mọi người tôn thờ đạo lý “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, “Trên đầu 3 thước có Thần linh”. Học thuyết nhà nho của Trung Quốc đều là xoay quanh “Con người tu thân trọng Đức như thế nào” mà giảng, trong sách “Đạo đức kinh” có mấy ngàn chữ, thực ra đều là xoay quanh “Đạo, Đức” mà giảng. Mọi người có thể đã được nghe đến mức quen tai câu chuyện xưa “Vi biên tam tuyệt” (Ba lần đứt lề sách), kỳ thực cũng nói về chuyện Khổng Tử cẩn thận nghiên cứu Chu Dịch, đề cao việc tu dưỡng đạo đức cá nhân. Nói cách khác, trăm ngàn năm qua mọi người đều tin tưởng rằng Thiện là mặt chủ đạo của nhân tính, những kẻ mang ma tính ích kỷ thì không xứng đáng làm người, và tính ích kỷ là thứ mà con người cần cố gắng trừ bỏ đi. “Tu thân trị quốc bình thiên hạ” chính là để ức chế tính ích kỷ cá nhân, tu thành người nho nhã lễ độ. Những người “Quân tử” có đạo đức cao thượng, hiếu thuận với cha mẹ, tận trung vì nước là những gương mẫu mà cộng đồng xã hội tôn sùng. Được ràng buộc bởi đạo đức cơ bản, con người không dễ dàng bị ma tính khống chế, bản tính lương thiện chiếm địa vị chủ đạo, xã hội phát triển một cách bình thường khỏe mạnh, nền văn minh có thể được tiếp tục duy trì.

Nhưng Thuyết tiến hóa gây tác hại đối với loài người không chỉ dừng lại ở đó. Tư tưởng nòng cốt của nó là “Thích giả sinh tồn” (”Kẻ thích nghi được thì tồn tại”) khiến con người hiện đại tìm được căn cứ, tìm thấy chỗ dựa cho những thứ quan niệm đã bại hoại của họ, tìm được cái cớ để lường gạt lương tâm của chính mình. Trong quan niệm “Thích giả sinh tồn” của Thuyết tiến hóa, “Sinh tồn” dường như là ý nghĩa duy nhất của sự tồn tại của sinh mệnh: chỉ cần ngươi có thể sống sót trong đời sống tàn khốc (của tự nhiên), thì ngươi là kẻ thắng cuộc (không quan tâm ngươi dùng thủ đoạn gì). Những thứ quan niệm “Con chim dậy sớm thì có côn trùng mà ăn”, “Không cố gắng sẽ bị đào thải”, “Ngươi không đánh gục hắn, hắn sẽ đánh gục ngươi”, “Người không vì mình, trời tru đất diệt”, vv… thể hiện rõ rằng ma tính ích kỷ đã thay thế phần rất lớn những quan niệm đạo đức chính thống cơ bản của con người. Trong xã hội một người nào còn tốt, một sinh mệnh còn tốt đẹp nếu không thể “Thích ứng với sự biến hóa của hoàn cảnh” thì sẽ bị đào thải, bất kể người ấy lương thiện như thế nào. Những người làm điều thiện cho khắp cộng đồng, lặng lẽ âm thầm phụng sự cho xã hội, những người chăm lo nâng cao tiêu chuẩn đạo đức cá nhân trong xã hội thường không được ủng hộ, mà bị bài trừ, chèn ép, thậm chí bị bài xích đến mất cả không gian sống cơ bản của mình. Mọi người không hề tin tưởng truyền thống đạo đức về lòng lương thiện, khoan dung, nhường nhịn …, “Khinh kẻ nghèo chứ không khinh kỹ nữ”, ngay cả những thứ Đại ca xã hội đen thậm chí lại trở thành đối tượng mà nhiều người sùng bái. Kỳ thực chúng ta chỉ cần tĩnh tâm lại và suy nghĩ, nếu chỉ có Con chim dậy sớm mới có côn trùng để ăn, như thế chẳng phải những con chim dậy muộn hơn đều phải bị chết đói ư? Nhưng trong hoàn cảnh thực tế tự nhiên lại là như thế này: “Con chim dậy sớm ăn côn trùng dậy sớm, con chim dậy muộn ăn côn trùng dậy muộn”. Trong cuộc sống thực tế, những kẻ liều mạng cố gắng vì ích lợi cá nhân, những kẻ không từ một thủ đoạn nào đều nhất định có thể đạt được mục đích cá nhân sao?

Xã hội hiện nay mọi người đều đã thực sự bị Thuyết tiến hóa lôi kéo và đang phải chịu hậu quả là sự băng hoại đạo đức toàn nhân loại. Các bạn hãy xem người ta bây giờ nói chuyện thì chủ đề được quan tâm nhiều nhất có lẽ là “Cạnh tranh”, đề cập làm thế nào để dùng “Sức cạnh tranh” của mình. Khi người ta phát hiện ra rằng những người lương thiện thành thật dễ dàng bị kẻ khác làm tổn hại, mọi người liền thúc giục chính mình trở nên gian trá và giảo hoạt. Để đuổi cho kịp cái gọi là “Trào lưu của thời đại” không ngừng biến hóa, mỗi cá nhân đều bị khuất phục và xuôi theo các quan niệm giá trị càng ngày càng bại hoại, rất ít người dám tự hỏi lại xem chỉnh thể thế giới quan về giá trị liệu có chính xác hay không. Nếu có người thực sự như thế, người khác sẽ bảo họ “Theo không kịp thời đại, mất trí, không hiểu biết”. Bị cái chỉnh thể môi trường như thế này lôi kéo, mỗi phụ huynh đều tính toán làm thế nào để con cái của mình có thể thích ứng được với cái “Xã hội cạnh tranh” này… Giáo dục ở các trường học không lấy đạo đức của học sinh làm tiêu chuẩn cân nhắc, mà lấy điểm số và thành tích làm tiêu chuẩn, cho nên học sinh bây giờ học tập cả ngày cả đêm. “Đáng thương thay cho cái tâm của các bậc cha mẹ trong thiên hạ” nhìn thấy đau xót trong lòng nhưng cũng không thể tránh được. Mỗi người đều căm ghét loại phương hướng giáo dục như thế này, bức thiết hy vọng giảm bớt được gánh nặng cho học sinh, nhưng hoàn toàn không nhận thức ra rằng, đứa con bé bỏng mà mình thương yêu phải chịu nhận tất cả những điều đó chính là do cái tâm “Hy vọng con cái trở thành rồng” của chính cha mẹ chúng tạo thành.

Mỗi cá nhân đều trong cạnh tranh mà đánh mất bản thân, mỗi người đều bị cái gọi là cạnh tranh thúc đẩy, bận rộn tầm thường, bôn ba khắp nơi. Dù là người chiếm được ưu thế và địa vị trong cạnh tranh, họ cũng không có được một ngày bình an, bởi anh ta cần phải đề phòng mọi lúc mọi nơi các đối thủ cạnh tranh càng ngày càng nhiều thêm! Mỗi cá nhân đều thấm thía nỗi khổ cực, mỗi người đều thấy đau buồn, mọi người chịu ảnh hưởng của những thứ quan niệm gọi là “Cạnh tranh” và “Thích giả sinh tồn” mà có thể “Hợp pháp” chém giết lẫn nhau. Bởi cái chỉnh thể giá trị quan như thế đã bắt rễ sâu vào trong xã hội bại hoại rồi, nên người với người làm hại nhau, để đạt được thắng lợi trong cạnh tranh họ không từ bất cứ việc xấu ác nào. Vấn nạn của xã hội liên tục xuất hiện, sự băng hoại của đạo đức nhân loại đã đến mức đáng sợ, môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người cũng lâm vào tình cảnh bị hủy hoại và tàn phá đến mức chưa từng có…

Bởi vậy, hoàn toàn vứt bỏ ảnh hưởng của Thuyết tiến hóa đối với xã hội chúng ta, phục hưng đạo đức của nhân loại đã là trách nhiệm xã hội không thể trốn tránh của mỗi một con người có lương tri. Bởi vì nó quan hệ đến bạn, đến tôi, đến mọi người, đến việc con cháu chúng ta có thể tiếp tục sinh tồn một cách tốt đẹp hay không!

Phần III : Thông điệp của những giọt nước – tri thức hay các bạn nên biết

1.     Những thí nghiệm thú vị

Trong báo cáo bên cạnh hình ảnh này Tiến sĩ Emoto giải thích rằng trong khi chụp ảnh tinh thể nước bất kỳ cục nước đá nào tan thành nước cũng phải trải qua trạng thái như trong hình này. Khi nước đóng băng nó trở thành tinh thể. Vào lúc ngay trước khi nó tan trở lại thành nước (do tăng nhiệt độ giữa -5°C và 0°C) nó tạo thành một hình y hệt như chữ “Nước” trong tiếng Hán. Có thể là con người thời cổ đại đã biết điều này và tạo ra chữ “Nước” trong tiếng Hán dựa trên thông tin này? Điều này rất đáng để cho chúng ta nghiên cứu lại nguyên từ học của chữ Hán.

A-8: Thí nghiệm cho nước nghe nhạc

A-7: Từ “thuỷ” trong tiếng Hán

Tinh thể đóng băng sau khi được nghe bản Pastorale – khúc nhạc đồng quê, một trong những bản nhạc giao hưởng nổi tiếng nhất của Beethoven (hình A-9). Trông nó sáng chói, mới mẻ và vui tươi. Tinh thể tuyệt đẹp này chứng tỏ rằng bản nhạc hay có ảnh hưởng tích cực đến nước. Tinh thể đóng băng sau khi nghe bản “Farewell Song” – “Bài hát chia tay” của Chopin (hình A-10). Tiến sĩ Emoto bình luận trong bản báo cáo của ông: “Tôi chưa bao giờ cảm thấy kinh ngạc như vậy khi tôi nhìn thấy tinh thể này”. Chẳng nhẽ nó có hình như vậy bởi vì nó bị ảnh hưởng của “Farewell Song” – “Bài hát chia tay”? Hình dạng tinh thể cơ bản của nó gần như được chia đều thành các phần nhỏ tách rời nhau ra. Độ phóng đại của kính hiển vi trong các ảnh là như nhau.

A-10

A-9

Có rất nhiều hình ảnh tinh thể nước đa dạng sau khi nước được nghe nhạc nhưng chúng ta hãy dừng lại ở những thí dụ này. Tôi chắc rằng bất kỳ ai lần đầu tiên nhìn thấy những hình ảnh này đều kinh sợ trước những hiển thị kỳ lạ của nước. Làm sao chúng ta có thể hiểu được việc các bản nhạc khác nhau tạo nên tinh thể có hình dạng khác nhau? Những hình ảnh tinh thể ở trên đã gợi cho chúng ta ý nghĩ rằng vật chất và tinh thần là một.

B-1: Một người nghiệp dư thực hiện một thí nghiệm thú vị là nói “Cảm ơn” và “Đồ ngu” với cơm hàng ngày.

Trong thí nghiệm này cơm được để trong hai lọ thủy tinh giống hệt nhau. Hai học sinh cấp một nói với cơm trong lọ hàng ngày trong một tháng liền ngay sau khi trở về nhà từ trường học. Kết quả là cơm trong lọ được trẻ em nói “Cảm ơn” gần như được lên men và có mùi thơm của lúa mạch nha chín. Còn lọ cơm bị trẻ em bảo là “Đồ ngu” chuyển sang màu đen và bị thiu thối. Họ nói rằng mùi thối của nó rất ghê tởm không thể tả được. Báo cáo nói, “Đây không phải là thí nghiệm của viện nghiên cứu làm, nên kết quả có thể chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tuy nhiên nhiều người đã cùng làm thí nghiệm đó và thấy kết quả giống hệt nhau. Thí nghiệm này không chỉ liên quan đến nước mà còn các vi khuẩn. Vi khuẩn cũng như chúng ta làm việc chăm chỉ khi được khen và trở nên lười nhác khi bị lợi dụng. Dường như là bằng việc nói “Cảm ơn” và “Đồ ngu” vi khuẩn đã kết hợp nhau lại để trở thành có ích hoặc có hại.

Tiếp theo đây chúng ta sẽ xem một số hình ảnh chụp được sau khi cho nước xem chữ.

B-2: Thí nghiệm cho nước xem chữ

B-2: Thí nghiệm cho nước xem chữ

Ảnh này được chụp sau khi cho nước xem chữ “Tình yêu/Biết ơn”. Tác giả nói trong bản báo cáo của mình rằng “chúng tôi chụp ảnh của rất nhiều tinh thể từ mẫu nước này nhưng đây là tinh thể tuyệt đẹp đầu tiên mà chúng tôi nhìn thấy. Thực sự là không có gì quan trọng hơn tình yêu và lòng biết ơn trên thế giới này. Bằng cách biểu lộ tình yêu và lòng biết ơn nước ở quanh chúng ta và trong cơ thể chúng ta thay đổi rất đẹp. Chúng ta muốn áp dụng điều này trong cuộc sống hàng ngày, có phải vậy không?”

Những chữ được dùng để cho nước xem là: “Mày làm tao phát ốm. Tao sẽ giết mày.” Báo cáo có đoạn “đây là những từ mà thanh niên ngày nay hay dùng. Kết quả là hình dạng của [tinh thể] nước trở nên xấu như chúng tôi đã dự đoán sau khi chúng tôi cho mẫu nước xem những từ này. Tinh thể bị méo mó và phân tán. Nó thực sự là hình ảnh của những chữ “Mày làm tao phát ốm” và “Tao sẽ giết mày.” Thật là đáng sợ khi chúng ta sống trong một thế giới mà những từ như thế này được sử dụng tràn lan. Đã đến lúc chúng ta phải làm một cái gì đó”

B-5: Nước nhận sóng điện từ của TV (trong vòng 4 giờ)

B-4

B-3

Nước cất được cho xem phim “Cuộc sống” của NHK (như trên ảnh B-9). Tác giả nói trong báo cáo, “Chúng tôi đã thử làm một thí nghiệm dựa trên một ý tưởng là thậm chí với cùng một chiếc TV, các chương trình khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. Khi làm như vậy thậm chí nước cất không dán chữ “Tình yêu/Sự biết ơn” cũng cho ra tinh thể đẹp như thế này. Sau khi xem những bức ảnh này, chúng ta dễ có một ấn tượng là: dù được cho xem chữ, nghe nhạc hay xem TV, nước cho chúng ta thấy một khả năng kỳ lạ là có thể nắm bắt được thông điệp chung ẩn dấu dưới hình dạng bên ngoài và thậm chí có thể phân biệt được mức độ đạo đức của nó.” Làm sao chúng ta có thể hiểu được nhiệm vụ tinh thần bí ẩn mà nước thực hiện ở đây? Chẳng phải kết quả của các thí nghiệm ở đây cho chúng ta thấy rõ ràng rằng nước có sinh mệnh và có thể phân biệt tốt xấu? Sự duy linh này không chỉ giới hạn ở nước mà còn có thể được tìm thấy ở các vật chất khác nữa.

B-8

B-7: Nước cất không dán chữ dưới tác dụng của sóng điện từ.

B-6: Nước cất được dán chữ “Tình yêu/ Sự biết ơn” dưới tác dụng của sóng điện từ

Các thí nghiệm trên đã chứng tỏ cho chúng ta một cách sống động rằng tất cả các vật chất bao gồm cả tinh thể nước đều có thể phân biệt tốt xấu và đều là các thực thể sống.

IHM cũng đã tiến hành một loạt các thí nghiệm cho thấy rằng nước có khả năng phản ánh ý thức của con người và có thể bị thay đổi bởi ý thức của con người.

B-9

Tiến sĩ Emoto viết trong báo cáo thí nghiệm của mình rằng, “Cho đến nay, chúng ta đã có những kinh nghiệm rất thú vị về việc cho nước nghe nhạc, xem chữ và tên. Và việc chúng tôi thử cho nước xem chữ cho kết quả hơn cả chúng tôi mong đợi. Với kết quả của những thí nghiệm này, chúng tôi có thể đi đến một giả thuyết rằng các thông điệp có thể được truyền qua “hình dạng” như chữ viết và hình ảnh. Tuy nhiên chúng tôi đã không dám mong đợi rằng tinh thể sẽ cho thấy những thay đổi rõ ràng sâu sắc như vậy. Chúng tôi đã nhận ra rằng nước lưu giữ và truyền thông điệp. Vì vậy chúng tôi đã không thể cưỡng lại việc bước vào lĩnh vực ý thức của con người. Chúng tôi muốn tìm ra những thay đổi mà suy nghĩ có thể gây ra.”

Bây giờ hãy để tôi giới thiệu kết quả của những thí nghiệm về ý thức của nước.

C-2: Đây là nước được lấy cùng một chỗ ba tháng sau

C-1: Đây là nước máy được láy từ Kobe ngay sau khi trận đại động đất Hanshin-Awaji xảy ra

Trong báo cáo của mình Tiến sĩ Emoto mô tả: “Vào ngày 17/01/1995, ba ngày sau khi trận đại động đất Hanshin-Awaji xảy ra ở khu vực Kobe, chúng tôi chụp ảnh của tinh thể nước máy lấy ở Kobe (có thể được tìm thấy lúc đó). Cứ như là nước đã nắm bắt được sự sợ hãi, hoảng hốt và đau buồn sâu sắc của con người ngay sau khi trận động đất xảy ra. Các tinh thể bị phá hủy hoàn toàn. Nó là hình ảnh làm mọi người rùng mình. Chúng tôi thậm chí còn cảm thấy rằng chúng tôi không thể công bố hình ảnh này vì sự đau khổ tột bực của nó. Tuy nhiên, ba tháng sau đó…Sự giúp đỡ và thông cảm từ trên khắp thế giới được gửi đến nhân dân Kobe. Tinh thể này dường như đã bày tỏ những cảm giác của quan tâm và mong ước.”

Một thí nghiệm về ý thức khác được thực hiện với nước máy lấy từ Shinagawa, Tokyo.

C-4: Cùng mẫu nước sau khi nhận được ý thức “Khí, Tâm hồn và Tinh thần của Tình yêu” từ 500 người.

C-3: Nước máy nguyên mẫu lấy trước ngày thí nghiệm “Khí, Tâm hồn và Tinh thần của Tình yêu”

Trong thí nghiệm này, người làm thí nghiệm gửi thư đến 500 giảng viên HADO trên toàn nước Nhật (những người tốt nghiệp nghiên cứu HADO) để đề nghị họ hợp tác. Anh ta yêu cầu những người này “Vào 2:00 ngày 2 tháng Hai năm 1997, tôi sẽ để một cốc chứa nước máy lấy từ Shinagawa-ku trên bàn làm việc của tôi. Hãy truyền cảm giác của mình đến mẫu nước đó cùng một lúc từ khắp nước Nhật. Tất nhiên, để nước này trở thành nước sạch, hãy gửi “Khí, Tâm hồn và Tinh thần của Tình yêu” và điều mong ước rằng nước sẽ trở nên sạch. Xin cảm ơn rất nhiều.”

Tiến sĩ Emoto báo cáo, “Tất nhiên, không có sự thay đổi vật lý nào. Chúng tôi đã không chờ đợi nhưng đã có thể đạt được một sự thay đổi rõ ràng về điều kiện của nước. Tất cả nhân viên đều xúc động đến nỗi họ gần như trực khóc. Chúng tôi cảm ơn sâu sắc tất cả những người đã hợp tác với chúng tôi trên toàn bộ nước Nhật. Chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy rằng ý nghĩ của mọi người có thể được tập hợp lại bất kể họ ở bao xa.” Bằng cách này, tinh thể nước đã chứng tỏ với chúng tôi rõ ràng là ý thức của con người thực sự là một vật chất có tồn tại, và vật chất này thậm chí có thể làm thay đổi môi trường của chúng ta.

D-3: Tinh thể sau khi đọc “Thông thái” bằng tiếng Đức

D-2: Tinh thể sau khi đọc “Thông thái” bằng tiếng Anh

D-1: Tinh thể sau khi đọc “Thông thái” bằng tiếng Nhật

Mặc dù thí nghiệm ý thức này rất mới và mang tính cách mạng, tuy nhiên kết luận thu được thì tuyệt đối không phải như vậy.

D-5: Tinh thể sau khi đọc “Vũ trụ” bằng tiếng Anh

D-4: Tinh thể sau khi đọc “Vũ trụ” bằng tiếng Nhật

D-6: Tinh thể sau khi đọc “Vũ trụ” bằng tiếng Hy lạp

Trong vài phút còn lại, hãy để chúng ta đi vào thế giới kỳ diệu mà tinh thể có thể đưa chúng ta đến bằng cách nhìn qua những thí nghiệm này. Trong những thí nghiệm này, nước được cho xem những từ “Thông thái”, “Vũ trụ” và “Tình yêu/Cảm ơn” bằng các thứ tiếng: Nhật, Anh và Đức. Nước ban đầu được sử dụng là nước lọc cùng tiêu chuẩn. Kết quả là các tinh thể được hình thành có hình dạng tương tụ bất chấp sự khác biệt về ngôn ngữ.

D-9: Tinh thể sau khi đọc “Tình yêu/Cảm ơn” bằng tiếng Đức

D-8: Tinh thể sau khi đọc “Tình yêu/Cảm ơn” bằng tiếng Nhật

D-7: Tinh thể sau khi đọc “Tình yêu/Cảm ơn” bằng tiếng Anh

Tinh thể nước cho chúng ta thấy rõ ràng là mặc dù một từ có cùng nghĩa được viết một cách khác nhau bằng các ngôn ngữ khác nhau, cái mà nước nhìn thấy chính xác là bản chất của từ đó mà cũng là một thực thể sống và do đó có thể phản ánh một cách tự nhiên từ đó trong các hình dạng tương tự.

Tiến sĩ Emoto viết trong đoạn kết luận của báo cáo của mình, “Đánh giá nước bằng cách chụp ảnh tinh thể nước là một cách tiếp cận mới xuất phát từ một quan điểm hoàn toàn khác so với các phương pháp đánh giá và phân tích khoa học truyền thống bình thường. Cái mà chúng tôi học được từ những thí nghiệm này là chúng ta không biết gì về nước cả. Các câu hỏi và vấn đề mới chồng chất lên nhau.”

Do đó, ông đặt câu hỏi một cách sắc sảo, “Có phải nước đến từ vũ trụ?” Sau đó ông tự trả lời mình một cách quả quyết, “Hãy bắt đầu với những câu hỏi về nước tồn tại trên mặt đất. Tại sao nước lại tồn tại? Nguồn gốc của nước trước kia được bao bọc trong sự bí ẩn. Khi các cuộc thăm dò vũ trụ tiến bộ, nó đã được xác nhận rằng nước cũng tồn tại trên Sao Hỏa. Chúng ta bắt đầu hiểu rằng nước không chỉ có trên trái đất mà trong tất cả các nơi trong vũ trụ.” “Tất cả chúng ta đều biết rằng không có nước thì sự sống không thể được sinh ra. Nếu như nguồn gốc của sự sống, có nghĩa là nước bắt nguồn từ vũ trụ, thì chúng ta có thể giả sử là loài người có thể có nguồn gốc ngoài trái đất.” “ Nếu thực tế này được công nhận, thì nguồn gốc của loài người, thuyết tiến hóa của Darwin, và các giả thuyết khác về lịch sử của trái đất và sự sống sẽ bị thay đổi hoàn toàn.” “Vũ trụ quá rộng lớn đối với con người và nó là một thực thể không thể tưởng tượng được. Sự thực của vấn đề là bằng cách nghiên cứu nước sâu hơn nữa, chúng ta có thể hiểu biết hơn về vũ trụ. Chỉ ý nghĩ đó thôi đã quá là hứng thú.”

Nước, sự sống, vũ trụ và đặc tính vũ trụ: quan hệ thực sự giữa chúng là gì? Để tìm một câu trả lời tốt hơn cho chính mình, tôi chân thành mời quý vị đọc bộ sưu tập các bài viết về tinh thể nước.

2/ Thông điệp của nước : chúng ta làm thế nào để tịnh hóa Địa Cầu:

Vào tháng 5 năm 2002, một phóng viên của Zhengjian.net (Chánh Kiến Net) đã phỏng vấn tiến sĩ Masaru Emoto, chủ tịch Học viện Hội Hado Quốc tế (IHM) và là tác giả cuốn sách “Thông điệp của nước”. Con trai của tiến sĩ Emoto là người đã hiệp trợ phiên dịch.

PV: Phóng viên Chánh Kiến

TS: Tiến sĩ Masaru Emoto

PV: Tiến sĩ Emoto, tôi đã đọc cuốn sách “Thông điệp của nước”. Tôi cảm thấy nó thật độc đáo. Ông đã nêu ra một số chủ đề thật ý nghĩa. Cuối cuối sách, ông viết: “Nếu sự tồn tại nguyên thủy của nước không ở tại Trái đất mà đến từ không gian bên ngoài, nó có nghĩa rằng sự tồn tại của chúng ta cũng bắt nguồn từ không gian vũ trụ.” Ông có thể giải thích rõ hơn được không ạ?

TS: Năm năm trước, một tiểu hành tinh mang theo băng đã rơi xuống Trái đất. Các nhà nghiên cứu từ Trường Đại học Hawaii đã đo đạc và khám phá ra rằng nó nặng 100 tons (101,6 tấn). Mỗi năm có hàng chục triệu mảnh băng lớn rơi xuống Trái đất từ ngoài không gian. Nếu chúng ta tính toán khối lượng nước mà chúng mang theo, người ta sẽ thấy rằng rất có thể nước nguyên thủy trên Trái đất có nguồn gốc từ không gian. Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại Học Hawaii cho rằng có thể ban đầu không có nước trên Trái đất và nước ở Trái đất đến từ ngoài không gian. Nhiều nhà khoa học và nhà nghiên cứu không đồng ý với lý thuyết này, nhưng tôi tin rằng nó là đúng.

PV: Vì nước đến từ ngoài không gian, nên sinh mệnh cũng đến từ ngoài không gian. Đây là điều ông nghĩ tới phải không ạ?

TS: Vâng, tất nhiên rồi.

PV: Cuối cuốn sách, ông viết: “Đích đến cuối cùng của thế giới hỗn loạn này là nơi đâu? Con người đã xuất sinh như thế nào? Lịch sử nhân loại là gì? Tương lai rồi sẽ ra sao?”

TS: Tôi nghĩ rằng con người cũng chính là nước. Cơ thể người là chiếc áo mà chúng ta khoác lên khi ở tại hành tinh này, và ở hành tinh khác, chiếc áo có thể là hoàn toàn khác. Nước rải rác khắp mọi nơi trong toàn vũ trụ. Tôi tin rằng Trái đất giống như quả thận của vũ trụ. Rất nhiều nước của vũ trụ đã đến hành tinh này. Nó phải được tịnh hóa và trở lại những hành tinh khác để tịnh hóa những nơi đó. Những hành tinh này cần nước đã được tịnh hóa.

Nước chính là chúng ta. Chúng ta, con người cần phải tự mình tịnh hóa. Lý do chúng ta tới đây từ không gian vũ trụ là để được tịnh hóa. Rồi chúng ta phải trở về với vũ trụ. Những hành tinh khác đang chờ đợi chúng ta. Họ đang nói: “Hãy trở về! Hãy trở về! Nhanh lên và hãy trở về! Nhanh lên!” Nhưng chúng ta vẫn còn ở trên Trái đất này và bị luân hồi. Chúng ta không thể tiếp tục bị luân hồi như thế này được. Chúng ta phải tốt nghiệp và phải trở về. Chúng ta, con người cũng giống như nước. Chúng ta cần trở về những hành tinh khác.

PV: Nhưng thực tế là thế giới này đang ngày càng dơ bẩn hơn.

TS: Nếu chúng ta tiếp tục sống như thế này, hành tinh Trái đất có thể phải đối mặt với những thảm họa và có thể đi đến kết thúc. Nếu chúng ta không thay đối cách sống của chúng ta, chúng ta có thể sẽ bị nạn hồng thủy, như những gì đã xảy ra với con thuyền Noah.

PV: Vậy chúng ta có thể tránh những thảm họa như vậy bằng cách nào ạ?

TS: Nó rất dễ. Sự yêu thương và lòng biết ơn, với mọi người và với mọi vật. Nếu 10% những người trong chúng ta có thể làm được điều đó thì thảm họa sẽ không thể xảy ra.

PV: Tại sao lại là 10% ạ?

TS: Các thí nghiệm đã cho thấy nếu 10% ổ vi khuẩn chứa các vi khuẩn tốt, 10% chứa các vi khuẩn xấu, 80% là trung tính thì cả ổ vi khuẩn sẽ trở thành tốt, và vi khuẩn tốt sẽ chiến thắng.

Con trai của tiến sĩ Emoto nói thêm: “Tiến sĩ Emoto đã làm thí nghiệm với nước bằng cách đặt hai mẩu giấy lên một chai nước. Một ghi: “Cám ơn!” còn cái kia ghi: “Ngớ ngẩn!” Nước đã hình thành nên các tinh thể tuyệt đẹp, cho thấy rằng “Cám ơn” đã chiến thắng “Ngớ ngẩn”. Đó là tại sao tiến sĩ Emoto đang cố gắng tìm ra 10% số người trên Trái đất còn chính niệm (ý niệm chân chính). Sẽ có hòa bình trên Trái đất chừng nào còn có 10% những người đó.”

TS: Người Trung Quốc là rất quan trọng. Có rất nhiều người Trung Quốc. Tôi không hiểu tại sao chính phủ Trung Quốc lại cải biến ký tự Trung văn [thành giản thể] (Ông nhìn vào tờ báo Hoa ngữ mà phóng viên Chánh Kiến đang cầm trong tay). Chữ này còn được. Nó là ký tự phồn thể.

PV: Tại sao ông nghĩ có sự khác biệt giữa chữ giản thể và chữ phồn thể ạ?

TS: Dựa trên cách mà nước kết tinh, chữ phồn thể là tốt. Tôi đã sử dụng chữ phồn thể để làm thí nghiệm của mình. Các tinh thể được hình thành trông rất đẹp.

PV: Tại sao ông lại so sánh chữ phồn thể và chữ giản thể trong thí nghiệm của mình ạ?

TS: Chưa đâu. Tôi chỉ mới thử chút thôi. Văn tự cũng là sinh mệnh, và một sinh mệnh có nghĩa là nó đang sống. Đây chính là đặc tính tối quan trọng của nhân loại. Tôi là người Nhật, và tôi thực sự yêu thích văn tự Nhật Bản. Nếu ai đó buộc tôi thôi sử dụng văn tự Nhật Bản, tôi sẽ không thể sống được. Tôi thực sự không hiểu nổi chính phủ Trung Quốc.

PV: Sau khi thực hiện các thí nghiệm với nước, ông đã có suy nghĩ gì khác về nhân loại ạ?

TS: Chúng ta đến từ đâu, tại sao chúng ta lại ở đây, và chúng ta đang đi tới đâu là bí ẩn quan trọng, bí ẩn nên được hé lộ. Các thí nghiệm với nước có thể cho phép chúng ta vén lên bức màn bí mật này.

Thí nghiệm về sự kết tinh của nước được tiến hành bởi tiến sĩ Masaru Emoto tại Nhật Bản đã nhận được những phản ứng nhiệt tình từ độc giả. Sau đó, chúng tôi đã tiếp tục phỏng vấn một vài người trong giới khoa học và mời họ nói về ý nghĩa của các thí nghiệm. Dưới đây là cuộc phỏng vấn với bác sĩ Lý Xuân Băng. Chúng tôi hoan nghênh tất cả mọi người tham gia cùng chúng tôi để khám phá thí nghiệm thú vị này.

PV: Phóng viên Chánh Kiến

BS: Bác sĩ Lý Xuân Băng

PV: Thưa Bác sĩ Lý, điều gì mà ông nghĩ là thông điệp quan trọng nhất từ thí nghiệm “thông điệp của nước”?

Hình 1: Trái: Tinh thể nước khi được cho xem chữ “thiên thần”; Phải: Tinh thể nước khi được cho xem chữ “ác quỷ”

BS: Phần ngoạn mục nhất là một tinh thể nước có thể phản ánh “tư tưởng” qua hình thù của nó. Đó là, một cụm từ, một hình ảnh hay một đoạn âm nhạc có thể dẫn tới việc hình thành những hình thù đặc định của tinh thể nước. Nói cách khác, nước đáp lại những từ ngữ, hình ảnh hay âm thanh bằng các hình dạng khác nhau của tinh thể nước. Từ những hình ảnh về sự kết tinh của nước, chúng ta có thể dễ dàng thấy được vật chất và tinh thần là có tương thông với nhau. Mỗi một chủng tư tưởng đối ứng với một chủng vật chất. Lấy thí dụ, một từ ngữ mang theo một tư tưởng, và tự biểu hiện trong hình dạng tinh thể nước trong thí nghiệm về kết tinh nước. Điều này chứng minh rằng mỗi vật chất đều có sinh mệnh và tư tưởng riêng, và mỗi tư tưởng đều có hình thái vật chất tương ứng. Vật chất và tinh thần là nhất thể, với hai loại biểu hiện của cùng một sự vật.

Trong mỗi thí nghiệm, nước đều bày tỏ những loại thông điệp khác nhau. Mặc dù mỗi tinh thể nước vẫn có cùng kết cấu hóa học, chúng thực sự khác nhau về tư tưởng và linh hồn. Những thí nghiệm này đã chứng minh rằng nước là một loại hình sự sống, và nó cũng áp dụng với mọi từ ngữ, mọi hình thù của vật thể và mọi thanh âm, đồng thời mỗi thứ trong số chúng đều có tư tưởng. Có lẽ một ngày nào đó thậm chí chúng ta sẽ có thể “chào” chúng khi chúng ta có khả năng quan sát tiến bộ hơn.

PV: Rất nhiều bức ảnh chụp hình tinh thể nước đã được công bố. Ông thích bức nào nhất ạ?

Hình 2a: Tinh thể nước khi được nghe bản nhạc “Đêm bình yên”

Hình 2b: Tinh thể nước khi được nghe nhạc Rock Heavy Metal

BS: Những bức hình chụp hoa thật là lý thú. Bạn có thể thấy rằng sau khi được xem hình hoa cam cúc (Chamomile) và hoa cây thì là (Fennel), hình dạng tinh thể nước hoàn toàn tương đồng với hình dạng của hai loại hoa. Đó là tinh thể nước mô phỏng theo hình dạng mà nó được xem. Điều này là một bằng chứng vững chắc rằng mỗi vi lạp đều mang theo một chỉnh thể hình tượng và tín tức.

Hình ảnh ba chiều này có thể được trông thấy ở mức vi quan. Chúng ta không thể nhìn thấy “tư tưởng” bằng cặp mắt thịt của chúng ta, bởi vì “tư tưởng” hiển hiện ở các không gian vi quan mà mắt thường không nhìn thấy được. Nếu chúng ta có cách nhìn thấy các thứ ở vi quan thì chúng ta sẽ có thể thấy được “tư tưởng”.

PV: Thí nghiệm này khác với các thí nghiệm khoa học phức tạp khác ở chỗ rất ít chuyên gia tham dự nhưng lại được đại đa số công chúng chú ý tới. Ông nghĩ rằng kết quả thí nghiệm sẽ mang lại những ảnh hưởng gì trong công chúng ạ?

Hình 3a: Bức hình chụp hoa cam cúc (Chamomile)

Hình 3b: Tinh thể nước sau khi được xem hình hoa cam cúc

BS: Chúng ta có thể thấy rõ ràng từ thí nghiệm về tinh thể nước rằng thiện niệm làm mọi thứ đẹp lên và ác niệm làm mọi thứ xấu đi. Hầu hết cơ thể người và mọi thứ khác trên thế giới này đều được cấu thành từ nước. Chính vì vậy thiện niệm của chúng ta sẽ cải biến ngoại cảnh và chính bản thân chúng ta. Nếu chúng ta bảo trì được thiện niệm, chúng ta sẽ tịnh hóa cơ thể chính mình, trở nên Mỹ lệ và kiện khang. Nếu chúng ta bảo trì được thiện niệm, chúng ta sẽ tịnh hóa môi trường và những người xung quanh chúng ta. Thiện niệm của chúng ta có thể cải biến cả thế giới này. Thật sửng sốt khi triết lý ấy thể hiện rất rõ ràng trong thí nghiệm về tinh thể nước này. Cách trực tiếp nhất để tịnh hóa thế giới này là bảo trì thiện niệm của chính chúng ta. Nếu công chúng có thể nhận thức được điểm này thì nó sẽ tạo ra một tác động rất lớn.

Hình 4a: Bức hình chụp hoa cây thì là (Fennel)

Hình 4b: Tinh thể nước sau khi được xem hình hoa cây thì là

PV: Tiến sĩ Masaru Emoto đã thực hiện một thí nghiệm, trong đó một nhóm người phát ra thiện niệm, chẳng hạn như “Cám ơn” và “Tình thương” vào một cái chai đựng đầy thứ nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước này đã được tịnh hóa nhanh chóng. Ngoài ra, tiến sĩ Emoto mới đây cũng đã thỉnh nguyện cả thế giới thường xuyên đồng phát thiện niệm cho nước trên trái đất vào các thời điểm xác định. Ông có cảm tưởng gì về những thí nghiệm này ạ?

BS: Thực ra, tiến sĩ Emoto cũng đã từng tiến hành nhiều hoạt động phát thiện niệm tập thể.

Vào lúc 2 giờ ngày 02 tháng 02 năm 1997, 500 người từ khắp Nhật Bản đã hưởng ứng lời kêu gọi của tiến sĩ Emoto và phát thiện niệm vào một chai đựng nước máy được đặt trên bàn làm việc của tiến sĩ Emoto tại Tokyo. Mỗi người được yêu cầu nghĩ như sau: “Nước hãy biến thành kiền tịnh. Cám ơn.” Thông điệp trìu mến này đã được phát ra cùng lúc bởi 500 người trên khắp Nhật Bản. Bức ảnh bên tay phải được chụp ngay sau đó. Không có quá trình xử lý nhân tạo nào đối với bức ảnh trên. Mặc dù nhóm nghiên cứu đã kỳ vọng kết quả này, tất cả họ đều đã òa khóc khi trông thấy bức ảnh bên dưới.

Hình 5a: Nước máy tại Tokyo

Hình 5b: Nước máy tại Tokyo sau khi được một nhóm phát thiện niệm

Bức ảnh bên tay trái (Hình 6a) được chụp ba ngày sau khi một trận động đất xảy ra tại Kobe, Nhật Bản. Nó là tinh thể nước bị biến dạng của nước máy tại Kobe. Nước dường như biểu lộ cảm giác hoang mang, đau buồn và sợ hãi mà người dân địa phương đã phải trải qua trong trận động đất. Tất cả mọi người đều bị sốc sau khi xem bức ảnh thể hiện cảm xúc của nước. Nhưng sau đó người dân Kobe đã nhận được sự quan tâm và viện trợ từ nhân dân khắp thế giới. Ba tháng sau trận động đất, nhóm nghiên cứu đã chụp một bức ảnh khác với cùng chai nước đó (hình bên tay phải, Hình 6b), trong đó biểu lộ vẻ đẹp của sự quan tâm và chúc nguyện mà nhân dân thế giới dành người dân Kobe, Nhật Bản.

Hình 6a: Tinh thể nước tại Kobe, Nhật Bản sau trận động đất

Hình 6b: Tinh thể nước sau khi được phát thiện niệm

Tiến sĩ Emota thường kể một câu chuyện về một nhóm người phát thiện niệm cùng nhau. Khi con tàu Apollo 13 đáp xuống mặt trăng, phi hành đoàn đã gặp phải một số sự cố kỹ thuật gây ra sự phá hủy bình dưỡng khí. Họ không còn hy vọng sống sót và trở về trái đất dưới tình trạng như vậy. Tuy nhiên, toàn thế giới đã theo dõi cuộc thám hiểm và cầu nguyện cho họ. Cuối cùng, phi hành đoàn đã trở về trái đất an toàn. Tiến sĩ Emoto tin rằng đây là [hiệu quả của] sự đồng phát thiện niệm. Tiến sĩ Emoto coi đây là một hoạt động toàn cầu mà cả thế giới, không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng và quốc tịch, phát thiện niệm tập thể cùng nhau.

Nó cho thấy rằng sức mạnh thiện niệm của tập thể là rất vĩ đại. Nếu chúng ta sử dụng thiện niệm tập thể để chống chọi với một tai nạn, thì tai nạn đó sẽ bị hóa giải. Đặc biệt, khi sự hủy diệt, bạo lực và tàn sát lan tràn trên thế giới này, chúng ta có thể ngăn chặn chúng nếu chúng ta đồng phát thiện niệm để tiêu hủy chúng.

PV: Ông thấy còn phương diện tiềm năng nào chưa được khai thác không ạ?

BS: Mặc dù không có cái nhìn của một người trong cuộc trong những thí nghiệm này, tôi nghĩ rằng các hoạt động tinh thần của nhóm nghiên cứu có thể ảnh hưởng đến kết quả của mỗi thí nghiệm. Vì nước được khám phá là nhạy cảm với các tư tưởng, nó đương nhiên cũng nhạy cảm với tư tưởng của các nhà nghiên cứu. Tôi tin rằng các nhà nghiên cứu cần giữ một tư tưởng tĩnh lặng để tránh ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm theo mong muốn của họ.

Mặt khác, nếu chúng ta giữ được tâm trí tĩnh lặng, tôi tin rằng nước xung quanh chúng ta sẽ trở nên rất thuần tịnh. Tôi nghĩ rằng sự thuần tịnh của nước phản ánh sự thuần tịnh của tâm linh chúng ta. Nếu chúng ta thiền định và đạt đến được trạng thái “nhập tĩnh”, chúng ta sẽ có sức mạnh tịnh hóa nước mạnh mẽ hơn nữa. Ở đây tôi muốn giải thích qua về sự khác biệt trong các cảnh giới của “tĩnh”. Quá trình loại trừ tạp niệm và đạt một cảnh giới “tĩnh” cao về cơ bản chính là quá trình tu luyện. Tôi dám đánh cược rằng kết quả thí nghiệm sẽ thật đáng kinh ngạc nếu một người tu luyện chân chính ngồi đả tọa bên cạnh một dòng suối.

Tôi cũng muốn nói thêm một chút về hoạt động phát thiện niệm tập thể. Những hoạt động như vậy có tính chất ngắn hạn và chỉ mang lại kết quả tạm thời. Điều quan trọng hơn là chúng ta phải bảo trì thiện niệm vào mọi lúc bởi vì mỗi niệm đều ảnh hưởng đến cơ thể và mọi thứ xung quanh chúng ta. Chỉ khi chúng ta không ngừng loại trừ những tư tưởng bất lương, nghiêm khắc yêu cầu chính mình, sống thiện lương thì chúng ta mới có thể tịnh hóa cơ thể và môi trường, cũng như bảo trì một thế giới hòa bình. Đây chính là đạo làm người được giáo hóa bởi các bậc thánh nhân.

Có một câu ngạn ngữ Trung Quốc rằng: “Thủy vi tâm chi kính” (Nước chính là tấm kính phản chiếu tâm chúng ta). Từ các thí nghiệm của tiến sĩ Emoto, giờ chúng ta đã có một hiểu biết rõ ràng rằng nước thuần tịnh là một sản phẩm của tâm thuần tịnh. Nếu như nhân tâm không cải biến thì không có cách nào cải biến nước được. Cũng như vậy, hoạt động phát thiện niệm tập thể chỉ có thể cải biến môi trường trên diện hẹp – một cách tạm thời. Muốn cải biến toàn bộ cục diện hoàn cảnh thì chỉ có cách làm cho nhân tâm hướng thiện, đạo đức thăng hoa. Giờ chúng ta đã thấy một thiện niệm có khả năng tịnh hóa nước như thế nào.

Tài liệu giáo khoa văn hóa (Cao cấp): “Lấy Thiện đãi người”

 Bản để in

Tác giả : Tổ biên tập tài liệu giáo khoa văn hóa Chánh Kiến

[Chanhkien.org] Lời ban biên tập: Để hoằng dương văn hóa Thần truyền Trung Quốc và thanh trừ văn hóa tà đảng, các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục đã biên soạn một bộ tài liệu giáo khoa văn hóa chính thống. Chúng tôi hoan nghênh các đồng tu gia nhập và cộng tác trong việc biên soạn bộ tài liệu giáo khoa này.

Nguyên văn:

Khổng Tử viết: “Yến Bình Trọng thiện dữ nhân giao, cửu nhi kính chi”.

(Luận ngữ – Công dã tràng, quyển 5)

Chú thích:

Yến Bình Trọng là một hiền giả thời Xuân Thu chiến quốc, làm quan đại phu nước Tề, tên là Anh (Yến Anh) (Sử ký) Quyển thứ sáu mươi hai.

Dịch nghĩa:

Khổng tử nói: “Yến Bình Trọng có thể dùng thiện tâm mà giao kết với mọi người, vì vậy ai nấy đều kính trọng”.

Nghiên cứu tích xưa:

Yến Anh lấy Thiện tâm đối nhân xử thế, mọi người qua thời gian lâu dài cảm thụ được lực lượng từ bi ấy, dần dần được cảm hóa mà sinh lòng kính trọng Yến Anh. Khổng Tử dùng tích này như một ví dụ để chứng minh cho các học trò thấy được sức mạnh thực tiễn của chữ “Nhân” (Chữ nhân ‘仁’ – nhân ái, đức hạnh, đức thiện lương… khác với chữ nhân ‘人’, chữ nhân ‘仁’ thuộc bộ ‘人’) , đồng thời lấy đó làm gương.

Luận bàn thêm:

Nhân (‘人’) chi sơ, tính bản thiện“. Hiện nay xã hội nhân tâm không còn được như thời xưa, người ta giao thiệp với nhau, phần đông là lạnh lùng, tự tư tự lợi, không có chân thành. Thử ngẫm lại xem: hiện nay người nào trong xã hội mà không chịu ô nhiễm theo xã hội, lại giao thiệp chân thành, có lòng thiện tâm thật rất khó tìm, đúng chăng? Nếu chúng ta muốn hướng thiện, muốn phản bổn quy chân, thì tìm đâu ra người như thế mà học tập và giao vãng đây? Nếu một người mà không có ai chân thành, có thiện tâm bên cạnh để có thể kết giao, thì người đó có phải là đáng thương lắm hay không?Như vậy những sinh mệnh đã ô nhiễm xuống dốc có hy vọng gì không?

Lực lượng của cái Thiện vì sao mà vĩ đại thế? Khi một cá nhân phát huy bản tính chân Thiện của mình, tại thế gian mà giao vãng tiếp xúc với nhiều người một cách toàn diện, mà có nguyện ý hướng thiện, thì tựa hồ như mọi người đều cảm thụ được lực lượng chân chính của cái Thiện ấy, từ đó mà chuyển hóa hướng Thiện theo, bản tính Thiện vốn có lúc ấy có khả năng thâm nhập, câu thông giao vãng, cùng nhau cộng hưởng, có khả năng liên kết các sinh mệnh hướng Thiện thành một khối, cùng hướng thượng thăng hoa, có khả năng vươn đến vũ trụ vô cùng vô tận, hoàn thiện hoàn mỹ, diễn hóa tạo thành những thế giới phồn vinh tốt đẹp. “Nhân giả vô địch” (“Người nhân đức là kẻ mạnh nhất”). Những sinh mệnh có lương tri, có bao giờ nguyện ý mà kháng cự lại bản tính chân Thiện đó không? Người nhân đức có khả năng khiến những sinh mệnh có lương tri từ nội tâm sinh lòng kính trọng và yêu mến họ.

Điển cố lịch sử :  người Đức lớn có thể Tế thế an dân

Bắc Tống có Trình Hạo là một nhà nho có chí lớn Tế thế an dân, bất kể làm quan tại đâu, đều lấy “Thị dân như thương” (“Xem dân như người bị thương”) làm tôn chỉ của bản thân mình. Khi ông làm quan tại huyện Phù Câu, ông đã giúp dân giải quyết không ít khó khăn.

Mới nhậm chức vài hôm, nghe được tại đây nước uống của dân bị nhiễm mặn, ông hỏi người cố vấn: “Chẳng lẽ xưa nay dân chúng đều dùng thứ nước này hay sao?”, người cố vấn trả lời, “Chỉ có nước ở giếng gần chùa là tốt hơn một chút, nhưng phụ nữ bị cấm không được lấy nước ở đó”.

Sau khi suy nghĩ thấu đáo vấn đề và thảo luận với những cố vấn, Trình Hạo lệnh cho khoan một cái giếng ở trên cùng mạch nước với cái giếng chùa, từ đó giải quyết được vấn nạn cho dân chúng. Tất cả mọi người đều nói: “Chuyện này kéo dài nhiều năm như vậy, thế mà Trình huyện lệnh vừa mới đến đã giải quyết ngay cho chúng ta rồi”.

Quan tuần duyệt bảo giáp Vương Trung Chánh rất thân cận với Hoàng Đế, tuần tra từng địa phương. Mỗi nơi Vương đến, quan chức địa phương tiêu dùng rất nhiều tiền bạc để mở tiệc chào đón ông ta. Một lần khi ông ta đến huyện Phù Câu. Một trong số những thuộc hạ của Trình Hạo hỏi xem nên đón tiếp Vương như thế nào. Trình Hạo trả lời, “Huyện ta chẳng giàu có gì, chúng ta không thể hoang phí tiền bạc quá nhiều chỉ để lấy lòng Vương như các huyện khác đã làm. Hơn nữa, tiền này là từ dân mà có, chúng ta không được hoang phí vào những việc như thế này”. Chính tâm của Trình Hạo đã làm Vương bị sốc, nên không bao giờ đặt chân đến huyện Phù Câu khi Trình Hạo làm quan tại đây.

Trình Hạo một lần viết thư cho bạn, “Đối với bách tính, tôi chủ trương dùng nhân đức để giáo hóa”. Có một lần, một người bị bắt vì tội ăn cắp, Trình Hạo bảo hắn, “Nếu anh thành tâm hối cải, ta nguyện sẽ nhân từ mà giảm nhẹ hình phạt cho anh”. Tuy nhiên, người này về sau lại tái phạm tội. Khi quan binh đến bắt, anh ta quá hổ thẹn không còn mặt mũi nào gặp lại huyện lệnh nữa, bèn tự sát.

Khi Trình Hạo rời huyện Phù Câu đi nơi khác nhậm chức, dân chúng đều khóc muốn giữ ông lại,  đi theo đến tận cuối đường xin ông đừng rời họ.

Trình Hạo làm quan ở đâu cũng vậy, nguyên tắc của ông luôn là lấy đức hạnh mà cảm hóa dân chúng. Khi ông làm huyện lệnh huyện Thượng Nguyên, một con đập lớn bị vỡ cần phải sửa ngay, nếu không sẽ ảnh hưởng rộng lớn, nhưng cần rất nhiều nhân lực. Nếu chờ đợi thượng cấp phê chuẩn thì không còn kịp nữa, nên Trình Hạo quyết định lập tức tổ chức cho dân vá đập. Một trong số thuộc hạ của ông bèn hỏi, “Ngài chẳng lẽ không biết làm như vậy là muốn bị thượng cấp trách tội hay sao?”. Trình Hạo trả lời: “Ta không có lựa chọn nào khác. Nếu không như vậy, mà trình thượng cấp chờ phái người đến sửa đập, thì ruộng lúa sẽ sớm khô kiệt, sang năm nông dân ăn gì? Lại nữa, ta vì dân làm việc, cho dù có vì thế mà mang tội, ta cũng không từ”.

Dưới sự cai trị của Trình Hạo, con đập đã nhanh chóng được sửa lại, năm sau ruộng lúa bội thu. Nông dân tất cả đều nói: “Chúng ta thật may mắn có được huyện lệnh đức hạnh và nhân từ, luôn thấu hiểu và quan tâm lo lắng cho chúng ta!”.

Trung Quốc ngày xưa có câu: “Lạc dĩ thiên hạ, ưu dĩ thiên hạ”, (“vui cùng thiên hạ, buồn cùng thiên hạ”). Những vị quan được giáo dục như thế sẽ có một lương tâm mạnh mẽ luôn muốn cứu giúp mọi con người trên thế giới, và tích cực quan tâm đến sướng khổ của chúng dân. Ngoài ra, họ còn cố gắng “Dĩ đức phục nhân” (“lấy đức hạnh thu phục lòng người”). Dùng đạo đức bản thân mà cảm hóa trăm họ chính là lý tưởng của bậc nho sỹ ngày xưa.

Phần IV Cách cải biến của chúng ta

1/ Nghiên cứu về luân hồi: luân hồi có thật 100% , thông điệp từ kiếp trước

Nghiên cứu phương Tây về luân hồi: Một số người bị trừng phạt trong đời này vì đã đàn áp những người Cơ Đốc giáo vào thời kỳ La Mã cổ đại

Thật bất hạnh khi bị tàn tật hoặc bệnh nan y. Khi thấy những người khác khỏe mạnh và đầy sức sống, những người này chỉ có thể cam chịu đau khổ do bệnh tật gây ra. Mọi người thường kêu Trời vì những bất công mà họ dường như phải chịu đựng. Họ hỏi: “Tại sao tôi lại phải chịu bất hạnh như thế này?”

Về những “bất công” này, những người tu luyện tin rằng đó là kết quả của những điều ác mà họ đã làm trong những đời trước. Nói cách khác, mọi người sống qua nhiều đời và nghiệp lực của họ là một thứ vật chất tạo ra do làm điều xấu có liên quan đến những khổ nạn và bệnh tật trong đời này. Ở phương Tây, nhiều bác sĩ và học giả đã có thể tìm thấy những đời trước của bệnh nhân và nhờ đó xác định được nguyên nhân thật sự của những đau khổ và bệnh tật của họ trong đời này.

Trong quyển sách của mình với tiêu đề “Những ngôi nhà: Chuyện kể của Edgar Cayce về sự luân hồi”, bác sĩ Gina Cerminara đã liệt kê những ví dụ về việc điều trị những bệnh nhân bằng cách đọc những đời trước của họ do Cayce (sinh năm 1877 – mất năm 1945), là một người có khả năng siêu thường nổi tiếng người Mỹ thực hiện. Edgar Cayce có khả năng “đọc” về bệnh nhân ở cách xa hàng ngàn dặm sau khi ông bước vào trạng thái nửa thức nửa ngủ.

Trong số những trường hợp mà Edgar Cayce “đọc”, có một số người được lần ngược trở về thời Đế quốc La Mã cổ đại. Một số bệnh nhân trong số những trường hợp này đã tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc đàn áp những người theo đạo Cơ Đốc.

Một trong số đó là một phụ nữ 45 tuổi. Bà bị tàn phế vì bệnh bại liệt ở tuổi 36 và phải dùng xe lăn để đi lại. Sau khi thử nhiều cách điều trị không thành công, bà gặp Cayce và đề nghị ông đọc về những đời trước của mình. Bà được biết rằng nguyên nhân của việc bị tàn phế của mình trong đời này là do những việc bà đã làm từ thời La Mã cổ đại. Vào giữa những năm 37 và 68 sau Công nguyên, bà là một thành viên của triều đình khi Hoàng đế Nero đàn áp Cơ Đốc giáo. Bà không chỉ không thông cảm với những người theo đạo Cơ Đốc bị cắt xẻo thịt trong đại hý trường mà còn nhạo báng họ. Cái giá bà đã phải trả cho việc nhạo báng lạnh lùng của mình là bị tàn phế trong đời này.

Một bệnh nhân khác là một cô gái. Cô là một quý tộc trong đời trước vào thời kỳ cai trị của Nero và cô đã thích thú khi xem những người theo đạo Cơ Đốc bị tra tấn trong đại hý trường. Cô thậm chí còn cười lớn khi nhìn thấy một thân thể cô bé bị sư tử xé tan. Người quý tộc vui với những đau khổ của những người đã phải chết vì không chịu từ bỏ tín ngưỡng của mình này đang phải trả giá cho những tội ác của mình bằng căn bệnh lao.

Một trường hợp khác là một nhà sản xuất phim bị bại liệt từ năm 17 tuổi. Ông phải đi khập khiễng. Trong khi đọc những đời trước của ông, Cayce thấy rằng người này cũng đã tham gia vào việc đàn áp Cơ Đốc giáo. Ông ta là một người lính vào thời kỳ đó và được lệnh phải đàn áp những người Cơ Đốc giáo khi những người này không đánh trả lại anh ta. Tội của ông không phải là do việc tuân lệnh với tư cách là một người lính, mà là do chế nhạo những người kiên định vào tín ngưỡng của mình. Việc ông ta bị tàn phế trong đời này là để cảnh tỉnh ông.

Bệnh nhân cuối cùng là một cậu bé. Lưng của cậu bị thương trong một tai nạn ô tô ở tuổi 16 và cậu bị mất hết cảm giác từ dưới đốt sống thứ 5 trở xuống. Cậu ta không thể tự di chuyển và phải dùng xe lăn. Bảy năm rưỡi sau, khi cậu 23 tuổi, mẹ của cậu đề nghị Cayce đọc [về những đời trước] cho cậu, và 2 đời trước của cậu đã được đọc. Một đời cho thấy cậu là một người lính của đế quốc La Mã cổ đại trong thời kỳ đầu của cuộc đàn áp Cơ đốc giáo. Cậu ta đã rất kiêu ngạo và vui sướng với những đau khổ của những người Cơ Đốc giáo. Cậu ta cũng đã trực tiếp tham gia vào cuộc đàn áp. Và do đó cậu ta đã phải chịu đựng đau khổ trong đời này.

Việc đọc đời trước của những người này chỉ ra nguyên nhân thực sự của những nỗi đau khổ của họ — họ đã từng cười nhạo và bức hại những người kiên định vào tín ngưỡng của mình. Đồng thời, việc đọc cho thấy rằng đằng sau những yếu tố gây bệnh trên bề mặt, một thế lực vô hình tồn tại ở một không gian sâu hơn mà ta không biết đến đang điều khiển vận mệnh của con người. Nó cũng giống như một câu tục ngữ cổ của người Trung Quốc, “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Đó không chỉ là một câu nói. Măc dù những bệnh nhân trong 2 trường hợp đầu đã không trực tiếp tham gia bức hại nhưng họ đã không ủng hộ chính nghĩa, nên họ phải trả giá bằng sự đau khổ của mình cho những ngu dốt và lạnh lùng của mình trong những đời trước. Còn đối với những người đã trực tiếp tham gia vào việc đàn áp, như trong thí dụ của bệnh nhân thứ tư, họ đã phải chịu đựng đau khổ từ khi còn rất trẻ. Nghiệp báo không bao giờ chệch dù chỉ là một sợi tóc.

2 / Cách cải biến số phận – thiện niệm – “liệu pháp từ tiền kiếp”

Y học hiện đại đã phát triển tới mức các loại thuốc và phương pháp trị bệnh mới liên tục xuất hiện. Tuy nhiên, con người vẫn ốm, và bệnh tật ngày càng trở nên dị thường. Sau khi ốm, người ta đi khám bác sĩ, được kê đơn, uống thuốc hay tiêm thuốc, và thậm chí là phẫu thuật. Y học hiện đại tin rằng với mỗi loại bệnh thì có những biện pháp tương ứng để chữa trị. Để ủng hộ học thuyết này, thuốc kháng sinh đã được phát minh để chống lại các căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn và virus. Tuy nhiên, bất cứ khi nào vi khuẩn hay căn bệnh trở nên nhờn thuốc, người ta lại phải nghiên cứu ra các cách chữa trị mới. Với những căn bệnh kỳ lạ và khó chữa thì không có phương pháp nào đáng tin cậy để điều trị. Các bệnh nhân chịu đựng những căn bệnh dường như vô phương cứu chữa này phải chuyển sang những phương thức trị liệu khác, chẳng hạn như Trung Y, châm cứu hoặc khí công. Những phương thức này có thể làm giảm các triệu chứng. Tại sao y học hiện đại không thể chữa, mà những phương thức cổ truyền lại có thể? Cuối cùng, đâu là nguyên nhân gốc rễ của bệnh tật?

Trong giới tu luyện, người ta tin rằng “nghiệp” được tích tụ từ những kiếp trước và khiến người ta bị bệnh. Cũng có nghĩa rằng, con người không chỉ có một đời, mà là nhiều đời, và “tội lỗi” gây ra được tích lại qua thời gian. Càng phạm nhiều tội thì căn bệnh càng khó chữa. Nghiệp lực từ các kiếp sống trước có tác dụng nhân quả dẫn đến bệnh tật trong đời này. Đối với hầu hết con người ngày nay, điều này như rất kỳ lạ và khó tin. Tuy nhiên trên thực tế, ngày nay có những người thực sự vận dụng nguyên lý này để trị bệnh. Nhiều nhà khoa học thủ cựu đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu và xác nhận quan điểm này. “Liệu pháp tiền kiếp” chỉ là một ví dụ điển hình.

Ở phương Tây, “liệu pháp tiền kiếp” đang ngày càng nhận được sự chú ý của cộng đồng khoa học. Cuốn sách Many Mansions được viết bởi Giáo sư Gina Cerminara đã ghi lại phương pháp điều trị được Edgar Cayce tiến hành sau khi “soi kiếp” cho bệnh nhân.

Edgar Cayce là một nhà thôi miên và tiên tri người Mỹ có “công năng đặc dị”, người có thể chẩn đoán và điều trị bệnh nhân từ cách xa nhiều dặm. Trong số các bệnh nhân được Edgar Cayce điều trị, một trường hợp có thể lấy làm ví dụ như sau:

Có một cậu bé 11 tuổi mà từ năm lên hai đã mắc bệnh đái dầm. Khi cậu lên ba, cha mẹ cậu tìm một nhà tâm lý học tới để chữa trị. Sau một năm, việc điều trị vẫn không có kết quả. Cha mẹ cậu đã dành rất nhiều thời gian và công sức để tìm một phương pháp chữa trị. Tuy nhiên đến năm 11 tuổi, cậu bé vẫn không thể ngừng đái dầm.

Lúc cậu bé 11 tuổi, cha mẹ cậu đã nhờ Edgar Cayce chữa cho cậu. Sau khi “soi” được tiền kiếp của cậu bé, Cayce khám phá ra rằng vào thế kỷ 17, câu bé đã từng là một Giám mục người Anh. Cậu thích dùng cực hình với các tù nhân khi xét xử họ. Tù nhân bị trói vào một chiếc bảng và từ từ nhấn xuống nước lạnh.

Phát hiện này đã cho thấy tội lỗi của cậu trong tiền kiếp, và tạo nên một dấu ấn trên thận của cậu trong kiếp này để trả nghiệp mà cậu đã gây ra.

Sau khi Edgar Cayce tìm được căn nguyên, cậu bé đã có hy vọng được cứu chữa. Khi cậu bé ngủ vào ban đêm, cha mẹ cậu đã ngồi bên giường cậu và đọc cho cậu nghe: Con là một người lương thiện và tốt bụng. Con muốn mọi người được hạnh phúc. Con sẽ giúp đỡ bất cứ ai mà con gặp…Kết quả là đêm đầu tiên sau 9 năm, cậu bé đã ngưng đái dầm. Cha mẹ cậu tiếp tục điều này trong vòng vài tháng, và sau đó cậu đã hoàn toàn khỏi bệnh. Kể từ khi cậu bé trở thành một người hoàn toàn khác, ai cũng yêu mến cậu. Cậu rất sốt sắng vì công việc chung và khoan dung với người khác.

Chúng ta thấy rằng điều xấu gây ra trong quá khứ không hề mất đi sau khi chúng ta chết. Gieo gì thì gặt nấy. Nghiêp lực đời trước sẽ gây ra đau khổ trong đời này. Người Trung Quốc có câu “thiện ác hữu báo” được truyền lại qua nhiều thế hệ, cũng chính là giải thích về quy luật nhân quả trong cuộc sống.

 Bonus:

Khám phá chu kỳ luân hồi: Đại tướng quân Nhật Bản, cô em họ và người cố vấn quân sự

Những chuyện có thật của quá khứ, hiện tại và tương lai

́[Chanhkien.org] Một mgày nọ, Lisa cùng người bạn trai đến thăm tôi. Cô muốn biết sự liên quan của nghiệp chướng giữa hai người cùng sự liên quan đã nhiều lần thăng trầm. Vì hiếu kỳ, bạn trai của cô muốn thử phương pháp thôi miên.

Chúng tôi rất ngạc nhiên bạn trai của Lisa bắt đầu ngáy ngủ trong lúc thôi miên. Có thể vì anh ấy quá mệt mỏi vì làm việc, do đó tôi nghĩ anh ấy nên nghỉ trước khi chúng tôi bắt đầu lại. Tuy nhiên anh ấy không ngủ thật. Khi tôi nói chuyện với anh ấy anh nói anh đã ở Nhật Bản, và đã là một “Đại Tướng quân” trong thời kỳ Bakufu cổ Nhật Bản. Anh ấy ở trên tàu chiến trên biển. Có nhiều người chất hàng lên tàu chiến. Người Đại Tướng Quân nói rằng kẻ địch từ một số phiến loạn người Nhật ở các đảo đã giết chết vợ ông bằng tên, do đó lý do của cuộc chiến là: thứ nhất trả thù cho vợ, thứ hai là lấy lại các hòn đảo cho Nhật Hoàng. Việc này sẽ nới rộng lãnh thổ người Nhật, với ý định thống nhất toàn quốc. Đại Tướng Quân điều động 79 tàu chiến và ông ta ở trên chiếc tàu chỉ huy lớn nhất với ba tầng.

Đại tướng quân có một cố vấn quân sự, để lo vấn đề chiến lược cùng theo dõi đời sống riêng tư của Đại tướng quân. Khi các tàu chiến rời bến, Đại tướng quân chợt nhìn thấy một người lính trẻ tuổi trông rất quen thuộc. Khi ông muốn nhìn rõ hơn thì người lính trẻ tuổi bẽn lẽn xoay mặt qua một bên và biến mất trong đám đông. Đại tướng quân cảm thấy như ông đã nhìn thấy cô emhọ của mình, nhưng sau đó ông nhất định không tin có thể nào là cô em họ lại đi theo ra biển và tham dự trận chiến.

Gió rất mạnh. Kẻ địch trên đảo bắn tên lửa xuống tàu. Nước xoáy độngtrở thành biển lửa, các đảo cũng cháy sáng mọi nơi. Một số đảo nhỏ bị Đại tướng quân chiếm nhưng cũng có một số tàu nhỏ của hạm đội cũng bị mất. Đại tướng quân cũng bị thương nặng; bắp chân trái của ông bị tên bắn. Đại tướng quân phải rút lui từ đảo về tàu chiến. Mũi têntrúng xương nên chân rất đau đớn. Cả bắp đùi sưng lên và đỏ bầm. Đại tướng quân bảo người cố vấn mổ đùi để lấy mũi tên ra. Người cố vấn cũng đắp một số thuốc dược thảo dầu trên vết thương để tránh bị xưng và phathuốc dược thảo để Đại tướng quân uống.

Đêm đó Đại tướng quân không ngủ được. Người lính trẻ tuổi mà ông đã gặp lúc trước đến săn sóc ông cẩn thận cả đêm. Hắn dùng khăn lạnh để lau mặt cho Đại Tướng Quân trong lúc nóng sốt, cho ông uống thuốcvà nước. Đại tướng quân gọi tên người cô em họ nhiều lần cả đêm trong lúc ngủ mơ.

Sau nhiều ngày trên mặt biển, Đại tướng quân mỏi mệt trở về Nhật bản. Người lính trẻ tuổi thay quân phục và mặc áo ki-mô-nô trông rất đáng yêu, sống động, cô chính là người em gái họ của Đại tướng Quân. Cô ở lại và múa hát cho Đại tướng quân. Đại tướng quân rất là hạnh phúc và bình phục rất nhanh. Họ rất yêu thương nhau.

Nhưng tiếng đồn Đại tướng quân yêu cô em họ đã đến tai Hoàng Đế. Vì lo sợ sức mạnh chính trị đang lên của Đại tướng quân, Hoàng Đế bèn gửi vài công nương trong triều đình đến phục vụ cho Đại tướng quân. Thật ra các công nương đó là để xem xét Đại tướng quân. Cũng trong lúc đó người cố vấn quân sự cũng xen vào đời tư của Đại tướng quân. Viện lý do lo cho sức khoẻ củaĐại tướng quân, người cố vấn cản trở sự liên hệ tình cảm giữa Đại tướng quân với cô em họ và hắn cố gắng tách rời cô em họ với Đại tướng quân. Dưới áp lực, Đại tướng quân đành tạm thời hoãn lại sự liên hệ tình cảm với cô em họ.

Nhưng cả hai bên đã yêu nhau đậm đà. Sau khi cách biệt, Đại tướng quân không thể tập trung vào quản lý các việc quốc gia và ông cũng không màng đến các công nương do Hoàng Đế đem đến (Chú thích của người dịch: Lịch sử Nhật bản, Đại tướng quânlà người cai trị của Nhật bản từ1192 đến 1868. Hành chính của Đại tướng quân là tướng quân hay bakufu ở Nhật bản. ) Về sau Đại tướng quân đánh bại các đối lập và cưới cô em họ. Sau đám cưới, ông trở nên gan dạ, tham vọng hơn vàkết qủa đã chiếm được nhiều đảo và bành trướng lãnh thổ Nhật bản. Trong khi đang bị thôi miên, anh ta kích độngnhiều lần nói lớn tiếng: ‘ Cả đến người cố vấn quân sự của tôi cũng trở thành người cai trị hàng ngàn gia đình và có rất nhiều quyền hành!”

Đại tướng quân và cô em họ có hôn nhân hạnh phúc và có một đứa con trai. Cô coi hàng trăm người làm trong cung điện và xây lại cung điện sau nầylà một vườn đẹpvới nhiều bướm, suối và cầu. Cung điện của Đại tướng quân là danh lam thắng cảnh để xem.

Sau cùng, anh ta nói trong lúc thôi miên: “ Bây giờ tôi già. Cô em họ tôi chăm sóc việc quốc gia. ” Khi Đại tướng quân già thì cô em họ lấy quyền cai trị quốc gia và cô sung sướng trong sự giàu sang may mắncho cuộc đời còn lại.

Cô em họ của Đaị tướng quânbây giờ là cô bạn gái Lisa; người cố vấn quân sự là tôi (tác giả). Thật là kỳ diệu thay về những quan Trong kiếp này chúng tôi trở thành bạn tốt và thường gặp lại với nhau.

Qua sự thôi miên, chúng tôi phát hiện những vai trò của lịch sử nhân loại đã được chôn sâu trong ký ức mà nó không thể tìm lại được qua những phương pháp của khoa học hiện đại. Nó cũng không thể biết được qua một kỳ thôi miên đặc biệt nào đó có thành công hay không, và câu chuyện nào sẽ được tiết lộ. Dù sao những hiện tượng chứng tỏ qua thôi miên bảo với chúng ta rằng nghiên cứu về lịch sử không nên chỉ hạn chếtrong phương pháp của khoa học, nhưng có thể thay thế bằng những phương pháp khác như thiền định, thôi miên, tu luyện, và thuộc loại như vậy.

Thêm vào đó, những hiện tượng của thôi miên cho chúng ta biết rằng nhân loại phải có hành động tốt, tích tụ đạo đức, tránh làm việc ác, vì mọi việc đều được ghi tỉ mĩ trong ký ức và cất giữ trong không gian thời gian mà nhân loại không biết được.

Ông Lý Hồng Chí đã viết” “ Nếu nhân loại có thể nhận thức lại mới về bản thânvà vũ trụ, thay đổihoàn toàn quan niệm cứng ngắt của họ, thì nhân loại sẽ có một bước nhảy vọt. Phật Pháp cho phép nhân loại thấu hiểuthế giớivô lượng vô biên. Qua bao nhiêu thế kỷ, chỉ có Phật Pháp cho phép giải thíchrõ ràng về nhân loại, hiện hữu vật chất của mọi không gian, sinh mệnh, và toàn vũ trụ. ”

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro