Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Untitled Part 1

Bà Lão Trên Vạch Đường Đi Bộ

( xin lỗi nha tôi vội quá nên chưa có kiểm tra lại bài nếu có sai chính tả hay lỗi lặp từ gì mong được lượng thứ còn giờ tôi phải đi học thêm đây đọc vui vẻ nha !!! )

"Ting ting!"

Tiếng chuông Iphone là thứ vừa "đáng yêu" mà lại "đáng ghéc". Nó có thể dựng đầu tôi dậy đúng giờ nhưng cái tiếng chuông của nó thì khó ai mà ưa cho được. Cảm giác như một dòng nước đang chảy êm ru thì chợt một cái cây đổ ngang xuống chắn đường nó không cho nó chảy tiếp nữa. Nhưng cái khúc cây to lớn ấy chẳng thể chặn được hết những ham muốn cháy bỏng của dòng nước kia, dòng nước dâng cao lên rồi leo vụt qua thanh gỗ cứng cáp ấy. Đó là khi thanh thứ hai xuất hiện, nó tượng trưng cho ý chí quật cường của chính bản thân tôi. Nó hiện thân cho sự kỉ luật mà tôi dành cho tôi. Và lần này thì nước chẳng thể vượt qua được.

Tôi tỉnh dậy.

Thó tay bấm cái nút mở đèn. Miệng không ngừng ngáp những tiếng uể oải. Cơ mặt tôi dãn het cả ra như chẳng thể dãn nổi nữa. Chưa bao giờ tôi cảm nhận được miệng tôi mở rộng như lúc này. Bao nhiêu là mệt mỏi và buồn ngủ cứ thế quyện vào hơi thở đầu ngày tôi trào ra khiến cái mùi đầu tiên tôi ngửi thấy buổi sáng không phải là đồ ăn thơm phức của mẹ tôi dưới bếp mà là mùi hôi thối của một cái miệng chưa đánh răng.

Ánh sáng sáng rực lên, trước mắt tôi như mở ra cả một thế giới mới. Một thế giới bề bộn chỉ toàn sách và vở. Sự ngán ngẩm bao trùm tôi trong phút chốc khiến gương mặt tôi chẳng nhịn nổi mà thể hiện hết chúng ra ngoài. Một gương mặt nhăn nhó, những vết gấp cứ đè chồng chất lên nhau, môi bỉu xuống đến lộ cả hàm dưới ra ngoài. Đúng vậy tôi phải học để tí nữa thi nhưng thật lòng thì chẳng hứng tẹo nào.

Nếu so với ngày thường thì dậy sớm với tôi là một chuyện rất hiếm gặp nhưng đối với những ngày thi cử có khi một ngày tôi chỉ ngủ hai tiếng. Học và học dù tôi chẳng có hứng thú với nó. Tất cả những việc tôi làm đều là muốn theo ý ba má tôi để không bị mắng nhiếc nhưng không có nghĩa rằng tôi không muốn. Hơn ai hết, tôi biết rõ nó là một việc có lợi cho bản thân tôi sau này nhưng nếu được lựa chọn tôi sẽ chỉ học để lên được lớp. Không phải vì tôi lười mà vì tôi có một sở thích riêng nó lớn hơn tất thảy những điều tôi từng muốn làm. Nó là cái mà người ta gọi là đam mê à ? Một cảm giác muốn làm một điều gì đó, muốn thả hồn mình vào nó, khao khát được thực hiện nó và nổi cồn cào nhung nhớ nếu xa cách nó quá lâu. Liệu như vậy nó có gọi là đam mê không ?

Tay tôi cầm tờ đề cương. Nó đã phai màu đi trông thấy, đặc biệt là ở hai bên của xấp giấy. Nó bị ép tới mức lõm cả vào in rõ hình những ngón tay. Cái góc trái, chỗ ghim đề cương như muốn rách toạt cả do bị lật quá nhiều lần. Mắt tôi đảo nhanh qua đề cương rồi đứng phốc dậy đi học. Miệng vẫn còn lẩm bẩm lại những dòng chữ như cố nhồi nhét chúng vào đầu một cách cưỡng bức.

- Mẹ con đi học !

Đó là tất cả những gì tôi nói với mẹ tôi trong ngày hôm đó. Tôi còn chẳng kịp ăn bữa sáng thơm phức mà tôi đã trông ngóng suốt tối qua. Xỏ vội đôi giày mà tôi lúc nào cũng tự nhủ bản thân rằng cuối tuần mình sẽ chà sạch nó nhưng tới nay vết ố đã loang ra khiến đôi giày trắng tinh của tôi khoác lên bộ áo vàng ngà lúc nào không hay,

Tiếng bước chân vang lên lộp cộp trên mặt đường si măng bằng phẳng. Cái đường si măng mang 1 màu u ám, lạnh nhạt mà trưởng xóm tôi tự hào đem khoe với tất cả những xóm khác. Đầu xuân năm nay nó còn lạnh hơn cuối đông năm ngoái. Những làn gió nhẹ thổi vụt lên tay tôi khiến nó dựng hết lông lên tê rân. Cái áo sơ mi đứng trước bầu trời kia hóa mỏng dính dù ngày thường nó là nguyên nhân khiến lưng tôi ướt nhẹp mồ hôi mỗi khi đến trường. Từng miếng da từ trong ra ngoài đều cảm nhận được cái lạnh giá buốt thấu này. Lần đầu tiên tôi thấy trời Sài Gòn lại lạnh đến thế.

Nhưng dù nó lạnh cũng chẳng thể ngăn nổi mấy con chim kia bay về tổ. Nó đậu thành từng cặp trên những cành cây, cung cúc cái đầu rồi lại bay đi tiếp. Chúng vui vẻ cất lên những tiếng hát cao ngút. Mỗi lần nhìn chúng như thế tôi lại thấy hơi ghen tị một chút. Xuân sang nên những bông hoa bắt đầu nở rộ. Chúng nở rộ ra hai bên đường thành một cánh cổng dài. Vài cành bông đã rụng rơi lả tả xuống mặt đất. Nhưng những cây hoa lạ lẫm này sao có thể đọ được với chậu Đào nhà bác Trí Cau được.

Sở dĩ gọi là Bác Trí Cau là vì cái gương mặt cau có bác mỗi sáng sớm khi chăm cây Đào nhà bác ý.Cái chậu cây to tướng bác chăm hồi đầu năm trước cho tới bây giờ cây nó mọc cao đã qua đầu người. Cũng tại nó cao quá mà phải để ở trên sân thượng không trưng ở bên dưới được. Bác chăm nó như chăm con. Ngày nào cũng dành cả buổi để ngồi tỉa lá cắt cành. Sáng dậy đã thấy bác ấy đứng ngồi không yên với cái cây trên sân thượng. Cả năm nó chẳng nở ra bông nào mà tới gần cuối tháng một đã nở rộ sắc hồng cuộn lấy từng cành đen láy đẹp tuyệt. Bao nhiêu công sức của bác ấy suốt cả năm chắc cũng chỉ chờ tới ngày này mà đi lòe bạn bè láng giềng. Cái nét mặt cau có khó chịu của bác cũng chẳng còn nữa mà thay vào đó là cái vẽ thư thái thoải mái vô cùng. Bác ấy mấy nay có vẽ vui lắm đấy. Mà vì thế mà đám trẻ trong xóm chẳng còn cái mà chọc mà trêu. Thường nếu bước qua nhà cũng rêu rao mấy bài thơ

"Nhà có ông cau kẹ,

Ngày nào cũng chăm cây

Tay không ngừng hí hoáy

Cẩn thận kẹ bắt ngay"

Cái bài thơ nổi như cồn trong xóm với mấy đứa trẻ. Chúng nhìn gương mặt của bác Trí như nhìn gương mặt của quỷ dữ. Cái bài thơ như giúp giảm đi phần nào nỗi sợ trong chúng nhưng lại khiến bác Trí càng mất thiện cảm với trẻ em trong xóm tôi hơn. Có lẽ hơi tội lỗi nhưng bài thơ kia là do tôi đầu têu. Cả cái trò nắm áo nhau xình xịch tàu hỏa bước qua nhà bác ấy rồi đồng thanh đọc câu thơ đó cũng là tôi bày cả. Nhưng bác lại không biết. Trong mắt bác tôi vẫn là một đứa ngoan hiền và nghiêm túc, chuẩn mực con nhà người ta cho con gái bác noi theo.

Mà chắc cũng do bị so sánh nhiều quá nên con bé cũng đâm ra ghéc tôi. Lúc nào gặp tôi gương mặt cũng kênh kiệu lên, gắt gỏng những lời nói khó ưa "Nhìn cái gì ? Đấm cho giờ chứ nhìn không ?", "Tránh ra cản đường quá !",... mà tôi cũng chẳng để ý lắm. Cô bé ấy trạc tuổi tôi và học cùng một trường mà cả cái trường nay ai cũng biết là nó ghéc tôi cay đắng như nào. Tìm được cơ hội là sẽ soi mói tứ phương trên người tôi. Dù là chi tiết nhỏ nhất như cái nút thắt khăn quàng của tôi không vuông đẹp bằng nó, nó cũng sẽ đem ra so sánh bàn tán tới hết buổi.

Mãi nghĩ vẫn vơ mà tôi đã bước tới trước ngã tư lúc nào không hay. Băng qua đoạn này là tôi tới trường rồi nhưng sao cái làn đường cho người đi bộ nó cứ dài mãi thế kia nhỉ ? Chịu thôi nếu cứ như này thì tôi sẽ muộn học mất ! Nhưng nếu giờ có tới cũng chẳng kịp nữa. Trễ học thì mất bao nhiêu là kiến thức thế thà không đi học còn hơn. Ừ rồi quyết định thôi hôm nay tôi trốn học lần đầu tiên trong đời để biết mùi biết vị. Nhưng nay tôi thi mà ? À...

- Mình không được trải nghiệm vì đời rồi...– tôi nói thầm trong sự trán ngẩm.

Những hạt sương sớm vẫn còn thoang thoảng quanh đây. Nó chưa tan hết mà vẫn khiến tầm nhìn trước mắt tôi trở thành một màu nhẹ nhàng khó tả. Một màu dễ chịu mà giá như có thêm một cái đệm và hai cái gối là tôi có thể ngon giấc ngay trên đường. Cạnh những làn sương chưa tan vẫn có những màng sương đọng lại trên cành lá thành những hạt nước nhỏ li ti nhưng trong veo. Nó phóng to chiếc lá lên thấy rõ từng đường gân trên đó. Những hạt sương kia chạy tới đầu lá rồi rơi xuống lên vai tôi lạnh run cả người lên.

Chân tôi cũng từ đó mà bước lên trước một bước lại vô tình đạp vô một cái gì đó như dính vô đôi giày của mình. Tôi dẫy mạnh chân xuống đất để nó bung ra nhưng tới khi đặt chân lại thì cái cảm giác cấn cấn ở đế dày vẫn còn. Tôi mất kiên nhẫn liền đưa mắt xuống nhìn, vừa nhìn vừa đạp chân thật mạnh và rồi tôi nhận ra đó chỉ là một cành cây nhỏ. Chân tôi vẫn cấn dù đã vùng vẫy là vì ngay từ đầu cành cây kia đã không dính vào chân tôi mà vẫn luôn ở đó, chính tôi mới là người đạp chân lên người nó. Ngượng ngùng và xấu hổ với những người đứng ở đó là cảm xúc duy nhất mà tôi cảm nhận bấy giờ. Gương mặt tôi đỏ ửng lên vì ngại nhưng lại không biết những người kia họ không mấy để ý đến tôi. Có lẽ do cuộc sống bộn bề lắm việc mà họ luôn di chuyển như những con kiến thợ. Chúng đi thành đàn ngay hàng thẳng lố, chỉ nghĩ tới việc mang đồ ăn về mà chẳng mảy may để ý tới những cái xung quanh, kể cả những con kiến kiệt quệ mệt hỏi hay những con kiến đã bị loài người không may dẫm chết đi. Chúng cũng sẽ chỉ lo cho bản thân mình mà tháo chạy.

- Ha ha !

Một giọng cười đặc cất lên. Nó như phá vỡ bầu không khí ngượng ngùng mà chỉ mình tôi cảm thấy. Tôi ngước mặt lên nhìn, đó là một bà lão. Bà ta cười khoái chí với hành động ngu ngốc vừa rồi của tôi. Một giọng khàng khàng mà đáng ra không nên có ở phái nữ. Bà ấy trông như chỉ vừa bước qua tuổi sáu mươi. Những vết nhăn ẩn hiện trên gương mặt sau lớp khẩu trang của bà khiến tôi tò mò. Đôi bàn tay nhăn nheo với từng đường gân như nổi lên trên hết cả. Vết bớt loang lổ trên đôi tay thô ráp ấy. Đôi mắt bà đen tuyền nhưng lại long lanh kì lạ. Mái tóc bạc phơ nhưng nó chỉ là vấn đề tuổi tác với bà.

Nụ cười sảng khoái, một nụ cười tươi quen thuộc nhưng lại lạ lẫm vừa cất lên mà tôi chẳng thể nào bỏ ra khỏi đầu được. Có lẽ vì nó quá quen thuộc nên tôi không thể nào vứt nó đi cho tới tận bây giờ nhưng cũng có thể tại tôi đã quên mất sự tồn tại của nó quá lâu.

Tiếng cười ấy đáng ra chỉ nên xuất hiện ở những đứa trẻ hồn nhiên ngây thơ vẫn còn đang được bao bọc trong vòng tay của ba mẹ nhưng lần này, nó lại được cất lên một cách tự nhiên ở một bà cụ đã ngoài sáu mươi. Người mà đáng ra đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, lạnh lẽo của cuộc đời, con người và xã hội lại đang cất lên tiếng cười hồn nhiên ấy. Một tiếng cười không hề có sự mệt mỏi hay giả tạo. Một tiếng cười thật lòng xuất phát từ tận trong tâm hồn. Nó khác hẵn với những nụ cười được khắc nét, tạo hình tỉ mỉ trên một chiếc mặt nạ. Trong thoáng chốc, người phụ nữ trước mắt tôi thật vĩ đại. Tới tận bây giờ khi kể lại, tôi mới cảm thấy thật khó chịu và tức giận. Đó không đơn thuần chỉ là cảm giác giận dỗi không thôi, đó là cảm giác bất lực, sự bất lực của một kẻ viết lách khi không thể miêu tả hết vẽ đẹp trong sáng ẩn hiện trong tiếng cười của bà lão. Có bao nhiêu ngôn từ cũng là không đủ để gột trụi vẽ đẹp ấy. Vẽ đẹp đã mất đi trên gương mặt của những con người đang lao đầu vào làm việc, những con người bị tiền bạc, tầng lớp, cấp bậc và quyền lực chi phối. Những con người đã bị học tập, công việc làm quên đi sự quan trọng và cái đẹp tuyệt vời và tự nhiên nhất. Cả tôi, ba mẹ tôi, bạn bè, hàng xóm, mọi người,... đều vì những nỗi âu lo, những áp lực và khó khăn đẩy lùi mà quên mất "À, chỉ cần cười thôi mà ?", nó không khó mà cũng không hề dễ nhưng nếu làm được thì cuộc sống này thật đẹp đẽ và màu sắc biết bao.

Bà lão quay đi, trên mặt vẫn giữ nét vui vẻ và hạnh phúc ấy khiến tôi thật an tâm. Vì bà lão đã không vì sự lạnh lẽo của tôi mà khiến bà tắt đi ngọn lửa hừng hực của mình. Một ngọn lửa ấm áp cháy mãi cháy mãi mà không bao giờ tắt đi được. Ngọn lửa nhỏ nhoi, nhen nhõm giữa vùng trời giá lạnh, mạnh mẽ mà kiên cường.

Bà ấy bước đi, tôi chỉ lặng lẽ theo sau nhìn về phía lưng của bà. Lưng bà gù xuống, hoặc là do tuổi già hoặc là do những thứ vô hình đè lên người bà suốt mấy chục năm liền. Bà ấy tay cầm hai túi đồ nặng trịch. Cánh tay bà khẽ run run khi cầm hai túi đồ ấy. Tôi muốn bước tới để xách hộ bà như một lẽ thường tình nhưng một cái gì đó trong tôi níu giữ lại. Một cảm giác mà tôi không thể nghĩ ra nó là gì, nó kéo tôi về mà không cho tôi đi. Cuối cùng bà ta đi qua mất rồi rẻ vào một con hẻm khuất.

Tôi cứ đưa con mắt nhìn về hướng con hẻm mà lòng bân khuân đè nặng lên những cảm giác lạ. Nó nặng kịch với những cảm xúc tạp nham khó chịu. Nó như thể được trộn bởi cảm giác tội lỗi, hối hận, chột dạ, ngưỡng mộ, buồn rầu, nuối tiếc, căm phẫn,... khiến đầu tôi trống rổng bởi những câu hỏi "Tại sao ?" lặp lại liên tục.

CÂU HỎI :

"Tại sao mình không giúp bà ấy ? Tại sao mình không đưa bà ấy sang đường ? Tại sao mình không cầm nó ? Tại sao mình không cười lại với bà ? Tại sao mình cảm thấy khó chịu như thế này ? Tại sao ? Tại sao ? Tại sao ? Tại sao Tại sao ? Tại sao ? Tại sao ? Tại sao ? Tại sao ? Tại sao ? Tại sao ? Tại sao ? Tại sao ? Tại sao ? Tại sao ? Tại sao ? Tại sao ? Tại sao ? Tại sao ? Tại sao ? Tại sao ? Tại sao ? Tại sao ? Tại sao ? Tại sao ? Tại sao ? Tại sao ? Tại sao tôi lại ghen tị với bà lão ấy nhỉ ?

TRẢ LỜI :

Câu hỏi :

"Tại sao mình không giúp bà ấy ? Tại sao mình không đưa bà ấy sang đường ? Tại sao mình không cầm nó ?"

Vì "nó" không cho tôi làm điều đó ? Tôi có thể đổi thừa tại "nó" nhưng điều đó chẳng khác gì tôi đổi thừa chính bản thân tôi cả. "Nó" thật ra cũng là thứ được sinh ra từ bản thân tôi, hoặc vì cái hãnh diện của bản thân với người khác. Thứ hãnh diện cùn, méo mó đến từ chiếc mặt nạ tôi đang đeo. Cái "nó" bắt nguồn từ sự giống nhau đến kì lạ giữa tôi và con người của xã hội này. Thứ cảm xúc vô vị, ngu xuẩn và đáng khinh bỉ. Nó chỉ là một lời biện hộ rách nát dùng để bao biện cho cái cảm giác tội lỗi mà tôi đang cố gắng trốn tránh, một gã hèn không dám đối diện với cảm xúc thật của bản thân. Một người chạy đua theo xã hội để không bị bài trừ. Đó là tôi, hoặc cũng có thể là bạn hay là tất cả mọi người trên thế giới này, những thành phần giúp cấu tạo nên vùng trời lạnh giá bao trùm những ngọn lửa nhỏ nhoi cháy mãi.

Vậy "nó" là gì ?

Câu hỏi :

"Tại sao không cười lại với bà ?"

Vì tôi không thể. Tôi bất lực trước sự vĩ đại của bà. Một người có thể sống thanh thãn giữa dòng đời sô bồ và tấp nập. Tôi cũng chỉ là một kẻ bị cuốn theo những sô bồ ấy thì làm sao có gan đáp lại nụ cười như diễm phước của bà chứ ? Tôi không có tư cách để cười lại với bà.

Câu hỏi :

"Tại sao mình cảm thấy khó chịu như thế này ?"

Không gì nhiều cả. Chỉ là cảm giác rất hối hận vì đã không giúp bà ấy xách đồ thôi. Hoặc có thể có thêm một điều gì đó khác ? Cao cả hơn mà tôi không tiện viết.

Câu hỏi :

" Tại sao tôi lại ghen tị với bà lão ấy nhỉ ?"

À, vì tôi cũng giống họ, vì tôi cũng đã vô tình bị cuốn vô những hoạt động và sự vận hành của xã hội này. Và vì tôi, chính tôi cũng đã sống, đã là một con người của "họ" tạo nên chứ tôi chưa từng một lần làm tôi, chưa từng một lần sống với chính bản thân tôi, chưa từng một lần cười với khuôn mặt thật của mình. Nên tôi ghen tị và ngưỡng mộ bà lão có thể sống thật và cười tươi trên chính khuôn mặt, giọng nói, tính cách và con người của mình.

BÀI HỌC RÚT RA :

Không có gì, tất cả chỉ là một khoảng chống. Một cảm giác thật trống rỗng khi tôi đã sống quá lâu với chiếc mặt nạ này mà khi gỡ ra, thế giới này thật lạ lẫm. Thật đáng sợ.

Tôi tiếp tục bước đi, không vội vã mà cứ bình bình những điều không chắc chắn. Vừa hào hứng vừa lo sợ. Vừa vui tươi vừa tội lỗi. Vừa mới mẻ vừa cũ kĩ. Tôi nỡ một nụ, nó thật khác biệt, thật hạnh phúc và có vị ngọt ngào hơn nhỉ ? Nhưng vẫn có mùi hôi của miệng nữa.

- Có lẽ... đường đất vẫn tuyệt hơn.

HẾT.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro