Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Cuộc chiến bạch đàn

1

Bác bảo vệ Rừng quốc gia nhìn qua cửa sổ tàu hỏa. Bác nói:

- Mùa hè năm nay sẽ khô nóng thể nào cũng xảy ra cháy rừng.

Mọi người ngồi trong toa không ai trả lời. Bọn họ đang quá bận về việc nhìn chằm chằm cái mũi của tôi. Không, họ không nhìn thẳng vào mặt tôi. Họ đảo con ngươi liếc xéo mắt nhìn qua hàng lông mi về phía tôi. Tôi cũng không thèm chú ý tới họ. Nếu họ muốn nhìn cho lồi mắt ra thì đấy là việc của họ, tôi không thể ngăn được. Tôi cũng đã quá quen với việc thiên hạ cứ nhìn chòng chọc vào mình nhưng dù sao tôi vẫn cảm thấy ngượng. Tôi không cần có cái mũi dài nhất trần đời. Tất cả chỉ vì một vụ tai nạn, hoàn toàn không phải do tôi gây ra.

Cái mũi của tôi ở trạng thái như thế này mới được ba tháng. Nhưng ba tháng là một thời gian dài vô tận với người mà chỉ trong ngần ấy thời gian mũi vống lên đến 7 cm. Không ngày nào tôi không cảm thấy bị dằn vặt, hành hạ vì mọi người nhìn tôi với con mắt chế giễu.

Chuyện này xảy ra vào cái đêm tôi đi xuống bếp định lấy chút gì để ăn ở trong nhà kho. Bố mẹ tôi đã ngủ, tôi đi thật khẽ xuống cầu thang.

Cửa kho đựng thức ăn có loại cửa hai cánh, khép ở chính giữa. Tôi mở hé, thò đầu vào nhìn xem có gì ngon không. Bất chợt có ai đó đẩy tôi ở phía sau. Tôi đập đầu vào cánh cửa và cửa đóng sập lại, mũi tôi bị kẹp giữa hai cánh cửa. Tôi thấy đau điếng cả người, máu bắn vọt ra. Tôi hét toáng lên, bố mẹ tôi bổ nhào vào nhà bếp. Bố vội đem tôi ra ô tô và phóng như bay tới bệnh viện. Mẹ tôi ở nhà. Bà mắng té tát thằng em tôi, chính nó đã đẩy vào lưng tôi làm cả nhà rối tinh rối mù.

Mũi tôi bị biến dạng một cách kinh khủng, từ 3 cm nó vống lên tới 7 cm và nằm chồm chỗm trên mặt tôi không khác gì cái nắp chụp trên mũi ô tô. Tôi có thể nhìn thấy rõ cái mũi của mình mà chẳng cần phải soi gương cũng như phải liếc mắt. Điều làm tôi lo lắng nhất là các bác sĩ nói trong ba năm tới, khi tôi đang tuổi ăn tuổi nhớn thì không thể làm gì được cả. Họ không đồng ý mổ cho tôi. Tôi phải mang cái "cột cờ" này suốt ba năm liền. Cứ nghĩ đến chuyện đó tôi đã thấy rùng mình. Tôi không thể chịu được quá một ngày khi tới trường. Phần lớn các bạn học tỏ ra rất tử tế, các bạn cố gắng không giương mắt nhìn tôi mà chỉ kín đáo liếc nhìn mũi tôi khi tin rằng tôi không biết gì cả. Nhưng đã nói chuyện với ai đó thì người ta nhất định phải nhìn thẳng vào mặt nhau và tất nhiên tôi biết nhiều người đã cố gắng bậm mồm để không bật cười. Nhưng cũng có những đứa rất đểu. Một con nhóc kể một câu chuyện rất buồn cười về một cậu bé duy nhất trên thế giới khi xỉ mũi phải dùng chiếc khăn tay to bằng khăn trải giường. Khi về tới nhà tôi nói ngay với mẹ:

- Từ nay con sẽ không đi học nữa. Ba năm tới con sẽ thôi học, con không muốn làm thằng hề ở trường.>Bố mẹ tôi tìm mọi cách động viên tôi đi học. Các cụ còn đút lót tiền

cho tôi, nhưng tôi không nhận. Bố tống tôi lên ô tô, đưa tôi tới tận cổng trường, nhưng tôi lại chạy bộ về nhà. Các cụ lại đưa tôi tới một nhà tâm lý học. Ông ta là người tử tế, nói chuyện với tôi cả giờ đồng hồ, nhưng cũng không ăn thua gì. Cuối cùng bố mẹ tôi quyết định cho tôi về nghỉ hè ở nhà ông nội McFuddy. Ông tôi sống một mình trong một ngôi nhà ở vùng núi. Bố mẹ tôi cho rằng trong những ngày sống ở thôn quê, tôi sẽ suy nghĩ lại.

Vì thế tôi ngồi tàu hỏa để đi tới nhà ông nội và mọi người trong toa đều giương mắt nhìn tôi. Ngoài bác bảo vệ rừng trong toa còn có một cha cố khoác chiếc khăn quàng cổ màu trắng, một bà khoảng 35 tuổi và một con bé trạc tuổi tôi. Con nhỏ mím môi để không bật ra tiếng cười. Người hành khách cùng đi duy nhất không hề chú ý đến cái mũi tôi là bác bảo vệ rừng. Ông chỉ lầu bầu vì trời khô nóng và phàn nàn về nguy cơ cháy rừng trong năm nay.

2

Ông nội McFuddy đánh xe ngựa ra ga đón tôi. Với xe ngựa nhé. Đấy là một điều bất ngờ đầu tiên mà ông dành cho tôi. Tôi đâu có nghĩ thời nay mà còn có người đi xe ngựa kia chứ. Nhưng chuyện này chẳng thấm vào đâu so với những việc khác xảy ra sau này. Thật tình mà nói thì ông nội tôi thuộc loại người kỳ cục nhất mà tôi chưa hề gặp bao giờ. Ông mặc một cái quần nhăn nhúm bẩn thỉu với cái dây đeo tã nát. Ngoài ra ông còn mặc chiếc áo lót màu xanh, ông đội tùm hụp một cái mũ cũ kỹ, nhăn nhúm che lấp cả khuôn mặt râu ria xồm xoàm. Những chiếc răng giả của ông nhọn hoắt, ám khói thuốc lá. Ông khạc và nhổ toẹt xuống đất. Ông bảo tôi:

- Lên xe đi, ta phải về tới nhà trước khi trời tối.

Tôi cũng chẳng biết làm sao mà ông nhận ra tôi vì cho tới nay tôi chưa hề gặp ông lần nào. Có lẽ trong thư viết cho ông, mẹ đã kể về cái mũi của tôi. Xe chạy lóc cóc trên con đường ngoằn ngoèo xuyên qua rừng bạch đàn, bụi bốc lên mù mịt.

Tôi nói với ông:

- Cháu cám ơn ông đã cho phép cháu về nghỉ hè với ông. Ông lầu bầu:

- Cứ gọi ông là McFuddy.

Ông là người rất ít nói. Tôi kể cho ông nghe tất cả những chuyện liên quan tới cái mũi của mình cũng như những chuyện xảy ra ở trường. Nhưng ông chẳng nói chẳng rằng. Thỉnh thoảng ông húng hắng ho, lại khạc và nhổ toẹt xuống đất. Ông là người có thể khạc nhổ rất xa, có lẽ phải tới hơn 4 mét. Vài lần ông dừng ngựa để cuốn thuốc lá.

Đi được một lúc thì cây cối thưa dần và bắt đầu lên dốc. Trên cả một đoạn đường dài ấy, xe chúng tôi chỉ chạy qua mỗi một cái nhà, vâng, nếu ta có thể coi đó là nhà. Đúng ra

thì đó là một túp lều, các tấm lợp đã hoen rỉ và mái hiên đã đến lúc phải sửa chữa. Trước khi đến cái lều đó ông dừng xe và bảo tôi:

- Cháu hãy bịt tai lại. Tôi hỏi:

- Ông bảo gì ạ? Ông hét rất to:

- Hãy bịt tai lại khi đi qua nhà lão già Foxy. Tôi lại hỏi ông:

- Tại sao ạ?

- Tại ông bảo thế.

Ông cho tay vào túi lấy ra một túm bông bẩn thỉu, vê thành hai cục nhỏ và đút nút lỗ tai. Sau đó xe chúng tôi chạy chậm chạp qua ngôi nhà cũ kỹ đó. Tôi lấy hai tay bịt tai. Chỉ có con ngựa là vật duy nhất có thể nghe được. Một lão già chạy ra và giơ nắm đấm dọa ông cháu tôi. Ông cụ nổi giận về một cái gì đó, nhưng tôi không biết ông giận dữ về chuyện gì. Kể cũng buồn cười, ông già này cũng thút nút lỗ tai bằng bông. Tôi nhủ thầm, chắc chắn là kỳ nghỉ hè này sẽ rất đặc biệt.

Ông tôi dướn người lên ở trong xe, cũng dứ dứ nắm đấm về phía cụ già kia. Sau đó ông ngồi xuống, cho xe chạy tiếp và không ngớt làu bàu, chửi rủa.

Tôi ngoái cổ nhìn lại túp lều để xem ông già cáu kỉnh kia làm gì. Nhưng ngoài cái đầu hói của ông tôi không trông thấy gì cả. Ông ta đứng lom khom nhìn qua ống nhòm. Xe xuống dốc và trước mặt chúng tôi là một cái lều cũ nát thứ hai.

Ông tôi nói:

- Lão ta quan sát nhà ông đấy. Kia kìa, ở trên kia là ngôi nhà của ông đấy. - Tôi giật thót mình. Cho dù ngôi nhà của ông tôi còn cách xa khoảng 1 km nhưng tôi đã nhận ra đây là một ngôi nhà dột nát xiêu vẹo có thể đổ bất cứ lúc nào. Xung quanh nhà chất một loạt xe ô tô hỏng, rỉ nhoèn, một lô một lốc tủ lạnh cũ và không biết bao nhiêu là rác rưởi. Những thanh gỗ hàng rào cái gẫy, cái xệ, bạc phơ bạc phếch.

Chúng tôi bước vào nhà. Ông chỉ cho tôi căn buồng của mình. Trước kia đây là buồng rửa mặt. Trong buồng còn có một cái chậu rửa đã hỏng và một cái máng rỗng. Trên sàn là một cái đệm sọc đầy bụi bặm và một chiếc chăn len cũ màu xám. Mông nhện dăng chằng chịt trong buồng. Trong nhà bếp, cạnh cửa sổ, tôi phát hiện thấy cái ống nhòm. Một phần cửa kính được lau chùi sạch sẽ để có thể chĩa ống nhòm xuống núi theo dõi nhà ông Foxy.

Ông tôi nói:

- Ta còn phải đi đóng mấy cái cọc ở bãi trên, nếu cháu thích, cháu có thể đi dạo quanh đây, nhưng đừng có tới gần nhà lão Foxy. Cẩn thận kẻo lạc đường đấy.

Nói xong ông đóng sầm cửa và ra khỏi nhà. Về chiều trời vẫn còn nắng nóng. Tôi đi dạo một lúc quanh trang trại của ông nội sau đó đi vào khu rừng nhỏ phía trên. Tôi thấy một con rắn màu nâu và vài con thằn lằn, ngoài ra không thấy gì hơn. Tôi nghe văng vẳng tiếng ông nội đóng cọc trên đồng cỏ. Sau đó tôi nghe thấy những âm thanh kỳ lạ, rõ ràng là tiếng nhạc. Có ôi đó đang chơi một bản nhạc nhưng tôi không tài nào đoán được đây là loại nhạc cụ gì. Mãi sau tôi mới nhận ra đó là lá cây bạch đàn. ôi đó đang chơi bản nhạc Click go the Shers bằng lá bạch đàn.

Tôi ngồi trên một thân cây lắng nghe tiếng nhạc trầm bổng. Thật tuyệt vời khi được nghe một nhạc sĩ giỏi như thế biểu diễn. Tiếng nhạc trầm trầm như tiếng ong bay ù ù giữa rừng cây lặng lẽ. Tôi đảo mắt tìm kiếm nhưng không phát hiện ra một ai. Sau đó tôi cảm thấy đau nhói ở cánh tay trái. Tôi nhìn kỹ thấy tay bị rách một đoạn. Máu ra khá nhiều. Tôi cũng không biết tại sao mình bị thương. Có lẽ tôi bị vướng cành cây. Tôi cố gắng chạy thật nhanh về nhà và quên khuấy tiếng nhạc trầm bổng.

Ông tôi ngồi uống trà trong bếp. Ông nổi nóng khi trông thấy vết thương trên tay tôi.

Ông quát:

- Mày làm thế nào mà đến nông nỗi này. Tôi thưa:

- Cháu cũng không biết nữa. Cháu ngồi trên một thân cây và bỗng nhiên thấy thế này. Ông hỏi ngay:

- Có nhạc không? Cháu có nghe tiếng nhạc không?

- Có ạ, ôi đó thổi một điệu nhạc bằng lá bạch đàn. Người đó thổi rất hay ông ạ. Mặt ông đỏ rực lên. Ông hỏi:

- Hắn chơi bản nhạc Click go the Shers phải không?

Tôi gật đầu. Ông đứng phắt dậy với khẩu súng bắn đạn ghém treo trên tường. Ông chạy vọt ra cửa và chĩa khẩu hai nòng về phíaão Foxy bắn liền hai phát. Tiếng nổ rất to làm mấy miếng kính cửa sổ rung lên bần bật. Tôi chạy vọt ra ngoài và nhìn xuống dưới núi, xa xa là ngôi nhà của lão Foxy. Một bóng người bé tí xíu đang đứng ở hiên chỉ trỏ về phía chúng tôi. Một tia chớp sáng chói, sau đó lại một phát súng nổ rền vang từ khẩu súng bắn đạn ghém.

Ông tôi nói:

- Xong, cho qua, xa hàng dặm rồi.

Ông đi vào, vừa đi vừa cười thầm một mình. Kể cũng không có gì lạ khi lão Foxy bắn trượt. Cũng không có gì lạ khi hai người chỉ bắn sát sàn sạt. Vì không thể dùng súng bắn đạn ghém để bắn xa.

Tôi hỏi:

- Thưa ông có chuyện gì vậy? Vết xước đó không thể do ông ấy gây nên. Xung quanh chỗ cháu ngồi không có lấy một bóng người. Cháu nghĩ, rất có thể đây chỉ là một tai nạn nho nhỏ.

Ông tôi trầm ngâm không đáp. Ông ăn một lát bánh mỳ quệt đầy mứt quả. Sau đó ông dùng lưỡi đẩy đi đẩy lại hàm răng giả để gạt những hạt nhỏ trộn lẫn trong mứt quả.

Ông nói:

- Cháu đừng bận tâm về những việc không liên quan tới cháu. Foxy là một lão già nham hiểm hơn cả rắn độc. Chính lão ta đã xẻo thịt cháu đấy.

Tôi nói:

- Nhưng mà...

- Không nhưng gì cả. Từ nay ông không cho phép cháu đi lung tung mà không có lệnh của ông.

Câu chuyện đến đó là hết, ông không muốn nói gì nữa. Ban đêm tôi ngủ trên tấm đệm cũ. Tôi cựa quậy trằn trọc một lúc rồi thiếp đi.

3

Sáng ngày ra ông tôi bị cảm lạnh nặng. Ông ho khù khụ, khạc nhổ liên hồi. Mũi ông đỏ ửng như quả cà chua. Ông thấy khó chịu bực bội trong người. Ông nói rất to:

- Lão Foxy đã tới đây, lão đã truyền bệnh cúm cho ta, lúc ta nằm trong buồng, ta nghe thấy nhưng ra không kịp. Chính hắn đã đến. Thế cháu không nghe thấy gì hết sao? Cháu không nghe thấy tiếng khèn bạch đàn à?

Tôi đáp:

- Thưa ông không. Và cháu cũng không tin ông Foxy có thể truyền bệnh cúm sang ông.

Nhà mình cửa đóng kín mít, ông ấ truyền bệnh cúm được?

Để tránh những cơn ho sặc sụa của ông tôi đi ra ngoài và tôi đã nhặt được một lá thư. Một chiếc phong bì nhàu nát nằm ngay trên hiên nhà với dòng chữ: Gửi cậu bé có cái mũi dài.

Tôi vội vàng bóc ngay lá thư. Trong đó có một thông tin gửi cho tôi: Cháu ơi, ta lấy làm tiếc về vết xước đó. Ta nhầm cháu với lão già McFeddy.

Ông tôi giật lấy mẩu giấy:

- Ta biết mà, ta nói có sai đâu, đêm hôm qua cái lão khốn kiếp bẩn thỉu đó đã lên đây, hắn đã gieo rắc bệnh cúm kinh khủng tại nhà ta.

Ông chạy nhào vào nhà trong và cầm khẩu súng bắn đạn ghém nã hai phát đạn xuống nhà ông Foxy. Ngay lập tức vang vọng lại hai phát nổ trầm trầm từ phía nhà ông Foxy ở dưới thung lũng.

Tôi lựa lời hỏi ông về những gì đang diễn ra ở đây, nhưng ông tôi đang cơn bẳn gắt khó chịu nên không muốn đả động đến chuyện này. Ông bảo:

- Hôm nay ta làm hàng rào, cháu hãy giúp ông một tay. Cháu xếp tất cả những cọc này vào một chỗ và vác ra đồng cỏ.

Hai ông cháu tôi loạng choạng khuân bó cọc nặng đến oằn người đi dọc triền đồi. Tôi không ngờ ông tôi lại lực sĩ đến như vậy. Ông không hề dừng lại lấy một lần để nghỉ chân mặc dù ông ho sù sụ và khạc nhổ liên hồi.

Khi tới gần đích thì ông dẫm phải một bãi phân bò tươi, nhão nhoét và ông bị trượt chân:

- Ôi! - Ông la to. - Ta bị trẹo chân rồi.

Tôi vội vàng chạy tới chỗ ông, chân ông đã bị tím tái và sưng vù lên. Tôi nói với ông:

- Để cháu dìu ông về nhà. Chân ông sưng to và đau lắm.

Mặt ông méo xệch đi vì đau nhưng bỗng nhiên ông thay đổi hẳn, ông cười gằn và nói:

- Ông đau lắm. Phải, hay lắm, ông đang cần đau mà.

Sau đó ông lầu bầu nói liên chi hồ điệp không khác gì con gà mái cục ta cục tác khi nhảy ổ. Ông bảo tôi:

- Cháu đi lấy cho ông cái gậy. Được thế này là hay, ông đang cần đau cháu ạ.

Tôi tìm thấy một cái gậy. Ông chống gậy đi cà nhắc, cà nhắc sang bên kia đường. Ông nhăn nhó, dường như ông lắm. Tôi hỏi ông:

- Ông đi đâu đấy? Chân ông sưng tấy như thế này, ông không được đi đâu cả. Ông ngoái cổ bảo:

- Ta phải đi tới chỗ cây bạch đàn cổ thụ, sau đó ta còn chút việc phải giải quyết. Cháu

về đi. Cấm không được đi theo ta.

Ông lò dò từng bước ra đường rồi biến mất ở quãng đường rẽ.

Mọi chuyện thật là lạ lùng. Hai ông già bắn nhau rồi chửi bới trách móc nhau về những chuyện mà họ không thể gây nên được. Đang nửa đêm thì cụ nào lại đi lang thang thổi khèn bạch đàn kia chứ. Tôi nhất định phải tìm cho ra việc này. Vì thế tôi bám theo chân ông tôi, luồn lách sau những bụi cây để ông không phát hiện được.

4

Vì ông bị trẹo mắt cá chân, chỉ nhích từng bước một nên tôi không khó khăn gì để theo kịp ông. Sau khoảng một giờ đồng hồ ông tới chỗ mấy cây bạch đàn cổ thụ mọc đan xen với nhau thành một cụm. Hôm qua ông đã chỉ cho tôi chỗ này. Điều làm tôi chú ý là những cành ở dưới dường như đã bị bò ăn không còn một cái lá nào. Ông tôi dùng gậy đập vào cành bạch đàn làm một chiếc lá rụng xuống. Ông đặt chiếc lá lên môi và thổi. Âm thanh trong sáng của điệu nhạc lan tỏa ra hướng đường cái. Ông tôi nhét cái lá vào túi và cười gằn. Sau đó ông quay ra đường. Tôi biết ông định đi đâu.

Đúng như tôi dự đoán. Sau một giờ lò dò từng bước ông mới tới nhà ông Foxy. Lúc đó ông Foxy đang chĩa ống nhòm quan sát nhà ông tôi. Ông tôi nằm rạp xuống bò cả hai chân hai tay sau những hàng cây. Khi tới gần nhà ông Foxy, song vẫn còn ở ngoài tầm nhìn, ông tôi lấy cái lá bạch đàn và chơi bài Click go the Shers. Ông tôi thổi khèn lá thật tuyệt diệu. Tôi hoàn toàn không biết là ông mình lại có khiếu âm nhạc đến như vậy. Tiếng nhạc của ông vẫn rất mạnh mẽ, lắng đọng.

Đúng lúc những nốt nhạc đầu tiên vang lên, ông Foxy giật thót mình như bị gai đâm. Sau đó ông bịt chặt tai chạy vội vào trong nhà la hét ầm ĩ như bị đâm. Ông tôi quay ngoắt và vọt đi. Ông chạy thoăn thoắt như thỏ ra đường. Chưa bao giờ tôi thấy ông đi nhanh nhẹn đến như vậy. Phải mấy giây sau, khi đã định thần trở lại, tôi mới thấy ông không còn đi cà nhắc nữa. Ông đã khỏi bong gân, chỗ sưng xẹp hẳn xuống. Ông đi lại hoàn toàn bình thường.

Ông Foxy xách súng bắn đạn ghém chạy ra ngoài hiên, bắn vọt trên đầu ông tôi. Sau đó ông ta chì chiết:

- Tao chết. Xác mày tao sẽ nấu làm xà phòng.

Ông ta tìm cách đuổi theo ông tôi nhưng không tài nào chạy nổi. Ông bị bong gân.

5

Đầu óc tôi rối bời. Tôi chẳng hiểu gì về cái chuyện lạ lùng nhất trần đời này. Phải chăng

hai ông già này có khả năng truyền bệnh cho nhau, và cũng bằng cách đó để tự chữa bệnh cho mình? Mọi chuyện đều phải thực hiện thông qua thổi khèn bạch đàn và phải thổi ở chỗ mà đối phương nghe thấy. Tôi muốn biết mọi chuyện sẽ diễn biến tiếp tục như thế nào vì vậy tôi vẫn lặng lẽ lén đi theo ông trên con đường đầy bụi bậm.

Tôi đuổi kịp ông lúc ông ngồi nghỉ dưới gốc cây bạch đàn cổ thụ. Ông cười rất hể hả và tự nói gì đó. Rõ ràng ông coi việc này như một thắng lợi to lớn của mình. Ông nói:

- Lão ta sẽ bị mệt mỏi, đau đớn, cái chân đau sẽ cản trở hắn một thời gian.

Hình như việc tôi đi theo ông không làm ông bận tâm, bực bội. Thậm chí ông còn tỏ ra vui vẻ, hớn hở vì có người để khoe khoang về thành tích của mình. Tôi hỏi ông:

- Chỗ bong gân của ông thế nào rồi? Tại sao ông Foxy bây giờ lại bị bong gân, lúc nãy ông ấy có bị đâu?

Ông nhìn tôi một lát rồi nói:

- Được, ta sẽ nói cho cháu biết. Dù sao cháu cũng là người ruột thịt. Vấn đề là ở cái cây bạch đàn cổ thụ mọc xoắn lại với nhau này này. Khi cháu lấy lá của nó và thổi bài Click go the Shers thì mọi bệnh tật đau đớn ở người cháu sẽ chạy sang kẻ đã nghe bản nhạc. Nhưng mọi chuyện chỉ hiệu nghiệm khi dùng đúng lá bạch đàn ở cây này và phải chơi đúng khúc nhạc này.

Mọi chuyện dường như có vẻ hoang đường, không thể tin được. Nhưng rõ ràng là tôi đã chứng kiến tận mắt mà. Tôi lại hỏi ông:

- Thế tại sao cứ phải đúng lá cây bạch đàn cổ thụ mọc xoắn lại với nhau này? Ông nói:

- Ta cũng không biết nữa. Ta cũng đã làm thử với hàng trăm cây bạch đàn khác nhưng không hiệu nghiệm. Ta chỉ thấy có kết quả khi dùng đúng lá của cây bạch đàn đó.

Ông hắt hơi rất to, khạc một bãi tướng ra đường. Mũi ông vẫn đỏ và nước mắt ông vẫn trào ra.

- Thế tại sao ông vẫn bị cảm cúm? Tại sao ông Foxy không bị nhiễm lại bệnh này khi ông truyền cho ông ấy bệnh bong gân?

Ông tôi giảng giải:

- Không thể trả lại căn bệnh mà người ta đã gây cho mình. Chỉ có thể truyền căn bệnh một lần sang người khác. Đã bị rồi đành phải gánh chịu. Giờ ông đành phải chờ cho bệnh cảm cúm này qua đi và lão Foxy cũng không thể trả lại ông bệnh bong gân. Lão cũng phải kiên trì gánh chịu cho đến lúc khỏi đau chân.

Ông móc cái lá bạch đàn để trong túi và quẳng đi. Tôi nhặt cái lá lên và tìm cách bắt nó thổi nhạc, nhưng tôi không tài nào làm được. Cái lá không hề phát ra một âm thanh nhỏ nhoi nào.

Ông bảo:

- Cháu đừng cố thổi làm gì. Không được đâu. Mỗi cái lá chỉ dùng được đúng một lần. Tôi nói với ông:

- Cháu chưa bao giờ chứng kiến một việc làm đê tiện như thế này. Tại sao người ta có thể thích thú khi cố tình truyền bệnh cho người khác? Việc này đã diễn ra bao nhiêu lần rồi hả ông?

Ông tôi nói:

- Hơn sáu mươi năm rồi cháu ạ. Nhưng lỗi không phải do ông. Lão Foxy là người đầu tiên truyền bệnh sởi sang ông hồi còn đi học. Nhưng chẳng bao lâu sau ông phát hiện được việc này thế là ông truyền bệnh đau răng sang cho lão. Mọi chuyện bắt đầu như thế và kéo dài cho tới tận hôm nay...

Ông tôi bỗng ngưng bặt. Ông hít khìn khịt làn gió nóng thổi từ hướng bắc tới. Ông hét lên:

- Có mùi khét, ông ngửi thấy mùi khói. Ông nhảy vọt ra đường và gọi tôi:

- Nhanh lên cháu, nhanh chân lên. Cháy rừng đấy, phải chạy thật nhanh về nhà thôi.

Chúng tôi chạy kịp về tới nhà. Ngọn lửa tàn ác đã tràn qua đỉnh núi lan sang đám cỏ khô và loang ra rất nhanh. Lửa đã tới sát ngôi nhà chúng tôi. Khói đen dầy đặc bốc lên cuồn cuộn.

Ông tôi hét lên:

- Leo lên mái nhanh lên, nút ống nước lại, đổ đầy nước mưa vào máng đi. Ông sẽ đóng kín tất cả các cửa nhà mình lại.

Tôi cảm thấy không còn hy vọng gì nữa. Tôi không tài nào ngăn được ngọn lửa đang lan nhanh ở cửa sau và chỉ trong chốc lát cả ngôi nhà sẽ thành một biển lửa. Bỗng nhiên một chiếc ô tô cổ lỗ sĩ lao qua cổng rồi phanh kít lại, bụi cuốn lên mù mịt. Ông Foxy. Ông vọt ra khỏi chiếc ô tô, đeo trên lưng chiếc bình chống cháy và chạy vội ra phía cửa sau. Ngọn lửa bị dập tắt trong khoảnh khắc. Ông lại chạy nhanh ra phía trước và giúp ông tôi dập tắt ngọn lửa đang bùng lên ở hiên nhà.

Cả ba chúng tôi sát cánh bên nhau chống chọi với ngọn lửa hung dữ suốt hai tiếng

đồng hồ liền cho đến lúc lửa bị dập tắt hoàn toàn. Chúng tôi nhìn ngôi nhà thoát cháy trụi nhờ sự giúp đỡ của ông Foxy. Xung quanh chỗ chúng tôi đứng đầy tro than và những bụi cây bị cháy nham nhở, đen thui. Ngôi nhà không bị cháy đứng sừng sững giữa một bãi rộng bị cháy trụi đen ngòm còn âm ỉ khói.

6

Ông tôi nhìn kẻ cựu thù đi cà nhắc. Ông chìa tay và nói:

- Cám ơn ông bạn. Tôi cám ơn ông rất nhiều.

Ông Foxy lưỡng lự giây lát rồi lắc mạnh bàn tay ông nội tôi.

- Không có gì bác McFuddy ạ. Tôi cũng sẽ làm như thế ngay cả với những con chuột túi. Ông tôi cười:

- Nào mời bác vào nhà, bác xứng đáng thưởng thức một chầu bia.

Hai ông bước vào bếp. Ông tôi mở hai chai bia và một chai nước quả cho tôi. Hai ông vui vẻ kể chuyện tiếu lâm, về những việc đã làm vào những giây phút cứu ngôi nhà khỏi bị bốc cháy. Một lúc lâu tôi nói:

- Cháu rất mừng là hai ông cuối cùng đã trở thành bạn bè của nhau. Giờ thì cả hai ông không còn phải tới cây bạch đàn cổ thụ nữa.

Cả hai ông vọt dậy như dẫm phải gai. Hai cụ cùng đồng thanh:

- Thôi cây bạch đàn cổ thụ!

Cả hai chạy vội ra ô tô, tôi cũng nhảy vọt lên thùng xe, sau đó xe chạy ngoằn ngoèo xuống dốc. Tôi nắm chặt thành xe buồn bã nhìn những rặng cây trơ trụi hai bên đường, nhiều cây đã bị cháy thành than. Xe phanh kít. Chúng tôi nhảy vội xuống.

Quả thật tôi rất mừng thấy cây bạch đàn cổ thụ đã bị cháy trụi thùi lụi trông như một bộ xương. Lá cây đã bị cháy hết, ở tít trên cao chỉ còn lại một cái lá tươi xanh duy nhất giữa trời. Chúng tôi đứng chết lặng. Ông Foxy vội ra xe và phóng xuống dưới dốc.

Ông tôi nói rất to:

- Lão ta đi lấy thang đấy. Nào, cháu lại đây, hãy giúp ông một tay, chúng ta phải hái cái lá duy nhất này trước khi lão tới. Nào, hãy giúp ông đi lấy thang.

Tôi nói với ông nội:

- Không, cháu không làm đâu. Cháu ước sao tất cả lá đều bị cháy trụi. Cố tình truyền bệnh cho người khác là một điều ghê tởm, cháu không làm đâu. Ông muốn thì làm một

mình.

Ông tôi gầm lên:

- Mày là đồ phản bội! - Và vội vàng chạy đi.

Tôi ngồi một mình giữa một rừng cây bị cháy nham nhở đen thui và liếc mắt nhìn cái lá. Nó ở tít trên cao, tôi không thể leo lên được vì thân cây như cục than hồng nóng bỏng. Tôi đành ngồi im chờ đợi.

Một lúc lâu sau bỗng nhiên xảy ra một việc. Cái lá đơn độc tít trên tầng cao bị rụng liệng đi liệng lại rồi rơi xuống đất ngay dưới chân tôi. Tôi nhặt chiếc lá lên và đút vào túi.

7

May là vừa kịp đúng lúc cả ông Foxy và ông tôi tất tả mỗi người vác một cái thang hộc tốc đi tới. Xe ô tô của ông Foxy có lẽ vì nóng máy nên không nổ, hai cụ đành è cổ vác thang bước đi loạng choạng. Hai ông há hốc mồm, vứt thang xuống đất và tranh nhau bới tro than tìm chiếc lá. Ông Foxy rên rỉ:

- Trời ơi, chiếc lá cuối cùng, cuối cùng... Ông nội tôi mếu máo:

- Mất rồi, thế là mất rồi.

Hai ông lại cào bới một lần nữa nhưng vô ích. Chỉ một lát sau các cụ bị đen nhẻm đen nhèm trông như hai con ma thường tung hoành trong khu Rừng Đen.

Sau đó các cụ tìm kiếm uể oải hơn. Ông tôi đảo mắt nhìn về phía tôi và bỗng nhiên reo lên:

- Phải rồi, thằng nhóc, chính mày đã lấy cái lá, đưa đây cho ta!

Cả hai đều chìa tay và đi chậm chạp về phía tôi. Trên khuôn mặt đen đúa của hai cụ hiện lên những ánh mắt dữ dằn hung tợn. Tôi cảm thấy mình như một chú thỏ non bị hai con Đingô đói khát dồn tới ngõ cụt. Họ sẽ nhào vào tôi, xé xác tôi để dành nhau cái lá. Tôi nhét sâu cái lá vào túi và lùi dần.

Tôi phải tìm cách tống cái lá đi, tôi không muốn để một trong hai người lại có cơ hội làm hại nhau. Song tôi không biết cần phải làm gì. Tôi bị bao vây tứ phía. Một người đi từ phía trên núi xuống người kia đi từ bãi cỏ còn nóng hổi lên. Lúc đó tôi bỗng nhớ tới điều ông tôi nói là mỗi lá chỉ nổi nhạc được một lần và sau đó thì câm bặt. Tôi quyết định phải nhanh chóng phá sức mạnh của nó. Tôi lấy lá ra và thổi, nhưng chẳng nghe thấy gì cả. Ngay cả đến một tiếng bíp nhỏ cũng không. Tôi thử lại một lần nữa và lần này nghe những tiếng "lụp bụp" chẳng ra đâu vào đâu nhưng dù sao vẫn nhận ra âm điệu bản nhạc

Click go the Shers.

Cả ông Foxy và ông tôi vội vàng nằm lăn ra đất, hai tay bịt tai, lăn lộn la hét rất giận dữ. Sau đó hai ông thò tay sờ mũi. Tôi cũng làm như thế. Mũi tôi đã trở lại bình thường, teo lại chỉ còn 3 cm. Nhưng hai ông Foxy và McFuddy đều có mũi rất dài. Cả hai đều mang cái mũi dài ngoẵng, dị dạng, méo mó của tôi còn mũi tôi thì trở lại bình thường.

Ông tôi phì cười nhìn mũi ông Foxy rồi cười lăn cười lộn, nước mắt nước mũi ông trào ra làm thành những vệt nhỏ trên khuôn mặt đen đúa đầy tro bụi. Sau đó đến lượt ông Foxy cười lăn lộn vì cái mũi của ông tôi. Sau đó cả ba chúng tôi cùng cười như nắc nẻ, ôm bụng mà cười, lăn kềnh cả ra bãi cỏ xạm đen đầy tro bụi.

8

Hình như cả ông tôi lẫn ông Foxy không chú ý lắm tới những cái mũi dài ngoẵng của họ. Hai người đều biết cái lá cuối cùng đã bị mất và họ lại trở thành bạn bè của nhau. Tôi nói hai ông có thể đi giải phẫu cho mũi ngắn lại nhưng họ thấy không cần. Câu duy nhất mà ông tôi nói với tôi là:

- Ở tuổi ông, ông không cần làm hài lòng bọn con gái. Ngày hôm sau tôi đi tàu hỏa về nhà. Giờ tôi lại muốn đến trường. Tôi đã có một cái mũi bình thường. Quả chuyến đi nghỉ hè của tôi có ngắn ngủi thật nhưng lại là một chuyến đi chữa bệnh rất thành công.

Trong toa tàu tôi lại cùng ngồi với những người đã cùng đi với tôi hôm nọ. Họ lại liếc mắt nhìn tôi và suy nghĩ không biết tôi có phải là anh chàng buồn cười hôm nọ không.

Ông bảo vệ Rừng quốc gia là người không mảy may quan tâm đến tôi. Ông nhìn đăm đăm những cánh rừng bị cháy đen qua cửa kính toa tàu. Ngoài tôi ra không ôi nghe thấy điều ông nói. Song tôi chẳng yên tâm chút nào khi nghe thấy ông làu bàu như để nói với riêng mình:

- Cũng không đến nỗi nào. Sang năm vào dịp này cánh rừng sẽ lại xanh tươi. Bạch đàn thường vẫn đâm chồi sau các vụ cháy rừng như thế này.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: