Nhung bi mat Nga trong chien tranh Viet Nam
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
History E-Books: HD300606055
Compiled & Published by Rosea
Nh÷ng BÝ MËt Nga trong ChiÕn Tranh VN
Có một ngày, khán giả của kênh Một đài truyền hình Nga đã được xem một chương trình có tựa
đề "Những bí mật Nga trong chiến tranh Việt nam". Chương trình truyền hình này nói về một
cuộc chiến tranh, mà như lời của người dẫn chương trình, do một siêu cường quốc tiến hành,
đánh vào một đất nước nghèo nàn. Cuộc chiến tranh, mà trong đó, người Mỹ đã trút 7 triệu tấn
bom, đã rải 80 triệu lít chất độc hoá học xuống đất Việt nam. Cuộc chiến tranh, đã cướp đi sinh
mạng của hai triệu người Việt Namvà 60 nghìn lính viễn chinh Mỹ.
Khán giả truyền hình Nga lớn tuổi còn nhớ rõ những thông tin về cuộc chiến tranh này. Nhưng
nhiều thanh thiếu niên Nga chỉ bây giờ mới lần đầu tiên được xem những thước phim tài liệu về
những trận ném bom của máy bay Mỹ, lần đầu thấy cảnh hàng dãy phố của các đô thị Việt
Namđổ nát dưới mưa bom Mỹ, thấy những trái bom napal rơi xuống thiêu hủy những cánh đồng
lúa Việt Namhiền hòa...
Đất nước Việt Namđã có thể còn bị chia cắt dài lâu, nếu như không có sự giúp đỡ đầy tình anh
em từ Liên bang Xô-viết - người dẫn chương trình truyền hình đã nhận xét như vậy. Gần 6 nghìn
rưởi chuyên gia và cố vấn quân sự Xô-viết đã giúp nhân dân Việt Namyêu nước giành lại tự do
và độc lập cho đất nước thân yêu của mình.
Ngay từ năm 1964, ở Liên Xô đã bắt đầu thành lập các đơn vị, mà trước hết là từ binh chủng tên
lửa, giành cho "công tác miền Nam", như cách gọi hồi đó. Theo qui tắc bảo mật, từ "Việt nam"
không hề được nhắc đến, nhưng tất cả đều hiểu rằng, những người được chọn vào các đơn vị
này sẽ đi Việt Namtham gia chiến đấu.
Vào mùa xuân năm 1965, các chuyên gia quân sự Xô-viết đã đặt chân đến các vùng rừng rậm
Việt Namđể lắp ráp các bệ đặt tên lửa đất đối không và tiến hành huấn luyện kỹ thuật cho các
chiến sĩ Việt nam. Người Mỹ đã dự đoán rằng, làm được công việc này phải mất ít nhất là một
năm. Trên thực tế, ta chỉ cần có 2 tháng. Ngày 24 tháng 7 năm 1965, trận đánh bằng tên lửa
phòng không đầu tiên đã diễn ra trên bầu trời Việt nam. Ba máy bay phản lực Mỹ đã bị hạ bởi 3
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
tên lửa của ta. 27 tháng 7, trận thứ hai, 3 phát tên lửa Xô-viết đã quật ngã 4 máy bay ném bom
Mỹ.
Trong một năm rưỡi đầu tiên, việc điều khiển tên lửa do các chuyên gia xôviết, mà chủ yếu là
người Nga, tiến hành. Tham gia vào chương trình truyền hình kể trên, đại tá Ivanov, phục vụ ở
Việt Namnhững năm 1965-1966, đã nhớ lại và nói rằng " Chúng tôi canh giữ bảo vệ bầu trời Việt
Namđể các đồng chí Việt Namcó thể vươn tới chiến thắng trên mặt đất". Đơn vị tên lửa nơi ông
Ivanov làm chuyên gia đã bắn tan xác 24 máy bay Mỹ.
Cũng chính ở Việt nam, lần đầu tiên trong lịch sử quân sự thế giới, một chiến thuật cơ động độc
đáo đã được áp dụng: phóng tên lửa từ các trận địa được ngụy trang kín đáo, sau đó cả đơn vị
lập tức chuyển sang vị trí khác. Bằng cách như vậy, chỉ với 40 quả tên lửa, đơn vị của đại tá
Mozhaev đã tiêu diệt được 23 phản lực Mỹ.
Ngoài bom đạn quân thù, trong số những hiểm nguy rình rập các chiến sĩ tên lửa Nga hồi ấy,
theo như các cựu chiến binh hồi tưởng lại hôm nay, còn có mối nguy số 1 là bệnh viêm phổi. Ban
ngày, nhiệt độ trong buồng điều khiển tên lửa lên tới 65 độ C. Sau mấy tiếng đồng hồ trực chiến
trong buồng này, bước ra ngoài trời có nhiệt độ 25-30 độ C, những người con của xứ Nga hàn
đới rất dễ bị ốm ngay tức khắc.
Đến cuối năm 1966, các sĩ quan Việt Namđược đào tạo ở Nga về đã tự đảm nhiệm việc phóng
tên lửa hạ máy bay thù. Cùng tham gia bảo vệ bầu trời quê hương, còn có các phi công Việt
Namlái những chiếc máy bay phản lực xôviết "Mig". Người dẫn chương trình truyền hình nhận
xét, tiến hành 500 cuộc không chiến, bị mất 131 chiếc Mig, các phi công Việt Namđã hạ được
300 máy bay địch.
Trong đọan phim truyền hình "Những bí mật Nga trong chiến tranh Việt nam", sự đóng góp của
các chiến sĩ tình báo Nga cũng đã được nhắc tới. Nhờ có công tác của họ, chỉ vài phút sau khi
phi đội pháo đài bay B-52, mỗi chiếc mang theo 30 tấn bom, cất cánh từ căn cứ Gu-am, ở Liên
xô đã nhận được thông tin, và ngay lập tức, tin những tên cướp trời xuất phát cũng như dự đoán
đường bay và hướng gây tội ác của chúng, được chuyển cho Bộ Tổng Tham mưu quân đội nhân
dân Việt nam, để bố trí lưới lửa giăng bắt những tên kẻ cướp này.
Ở Việt nam, tính chung đã tiêu diệt được 4 nghìn rưởi máy bay phản lực tiêm kích và ném bom -
tức là một nửa cơ số của không lực Hoa kỳ. Những chiến sĩ quân đội nhân dân Việt nam, các
chiến sĩ dân quân tự vệ Việt nam, những người đã góp phần to lớn vào chiến công chung, cũng
đã được người dẫn chương trình truyền hình Nga nhắc đến bằng những lời trìu mến và trân
trọng.
Đã từ lâu, việc có các chuyên gia và cố vấn quân sự Xô-viết góp phần giúp Việt Nam kháng
chiến chống Mỹ, chẳng còn là điều bí mật nữa. Mà thật ra, thì điều này chưa bao giờ được xem
là bí mật - đơn giản là, trước đây không được phép nói và viết ra mà thôi. Hiện nay ở Nga có Hội
các cựu chiến binh Nga tham gia chiến tranh Việt nam, thành viên của Hội thường đi Việt Nam,
thăm lại những địa điểm chiến đấu năm xưa. Họ cũng thường xuyên hội ngộ ở Mátxcơva và phát
biểu trên truyền hình. Các cựu chiến binh kể cho lớp trẻ nghe về niềm vinh quang của vũ khí
Nga, về những trang rực rỡ trong lịch sử đất nước, những trang sử đẹp đẽ của sự hợp tác hữu
nghị Nga-Việt.
Các bạn thân mến, trên đây là mấy ghi chép về đọan phim tài liệu có nhan đề " Những bí mật
Nga của chiến tranh Việt nam", được phát hình cách đây chưa lâu trên kênh Một truyền hình Liên
bang Nga.
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
Tác giả: Alecsay Lensov.
Người dịch : Đan Thi, Moscow.
Radio "The Voice of Russia"
Hờ hờ, lính Nga giúp miền Bắc bắn rơi máy bay Mỹ thì được gọi là anh em, bạn bè, còn lính Mỹ
giúp miền Nam đánh miền Bắc thì được gọi là xâm lược. Đúng là bên thắng muốn gán danh hiệu
gì cho bên thua cũng được. Không biết dân Campuchia bây giờ gọi bộ đội Việt Nam mình hồi
năm 79-89 là gì nhỉ (tất nhiên là trừ đảng của đồng chí Hunxen). Cũng may VN sáng suốt không
cho Trung Quốc vào giữ miền Bắc giùm để dồn quân vào Nam không thì chắc mình với TQ cũng
giống Syria và Lebanon
Tôi không thể ngờ lại còn có nhiều kẻ thành kiến nặng nề như đồng chí tmkien (à lộn, không phải
đồng chí). Anh em người ta đánh nhau, dù vì lý do gì đi nữa thì cũng kệ mẹ người ta, mắc mớ gì
mà nhảy vào đánh hôi. Rồi mang cả máy bay, bom đạn và những thứ giết người tối tân nhất ra
thi thố (đó là chưa thèm nói chính thằng đó xúi người ta đánh nhau đó).
Còn ông lớn khác tham gia chút chút (chỉ là trợ giúp thôi) dù vì lý do gì thì cũng là người thấy
chuyện bất bằng mà tha.
Đáng buồn vì còn nhiều người nói mà không biết mình nói gì.
Thế này nhé: đúng là Liên Xô có trực tiếp "giúp" miền Bắc đánh Mỹ và miền Nam, Mỹ "giúp" miền
Nam đánh miền Bắc. Cái này là đúng, chỉ khác về số lượng thôi. Liên Xô "giúp" ít người, Mỹ
"giúp" nhiều người hơn. Tức là chỉ khác về số lượng chứ còn bản chất không thay đổi (có thể số
lượng nhiều quá biến thành chất lượng khác cũng nên, theo triết học Marx Lenin). Tớ cũng là
dân Bắc, nhưng giờ sống trong Nam nên cũng không quá bolsevich trong vấn đề này. Tất nhiên
là Mỹ đem bom ném dã man ở miền Bắc nhưng nói thật, khi đánh nhau, khối dân thường trong
Nam chết mà tớ chắc chắn là có trách nhiệm của vũ khí Liên Xô và Trung Quốc đấy. Một thằng
thì vác bom ném trực tiếp chết người người ta, một thằng thì đưa pháo cho người ta bắn. Kết
quả là cũng dân thường chết thôi (tất nhiên cũng có nhiều lính "ngụy"). Nói thì các bạn chửi phản
động, mẹ vợ tớ ở Pleiku kể, khi xưa dân trong này phải chạy chiến tranh, họ nói là "chạy giặc",
mà "giặc" đây không phải lính "ngụy" đâu, các bạn hiểu rồi chứ. Tớ nói thế là để các bạn hiểu,
cách gọi tên một sự việc chẳng qua phụ thuộc vào bạn ở phía bên nào thôi.
Theo tớ, bạn thangdt00 quá ngây thơ khi cho rằng các ông lớn thấy "bất bằng mà tha" khi giúp
"chút chút". Quyền lợi của người ta cả thôi, chả có tình anh em khỉ gì đâu. Sự việc Trung Quốc
qua mặt Việt Nam bắt tay với Mỹ năm 1972 là quá rõ, rồi năm 75 lợi dụng đục nước béo cò để
chiếm Hoàng Sa. Nhiều người dân Liên Xô có thể coi Việt Nam như anh em nhưng lãnh đạo Liên
Xô thì đâu có vậy, còn có lợi thì họ giúp, hết lợi thì thôi ngay, bạn cứ chịu đọc tư liệu lịch sử là
thấy rõ ngay. "Trung Quốc sẽ đánh Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng" nhiều người nói vậy đấy,
mới nghe thì thấy phản động nhưng ngẫm lại thì quá có lý.
Cái lẽ dĩ nhiên là trong một "lý tưởng chung" nào đó thì nước nào cũng muốn quyền lợi của
mình, và trên hết nữa lại là quyền lợi của một Khối liên minh .
Nhưng điều khác biệt là người Liên Xô giúp Việt Nam là để chống Mỹ khi Mỹ đem bom dọng
xuống đầu nhân dân Việt Nam, định thôn tính thao túng Việt Nam chứ không phải như chú Sam
"nhân ái , yêu chuộng hòa bình tự do" giúp bọn tay sai Ngụy giết người VN .
Năm 1974 , Quân miền Bắc đã vào Nam gần hết chỉ còn 1 sư đoàn ngoài ấy (xin xem chương
trình phỏng vấn trực tiếp "Việt Nam 30 năm trong tư thế người chiến thắng" ) . Lúc này Tàu làm
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
chuyện thị phi . Xin nói rõ hơn lý tưởng CS có thể anh chung , tôi chung , nhưng nó là chủ thuyết
về xã hội - kinh tế - chính trị chứ không phải chủ thuyết chính về vấn đề dân tộc . Do đó Nga Xô
vẫn ôm mộng bá quyền Đông Âu , Tàu vẫn ôm mộng bá quyền Châu Á . Không có gì lạ !
Chỉ lạ là có những kẻ mồm hô một đằng , tâm nghĩ một nẻo, giờ này vẫn còn thần tượng bọn giết
người Mỹ Lai lắm .
Cũng trong chương trình phỏng vấn trực tiếp Việt Nam 30 năm trong tư thế người chiến thắng ,
ông Viện trưởng Viện Lịch Sử Quân Sự Việt Nam cũng không giấu là sự thật Tàu và Nga Xô
không muốn Việt Nam giành độc lập và thống nhất . Cách nói của ông tuy có che giấu bằng
những mỹ từ ngoại giao, nhưng đã phản ánh sự thật là không ai ngây thơ như những kẻ bại trận
mà mồm miệng vẫn một tấc lên giời (lời của BearMoscow) . Vì thế , phía cách mạng vẫn có sự
độc lập và chuẩn bị tư thế tự lực cánh sinh của mình , tiết kiệm đạn dược từ tận năm 1954 để
dành cho sau này mà không quá phụ thuộc vào ngoại quốc . Ta tiết kiệm đến mức chỉ có 14% cơ
số đạn của chiến dịch Hồ Chí Minh là do những viện trợ sau này , còn lại là của ta tiết kiệm từ
trước và cướp của địch .
Sự khác biệt giữa một cách mạng VN "tận dụng sự giúp đỡ của các nước anh em XHCN và bạn
bè quốc tế" (mỹ từ ngoại giao) và "tay sai phản quốc" là ở điểm này . Chỉ có hèn hạ cam tâm tay
sai thì mới bị chủ giết , chủ sai khiến , chứ đã tự mình đứng vững làm bạn bè anh em , thì thằng
nào dám thao túng thằng nào ?
Cám ơn thí chủ anh em duckhang đã quá khen . Nay bần đạo xin bổ sung thêm tí chút .
Quan hệ quốc tế là quan hệ giữa các quốc gia trên cơ sở tương quan lợi ích , quyền lực , chính
trị ... Những mỹ từ ngoại giao không làm người trong cuộc bị lừa bịp . Người Mỹ nổi tiếng là thực
dụng thì nói thẳng : không có đồng minh vĩnh viễn , cũng không có kẻ thù muôn đời (đại loại thế,
không nhớ nguyên văn) .
Chính vì thế mà không phải cứ gọi "đồng minh" thì tức là đồng minh thật sự , chẳng có chuyện
tay sai và chủ . Cũng như không phải cư nói anh em thì tức là anh em với nhau thật . Chỉ có
những kẻ ngây thơ (vì thế mới thất bại dài dài mặc dù MỒM TO thì nhất ! ) mới tin và vin vào đấy
lèm bèm .
Chính quyền cách mạng Việt Nam hiểu rõ điều này . Cho nên chủ trương tự lực cánh sinh luôn
được giương cao . Tôi chơi với anh , tôi yếu hơn anh , tôi nhường anh vấn đề nào đó vì là "tránh
voi không xấu mặt nào" , để đánh đổi quyền lợi thì được . Chứ anh mà đòi làm cha tôi thì đừng
hòng . Năm 1979 , anh oánh tôi , tôi sẵn sàng oánh anh u đầu chạy . Anh lăm le chiếm đảo của
tôi , tôi không thể oánh anh lúc này nhưng tôi không ngán nếu anh ép tôi quá đáng , nên tôi đưa
quân ra đóng , đưa tàu ra xây công sự , và tôi tuyên truyền cho nhân dân tôi hiểu , đưa cả người
ra du lịch .
Còn những kẻ làm tay sai thì không phải vì hai bên "quý mến" nhau nên tôn trọng nhau , tôi và
anh ta là đồng minh cùng mục tiêu chống Cộng . Không có đâu ! Mày bản chất đã phụ thuộc vào
tao thì tao nói mày phải nghe , không nghe tao giết .
Vì thế , khi đến đường cùng , kẻ thì gọi điện cho đại sứ của "đồng minh" năn nỉ : "Các ông cần gì
cứ nói chúng tôi sẽ làm" , hay có kẻ khóc lóc "Họ đã bỏ rơi chúng tôi , thật sự là như vậy" ...
Bài học này là bài học cay đắng cho những người cũng mang dòng máu Việt Nam . Cùng là
đồng bào với nhau , tôi giận anh thì đúng là tôi giận thật , tôi khinh anh , ghét anh thì đúng là có
như thế , nhưng đôi khi , tôi cũng thấy thương cho anh , chỉ mong sao anh cũng hiểu ra vấn đề ,
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
quay về cùng dân tộc thì hơn là giữ một mối thù hận sai lầm . Thời cuộc dài , đời người ngắn ,
đừng để lỡ tàu .
Nếu Mĩ không hất cẳng Pháp nhảy vào miền Nam lập chính quyền bù nhìn thì chẳng mắc mớ gì
mà Liên Xô giúp đỡ quân sự miền Bắc. Nếu không có Mĩ thì sau tổng tuyển cử , nước Việt Nam
đã thống nhất dưới chính phủ cụ Hồ Chí Minh và đã không phải mất tới mấy chục năm để thống
nhất.
Sự thật đơn giản là Mĩ muốn nhảy vào Việt Nam để thực hiện chiến lược toàn cầu và đã bị nhân
dân Việt Nam cả hai miền đánh cho u đầu mẻ trán. Đơn giản vậy thôi mà khối anh không hiểu ,
đánh đồng Liên Xô với Mĩ . Xuyên tạc cuộc chiến tranh vệ quốc thành cuộc nội chiến tương tàn.
Thế bây giờ Mĩ mở rộng ảnh hưởng ở khắp nơi trên thế giới có phải là để chống làn sóng c.ộng
s.ản không ? Thực ra chống cộng chỉ là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược toàn cầu, nói
nôm na là mộng bá quyền, mọi lợi ích phải thuộc về ta.
Còn nhân dân hai miền đánh Mĩ thì có gì là phiến diện, miền Bắc có quân chính quy " Bắc Việt "
miền Nam có quân giải phóng ở các chiến khu và các lực lượng du kích, biệt động thành ngay
sát nách địch
cho tớ nói một câu chân tình, trên cơ sở tôn trọng tất cả mọi ý kiến của mọi người. Nhận thức,
suy nghĩ, cách sống của mỗi thời mỗi khác, không thể lấy tiêu chuẩn của cuộc sống ngày hôm
nay để đánh giá ngày hôm qua. Cuộc kháng chiến trường kỳ từ 1945 đến 1975 theo tớ là vô
cùng cần thiết dù phải chịu nhiều hy sinh, nhưng theo một số "đồng chí" thì nếu không có có thể
đã sánh vai với bọn kim chi hay samurai rồi. Quan trọng nhất là từ nay, với thời đại ngày nay nên
làm gì chứ đừng bới móc rồi giá kể này nọ, đâu có được gì đâu.
Riêng về chủ đề chính này thì điều cơ bản là:
- Miền Bắc giữ được chủ quyền, Gấu hay Trệt có giúp chỉ mang tính chất hỗ trợ, không mang
tính chất quyết định. Gấu và Trệt cũng không mang quân trực tiếp bắn giết thường dân và "bảo
an" hay "địa phương quân" hay gì gì đó của VNCH mà chỉ đánh lại bọn xâm lược thôi.
- Miền Nam bị phụ thuộc ngay từ đầu, được Thực dân lập nên và Đế quốc nuôi dưỡng. Xứ sở tự
do, nhưng là tự do làm theo ý ông chủ, nếu tổng thống không theo thì giết luôn, thế thì còn tự do
làm gì. Tự do đến mức quân đội nước ngoài vô tư bắn phá, chém giết dân chúng. Tự do đến
mức được tự ý thành lập các vùng "xxxbắn phá" (chán chữ xxx rồi không muốn nhắc đến nữa).
Tự do đến mức, có hơn triệu quân đối đầu với ba trăm ngàn quân đói ăn, thiếu vũ khí nhưng
cũng được tự do bỏ chạy như vịt, áo quần, giày dép súng ống vứt đầy đường. Vũ khí tự do để lại
cho đối thủ tự do sử dụng. Ôi TỰ DO.
Cái câu đó nguyên văn là: "Không có kẻ thù nào là vĩnh viễn, không có kẻ thù nào là vĩnh viễn,
chỉ có quyền lợi quốc gia là mãi mãi". Câu này không phải của người Mỹ, tớ cũng không nhớ rõ
là ai, chỉ biết là W.Churchill thích dùng câu này thì phải nên người ta hay gán cho ông.
Nhìn rộng ra một chút thì chả biết người Hàn Quốc có yêu nước không nhỉ? Chắc Bắc Triều Tiên
cũng chửi dân Hàn Quốc từ mấy chục năm nay là bợ đỡ đế quốc, là tay sai, ngụy quyền... vì nếu
không có Mỹ và quân Liên Hiệp Quốc thì bây giờ chắc Seoul cũng treo đầy ảnh Kim Nhật Thành
rồi (và tất nhiên các bạn trẻ Việt Nam thì không có điện thoại Samsung để mà chụp hình còn dân
Hàn Quốc chắc đang phải van nài "đế quốc" cấp cho ít gạo và phân bón). Cũng may "tay sai"
Hàn Quốc cũng ngoan ngoãn nghe lời Mỹ trong mấy chục năm nên không bị Mỹ "giết" chết tươi.
Người Bắc Triều Tiên thì coi thường người Hàn Quốc vì là "tay sai" của đế quốc Mỹ, không có
tinh thần dân tộc, bán nước cho Mỹ (vì cho mấy chục ngàn quân Mỹ đóng trên đất Hàn Quốc
ngay tại thủ đô Seoul đã mấy chục năm rồi), dựa hơi vào Mỹ mới tồn tại được... Còn người Hàn
Quốc lại chửi dân Bắc Triều Tiên suốt ngày chỉ biết tung hô Kim Nhật Thành, đi xin gạo (và phát
triển vũ khí hạt nhân). Người Bắc Triều Tiên gọi Mỹ là quân đế quốc xâm lược, dã man, còn
người Hàn Quốc lại cảm ơn Mỹ vì đã "giải phóng" họ (tất nhiên một số người Hàn Quốc cũng hay
biểu tình đòi Mỹ rút nhưng nếu đa số dân họ ghét Mỹ thì chắc Mỹ cũng phải cuốn gói từ lâu rồi).
Thế mới biết cách gọi tên một sự việc không đơn giản như chúng ta đã được học từ bé đâu.
Còn việc "nhân dân Việt Nam cả hai miền" đánh Mỹ "cho u đầu mẻ trán" thì tớ cũng hơi nghi.
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
Thứ nhất, hình như Việt Nam có 3 miền (cả miền Trung nữa thì phải). Thứ hai, hồi đó quân
VNCH có vài triệu quân, chắc họ không phải là "nhân dân Việt Nam" quá mà quân VNCH không
phải ai cũng nhát đâu, ở trận Xuân Lộc là thấy rõ (nhưng vì là VNCH nên sẽ bị gọi là "ngoan cố"
chứ chả phải dũng cảm hay kiên cường gì cả). Thứ ba, nếu bạn đã sống lâu năm ở miền Nam
(sau 75) (vì tớ chắc bạn sống ở ngoài Bắc), gặp gỡ những người đã trực tiếp sống trong cảnh
binh đao, những người đã sống và phục vụ cho chế độ VNCH, những người có gia đình, người
thân bị chết oan uổng trong chiến tranh (nói thiệt là không biết do bên nào vì biết đổ cho ai bây
giờ) thì bạn chắc không tự tin dùng cụm từ "nhân dân Việt Nam cả hai miền" đánh Mỹ "u đầu mẻ
trán" đâu. Đau thương và nhiều khi thấy chiến tranh (dù có tên gọi thần thánh hay anh hùng gì đi
nữa) cũng vô nghĩa lắm bạn ạ. Đa phần người chết là người Việt mình thôi. Bạn cứ vào đây sống
lâu đi rồi bạn sẽ hiểu hơn về những người được gọi là "ngụy quyền" hay "tay sai" gì đó. Vì thời
cuộc nên phải vậy cả. Rất nhiều người trong số họ chỉ muốn sống yên ổn giữa tên bay đạn lạc
thôi, chả ham hố gì mà tham gia đánh Mỹ đâu (tất nhiên cũng phải có nhiều người tham gia thì
miền Bắc mới thắng chứ).
Sau năm 75, tớ không nhớ rõ có vài trăm ngàn hay một triệu người đi vượt biên gì đấy, chắc họ
cũng không được xếp vào "nhân dân Việt Nam" luôn theo tiêu chuẩn của bạn vinhvinh (ấy chết,
bây giờ nhà nước chính thức gọi họ là "Việt kiều yêu nước" rồi đấy). Tất nhiên, muốn được gọi là
Việt kiều yêu nước thì phải "hiểu ra vấn đề" mang dollar về cho người thân và đất nước chứ
đừng "giữ một mối thù hận sai lầm". Nếu mấy anh Việt kiều nào đó hiểu ra rằng "thời cuộc dài,
đời người ngắn" và không để "lỡ tàu" về xây dựng tổ quốc mà lại làm đơn xin vào cơ quan nhà
nước nào thi mới thấy mệt khi phải khai trước năm 75 anh làm gì? cha mẹ anh làm gì? có phục
vụ cho địch không? Kể ra cũng khó khai lắm vì đã 30 năm rồi, bố ai mà nhớ được. Dân gian có
câu "Quýt làm, cam chịu" còn ở Việt Nam mình thì "Bố mẹ (thậm chí "ông bà" làm), con (cháu)
ráng mà chịu", đừng có hòng ngóc đầu lên nhé dù đã "hiểu ra vấn đề" dù đã được người ta
"thương", không còn "giận", "khinh", "ghét" nữa. Thôi thì đành chịu để người ta "giận", "khinh",
"ghét" mà mang cái bằng tiến sĩ về mà xây dựng nước Mỹ vậy, biết sao bây giờ.
Bạn tmkien
Tớ đang ở SG. Từ năm 1998. Tớ cũng rất muốn tìm hiểu những điều chưa được biết. Nhưng
phải là tìm hiểu để biết và định hướng suy nghĩ hành động của mình chứ không phải ôm riết, nói
riết những định kiến có thể được truyền lại từ lớp người trên. Tớ sẵn sàng tranh luận với bạn
hôm nay. Mời bạn ra một chủ đề cụ thể.
Ngoài lề chút nhé. Hê hê, tất nhiên khi "tìm hiểu" phải là "để biết và định hướng suy nghĩ hành
động của mình" rồi. Tớ đây đâu có "ôm riết, nói riết những định kiến có thể được truyền lại từ lớp
người trên" vì nếu tớ như vậy thì tớ đã phải phải đồng ý với bạn hoặc NewGod (xin lõi NewGod)
rồi chứ tranh luận làm gì vì nhà tớ là dân CSản gốc, gia đình cán bộ từ ngoài Bắc vào đây năm
90 mà. Tự dưng mở ra topic mới làm gì, còn khối dịp mà, mai tớ phải đi làm rồi. Nói chung là tớ
không thích rập khuôn, cách suy nghĩ và quan điểm phải thay đổi cho phù hợp với những kiến
thức mới, tư liệu mới và thời đại mới. Không nên bị đông cứng vào cái món "quốc gia" hay "cộng
sản" gì cả vì tớ chả ưa cả 2 món này, cực đoan quá. Nhiều người dù có biết những cái mới vẫn
nhất định không chịu tiếp thu thì đúng là như Ông Koichi Tohei, Đại sư Aikido nói rằng: họ như ly
nước đã đầy, chẳng thể nào rót thêm được nữa, cố chỉ phí công. Hẹn thảo luận với bạn vào dịp
khác nhé.
Ối, đến bây giờ vẫn còn có người nghĩ nếu trước 75 VN mà theo Mỹ thì cũng được " giàu có",
"xung xướng" như Hàn Quốc bây giờ, ặc ặc. Xem bọn sinh viên HQ nó biểu tình kia kìa, xem yêu
Mỹ quốc đến đâu !
Nói gì thì nói, VN có thể sai trong xây dựng kinh tế, trong vấn đề dân vượt biên, vấn đề đối xử
với người chế độ cũ,... nhưng tôi chưa bao giờ thấy sai trong việc đánh đuổi Mỹ ra khỏi đất nước
này ! Đến người Mỹ cũng còn phải công nhận họ chẳng đúng chỗ nào mà có nhiều người VN
vẫn còn cố cãi thì thật ....
Người nào nghĩ rằng ""VN nên thua", "VN nên không thống nhất", "VN sẽ tốt hơn khi được "giải
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
phóng" bởi Mỹ", thì thôi, bó tay, không còn lời nào để tranh luận nữa
Đúng thật là cốc nước đã đầy, đổ bao nhiêu cũng thế thật
Ôi dào, nói mãi về chuyện này rồi, chú NH kinh tế bây giờ tuy có khá, nhưng tương lai mấy ông
Mỹ hay ghẻ cáu nhau, hay bác Kim hơi bực tức , thế là cả Seoul và cả bán đảo Hàn thành đống
gạch vụn ngay.
Đọc báo thấy bọn NH rất sợ đi lính, cũng đủ thấy dân NH căng thẳng, lo lắng cho chiến tranh đến
mức nào. Vừa mấy hôm đã lại đăng chuyện bọn NH phải thay đổi luật quốc tịch để đề phòng việc
trốn lính.
Trên thế giới chưa có khu vực nào lại nguy hiểm như đường phân giới NH, BH, 2 bên tập trung
khoảng 1,8 tr quân với đầy đủ vũ khí hiện đại + 8 tr quân dự bị sẵn sàng gọi vào chiến đấu.
Chiến tranh nổ ra thì bọn Mỹ sẽ lại đẩy lính NH ra phía trước đỡ đạn cho nó , chứ nó bây giờ
đang rút quân lui dần ra xa khỏi đường biên giới.
Lịch sử chẳng bao giờ phê phán chuyện thống nhất đất nước dưới mọi hình thức, biện pháp.
Còn chia cắt thì còn hiểm họa, bất an, chẳng khác gì xây lâu đài bằng cát.
Bần đạo không hiểu là sao lại có người cứ đặt giả thuyết là nếu thế này , nếu thế kia thì sẽ được
như Korea và Japan ? Nếu dễ thế thì chắc thế giới này không chỉ có vài nước Japan , Korea ,
Taiwan mà là cả trăm nước rồi .
Không nói đâu xa , Việt Nam bây giờ là thế đấy , các thí chủ nào muốn nó nhanh chóng bằng
Thái Lan thôi cũng được , thì cứ thử mà về làm chuyện cụ thể thì hơn là mơ hão : "Lẽ ra ta đã
bằng Nhật hay Hàn" .
Đừng nói nữa kẻo người ta có cảm giác tất cả mọi giá trị cuộc sống có thể quy ra tiền : nếu thế
này , nếu thế kia , ta đã có tiền như Nhật như Hàn ... Dễ thế nhỉ !? Nói thế với bọn Hàn bọn Nhật
, bần đạo sợ những người thế hệ 50-60 tuổi sẽ cảm thấy bị sỉ nhục , bởi các thí chủ đã coi nỗ lực
phi thường của họ chỉ đơn giản như một hệ quả "lẽ ra" tất nhiên phải đến .
Đã đến Nhật , đã đến Hàn chưa ? Nếu chưa đến thì nên đến , và tiếp xúc với cuộc sống làm việc
điên cuồng từ 9 giờ sáng đến 12 giờ đêm của họ , rồi hãy nghĩ lại cái giả thuyết "lẽ ra" nhé .
Nếu "lẽ ra" như thế thì ta còn có vô số nước Nhật nước Hàn khác như Phi Luật Tân chẳng
hạn , chỉ đì đẹt thế thôi à ? Sao không "lẽ ra" ?
Thì ra tâm cảnh cũa những người quý trọng đồng tiền là như thế ,mọi thứ dễ quá ... cho nên
chạy xịt khói cũng phải .
Đừng đánh đồng mục tiêu giải phóng đất nước với mục tiêu xây dựng kinh tế . Những người cầm
súng chiến đấu đều hiểu rằng : "Những thành phố lớn như Hà Nội , Hải Phòng có thể bị tàn phá
nhưng chúng ta nhất quyết hy sinh trường kỳ kháng chiến" .
Đấy , giữa cái nghèo nhưng danh dự , lẽ phải, và cái giàu có mà hèn đớn , họ đã chọn cái thứ
nhất . Mong các thí chủ đừng lấy tâm cảnh của mình ra mà thuyết phục họ rằng cái thứ hai - "lý
tưởng" của các thí chủ - là cái mà họ nên theo .
Hơ hơ, mấy bác vui tính quá, đả kích sai người và lạc chủ đề béng nó rồi. Mục đích chính của tớ
khi post mấy bài trong topic này là để nói rằng: cách gọi tên một sự việc lịch sử không đơn giản
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
như chúng ta nghĩ và được học từ nhỏ. Tớ tìm đỏ mắt cũng chả thấy trong bài tớ viết có câu nào
mong "bọn thảm sát ở Mỹ Lai" thắng hay "VN nên thua", "VN không nên thống nhất" hay nếu VN
không thống nhất thì sẽ thành Hàn Quốc, Nhật Bản... cả.
Cái chuyện tớ lấy Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên ra làm ví dụ cũng chỉ là để nói rằng dù cùng là
người Triều Tiên, họ sẽ gọi Mỹ theo cách khác nhau. Tớ cũng chả nói cách gọi nào là đúng cả vì
đây là quan điểm cá nhân, làm sao áp đặt được. Tớ chỉ nêu ra thế thôi.
Tớ cũng chả ca ngợi việc chia cắt đất nước. Các bác nên dồn bực tức của các bác vào đúng
người hơn chứ.
Nói thêm với bác NewGod. Có lẽ bác nói đúng, dân Bắc Triều Tiên bây giờ rảnh rỗi có thời gian
nhảy múa và ca ngợi Kim Nhật Thành nên chắc họ cảm thấy hạnh phúc hơn bọn Hàn Quốc phải
làm việc "điên cuồng từ 9 giờ sáng đến 12 giờ đêm" để hưởng được cái "giàu có mà hèn đớn".
Lại hơi ra ngoài chủ đề rồi nhưng ngứa miệng nên đành chịu.
Hoan nghênh bạn A_S đã tìm thêm được một mục tiêu nữa của chiến tranh 54-75: "Thế thiên
hành đạo,đưa nhũng tên Việt gian về lại với vị trí của chúng.Tội ác của chúng quá nhiều rồi,có
thể cho chúng quyền chia đôi lãnh thổ để tiếp tục làm Việt gian mãi được không?". Cái này quả
là độc đáo và chưa ai nghĩ ra. Kể cả mấy ông ở Viện Lịch sử Quân sự.
Bạn thật là có tấm lòng nhân hậu và vị tha khi viết "Chúng ta có thể không gọi những binh lính
VNCH là "nguỵ",là "phản động", nhưng bản chất "nguỵ","Việt gian" và "phản động" của những kẻ
cầm đầu,chế độ của những kẻ ấy thì khổng thể chối cãi được!". Cũng may là Nguyễn Cao Kỳ
không biết bạn nói thế chứ không thì tên "Việt gian" này không dám về VN chơi và giới thiệu một
dự án khoảng hơn 400 triệu USD gì đó. Theo tớ bạn cứ gọi là "ngụy" hay "phản động" gì đó thì
vẫn tình cảm hơn từ "Việt gian" đó.
Mấy bác lạ ghê đó, chủ đề là "Những bí mật Nga trong chiến tranh VN", mà đọc toàn thấy Mỹ,
VNCH rồi sang tận bán đảo Triều Tiên, có cả chống Đế quốc gì ở đây... Mà bác spirou là chủ
topic mà cũng biến mất từ bài đầu tiên luôn, chắc bác cũng chán mấy bài cãi vã này rùi.
Thôi, lạc đề rồi cho tôi lạc với, hôm ưa mới coi film Dòng Sông Phẳng Lặng, film về chiến trường
Thừa thiên Huế mà bác nào cục ĐA ta đánh giá là film truyền hình về CT quy mô nhất rồi hay
nhất, ặc ặc.....
Không nói về khía cạnh phục trang (hơi sai so với LS), rồi kỹ thuật (miễn bàn), diễn viên (chừ
dân Huế mô mà nói tiếng Bắc hè, chừ quân VNCH ở miệt nào mà nói tiếng Bắc dzậy ta), chỉ nói
về kịch bản, đoạn cuối có cảnh 3 anh chú Mỹ với 1 cô đầm say rượu và 1chú VNCh lái xe Jeep
tông chết một chú violinist SV đấu tranh rồi bỏ mặc cán luôn cây đàn.... hêhehe, ý tưởng SV
đứng dậy rùi nắm tay nhau khá hay ma hơi bị ... (từ gồm 3 chữ cái hêhhe). Hồi đó mà xe Jeep
Mỹ đụng trúng chú SV nào là lo mà đem đi cấp cứu, rồi lo mà chạy chữa chứ không về bị kỷ luật,
tước quân tịch, rồi ở đó mà chạy luôn, SV ta vây kín rồi đốt xe chứ có mà bỏ chạy. Làm film thế
mà kêu ta xem để tuyên truyền sao được. Cứ như thễ ai là lính VNCH rồi lính Mỹ lúc đó là giống
mọi rợ chi đó, còn lính VNCH "từ ấy" với "GP" hay lính GPQ là thiên thần đó. Phiến diện cực kỳ
Thấy chưa,khi NCK còn phục vụ cho cái VNCH thì ông ta như thế nào?Cũng mang về hang trăm
triệu Dollar cho VN,nhưng là hàng trăn triệu Dollar máy bay,bom đạn.Còn đưa ông ta về đúng vị
trí của mình thì may ra ông ta mới hối lỗi,làm được việc tốt cho đất nước.
Cầu cho ông ta an toàn trước đám Việt gian vẫn chưa hối cải.
Chuyện đang nói cái này mà một lúc lan ra thành vô số chủ đề là một cách để chiều lòng các bác
ấy , đánh chỗ này thua thì phải vơ vét chỗ khác bù vào ấy mà , càng bù càng thua , càng vơ vét ,
càng lan man. Trách sao được !
Chuyện này nói rất nhiều lần rồi. Lại phải nhắc lại một lần nữa về sự khác biệt giữa Liên Xô và
Mỹ:
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
(1) Ai đánh ai: Liên Xô giết Mỹ. Mỹ giết người Việt.
(2) Ai chỉ huy ai: Chuyên gia Liên Xô ở Việt Nam nằm dưới sự chỉ huy của ông Giáp. Ngược lại
thì quân Mỹ tự do muốn đi đâu thì đi.
(3) Ngoài Bắc không có ai đánh Liên Xô. MIền Nam có Mặt Trận Giải Phóng đánh Mỹ.
(4) Mỹ liên tục vi phạm quyền tự quyết của miền Nam:
4.1. Đứng sau vụ đảo chính Diệm, ám sát Diệm khi Diệm có ý muốn chống lại ý của Nhà Trắng.
4.2. Ép Thiệu ký hiệp định Paris. Cần nhấn mạnh rằng LX thậm chí không có tư cách tham gia
đàm phán. Trong khi đó Mỹ đàm phán tay đôi với Bắc Việt rồi ép VNCH ký. Mỹ cũng đi đêm với
TQ và LX nhằm cứu vãn VNCH, tuy nhiên VNDCCH lại không phụ thuộc LX như VNCH phụ
thuộc Mỹ, cho nên ý định của Mỹ thất bại.
4.3 VNCH luôn luôn lên án Mỹ là "giật sập" miền Nam. Nếu không phải tự mình phụ thuộc vào
người ta thì ai mà giật được ai. Cần nhớ là sau 72 cả hai phe đều cắt giảm viện trợ cho các bên
ở Việt Nam.
Bổ sung: Lính Mỹ đốt nhà giết người ở miền Nam nên bị dân ghét, người LX ở miền Bắc có tiếng
tốt bụng hào phóng nên trẻ con cứ thấy họ là chạy lại xin kẹo.
Lính Nam Hàn mổ bụng người miền Nam, Lính Bắc Hàn thì không làm gì người miền Bắc cả.
...
Bác tmkien: Bác mới vào không biết, những điều bác nói ở đây đã bàn đi bàn lại nhiều nên thông
tin bác đưa ra mọi người đã biết cả. Bác chịu khó xem lại mấy topic cũ có nhiều bài viết phân tích
kỹ lắm.
Tớ biết là cái này bàn ở mấy topic cũ nát cả ra rồi chứ. Thực ra tớ ngứa miệng nói chơi vụ gọi
tên giữa anh Liên Xô và anh Mỹ thôi nhưng có mấy bác lớn tuổi cứ gán cho tớ mấy cái tội tày
đình gì đó như "muốn Việt Nam thất bại" hay "muốn chia cắt đất nước" nên tớ phải viết lại thôi.
Bạn masktuxedo nói rất thuyết phục, tớ không có gì phản đối cả. Tuy nhiên tớ vẫn giữ quan điểm
cách gọi tên cho một vấn đề lịch sử phức tạp là rất khó và điển hình là ở Hàn Quốc và Bắc Triều
Tiên. Xin nói lại là tớ chỉ đưa ra ví dụ về cách gọi tên khó chứ tớ không cổ vũ cho việc chia cắt
đất nước nhé.
Cũng xin bổ sung thêm là trẻ con Việt Nam thích kẹo mấy ông Liên Xô thật nhưng thời kỳ đầu
chiến tranh, khi mình còn thân Trung Quốc và qui Liên Xô tội xét lại vì vụ Khrutchev thì Việt Nam
luôn đề phòng Liên Xô. Ông già tớ đi học ở Nga còn được họp lại và chỉ cho cách để đề phòng
và do thám Liên Xô thế nào cơ. Mà ông già tớ chỉ là lưu học sinh bình thường thôi đó. Lính Bắc
Hàn đâu có vào miền Bắc nên tất nhiên chả đụng chạm gì mình rồi (hề hề, hồi nhỏ mình học ở
Trường Việt-Triều, chỗ Trung Tự ấy, do Bắc Triều Tiên giúp xây, hồi đó là trường xịn đấy, giờ
mình ra thăm thấy vẫn đẹp. Giờ nghĩ cũng thấy tội nghiệp bọn Bắc Triều Tiên, đói quá)
Lâu rồi em mới vào, thấy các bác cãi nhau ghê quá! Mời các bác đọc quyển này của ông Ilya
V.Gaiduk. Tên sách là: Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam. Quyển này xuất bản cũng lâu
rồi, từ 98, của nhà xuất bản CAND.
Lời tác giả
...Mặc dù trong suốt cuộc chiến tranh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được hai đồng minh hùng
mạnh Liên Xô và Trung Quốc ủng hộ, nhưng các nước này lại không được các nhà sử học
nghiên cứu về cuộc chiến Đông Dương để ý tới. Hiện còn một khối lượng lớn tài liệu viết về
chính sách của Mỹ, vô số tài liệu phân tích chính sách của Bắc Việt Nam và còn nhiều bài báo về
chính sách của Trung Quốc. Nhưng người ta có thể uổng công vô ích cũng không tìm ra một tài
liệu phân tích toàn diện về các hoạt động của Liên Xô trong cuộc chiến tranh này cùng các chính
sách của Matxcơva.
Rút cuộc thì Liên Xô không phải là người trực tiếp tham chiến. Matxcơva đã cung cấp cho Bắc
Việt Nam những khoản viện trợ quân sự và kinh tế then chốt cần thiết cho Hà Nối đối phó lại cả
Mỹ lẫn chế độ Ngụy Sài Gòn. Matxcơva còn hỗ trợ tuyên truyền xuất bản và phát thanh lên án tội
ác của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Nhưng nhìn chung Liên Xô luôn cố duy trì một vị thế thấp đối với
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
cuộc chiến, thường đứng sau hậu trường và có nhiều hoạt động gián tiếp, tránh công khai lộ mặt
trong các hoạt động ngoại giao.
Không những vậy mà hầu hết các tài liệu trong hồ sơ của người Nga có thể cho thấy vai trò của
Matxcơva trong cuộc xung đột này vẫn không hề tìm kiếm được Việc đưa ra công khai các tài
liệu mật tương tự như vậy trong kho tài liệu mật của Mỹ chỉ mới được tiến hành gần đây. Việc
xuất bản các tuyển tập đàm phán về các tài liệu của Quốc hội Mỹ năm 1983 là khởi điểm của quá
trình này, nhưng phải đến sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 các quan chức Mỹ mới sẵn sàng
đưa ra các tài liệu đủ để phác họa bức tranh ít nhiều có tính toàn diện về quan hệ Xô-Mỹ trong
chiến tranh Việt Nam. Và không thể chỉ xuất phát từ các tài liệu này để tìm ra lời giải đáp cho
nhiều vấn đề liên quan đến việc Liên Xô dính líu vào cuộc xung đột này như các vấn đề bản chất
quan hệ giữa Matxcơva-Hà Nội, đánh giá của các quan chức Liên Xô về cuộc chiến cùng ảnh
hưởng của nó đối với quan hệ quốc tế, và vị trí của Việt Nam, Đông Dương trong việc hoạch
đinh chính sách đối ngoại của Liên Xô.
Những phân tích đánh giá có tinh lịch sử của Liên Xô và Nga chỉ gây thêm khó khăn cho những
người quan tâm đến chính sách của Liên Xô. Các tài liệu viết về Việt Nam ở Liên Xô thường
không khách quan. Hầu hết các sách này xuất hiện trong hoặc ngay sau khi xảy ra xung đột ở
Đông Dương do các nhà báo viết ra miêu tả sự việc theo quan điểm tư tưởng chính thức. Họ đều
không có ý đánh giá toàn diện về cuộc chiến tranh này, bỏ qua đánh giá về chính sách của Liên
Xô đối với chiến tranh. Nhiều cuốn sách khác của các quan chức Đảng và Chính phủ biện minh
cho sự dính líu của Liên Xô trong cuộc chiến Việt Nam, và đang được nhắc lại trong các bài xã
luận đăng trên báo sự thật cũ của Liên Xô. Nhưng điều quan trọng hơn là nhiều việc đã bị bỏ
qua. Các nhà học giả Liên Xô cũng đã có đóng góp vào việc nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam,
nhưng họa hoằn lắm mới buộc phải sử dụng đến các nguồn thông tin hỗ trợ khác, và các tài liệu
nghiên cứu của họ chỉ hạn chế trong khuôn khổ quy định của hệ tư tưởng chính thống và quyền
lợi quốc gia. Hơn nữa, ngay sau thắng lợi của những người cộng sản ở Nam Việt Nam và sự
sụp đổ của chế độ Sài Gòn cũ, sự chú ý của các nhà học giả Liên Xô đối với chiến tranh này
ngày càng suy giảm và không bao giờ trở lại như xưa nữa. Việc thiếu hiếm tài liệu và ít quan tâm
đến cuộc chiến tranh Việt Nam đã tạo ra tình trạng thiếu hiểu biết nghiêm trọng về cuộc xung đột
ở Đông Nam Á và vai trò của Liên Xô trong cuộc xung đột đó.
Cuộc đảo chính không thành hồi tháng 8-1991 và sự tan rã của Liên Xô đã đưa tới sự sụp đổ
của chế độ cộng sản ở Nga. Để chuẩn bị xét xử Đảng cộng sản Liên Xô (CPSU) các nhà lãnh
đạo mới của Nga đã mở lại hồ sờ của Đảng tìm kiếm bằng chứng chống lại chế độ cộng sản
cùng các đại diện chế độ đó. Kể từ khi Đảng cộng sản kiểm soát toàn bộ các lĩnh vực chính sách
và đời sống ở Liên Xô, đây là lần đầu tiên các tài liệu quan trọng về chính sách đối ngoại của
Liên Xô lưu trữ trong hồ sơ đã được đưa ra công khai cho các quan chức của chế độ mới cùng
các nhà học giả nghiên cứu. Do đó một số thỏa thuận giữa cơ quan lưu trữ hồ sơ của Liên Xô và
các tổ chức khoa học Nga và quốc tế, các nhà nghiên cứu được tạo điều kiện thuận lợi tiếp xúc
các tài liệu lưu trữ.
Một thỏa thuận như vậy được ký kết giữa Trung tâm lưu trữ tài liệu hiện hành (tên đặt sau đảo
chính của cơ quan lưu trữ hồ sơ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô), Viện
lịch sử thế giới của Viện hàn lâm khoa học Nga, và Dự án lịch sử quốc tế về Chiến tranh Lạnh
thuộc Trung tâm các nhà học giả quốc tế Woodrow Wilson ở Washington. Thỏa thuận này quy
định rằng các học giả Nga và phương Tây tham gia dự án này được tiếp cận với các tài liệu "đã
hết bí mật" trong hồ sơ lưu trữ của Đảng cộng sản Liên Xô, và cuối cùng các tài liệu này sẽ có
thể công khai cho mọi người có nguyện vọng nghiên cứu lịch sử chế độ cộng sản Liên Xô (Tôi là
một trong những người tham gia vào dự án trên).
Đây là cơ hội duy nhất đối với các nhà sử học đọc các tài liệu được tiết lộ từ hồ sơ của Đảng
cộng sản về chính sách trong Chiến tranh Lạnh của Liên Xô. Như mọi người đã biết, quá trình
phân loại các tài liệu hết tính bí mật diễn ra chậm chạp so với đòi hỏi cần nhiều tài liệu mới của
các nhà sử học, Ban lãnh đạo Trung tâm lưu trữ tài liệu hiện hành (TKHSD) đã đồng ý tiến hành
biện pháp (chưa có từ trước tới nay) mở các tài liệu còn độ mật với ý định sau này sẽ đưa công
khai ra trước công luận. Vì tôi là một trong số ít các nhà học giả tập trung nghiên cứu về chiến
tranh Việt Nam (là người Nga duy nhất có mối quan tâm như vậy) đã nhận được rất nhiều tài liệu
mật và tối mật về quan hệ Liên Xô và Bắc Việt Nam, các hoạt động của Liên Xô trong quá trình
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
chiến tranh Việt Nam, những đánh giá của Matxcơva về cuộc chiến và ảnh hưởng của nó đối với
vị trí của Liên Xô ở Đông Nam Á trên chính trường quốc tế.
Những tài liệu này gồm các báo cáo hàng quý, hàng năm của Đại sứ quán Liên Xô ở Hà Nội: báo
cáo về các cuộc trao đổi của các quan chức Liên Xô và ngoại quốc; các báo cáo tin tình báo của
KGB và GRU (tình báo quân đội), được chuẩn bị tại hai vụ quốc tế của Ban chấp hành Trung
ương (Vụ quan hệ với các Đảng cộng sản và công nhân các nước tư bản chủ nghĩa, Vụ quan hệ
với các đảng cầm quyền tại các nước xã hội chủ nghĩa) thực sự đã làm đảo lộn cách nhìn cũ của
tôi về chính sách của Liên Xô đối với cuộc chiến Việt Nam cùng quan hệ của Matxcơva với đồng
minh Bắc Việt Nam. Chính sách của lịch sử hóa ra không phải là trung thực và nhất quán như
hoạt động tuyên truyền của những người cộng sản cố tạo dựng lên. Thay vào đó là một chính
sách phức tạp và đầy tranh cãi, mâu thuẫn.
Ý tưởng viết một cuốn sách về chính sách của Liên Xô đối với chiến tranh Việt Nam thoạt đầu do
các đồng nghiệp của tôi nêu ra. Sau khi đọc báo cáo của tôi chuẩn bị cho một hội nghị về bằng
chứng mới trong lịch sử Chiến tranh Lạnh được tổ chức ở Matxcơva hồi tháng 1 năm 1993, họ
đã động viên tôi tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này, và vì mục đích đó tôi sẽ sử dụng sáu tháng
sang Mỹ để tìm tài liệu trong hồ sơ của Mỹ. Trên thực tế sự tổng hợp các tài liệu của Liên Xô và
của Mỹ như vậy đã làm bức tranh toàn cảnh về chính sách của Liên Xô ở Đông Nam Á trong
những năm chiến tranh đó ngày càng hoàn chỉnh và rõ ràng hơn.
Tuy nhiên, mùa gặt hái của các học giả tìm tài liệu trong hồ sơ lưu trữ của Nga đã nhanh chóng
đi đến màn kết thúc ở Matxcơva. Một bằng cớ cho việc các quan chức Nga thay đổi hẳn chính
sách đã được tìm thấy trong mớ tài liệu về Việt Nam, và việc tờ Thời báo New York đăng tải một
báo cáo của Bắc Việt Nam về số lượng các tù binh chiến tranh người Mỹ. Điều này đã gây tranh
cãi ngoại giao và hàng loạt lời buộc tội lẫn phản bác trong giới quan chức ở Nga, Mỹ và ở Cộng
hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Quan trọng hơn là các nhà lãnh đạo Nga thừa nhận một cách
muộn màng rằng các tài liệu để trong kho hồ sơ lưu trữ của Đảng có thể được dùng để phục vụ
cho các mục đích chính trị của riêng họ và chỉ được đưa ra vào những thời điểm thích hợp,
nhưng khôgn đưa ra công khai toàn bộ các tài liệu đó. Kết quả là các quan chức đã quyết định
chấm dứt toàn bộ việc thu thập tài liệu ở Trung tâm lưu trữ nói trên, bao gồm cả các tài liệu về
Cuộc chiến tranh Việt Nam. Lại một lần nữa các nhà sử học quan tâm đến Cuộc chiến Việt Nam
phải đào bới tìm kiếm từng mẩu thông tin trong các ấn phẩm chính thức của Liên Xô, sách vở,
các báo cáo của các giới chức thẩm quyền về hồ sơ lưu trữ của Nga trong nhiều hội nghị ở nước
ngoài, và một số tài liệu được dành riêng cho các khách du lịch trong Trung tâm lưu trữ trên.
Trong bối cảnh như vậy, nhu cầu viết một cuốn sách dựa trên cơ sở chủ yếu là các tài liệu mật
của Liên Xô cũng như các tài liệu được đưa ra công khai mới đây của hồ sơ lưu trữ Mỹ ngày
càng trở nên cấp bách hơn. Hai mươi năm đã trôi qua kể từ khi kết thúc Chiến tranh Đông
Dương lần thứ hai, và chúng ta cần phải có sự đánh giá, phân tích khách quan và toàn diện về
kết quả, cùng hậu quả của cuộc xung đột này đã ảnh hưởng khủng khiếp đến như thế đối với
sinh mệnh của hàng ngàn người Mỹ và Việt Nam, cũng như đối với các quan hệ quốc tế trong
Chiến tranh Lạnh.
Cuốn sách này không phải là sự liệt kê toàn diện các sự kiện xảy ra trong suốt những năm tháng
của Cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai. Nó càng không phải là sự khái quát chung về chính
sách của Liên Xô trong giai đoạn đó. Thay vào đó, để phân tích được chính sách ngoại giao của
Liên Xô đối với cuộc xung đột ở Đông Nam Á. Tôi xin tập trung phân tích các nhân tố, xu hướng
và động cơ hành động đã ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định chính của Liên Xô trong những
năm đó. Một sự phân tích như vậy bao trùm tổng thể quan hệ Liên Xô với một số nước. Hiển
nhiên là các mối quan hệ với Bắc Việt Nam và với Mỹ chiếm một vị trí quan trọng trong các kế
hoạch của Matxcơva đối với cuộc chiến tranh. Việc quan hệ với Trung Quốc ngày càng xấu đi,
và tình trạng thù địch giữa hai cường quốc cộng sản này càng tăng cũng ảnh hưởng lớn đến
phương hướng, chính sách của Liên Xô, và đôi khi quyết định quan điểm về chiến tranh của Ban
lãnh đạo Liên Xô cùng các giải pháp ngoại giao của họ. Hơn nữa, trong chính sách Việt Nam của
mình, Liên Xô còn phải xem xét đến các nước đồng minh Đông Âu; Anh-là nước đồng chủ tịch
Hội nghị Geneva; Pháp là nước tham gia Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất vào những
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
năm 50 và nước chủ nhà tổ chức Hòa đàm Paris về Việt Nam trong giai đoạn 1968-1973.
Cuốn sách của tôi bắt đầu từ 1964, một năm quá độ cho cả Mỹ lần Bắc Việt Nam. Lúc đó vẫn có
thể tránh một cuộc đối đầu quân sự thông qua việc tiến hành hội đàm đi tới thỏa hiệp hoặc ít ra
cũng tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước này. Lúc đó thực ra không có một cản trở nào đối
với một tiến trình như vậy, trừ những định kiến mạnh của các nhà lãnh đạo Mỹ về Chiến tranh
Lạnh và ý chí quyết tấm chặn đứng chủ nghĩa cộng sản. Các cuộc ném bom của Mỹ chống Bắc
Việt Nam sau này đã làm tiêu tan các khả năng đi đến một giải pháp hòa bình sớm sủa cho cuộc
xung đột này.
Năm 1964 cũng là một năm quá độ đối với phía Liên Xô. Thái độ của Liên Xô đối với cuộc xung
đột ở Đông Dương chuyển biến dần dần từ một chính sách không can dự vào các sự kiện xảy ra
đến chính sách ủng hộ mạnh mẽ những người cộng sản Việt Nam và cuộc đấu tranh của họ.
Bước ngoặt trong thay đổi chính sách này chính là cuộc khủng hoảng Vịnh Bắc Bộ hồi tháng 8
năm 1964.
Việc nghiên cứu dừng lại ở thời điểm 1973, năm mà các bên ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh
và vãn hồi hòa bình ở Việt Nam. Việc này chấm dứt sự dính líu trực tiếp của Mỹ vào cuộc chiến
và mở ra một giai đoạn mới của cuộc xung đột là giai đoạn đối đầu giữa hai thế lực thù địch
người Việt mà không có sự can thiệp nước ngoài. Giai đoạn sau năm 1973 cũng được đánh dấu
bằng hàng loạt những diễn biến mới trong quan hệ quốc tế và quan hệ tay đôi giữa các nước
này-và cần được phân tích trong một cuốn sách khác.
Tôi không hề có ý muốn đánh giá có tội hay vô tội đối với mỗi nước tham gia cuộc xung đọt này
hoặc để tìm ra kẻ thù ác trong quá trình Chiến tranh Việt Nam. Những nước tham chiến xác định
hành động của mình bằng các hệ thống giá trị khác nhau đến nỗi đôi khi khó có thể tìm ra được
sự tương đồng nhỏ nhất giữa các giá trị này. Điều mà bên này cho là đúng đắn lại hoàn toàn
không thể chấp nhận được đối với bên kia. Chính phủ Mỹ coi hành động của họ là đúng đắn vì
mục đích của họ là nhằm ngăn chặn sự chà đạp của người cộng sản đối với quyền tự do của
nhân dân Nam Việt Nam. Còn Hà Nội thì tuyên bố cuộc chiến tranh của mình là chân chính và vì
phẩm giá trên cơ sở chủ quyền quốc gia, thống nhất nước Việt Nam, và giải phóng nhân dân
miền Nam khỏi ách thống trị tư bản. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Liên Xô lại có các động cơ
riêng, tuy gần gũi với các động cơ của Bắc Việt Nam nhưng vẫn không hoàn toàn tương đồng.
Mỗi bên tham gia trong cuộc xung đột đều có thể đưa ra hàng ngàn những ví dụ chứng minh cho
hành động vô nhận đạo của phía đối phương. Nhưng các nhà lãnh đạo của bất cứ nước nào
tham gia cuộc xung đột này đều được hướng theo những xem xét, cân nhắc về đạo lý. Đặc biệt
trong trường hợp ngoại giao, đạo lý được coi là cơ sở chủ yếu cho các hoạt động tuyên truyền.
Để cố gắng thấu hiểu được động cơ và chính sách của các nhà lãnh đạo chính trị, tôi hoàn toàn
chia sẻ kết luận của nhà sử học người Anh F.A.Simpson rằng: "Cách thức dễ dàng nhất để viết
sử hay để xây dựng lên những người anh hùng hoàn hảo và những kẻ hung đồ thực sự. Đó
không chỉ là sự tìm tòi khám phá ra các đặc điểm nhân vật vô giá về nghệ thuật mà việc phát
hiện ra chúng thực sự là quá trình loại bỏ các bằng chứng. Nhiệm vụ thẩm tra các bằng chứng
thật tẻ nhạt, và kết quả thu lại là có thể làm mất đi hình tượng người hùng và gần như chắc chắn
là mất đi chất hung đồ của con người".
Để thấu hiểu được các động cơ trong chính sách của Liên Xô đối với Việt Nam, toi không thể lẩn
tránh nhiều vấn đề quan trọng: mức độ Matxcơva nghiêng về tăng cường quan hệ với phương
Tây, đặc biệt là với Mỹ ảnh hưởng đến các quyết định của Kremlin ủng hộ Bắc Việt Nam trong
Cuộc Kháng chiến chống xâm lược Mỹ như thế nào? Việc lo củng cố uy tín trong Phong trào
cộng sản thế giới và cuộc cạnh tranh với Trung Quốc có ảnh hưởng quyết định đến thái độ của
giới lãnh đạo Liên Xô đối với Cuộc chiến tranh ở Việt Nam không? Liệu có sự mâu thuẫn giữa
việc Liên Xô viện trợ quân sự cho Hà Nội và Liên Xô khuyến khích một giải pháp thông qua đàm
phán đối với cuộc xung đột này không?
Tôi không hề ngần ngại để đưa ra các câu trả lời có tính chất khẳng định đối với các câu hỏi này
cũng như các câu hỏi khác. Không phải toàn bộ các tài liệu về vấn đề trên đều sẵn có cho tôi
nghiên cứu phân tích, ngay cả khi hồ sơ lưu trữ ở Nga đã có lúc được công khai mở cửa cho
nghiên cứu hơn hiện nay. Một số tài liệu chứa đựng các bằng chứng trực tiếp về quá trình ra
quyết định ở cấp cao nhất hiện được lưu giữ ở Kremlin và không thể tiếp cận được. Những
người hy vọng tìm kiếm được thêm nhiều chi tiết về nội dung, về việc hợp tác về kinh tế, quân sự
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
giữa Liên Xô và Bắc Việt Nam, cũng như về các chiến dịch tuyên truyền ủng hộ nhân dân Việt
Nam, có thể bị thất vọng, vì cuốn sách này chỉ tập trung nghiên cứu phân tích về mặt ngoại giao
của cuộc xung đột này và dành lại tất cả các lĩnh vực khác để mọi người nghiên cứu đánh giá
thêm.
Về mặt nào đó, quyển sách này chỉ là một toan tính để phụ họa thêm cho biểu tượng lịch sử
đáng chú ý của Cuộc chiến tranh Việt Nam hiện vẫn tồn tại sinh động trong thế giới Tây phương,
với cái nhìn từ "phía bên kia chiến tuyến". Cách nhìn này có thể là lần đầu tiên, chỉ dựa trên các
bằng chứng hồ sơ tài liệu. Nhưng có nhiều vấn đề, mối liên hệ cùng các khoảng cách khác nhau
trong nhìn nhận vấn đề cần phải giải quyết. Khi việc mở kho hồ sơ lưu trữ ở Nga, cũng như ở
Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp tục, thì sẽ có nhiều cơ hội để nghiên cứu viết thành một lịch sử
quốc tế toàn diện về cuộc xung đột này và để đóng góp giúp hiểu biết sâu sắc hơn về Kỷ nguyên
Chiến tranh Lạnh với đầy rẫy những nghịch lý của nó.
Chương I: "Đêm trước" của cuộc chiến
Chiến tranh giống như một tấm thảm kịch, có đoạn mở của nó. Nhưng thật bất hạnh là ít người
có thể nhận ra được điều đó trước khi quá muộn. Mặt khác, ai biết được có bao nhiêu cuộc chiến
tranh có thể đã được tránh không xảy ra.
Đầu năm 1964, không một ai có thể dự đoán được rằng, thế giới sẽ nhanh chóng chứng kiên
một cuộc xung đột ở Đông Dương có tác động đến nhiều quốc gia và hệ thống lớn các mối quan
hệ quốc tế. Mặc dù, nhiều nhà quan sát đã rất lo ngại về tình hình ở Đông Nam Á và báo động về
những phát triển nguy hiểm ở trong khu vực, nhưng đa số các chính trị gia và các nhà phân tích
chính trị hy vọng là có thể tránh được bước ngoặt chết người của các sự kiện trên. Trong số đó
có các nhà lãnh đạo Xô Viết, những người có lý do riêng của họ để đặt nhiều hy vọng về vấn đề
này.
Năm 1964, ở Liên Xô người ta bắt đầu xuất bản một thứ của Nikita S.Khrushchev, Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng Liên Xô gửi nguyên thử các quốc gia trên toàn thế giới vị Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng này dự định (theo cách đặt vấn đề của ông) là "thu hút sự quan tâm tới một trong những
vấn đề (theo quan điểm của chúng tôi) rất quan trọng cho sự nghiệp củng cố hòa bình" đó là về
những cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia và các biện pháp giải quyết của họ.
Bức thư này là một sự khởi đầu mang tính hòa bình rất đặc trưng của Xô Viết tập trung vào việc
miêu tả Liên Xô là một chiến sĩ đấu tranh cho hòa bình một cách bền bỉ. Đồng thời bức thư cũng
thể hiện quan điểm của Liên Xô về tình hình quốc tế lúc đó. Bức thư cũng bao gồm những đoạn
nói về Việt Nam, mặc dầu điều này không rõ ràng là vấn đề về tranh chấp lãnh thổ, Khrushchev
viết: "Xét theo một vài khía cạnh thì một vấn đề nữa liên quan đến lãnh thổ. Đây là vấn đề sự
thống nhất đất nước ở Đức, Triều Tiên và Việt Nam. Sau chiến tranh (Thế giới thứ II), mỗi nước
này đã bị chia làm hai nước với những hệ thống xã hội khác nhau. Mong muốn thống nhất đất
nước của nhân dân ở các nước đó đáng thông cảm và tôn trọng. Tất nhiên, nguyện vọng thống
nhất đất nước phải được giải quyết bởi chính người dân trong các nước đó và bằng chính quyền
của họ, chứ không phải bằng sự can thiệp quân sự từ bên ngoài hoặc xâm lược, ví dụ như đã
xảy ra ở Nam Triều Tiên và Nam Việt Nam"...
Mặc dù Việt Nam được đề cập đến ở đoạn cuối trong phần bức thư của Khrushchev, nhưng tình
hình ở Đông Dương vẫn là mối lo ngại chủ yếu đói với Matxcơva và được coi như là một sự khác
nhau cơ bản so với những diễn biến ở Đức và Triều Tiên. Trong bức thư của mình ông đã khẳng
định quan điểm sau: "Để giải quyết được vấn đề này thì việc tránh sử dụng vũ lực, cho phép
người dân ở những nước đó giải quyết những yêu cầu về thống nhất đất nước một cách hòa
bình là cần thiết. Tất cả các quốc gia khác phải khuyến khích cách làm này".
Rõ ràng là tình hình bất ổn ở Việt Nam đã làm các nhà chính trị Xô Viết lưu tâm khi họ đề cập
đến Việt Nam ở hai đoạn trên trong bức thư của Khrushchev. Nhưng liệu lời phát biểu này có
phải là sự quan tâm của một nước xã hội chủ nghĩa này đối với nước xã hội chủ nghĩa khác? Xét
theo một vài khía cạnh nào thì điều này là đúng bởi vì nghi lễ xã giao đóng vai trò rất quan trọng
trong đời sống chính trị của Matxcơva.
Nhưng các nhà lãnh đạo Xô Viết dường như cũng đã lưu tâm đến các sự kiện ở Việt Nam từ
năm 1964.
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
Không có điều gì bí mật đối với Matxcơva rằng kể từ năm 1959 các nhà cộng sản Việt Nam đã
tập trung vào việc thống nhất đất nước bằng quân sự. Những tài liệu chính thức của Đại hội
Đảng lao động lần thứ 3 (Đảng của những người công nhân ở Việt Nam, được tổ chức vào
tháng 9 năm 1960) đã được in ấn tại Liên Xô vào năm 1961, đã chứng tỏ sự xác định của Đảng
đối với việc tăng gấp đôi nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, đó là sự công nhận
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam và Công cuộc giải phóng miền Nam khỏi
"sự thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai" và Công cuộc thống nhất đất nước.
Theo nghị quyết của Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam năm 1959 và
cuộc họp đặc biệt của Bộ Chính trị diễn ra vài tháng sau đó, thì nhiệm vụ này bao gồm cả việc
định hướng cho các đảng viên Cộng sản Việt Nam về một cuộc đấu tranh quân sự để thống nhất
đất nước. Hà Nội tin rằng sẽ có "một tình thế cách mạng" ở Nam Việt Nam. Do vậy mà người ta
quyết định tăng cường những nỗ lực quân sự ở miền Nam kết hợp với "một cuộc phản công
chống lại kẻ thù trên mặt trận chính trị". Ủy ban Trung ương Đảng Bắc Việt Nam đã đưa ra một
kế hoạch hành động cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ này.
Tất cả những biện pháp này cũng với sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt
Nam (viết tắt là NLFSV, hoặc Việt Cộng, một tổ chức mang tư tưởng và được sự trợ giúp của
Bắc Việt Nam) tháng 12 năm 1960, đã cho những người Xô Viết thấy rằng có một số phát triển
mới đang được hình thành trong khu vực. Đầu tiên, những sự kiện ở Đông Nam Á dường như
rất có ý nghĩa đối với Matxcơva. Khu vực này chưa bao giờ là mối quan tâm chính của giới lãnh
đạo Xô Viết bởi sự xa xôi và yếu kém của phong trào cách mạng trong khu vực. Sự trợ giúp của
Liên Xô cho Việt Minh đối với cuộc chiến Đông Dương đầu tiên và đối với Nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa sau năm 1954 là một ngoại lệ. Nhưng trong cả hai trường hợp này, viện trợ
của Liên Xô vẫn ít hơn so với Trung Quốc, là nước mà các lãnh đạo Việt Nam có những quan hệ
chặt chẽ hơn.
Điều này cũng đúng khi xem xét đến sự hợp tác quân sự giữa Liên Xô và Bắc Việt Nam. Trong
Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của người Việt Nam, Nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa đã viện trợ cho Việt Nam vô số vũ khí đạn dược. Sau năm 1954, Liên Xô tham gia vào việc
tổ chức lại các lực lượng vũ trang của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đã gửi tới Việt Nam
các cố vấn quân sự và vũ khí, một số đã được chuyển cho Việt Cộng. Nhưng sự giúp đỡ này là
không đáng kể.
Vì vậy, trước năm 1964, Liên Xô chủ yếu vẫn là một quan sát viên trước những diễn biến ở Việt
Nam. Với vai trò này đã phục vụ cho chiến lược cùng tồn tại hòa bình của Khrushchev với
phương Tây và tránh những cuộc xung đột giống như cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba năm
1962. Với vị thế này có thể thực hiện được trong bối cảnh ở Đông Dương vẫn tồn tại một cuộc
đấu tranh giữa các phe nhóm khác nhau của xã hội Việt Nam. Thậm chí việc các cố vấn quân sự
Mỹ được phái tới miền Nam Việt Nam cũng không thể hiện mối quan ngại nhiều đối với
Matxcơva bằng sự lớn mạnh về ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Liên Xô có thể tiếp
tục đưa ra những bài phát biểu và những tuyên bố kêu gọi một giải pháp hòa bình đối với vấn đề
thống nhất đất nước, Liên Xô có thể đảm bảo với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về sự ủng hộ của
họ trong cuộc kháng chiến của những người yêu nước ở miền Nam Việt Nam, Liên Xô có thể
cung cấp cho họ (thông qua Hà Nội), viện trợ hứa hẹn dưới dạng vũ khí của Đức, cung cấp dược
phẩm y tế và như vậy có thể xây dựng những mối quan hệ ổn định với phương Tây. Thế nhưng
quyết định của Trung ương Đảng Lao động vào năm 1959 và 1960 đã thách thức những chiến
thuật này của Kremlin.
Bằng việc thay đổi những quan điểm của Liên Xô vào đầu năm 1964 cũng nhanh chóng làm sâu
sắc mối bất hòa giữa Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sự xung đột giữa hai Đảng
cộng sản lúc đó đã phát triển tới một sự kình địch công khai và những giai đoạn ngừng xung đột
ngày càng trở nên hiếm hoi. Sự bất hòa Trung-Xô đã tác động mạnh mẽ đến những cân nhắc
của Liên Xô đối với khu vực Đông Nam Á.
Ảnh hưởng của Trung Quốc vào khu vực này luôn luôn mạnh mẽ, không chỉ bởi lý do địa lý duy
nhất. Vào đầu những năm 60, vị trí của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt đối với Việt Nam,
thậm chí còn phát triển mạnh mẽ hơn. Các nhà cộng sản Trung Quốc và Việt Nam phát hiện ra
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
rằng họ có nhiều điểm chung trên con đường đi tới phong trào cộng sản thế giới, về vai trò của
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và về việc cùng tồn tại hòa bình với các nước tư bản chủ
nghĩa. Họ có chung một tình cảm rất sâu nặng về Chủ nghĩa dân tộc mà điều đó đã thống nhất
quan điểm của họ về thái độ đối với các "đồng chí" Liên Xô.
Do có những triển vọng về mọt nước Việt Nam thống nhất, nên Hà Nội và Bắc Kinh có một sự
nhất trí rằng đấu tranh chính trị, quân sự là những biện pháp chính để đạt được mục đích này.
Những bất đồng nhỏ về những vấn đề như thế này là: Liệu Bắc Việt Nam có nên gửi lực lượng
quân sự để giúp đỡ lực lượng Giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam trong Cuộc kháng chiến
chống Mỹ và "bè lũ tay sai" hay không? Liệu Việt Cộng có nên trông cậy vào lực lượng quân sự
riêng của mình hay không? Đã ít được để ý đến.
Sự phát triển ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á xảy ra đồng thời với sự giảm đi một
cách tương đối lợi ích của Liên Xô trong khu vực. Khrushchev dường như đã được thuyết phục
rằng cách thức tối ưu để giải quyết với những hoàn cảnh trên là để cho chúng tự phát triển với
sự dính líu ít nhất của Liên Xô, giới hạn chủ yếu ở sự ủng hộ về tinh thần. Quan điểm này vẫn
giữ nguyên, không thay đổi cho đến khi có chuyến viếng thăm của đoàn đại biểu Đảng Lao động
Việt Nam tới Matxcơva vào tháng 1, 2 năm 1964.
Đoàn đại biểu Việt Nam tới Mát-xcơ-va vào ngày 31 tháng 1 do Lê Duẩn dẫn đầu, cùng với
những đại diện lỗi lạc của giới lãnh đạo Hà Nội như Lê Đức Thọ và Hoàng Văn Hoan (cả hai là
Ủy viên Bộ Chính trị và là Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam). Báo Pravda đăng một
bài ngắn gọn về chuyến thăm của những người Việt Nam này mà không có một lời tiết lộ nào về
mục đích của chuyến đi. Độc giả đã có thể cho là những con người Việt Nam này đến chủ yếu là
để thăm quan Matxcơva-Lăng Lê-nin, Cung điện Thanh niên, Nhà hát lớn.
Nhưng vào ngày 9 tháng 2, báo Pravda đã in trên trang nhất về cuộc họp ở Điện Kremlin giữa
đoàn đại biểu Việt Nam và Bí thư thứ nhất Đảng cộng sản Liên Xô Khrushchev cùng với một bức
ảnh chụp nhà lãnh đạo Xô Viết đang mỉm cười và những gương mặt rạng rỡ của các vị khách.
Bài báo nhận xét rằng, cuộc gặp đã diễn ra trong bầu không khí "thắm tình hữu nghị" và những
vấn đề về lợi ích chung đã được thảo luận.
Quan trọng hơn là đoạn tiếp theo đã nhấn mạnh rằng: "Cả hai bên đã thể hiện sự đoàn kết của
Phe xã hội chủ nghĩa và Phong trào Cộng sản thế giới, tăng cường tình đoàn kết và hữu nghị
của CPSV (Đảng cộng sản Liên Xô) và PTV (từ Nga chỉ Đảng của giai cấp công nhan Việt Nam)
của Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lê nin và những
nguyên tắc cơ bản của phong trào vô sản quốc tế. Cả hai Đảng đã đặt chính sách của họ dựa
trên những nguyên tắc của cương lĩnh và tuyên bố của các Đảng cộng sản vì công nhân". Câu
cuối cùng này ám chỉ rằng không có sự khác biệt giữa hai đảng đối với vấn đề trên và đó là trung
tâm của sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc. Theo bài báo đó thì Đảng Lao động Việt Nam
dường như là người ủng hộ mạnh mẽ cho những người Xô Viết.
Nhưng tình hình thực tế thì phức tạp hơn. Tháng 3 năm 1964, trong một bức điện của Ban bí thư
Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô gửi Đại sứ Liên Xô ở Paris đã đưa nội dung chi tiết của
những cuộc thảo luận trong chuyến thăm của Lê Duẩn và các đồng chí của ông ta ở Liên Xô. Nội
dung của bức điện đã thể hiện rõ ràng rằng chuyến thăm này đã được các nhà lãnh đạo Hà Nội
chuẩn bị với mục đích là khuyên các đối tác Xô Viết của họ hãy ủng hộ những quyết định của
Đảng Lao động tại Hội nghị lần thứ 9 Ủy ban Trung ương tháng 12 năm 1963 và xem xét lập
trường của Liên Xô đối với những quyết định này, để đạt được mục đích trên, những người Việt
Nam đã chuẩn bị một bài phát biểu dài bảy mươi ba trang để giải thích quan điểm của họ về
"những vấn đề chiến tranh và hòa bình, về phong trào giải phóng dân tộc và về sự thống nhất
của Hệ thống cộng sản thế giới và Phe xã hội chủ nghĩa". Hơn nữa, Lê Duẩn cũng lưu ý rằng
phái đoàn của ông ta chỉ đề cập đến những vấn đề có sự khác nhau về mặt quan điểm giữa
Đảng Lao động Việt Nam và Đảng cộng sản Liên Xô.
Hội nghị lần thứ 9, Đảng của những người công nhân cũng đã đưa ra một quyết tấm to lớn nhằm
chuẩn bị một cuộc tổng khởi nghĩa ở miền Nam và đã dưa ra một chiến lược cho cuộc khởi
nghĩa này. Hội nghị này đã nhấn mạnh đến nhu cầu hình thành những đơn vị vũ trang hùng
mạnh và "định rõ việc đấu tranh ở ba khu vực chính của miền Nam: vùng núi, nông thôn và thành
thị. Những người Cộng sản Việt Nam cũng tin rằng "sự phối hợp của các lực lượng" đã trở thành
lợi thế cho sự thành công của cuộc cách mạng ở miền Nam Việt Nam. Mặc dù thắng lợi cuối
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
cùng của cuộc cách mạng này có thể giành được chỉ sau một giai đoạn chuyển tiếp".
Quyết định theo đuổi một cuộc đấu tranh quân sự của Hội nghị 9 đòi hỏi không chỉ sự huy động
tất cả các nguồn lực của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà cả sự giúp đỡ của các đồng minh, đặc
biệt là từ Trung Quốc và Liên Xô. Các nhà lãnh đạo Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam đến
Matxcơva dưới dạng một phái đoàn thăm dò để khẳng định thái độ của Liên Xô đối với Việt Nam.
Trong những lần gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Xô Viết, các sứ giả Việt Nam không bó hẹp trong
những vấn đề của Việt Nam và Đông Nam Á. Họ muốn biết quan điểm của Liên Xô trên phạm vị
lớn của các vấn đề vì họ hiểu rằng bất kỳ một sự bất đồng nào đều có thể cản trợ hoặc làm phức
tạp nghiêm trọng đến sự hợp tác giữa hai nước. Ấn tượng của Matxcơva trong những cuộc thảo
luận này là quan điểm ở các đồng nghiệp Việt Nam của họ, thể hiện sự ảnh hưởng rất mạnh từ
Bắc Kinh nhưng mềm dẻo hơn.
Lê Duẩn và các đồng nghiệp của ông ta đã không ngần ngại chỉ trích lập trường của Liên Xô trên
những vấn đề như cùng tồn tại hòa bình với các nước phương Tây, việc giúp đỡ của Liên Xô
cho Ấn Độ trong cuộc xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc, việc Liên Xô từ chỗ giúp đỡ Trung
Quốc chế tạo vũ khí hạt nhân và sự kiém nhiệt yình của Liên Xô trong việc giúp đỡ các Phong
trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Những người Việt Nam tin rằng có một hiểm họa thật sự về
cuộc chiến tranh hạt nhân và rằng nền hòa bình chỉ có thể được bảo vệ thực sự bằng những
cách thức của một cuộc đấu tranh cách mạng. Cùng tồn tại hòa bình với các nước tư bản sẽ làm
hạn chế tính triệt để của cuộc đấu tranh với "chủ nghĩa tư bản cố hữu" và đánh bại nó từng
bước. Các nhà lãnh đọa Liên Xô đã kết luận: "Nói cách khác, các nhà lãnh đạo Đảng Lao động
Việt Nam thực sự đã loại bỏ cơ hội theo đuổi một chính sách cùng tồn tại hòa bình".
Theo phía Matxcơva, khi thể hiện quan điểm của họ về Phong trào giải phóng dân tộc, Lê Duẩn
đã cường điệu hóa vai trò của họ trong "sự nghiệp cách mạng" vào các nước thuộc thế giới thứ
ba và tin rằng khả năng thành công của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở châu Á, Phi và Mỹ
La tinh sẽ sâu hơn so với các nước phát triển ở phương Tây. Do vậy, nhiệm vụ chính của các
nước xã hội chủ nghĩa và Phong trào Cộng sản quốc tế là tập trung những nỗ lực của họ để tạo
ra "một bước đột phá vào sự liên kết yếu ớt giữa các mắt xích của chủ nghĩa đế quốc". Các nhà
lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam tin rằng hầu như không có một điều kiện thích hợp nào cho
việc tổ chức những cuộc cách mạng dân chủ toàn quốc và tiếp tục tiến lên chủ nghĩa xã hội một
cách hòa bình.
Những người Xô Viết kết luận: "Các nhà lãnh đạo Việt Nam tin rằng, chính các Phong trào giải
phóng dân tộc (chức không phải hệ thống xã hội chủ nghĩa), đóng một vai trò tiên phong trong
tiến trình cách mạng thế giới". Như vậy, các vị khách từ Hà Nội đã "coi nhẹ tầm quan trọng của
sự giúp đỡ mà Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã cung cấp cho những người đấu
tranh cho tự do và độc lập dân tộc". Các đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng nhấn
mạnh đến cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa xét lại và sự đoàn kết với phong trào cộng sản thế
giới-Họ ủng hộ ý tưởng về một Hội nghị của các Đảng cộng sản và Đảng Công nhân quốc tế-
nhưng khăng khăng yêu cầu về cuộc đàm phán sơ bộ giữa Đảng cộng sản Liên Xô và Đảng
cộng sản Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo Xô Viết đã không thỏa mãn với lập trường của Hà Nội. Khrushchev đã cho
phía Việt Nam hiểu rằng sẽ không có triển vọng cho việc hợp tác chặt chẽ giữa hai nước nếu Hà
Nội không thay đổi lập trường của họ, khi Lê Duẩn và các đại biểu khác ở Kremlin, ông ta đã
nhấn mạnh "một cách thẳng thắn và thân tình" sự thiếu nhất quán giữa các bài phát biểu của các
nhà lãnh đạo Việt Nam thể hiện sự thông cảm đối với Đảng cộng sản Liên Xô và Liên bang Xô
Viết với các hành động thực tế của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Khrushchev đã cảnh
báo các đối tác của ông rằng, những hành động như vậy là đi ngược lại sự đoàn kết và hợp tác
giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng cộng sản Liên Xô và cũng không phù hợp với lợi ích của
xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản thế giới.
Các nhà lãnh đạo Xô Viết đã công khai thể hiện sự quan tâm đối với những Nq của Hội nghị 9
Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam và cảnh báo về hậu quả xấu có thể xảy ra trong chính
sách của Hà Nội. Thực sự những ấn tượng do báo Pravda tạo ra về cuộc gặp giữa Khrushchev
và đoàn đại biểu Việt Nam chỉ là sự lừa bịp. Giữa hai nước có nhiều bất đồng hơn là nhất trí. Tuy
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
nhiên, Matxcơva vẫn lạc quan về chuyến thăm của đoàn đại biểu Việt Nam. Sau khi nhận ra ra
điều này, các nhà lãnh đạo của Đảng Lao động đã thực thi rõ nét lập trường ủng hộ Trung Quốc,
một Bí thư của Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô đã viết trong bức điện gửi đến Pháp:
"Cùng với việc đó, cách cư xử của các đại biểu Việt Nam, cách thức trình bày các vấn đề của họ
làm cho ta có thể kết luận rằng Đảng cộng sản Liên Xô và các đảng anh em khác có thể duy trì
và phát triển các mối liên hệ với Đảng Lao động Việt Nam trong khi vẫn kiên trì giải thích cho họ
về đường hướng chung của Phong trào cộng sản thế giới, đó là đồng ý với các ý kiến tại các Hội
nghị quốc tế năm 1957, 1960, và nêu lên mối hiểm họa của tình hình chia rẽ bè phái hiện tại của
Trung Quốc và những người ủng hộ các bè phái này".
Rõ ràng là, mặc dù không đồng ý với các quan điểm của các đồng chí Việt Nam, người Xô Viết
không mong muốn loại bỏ triển vọng của sự hợp tác. Nhưng điều đó có nghĩa là sự hợp tác này
phụ thuộc vào sự thay đổi thái độ của Hà Nội đối với Matxcơva. Trong khi đó những người Xô
Viết chỉ hạn chế sự giúp đỡ của họ đối với Việt Nam về mặt tinh thần. Vài ngày sau chuyến thăm,
một chương trình tuyên truyền mạnh mẽ này có thể đã được thiết kế để bù lại sự thiếu thiện chí
của Matxcơva trong việc giúp đỡ về vật chất nhiều hơn đối với Việt Nam.
Ngày 12 tháng 2 năm 1964, chỉ hai ngày sau khi đoàn đại biểu Việt Nam rời Matxcơva, báo
Pravda đã đăng một bài báo với tựa đề: "Không ai có thể chiến thắng những người yêu nước
Nam Việt Nam", với chữ ký đầy ý nghĩa là "người quan sát". Tác giả dấu tên này đã đảm bảo với
"những người yêu nước" rằng Liên Xô ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt
Nam và rằng Liên Xô vẫn là "một người bạn đáng tin cậy của tất cả những ai đấu tranh cho hòa
bình, tự do và giải phóng dân tộc".
Hai tuần sau, tờ Pravda lại đăng một bài báo về Việt Nam, nhưng lần này là một bài viết chính
thức do TASS đưa ra, tuyên bố rằng "Nhân dân Liên Xô không thể thờ ơ với những biến chuyển
ở Đông Nam Á". Bài báo một lần nữa nhấn mạnh rằng nhân dân Liên Xô là "những người ủng hộ
trung thành chính sách đoàn kết với những ai đấu tranh cho tự do và độc lập và rằng Liên Xô sẽ
tiếp tục cảm thông sâu sắc với Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chính nghĩa của những người
yêu nước miền Nam Việt Nam và sẽ có thể có sự giúp đỡ cần thiết cho Cuộc đấu tranh này".
Lời hứa về sự "giúp đỡ cần thiết" có thể đã được nghĩ ra không chỉ cho những người bạn Việt
Nam của Matxcơva, mà còn dành cho cả Mỹ. Các nhà lãnh đạo Xô Viết hiểu rằng những diễn
biến nguy hiểm ở Đông Nam Á có thể được ngăn chặn khi có sự kiềm chế của cả Hà Nội và
Washington. Đó là lý do tại sao mà Matxcơva nhắc đi nhắc lại không mệt mỏi về việc chấm dứt
sự dính líu của Mỹ ở Việt Nam là cần thiết cho việc bình thường hóa tình hình troỏng khu vực
Đông Nam Á.
Những lời hứa giúp đỡ Việt Cộng để biện hộ cho vị trí của Liên Xô với các đồng minh cộng sản
của họ mà bằng chứng là chuyến thăm Matxcơva tháng 7 năm 1964 của đoàn đại biểu Mặt trận
Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã được Ủy ban đoàn kết Á-Phi của Liên Xô mời. Sự
kiện này đã chứng minh rằng các nhà lãnh đạo Xô Viết tránh những tiếp xúc chính thức với Việt
Cộng ở cấp nhà nước. Trong các cuộc gặp với đại diện của Ủy ban đoàn kết Á-Phi, những người
Cộng sản ở Nam Việt Nam đã đưa ra một số những yêu cầu, bao gồm cả những yêu cầu về việc
tăng viện trợ vũ khí, đạn dược. Đặc biệt là họ yêu cầu viện trợ y tế và tiền (bằng đô la Mỹ). Họ
cũng chuẩn bị mở một phái đoàn thường trực của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt
Nam ở Liên Xô, nếu như có được một lời mời sẵn sàng từ phía Chính phủ Liên Xô.
Ủy ban đoàn kết Á-Phi đã đề nghị Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tiếp đoàn đại biểu
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và đề nghị này cũng như những yêu cầu từ
phía các đại biểu miền Nam Việt Nam đã được Ban đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản (Liên
Xô) cân nhắc. Ban đối ngoại đã chuẩn bị một bản dự thảo để đáp lại những người yêu nước Việt
Nam. Ban này đề nghị rằng Ủy ban đoàn kết Á-Phi và các tổ chức quần chúng của Liên Xô sẵn
sàng cung cấp thuốc men cho Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam, mời một nhóm bệnh
binh mới đến chữa ở các bệnh viện của Liên Xô, cho phép thanh thiếu niên từ miền Nam Việt
Nam tới học tại các trường trung học chuyên nghiệp và đại học ở Liên Xô. Về việc viện trợ quân
sự, Ủy ban này đã thông báo với các đại biểu rằng đây là vấn đề thuộc trách nhiệm của Nhà
nước và phải được quyết định ở cấp Nhà nước giữa Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và
việc vận chuyển vũ khí cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam phải thông qua Hà
Nội. Nhưng Ủy ban này đã từ chối đón tiếp đoàn đại biểu ở cấp trung ương, bởi vì nếu trường
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
hợp đó xảy ra thì "các nhà yêu nước" có thể "lại một lần nữa" yêu cầu được viện trợ vũ khí và tài
chính và đồng thời phải trả lời một cách dứt khoát. Ủy ban này cũng đề nghị tránh trả lời vấn đề
thành lập phái đoàn thường trực của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ở Liên Xô.
Các nhà lãnh đạo Xô Viết đã đồng ý với những đề nghị trên.
sau hiệp định Geneve, đất nược bị chia cắt thành 2 miền, từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam gọi chung
là Miền Nam và trở ra Bắc gọi là Miền Bắc.
Sau 1975, đất nước thống nhất nhưng vẫn có hàng ngàn người bị mất tích sau khi bị đưa đi cải
tạo. Hàng triệu đồng bào vượt biên và hàng trăm ngàn người bỏ xác ngoài biển hoặc do bị hải
tặc sát hại, mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam do người miền Nam lãnh đạo bị xóa sổ. Tịch
thu ruộng đất nhà cửa thêm hàng ngàn nguời chết, đưa ngụy quân lên vùng kinh tế mới, thực
hiện phân biệt đối xử với con cháu ngụy quân. Những người Bắc giỏi về chiến tranh và chính trị
được đưa lên làm kinh tế. Tướng Giáp được các nước xem như vị tướng 5 sao được đưa về làm
bộ trưởng bộ kế hoạch hóa gia đình.
Tôi chỉ nghe kể lại như vậy không biết có gì sai không
Những thứ bác than vãn là một trong vài hậu quả nhỏ của cuộc chiến,và nó không bắt đầu từ
năm 54 như bác nghĩ đâu,mà từ năm 46 cơ.Lỗi tại ai thì bác thử đi tìm đi.
Còn cái vụ Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam thì ngay cái tên của nó cũng đã nói rõ ràng là
lúc nào nó được sinh ra,lúc nào nó bị chấm dứt rồi.Bác có hiểu tiếng Việt không?
Khi ký hiệp định Geneve, có sự tham gia của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam (mà mọi
người gọi tắt là mặt trận dân tộc phải phóng miền) cùng với VNDCCH, vậy tư cách đàm phán
của MTDTGPM ngang hàng với VNDCCH.
Về MTDTGPM, cuộc chiến tại miền Nam khởi đầu có thể từ 1958, xuất phát từ những vùng nông
thôn, nhiều nhất là ở miền Nam, dưới danh nghĩa Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam.
Tiên khởi phong trào cầm đầu bởi luật sư Nguyễn Hữu Thọ, cùng một số các nhà tranh đấu, nhà
báo đối lập, cờ của mặt trận có sao vàng, trên hai màu đỏ và xanh dương, hiệu kỳ là bài Giải
phóng miền Nam. Quân đội là tập hợp nhân dân địa phương (nam,phụ,lão,ấu), mặc đồ đen với
đặc điểm là khăn rằn miền Nam quấn đầu hoặc vắt vai . Áp dụng du kích chiến, đắp mô, gài mìn
,khủng bố nơi đám đông , bắt cóc, ám sát viên chức địa phương và những người bị nghi kỵ
chống đối. Vũ khí lúc đầu có tính cách dàn dựng nên thô sơ,tự chế, bao gồm cả dao, mã tấu.
Năm 1968 sau trận tổng công kích Mậu Thân, MTGPMN thành lập chính phủ lâm thời ở miền
Nam, đề cử LS Trịnh Đình Thảo làm tổng thống, bà Nguyễn Thị Bình làm ngoại trưởng.
Bấy giờ người Mỹ chủ trương hoà đàm với chính quyền miền Bắc VN để giải quyết vấn đề Mỹ
oanh tạc và miền Bắc quân viện cho MTGPMN qua sự trung gian của Pháp tại Paris. Nhưng
miền Bắc vẫn phủ nhận MTGPMN là lực lượng của họ nên đòi hỏi phải có VNCH và MTGPMN
cùng ngồi vào bàn hội nghị.
Vậy có thể nói là MTDTGPMN không phải do miền Bắc lập ra. Cho nên sau 75, CS miền Bắc
muốn độc chiếm ngôi vị lãnh đạo đã xóa sổ MTDTGPMN.
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
Còn nói về hiểu tiếng Việt hay không thì hiểu chứ nhưng tôi không dám nhận là hiểu hết tinh hoa
của tiếng Việt nhưng tôi nhận thấy trong câu văn của anh:
"Mặt trận" được viết hoa còn "miền nam" không được viết hoa nghĩa là anh cho rằng tập thể lãnh
đạo, quân đội đó có ý nghĩa cao hơn quê hương, đất đai, lãnh thổ à hay là anh không biết viết
đúng chính tả tiếng Việt hay là tôi hiểu sai ý nghĩa câu nói của anh?
Còn chuyện cải cách ruộng đất chết vài ngàn người, đưa đi cải tạo chết thêm vài ngàn người,
vượt biên chết cả gần một triệu người sau 1975 trong đó có người già, phụ nữ và trẻ em tính tròn
xuống là một triệu người đi, dân số Việt Nam sau 1975 là 40 triệu người, vậy sau khi "giải phóng"
miền Nam, chiến tranh kết thúc vẫn có hơn 2,5% dân số Việt Nam bị bỏ mạng vì nhiều lý do khác
nhau gián tiếp hoặc trực tiếp liên quan đến sự kiện 1975. Nếu tính theo dân số bây giờ tính tròn
là 80 triệu người thì số người chết đó là 2 triệu người. Dân số Hà Nội tính đến 12/2004 là 3,06
triệu người. Vậy số người bỏ mạng đó xấp xỉ 2/3 dân số Hà Nội. Anh không biết thương xót mà
còn cho đó là chuyện nhỏ đúng là đồ rác rưởi, đi chết đi là vừa.
Cám ơn bạn về câu chuyện giả tưởng vừa kể . Theo tớ biết , NLF (MTGPDT) không phải do Bắc
Việt lập ra , nhưng nghe chỉ thị của Bắc Việt . Chấm hết .
Còn vụ cải cách ruộng đất , không phải tất cả những kẻ bị chết đều là dân vô tội đâu cụ ạ . Chỉ
phần nào thôi , do dân đia phương quyết định cả đấy . Cũng tại Cụ Hồ nhận lỗi mà các chú
CCCB được thể khóc váng cả lên . Chứ cũng hoàn cảnh nửa sáng nửa tối đó mà chỉ riêng trong
Nam , vụ đầu độc nhà tù Phú Lợi cũng đã hơn con số vài nghìn kẻ "vô tội" trong CCRD vài lần rồi
. Thôi , nói chuyện này chán lắm rồi , nước đổ lá sen. Chấm hết .
Còn chuyện gì định nói lại lần thứ n thì nói luôn thể đi các bác ạ
Hờ hờ Mỹ đem quân vào Iraq để giải phóng dân Hồi giáo giống như ngày xưa vào miền Nam VN
để giải phóng dân VN khỏi + sản. Dân hồi giáo yêu Mỹ quá nên mới làm thánh chiến để bầy tỏ
tình cảm với Mỹ. Mấy chú này sắp sửa biến cái box này thành thảo luận rồi.
Đất nước loạn lạc mới thống nhất là lúc phải có một sự kỷ luật và thống nhất mới có được ngày
hôm nay . Tất cả các quốc gia trên thế giới đều đã từng trải qua những giai đoạn đó rồi . Cái gì
mà "CS độc chiếm" . Nếu không làm thế , tiêu từ cái thời chúng nó định chuyển mấy trăm tấn võ
khí và tiền giả về "quốc nội" rồi . Rồi chỉ một cái kích động nhỏ giữa các phe phái là cách mạng
nhung , cam , hồng gì đó pha máu sẽ xảy ra đều đều , không có ngày nay đâu.
Vả lại , điều cơ bản nhất đã nằm trong cái tên gọi : Mặt Trận Giải phóng Dân Tộc .
"Mặt trận" là lực lượng được hình thành vì một mục đích chiến lược . Sau khi hoàn thành chiến
lược này rồi , lẽ dĩ nhiên không còn lý do để tồn tại nữa . Chứ chẳng lẽ đất nước thống nhất rồi ,
miền Nam giải phóng rồi , vẫn còn NLF để giải phóng cái gì ?
Cái diễn đàn này cũng buồn cười, thỉnh thoang có mấy chú ngựa non háu đá mới vào, nói văng
mạng những vấn đề cũ rích, nghe thông tin một chiều cứ tưởng mình đúng, nhưng không hề biết
những việc đó đã được bàn rất nhiều trên diễn đàn rồi.
Mà cái chức năng tìm kiếm của diễn đàn cũng không thuận tiện lắm, có lẽ đây là một lý do để
những thành viên đó không tìm được các thông tin cũ???
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
Mặt trận Dân Tộc Giải PHóng Miền Nam được công nhận trên trường quốc tế là sự kiện có ý
nghĩa rất lớn, theo Hiến CHương Liên Hợp Quốc một cuộc đấu tranh được coi là hợp pháp khi
những người đấu tranh thành lập được một mặt trận. Nhưng không phải ai cũng được quyyền
lập mặt trận , chỉ có 3 nhóm sau đây :
Các dân tộc đấu tranh chống lại chế độ thuộc địa
Các dân tộc đấu tranh chống lại chế độ phân biệt chủng tộc
các dân tộc đấu tranh chống lại sự thống trị của nước ngoài
Việc thành lập được MTDTGPMNVN và mặt trận này được Quốc tế công nhận chứng tỏ, chiến
tranh Việt Nam không phải là một cuộc nội chiến mà là cuộc chiến giải phóng dân tộc, giữa một
bên là xâm lược nước ngoài và một bên là một dân tộc đang đấu tranh để tự giải phóng
mình.Tên gọi của mặt trận là căn cứ vào qui định Hiến CHương Liên Hợp Quốc,
KHi Đất nước thống nhất cả VNDCCH và MTDTGPMNVN đều thôi tồn tại và Công Hoà Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam ra đời , đây là kết quả của cuộc tổng tuyển cử vào năm 1975
Bạn masan_1 không nên phê bình người khác là ngựa non háu đá.
Đầu tiên, xã hội phát triển được chính là nhờ những ngựa non háu đá này. Nếu ai cũng thấy
những điều được nghe, được dạy từ nhỏ là đúng thì xã hội sẽ rất ổn định, mọi người đều vui vẻ,
chả ai bất đồng ý kiến với ai cả nhưng ... không phát triển được. Mọi thứ chỉ bắt đầu thay đổi khi
có những người không nghĩ những điều đã đương nhiên được coi là chân lý là đúng đắn nữa.
Những người đó sẽ bị những người thích duy trì hiện trạng coi là ngưa non háu đá. Có thể ban
đầu họ là ngựa non háu đá thật nhưng sau một quá trình tìm hiểu và tự đặt câu hỏi, họ sẽ trưởng
thành lên nhiều, hơn hẳn những người coi những điều có sẵn là chân lý, những người luôn thích
những chân lý vĩnh cửu được người khác chỉ sẵn cho.
Thứ hai, cũ người mới ta. Đây là chuyện đương nhiên. Xin thưa với bạn là dưới ánh mặt trời chả
có gì mới cả. Bạn có chắc những điều khi mới được bàn trên diễn đàn này là mới hoàn toàn
không. Có thể có những thành viên diễn đàn khác khi đọc sẽ bĩu môi và bảo: toàn những vấn đề
cũ rích, thế mà cũng còn bàn nữa, ttvnol rổm quá. Bạn có chắc những điều đã được bàn đã đi
đến ý kiến thống nhất chưa. Chắc chắn là chưa. Nếu thế thì cứ bàn tiếp, những thành viên nào
chán chủ đề này rồi thì thôi, để người khác bàn tiếp. Đó cũng là điều bình thường.
Tóm lại, một nhóm, một tổ chức... nào nếu chỉ toàn những người đã biết nhau quá rồi, nghĩ rằng
những thứ hay ho trên đời này đã được mình thảo luận với nhau hết rồi, chả còn gì mới để nói
nữa thì nhóm, tổ chức... đó sẽ tự suy vong.
Khi em nói hậu quả thì rõ ràng là em đề cập sau chiến tranh rồi.Còn em nhắc cho bác biết về thời
gian cuộc chiến,là em muốn nhắc đến nguyên nhân mà bác muốn lảng tránh.
Còn chuyện chứ nghĩa thì em tự hỏi là bác có hiểu từ "gải phóng" là gì không mà đòi Mật trận
dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam là gì không mà đòi nó tồn tại sau khi giải phóng
rồi?Chuyện chính tả em thấy không nên bàn thêm nữa,nhưng những suy luận của bác rất thú
vị,làm em rất vui.Nhưng cái trò lợi dụng MTDTGPMNVN để chia rẽ thì xưa lắm rồi,và kết quả
không nhiều đâu.
Còn chuyện những người đã chết như bác nói:vài ngàn người vì cải cách ruộng đất,vài ngàn
người vì cải tạo.Thì em cho đó là hậu quả nhỏ,bởi em so sánh,vd với Mĩ đi,họ tự thú nhận như
sau( tất nhiên là có giảm đi rất nhiều,điều đó tự hiểu mà ): "Tính đến khi kết thúc chiến
tranh,người Mĩ đã trút lên đầu dân tộc Việt Nam 7 triệu tấn bom, hơn gấp đôi tổng số bom thả
xuống Âu Châu và Á Châu trong đệ nhị thế chiến, tính trung bình một quả bom nặng khoảng 230
ki-lô (500 lbs) cho mỗi đầu người Việt Nam, trên đất nước Việt Nam có khoảng 20 triệu hố bom,
thuốc độc khai quang Agent Orange trải để phá hại cây cỏ, mùa màng trên một diện tích bằng
bang Massachusetts và ảnh hưởng độc địa của loại thuốc này còn di hại đến ngày nay. CIA ở
Việt Nam, trong chiến dịch Phụng Hoàng đã bí mật giết không xét xử ít nhất là 20000 dân ở nam
Việt Nam nghi là Cộng Sản nằm vùng." (Howard Zinn, A People's History of the US, 1492-
Present, HarperCollins Publishers, New York, 1999, p. 478: By the end of the Vietnam war, 7
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
million tons of bombs had been dropped on Vietnam, more than twice the total bombs dropped on
Europe and Asia in World War II - almost one 500-pound bomb for every human being in
Vietnam. It was estimated that there were 20 million bomb craters in the country. In addition,
poisonous sprays were dropped by planes to destroy trees and any kind of growth - an area the
size of the state of Massachusetts was covered with such poison... The CIA in Vietnam, in a
program called "Operation Phoenix", secretly, without trial, executed at least 20000 civilians in
South Vietnam who were suspectected of being members of the Communist underground.)
Thế mà bác ưu ái không mắng Mĩ lấy một câu.Còn vụ người vượt biên bị chết 1 triệu,thì không
có gì làm bằng chứng,nhưng người của cả hai phía sau chiến tranh bị chết gần 4 triệu thì ai cũng
công nhận,mà bác chẳng kể tới,có phải bác ngại đụng đến nguyên nhân không?
Nói chung,em cảm thấy bác chỉ đưa những người đã mất ra làm bình phong,lợi dụng họ để chửi
rủa người mà bác muốn chửi,nhưng lại hèn nhát,trốn tránh nguyên nhân tại sao lại xảy ra như
vậy.
Phải chịu trách nhiệm với lời nói của mình chứ. Vấn đề ở đây không phải ai chết nhiều hơn ai mà
là vấn đề nhân đạo. Sau cuộc chiến một bên là kẻ chiến thắng, một bên là kẻ đầu hàng, không
một tất sắt trong tay , sau lời kêu gọi đi học gì đó vài ba ngày sự thật là vài ba năm sau đó thủ
tiêu họ một cách hèn hạ. Cứ cho đó là những kẻ có nợ máu với nhân dân đi thì trong cuộc cải
cách ruộng đất, hàng ngàn người bị bực tử chắc đó đâu phải là những kẻ có nợ máu với nhân
dân đâu, vì những kẻ có nợ máu đã được cho đi cải tạo hoặc thủ tiêu rồi.
Trong chiến tranh có thể hàng trăm, hàng ngàn người chết là "chuyện nhỏ" nhưng đây là sau
chiến tranh rồi, với những người đã không có khả năng đe dọa đến thể chế cũng như mạng sống
thì việc bức tử những người đó có gọi là chiến công không. Với những việc như thế mà anh cho
là chuyện nhỏ thì nếu như cả nhà anh bị sát hại bởi những người từng có người thân chết trong
những sự kiện trên cũng cho là chuyện nhỏ thôi.
Đừng có đánh đồng chuyện này với chuyện khác mà phải chịu trách nhiệm với lời nói của mình
chứ.
P/S: hình như tài khoản của chú em A_S bị khoá rồi thì phải, khi tôi trích bài viết của bạn thì nó
ghi như sau và với những bài viết của thành viên khác thì bình thường, có lẻ lần sau chú cẩn
thận với lời mình nói hơn:
Các bác cãi nhau vớ vỉn nhỉ, loãng cả chủ đề. Để yên cho PTLinh post bài đi.
Xin có ý kiến là bác Masan đừng có khinh mấy "bác mới vào", "ngựa non háu đá". Cứ cũ mãi thì
diễn đàn chả bao giờ vui vẻ xôm trò được.
Xin hỏi thêm bác Thanhchienhoigiao là con số 1 triệu người di tản bị chết bác lấy ở đâu ra?
Chưa thấy ở đâu nói vậy, kể cả mấy site chống cộng hải ngoại.
Thêm 1 ý nữa là ko hiểu tranh cãi trong mấy trang gần đây là để làm gì? Mặt trận giải phóng là
có thật, trên danh nghĩa độc lập với miền Bắc, nhưng hiển nhiên là do Hà Nội giật dây, là một
con bài, một công cụ của Hà Nội trong đấu tranh ngoại giao. Việc hội nghị Paris diễn ra giữa 4
bên là một thắng lợi lớn về ngoại giao của Bắc Việt., của anh Sáu Búa, chứ ko phải của luật sư
Thọ hay bà Nguyễn Thị Bình. Nói rằng sau chiến tranh, CS ''độc chiếm" v.v...quả là ngu ngơ. Khi
hết nhiệm vụ lịch sử thì nó phải biến thôi, hết sức bình thường.
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
Chuyện Nga đánh Mỹ giúp v.v...chẳng đã bàn mãi rồi sao? Bắc Việt được sự giúp đỡ khá to lớn
của Nga và Tàu, nhưng chiến tranh VN ko phải chiến tranh Triều Tiên. Cũng lạ là bọn Mỹ chả
thấy đứa nào kêu về chuyện đó nhưng lại có mấy bác VN lớn lên sau năm 1975 "phát kiến" ra.
Hay thật.
Nói thật, tôi cũng thấy có một số bác pro+ quá nhiệt tình, theo kiểu "nhân dân 2 miền xúm vào
đánh Mỹ". Nói vậy có phần hơi gượng ép.
Nói túm lại, theo tôi nên để yên cho spirou và ptlinh post tư liệu. Việc chính quyền CS sau năm
75 có một số chính sách sai lầm, gây hậu quả nghiêm trọng là có thật, nhưng nó chẳng liên quan
gì đến chủ đề ở đây cả.
Đã có luật của bác Admin nên em không muốn nói nhiều.Em chỉ hỏi bác:Gần một triệu binh lính
VNCH đều bị ép buộc chiến đấu hết sao?Và tình hình ở Irag sau khi Mĩ giải tán QĐ Irag cũ ra
sao?
Về chuyện cải cách ruộng đất,thì nhà cố em bên nội lẫn bên ngoại đều bị.Theo em các cụ cũng
bị oan.Nhưng lấy lý do đó để nửa thế kỉ sau vẫn còn căm thù,bài bác một cuộc CM của dân tộc
thì có nên không?Cũng nên hiểu,mục đích của việc đó là xoá bỏ tất cả những đặc quyền, đặc lợi
và tàn tích phong kiến ,thực dân còn sót lại trong nhân dân. Việc đó dù sao cũng chỉ xẩy ra trong
giai đoạn đó mà thôi.
Hè, các bác đọc tiếp đã, làm cốc nước mát rùi hẵng cãi nhau tiếp hè! Em có ý kiến thía này, chỗ
này đang bàn chuyện của Nga ngố với chiến tranh VN các bác nào muốn dùng chỗ này để phê
bình hay đả kích chính quyền VN và các chính sách của VN sau 75, đặc biệt là các chính sách
kinh tế, xã hội thì ra chỗ khác bàn tiếp hé!
Chính sách của Liên Xô đối với Việt Nam có một số hạn chế, đó là chỉ ủng hộ trên lĩnh vực tuyên
truyền và hạn chế trên tất cả các lĩnh vực hoạt động khác. Rõ ràng là Hà Nội không thỏa mãn với
lập trường của Matxcơva. Để biến những kế hoạch thống nhất đất nước thành hiện thực, Bắc
Việt Nam cần sự giúp đỡ vật chất dưới dạng vũ khí, đạn dược, lương thực và các phương tiện
vận tải từ các đồng minh của họ. Vào mùa hè năm 1964, chỉ có Trung cộng là sẵn sàng cung cấp
những viện trợ như trên, mà việc làm này phần nào đó trùng khớp với những quan điểm của
Trung Quốc về những diễn biến đang xảy ra ở Đông Nam Á. Kết quả là, vị thế của Liên Xô đối
với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nhanh
chóng bị phai mờ, trong khi đó ảnh hưởng của Trung Quốc phát triển vững chắc. Matxcơva đã
có thể bằng lòng với vị thế này để duy trì sự ổn định trong khu vực. Nhưng tiến trình của các sự
kiện ở Đông Dương dần dần đã dẫn đến cuộc chiến. Nếu Liên Xô hy vọng tháo bỏ giải pháp
quân sự của Bắc Việt Nam bằng cách từ chối không cung cấp tất cả sự giúp đỡ từ bên ngoài thì
thực sự họ đã bị thất bại. Hà Nội vẫn kiên trì trong quyết tấm đạt tới mục tiêu của mình bằng tất
cả các biện pháp, trong đó có quân sự. Thep Spasovski (đại diện của Ba Lan ở Ủy ban kiểm soát
quốc tế vè Việt Nam), lập trường của Hà Nội đã được khẳng định. Trong một lần nói chuyện với
Konstatin (Đại sứ Liên Xô ở Campuchia), Spasovski, người vừa đến thăm Hà Nội, đã nói với
đồng nghiệp Xô Viết của ông ta rằng Bắc Việt Nam đã sẵn sàng tham chiến với Mỹ và chế độ Sài
Gòn để giành thắng lợi hoàn toàn, mặc dù điều đó có nghĩa là sẽ xảy ra một cuộc chiến kéo dài
nhiều năm.
Bắc Kinh đã khuyến khích quyết tấm của các nhà lãnh đạo Việt Nam tiến hành cuộc chiến lâu
dài. Khoảng đầu năm 1956, Mao Trạch Đông đã nói với các nhà lãnh đạo Việt Nam: "Không thể
giải quyết vấn đề chia cắt đất nước trong chốc lát. Nó cần một thời gian... nếu mười năm không
đủ, chúng ta sẵn sàng đợi đến một trăm năm". Sau đó ý kiến này đã được các cố vấn Trung
Quốc đã liên tục nhắc đi nhắc lại.
Tương tự như vậy, hy vọng của các nhà lãnh đạo Xô Viết rằng việc tuyên bố ủng hộ Mặt trận
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam bằng quân sự có thể hạn chế Mỹ leo thang trong cuộc
chiến ở Đông Dương hóa ra là vô ích. Cũng trong cuộc nói chuyện với Krutikov, Spasovski đã
trích lời của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng rằng, Bắc Việt Nam có thể
tạo ra những điều kiện thuận lợi cho một cuộc rút lui của Mỹ trong danh dự, nếu như chính quyền
Mỹ mong muốn điều đó. Nhưng thật không mau, theo nhận xét của Spasovski, người Mỹ đã
không biểu lộ mong muốn như vậy.
Sự e ngại của Matxcơva tăng lên khi tình hình ở Đông Nam Á ngày càng phức tạp. Điều đó đã
thể hiện trong diễn biến hoạt động của Chính phủ Liên Xô ngày 27 tháng 7. Việc Liên Xô đe dọa
rút khỏi chức Chủ tịch Hội nghị Geneve về Lào là một lời cảnh báo rõ ràng từ phía Matxcơva đối
với các bên tham chiến ở Đông Dương. Nhưng thậm chí sự thể hiện này của Liên Xô cũng đã
không làm chậm lại được tốc độ của cuộc xung đột mà điều đó trở nên thực sự nguy hiểm vài
ngày sau đó ở Vịnh Bắc Bộ, khi Mỹ buộc tội Bắc Việt Nam rằng tàu phóng ngư lôi của Bắc Việt
Nam đã tấn công hai trong số những tàu tuần tiễu của Mỹ khi đang làm nhiệm vụ:
Ngày 3 tháng 8, báo Pravda có một mẩu tin ngắn về sự kiện ở Vịnh Bắc Bộ, trích dẫn nguồn tin
từ Tổng hành dinh của Tổng tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương. Không một ai trong số các
độc giả của tờ báo chú ý đến đoạn tin này. Thậm chí rất ít người trong số họ biết được Vịnh Bắc
Bộ ở đâu. Nhưng đối với các nhà lãnh đạo Xô Viết thì tin tức này là đáng chú ý: tình hình ở Đông
Nam Á đã tới độ nguy hiểm. Khi Việt Nam còn đang ở trong một cuộc nội chiến với sự tham gia
hạn chế của các cố vẫn Mỹ, thì Matxcơva có thể cung cấp sự giúp đỡ cho Mặt trận Dân tộc Giải
phóng miền Nam Việt Nam mà không can thiệp sâu hơn vào tình thế phức tạp của Việt Nam.
Trong bối cảnh như vậy, Liên Xô có thể chống trả lại sự chỉ trích ác liệt của Trung Quốc cho rằng
Liên Xô tìm kiếm để đạt tới một sự thỏa hiệp với phương Tây bằng chính sinh mệnh đồng minh
của họ. Nhưng một khi cuộc chiến tranh tổng lực xảy ra tại Việt Nam, thì Kremlin có thể phải có
một lập trường rõ nét hơn, thậm chí điều đó có thể gây tổn hại đến quan hệ giữa hai nước.
Sự việc xảy ra bất ngờ như vậy không có lợi gì đối với các nhà hoạch định chính sách của Liên
Xô. Trong khi họ chủ động tìm thấy lợi ích từ sự sa lầy của Mỹ trong cuộc xung đột ác liệt, Việt
Nam có thể là một trường hợp sai lầm của Liên Xô: đó là, học phải đối phó với nhiều nhân tố
không xác định và với một đồng minh không đáng tin cậy. Do vậy, Liên Xô đã đáp lại sự kiện
Vịnh Bắc Bộ với một thái độ có phần tương phản.
Ngày 5 tháng 8, TASS đã đưa ra một bản tin (cùng với sự thống kê các sự kiện) trong đó có
cảnh báo với Mỹ rằng những hành động của Mỹ có thể dẫn tới một cuộc xung đột quân sự rộng
lớn như các nhà quan sát đã nhận xét, giọng điệu của bản tin này rất ôn hòa. Cùng ngày hôm đó,
Chủ tịch Khrushchev đã gửi một bức thư tới Tổng thống Lyndon Johnson. Một lần nữa, lời lẽ của
bức thư rất thận trọng và dè dặt. Khrushchev đã thông báo với Tổng thống Jonhson, ông đã biết
về sự kiện Vịnh Bắc Bộ: "Ngay từ lúc đầu, ngoài những tuyên bố đã được đưa ra trong những
ngày gần đây ở Washington, từ mệnh lệnh đã được ban bố choc ác lực lượng quân đội Mỹ, từ
các bản tin của các hãng thông tấn và cũng từ tuyên bố... của người phát ngôn của Tư lệnh
Quân đội nhân dân Việt Nam... chúng tôi không có một thông tin nào khác". Bằng cách thu hút
sự chú ý của Jonhson vào các nguồn tin của ông ta, Khrushchev rõ ràng muốn nhấn mạnh một
thức tế rằng Liên Xô không dính líu gì đến các cuộc xung đột ở Vịnh Bắc Bộ.
Sau đó, ông Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô này đã tiếp tục lập luận của mình, chỉ trích sự
đáp lại bằng vũ lực của Mỹ chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và lưu ý đến những hậu quả
nghiêm trọng mà sự kiện này có thể gây ra đối với tình hình quốc tế. Điều này dường như là mối
lo ngại chính của các nhà lãnh đạo Xô Viết. Khrushchev đã không chỉ rõ những khu vực, con
người bộc lộ tham vọng thổi bùng lên lòng ham muốn, đổ thêm dầu vào lửa và ông cũng không
chỉ rõ những kẻ trong trạng thái hiếu chiến nên xem xét một cách thận trọng và kiềm chế... Rõ
ràng rằng Khrushchev đang đề cập đến ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Barry
Goldwater, nhưng nhà lãnh đạo Xô Viết này cũng có thể đề cập đến Bắc Kinh với sự trợ giúp của
họ trong Cuộc đấu tranh giành thống nhất bằng bạo lực của Việt Nam.
Thú vị hơn là, cũng trong số báo Pravda, với những tin tức về sự kiện Vịnh Bắc Bộ xuất hiện một
cây bút tên là Ivanov (một cái tên rất thông dụng ở Nga), đã viết một bài báo tựa đề: "Một cuộc
chiến tranh ư? Đó không phải là điều tồi tệ". Tác giả đã trích dẫn những bài phát biểu của các
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
quan chức cao cấp của chính phủ Trung Quốc, như Trần Nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của
Trung cộng và một quanc hức giấu tên khác để gửi cho một tờ báo của Áo ông ta nêu câu hỏi:
Đại diện cao cấp của Trung Quốc đang nói gì?-và ông tiếp tục-"Cộng đồng thế giới đang lo lắng
về tình hình căng thẳng ở Đông Nam Á. Liên Xô và các nước yêu chuộng hòa bình thực hiện mọi
nỗ lực để ngăn chặn cuộc chiến đang bùng nổ trong khu vực này của thế giới. Nhưng một thành
viên cao cấp của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sau những lập luận mập mờ đã
nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn rằng: Chiến tranh ở Đông Nam Á không phải là một điều
thực sự tồi".
Trong bất kỳ một sự kiện nào, Khrushchev đều cố gắng thuyết phục Tổng thống Mỹ thể hiện sự
bình tĩnh và kiềm chế đối với những diễn biến ở Đông Dương. Sự đề cập của ông ta tới "trách
nhiệm to lớn" của hai cường quốc trong việc đảm bảo rằng những sự kiện nguy hiểm xảy ra ở
bất kỳ nơi nào trên thế giới sẽ không biến thành những yếu tố đầu tiên trong một chuỗi những sự
kiện còn nghiêm trọng hơn và không thể đảo ngược" mà được ủng hộ bởi vai trò công bằng,
công khai của Liên Xô đối với cuộc chiến". Ông cũng nhấn mạnh rằng không có một yêu cầu
Chính phủ Liên Xô đề cập đến Tổng thống Mỹ trong mối quan hệ với những diễn biến ở Vịnh Bắc
Bộ: "Nếu có xuất hiện một mối đe dọa cho hòa bình, tôi tin tưởng một cách sâu sắc rằng chúng
ta không phải đợi những lời yêu cầu và thỉnh cầu từ bất kỳ ai, mà chúng ta phải hành động nhằm
loại bỏ mối đe dọa đó không một chút do dự".
Tuy nhiên, lời kêu gọi của Khrushchev đã không làm thay đổi quyết tấm của Mỹ chống lại "xâm
lược" của Bắc Việt Nam đối với chế độ Sài Gòn. Lời giải đáp của Johnson đối với bức thư của
các nhà lãnh đạo Xô Viết để lại cho Matxcơva một hy vọng mỏng manh rằng những diễn biến ở
Đông Nam Á có thể thay đổi cơ bản theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh
một lần nữa rằng, đất nước ông "sẽ luôn dứt khoát và kiên định trong sự đáp lại tích cực đối với
những hoạt động xâm lược và sức mạnh của chúng tôi thể hiện tương xứng với bất kỳ thách
thức nào đó".
Với sự đáp lại mang tính tiêu cực của Jonhson, điều rõ ràng đối với các nhà lãnh đạo Liên Xô là
sự kiện Vịnh Bắc Bộ đã đánh dấu một bước ngoặt mới ở Đông Dương. Như Douglas Pike đã
nhận xét: "Trong khi bản thân nó không có gì đặc biệt quan trọng, sự kiện Vịnh Bắc Bộ biểu
tượng cho mối quan hệ mới mà Hà Nội đòi hỏi từ Matxcơva. Bản chất của chiến tranh đã thay
đổi như là thực tế của nó: từ anh Việt Cộng chân đất với khẩu súng ngắn tự tạo cho tới những
lực lượng quân đội Cộng sản Việt Nam được trang bị những vũ khí hiện đại nhất mà thế giới
cộng sản có thể sản xuất". Nhưng phải trải qua một khoảng thời gian, Liên Xô và Bắc Việt Nam
mới đạt được sự hợp tác toàn diện trong Cuộc chiến tranh chống "Đế quốc Mỹ".
Trong khi đó, Matxcơva đã tiến hành bước đi đầu tiên trong lộ trình đạt tới mối quan hệ hữu nghị
với Hà Nội. Một đại sứ mới của Liên Xô tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được chỉ định vào
cuối tháng 8 năm 1964, Ilia S.Shcherbakov là một nhân vật lỗi lạc của Đảng cộng sản Liên Xô.
Từ những năm 30, ông đã bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một viên chức của Đảng.
Năm 1949, ông được đề bạt vào một chức vụ của Ban đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản
Liên Xô. Ông đã tốt nghiệp Học viện quân sự-ngoại giao, một Học viện nổi tiếng của Liên Xô,
chuyên đào tạo cán bộ tình báo cho hoạt động đối ngoại của Liên Xô. Trong Ủy ban Trung ương
Đảng cộng sản, Shcherbakov đã trưởng thành một cách nhanh chóng, năm 1953 ông đã là Vụ
trưởng Ban đối ngoại có chức năng giám sát các mối quan hệ với các Đảng cộng sản của các
nước xã hội chủ nghĩa. Ngay trước khi được bổ nhiệm tới Hà Nội, ông đã được điều tới Bắc Kinh
với cương vị là Tham tán công sứ. Vì thế vị Đại sứ mới này hoàn hảo không chỉ trong hoạt động
của Đảng mà cả trong hoạt động chính trị quốc tế.
Trên thực tế, Shcherbakov đã có được tất cả những phẩm chất cần thiết cho vị trí đại sứ của
Liên Xô tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Như Cơ quan thông tin của Mỹ đã nhận xét trong một
bản báo cáo: "Quan hệ của Liên Xô với Bắc Việt Nam được tăng cường vào cuối năm 1964".
"Điều mà người ta cần ở Hà Nội là một người có kinh nghiệm trên lĩnh vực này và một người có
thể chiếm được lòng tin của các nhà lãnh đạo ở Điện Kremlin". Những mối quan hệ của
Shcherbakov ở Ủy ban trung ương cho phép ông ta không những thoải mái khi thực hiện chính
sách của Matxcơva mà còn ít nhiều tự do thể hiện ý kiến của mình về những mối quan hệ Liên
Xô-Bắc Việt Nam mà không sợ ai đó ở "Trung ương" (chỉ Điện Kremlin) phản đối quan điểm của
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
ông. Những yếu tố này đã được các nhà lãnh đạo Xô Viết cân nhắc. Họ cần một bức tranh chính
xác về các sự kiện xảy ra tại Việt Nam.
Bị mắc kẹt trong vòng lửa, các nhà lãnh đạo Xô Viết bắt đầu tìm kiếm lối thoát. Nhưng những sự
thay đổi ở Kremlin chỉ làm căng thẳng thêm tiến trình này và đó không phải là điểm xuất phát.
Điều này giải thích tại sao những chuyển hướng của Liên Xô đối với Cuộc chiến Việt Nam dường
nưh diễn ra quá nhanh ngay sau khi "Ban lãnh đạo tập thể mới" lên nắm chính quyền.
Tuy nhiên các nhà lãnh đạo mới ở Điện Kremlin thông báo rằng chính sách đối ngoại của Liên
Xô sẽ không thay đổi. Họ đã tuyên bố công khai về điều này tại nhiều diễn đàn khác nhau, cũng
như trong các cuộc trao đổi kín với các chính trị gia phương Tây. Ví dụ nưh: Đại sứ Liên Xô ở
Washington, A.Dobrynin đã gặp Tổng thống Johnson và đảm bảo với ông ta rằng Matxcơva vẫn
cam kết thực hiện các nghĩa vụ quốc tế của mình và báo Pravda đã nhanh chóng thông tin cho
độc giả Xô Viết về cuộc gặp này.
Phớt lờ chuyện đó vào tháng 11, Matxcơva đã sẵn sàng chuyển hướng từ giúp đỡ mang tính
tuyên truyền thuần túy cho Hà Nội và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, sang
viện trợ về vật chất nhiều hơn.
Các nhà lãnh đạo Xô Viết không từ bỏ các mối quan hệ của họ với Mỹ. nhưng sau tháng 11, các
mối quan hệ này lại bị ràng buộc với các chính sách của Mỹ ở Việt Nam. Một yếu tố mới và quan
trọng bổ sung vào chính sách của Liên Xô trong giai đoạn quan trọng này: những nỗ lực của các
nhà lãnh đạo Xô Viết nhằm tìm kiếm những biện pháp hòa bình để giải quyết Cuộc chiến Đông
Nam Á.
Do đó, như Douglas Bile đã nhận xét, chính sách của Liên Xô trong Cuộc chiến Việt Nam thể
hiện trên ba khía cạnh:
-Thứ nhất: Matxcơva đã quyết định trong một số giới hạn, Hà Nội có thể nhận được tất cả những
giúp đỡ về kinh tế và quân sự cần thiết đủ để theo đuổi cuộc chiến.
-Thứ hai: Liên Xô không thể hy sinh chiến lược hòa hoãn của họ với phương Tây, nhưng thay
vào đó Liên Xô có thể điều chỉnh chính sách Việt Nam theo hướng "nếu và khi cần thiết".
-Thứ ba: Liên Xô tập trung vào việc giải quyết cuộc chiến bằng biện pháp thương lượng như một
đảm bảo tối ưu nhằm chống lại việc bị kéo sâu vào cuộc chiến, mặc dù Liên Xô nhận thấy rằng
chính sách này không được chấp nhận ở Hà Nội.
Vào tháng 11, những biểu hiện về thái độ mới của Liên Xô đã được thể hiện rõ ràng. Ngày 9
tháng 11, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Kosygin đã tiếp đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa do Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến Matxcơva, để tham dự những hoạt động kỷ niệm lần
thứ 47-Cách mạng tháng 10. Đây là chuyến thăm công khai đầu tiên của các nhà lãnh đạo Hà
Nội kể từ khi Khrushchev bị cách chức. Mặc dù vào tháng 10 đã có một chuyến thăm bí mật, diễn
ra ngay sau Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, khi đó Hà Nội khao khát duy trì các
mối quan hệ với các nhà lãnh đạo Xô Viết mới và tìm kiếm ở những người này, cái mà họ đã
không thể tìm thấy được từ Khrushchev, do vậy mà họ đã cử Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa đến Matxcơva.
Vào tháng 10 và tháng 11, chủ đề của các cuộc hội đàm đã được thể hiện rõ ràng, đó là sự hợp
tác của Liên Xô với Hà Nội. Có lý do chính xác để tin rằng hai Đảng đã đạt tới sự hiểu biết trên
nguyên tắc và vấn đề viện trợ quân sự, và một nhà lãnh đạo Xô Viết sẽ tới thăm Việt Nam ngay
sau đó làm rõ các chi tiết.
Lần đầu tiên, trong bản tuyên bố của TASS ngày 27 tháng 11 chứa đựng một lời hứa hẹn về việc
tăng gấp đôi viện trợ cho Việt Nam, cùng với một lời cảnh báo "những kẻ nuôi dưỡng các kế
hoạch phiêu lưu ở bán đảo Đông Dương phải nhận thức được rằng, Liên Xô sẽ không làm ngơ
với số phận một nước Xã hội chủ nghĩa anh em và sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam sự giúp đỡ
cần thiết".
Tiếp theo đó, ngày 24 tháng 12, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Liên Xô đã mời Mặt trận Dân tộc
Giải phóng miền Nam Việt Nam mở phái đoàn thường trực ở Liên Xô. Liên Xô chấp nhận bước
đi này trong bối cảnh Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác có những quyết định tương
tự, do đó lời mời của Liên Xô xem ra có ý nghĩa hơn. Vào tháng 12, các nhà lãnh đọa Xô Viết đã
tiến hành một trong những nỗ lực cuối cùng của họ nhằm ngăn chặn Mỹ tham gia trực tiếp vào
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
Cuộc chiến ở Việt Nam. Ngày 9 tháng 12, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô Andrei Gomyko
đang ở Mỹ đã dự Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc và đã gặp Ngoại trưởng Mỹ Dean Rusk tại Đại sứ
quán Liên Xô ở Washington. Việt Nam là chủ đề trong cuộc hội đàm của họ. Gromyko đã cố
gắng thuyết phục đối tác của ông: "Mỹ đã phạm phải một sai lầm lớn bằng việc dính líu vào Cuộc
chiến ở Nam Việt Nam. Bởi vì, Mỹ không có lợi ích gì liên quan đến khu vực này". Ông ta cũng
nêu ra thắc mắc "những ý đồ thực sự của Mỹ là gì?".
Rusk đã đưa ra những lập luận thông thường của Washington về hiểm họa cộng sản từ Bắc Kinh
và Hà Nội, về nghĩa vụ của Mỹ đối với chính phủ Sài Gòn và sự chính đáng trong các mục tiêu
của Mỹ. Gromyko đã nhận thấy sự nhấn mạnh của Rusk về quyết tấm thực hiện nghĩa vụ của
Mỹ: "Ngoại trưởng Mỹ đã lập đi, lập lại rằng nếu Hà Nội và Bắc Kinh để yên cho các nước láng
giềng, thì chúng tôi sẽ không ở đó. Mặt khác, ông ta nhấn mạnh, chúng tôi đang ở trong một tình
thế rất nghiêm trọng... và một lần nữa, ông ta chỉ có thể nói rằng, nếu Hà Nội và Bắc Kinh để yên
cho khu vực này, chúng tôi sẽ rút quân. Nếu không, ở đây sẽ xảy ra một cuộc chiến thật sự".
Những tuyên bố này của Mỹ đã truyền đến Matxcơva cùng với những thông tin thiếu hy vọng
tương tự như vậy từ Hà Nội. Shcherbakov viết từ thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: "Căn
cứ vào những quyết định của Bộ Chính trị (của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Việt Nam) và
những sự kiện khác có thể nhận xét rằng, các kế hoạch của ban lãnh đạo Việt Nam sẽ tập trung
vào việc từ từ tăng số lượng của lực lượng Quân giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam và tăng
cường các hoạt động quân sự đồng thời với hoạt động tương tự làm xói mòn chế độ bù nhìn từ
bên trong".
Kết hợp những sự kiện này và những thực tế khác, các quan chức Xô Viết vội vã thực hiện
những điều chỉnh cuối cùng trong chính sách của họ đối với Việt Nam, trong khi cuộc chiến tranh
dường như không phải vài tháng nữa mà là vài ngày nữa sẽ nổ ra.
Chương II: Bước ngoặt
Nếu như sự khéo léo để bắt đầu một cuộc là không cần thiết, thì những sự kiện đầu năm 1965
dường như ủng hộ quanđiểm này. Điều đó đã quá đủ cho các nhà lãnh đạo chính trị mù quáng
theo đuổi những diễn biến ở Đông Nam Á nhằm tạo ra cho họ một tình thế mà ở đó chiến tranh
trở thành cách lựa chọn duy nhất. Điều này đặc biệt đúng với chính quyền Johnson, mặc dù các
nhà lãnh đạo Xô Viết đã đối mặt với một vấn đề tương tự như vậy.
Vị trí của Mỹ ở miền Nam Việt Nam xấu đi nhanh chóng trong những tháng cuối cùng của năm
1964. Chính quyền Sài Gòn vẫn bị mất ổn định và những chương trình bình định được xây dựng
để củng cố chính quyền ở vùng nông thôn cho thấy không có hiệu lực. Quân đội Việt Nam Cộng
hòa thụ động trước những hoạt động đang tăng lên của Việt Cộng. Từ 26 tháng 12 đến 2 tháng
1, những đơn vị quân đội Việt Nam Cộng hòa được trang bị đến tận răng và được huấn luyện
chu đáo dưới sự hỗ trợ của các cố vấn Mỹ và các trang thiết bị quân sự đã bị đánh bại trong một
cuộc giao tranh ở Bình Giã. Theo CIA, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lúc đó
hầu như đã mở rộng ảnh hưởng đến mọi ngõ ngách ở miền Nam Việt Nam. Mặt trận này tự nhận
là "đã kiểm soát được ba phần tư đất nước và 8 triệu trong số 14 triệu dân của miền Nam Việt
Nam". Các bản báo cáo của tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn trùng hợp với những tín toán của CIA. Các
quan chức Mỹ ở miền Nam Việt Nam tin rằng các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam có thể nhìn nhận
lại tình hình năm 1964 "với cảm giác mãn nguyện".
Những cuộc nổi loạn ở miền Nam Việt Nam tăng lên đáng kể. Việt Cộng đã mở rộng khu vực,
phạm vi các hoạt động và đã giành được một số thắng lợi quân sự. Thất bại của Mỹ và chính
quyền Sài Gòn trong việc dẹp tan cuộc nổi loạn này đã dẫn đến sự sa sút hơn về tinh thần trong
quân đội và làm tăng sự mất ổn định chính trị ở Nam Việt Nam. Điều này đã ngược với bối cảnh
chính trị ở miền Bắc, "nó không có sự thay đổi rõ ràng ở hàng ngũ lãnh đạo cao cấp hoặc trong
các chính sách lớn...".
Mối quan tâm cao ở Washington về diễn biến của các sự kiện này làm cho Tổng thống Johnson
và các cố vấn của ông thiên về một giải pháp quân sự ngày càng tăng lên ở Việt Nam. Vào cuối
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
tháng 11 năm 1964 một kế hoạch hai giai đoạn đã được vạch ra ở Washington bao gồm, những
cuộc ném bom của không quân vào Bắc Việt Nam và đây được xem như là một biện pháp cuối
cùng để buộc Hà Nội chấm dứt sự ủng hộ cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Mặc dù những cuộc ném bom này không nằm trong chương trình nghị sự của Washington vào
thời điểm đó, nhưng việc Tổng thống Johnson thông qua các kế hoạch này đã phản ánh tâm
trạng của chính quyền.
Thành công của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam miền Bắc Việt Nam đầu tháng
1 năm 1965 đã củng cố quyết tấm của các nhà hoạch định chính sách Mỹ. Cho tới cuối tháng đó,
họ cho rằng việc trả đũa lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như là một biện pháp thích hợp cơ bản
được thể hiện trong bức thư của Cố vấn an ninh quốc gia Mc George Bundy gửi Tổng thống
ngày 27 tháng 1, với cái tên là "Fork in the Y Memo". Tác giả (cũng là phát ngôn viên của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng Robert Mc Namara), đưa ra hai giải pháp cho Việt Nam: "Giải pháp thứ
nhất là sử dụng sức mạnh quân sự của chúng ta ở Viễn Đông buộc tạo ra sự thay đổi trong
chính sách của cộng sản; Giải pháp thứ hai là triển khai tất cả các lực lượng của chúng ta cùng
với diễn biến của cuộc hội đàm nhằm cứu vãn cái nhỏ nhất cần bảo vệ mà không làm tăng thêm
đáng kể những hiểm họa quân sự hiện nay của chúng ta".
Rõ ràng là biện pháp thứ hai không nằm trong chương trình này của Mỹ.
Washington hiểu rằng, hướng tới một giải pháp quân sự đối với Cuộc chiến ở Đông Dương sẽ
bao hàm những hiểm họa chắc chắn và nhiều vấn đề chưa xác định được, trong số đó có thể có
phản ứng của Liên Xô đối với cuộc tấn công quân sự của Mỹ vào nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa. Các nhà lãnh đạo Mỹ đã cân nhắc triển vọng này một cách nghiêm túc trong suốt tháng 1 và
đầu tháng 2, suy nghĩ kỹ những lập luận của họ cho việc ủng hộ hoặc bãi bỏ sự dính líu quân sự.
Có ba vấn đề này sinh trong đầu của các nhà lãnh đạo Mỹ. Vấn đề thứ nhất, đề cập đến những
cách thức tham gia của Liên Xô vào cuộc chiến. Thứ hai, các nhà lãnh đạo Mỹ đã thảo luận về
tác động của sự leo thang của Mỹ trong quan hệ Mỹ-Xô. Thứ ba là, triển vọng nói chung cho sự
hòa hoãn và các mối quan hệ Trung-Mỹ nói riêng cũng được cân nhắc ở Washington.
Ban lãnh đạo Hoa Kỳ không hy vọng Liên Xô sẽ đứng ngoài khi Mỹ tấn công vào Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa. Nhưng thái độ của Matxcơva đối với những triển vọng về Cuộc chiến ở Đông
Nam Á như thế nào và sự giúp đỡ nào mà họ sẵn sàng cung cấp cho Bắc Việt Nam nếu như Mỹ
thực hiện những kế hoạch trả đũa chống Hà Nội? Những vấn đề này dường như gây ra sự lo
ngại cho Ngoại trưởng Mỹ Rusk, khi ông ta xuất hiện trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện ngày 8
tháng 1 để trình bày về tình hình Đông Nam Á. Theo Rusk, Liên Xô mong muốn tránh dính líu với
Mỹ trong cuộc chiến ở khu vực này. Hơn nữa, Liên Xô lo sợ về những hậu quả của cuộc chiến
giữa một bên là Bắc Việt Nam và Trung cộng với bên kia là "thủ lĩnh của thế giới tư sản". Rusk
cho rằng: "Chúng tôi có được một dấu hiệu cho thấy rằng họ đang lo lắng về một triển vọng đặc
biệt sẽ diễn ra trong tình hình này".
CIA đã đồng ý với quan điểm này và được thể hiện trong báo cáo tháng 1: "Liên Xô dường như
ngày càng lo lắng về khả năng leo thang trong Cuộc chiến ở cả Nam Việt Nam và Lào, đang tìm
kiếm một vài biện pháp để ngăn cản các hoạt động của Mỹ và Bắc Việt Nam". Qua kế hoạch giúp
đỡ của Liên Xô cho đồng minh Việt Nam, CIA nhận xét rằng: "Sự đáp lại của Liên Xô đối với các
kế hoạch ném bom của Mỹ sẽ bao gồm cả nỗ lực ngoại giao và tuyên truyền mạnh mẽ, kết hợp
chặt chẽ với sự giúp đỡ bằng quân sự cho Bắc Việt Nam, trong đó hầ như chắc chắn sẽ gồm cả
pháo phòng không và Rada". Tình báo Mỹ cũng tin rằng Việt Nam cũng có thể thúc giục Liên Xô
viện trợ tên lửa đất đốikhông và các máy bay phản lực tiên tiến.
Vào thời điểm này, Liên Xô đã thực sự bắt đầu những chuyến tàu vận chuyển vũ khí cho hệ
thống phòng không của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong báo cáo ngày 3 tháng 2, CIA đã cho
thất rằng các loại vũ khí phòng không gần đây đã bắt đầu xuất hiện ở Bắc Việt Nam. Ngày 9
tháng 2 William Bundy, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về các vấn đề an ninh quốc tế, đã trình
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
lên các thành viên trong tiểu ban về các vấn đề ở Viễn Đông của Ủy ban đối ngoại Thượng viện
Mỹ với thông tin rằng, Liên Xô đã trang bị phòng không đáng kể cho sân bay chính ở khu vực Hà
Nội.
Trọng tâm của các cuộc thảo luận ở Washington vào tháng 1 và đầu tháng 2 năm 1965 tập trung
vào hai vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau, đó là khả năng chính sách của Liên Xô hướng vào
Mỹ và Trung Quốc. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ tin rằng Trung Quốc là một vấn đề
chủ yếu của Liên Xô, khi xem xét đến sự phát triển mãnh liệt của hai cường quốc để giành vai trò
lãnh đạo trong phong trào Cộng sản quốc tế. Theo các cố vấn của Tổng thống, vì lý do này nên
Matxcơva sẵn sàng tăng cường vị trí của mình trong các nước xã hội chủ nghĩa và thậm chí có
thể hy sinh một vài mục tiêu để hòa hoãn với phương Tây.
Quan điểm này đã được Llewllyn Thompson, một chuyên gia về Liên Xô và là Đại sứ lưu động,
phát biểu trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 14 tháng 1: "Rõ ràng là trong các tháng
sắp tới, phần lớn việc bận tâm của các nhà lãnh đạo Xô Viết là quan hệ giữa họ với Trung cộng".
Thompson nhận xét: "Bởi vì họ đang tranh giành với Trung cộng để tạo ảnh hưởng tới các Đảng
cộng sản khác, do đó bất kỳ điều gì họ làm đều sẽ liên quan đến việc vấn đề đó có ảnh hưởng
đến quan hệ Trung-Xô như thế nào?". Thompson cho rằng, quan hệ giữa Liên Xô với phương
Tây được xếp hàng thứ yếu trong chương trình nghị sự của Liên Xô.
Vài ngày sau, Ngoại trưởng Rusk đã phát biểu cùng quan điểm như vậy, thậm chí còn thẳng
thừng hơn khi báo cáo với Thượng viện về tình hình Đông Nam Á: "Suy nghĩ hiện nay của tôi làông
nhấn mạnh-Vấn đề Trung Quốc là nỗi bận tâm lớn ở Matxcơva và bất kỳ điều gì mà họ và
chúng ta đang làm và đang bàn chỉ bằng một phần trong vấn đề của họ với Bắc Kinh. Theo sự
cảm nhận cơ bản nhất, vấn đề Bắc Kinh là ưu tiên chính sách đối ngoại hàng đầu của họ".
Các đánh giá của tình báo Mỹ đã ủng hộ (và đôi khi còn thổi phồng) quan điểm này bằng cách
phân tích sự phát triển trong chính sách của Liên Xô ở Đông Nam Á, từ những dự báo về sự rạn
nứt trong quan hệ Trung-Xô: "Kết quả của sự bận tâm của Liên Xô đối với Trung Quốc, theo các
nhà phân tích Mỹ, đó là một vị trí không thể hòa hợp, hơn nữa đối với Matxcơva về lĩnh vực quan
hệ Xô-Mỹ, đặc biệt trong trường hợp những hoạt động theo kế hoạch của Mỹ chống lại Bắc Việt
Nam. Trong một dự báo tình hình quốc gia đặc biệt ngay sau các cuộc ném bom trả đũa của Mỹ
chống lại Bắc Việt Nam. Ban lãnh đạo tình báo Mỹ (sau những dự báo vì những nỗ lực của
Trung Quốc nhằm khoét sâu thêm sự khó xử của Liên Xô), đã dự báo rằng: "Chính sách chung
của Liên Xô sẽ nặng nề hơn đối với Mỹ". Chính điều này sẽ nuôi dưỡng các hành động cản trở
việc làm hòa dịu những căng thẳng và làm tăng cử chỉ thù địch của Liên Xô về các vấn đề Đông-
Tây khác. Đồng thời, tình báo Mỹ cũng nhấn mạnh rằng, Liên Xô sẽ không muốn kích động một
cuộc khủng hoảng lớn ở bất kỳ nơi nào-Ví dụ như ở Berlin hoặc Cuba-như là phản ứng đối với
các hành động của Mỹ.
Mặc dù Washington lo ngại về sự sa sút có thể trong các mối quan hệ Xô-Mỹ, nhưng triển vọng
về một Liên minh Trung-Xô thực sự là một cơn ác mộng cho các nhà hoạch định chính sách của
Mỹ. Rusk tin rằng nếuỹ không thực hiện những hành động mạnh mẽ để ngăn chặn hiểm họa của
Trung Quốc ở Đông Nam Á, thì Liên Xô và Trung Quốc dễ kết hợp các nỗ lực của họ lại với nhau
để buộc "đế quốc Mỹ" rút lui ở cả các khu vực khác trên thế giới.
Như ông đã trình bày tại cuộc điều trần trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện: "Nếu như Bắc Kinh
có thể chứng minh được rằng, đường lối, chính sách của họ đã đem lại những lợi ích thực tế,
như những thành công ở Đông Nam Á và Indonesia, thì sẽ có một khả năng rất to lớn là,
Matxcơva sẽ nỗ lực thu hẹp mối ngăn cách giữa Matxcơva và Trung Quốc bằng cách hướng tới
quan điểm mang nặng tính quân sự của Bắc Kinh đối với cuộc cách mạng thế giới".
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
Vài ngày sau đó Ngoại trưởng Mỹ lại thể hiện niềm tin một lần nữa cũng tại chính Ủy ban này:
"Tôi thật sự tin tưởng rằng nếu Bắc Kinh giành được thành công đáng kinh ngạc ở Đông Nam Á
hoặc chống lại Ấn Độ, thì Trung Quốc có thể làm tăng thêm triển vọng Liên Xô sẽ thu hẹp khoảng
cách với Bắc Kinh bằng cách tiến hành theo định hướng về tư tưởng và chiến thuật của Bắc
Kinh. Mặt khác, nếu như những người Cộng sản Trung Quốc bị chặn lại tại các giới hạn hiện tại
của họ, thì những cơ hội đó sẽ được chứng minh rằng, Bắc Kinh sẽ tiến xa hơn theo chiều
hướng cùng tồn tại hòa bình (ít nhất qua nhiều bước). Tôi không bao giờ hy vọng điều đó xảy ra
sớm".
Ý kiến phản đối về khả năng thiết lập lại mối quan hệ hữu nghị giữa Matxcơva và Bắc Kinh là do
Mike Mansfield, thủ lĩnh phe đa số tại Thượng viện đưa ra. Trong bức thư của ông gửi Tổng
thống Johnson sau một cuộc thảo luận tại Nhà Trắng, Mansfield cho rằng sự can thiệp trực tiếp
của Mỹ vào Cuộc chiến Việt Nam có thể dẫn tới "một mức độ hợp tác gần gũi hơn giữa Liên Xô
và Trung Quốc... điều đó có thể tự bộc lộ rõ bằng việc Liên Xô phục hồi lại viện trợ quân sự cho
Trung Quốc và việc vận chuyển hàng viện trợ của Liên Xô qua Trung Quốc cho Bắc Việt Nam.
Đây có thể là một bất lợi rất lớn bởi vì một trong những hy vọng của phương Tây là khuyến khích
sự rạn nứt giữa hai cường quốc cộng sản, một hy vọng mà tôi tin chắc rằng bây giờ đã giảm
xuống một mức độ đáng kể".
Từ rất nhiều cuộc thảo luận ở Washington đầu năm 1965 mà chúng có thể ảnh hưởng đến các
mối quan hệ Xô-Mỹ trong Cuộc chiến Việt Nam và cũng có thể rút ra hai kết luận:
-Một là: Liên Xô không hài lòng với cuộc xung đột quân sự ở Đông Dương và mong muốn thật
sự dàn xếp hòa bình, càng sớm càng tốt.
-Hai là: Trong cuộc chạy đua lâu dài này, Liên Xô không mong muốn làm nguy hại đến các mối
quan hệ với phương Tây nói chung, đặc biệt là với Mỹ bởi vì cuộc xung đột này nằm ở một góc
xa xôi của thế giới.
Trong khi các nhà phân tích người Mỹ đang làm rõ sự rối rắm của tình hình thế giới, có thể ảnh
hưởng đến hoạt động của Mỹ ở Việt Nam, thì hai sự kiện xảy ra vào tháng 2 đã làm thay đổi cơ
bản tình hình ở đó và tạo ra một bước chuyển mới trong Cuộc chiến ở Việt Nam. Ngày 31 tháng
báo chí ở Matxcơva đưa tin rằng Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Kosygin sẽ thăm Hà Nội
vào đầu tháng 2. Chuyến thăm này đã tạo ra một bước tiến trong quan hệ giữa Liên Xô và Bắc
Việt Nam sau cuộc gặp của các nhà lãnh đạo Xô Viết với Phạm Văn Đồng vào tháng 10 và 11
năm 1964. Khoảng cách giữa các cuộc gặp này và chuyến thăm của Kosygin đã được đánh dấu
bằng những thay đổi về chất trong mối quan hệ song phương giữa Liên Xô và Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Ngoài việc mở cửa phái đoàn thường trực Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam vào cuối tháng 12 năm 1964, Liên Xô đã tăng cường các nỗ lực của họ một cách rõ
ràng để bảo vệ Hà Nội khỏi những cuộc công kích có thể xảy ra, bằng cách chuyển tới Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa các loại vũ khí phòng không. Họ cũng đẩy mạnh sự giúp đỡ tinh thần bằng
cách lên án chính sách của Mỹ ở Việt Nam và Đông Nam Á. Những chuyển hướng này trong
chính sách đã được các "đồng chí" Việt Nam hoan nghênh. Các nhà ngoại giao Xô Viết đã báo
cáo với Matxcơva rằng, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam miền Nam Việt Nam tỏ
ra mãn nguyện với tin tức về sự ủng hộ của Liên Xô trong cuộc đấu tranh của họ. Đồng thời họ
cũng nhấn mạnh rằng, vị trí của Liên Xô trong khu vực sẽ phụ thuộc vào mức độ viện trợ của
Liên Xô cho cuộc đấu tranh của Việt Nam.
Rõ ràng rằng, chuyến thăm của Kosygin được dự định nhằm củng cố nền tảng mới trong các mối
quan hệ giữa Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời làm rõ các chi tiết trong quan hệ
giữa hai nước với các vấn đề quân sự là trọng tâm tại các cuộc thảo luận. Do vậy đoàn đại biểu
Liên Xô gồm có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Nguyên soái Konstantin Vershinia, Phó chủ tịch Ủy
ban Nhà nước về ngoại thương, Tướng G.S.Didorovich và Bộ trưởng hàng không dân dụng
Engenii Loginov.
CIA đã lưu ý đến tầm quan trọng của chuyến thăm của Liên Xô trong báo cáo tình báo ngày 1
tháng 2. CIA thấy rằng một trong những mục đích chính chuyến thăm của Kosygin đó là "củng cố
lòng tin về những tuyên bố công khai được nhắc lại kể từ tháng 11 rằng, Liên Xô "không thể cứ
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
thờ ơ với số phận của một nước xã hội chủ nghĩa anh em và rằng Liên Xô sẵn sàng cung cấp
cho Hà Nội sự giúp đỡ cần thiết". CIA coi chuyến thăm này như "đỉnh cao trong sự trao đổi quan
điểm kể từ khi Khrushchev bị đổ". Nhưng cũng theo tình báo Mỹ, Matxcơva cũng đang theo đuổi
các mục đích khác bằng cách gửi một phái đoàn cao cấp tới Hà Nội. Hai tháng sau có được
những bằng chứng mới, CIA cho là "Kosygin chắc chắn đã ý định báo động cho Bắc Việt Nam
không được đánh giá thấp quyết tấm của Mỹ nhằm ngăn chặn thắng lợi của Cộng sản ở miền
Nam".
Nhiệm vụ của ông ta là kêu gọi Hà Nội tránh những hành động có thể tạo ra sự trả đũa của Mỹ
và tạo ra những thay đổi về giới hạn của cuộc chiến và chờ đợi cho đến khi thể chế chính trị ở
Sài Gòn thực sự tan vỡ. Qua xem xét đến việc đoàn đại biểu này hai lần dừng chân ở Bắc Kinh
đã thể hiện rõ ràng rằng Liên Xô cũng đã có kế hoạch đi đến sự thỏa hiệp với Trung Quốc.
Tuy nhiên, các mục đích chuyến thăm của phái đoàn Kosygin được tính toán rất kỹ. Liên Xô
nhanh chóng phát hiện ra rằng ít nhất một số mục tiêu của họ là không thể đạt được. Đầu tiên là
mong muốn Việt Nam tránh sự khiêu khích đối với Mỹ đã tỏ ra vô vọng. Ngay sau khi Kosygin
đến Hà Nội, các đơn vị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tấn công vào
một căn cứ của Mỹ ở Pleiku, giết 8 lính Mỹ và làm bị thương hơn 60 người. Cuộc tấn công này
đã biến thành một cái cớ mà Mỹ chờ đợi từ lâu nay để tiến hành một cuộc trả đũa. Tổng thống
Johnson ngay lập tức phê chuẩn các kế hoạch công kích trên lãnh thổ của Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Mặc dù trước đó Washington đã hủy bỏ Cuộc tuần tiễu De Soto (một nhiệm vụ thu
thập tin tức tình báo ở Vịnh Bắc Bộ và dọc theo bờ biển của Bắc Việt Nam) cho tới sau chuyến
thăm của Kosygin, nhằm tránh làm phương hại đến các mối quan hệ Xô-Mỹ, nhưng Cuộc tấn
công vào Pleiku đã tạo cho Mỹ một cơ hội tuyệt vời để trừng trị Bắc Việt Nam và rằng với sự hiện
diện của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ở Hà Nội cũng không thể cản trở Mỹ có hoạt động
như vậy.
Không có một bằng chứng nào cho thấy rằng Liên Xô đã biết trước Cuộc tấn công vào Pleiku,
mà chỉ có một số lập luận mâu thuẫn. Các mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam-Liên Xô vẫn
chưa đạt tới mức độ mà Hà Nội có thể sẵn sàng thông báo cho Matxcơva những kế hoạch và
các hoạt động của mình ở miền Nam. Ví dụ như, đầu tháng 1, một quan chức của Sứ quán Liên
Xô ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc nói chuyện với một đại diện của Bắc Việt Nam
trong Ủy ban thống nhất đất nước đã cố gằng tìm kiếm về những hoạt động sắp tới của Mặt trận
Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam miền Nam Việt Nam, nhưng không có kết quả gì. Quan
chức này đã kết luận: "Cũng như trước kia, các đồng chí Việt Nam không muốn chia sẻ với
chúng tôi bất kỳ một tin tức nào đặc biệt là những tin tức liên quan đến những vấn đề cụ thể của
tình hình ở miền Nam Việt Nam, về hoạt động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt
Nam và các kế hoạch của họ trong tương lai...".
Trong một nghiên cứu về Chiến tranh Việt Nam, R.B.Smith cho rằng Matxcơva không quan tâm
đến việc khuấy động các sự kiện ở miền Nam để dẫn đến việc kích động Mỹ. Thái đọ của các
nhà lãnh đạo Xô Viết trước sự kiện này cũng như ảnh hưởng yếu (thậm chí không có) của họ ở
Hà Nội, cho thấy rằng Liên Xô khó mà có được những ý đồ như vậy. Các quan chức Mỹ hiểu vấn
đề này tương đối rõ. Vào lúc đó, không có một chút nghi ngờ nào ở Washington rằng Liên Xô có
thể biết được các kế hoạch của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Điều trái
ngược là tất cả những lời tuyên bố và những tài liệu đã khẳng định lời tiết lộ của các nhà hoạch
định chính sách rằng, "Kosygin có thể bị Hà Nội bẫy".
Tuy nhiên, Tổng thống Johnson đã nhận thức được tác động có thể xảy ra đối với Matxcơva từ
những hành động trả đũa của Mỹ. Trong các cuộc thảo luận ở Nhà Trắng ngay sau khi các tin
tức về cuộc tấn công ở Pleiku được truyền đến Nhà Trắng, không phải tất cả các cố vấn của
Tổng thống đều ủng hộ cuộc tấn công trả đũa trên lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chủ yếu
là bởi những tổn thương mà chúng có thể gây ra cho các mối quan hệ Xô-Mỹ. Trong số những
người không ủng hộ cuộc tấn công này gồm có: Trợ lý Ngoại trưởg George Ball, Mike Mansfield
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
và Liwellyn Thompson. Nhằm sửa chữa thiệt hại này ở mức tối thiểu, Johnson đã thông qua các
biện pháp cho Liên Xô được biết về những dự định của Mỹ ở Việt Nam. Vào ngày hôm trước khi
có cuộc họp của Hội đồng an ninh quốc gia 8 tháng 2, Thompson đã gặp Đại sứ Liên Xô Anatoli
Dobrybnin cố gắng thuyết phục ông ta rằng Mỹ đã buộc phải đáp lại cuộc tấn công của Việt
Cộng. Chính Johnson đã quyết định có một cuộc thảo luận với Đại sứ Liên Xô-như ông đã giải
thích cho các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ: "Bởi vì tầm quan trọng của việc truyền đạt quan điểm
của chúng ta tới người Nga".
Nhưng các nỗ lực của chính quyền Johnson không thể ngăn chặn được phản ứng tiêu cực của
Matxcơva. Ngày 9 tháng 2, Chính phủ Liên Xô đưa ra một tuyên bố liệt kê và giải thích về các sự
kiện ở Việt Nam với một lời cảnh báo rằng, Liên Xô "cùng với các đồng minh và những bè bạn
của mình" có thể thực hiện "những bước tiến xa hơn để bảo vệ an ninh" và tăng cường sự phòng
thủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". Đáng chú ý là trong đó có một số đoạn đề cập đến các
quan chức Xô-Mỹ. Các nhà lãnh đạo Xô Viết nhấn mạnh rằng sự phát triển trong quan hệ giữa
hai nước là một tiến trình chung, không phù hợp với những "hành động chính trị hiếu chiến, mà
điều đó có thể làm xấu đi những bước tiến tới sự bình thường hóa trong các mối quan hệ Xô-
Mỹ".
Ngày tiếp theo, Kosygin và Phạm Văn Đồng đã đưa ra một tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan
trọng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như là "một tiền đồ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông
Nam Á", nhấn mạnh đến vai trò của nó trong cuộc đấu tranh chống "Chủ nghĩa đế quốc Mỹ" và
những đóng góp trong sự nghiệp bảo vệ hòa bình ở châu Á và trên toàn thế giới. Bản tuyên bố
cũng tái khẳng định rằng Liên Xô sẽ "không giữ thái độ làm ngơ đối với việc bảo đảm an ninh của
một nước xã hội chủ nghĩa anh em" và "cung cấp cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những khoản
viện trợ và sự giúp đỡ cần thiết". Bản tuyên bố cũng cho thấy rằng hai nước cũng đã đạt tới sự
hiểu biết về những bước cần phải làm để tăng cường các khả năng phòng thủ của Bắc Việt
Nam.
Chiến dịch tuyên truyền của Liên Xô rõ ràng xuất phát từ thái độ căm phẫn đối với những hành
động xâm lược của Mỹ đối với Bắc Việt Nam trong khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô
đang ở thăm Hà Nội. Matxcơva đã không giấu giếm quan điểm: "Sự chọn lựa thời điểm cho các
cuộc ném bom của Mỹ lên lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một sự xúc phạm tới
Kosygin một hậu quả rất rõ ràng mà nhiều cố vấn của Johnson đã lo sợ". Ngày 10 tháng 2 một
quan chức của Liên Xô tại Liên Hợp Quốc đã khẳng định rằng Liên Xô coi việc ném bom của Mỹ
trong chuyến thăm của Kosygin tới Hà Nội là "một hành động thiếu thiện chí". Bản thân Kosygin
cũng không thể tha thứ cho "hành động làm bẽ mặt này", và thậm chí một năm sau ông lại đưa
chuyện này ra trong một cuộc hội đàm với Phó tổng thống Hubert Humphrey ở New Delhi.
Nhưng cũng có một số lý do chính đáng tạo nên sự bực tức của các nhà lãnh đạo Xô Viết. Sự
kiện ở Pleiku và việc trả đũa của Mỹ đã xóa đi những gì còn lại trong hy vọng của Matxcơva
nhằm tránh được việc quốc tế hóa cuộc xung đột ở Việt Nam. Như vậy, Liên Xô bị buộc phải gác
qua một bên chính sách ủng hộ về tinh thần, không tham dự và phải nhảy vào một cuộc chiến
với những hậu quả không thể lượng trước được.
tôi chẳng tin tài liệu này do nhà xuất bản CAND xuất bản, chắc do 1nhà xuất bản hải ngoại nào
đó dịch hoặc tài liệu tham khảo nội bội vì gọi địch danh LD như thế chỉ có đình bản. tuy nhiên rất
giá trị cám ơn bác pt linh
Đọc cuốn này thấy VN giống một thằng em tham lam, bất trị, hiếu chiến, láu cá... còn LX là ông
anh cả khốn khổ, cam chịu, yêu hoà bình, tốt bụng, rộng lượng...
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
Công "nhịn" là không có hai ông anh thì chắc VN ta có khi phải mất đến... 100 năm mới thống
nhất, nhưng mà hai ông anh cũng có lợi đấy chứ:
- Chi một đồng để "tên TB đầu xỏ" phải bỏ ra 10 đồng.
- Tha hồ thử nghiệm vũ khí, trang bị.
- "Tay sạch" đứng ngoài hô hào chửi bới "sự dã man, thú tính của chủ nghĩa đế quốc".
Túm lại VN là một ông em "đáng để đầu tư", nếu không thì hai ông anh yêu quí đã... ca bài let it
be (ke me no) rồi
Sách về VNwar dịch+bán nhan nhản trong nước, toàn gọi đích danh lãnh đạo cả, mà sách báo
trong nước bây giờ cũng thế (tức là không phải lúc nào cũng phải có các tiền tố như "đồng chí"
hoặc chức vụ...)
Mà gọi đích danh LD thì đã sao?
Thế thằng trẻ con trong nước học sử gọi đích danh Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Cung,
Nguyễn Ái Quốc... thì bỏ tù nó à?
Bác này chắc chả mấy khi mua sách hoặc là ở hải ngoại hay sao ấy
Về đại từ nhân xưng với các lãnh đạo VN, sách dịch của ta cũng vẫn giữ nguyên như bản thảo
gốc, không có thêm bớt gì đâu! Hoặc các từ kiểu như Việt Cộng - Bắc Việt, gọi chính quyền
VNDCCH là Hà Nội thì cũng như vậy...
ptlinh post tiếp tài liệu này đi
Sự khó xử trong chính sách đối ngoại của Liên Xô càng trầm trọng hơn do mối quan hệ ngày
càng xấu đi với Trung Quốc. Những lần dừng chân của Kosygin ở Trung Quốc cho thấy những
mục tiêu không thể thương lượng được giữa hai cường quốc cộng sản. Trên đường quay trở về
Matxcơva, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã gặp Mao Trạch Đông ngày 11 tháng 2,
nhưng cuộc gặp đó đã không đem lại một kết quả khả thi nào. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã
phản đối những đề nghị hòa giải của Liên Xô cũng như lời đề nghị phối hợp giúp đỡ cho Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong bối cảnh này các nhà lãnh đạ Liên Xô đã thông qua một chính sách được bắt nguồn từ
cuối năm 1964. Đầu tiên là Matxcơva sẽ không mạo hiểm đọ sức với Mỹ. Mặc dù Liên Xô lên án
những hành động gần đây nhất của "Chủ nghĩa đế quốc Mỹ", những lời tuyên bố của họ đã được
phân biệt bằng một giọng điệu hơi kiềm chế. Tương tự như vậy, các nhà lãnh đạo Xô Viết đã hạn
chế những lời cảnh báo xa hơn về tác động của những hành động của Mỹ đối với quan hệ hai
nước, như vậy sẽ tránh được những khái niệm về sự đổ vỡ có thể xảy ra trong tương lai.
Matxcơva cũng tính toán tương đối kỹ về những lời hứa giúp đỡ Bắc Việt Nam.
Trong bài phát biểu trên vô tuyến truyền hình ngày 26 tháng, như các nhà phân tích Bộ Ngoại
giao nhận xét. Kosygin đã nói đủ để "bảo vệ Liên Xô chống lại luận điệu của Trung Quốc rằng
Liên Xô đã phản bội Hà Nội, nhưng lại tránh xa khỏi việc cam kết rằng Liên Xô sẽ toàn quyền
trong việc ủng hộ Bắc Việt Nam".
Rõ ràng là điều này không có ý rằng Liên Xô có ý định lẩn tránh sự giúp đỡ thiết thực cho những
người bạn Việt Nam của họ. Sự thực là số lượng viện trợ của Liên Xô cho Bắc Việt Nam là dáng
kể và đang tăng lên hàng năm. Thế nhưng sự hạn chế được thấy rõ trong các tuyên bố của Liên
Xô ở giai đoạn đầu của cuộc chiến Việt Nam là những miễn cưỡng của Matxcơva trong việc làm
cho viện trợ của họ đối với Việt Nam thành vật chướng ngại trong các mối quan hệ với phương
Tây.
Ngoài những dấu hiệu không có thực như vậy, Matxcơva rất muốn tạo cho Mỹ một bằng chứng
rõ ràng rằng Liên Xô muốn duy trì những kênh liên hệ của họ với phương Tây một cách cởi mở.
Ngày 12 tháng 2, CIA đã gửi cho Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng có một quan chức ngoại giao bậc
trung của Liên Xô đã khuyên một đồng nghiệp Mỹ về sự hữu ích của những liên hệ không chính
thức giữa hai cường quốc nhằm giải quyết cuộc xung đột một cách hòa bình.
Cho đến cuối tháng 3, CIA đã tổng kết những cuộc tiếp cận riêng của các quan chức Xô Viết
trong những ngày đầu tiên của sự leo thang trong cuộc chiến. Theo CIA, những cuộc tiếp cận
này "nhấn mạnh mong muốn của Matxcơva tránh sự tham gia vào cuộc chiến Việt Nam và tiếp
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
tục hợp tác Mỹ để tiến tới một giải pháp chính trị".
CIA nhận xét: "Một đề tài thích hợp trong các cuộc hội đàm "là một điểm được nhấn mạnh trong
lợi ích chung giữa Mỹ và Liên Xô, nhằm đạt tới một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng.
Bất kỳ ai đã quen với các phương pháp làm việc của bộ máy nhà nước Xô Viết đều có thể hiểu
rằng những bước tiến như vậy sẽ không thể thực hiện được nếu như không có sự hướng dẫn từ
trên. Về vấn đề này, những cảm giác được nêu ra ở trên đã thể hiện vị trí của các nhà lãnh đạo
Xô Viết và mong muốn của Liên Xô tránh sự không cần thiết trong các mối quan hệ với
Washington.
Các quan chức cao cấp nhất của Matxcơva đã cho các nhà ngoại giao Mỹ thấy rõ vị trí công khai
của họ (Liên Xô) nên được nhận thức như thế nào?
Đại sứ Mỹ ở Matxcơva, Toy Kohler đã báo cáo với Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 4 tháng 3 rằng, mặc
dù Liên Xô có thái độ cứng rắng, nhưng tình hình ở thủ đô Matxcơva dường như "dễ thay đổi",
nghĩa là tất cả các kênh liên lạc với Liên Xô nên được giữ "trong tình trạng hoạt động tốt ở tương
lai gần".
Vị Đại sứ Mỹ đã bị thuyết phục bởi sự "thừa nhận gần như thẳng thừng" của Gromyko khi ông ta
trả lời câu hỏi của Kohler rằng những tuyên bố khác của Liên Xô cho vị Đại sứ Mỹ này chỉ là "một
đoạn tuyên truyền" và không thể coi là một câu trả lời của chính phủ Liên Xô đối với những tuyên
bố của Ngoại trưởng Rush với Đại sứ Dobrynin.
Ở Washington, những đề nghị này của Liên Xô đã đạt được sự thỏa mãn ở hai khía cạnh. Đầu
tiên là những mối liên hệ giữa các quan chức Liên Xô và Mỹ đã giúp làm cho mỗi bên biết được
những quan điểm và các dự định của nhau và những mối liên hệ này được coi như một bảo đảm
chống lại sự hiểu lầm có thể gây nguy hại cho quan hệ hai nước. Hai là, Liên Xô có thể cung cấp
cho Hà Nội một kênh liên lạc hoặc ít ra có một cách nào đó để thông báo với Hà Nội về các kế
hoạch của Mỹ ở Việt Nam mà không bị một hiểm họa rằng thông tin này có thể bị cố ý làm sai
lệch-ví dụ như bởi Bắc Kinh.
Những cân nhắc này đã giúp hình thành nên những kiến nghị về tầm quan trọng trong việc liên
lạc với Xô Viết do các đại sứ Mỹ ở Đông Nam Á thực hiện. Ngày 26 tháng 2, Maxwell Taylor ở
Sài Gòn cũng như U.Alexis Johnson, phó của ông ta, William Sulliwan, Đại sứ Mỹ ở Lào, và
Graham Martin, Đại sứ Mỹ ở Thái Lan đã gửi về Washington quan điểm của họ về vai trò khả thi
của Liên Xô trong cuộc chiến Việt Nam.
Taylor lo lắng đối với chất lượng tin tức về các mục tiêu của Mỹ mà Hà Nội đang nhận được.
Ông nghi ngờ rằng những tin tức đó có thể bị Trung Quốc cố ý làm sai lệch. "Để tránh mối nguy
hiểm này", Taylor cho là: "Chúng ta đề nghị một khả năng liên lạc với Liên Xô một cách chính xác
về giới hạn tự nhiên của các yêu cầu nào rằng họ sẽ chuyển các mục tiêu đó cho Hà Nội, nhưng
chúng ta hy vọng là họ sẽ làm như vậy trong sự bảo đảm về những lợi ích riêng của họ".
Sau đó ông nói trực tiếp vào một đường dây chung của bốn đại sứ đang thảo luận rất lâu về các
vấn đề của Cuộc chiến ở Việt Nam. Họ nhấn mạnh đến ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc
đang kiểm soát Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo cuộc trao đổi này thì chỉ có một cách lựa
chọn có thể chấp nhận được đối với Trung Quốc là Liên Xô. "Tuy nhiên, việc Liên Xô nhận được
sự biểu lộ chính xác rằng chúng ta không phản đối vai trò đangt iếp tục của Liên Xô ở Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa là rất quan trọng, Liên Xô muốn thay thế ảnh hưởng đang thống trị ở Việt
Nam của Cộng sản Trung Quốc. Đồng thời các đại sứ đã miễn cưỡng buộc Liên Xô ủng hộ Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa. Mặc dù các nhà ngoại giao Mỹ cho là thời điểm cho các cuộc thương
lượng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa tới, nhưng họ công nhận rằng khả năng khi Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa "có thể cùng với Liên Xô" chấp nhận sự chia cắt Việt Nam và đồng ý với
thân phận của nó "như một quốc gia Cộng sản nhỏ, độc lập nằm ở bờ Bắc của Vĩ tuyến 17. Vì
vậy, tài liệu này cũng chỉ ra rằng trong tháng 2 năm 1965, Washington đã sẵn sàng thảo luận với
Bắc Việt chỉ trên những vấn đề của riêng nó và làm như vậy Bắc Việt Nam sẽ không loại bỏ sự
giúp đỡ của Liên Xô.
Đối với các nhà lãnh đạo Xô Viết, sự bắt đầu của hoạt động quân sự của Mỹ chống lại Bắc Việt
Nam đã rút ngắn khoảng cách chiến thuật của họ. Sự đoàn kết "vô sản" cùng với cuộc đấu tranh
giành độc lập và chống chủ nghĩa đế quốc đã đặt ra luật lệ của Liên Xô. Mặc dù, muốn giải quyết
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
cuộc xung đột một cách hòa bình, Liên Xô cũng phải cân nhắc đến những mong muốn của đồng
minh Bắc Việt Nam của họ. Nếu như (như Rush công nhận) Hà Nội và Bắc Kinh đang viết kịch
bản cho các hoạt động của Mỹ ở Đông Nam Á thì Liên Xô cũng phải có phần tham gia đóng góp,
tối thiểu cũng là đóng góp một cách chính thức. Kosygin nhấn mạnh đến những từ ngữ dễ hiểu
này trong một cuộc tiếp chuyện với một quan chức phương Tây vào cuối tháng 2, đây là thời
điểm mà các nhà lãnh đạ Bắc Việt Nam rõ ràng có dự định tiến hành chiến tranh để thống nhất
đất nước.
Nhưng các nhà lãnh đạo Mỹ vẫn có thể hài lòng với tình hình tiếp theo sự leo thang của Mỹ vào
Cuộc chiến ở Việt Nam. Tất cả những nỗi lo sợ của họ hóa ra là bị cường điệu hóa. Những cuộc
ném bom trả đũa Bắc Việt Nam, cũng như một chương trình tiếp tục ném bom Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa (tên mật là: Sấm rền) và việc triển khai các lực lượng quân chiến đấu của Mỹ diễn ra
sau đó ở miền Nam Việt Nam đã không dẫn tới một cuộc khủng hoảng quốc tế lớn nào hoặc một
cuộc chiến với Trung Quốc và Liên Xô nữa, Matxcơva dường như rất háo hức để giúp đỡ giải
quyết tình hình này.
Mc George Bundy, đánh giá kết quả trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến ghi trong báo cáo
đệ trình lên Tổng thống rằng những hành động của Mỹ đã không làm cho Liên Xô và Trung Quốc
đoàn kết với nhau. Mặc dù, Hà Nội vẫn chưa thuyết phục là "sẽ để những người láng giềng của
họ đơn độc", nhưng Mỹ đã có thể thực hiện bước đi ban đầu. Điều quan trọng nhất, theo Bundy,
Washington có thể tiến tới một tình thế (với ít sự xung khắc so với chúng ta dự đoán) mà trong
đó dư luận quốc tế có thể xem hành động chống lại Bắc Việt Nam của chúng ta như là một lời
đáp lại tự nhiên, chống lại các hoạt động của Việt Cộng ở miền Nam". Bundy viết: "Điều này
phản ánh một tâm trạng đang thịnh hành ở Washington "là một sự thay đổi mới và quan trọng.
Điều này có lợi nhất cho chúng ta đối với hoạt động tấn công của du kích trong một cuộc chiến
lâu dài, bất kể kết quả cuối cùng là gì". Thật không may là Bundy đã không biết: kết quả cuối
cùng ở Việt Nam là gì?".
Ở Matxcơva, mức độ rối loạn và khó chịu trong những ngày leo thang đầu tiên của cuộc chiến đã
mở ra một tính toán nghiêm chỉnh. Mặc dù họ đã trông đợi một sự trả thù bùng nổ, nhưng các
nhà lãnh đạo Xô Viết vẫn chưa xác định rõ đường hướng trong chính sách của mình. Bởi vì,
trong những tháng tiếp theo Liên Xô sẽ phải nhanh chóng vạch ra chính sách của họ đối với Việt
Nam trong khi đó lại phải cân nhắc sự tham gia của họ vào Cuộc chiến ở Việt Nam.
Chương III: Cuộc chiến tranh đang diễn ra
Với quyết định của Tổng thống Johnson bắt đầu những cuộc trả đũa kéo dài chống Bắc Việt
Nam, Cuộc chiến ở Đông Dương đã đi vào một giai đoạn mới. Bây giờ thì những hành quân
quyết định của cả hai phía tự đặt ra sự hợp lý của riêng họ cho những người tham gia. Kể từ
tháng 3 năm 1965 trở đi kịch bản của cuộc chiến viết theo một cách thực sự trên chiến trường.
Những sự kiện xảy ra từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1965 đã chứng minh rằng, cả Washington và
Hà Nội mâu thuẫn với những tuyên bố của họ vì việc ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình, đã
cho rằng tấn công quân sự là những biện pháp duy nhất để đi đến đích của họ.
Hội nghị 11 của Đảng Lao động Việt Nam, tổ chức vào tháng 3 đã được khẳng định sự nghiệp
của những người Cộng sản Việt Nam là giàh thắng lợi về mặt quân sự đối với chủ nghĩa đế quốc
Mỹ. Trong khi đó, những quyết định của chính quyền Johnson và việc triển khai các lực lượng
quân chiến đấu của Mỹ tại miền Nam Việt Nam, và mở rộng các cuộc ném bom chống Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa đã cho thấy quyết tâm của chính quyền Mỹ tại nhằm đè bẹp các cuộc nổi loạn
ở miền Nam và những kẻ giúp đỡ ở miền Bắc. Những diễn biến mới ở Đông Nam Á đã có tác
động ở thủ đô của các nước bè bạn và đồng minh của các bên tham chiến. Liên Xô là một trong
những số nước coi những sự kiện ở Đông Dương với nỗi lo sợ và không chắc chắn:
Vì những nỗ lực để đạt được một giải pháp ngoại giao cho cuộc chiến bị thất bại, Matxcơva rõ
ràng đã thiên về (tối thiểu vào lúc đó) việc tập trung củng cố nền quốc phòng của Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa để thay thế và hứng chịu những lời buộc tội "phản bội" lại lợi ích của chủ nghĩa xã
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
hội. Vào tháng 3 Bắc Kinh đã làm căng thẳng chiến dịch chống Liên Xô khi phản ứng Hội nghị
các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế được tổ chức vào đầu tháng ở Matxcơva và đối với
những dấu hiệu đầu tiên của sư hòa hợp giữa Liên Xô và Bắc Việt Nam sau chuyến thăm của
Kosygin tới Đông Nam Á. Sự không vừa lòng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã được thể
hiện trong một vụ rắc rối xảy ra gần Đại sứ quán Mỹ ở Matxcơva ngày 4 tháng 3. Hôm sau báo
Pravda đã thông tin với độc giả rằng có một cuộc biểu tình của sinh viên nước ngoài đang học tai
các trường đại học ở Matxcơva tổ chức ngay trước Đại sứ quán Mỹ, được cho là chống cuộc
chiến lược của Mỹ ở Việt Nam. Bài báo này rất ngắn gọn và có thể không được để ý tới nếu như
một tuần sau đó báo Pravda không ấn hành một bài viết của Bộ Ngoại giao Liên Xô gửi Đại sứ
Trung Quốc, trong đó các quan chức Liên Xô lên án "chiến dịch tuyên truyền om sòm" được tiến
hành ở Trung Quốc và có liên quan đến cuộc biểu tình ngày 4 tháng 3. Bài viết này đưa ra lời
giải thích của Liên Xô về các sự kiện diễn ra ngày hôm đó và gọi hành vi của các sinh viên Trung
Quốc trong cuộc biểu tình là "một ý đồ được chuẩn bị trước nhằm gây ra các hoạt động bạo lực
nhằm chống lại cả các đại sứ quán nước ngoài lẫn các đại diện của chính quyền "Xô Viết". Báo
Pravda cho rằng hơn ba mươi dân quân và bộ đội Liên Xô đã bị đánh, bốn người bị thương nặng
do sinh viên Trung Quốc gây ra. Khi Chính phủ Trung Quốc tuyên dương những sinh viên tham
gia vào cuộc biểu tình này và trong một cuộc biểu tình tiếp theo tại các lễ kỷ niệm khi những sinh
viên đó đã quay trở về Trung Quốc, điều đó dường như nhằm thể hiện cho các nhà lãnh đạo Xô
Viết thấy rõ rằng các quan chức Trung Quốc đứng sau vụ "khiêu khích này".
Những sự kiện trên cho thấy sự rạn nứt giữa hai cường quốc cộng sản không những không
được hàn gắn sau hoạt động leo thang của Mỹ ở Việt Nam mà đã tăng lên mặc dù Liên Xô có
những nỗ lực tạo ra một "mặt trận thống nhất" của các nước xã hội chủ nghĩa. Bây giờ các nhà
lãnh đạo Liên Xô bắt đầu thực hiện những bước đi mạnh mẽ để phát triển các mối quan hệ Liên
Xô-Bắc Việt Nam. Đầu tiên Matxcơva cam kết củng cố sự hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh
vực kinh tế và quân sự. Những chuyến hàng quan trọng đầu tiên của viện trợ Liên Xô tới Hà Nội
được thực hiện vào tháng 3, như kết quả của chuyến thăm hồi tháng 2 của đoàn đại biểu Liên Xô
tới Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Matxcơva đầu tiên sử dụng vận tải đường biển và hạn chế viện
trợ của mình ở dạng cung cấp lương thực và thiết bị, nhưng sau một Nghị định thư giữa Liên Xô
và Trung Quốc về việc quá cảnh viện trợ của Liên Xô qua lãnh thổ Trung Quốc được ký kết ngày
30 tháng 3 (đây là một nhượng bộ nhỏ của Bắc Kinh trước những đề nghị của "Mặt trận đoàn
kết"), số lượng vũ khí, đạn dược ngày càng tăng lên đã được chuyển từ Liên Xô cho Quân đội
nhân dân Việt Nam.
Trong khi đó Matxcơva duy trì một quan điểm công khai cứng rắn về tình hình ở Đông Nam Á.
Sự tuyên truyền của Liên Xô tăng mạnh vào dịp tháng 3 khi đó Matxcơva không bở lỡ một cơ hội
nào để tuyên bố sự trung thành của họ với "sự nghiệp chính nghĩa" của nhân dân Việt Nam và
đã đưa ra nhiều tuyên bố lên án sự xâm lược của Mỹ. Hơn nữa, Matxcơva đã bổ sung thêm một
phương thức mới trong những tuyên bố ủng hộ Hà Nội. Ngày 24 tháng 3, Brezhnev phát biểu
trên Quảng Trường Đỏ khen ngợi những nhà du hành vũ trụ trên tàu Voskhod II vừa trở về mặt
đất, bất ngờ ông ta chuyển sang vấn đề Cuộc chiến ở Việt Nam, Brezhnev như thường lệ lên án
"đế quốc Mỹ" vì những cuộc tấn công của nó vào nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của một
nước xã hội chủ nghĩa. Sau đó ông ta lưu ý rằng có nhiều công dân Liên Xô đã xung phong lên
đường tới Việt Nam để chiến đấu cho tự do. Nhà lãnh đạo Xô Viết đã đảm bảo với các khán giả
rằng ông hiểu "tình cảm của tinh thần đoàn kết anh em, Chủ nghĩa quốc tế vô sản" đang tìm thấy
sự biểu lộ trong những lời thỉnh cầu này của nhân dân Xô Viết. Ông ta nhấn mạnh, đất nước ông
sẽ hoàn thành nghĩa vụ quốc tế của mình đối với Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tuyên bố của Brezhnev đã báo động tới các quan chức ở Washington, những người mà đối với
họ không có nỗi sợ nào bằng sự tham gia trực tiếp của Liên Xô vào cuộc chiến Việt Nam. Đại sứ
Mỹ ở Matxcơva, Kohler đã đánh giá bài phát biểu này như là "một khẩu súng đã lên đạn trong
một chiến dịch chính trị và tuyên truyền được tạo ra để hạn chế vị trí của Mỹ ở Việt Nam, trước
thế giới, để báo động cho dư luận thế giới về một sự leo thang trả thù khổng lồ... và như vậy sẽ
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
thuyết phục được thế giới rằng chỉ có một lựa chọn duy nhất cho sự suy thoái nghiêm trọng của
tình hình, đó là, một hội nghị với những quan điểm của Liên Xô". Nhưng Kohler coi sự đề cập
đến những người tình nguyện trong bài phát biểu của Brezhnev như là một vỏ bọc để cho phép
Matxcơva triển khai quân đội Xô Viết, nhằm cung cấp người sử dụng các loại vũ khí phức tạp
của Liên Xô gửi tới Hà Nội.
Nhưng điều này khó có thể coi là mục tiêu duy nhất của Brezhnev. Trong khi động cơ cơ bản của
ông ta là thể hiện sự sẵn sàng của Liên Xô nhằm giúp đỡ một đất nước xã hội chủ nghĩa anh em
bằng tất cả các biện pháp có thể, sự công nhận vì những người tình nghuyện Liên Xô cũng
nhằm vào các lời buộc tội của Trung Quốc rằng "những kẻ xét lại" ở Matxcơva chỉ cung cấp sự
giúp đỡ nửa vời cho các đồng minh của họ nhằm không làm mất đi các mối quan hệ của họ với
"bọn đế quốc" và một mục tiêu rõ ràng khác đó là củng cố vị trí của Liên Xô tại Hà Nội, điều này
đòi hỏi một tổng thể những nỗ lực của Liên Xô, không phải chỉ là "những tình nguyện".
Gửi quân tình nguyện tới Việt Nam chắc chắn đã không được Matxcơva xem là một khả năng
thực tế vào thời điểm tháng 3 năm 1965 (và như chúng ta sẽ thấy, sau này cũng vậy). Lời phát
biểu của Brezhnev là phản ứng trước lời kêu gọi giúp đỡ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền
Nam Việt Nam vào ngày 22 tháng 3-kể cả việc gửi lính tình nguyện-đến từ các nước xã hội chủ
nghĩa trong cuộc đấu tranh của họ chống lại "Chủ nghĩa đế quốc Mỹ". Ý nghĩa thực sự của lời
kêy gọi này đã tiết lộ bốn ngày sau đó trong một cuộc đối thoại giữa Đại sứ Liên Xô tại Hà Nội và
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hoàng Văn Lợi. Ông Lợi khẳng định
chiến dịch kêu gọi gửi quân tình nguyện đóng một "vai trò chính trị, biểu tình đoàn kết và hữu
nghị cách mạng của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa". Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền
Nam Việt Nam rất biết ơn sự giúp đỡ của Liên Xô nhưng chưa cần tới quân tình nguyện. Họ sẽ
được yêu cầu gửi tới khi cần thiết.
Tuy nhiên, đối với Hà Nội một "sự cần thiết" như vậy trở nên phức tạp bởi yếu tố Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam hiểu rằng họ sẽ bị bắt buộc phải yêu cầu quân tình nguyện của
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng như của Liên Xô và của các nước xã hội chủ nghĩa
khác. Mặc dù có những mối quan hệ gần gũi giữa hai nước Châu Á, Hà Nội vẫn mang một mối
nghi ngờ ngấm ngầm đã được hình thành từ trước về "người láng giềng khổng lồ phương Bắc".
Bắc Việt Nam cố che giấu "sự thiếu niềm tin" bằng cách viện dẫn sự đối kháng giữa Matxcơva cà
Bắc Kinh như là một trở ngại chính trong vấn đề quân tình nguyện và những vấn đề tiếp tế hậu
cần khác. Một chuyên gia Bắc Việt Nam cũng đã đề cập tới vấn đề đặt quân tình nguyện dưới sự
chỉ huy của người Việt Nam. Mặc dù quan trọng, vấn đề này đã có thể được giải quyết dễ hơn
nhiều so với mối lo ngại của Hà Nội sợ mình bị đặt dưới quyền chỉ huy của Bắc Kinh.
Quân tình nguyện Liên Xô và những khía cạnh khác của mối quan hệ của Liên Xô-Bắc Việt Nam
được thảo luận trong chuyến viếng thăm Matxcơva do Lê Duẩn dẫn đầu. Chuyến đi này có vẻ
như là chuyến viếng thăm cuối cùng trong một loạt các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nước
nhằm xác định phương hướng và hình thức hợp tác trong những điều kiện thời chiến.
Thông tin về sự có mặt của phái đoàn Bắc Việt Nam đã được giới báo chí Liên Xô giữ kín cho
mãi đến sau khi phái đoàn rời Matxcơva về nước, điều này đã minh chứng cho tính chất bí mật
của chuyến viếng thăm. Thay vào đó báo chí Liên Xô được bao phủ kín bởi những bài tường
thuật về chuyến viếng thăm của một phái đoàn cấp cao Mông Cổ. Chỉ mãi tới ngày 18 tháng 4, tờ
Pravda mới công bố thông cáo chung Liên Xô-Bắc Việt Nam với những thông tin về chuyến
viếng thăm.
Thông cáo chung thông báo với nhân dân Liên Xô rằng Lê Duẩn cùng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Võ Nguyên Giáp và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh,
đã gặp gỡ nhà lãnh đạo Liên Xô ở cấp cao nhất từ ngày 10 tới ngày 17 tháng 4. Chương trình
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
nghị sự của cuộc đàm phán này đã không được tiết lộ, tuy nhiên từ thông cáo chung có thể suy
luận rằng vấn đề chính được đề cập là sự hợp tác Liên Xô-Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong
cuộc đấu tranh của Bắc Việt Nam chống lại "những kẻ xâm lược Mỹ".
Trong thông cáo chung có hai đoạn văn quan trọng giúp hiểu được cuộc đàm phán này. Đoạn
thứ nhất, là một lời cảnh cáo rõ rằng, trong trường hợp Mỹ tiếp tục có thái độ thù địch với Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Liên Xô "theo tinh thần Quốc tế vô sản", sẽ cho phép những
công dân Liên Xô nào bày tỏ mong muốn "được chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa của nhân
dân Việt Nam, được bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội" ở Nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, được lên đường tới Việt Nam, miễn là Chính phủ Bắc Việt Nam yêu cầu gửi quân tình
nguyện. Thứ hai là, hai đảng "hài lòng" ghi nhận rằng đã đạt được "sự hiểu biết ban đầu" về việc
"tăng cường tiềm lực quân sự của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo như mức độ và trình tự dự
kiến".
Thái độ hài lòng của nhà lãnh đạo Liên Xô đối với những kết quả của các cuộc đàm phán đã
được Thủ tướng Kosygin khẳng định vài ngày sau đó trong cuộc tiếp đón trọng thể phái đoàn
Mông Cổ. Kosygin đã nói với cử tọa về chuyến viếng thăm Matxcơva của phái đoàn và nhấn
mạnh rằng những cuộc đàm phán giữa các nhà lãnh đạo Liên Xô và Việt Nam đã thành công tốt
đẹp. "Những cuộc đàm phán này đã đem lại kết quả khả quan và giúp vạch ra cách thức hợp tác
trên những vấn đề về hình thức và phương tiện đấu tranh chống lại chính sách thù địch của chủ
nghĩa đế quốc Mỹ, về sự tăng cường hơn nữa khả năng quân sự của Nước Việt Nam Xã hội
Chủ nghĩa cũng như về việc giải quyết những vấn đề của bán đảo Đông Dương trên cơ sở Hiệp
định Geneva".
Chuyến viếng thăm tới Matxcơva của Bắc Việt Nam không lọt qua sự chú ý của Washington.
Chính quyền Johnson rất sốt sắng biết được kết quả của những cuộc đàm phán; vấn đề chủ yếu
là quan hệ hợp tác quân sự Liên Xô-Bắc Việt Nam. Theo một bản ghi nhớ đặc biệt của Hội đồng
thẩm định Quốc gia, Liên bang Xô Viết "gần như chắc chắn" sẽ cung cấp cho Hà Nội những vũ
khí phòng không. Những vũ khí này có thể bao gồm những khẩu đội tên lửa đất đối không dành
cho khu vực xung quanh Hà Nội, Hải Phòng và những trung tâm trọng yếu khác, máy bay chiến
đấu-mặc dù máy bay rất khó vận chuyển bằng đường sắt mà không có sự hợp tác của Trung
Quốc. Về quân lực, các nguồn tin tình báo của Mỹ cho rằng Liên Xô có lẽ sẽ đưa sang "một số
phi công và kỹ thuật viên" dưới vỏ bọc "quân tình nguyện". Tin tức tình báo Mỹ nghi ngờ khả
năng Liên Xô sẽ triển khai tới Việt Nam lực lượng quân sự bao gồm những đơn vị phòng không,
những đơn vị bộ binh, và nhiều loại nhân lực kỹ thuật khác, các chiến hạm tuần dương và thậm
chí cả tàu ngầm. Tin tức tình báo của CIA và các nguồn khác nghiêng về nhận định Liên Xô sẽ
chọn một giải pháp trung dung giữa can thiệp hoàn và đứng ngoài cuộc hoàn toàn, và "một giải
pháp trung dung nào đó" hẳn đã "xuất hiện từ giữa tháng tư tại Matxcơva". Tuy nhiên, bản ghi
nhớ cũng khuyến cáo, nếu khủng hoảng tiếp tục duy trì ở mức độ rủi ro và phức tạp hiện tại hoặc
cao hơn, thì "giải pháp trung dung có lẽ sẽ không tồn tại được".
Chuyến viếng thăm Matxcơva của Lê Duẩn và các đồng chí của ông có lẽ cũng giúp giải quyết
vấn đề vận chuyển viện trợ của Liên Xô qua lãnh thổ của Trung Quốc và chặng dừng chân của
phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Bắc Kinh trên đường trở về nước hẳn là có liên quan
tới việc thỏa thuận viện trợ. Trên thực tế, CIA đã thông báo cho các nhà lãnh đạo ở Washington
vào tháng năm rằng "viện trợ quân sự được trông đợi từ lâu của Liên Xô có thể sắp tới miền Bắc
Việt Nam". Vào cuối tháng đó, ngày 25 tháng 5, tin tức tình báo Mỹ báo cáo dấu hiệu xuất hiện
đầu tiên của những vũ khí hiện đại của Liên Xô tại Việt Nam: 15 máy bay MIG 15-17S, hẳn đã
được gửi tới Việt Nam bằng đường sắt qua Trung Quốc, thêm vào con số khoảng một trăm xe
thiết giáp có người lái được trang bị súng phòng không. Ngày hôm sau Bộ Ngoại giao đã thông
báo cho Đại sứ quán Mỹ tại Matxcơva về việc những máy bay ném bom loại nhẹ IL-28 đã được
chuyển đến Việt Nam mà trước đây quân đội Mỹ đã xem là một loại vũ khí tấn công trong cuộc
khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Mặc dù các quan chức Bộ Ngoại giao tin tưởng rằng
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
"mong muốn những chiếc máy bay này theo quan điểm của Matxcơva là để răn đe trong thời
điểm hiện tại" nhưng họ cũng lưu ý quyết tâm của nhà lãnh đạo Liên Xô ủng hộ những đồng
minh của họ ở Bắc Việt Nam bằng mọi giá, thậm chí có thể gây thiệt hại cho việc giảm tình trạng
căng thẳng.
Thực vậy, mùa xuân năm 1965 Matxcơva thể hiện thái độ không mong muốn (ngay cả chỉ là thảo
luận) triển vọng của giải pháp hòa bình ở Việt Nam. Hình như là các nhà lãnh đạo Liên Xô đã từ
bỏ cố gắng trước đó của họ nhằm tìm một giải pháp chính trị cho tình hình nghiêm trọng. Họ
thẳng thằng từ bỏ tất cả đề nghị nào không bao gồm việc Mỹ ngừng ném bom hoàn toàn trên
lãnh thổ Bắc Việt Nam.
Trong khi viếng thăm Luân Đôn từ 16 đến 20 tháng 3, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Gromyko, mặc
dù "có thái độ thiện chí và xây dựng một cách hợp lý" về những vấn đề quan hệ Xô-Anh, cũng đã
cứng rắn ở mức độ tương đi khi đề cập đến một giải pháp cho Việt Nam. Ông ta đã làm bế tắc
mọi đề nghị triệu tập lại Hội nghị Geneva hoặc bất cứ loại hội thảo nào có sự tham gia của Liên
Xô. Phản ứng của ông ta là "sự lặp lại thẳng thừng" những tố cáo của Liên Xô đối với Mỹ và đòi
hỏi sự rút lui không điều kiện của quân đội, trang thiết bị và cố vấn Mỹ. Không còn nghi ngờ gì,
thái độ này đã cân nhắc đến quan điểm của Bắc Việt Nam. Hà Nội chỉ sẵn sàng thương lượng
theo những điều kiện riêng của mình và không vội vàng đi đến bàn đàm phán, muốn giành được
ưu thế quân sự sau đó mới đàm phán trên thế mạnh này. Thái độ của Mỹ cũng hoàn toàn giống
như vậy.
Các nhà lãnh đạo Liên Xô đã được thông báo trước về những quyết định của Phiên họp toàn thể
lần thứ 11 của Đảng Lao động Việt Nam, cũng như dự định của Mỹ mở rộng sự có mặt và vai trò
của lực lượng quân sự Mỹ tại Việt Nam. Báo chí Liên Xô thường cung cấp thông tin những chi
tiết của kế hoạch của Mỹ trong tháng 3 và tháng 4 năm 1965. Trong tình huống này Matxcơva rõ
ràng đã lựa chọn giải pháp tăng cường vị trí của mình ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đợi
những diễn biến mới, một chính sách có vẻ không thích hợp đối với Washington. Trong khi các
thành viên của chính quyền Johnson tin tưởng rằng Mỹ có thể tiến tới bàn đàm phán khi cần thiết
và "không cần phải vội vàng để đàm phán ngay bây giờ", họ cảm thấy áp lực từ nhiều giới ở
trong nước và ngoài nước "để tiến hành thăm dò khả năng đàm phán" và đã đánh giá Liên Xô là
một đồng minh đầy tiềm năng trong việc thăm dò này. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo Mỹ hy vọng
việc để ngỏ những kênh thông tin đối với Matxcơva và việc lôi kéo Liên Xô tham gia vào sáng
kiến hòa bình như là một bảo ngăn chặn sự dính líu quân sự của Liên Xô trong cuộc xung đột.
Cuối cùng, Washington xem Liên Xô như là một đối trọng đáng hoan nghênh đối với Bắc Kinh và
khu vực Đông Nam Á và do vậy sẵn sàng có những bước đi, tuy chỉ mang tính biểu trưng, để
đáp ứng mong muốn của Liên Xô cho một giải pháp hòa bình của Cuộc chiến tranh Việt Nam.
Chính vì lẽ đó mà thông báo gửi Mc George ngày 21 tháng 4, James Thomson và Chester
Cooper-nhân viên Hội đồng An ninh Quốc gia đã lập luận ủng hộ việc tổ chức một cuộc hội thảo
tại Campuchia, do Hoàng thân Sihanouk đề nghị và được Matxcơva ủng hộ. Những đề xuất này
đã được chính quyền xem xét cụ thể vào tháng 4 và đầu tháng 5 khi chính quyền cân nhắc
ngừng ném bom.
Tháng 5 năm 1965 nỗ lực tìm một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột đã được xúc tiến trong
khi không bên nào trong số Washington và Hà Nội nhất trí có một sự thỏa hiệp nghiêm túc đối
với những mục tiêu của mình. Do vậy mà ngay từ đầu nỗ lực này đã thất bại. Tuy nhiên, nó cũng
chứng tỏ được lợi ích với tư cách là thử nghiệm quan trọng đầu tiên về thái độ của những quốc
gia liên quan đến cuộc xung đột.
Dự án "Hoa tháng 5" tên mật hiệu của lệnh ngừng ném bom của Mỹ đã được nhiều học giả phân
tích kỹ lưỡng. Ở đây phân tích của chúng tôi chỉ dành cho việc tổng kết những sự kiện chính
diễn ra từ ngày 10 đến 18 tháng 5 có nhấn mạnh đến vai trò của Liên Xô.
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
Như đã đề cập trước đây, áp lực đối với chính quyền Johnson để tiến tới một giải pháp hòa bình
cho cuộc xung đột trên bán đảo Đông Dương đã gia tăng kể từ khi bắt đầu Cuộc chiến tranh leo
thang tháng 2-tháng 3 năm 1965. Công luận công chúng Mỹ và nước ngoài lên tiếng ngừng ném
bom và tiến hành đàm phán, nhiều nhà lãnh đạo của các nước cũng kêu gọi có những bước đi
quyết định vì mục tiêu hòa bình. Tại Mỹ cũng không có được sự nhất trí. Như Brian Van SeMark
đã lưu ý, những đòi hỏi ngừng ném bom xuất phát từ phía cánh hữu cũng như phía cánh tả, với
những lý do khác nhau. Trong khi cánh hữu phản đối việc tiếp tục ném bom nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho đàm phán hòa bình "phái quân sự và đặc biệt là các quan chức tình báo, nghi ngờ
khả năng của Rolling Thunder ép buộc được Bắc Việt Nam tiến hành đàm phán, bắt đầu việc
ngừng ném bom trong một thời gian ngắn để xem thái độ của Hà Nội đối với các cuộc đàm phán
và có thể tiếp tục ném bom với cường độ mạnh hơn sau đó".
Johnson đã phản ứng lại áp lực bằng quyết định ngừng ném bom, đồng thời ra lệnh tiếp xúc với
Bắc Việt Nam để đàm phán. Ông đã giải thích quyết định của mình trong bức điện ngày 10 tháng
5 gửi cho Đại sứ Maxwell Taylor ở Sài Gòn: "Ông cần phải hiểu rằng"-Tổng thống tuyên bố-"Mục
đích của tôi trong kế hoạch này là bắt đầu dọn đường cho việc khôi phục lại hòa bình hoặc là
tăng cường hoạt động quân sự, phụ thuộc vào những phản ứng của cộng sản. Chúng ta đã
chứng tỏ mạnh mẽ quyết tâm và cam kết của chúng ta trong hai tháng qua và giờ đây tôi muốn
có vài sách lược mềm dẻo".
Trong nỗ lực để tiếp xúc với Hà Nội, Washington đã trông cậy vào sự giúp đỡ của Liên Xô. Cần
phải tiếp cận Matxcơva để tìm hiểu quan điểm của Điện Kremlin về những cuộc tiếp xúc ngoại
giao giữa các bên tham chiến và vai trò của Lai Châu trong việc bố trí những cuộc tiếp xúc như
vậy. Với ý tưởng trên, Ngoại trưởng Rusk đã triệu tập Đại sứ Liên Xô Dobyrnin tới văn phòng
của ông ngày 11 tháng 5 và thông báo cho Đại sứ biết sáng kiến của Mỹ có cùng một nội dung
với thông điệp mà ông dự định gửi cho Kohler ở Matxcơva trong ngày hôm đó.
Bức điện gửi cho Đại sứ Mỹ Kohler chỉ đạo gửi một thông điệp cho Đại sức Bắc Việt Nam tại
Matxcơva, giải thích rằng Mỹ sẽ ngừng ném bom Bắc Việt Nam trong bảy ngày bắt đầu từ ngày
12 tháng 5. Vị Đại sứ có trách nhiệm phải nhấn mạnh niềm tin vững chắc của Mỹ rằng "nguyên
nhân của rắc rối" ở Đông Nam Á là do hành động quyết định của những lực lượng chống đối
Chính phủ miền Nam Việt Nam từ phía Bắc Việt Nam. Chính phủ Mỹ sẽ quan sát trong thời gian
ngừng ném bom liệu "lực lượng này có giảm bớt đáng kể những hành động quân sự hay không".
Chỉ trong trường trường này mới có cơ hội để chấm dứt lâu dài cuộc tấn công của Mỹ ở Bắc Việt
Nam.
Phản ứng của Dobyrnin về thông tin này, đã phản ánh thái độ của Liên Xô vào thời điểm đó.
Theo Rusk, Đại sứ Liên Xô "tỏ ra đã trút được gánh năng khi chúng ta không yêu cầu họ làm
trung gian". Rõ ràng các nhà lãnh đạo Liên Xô không muốn đứng ra làm trung gian hòa giải Hà
Nội-Washington và Dobyrnin đã biết rất rõ điều đó. Diễn biến các sự kiện đã khẳng định thái độ
này.
Khi những nỗ lực của Kohler để chuyển Thông điệp tới Đại sức Bắc Việt Nam thất bại, ông đã cố
gắng tiếp xúc với bất cứ quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Liên Xô để yêu cầu giúp đỡ, trao
đổi thông tin với Bắc Việt Nam. Quan chức duy nhất mà Kohler đã tiếp xúc được là Thứ trưởng
Ngoại giao Nikolai Firyubin, người đã từ chối và thẳng thừng vai trò trung gian của Chính phủ
ông và tiếp theo đó lên lớp Kohler về chính sách hiếu chiến của Mỹ ở Việt Nam. Firyubin, người
chịu trách nhiệm về quan hệ của Liên Xô với các nước Châu Á, đã thường xuyên tiếp xúc với
những báo cáo mà Đại sứ quan Liên Xô. Những quan điểm này tương tự như những quan điểm
thể hiện qua cuộc nói chuyện giữa một Ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam, Lê Đức Thọ và một nhà
báo Pháp. Lê Đức Thọ không che giáu sự hài lòng về viện trợ kinh tế và quân sự, cũng như sự
ủng hộ tinh thần của Liên Xô dành cho Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên ông cũng
nhận thấy rằng các nhà lãnh đạo Liên Xô không tỏ ra tin tưởng vào thắng lợi sau cùng của Bắc
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
Việt Nam trong cuộc chiến: "... và điều này đã thúc đẩy họ (các nhà lãnh đạo Liên Xô) tìm kiếm
một giải pháp cho vấn đề Việt Nam thông qua con đường đàm phán; về phía mình, chúng tôi
nghĩ rằng những điều kiện đàm phán chưa chín muồi".
Matxcơva đã không thể không cân nhắc mối nghi ngờ của Bắc Việt Nam với những dự tính của
Liên Xô về một giải pháp cho cuộc xung đột ở Việt Nam và Firyubin đặc biệt cển trọng để không
làm hỏng những nỗ lực của Matxcơva trong tháng 3 và tháng 4 nhằm xây dựng một nền tảng
vững chắc cho vị trí của Liên Xô ở Việt Nam. Theo đó, tấn công của ông trong cuộc đối thoại với
Kohler vào vai trò của Mỹ, những lời khuyến cáo của ông rằng sự hiếu chiến của Mỹ sẽ "không
thể không bị trừng phạt, không bị phản ứng lại", quan điểm của ông bảo vệ cuộc đấu tranh miền
Nam Việt Nam như là một kết quả tất yếu của sự phản đối rộng rãi chống lại sự đàn áp của "chế
độ bù nhìn Sài Gòn", hình như là một phần của nghi thức được sắp xếp để lẩn tránh lời cáo buộc
có thể xảy ra về "thái độ quá mềm mỏng" của phía Matxcơva.
Nhưng Firyubin, trong khi từ chối làm một "người đưa thư" giữa hai bên tham chiến "đã không có
bất cứ nỗ lực nào để trả lời" văn bản thông báo miệng mà Kohler đã chuyển cho ông lúc mở đầu
cuộc đối thoại. Đó có lẽ là một hành động chủ đích của Liên Xô vì cho rằng cuối cùng thì Hà Nội
cũng sẽ nhận lời đề nghị của Mỹ, ít ra là từ tay của những người đồng chí Liên Xô.
Đó là sự hiểu biết của Kohler về cách ứng xử của Firyubin, nhưng vị Đại sứ vẫn giữ một thái độ
lạc quan đáng ngạc nhiên sau cuộc nói chuyện. Trong một thông điệp gửi cho Bộ Ngoại giao ông
đã thú nhận rằng ông "có thể hiểu, nếu không phải là thông cảm với sự nhạy cảm của Liên
Xô...". Ông bày tỏ hy vọng rằng phản ứng của Firyubin sẽ không bị Washington xem là một bằng
chứng về sự cứng rắn có chủ đích trong thái độ của Liên Xô. "Cái đó có lẽ đơn giản là một phản
ánh về tình trạng rắc rối mà Liên Xô đang gặp phải trong lúc này". Kohler chắc chắn rằng thông
điệp của Mỹ đã nằm trong tay Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Washington cần phải tỉnh táo để
đón nhận phản ứng từ phía bên kia"?
Sự lạc quan của vị Đại sứ có một vài cơ sở chỉ một ngày trước lệnh ngừng ném bom, Liên Xô đã
cho phép có một cuộc tiếp xúc giữa "hai quan chức trong bóng tối ở một chừng mực nào đó" với
Peirre Salinger, cựu thư ký báo chí của Tổng thống Kennedy và Johnson, ông này khi đó đang
có mặt ở Matxcơva trong một chuyến đi cá nhân. Salinger được Mikhail Sagatelyan của Công ty
điện báo mời ăn tối. Trong bữa ăn tối Sagatelyan đưa ra phán đoán rất đầy đủ về những giải
pháp có thể tiến hành đối với xung đột ở Việt Nam. Hai hôm sau Salinger và Sagatelyan gặp lại
nhau trong bữa ăn tối, lần này với sự có mặt đầy đủ của một đại diện của Bộ Ngoại giao Liên Xô
chỉ nêu danh tính là Vasily Sergeyvich. Phía Liên Xô đã khẳng định mối quan tâm của họ đối với
những giải pháp ở Việt Nam và thông báo với Salinger rằng Chính phủ Liên Xô trước đó nhận lời
đề nghị của Mỹ đối với Bắc Việt Nam nhưng sẽ khồng trả lời hay có hành động đáp lại đề nghị
này cho tới khi các nhà lãnh đạo Liên Xô chắc chắn rằng có thể đạt được một điều gì đó hết sức
quan trọng từ những cuộc gặp gỡ với Salinger.
"Suốt cuộc nói chuyện", như Kohler đã báo cáo với Washington: "Liên Xô đã giải thích rõ ràng
với Salinger rằng, với vũ trí nhạy cảm của Liên Xô thì bất cứ tiến bộ nào đối với giải pháp chính
trị Việt Nam cần phải được khởi sự và tiến hành, ít ra là ở thời kỳ đầu, trên cơ sở tiếp xúc chính
thức, ngụ ý nếu câu chuyện có bị bại lộ hoặc kế hoạch có bị thất bại, thì Liên Xô cũng có khả
năng chối bỏ toàn bộ sự việc". Rõ ràng Sagatelyan đã hành động theo sự hiểu biết của các nhà
lãnh đạo Liên Xô, nếu không nhà báo Liên Xô không có lý do gì để đề cập đến chủ đề Việt Nam
trong cuộc gặp gỡ với Sagatelyan mà không được phép của lãnh đạo của ông ta.
Vì lẽ đó người ta sẽ tự chất vấn về mục đích của các quan chức Liên Xô-những người đã cho
phép có những cuộc tiếp xúc với Salinger. Rõ ràng Sagatelyan có hai nhiệm vụ: chuyển tới
người Mỹ mối quan tâm của Matxcơva về diễn biến tình hình tại Việt Nam và mong muốn cuộc
xung đột sẽ được giải quyết, đồng thời cho Washington biết rằng trong hoàn cảnh hiện tại Liên
Xô không có cơ hội để bày tỏ, cho dù tình hình có thể thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Có lẽ
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
Điện Kremlin cũng đang tìm hiểu thực chất những lời đề nghị của Mỹ đối với Bắc Việt Nam.
Trong bất cứ trường hợp nào, mối quan tâm của họ đối với các cuộc tiếp xúc của Sagatelyan
cũng đã giảm đi.
Một cuộc trò chuyện ngắn bên cách caffe giữa Ngoại trưởng Rusk và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Gromyko tại Viên ngày 15 tháng 5 đã kết thúc mối quan tâm của Liên Xô với dự án "Hoa tháng
5". Trong cuộc trò chuyện này Gromyko phát biểu một cách rõ ràng rằng Matxcơva sẽ không
đàm phán về Việt Nam, rằng Liên Xô xem việc ngừng ném bom tạm thời là "xúc phạm" và chính
bản thân Mỹ phải tìm cách tiếp xúc với các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam. Rusk kết luận: "Gromyko
muốn tôi tin tưởng rằng họ không chuẩn bị để tìm một giải pháp ở Hà Nội hay Bắc Kinh và sẽ có
những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đang chờ phía trước (trừ khi chúng tôi từ bỏ những hành
động của mình ở miền Nam Việt Nam)".
Trong khi đó, như các quan chức ở Washington mong đợi gì những phản ứng tích cực của Hà
Nội trước sáng kiến của Mỹ. Tuy nhiên, Hà Nội cũng có những bước đi đáng khích lệ, đặc biệt là
thông báo của Quốc hội Bắc Việt Nam và cách giải quyết do Trưởng đoàn kinh tế Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa tại Paris, Mai Văn Bộ đưa ra trước các nhà ngoại giao Pháp. Tuy nhiên, cách giải
quyết này chỉ được đưa ra sau khi Mỹ đã tiếp tục ném bom và quá trễ để ảnh hưởng tới những
quyết định của Mỹ.
Mục tiêu của Washington trong việc ngừng ném bom đã không đạt được kết quả-để chứng tở Hà
Nội không có xu hướng tìm kiếm một giải pháp hòa bình-và kết quả là việc làm này đã được
khẳng định rõ ràng, một vài tháng sau Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận: "Việc ngừng
ném bom đầu tiên của chúng tôi chỉ là một nỗ lực tuyên truyền". Bản chất những động cơ những
kết quả-như lời giải thích của Ralph Waldo Emerson-"cuộc chiến đang xảy ra và làm day dứt loài
người".
Trong khi qui mô viện trợ của Liên Xô cho Bắc Việt Nam tiếp tục mở rộng. Nhu cầu cuộc chiến
tranh ngày càng lớn hơn buộc Hà Nội phải nhờ đến sự giúp đỡ hơn nữa của các đồng minh xã
hội chủ nghĩa, trước hết là Liên Xô và Trung Quốc. Do vậy Bắc Việt Nam đã gửi một phái đoàn
do Lê Thanh Nghị-phó của ông Phạm Văn Đồng tới Matxcơva, Bắc Kinh và thủ đô của những
nước Đông Âu khác.
Tờ Pravda tường thuật phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tai Matxcơva vào ngày 5 tháng 6
năm 1965, nhưng không đề cập đến mục đích của chuyến viếng thăm. Song tầm quan trọng của
chuyến viếng thăm thật rõ ràng khi báo chí đưa tin: Lê Thanh Nghị được Kosygin và sau đó là
Breznhev tiếp đón. Cuộc đàm phán diễn ra giữa Vladimir Novikov, phó của ông Kosygin và phái
đoàn Việt Nam kéo dài mãi tới ngày 10 tháng 7, có một thời gian nghỉ ngắn cho phép Lê Thanh
Nghị tới các nước Đông Âu với một mục iêu là điều phối viện trợ xã hội chủ nghĩa cho "những
chiến sĩ anh hùng Việt Nam". Trong một thông cáo được đưa ra sau chuyến viếng thăm và được
công bố trên tờ Pravda ngày 13 tháng 6, những người tham dự đã đạt được những thỏa thuận
với Liên Xô giúp phát triển nền kinh tế quốc dân và tăng cường tiềm lực quân sự Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa. Thỏa thuận này bao gồm những điều khoản viện trợ tăng cường của Liên Xô cho
Bắc Việt Nam ngoài những thứ đang trên đường vận chuyển.
Các nhà đàm phán không tiết lộ số lượng cũng như điều kiện của khoản viện trợ, nhưng Hội
đồng Bộ trưởng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa "hài lòng ghi nhận những kết quả quan trọng đạt
được ở nhiều lĩnh vực trong chuyến viếng thăm này". Rõ ràng các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam đã
hài lòng về thái độ của các nước xã hội chủ nghĩa đối với viện trợ dành cho Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa.
Những cuộc đàm phán tại Matxcơva trong tháng 6 và tháng 7, chứng tỏ Liên Xô ngày càng dính
líu sâu vào cuộc xung đột ở Đông Nam Á. Hơn nữa, sự dính líu này không chỉ giới hạn trong
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
khuôn khổ bảo vệ Bắc Việt Nam mà còn cả trong cuộc chạm chán của họ với Mỹ. Các nhà lãnh
đạo Liên Xô đã hoàn toàn ý thức được rằng vũ khí và đạn dược chế tạo tại Liên Xô đã được
chuyển cho "những người yêu nước" Nam Việt Nam tạo nên cuộc đối đầu trực tiếp với
Washington. Họ tỏ ra sẵn sàng chấp nhận sự mạo hiểm này. Ít ra Kremlin đã không che giấu thái
độ thiện cảm của họ đối với đại diện của Việt cộng tại thủ đô Liên Xô.
Tháng 12 năm 1964, Liên Xô đã nhất tri cho thiết lập phái đoàn đại diện thường trú của Mặt trận
Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Matxcơva, nhưng mãi tới tháng 4 năm 1965 nhân
viên của phái đoàn này mới tới đây. Kosygin đã tiếp Đặng Quang Minh, Trưởng phái đoàn vào
ngày 3 tháng 6 và nhấn mạnh tầm quan trọng mà Liên Xô dành cho mối quan hệ với Mặt trận
Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Sự việc này cùng lúc đã chứng tỏ thái độ quyết tâm của
Liên Xô ủng hộ cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Tuy nhiên, Liên Xô cũng không muốn vượt qua một số giới hạn của sự mạo hiểm. Liên Xô không
thể không nhận được mối nguy hiểm của việc đối đầu trực tiếp với Mỹ, nhất là, nếu Washington
lựa chọn giải pháp vũ khí hạt nhân để đàn áp quân phiến loạn ở miền Nam Việt Nam. Đối với
Matxcơva đây là cơn chiến sĩ mộng thực sự, vì vào mùa hè năm 1965 Kremlin thường xuyên
nhận được những báo cáo về khả năng này. Chẳng hạn, tháng 6 năm 1965, nguồn tin tình báo
Liên Xô thông báo với Điện Kremlin rằng trong một cuộc đối thoại với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Ý, Amintore Fanfani, Ngoại trưởng Rusk thừa nhận rằng, các nhà hoạch định chính sách Mỹ
đang xem xét khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Việt Nam. Bộ Quốc phòng, Bộ
Ngoại giao Xô Viết và KGB trong một báo cáo gửi giới lãnh đạo Xô Viết hồi tháng 8, nghiêm túc
đánh giá về mức độ sẵn sàng của Mỹ châm ngòi nổ một cuộc chiến tranh nhiệt hạch và những
dự tính của chính quyền Johnson liên quan tới vấn đề này.
Matxcơva cũng không thể bỏ qua những cạm bẫy bắt nguồn từ sự dính líu của Liên Xô tại Việt
Nam như là gánh nặng tài chính của viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quan hệ xấu đi
với phương Tây và thái độ ương ngạnh không thể sửa chữa được của những người đồng chí
Bắc Việt Nam, luôn coi sự giúp đỡ cuộc đấu tranh của họ là trách nhiệm duy nhất của nd Liên
Xô. Tất cả những nhân tố này đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo Liên Xô một lần nữa để mắt tới mối
quan hệ của họ với Mỹ-dễ thực hiện hơn sau khi Matxcơva đã chứng tỏ sự gắn bó của họ đối với
sự nghiệp của Bắc Việt Nam.
Để bày tỏ thái độ của mình đối với Mỹ, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã tận dụng một buổi gặp gỡ lễ
tân do Đại sứ quán Mỹ tại Matxcơva tổ chức để chào mừng một nhà ngoại giao và học giả có
tiếng tăm-người cha tinht hần của Học thuyết chiến tranh Lạnh "kiềm chế"-và cựu đại sứ tại Liên
Xô, George F.Kennan, khi đó đang viếng thăm Liên Xô trong "một chuyến đi mang nặng tình
cảm" đối với nơi mà ông ta đã trải qua thời tuổi trẻ. Foy Kohler mời nhiều quan chức nổi tiếng
của Liên Xô, các nhà sử học và các viện sỹ hàn lâm tới dự bữa ăn trưa ở nhà mình-tòa nhà
Spaso House nổi tiếng-Trong số đó có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Gromyko. Gromyko lúc đầu đã
từ chối lời mời nhưng đột ngột thay đổi ý định và đồng ý trong khi một số khách mời khác "bất
ngờ" từ chối.
Cuộc đối thoại diễn ra vào ngày 25 tháng 6 có tầm quan trọng lớn xét từ nhiều góc độ. Theo
Kohler, cuộc đối thoại "trải ra trên một diện rộng và suốt cuộc đối thoại Gromyko tỏ ra lịch sự,
niềm nở và cho một cảm giác thực sự mong muốn nối lại đối thoại về những vấn đề cơ bản đã
được khởi đầu từ thời hậu Cuba". Sau khi thảo luận chung với Kennan về những vấn đề các
Phong trào giải phóng dân tộc, Gromyko trong một chừng mực nào đó đã bất ngờ bày tỏ mong
muốn được chuyển tới đại sứ Mỹ "hai điểm mấu chốt": một là, Liên Xô không có quyền và không
thể đàm phán thay cho Việt Nam, và thứ hai, Liên Xô đã và đang tiếp tục duy trì "chính sách cơ
bả là tìm kiếm sự cải thiện trong mối quan hệ song phương Mỹ-Xô".
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
Làm rõ lý do thứ nhất, Gromyko nhấn mạnh rằng tình hình của Việt Nam cần phải được thảo
luận trực tiếp với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quan điểm của Liên Xô là ủng hộ phát biểu bốn
điểm của Phạm Văn Đồng ngày 8 tháng 4. Như trong cuộc đối thoại của ông với Rusk tại Viên,
Gromyko "cảnh báo" chính quyền Johnson sẽ không đạt được tiến bộ nào nếu cách giải quyết
trong tương lai đối với Việt Nam vẫn được trình bày bằng những thuật ngữ "xúc phạm" như đã
trình bày trước đây.
Về quan hệ Xô-Mỹ, Gromyko nhấn mạnh rằng Chính phủ Liên Xô đã rất thất vọng bởi "sự thay
đổi nghiêm trọng" trong chính sách của Mỹ kể từ cuộc bầu cử năm 1964. Ông đã so sánh một số
biện pháp của chính quyền Johnson với những biện pháp trước đó đã được Goldwater ủng hộ
trong chiến dịch vận động tranh cử của ông ta.
Kohler đã cố gắng thuyết phục người đương nhiệm của ông rằng Washington hiểu khá rõ những
khó khăn mà Chính phủ Liên Xô gặp phải trong việc giải quyết tình hình Việt Nam, trước hết bởi
vì thái độ của Hà Nội và Bắc Kinh. Nhưng chính quyền Johnson vẫn hy vọng rằng Matxcơva "sẽ
dùng ảnh hưởng của minh đối với Hà Nội trong nỗ lực mang lại giải pháp hòa bình cho vấn đề
Việt Nam" mà Mỹ không muốn thấy tình hình leo thang đến một mức độ nguy hiểm. Đại sứ đã
bảo vệ những hành động của đất nước mình ở Nam Việt Nam, cho rằng chúng phù hợp với
chính sách trước đây của Mỹ và bảo đảm vổig rằng cho đến thời điểm đó Mỹ không hề thay đổi
thái độ trong mối quan hệ với Liên Xô. Kohler đã phát biểu: "Chúng tôi có quan điểm trước sau
như một rằng cho dù những khó khăn hiện tại, nhất là ở Việt Nam, chúng tôi vẫn mong muốn tiếp
tục cải thiện quan hệ Mỹ-Xô trên nền tảng của một sự khởi đầu quan trọng đã được thực hiện
năm 1963".
Rõ ràng Gromyko đến Spaso Houpse không chỉ đơn giản để nhắc lại rằng Liên Xô không thể
đóng vai trò trung gian giữa Mỹ và Bắc Việt Nam. Dự tính của ông ta không còn là khẳng định lại
mối quan tâm của Liên Xô muốn duy trì quan hệ tốt với Washington. Kohler hiểu được điều này
và đón nhận sự đảm bảo của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô một cách phấn khởi, hứa với
Gromyko rằng Chính phủ Mỹ sẽ góp phần phát triển quan hệ giữa hai nước. Trong báo cáo của
Kohler về Washington, ông đã lưu ý sự xuất hiện của Gromyko tại Spaso, những nhận xét khả
quan của ông ta về mối quan hệ Mỹ-Xô, tâm trạng cởi mở và sự hồi tưởng "gần như khao khát"
của ông ta về không khí của năm 1963. Kohler đã kết luận rằng "có lẽ đã xuất hiện một số sự
mềm dẻo trong thái độ của Liên Xô".
Washington đón nhận bức điện của Kohler trong một trạng thái lẫn lộn. Một mặt, như một nhân
viên Phòng tình báo và nghiên cứu thuộc Bộ Ngoại giao quan sát được trong một bức thư gửi
cho Lewellyn Thompson, cuộc viếng thăm của Gromyko cũng như "những cuộc nói chuyện gần
đây về các kênh thông tin" đã chứng tỏ "ít nhất Liên Xô có lẽ cũng đang lo ngại rằng mối quan hệ
của chúng ta đang vượt ra ngoài tầm kiểm soát". Sự kiện thực tế Liên Xô đã kiềm chế không
phản đối khi Kohler đề nghị Liên Xô gây sức ép buộc Hà Nội tiến hành đàm phán, điều này được
Washington đánh giá là một dấu hiệu khả quan nữa.
Mặt khác, các nhà hoạch định chính sách Mỹ cũng đã nhận thấy những nỗ lực của Liên Xô để
vượt qua Trung Quốc ở dna trong "cuộc chiến đấu cách mạng" và một số dấu hiệu về quan điểm
cứng rắn của Liên Xô đối với những vấn đề quốc tế khác. Một số thành viên của chính quyền
Johnson tin tưởng rằng đã đến lúc Liên Xô cần phải có những bước đi đầy trách nhiệm để giảm
căng thẳng ở những khu vực nhạy cảm, chủ yếu là ở Việt Nam.
Xem xét những lời đảm bảo của Gromyko trong cuộc gặp của ông với Kohler, Washington đã
quyết định tìm hiểu đầy đủ hơn về quan điểm của Liên Xô. Công việc này có lẽ nằm trong ý
tưởng của Ngoại trưởng Rusk khi ông triệu tập Dobrynin trước khi ông này lên đường quay trở
lại Mátxcơva, bởi đây là một cơ hội tốt để sử dụng ông đại sứ chuyển về đất nước mình những ý
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
tưởng của Chính phủ Mỹ việc hợp tác để tìm giải pháp cho cuộc xung đột ở Đông Nam Á. Điều
này cần thiết hơn đối với chính quyền Johnson bởi vì họ đang xem xét những kế hoạch tăng
cường Mỹ hóa Cuộc chiến tranh Việt Nam. Do vậy, cuộc đối thoại với Dobrynin có thể giúp tránh
được "một sự hiểu lầm" từ phía các nhà lãnh đạo Liên Xô và có thể thuyết phục Điện Kremlin
rằng: Washington nóng lòng muốn tìm cách kết thúc cuộc chiến tranh càng sớm càng tốt.
Rusk đã mở đầu cuộc đối thoại với Dobrynin bằng cách phát biểu lại một mong muốn không thay
đổi của Chính phủ ông để cải thiện mối quan hệ với Liên Xô, mặc cho những cuộc tấn công gay
gắt vào cá nhân Tổng thống Johnson trên báo chí Liên Xô. Tiếp theo Ngoại trưởng lưu ý rằng
"một nghĩa rộng nhất" vấn đề mấu chốt giữa hai nước là vấn đề Đông Nam Á. Chính phủ Mỹ sẵn
sàng thảo luận vấn đề này với Liên Xô, nhưng không biết rõ về thái độ của bên kia đối với một
cuộc thảo luận như vậy.
Sau những lời đàm phán mở đầu của Rusk phán đoán về một khả năng duy trì "kênh thông tin
không chính thức" giữa Washington và Mátxcơva về vấn đề Việt Nam. Rusk nói rằng ông hiểu sự
lo ngại của Liên Xô về khả năng những cuộc tiếp xúc bí mật giữa hai nước bị lộ, nhưng ông cũng
lạc quan tin tưởng rằng có thể bố trí và đảm bảo bí mật cho những cuộc hội đàm riêng. Rusk kết
luận rằng: "Chúng tôi hiểu khó khăn của Liên Xô trong việc đưa vấn đề này (vấn đề chiến tranh ở
Việt Nam) đến một kết cục hòa bình, và về phía chúng tôi cũng có những khó khăn. Tuy nhiên,
mặc dù tồn tại hàng triệu người Trung Quốc, chỉ có duy nhất hai nước Liên Xô và Mỹ có thể duy
trì được hòa bình. Chúng tôi rất bối rối không biết phải bắt đầu như thế nào, giả định rằng cả hai
bên đều thực sự mong muốn hòa bình".
Để tăng cường trọng lượng của cuộc đối thoại này với Đại sứ Liên Xô, Washington có kế hoạch
phái W.Averell Harriman tới Mát-xcơ-va để thuyết phục Liên Xô đóng một vai trò tích cực hơn
nữa trong các cuộc đàm phán. Tên tuổi của Harriman rất có ý nghĩa trong lịch sử quan hệ Xô-Mỹ.
Kinh nghiệm về quan hệ của ông đối với người Nga ngược trở lại đầu những năm 20, khi đó với
tư cách là một thương gia trẻ tuổi và là người thừa kế một trong những tài sản lớn nhất nước
Mỹ, ông nhận được từ chế độ Stalin một hợp đồng khai thác mỏ mangan ở vùng Georgia của
Liên Xô. Công ty Mangan của Harriman ở Georgia từng là một phần quan trọng trong kế hoạch
của Liên Xô để giành được sự thừa nhận của Mỹ đối với Liên Xô thông qua quan hệ kinh tế với
một nước tư bản phát triển lớn nhất thế giới.
Harriman đến Mátxcơva lần đầu tiên vào năm 1926 để gặp gỡ những nhân vật nổi tiếng như
Bolsheviks, Maxim Litvinov và Leon Trotsky. Những chuyến đi tiếp theo của ông tới Liên Xô diễn
ra trong thời kì Đại chiến II, trước tiên là phái viên đặc biệt của Tổng thống Roosevelt, sau đó là
Đại sứ Mỹ ở Liên Xô. Harriman đã gặp Stalin nhiều lần và có rất nhiều kinh nghiệm trong các
cuộc đối phó với nhà độc tài và những người bợ đỡ ông ta. Thực sự, ông ta đã giành được sự
kính trọng của Liên Xô đến mức mà tên tuổi của ông đã được gắn mãi mãi với liên minh Liên Xôphương
Tây và chiến thắng trước Hitler. Chính bản thân Stalin đã dành sự chú ý đặc biệt cho vị
đại sứ Mỹ.
Sau chiến tranh Harriman vẫn tiếp tục là nhân vật có tiếng tăm trong mối quan hệ Xô-Mỹ. Ông có
quan hệ cá nhân với Khruschev và Kosygin. Ông đã gặp Kosygin khi Kosygin mới chỉ là cán bộ
thừa hành của Stalin. Như Harriman đã lưu ý trong một bức thư gửi cho Tổng thống Johnson
sau cuộc bầu cử năm 1964: "Tổng thống Roosevelt, Truman và Kennedy đã sử dụng tôi như là
một cú đấm quyết định trong các cuộc đàm phán đặc biệt, ngoài những trách nhiệm thông
thường của tôi. Do may mắn hoặc tốt số, thành tích chiến thắng của tôi cao đáng kinh ngạc". Vậy
nên khi vấn đề tìm kiếm những kênh thông tin thích hợp đối với Liên Xô nảy sinh, Harriman tỏ ra
là một ứng cử viên hợp lý để phái tới Mátxcơva và bản thân ông ta cũng đồng tính mạnh mẽ với
quyết định này.
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
Chinh bản thân Harriman đã nghi ngờ sự khôn ngoan trong những díu líu của Mỹ vào Việt Nam
và tin tưởng vào sự cần thiết phải tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột. Theo quan
điểm của ông, con đường dẫn đến hòa bình ở bán đảo Đông Dương đi qua Mátxcơva. Niềm tin
của Harriman dựa vào đánh giá của ông về người lãnh đạo mới của Liên Xô. Ngay sau khi
Khuskchev bị mất chức, Harriman đã thổ lộ với John Mc Cloy, một người cộng sự thân cận của
Johnson, rằng ông hiểu rất rõ con người Kosygin và tin tưởng thủ tướng mới của Liên Xô là
người có suy nghĩ thực dụng. Điều này ám chỉ rằng Kosygin, người đang phải bận tâm với
những vấn đề của nền kinh tế Liên Xô thì Cuộc chiến tranh ở bán đảo Đông Dương là một cản
trở lớn, gây tổn hao tiền bạc và những phương tiện khác cho một tình trạng hỗn độn không cần
thiết. Vì thế nên Harriman tin tưởng những mong muốn của Washington để giải quyết cuộc xung
đột trong thời gian ngắn nhất cũng nằm trong lợi ích của Liên Xô và sẽ có ích khi duy trì những
kênh thông tin đáng tin cậy với Mátxcơva và yêu cầu các nhà lãnh đạo Liên Xô giúp đỡ trong vấn
đề này. Ông đã nhất trí tới Liên Xô với tư cách cá nhân để thực hiện nhiệm vụ thăm dò tình hình.
Ông bắt đầu thảo luận vấn đề này với Đại sứ Dobrynin trong tháng 6 và nhờ Dobrynin tìm hiểu
xem liệu Mátxcơva có chấp thuận chuyến đi của ông không? Cuộc đối thoại của Gromyko với
Kohler và Kennan đã củng cố quyết tấm của Harriman đến thăm Liên Xô, mặc dù, như ông đã
nhấn mạnh trong cuộc nói chuyện qua điện thoại với đại sứ Liên Xô, ông sẽ không tới Liên Xô,
trừ khi các nhà lãnh đạo Liên Xô chào đón ông. Cuối cùng Dobrynin đã gọi điện cho Harriman
ngày 1 tháng 7 năm 1965 và thông báo với ông rằng các nhà lãnh đạo Liên Xô nhất trí gặp cựu
"phái viên đặc biệt của thời Churchill và Stalin". Harriman không như Kennan đã không dự định
có một chuyến đi tình cảm. Tuy nhiên, để đảm báo tính chất bí mật của chuyến đi, ông đã thông
báo chuyến đi của mình như là một kỳ nghỉ bình thường.
Rõ ràng việc mạo hiểm này hoàn toàn là sáng kiến của Harriman, nhưng Johnson và Rusk khi đó
nói chung ủng hộ ý tưởng của vị đại sứ (chức danh chính thức của Harriman ở Bộ Ngoại giao,
mặc dù ông thích gọi là "Thống đốc", di sản thời gian cầm quyền của ông với tư cách là thống
đốc bang New York). Rusk đã xác định được mục đích chuyến viếng thăm của Harriman trong
một cuộc nói chuyện của ông với Dobrynin nàgy 3 tháng 6: "Ngoại trưởng nói rằng, ông muốn
làm rõ việc không gợi ý thống đốc Harriman dự định đàm phán chính thức về những vấn đề liên
quan đến Việt Nam". Ông nói rằng: "Thống đốc Harriman chắc chắn ý thức được quan điểm của
Mỹ và thông thạo trong mối quan hệ song phương và mong muốn được thảo luận những vấn đề
trên cới nhà cầm quyền Liên Xô". Nhưng nhiệm vụ chính của ông ta-Rusk nói-là xác định thái độ
của Mát-xcơ-va trong cuộc tiếp xúc giữa hai bên, có liên quan gì đến sự dính líu của Mỹ vào
Cuộc chiến tranh Việt Nam.
Cả chính quyền lẫn Harriman đều không có ý định tiết lộ mục đích thật sự của chuyến công vụ.
Trước khi đại sứ khởi hành, Bộ Ngoại giao nhắc nhở ông về sự cần thiết phải "hạn chế sự phán
đoán của giới báo chí" với chuyến đi, nhất là giới báo chí Mátxcơva "càng nhiều càng tốt". Về
công khai Harriman và vợ đang đi nghỉ. Nếu xuất hiện câu hỏi liệu Harriman có dự kiến gặp các
nhà lãnh đạo Liên Xô trong chuyến viếng thăm của mình hay không, thì câu trả lời "không" được
loại trừ, vì "xét đến vị trí và quan hệ quen biết cá nhân của ông với các quan chức Pháp, Liên Xô
và với Chính phủ khác". Lộ trình chuyến đi bao gồm Paris, Mátxcơva, Bờ-rúc-xen, Tây Đức, Rôma,
Ben-gơ-rát và Luân Đôn.
Ngày 8 tháng 7, Harriman tới Paris, tại đây ông đã thảo luận mục tiêu chính chuyến đi của ông
với Bộ Ngoại giao PHáp, Couve De Murville. Ngày sau khi Pháp biết bối cảnh nhiệm vụ của
Harriman, Couve De Murville đã thu hút sự chú ý của vị đại sứ về vị thế khó khăn của Mátxcơva.
Ông lưu ý rằng, Liên Xô "thực sự mong muốn hòa bình nhưng không có cách nào khác để gây
ảnh hưởng theo hướng này". Họ không thể làm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thất vọng. Couve
giải thích, nhưng mặt khác, họ không muốn phó mặc cuộc xung đột ngày một gia tăng cho sự rủi
ro. Với những thông tin gây lo lắng này, Harriman rời Paris đi Mátxcơva ngày 12 tháng 7.
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
Harriman thông báo mục đích sự có mặt ở Mátxcơva là để tham dự một liên hoan phim quốc tế,
mặc dù đã nhiều năm ông chẳng bước chân vào rạp chiếu phim và chỉ nhớ được vài bộ phim
trình chiếu cho Stalin sau bữa tiệc chiễu đãi ở Điện Kremlin. Như đã dự kiến trước, hành vi khác
thường của thống đốc đã gây ra sự chú ý của các nhà báo, họ đã hỏi đại diện chính quyền và cả
Tổng thống Johnson trong một cuộc họp báo của ông vào ngày 13 tháng 7 rằng, liệu có phải
chuyến đi của Harriman tới Mátxcơva có liên quan tới vai trò của Liên Xô ở Việt Nam. Johnson
nhấn mạnh rằng, Harriman đang đi nghỉ và chính quyền không phái ông đi, mặc dù Tổng thống
"nhiệt tình ủng hộ lời phát biểu của Harriman rằng: ông rất vui lòng được gặp gỡ bất cứ ai thực
sự muốn gặp gỡ ông". Không ngạc nhiên chút nào, Thủ tướng Kosygin nằm trong số người này.
Hai cuộc gặp gỡ giữa Kosygin và Harriman đã diễn ra tại Mátxcơva vào ngày 15 và 21 tháng 7.
Trong hai dịp này tờ Pravda đã đăng những thông tin ngắn về những cuộc gặp gỡ nhưng không
tiết lộ chi tiết. Những bài tường thuật cho biết Harriman đang ở thăm Liên Xô với tư cách cá nhân
và đã bắt đầu những cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, không giống như những trích đoạn tẻ ngắt của
tờ Pravda, những cuộc hội đàm giữa hai nhân vật này tỏ ra sống động và giàu tình cảm.
Theo báo cáo của Harriman về Washington, Kosygin đã gây cho ông ta một ấn tượng mạnh với
tư cách là một người tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản và thắng lợi cuối cùng của nó. Thủ tướng
"nhìn thẳng vào mắt tôi"-Harriman viết-khi ông nói về chủ nghĩa cộng sản, các phong trào giải
phóng dân tộc và việc Mỹ đe dọa hòa bình thế giới. Trong khi đó phái viên của Mỹ cũng nhận
thấy Kosygin thực dụng và không giáo điều. Ông vô cùng lo lắng cho sự thành công của nền kinh
tế Liên Xô. Ông có những lời phát biểu chân thành và khiêm tốn về tình hình quốc tế và hiểu biết
của Liên Xô về tình hình hiện nay. Tóm lại, Harriman kết luận rằng Thủ tướng có "niềm tin, quyết
tấm và lòng dũng cảm".
Đề tài của những cuộc trò chuyện trải dài từ Việt Nam đến Berlin tới những vấn đề vũ khí hạt
nhân và quan hệ song phương. Thủ tướng Liên Xô phàn nàn rằng Johnson đã thay đổi phương
hướng sau cuộc bầu cử và lặp lại phản đối của Liên Xô phản ánh thái độ thất vọng sâu sắc của
Mátxcơva đối với những diễn biến ở Việt Nam. Liên Xô đã ủng hộ theo chủ nghĩa cho Johnson
trong cuộc bầu cử vừa qua, Kosygin nói, nhưng Tổng thống không được như họ trông đợi.
Harriman đã cố gắng thay đổi quan điểm như vậy về Johnson và có lẽ đã thành công, vì Kosygin
đã trở nên "mỗi lúc một thân thiện bày tỏ mong muốn" được gặp Tổng thống.
Nhưng chủ đề chính của việc thảo luận là cuộc xung đột ở Việt Nam. Kosygin đã nêu rõ rằng,
tình hình Việt Nam, mặc dù chỉ bó hẹp trong phạm vi bó hẹp của nó, nhưng có ảnh hưởng đến
quan hệ giữa Mátxcơva và Washington. Cho dù Kosygin có mong muốn giải quyết được vấn đề
Việt Nam nhiều đến đâu đi chăng nữa, thì dẫu sao ông cũng vẫn ủng hô ý kiến của Phạm Văn
Đồng và không bị thuyết phục bởi những khẳng định của Harriman rằng Mặt trận Dân tộc Giải
phóng không có tiếng nói của nhân dân miền Nam. Rõ ràng ông rất lo ngại về vị trí tế nhị của
Liên Xô và tìm cách thông tin với Harriman rằng sự chạm chán với Bắc Kinh có ảnh hưởng
nghiêm trọng hơn cả đến chính sách của Liên Xô ở bán đảo Đông Dương.
Mặc dù bác bỏ vai trò trung gian trong cuộc tranh chấp Mỹ-Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Thủ
tướng Liên Xô đã bày tỏ mong muốn tích cực cho một giải pháp ở Việt Nam và việc duy trì vĩ
tuyến 17 như là một đường gianh giới. Điều này cho biết rằng Liên Xô không phả đối sự tồn tại
của hai Việt Nam, một trong hai sẽ tiếp tục là thể chế không xã hội chủ nghĩa và có lẽ sẽ tồn tại
một lượng hạn chế lực lượng quân sự Mỹ đón trên lãnh thổ.
Cuộc đối thoại với Kosygin đã để lại trong Harriman những cảm giác trái ngược nhau. Như ông
phát biểu trong một báo cáo gửi về Washington: "Chuyến đi tới Mátxcơva đã đạt được trong
chừng mực nhất định cao hơn mức tối thiểu mà tôi mong muốn và thấp hơn mức hy vọng tối đa
của tôi". Chắc chắn việc Harriman đến thủ đô Liên Xô và những cuộc gặp gỡ của ông với
Kosygin tỏ ra rất hữu ích. Như Harriman lưu ý, đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên của đại diện chính
quyền Johnson kể từ khi lên nắm quyền năm 1964, với một thành viên của bộ ba cầm quyền
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
Liên Xô, trừ những cuộc nói chuyện tình cờ ở các buổi lễ tân ngoại giao. Những cuộc thảo luận
này đã giúp thảo luận một số vấn đề trong quan hệ song phương và tình hình thế giới và các nhà
lãnh đạo Mỹ "có một số hiểu biết sâu sắc" về suy nghĩ thái đạo, và các mục tiêu đối ngoại của
các nhà lãnh đạo Liên Xô.
Điều mà Harriman còn chưa đạt được là một sự bảo đảm chắc chắn của Kremlin để gây áp lực
để buộc Hà Nội phải đàm phán theo những điều kiện của Mỹ. Trợ lý đặc biệt của Mc George
Bundy vẫn còn nghi ngờ về những thành công của Harriman. Điều dường như nổi bật đối với
Bundy là những lời bình luận của Kosygin "khá thông thường" về: một danh sách sách chuẩn
mực những mục tiêu giải trừ quân bị, một bài phát biểu chuẩn mực ủng hộ Phong trào giải phóng
dân tộc, một cuộc trao đổi chuẩn mực về Việt Nam. Nhưng ngay cả trong tình huống này vẫn có
những sắc thái hứa hẹn đối với Mỹ.
Giám đốc Cơ quan tình báo và nghiên cứu của Bộ Ngoại giao, Thomas Hughes, trích dẫn những
sắc thái này trong một thông báo gửi Rusk, "Có tính chất gợi ý hơn cả" là những nhận xét của
Kosygin rằng Mỹ cần phải "đề nghị trở lại một điều gì đó đối với ý kiến bốn điểm của Phạm Văn
Đồng. Gợi ý như vậy "không có tiền lệ trong nhận xét của các nhà lãnh đạo Liên Xô hoặc Bắc
Việt Nam". Hughes đánh giá các diễn đạt của Thủ tướng Liên Xô về Việt Nam là "một gợi ý
nghiêm túc và không đơn giản chỉ là một cách để phủi tay khỏi những đề tài này". Kosygin lưu ý
rằng Hà Nội không loại trừ một giải pháp chính trị và rằng bốn điểm của họ đưa ra có thể được
điều chỉnh.
Trong một nghĩa rộng hơn, Hughes viết, Thủ tướng Liên Xô chứng tỏ rằng các nhà lãnh đạo Liên
Xô sẵn sàng thảo luận với Washington bất cứ vấn đề nào có vẻ phù hợp. Một "danh sách chuẩn
mực" những tuyên bố của Liên Xô không có nghĩa rằng nó sẽ không bao giờ được sửa đổi và
một mong muốn rõ ràng của Kosygin thấy cuộc xung đột Việt Nam được giải quyết, cũng như
việc ông thúc giục Mỹ gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam bất chấp Bắc Kinh và rằng Mátxcơva sẽ
tiến đến đích này. Nhưng Washington phải có những bước đi tạo điều kiện thuận lợi cho hành
động của Liên Xô.
Ý tưởng về một sự điều chỉnh của Mỹ chiếm phần lớn chủ đề cuộc nói chuyện của Harriman với
Yosip Broz Tito (nhà lãnh đạo Nam Tư) khi nhà cựu đàm phán này tới Bengơrat sau các chuyến
viếng thăm Mátxcơva, Bờ-rúc-xen, Bon và Roma. Tito nói với Harriman rằng ấn tượng mà ông ta
có được từ các nhà lãnh đạo Mátxcơva là tình hình bán đảo Đông Dương đặc biệt khó khăn cho
Liên Xô, bởi vì Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam. Tito giải thích rằng: "Liên Xô không thể không
đoàn kết với Hà Nội vì làm khác đi sẽ tự đưa mình vào một tình thế nguy hiểm là tự cô lập mình
ở Đông Nam Á và các Đảng Cộng sản ở các nơi khác". Với tư cách là một nhà độc tài cộng sản,
dù chỉ là một cá nhân độc lập, ông ta hiểu rất rõ những mối lo ngại của Liên Xô. Nếu Mỹ muốn
Liên Xô giúp đỡ, Tito nhấn mạnh, trước hết cần phải ngừng ném bom Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa.
Nhưng chính quyền Johnson không có xu hướng làm chậm lại những hành động quân sự chống
Hà Nội. Trái lại, trong tháng 7 Mỹ đã lập kế hoạch leo thang hơn nữa trong Cuộc chiến tranh Việt
Nam. Ngày Harriman gặp gỡ Kosygin cũng là ngày Johnson triệu tập một cuộc họp tại Nhà Trắng
để thảo luận đề nghị của Mc Namara gửi thêm 200.000 quân Mỹ tới Việt Nam. Những cuộc thảo
luận như vậy giữa chính quyền và các nhà lãnh đạo quốc hội kéo dài tới ngày 28 tháng 7, khi
Tổng thống thông báo quyết định của mình tăng tổng số quân Mỹ tại Việt Nam từ 75.000 lên
125.000 và nhấn mạnh rằng lực lượng bổ sung sẽ được gửi tới Việt Nam sau nếu có yêu cầu.
Không chiến chống lai Bắc Việt Nam tương tự như vậy cũng gia tăng cường độ.
Mặc dù Kosygin đã không thể biết được những kế hoạch này khi trò chuyện với Harriman, nhưng
bằng thái độ ông đã tính đến khả năng leo thang hơn nữa của cuộc chiến chiến tranh. Trong
hoàn cảnh như vậy, các nhà lãnh đạo Liên Xô không thể chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào có liên
quan tới giải pháp cho cuộc xung đột. Thêm vào đó, Liên Xô cũng biết rằng quan điểm không
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
hòa giải của Hà Nội lại càng được củng cố thêm bởi những hành động hiếu chiến của Mỹ. Chính
quyền Johnson muốn tìm kiếm sự giúp đỡ của Liên Xô trong khi lại làm suy yếu những cơ sở
cho điều đó.
Sự giận dữ của Liên Xô bộc lộ vào ngày 6 tháng 8 trong một lễ tiếp tân tại Điện Kremlin chào
mừng vua Áp-gan. Bài diễn văn của Kosygin bao gồm "những nhận xét không thể chấp nhận
được về hành động hiếu chiến đế quốc chủ nghĩa của Mỹ tại Việt Nam" (theo báo cáo của Kohler
gửi về Washington).
Do vậy mà vào mùa xuân và mùa hè năm 1965 cuộc chiến ở bán đảo Đông Dương đã tiếp cận
một thời kỳ mới, nguy hiểm hơn mặc dù có những nỗ lực để ngăn chặn những diễn tiến sự việc
chết người này. Những sáng kiến hòa bình đã thất bại trong việc đưa những bên tham chiến vào
bàn đàm phán. Tuy nhiên, Hà Nội và Washington còn chưa cạn kiệt sự hiếu chiến tiềm tàng của
họ.
Chương IV: Sân sau của Việt Nam
Trong kế hoạch chiến tranh của mình chống lại Mỹ và chế độ Sài Gòn, các nhà lãnh đạo Bắc Việt
Nam xem sự ủng hộ mạnh mẽ của phe xã hội chủ nghĩa "là một điều kiện quan trọng cho thắng
lợi của Cách mạng Việt Nam". Trong bài diễn văn tháng 4 năm 1965 vạch ra những nhiệm vụ mà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt sau khi Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc, Phạm
Văn Đồng đã nhấn mạnh rằng người Việt Nam "càng được phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ và giúp
đỡ trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ nghĩa ủng hộ và giúp đỡ trên tất cả mọi lĩnh vực, thì họ càng có
khả năng giành thắng lợi mạnh mẽ và quyết định" trước những kẻ thù của họ. Một năm sau đó,
Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của viện trợ xã
hội chủ nghĩa: "những thắng lợi" của nhân dân Việt Nam không chỉ là kết quả nỗ lực riêng của họ
mà còn là của sự thông cảm, sự giúp đỡ và viện trợ vô bờ bến của các nước xã hội chủ nghĩa
anh em".
Đây không phải chỉ đơn giản là tuyên bố mang tính công thức của Hà Nội mà là một đòi hỏi
khách quan của tình hình Việt Nam, mà ngay cả những nhà quan sát không có thành kiến cũng
ghi nhận sự thật này trong cuộc nói chuyện của họ với các quan chức Liên Xô. Chẳng hạn, Phó
trưởng đoàn Ba Lan tham dự Ủy ban kiểm soát quốc tế về Việt Nam, đã nói với một nhà ngoại
giao Liên Xô ở Campuchia rằng: thắng lợi ở miền Nam Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào người
Việt Nam hoặc người Mỹ mà còn vào sự ủng hộ của các nước từ bên ngoài.
Tại Bắc Việt Nam, nhu cầu về viện trợ quân sự và kinh tế từ các nước xã hội chủ nghĩa khác
xuất phát từ nền kinh tế lạc hậu chỉ có khả năng sản xuất những trang thiết bị nhỏ cho quân đội.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phụ thuộc vào các nước khác để có được tất cả vũ khí hạng nặng
và hầu hết các vũ khí nhỏ và đạn dược. Việt Nam không thể tự cung cấp vũ khí tinh xảo nhất,
như máy bay siêu thanh, tên lửa và rađa hoặc số lượng đầy đủ ngay cả những vũ khí đơn giản
hơn. Trong khi đó cuộc chiến tranh chống lại một kẻ thù hùng mạnh như "đế quốc Mỹ" đòi hỏi
hậu cần phải vững chắc có khả năng cung cấp mọi phương tiện để giành chiến thắng trong cuộc
chiến tranh. Và cần thiết phải nuôi quân và dân cũng như sửa chữa lại những thiệt hại do không
kích Mỹ gây ra. Không nghi ngờ gì Hà Nội không thể giải quyết những vấn đề này nếu không có
sự giúp đỡ của các đồng minh xã hội chủ nghĩa, mà chủ yếu là Liên Xô và Trung Quốc.
Liên Xô đứng đầu danh sách những cung cấp viện trợ. Tính chất của viện trợ kinh tế và quân sự
của Liên Xô được xác định vào mùa xuân và mùa hè năm 1965, mặc dầu hàng hóa đã được
chuyển đi từ Liên Xô vào tháng giêng và tháng hai năm đó. Khối lượng hàng viện trợ của Liên Xô
tăng đều đặn từ năm 1965 đến 1968. Mátxcơva gửi tới miền Bắc Việt Nam các thiết bị công
nghiệp, viễn thông, xe tải, trang thiết bị y tế, công cụ máy móc, quặng sắt và các kim loại không
chứa sắt. Trong khi cung cấp viện trợ cho các đồng chí Việt Nam, lúc đầu khối lượng hàng viện
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
trợ Liên Xô ít hơn của Trung Quốc. Đến năm 1967 toàn bộ viện trợ xã hội chủ nghĩa cho Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa ước tính đạt khoảng 1,5 tỷ rúp (hơn 1,5 tỷ đôla nếu chuyển ra đôla theo
tỷ giá hối đoái chính thức của Liên Xô 1 đôla=0,9 rúp). Phần của Liên Xô là 36,8% hay 547,3
triệu rúp (608,1 triệu đôla). Thời gian trôi qua, viện trợ của Liên Xô lên tới khoảng 50% của tổng
số viện trợ của xã hội chủ nghĩa và vào năm 1968 nó đã đạt tỷ lệ 524 triệu rúp (582,2 triệu đôla).
Những khoản viện trợ này hoàn toàn được tài trợ thông qua các khoản cho vay tín dụng dài hạn.
Mặc dù hàng hóa của Liên Xô rất quan trọng cho ngành công nghiệp, viễn thông và nông nghiệp,
song Bắc Việt Nam vẫn quan tâm nhiều hơn đến viện trợ quân sự. Hợp tác sự giữa hai nước
được sự chú ý của các nhà lãnh đạo ở Mátxcơva và Hà Nội. Liên Xô bắt đầu viện trợ cho đồng
minh Việt Nam của mình vũ khí và các trang bị quân sự vào năm 1953 (năm mà nó xuất hiện
trong các bản báo cáo của các quan chức Liên Xô). Số lượng viện trợ quân sự của Liên Xô
trước 1965 không lớn; phần lớn viện trợ được Trung Quốc cung cấp.
Tình hình thay đổi căn bản từ năm 1965. Liên Xô tăng cường viện trợ quân sự của họ cho Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa và dần dần trở thành nguồn cung cấp chính các vũ khí và trang thiết bị
hiện đại cho Bắc Việt. Theo một bản báo cáo của Bộ Ngoại giao ngày 26 tháng 10 năm 1965: từ
năm 1962 Mátxcơva đã cung cấp cho Chính phủ Bắc Việt Nam xấp xỉ 200 triệu đôla trang thiết bị
quân sự, kể cả máy bay. Hơn một nửa số này đã được chuyển đến trong năm 1965.
Trong năm 1966-1967 Mátxcơva đã lĩnh trách nhiệm cung cấp 500 triệu rúp trang thiết bị cho lực
lượng quân sự Bắc Việt Nam (xấp xỉ 550,5 triệu đôla) và đạt 1 tỷ rúp trị giá hàng quân sự tính từ
năm 1953. Nhưng Liên Xô thực sự vượt giới hạn này vào năm 1968, đạt con số 1,1 tỷ rúp. Năm
1968 viện trợ quân sự cho Bắc Việt Nam chiếm khoảng hai phần ba tổng số viện trợ của Liên Xô
cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tính ra được 357 triệu rúp (369,7 triệu đôla).
Liên Xô đã cố gắng đáp ứng yêu cầu của Hà Nội đối với nhiều loại vũ khí và đạn dược khác
nhau. Mối quan tâm chính của Liên Xô là bảo vệ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước các đợt
không kích của Mỹ và tăng cường khả năng phòng không của Bắc Việt Nam. Mátxcơva gửi tới
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tên lửa "đất đối không", máy bay phản lực chiến đấu, tên lửa, súng
phòng không và các trang thiết bị phòng không khác. Tin tức tình báo của Mỹ đã báo cáo những
dấu hiệu đầu tiên về vũ khí của Liên Xô vào mùa hè năm 1965, mặc dầu việc xây dựng những tụ
điểm phòng không xung quanh Hà Nội và những sân bay quan trọng khác của Bắc Việt Nam đã
bắt đầu vào mùa xuân năm đó. Gần như ngay từ đầu các trang thiết bị phòng không của Liên Xô
đã chứng tỏ hiệu quả. Ngày 24 tháng 7 năm 1975, lần đầu tiên tên lửa "đất đối không" do Liên
Xô chế tạo đã bắn máy bay Mỹ và hạ rơi một chiếc F4C trên đường đi tấn công một mục tiêu ở
phía Tây Bắc Hà Nội. Trong Cuộc chiến tranh Việt Nam, tên lửa "đất đối không" có tính cơ động
cao và gần như đối tượng không thể phát hiện ra, chứng tỏ được tiềm lực chiến đấu chống lại
lực lượng không quân Mỹ. Cùng với máy bay chiến đấu, pháo phòng không và rada, tên lửa "đất
đối không" đã trở thành những chướng ngại vật nghiêm trọng cho kế hoạch đàn áp Bắc Việt Nam
bằng những nỗ lực quân sự của Mỹ.
Vũ khí hiện đại bản thân chúng không đáp ứng được tất cả những nhu cầu của Bắc Việt Nam.
Hà Nội cũng cần những cán bộ quân sự được đào tạo tốt: những người có kinh nghiệm vận
hành các vũ khí do Liên Xô cung cấp. Điều này làm cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phụ thuộc
vào các cố vấn Liên Xô và đòi hỏi các quân nhân Bắc Việt Nam cần phải được gửi sang Liên Xô
đào tạo. Mỗi năm trong cuộc chiến tranh Việt Nam có hàng ngàn lính và sĩ quan của Việt Nam
được đào tạo tại các trường quân sự của Liên Xô. Năm 1966, theo báo cáo của đại sứ quán Liên
Xô, 2.600 người Việt Nam được gửi tới đào tạo tại Liên Xô để phục vụ cho ngành không quân và
phòng không. Năm 1966 chương trình đào tạo đã xây dựng được đội ngũ cán bộ cho một trung
đoàn phòng không và kỹ thuật viên cho một trung đoàn không quân và hàng chục phi công trong
số những người dân Bắc Việt Nam tham gia quân đội nhân dân Việt Nam.
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
Rõ ràng một trong số những người được đào tạo tại Liên Xô sau đó đã giữ vai trò chỉ huy các
đơn vị của Mặt trận giải phóng dân tộc ở miền Nam. Mátxcơva biết điều này, vì phía Việt Nam
không che giấu các quan chức ngoại giao Liên Xô tại Hà Nội, việc họ gửi số lượng ngày càng lớn
quân lính của mình vào miền Nam Việt Nam. Hơn nữa, quân chính quy của Bắc Việt Nam với tư
cách là "lực lượng chủ lực cơ động" đã được sát nhập vào quân đội Việt cộng bao gồm "bộ đội
địa phương" và "quân du kích". "Lực lượng chủ lực cơ động" được trang bị súng bắn tự động và
súng cối hiện đại có khả năng tham gia các hoạt động đánh chiếm, bảo vệ khu vực đất đai chiếm
được. Lực lượng này chịu trách nhiệm tấn công các căn cứ quân sự, sân bay Mỹ và hoạt động ở
nhiều tỉnh của miền Nam. Số quân chính quân chính quy của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại
miền Nam Việt Nam, được Bộ Ngoại giao Liên Xô đánh giá vào thời điểm năm 1967, lên tới
120.000 trong tổng số hơn 300.000 quân của Mặt trận giải phóng. Vì sự có mặt của các đơn vị
quân chính quy tại miền Nam không giữ được bí mật với ai cả, lại càng không giữ được bí mật
đối với người Mỹ. Vì vậy, Hà Nội đã chính thức thừa nhận sự thật này vào giữa năm 1967.
Tuy nhiên Mátxcơva không lấy gì làm hài lòng với thông báo này. Các nhà lãnh đạo Liên Xô hẳn
đã lo ngại về vai trò của họ trong việc trang bị vũ khí hiện đại cho các đơn vị ở miền Nam.
Mátxcơva muốn tránh tiết lộ một số chi tiết về quan hệ của họ đối với Bắc Việt Nam và một số chi
tiết như vậy là sự tham gia của các cố vấn Liên Xô. Đã có những dự báo rằng Liên Xô sẽ gửi
chuyên gia quân sự tới Việt Nam một khi cuộc xung đột Đông Nam Á mở rộng. Tháng 2 năm
1965 Bộ Quốc phòng đã cảnh báo trước về việc chuyển giao các tình báo tên lửa đất đối không
của Liên Xô cho Việt Nam. Nguồn tin quân sự Mỹ cho biết các bệ phóng tên lửa "gần như chắc
chắn sẽ phải do quân đội Liên Xô vận hành vì nguồn tin này cho rằng không có người Bắc Việt
Nam nào được đào tạo để điều khiển tên lửa "đất đối không" (surface to air-SAM). Vì vậy khi
nhận được tin tức tình báo Mỹ báo cáo vào tháng 9 năm 1965 rằng, từ 1.500 đến 2.500 quân
Liên Xô có lẽ đang có mặt ở Việt Nam khi đó, chính quyền Mỹ không hề ngạc nhiên về điều này.
Báo cáo này dự báo rằng phần lớn các quân nhân Liên Xô là nhân viên vận hành SAM, ngoài ra,
là các chuyên gia đào tạo và hỗ trợ. Tin tức tình báo không loại trừ khả năng về sự có mặt của
150 phi công Liên Xô và nhân viên bảo trì trong các nhóm đào tạo về không quân và 300 kỹ thuật
viên khác tham gia vào các hoạt động quản lý, thông tin liên lạc và phục vụ hậu cần.
Thông tin từ nguồn tin tình báo Mỹ rất chi tiết và được củng cố thêm trong một bản báo cáo vào
cuối năm 1967 của Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội. Thông tin này tính ra có 1.165 chuyên ga
quân sự Liên Xô tại Việt Nam chịu trách nhiệm bảo trì các loại vũ khí khác nhau và rada. Rõ ràng
những chuyên gia chủ yếu là kỹ thuật viên và nhân viên vận hành SAM. Những báo cáo này đã
lưu ý rằng những chuyên gia này cũng tham gia các nhiệm vụ chiến đấu, gợi ý cho một vai trò
tích cực hơn. Trong báo cáo này đại sứ quán cho biết phần lớn các chuyên gia Liên Xô là nhân
viên vận hành SAM và các phi công. Nhưng vẫn có một nhóm các chuyên gia quân sự thoát khỏi
sự chú ý của Mỹ.
Cùng với các kỹ thuật viên, phi công, nhân viên vận hành SAM, Mátxcơva đã gửi tới Việt Nam
một nhóm đặc biệt chịu trách nhiệm thu thập mẫu vũ khí của Mỹ trong Cuộc chiến tranh Việt
Nam. Để lập kế hoạch cho sự can thiệp của mình vào cuộc xung đột, các nhà lãnh đạo Liên Xô
không chỉ lưu tâm tới các lợi ích chính trị, tư tưởng mà còn lưu tấm tới các cơ hội thử nghiệm
trên chiến trường những kiểu vũ khí tiên tiến nhất của Liên Xô và một cơ hội để thu thập thông
tin vũ khí mới nhất của Mỹ, thông qua việc nghiên cứu chiến lợi phẩm. Nhằm mục đích này,
Mátxcơva đã ký một Hiệp định với Hà Nội yêu cầu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giúp Liên Xô thu
thập, đánh giá những mẫu vũ khí và trang thiết bị quân sự Mỹ và gửi một nhóm các chuyên gia
quân sự tới Việt Nam. Thành viên của nhóm này có nhiệm vụ thu thập các bộ phận máy bay Mỹ
bị bắn rơi và các vũ khí chiếm được, kiểm tra những trường hợp vũ khí của Liên Xô không hoạt
động tốt và gửi những kết luận với những mẫu hữu ích nhất về Mát-xcơ-va. Trên cơ sở của
những dữ liệu thu thập này các chuyên gia quân sự Liên Xô chuẩn bị và đưa những đề xuất để
điều chỉnh các loại vũ khí của Liên Xô phù hợp với trang thiết bị của Mỹ. Hoạt động này có hiệu
quả rất lớn trong hai năm đầu Liên Xô tham gia vào Cuộc chiến tranh Việt Nam. Từ tháng 5 năm
1965 đến đầu năm 1967, các chuyên gia "đặc biệt" của Liên Xô đã chuyển về Liên Xô hơn 700
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
mẫu các trang thiết bị quân sự Mỹ, kể cả những bộ phận máy bay phản lực, tên lửa, rada và
trang thiết bị thám ảnh. Họ chuẩn bị một số bản báo cáo phân tích các vũ khí của Mỹ. Kết quả
Chính phủ Liên Xô quyết định sao chép một số kiểu vũ khí Mỹ, chẳng hạn, tên lửa đạn đạo
Sparrow-3, động cơ máy bay, các thiết bị điện tử trong ngành công nghiệp của Liên Xô.
Các chuyên gia của Liên Xô cũng tìm ra phương pháp bảo vệ Bắc Việt Nam thoát khỏi không
kích của Mỹ. Mặc dù tính hiệu quả của các hệ thống phòng không Liên Xô đã được thừa nhận,
các chuyên gia Liên Xô vẫn tiến hành cải tiến vũ khí này, điều chỉnh nó phù hợp với khả năng
của máy bay Mỹ. Chẳng hạn như, khi Mỹ sử dụng máy bay F-111A để ném bom Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, Liên Xô đã tối ưu hóa các hệ thống phòng không Dvina của họ để chúng có thể
bắn rơi máy bay đang bay với tốc độ cao lên tới 3.700 km một giờ. Sự cải tiến này chứng tỏ hiệu
quả ngày 30 tháng 3 năm 1968, khi một máy bay F-111A bị hệ thống phòng không Dvina bắn rơi
cách Hà Nội không xa. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô Andei Grechko đã báo cáo sự kiện
trực tiếp lên Brezhnev.
Không nghi ngờ gì nữa, sự có mặt của các cố vấn quân sự Liên Xô tại Việt Nam đã chứng tỏ tính
chất lập lờ trong chính sách của Liên Xô đối với Cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Trong khi các nhà
lãnh đạo Liên Xô đang cố gắng tạo ra một hình ảnh tìm kiếm giải pháp hoà bình sớm nhất cho
cuộc xung đột, các cố vấn Liên Xô tại Việt Nam đã chứng minh điều ngược lại và đó là sự tăng
cường cam kết. Do đó, Mátxcơva nóng lòng muốn tránh công khai hóa việc viện trợ và kéo sự
chú ý của thế giới ra khỏi vấn đề này. Để đạt mục đích đó, Liên Xô đe dọa gửi quân tình nguyện
tới Việt Nam. Nếu làm một phép so sánh, việc triển khai một số lượng hạn chế các cố vấn Liên
Xô tới Việt Nam có vẻ là việc làm ít tồi tệ hơn trong hai việc.
Mátxcơva lặp đi, lặp lại gửi quân tình nguyện tới Việt Nam trong suốt diễn tiến Cuộc chiến tranh
Việt Nam. Sau diễn văn của Brezhnev tại Quảng trường Đỏ ngày 23 tháng 3 năm 1965, một
thông cáo chung Liên Xô-Bắc Việt Nam một tháng sau đó, các nhà lãnh đạo Liên Xô đưa ý tưởng
này vào một số bài phát biểu và tuyên bố của họ. Việc khẳng định thái độ sẵn sàng gửi quân tình
nguyện của Liên Xô đã được nêu ra trong Đại hội lần thứ 23, Đảng Cộng sản Liên Xô và trong lời
kêu gọi của Liên Đoàn thanh niên cộng sản Liên Xô vào mùa xuân năm 1966. Nhưng chiến dịch
tuyên truyền rầm rộ nhất về quân tình nguyện diễn ra ngày 6 tháng 7 năm 1966, khi các nước
Vácxava đưa ra một tuyên bố chung tại Bu-ca-rét biểu thị thái độ sẵn sàng gửi quân tình nguyện
tới Việt Nam để "giúp nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh của họ chống lại quân Mỹ xâm
lược".
Phương Tây ghi nhận rằng đây là lần đầu tiên một cam kết như vậy về quân tình nguyện được
tất cả các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu đưa ra. Trước đây chỉ có Liên Xô đã tuyên bó một cam
kết như vậy cùng với Bắc Triều Tiên và Cu Ba. Tuy nhiên các nhà phân tích phương Tây đã chú
ý tới sự khác biệt giữa tuyên bố Bu-ca-rét với sự dè dặt, riêng tư của các quan chức các nước xã
hội chủ nghĩa và kết luận rằng "sự dứt khoát ngày càng tăng lên của cam kết này không nhất
thiết phản ánh những quyết định triển khai nó".
Hình như bản thân Trung Quốc và Bắc Việt Nam có sự tự kiềm chế trong vấn đề này. Cả Hà Nội
và Bắc Kinh vẫn "tương đối kín tiếng" về vấn đề quân tình nguyện. Một báo cáo của Bộ Ngoại
giao trích dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng trong khi Hà Nội rất biết ơn những lời đề nghị
gửi quân tình nguyện, "Sự giúp đỡ đã được đề nghị chưa cần thiết vào lúc này. Nhưng chưa rõ
liệu trong tương lai chúng tôi có cần sự viện trợ này không".
Các nhà phân tích phương Tây suy nghĩ về tình hình thực tế ở các nước xã hội chủ nghĩa. Việc
gửi quân tình nguyện chủ yếu vẫn chỉ là một chiến dịch tuyên truyền, cho dù có sự đảm bảo công
khai của các nhà lãnh đạo Cộng sản. Việc quân tình nguyện đã được đưa vào tuyên bố Bu-ca-rét
theo yêu cầu của Phạm Văn Đồng, người đã gắn lời phát biểu với những đợt không kích của Mỹ
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
vào Hà Nội và Hải Phòng. Mục tiêu chính của tuyên bố này, theo các nhà lãnh đạo Bắc Việt
Nam, nhằm đoàn kết các nước xã hội chủ nghĩa với Việt Nam.
Vấn đề quân tình nguyện cũng được làm rõ nhiều lần trong các cuộc đàm phán giữa các quan
chức Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bắc Việt Nam nói họ cần, trước hết là vũ khí và
các trang thiết bị quân sự. Về "nguồn nhân lực", Việt Nam có đủ người. Bằng chứng nữa về việc
không có ý định gửi quân tình nguyện tới Việt Nam đã được ghi nhận vào tháng 7 năm 1966, khi
Marshall Aleksei Yepishev, Tổng tư lệnh chính trị các lực lượng vũ trang Liên Xô, tiết lộ với một
nhà ngoại giao phương Tây rằng Hà Nội trước đó không hề yêu cầu "quân tình nguyện" và Liên
Xô không chuẩn bị bất cứ quân tình nguyện nào. Thay vào đó, Liên Xô có lẽ xem xét gửi thêm
máy bay chiến đấu MiG và vũ khí đã chứng tỏ hữu hiệu ở Đông Nam Á.
Mặc dù ý định thật sự là gì đi chăng nữa, nhân dân Liên Xô chấp nhận việc tuyên truyền về quân
tình nguyện như giá trị bề ngoài của nó và viết thư gửi các nhà lãnh đạo bày tỏ việc họ sẵn sàng
tới Việt Nam. Bộ Quốc phòng Liên Xô thông báo với Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô
rằng trong năm 1966 họ đã nhận được 750 đơn của các sĩ quan và hạ sĩ quan Liên Xô đề nghị
được tới Việt Nam với tư cách là quân tình nguyện. Do vậy mà vấn đề quân tình nguyện chủ yếu
được sử dụng như một thủ đoạn tuyên truyền, như một phương tiện để gây sức ép với Mỹ, và
trong một chừng mực nào đó như một làn khói che mắt việc gửi các cố vấn Liên Xô tới Việt Nam.
Trong khi Liên Xô tăng cường viện trợ cho Bắc Việt Nam đến năm 1968 đã trở thành nước cung
cấp vũ khí, đạn dược và trang thiết bị, thì ảnh hưởng của họ đối với Hà Nội không gia tăng ở
mức độ tương xứng. Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn còn
rất mạnh. Trung Quốc là một đồng minh lâu đời của chế độ Hồ Chí Minh, đã từng giúp Việt Minh
trong Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất chống Pháp. Trung Quốc đã từng gửi vũ khí,
thực phẩm và cố vấn cho Đảng Cộng sản Việt Nam và có toàn quyền để chia sẻ với họ thắng lợi
Điện Biên Phủ năm 1954.
Sau Cuộc kháng chiến chống người Pháp kết thúc, Trung Quốc cung cấp cho nhà nước Cộng
sản non trẻ ở Bắc Việt Nam sự giúp đỡ cần thiết để cung củng cố chính quyền của mình và tích
lũy các phương tiện cần thiết để chống lại chế độ Sài Gòn (và người ủng hộ là Mỹ). Đầu năm
1960, chính Trung Quốc đã cung cấp khối lượng viện trợ lớn, kể cả vũ khí và trang thiết bị quân
sự cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chứ không phải Liên Xô. Vào cuối năm 1964, Trung Quốc
đã cung cấp cho đồng minh Bắc Việt Nam 457 triệu đôla trị giá hàng viện trợ (48%), trong khi
Liên Xô là 370 triệu đôla hay 40%.
Khi Cuộc chiến tranh bắt đầu leo thang năm 1965, Trung Quốc tiếp tục là nước dẫn đầu về viện
trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo đánh giá của Liên Xô, từ năm 1955 đến 1965 Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa đã cung cấp cho Việt Nam 511,8 triệu rúp viện trợ kinh tế (khoảng 569
triệu đôla). Trong tổng số này, 302,5 triệu rúp (336 triệu đôla) được cung cấp dưới dáng các
khoản viện trợ.
Mặc dù năm 1958 Trung Quốc để mất vi đứng đầu trong việc viện trợ, nhưng họ tiếp tục cung
cấp một khối lượng lớn viện trợ cho Bắc Việt Nam. Chẳng hạn, Bắc Kinh là nguồn cung cấp chủ
yếu ngoại tệ mạnh cho Mặt trận Giải phóng Dân tộc. Năm 1966, Trung Quốc gửi cho Việt cộng
20 triệu đôla, năm 1967 khoản viện trợ này lên đến 30 triệu đôla. Và Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa tiếp tục cung cấp thực phẩm và vũ khí cho Bắc Việt Nam.
Không kém phần quan trọng, là việc Trung Quốc tiếp tục duy trì sự có mặt quân sự trên lãnh thổ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các đơn vị quân đội Trung Quốc được triển khai ở một số tỉnh Bắc
Việt Nam theo một hiệp định được bí mật kí giữa hai nước vào năm 1965. Quy mô lực lượng này
được đánh giá ở mức từ 60.000 đến 100.000 người vào giữa năm 1967. Phần lớn lực lượng này
là các đơn vị "kỹ sư đường sắt" hay các đơn vị "kỹ sư thông thường" cũng như các đơn vị hỗ trợ
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
quân sự. Nhưng cũng có một số quân chính quy chịu trách nhiệm về phòng không của các tỉnh
phía Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngoài ra, Trung Quốc còn phân ba trung đoàn máy bay
chiến đấu MiG-17 bảo vệ lãnh thổ Bắc Việt Nam chống lại sự xâm nhập có thể xảy ra của máy
bay Mỹ.
Những trung đoàn đầu tiên của Trung Quốc được đưa tới Bắc Việt Nam năm 1965. Việc triển
khai quân đội Trung Quốc này đã cho phép Bắc Việt Nam, sau khi Mỹ đưa quân đế miền Nam
Việt Nam, tập trung quân chiến đấu tại miền Nam Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong khi đó các
nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam hiểu rõ rằng sự có mặt của quân đội Trung Quốc chứa đựng nguy cơ
về sự phụ thuộc lớn vào Bắc Kinh, đặc biệt là vì số lượng quân Trung Quốc và quân Việt Nam tại
các tỉnh Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gần như tương đương. Hà Nội phản đối những lời đề
nghị của Trung Quốc gửi thêm quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tới lãnh thổ Việt Nam.
Những nhân tố khác xác định vị thế mạnh mẽ của Trung Quốc tại Bắc Việt Nam: Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa phụ thuộc vào sự cộng tác của Trung Quốc để có sự viện trợ từ các nước khác,
kể cả Liên Xô. Bởi vì khối lượng lớn viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa khác phải đi qua lãnh
thổ Trung Quốc (theo một nguồn tin Trung Quốc, mỗi tháng từ 8 tới 9 ngàn tấn hàng hóa được
chuyển tới Việt Nam Dân chủ Cộng hòa qua ga đường sắt ở Pinhxiang. Hà Nội phải thận trọng
để không bị cắt đứt kênh phân phối này bằng cách không làm hỏng mối quan hệ với "người láng
giềng khổng lồ phương Bắc". Và chắc chắn sự gần gũi về mặt địa lý đã đóng một vai trò quan
trọng trong mối quan hệ giữa hai nước, vì Trung Quốc là người hàng xóm bên cạnh của Bắc Việt
Nam.
Tuy nhiên sự gần gũi về mặt địa lý và sự viện trợ của Trung Quốc hẳn đã không thể có tầm quan
trọng như vậy đối với các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam, từ phi cũng có sự liên hệ gần gũi về ý
thức hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Các nhà cộng sản Việt Nam chia sẻ với những người đương
nhiệm Trung Quốc quan điểm về cuộc xung đột ở Đông Nam Á và về tình hình quốc tế, về vai trò
của Phong trào cộng sản trên thế giới và về những Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, về việc
giảm tình trạng căng thẳng và về những triển vọng của sự chung sống hòa bình giữa chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa tư bản.
Thái độ ủng hộ Trung Quốc mạnh mẽ phổ biến trong các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Trong khi các chính trị gia, những người thông cảm với Liên Xô đã bị cách
chức trong giai đoạn bất hòa giữa Mátxcơva và Hà Nội vào đầu những năm 60, thì những nhà
lãnh đạo có xu hướng ủng hộ Trung Quốc đã đủ mạnh để vượt qua thiên hướng của một số Ủy
viên Bộ Chính trị Việt Nam về cách tiếp cận được chia sẻ đồng đều hơn đối với hai đồng minh.
Xu hướng này đã được thể hiện trong sự tuyên truyền tương đối phong phú của Trung Quốc ở
Bắc Việt Nam. Trong khi đó việc tuyên truyền của Liên Xô chỉ giới hạn ở những cuộc triển lãm và
những bộ phim được chiếu trong dịp những ngày lễ lớn. Những chiến sĩ chống Liên Xô của
Trung Quốc vẫn tiếp tục, mặc dù có những phản đối mạnh mẽ của Đại sứ quán Liên Xô ở Hà
Nội. Các nhà ngoại giao và các quan chức khác của Trung Quốc được hưởng nhiều tự do hơn
so với các đồng nghiệp Xô Viết. Các nhà lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã liên tục đến
Bắc Kinh để xin ý kiến Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai về những vấn đề quan trọng trong chính
sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhìn chung, theo một kết luận không lấy gì làm
dễ chịu của Đại sứ quán Liên Xô ở Hà Nội: ở miền Bắc Việt Nam hiện nay có nhiều sự thông
cảm đối với Trung Quốc hơn là đối với Liên Xô. Những người Xô Viết thei kịp với những diễn
biến trong các mối quan hệ Bắc Việt Nam-Trung Quốc. Họ để ý đến mọi dấu hiệu của sự bất hòa
đó cho những lợi ích riêng của họ. Mátxcơva đầu tiên nhận được những dấu hiệu như vậy từ
năm 1965 qua báo cáo của các nhân viên ngoại giao và các nhà báo về sự phật ý đang tăng lên
ở Hà Nội với chính sách của cộng sản Trung Quốc. Theo báo cáo này, các nhà lãnh đạo Bắc
Việt Nam đã bắt đầu nghi ngờ về những mục đích đầu tiên của Bắc Kinh ở Đông Nam Á. Sự thay
đổi thái độ của các nhà lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể giải thích bằng những diễn
biến mới trong các mối quan hệ giữa Liên Xô và Bắc Việt Nam. Hợp tác với Mátxcơva sẽ tạo cho
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
Hà Nội một cơ hội để thoát khỏi sự bảo trợ quá đáng của Trung Quốc và có một vị trí độc lập
hơn trong quan hệ giữa Bắc Việt Nam và Bắc Kinh. Mặc dù sự chuyển hướng này trong chính
sách của Bắc Việt Nam không hứa hẹn một thành công ngay lập tức với các nhà lãnh đạo Xô
Viết, nhưng Liên Xô đã sẵn sàng chiếm lấy điều đó.
Kremlin trông đợi vào một nhóm các nhà chính trị thực dụng trong giới lãnh đạo Bắc Việt Nam,
họ là những người không hài lòng với ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc ở Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa và mong muốn có được một chính sách mang tính dân tộc cao hơn. Liên Xô đã đuợc
thông báo rằng, nhóm đó đang tồn tại ở Hà Nội và thực sự bao gồm những nhân vật lỗi lạc như
Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp với sự ủng hộ ngầm của Hồ Chí Minh. Liên Xô
cũng có được một số người ủng hộ mình trong số các công chức bậc trung và bậc thấp và cũng
như trong số các viên chức của Đảng, họ là những người chống lại đường lối theo chiều hướng
của Trung Quốc và sẵn sàng ủng hộ những chuyển hướng theo Liên Xô. Rõ ràng là Liên Xô
không thể sử dựng sức ép trực tiếp đối với các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam do sợ bị mất họ.
Thay vào đó, Liên Xô đã sử dụng những biện pháp tinh tế hơn để theo đổi hai mục tiêu có liên
quan đến nhau.
-Giúp đỡ các nhà lãnh đạo Việt Nam có được một vị trí độc lập hơn (từ Trung Quốc) trong chính
sách đối ngoại và đối nội của họ.
-Lôi kéo các đồng chí Việt Nam theo "một tình hữu nghị và hợp tác hơn nữa" với Liên Xô.
Để đạt được những mục tiêu này, Kremlin đã huy động mọi sức mạnh tuyên truyền của mình.
Trong rất nhiều cuộc gặp giữa các quan chức Liên Xô và Bắc Việt Nam cũng như trong các cuộc
hội đàm ở cấp cao, Mátxcơva tranh thủ mọi cơ hội để "vạch mặt bản chất xảo trá" của Bắc Kinh
và khuyến khích Hà Nội thực hiện những bước đi độc lập trong phạm vi chính sách đối ngoại.
Liên Xô cố gắng đưa Trung Quốc và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào cuộc xung đột bằng cách
để Hà Nội tự thảo luận với Bắc Kinh về những vấn đề viện trợ cho Việt Nam, đặc biệt là việc vận
chuyển viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa qua lãnh thổ Trung Quốc.
Những nỗ lực của Liên Xô nhằm thúc đẩy sự bất hòa giữa Trung cộng và Bắc Việt Nam đạt tới
đỉnh cao trong cuộc "Cách mạng văn hóa" do một phe nhóm thân Mao trong tầng lớp lãnh đạo
Trung Quốc gây ra.
Hà Nội rất lo lắng trước cuộc đấu đá giành quyền lực ở Bắc Kinh và về những ý đồ củ Trung
Quốc lôi kéo Việt Nam tham gia vào cuộc đấu đá này. Năm 1967, Bộ Chính trị Trung ương Đảng
Lao động Việt Nam cử một Ủy viên đến Bắc Kinh để đánh giá tình hình ở Trung Quốc và những
hậu quả của nó đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Những kết quả của chuyến đi tìm hiểu thực
tế này đã cảnh báo các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam, họ lo sợ rằng thắng lợi sắp đến nơi của Mao
có thể dẫn đến sức ép của Trung Quốc đối với Hà Nội tăng lên. Báo cáo cũng báo dộng về một
nhóm các nhà chính trị Việt Nam lỗi lạc trước kia, những người đã chống lại chính sách của Hà
Nội đề ra đầu những năm 60 và đã bị cách chứ và bất đồng quan điểm. Nhóm này quyết định
ủng hộ mong muốn của Lê Duẩn nhằm hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở trong nước và
ngăn cản sự thống trị của những nhân vật ủng hộ Trung Quốc trong giới lãnh đạo Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa.
Những thành viên của nhóm đối lập này trông chờ vào sự giúp đỡ của Liên Xô đối với những nỗ
lực của họ. Trong cuộc gặp với các quan chức Liên Xô, những người Việt Nam này đã đề nghị
những người bạn Xô Viết gây sức ép để Hà Nội cắt sự ủng hộ không có hiệu quả trong các kế
hoạch của Bắc Kinh ở Đông Nam Á. Họ cũng cảnh báo rằng việc gây sức ép đó nên được thực
hiện một cách cẩn thận, không xúc phạm đến lòng tự trọng của các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam,
và không nên lặp lại những sai lầm như Khruschev đối với Tito và người Anbani. Những người
không theo trào lưu chung của Đảng cũng chỉ ra rằng tốt hơn là Liên Xô nên giữ một lời kêu gọi
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
bằng văn bản cho Hà Nội để thực hiện những quan điểm của phía Liên Xô. Vì đây là những
bước đi thực tế nên giới lãnh đạo Việt Nam sẽ có thể phải theo. Mátxcơva cố nhiên là công nhận
những lời đề nghị này nhằm kéo Việt Nam khỏi Trung Quốc.
Do nhận thức được sự ủng hộ có bảo đảm của Mátxcơva và nhận thức được cuộc cạnh tranh
giữa hai siêu cường cộng sản nhằm giành lấy ảnhhưởng ở Đông Nam Á, giới lãnh đạo Việt Nam
coi đây là một cơ hội duy nhất để "bắt cá hai tay". Hà Nội sẵn sàng duy trì những mối quan hệ
hữu nghị với cả hai đối thủ và do đó sẽ nhận được tất cả sự ủng hộ có thể từ những nhà "xét lại"
Xô Viết cũng như là "bành trướng" Bắc Kinh.
Nhiều nhà phân tích Hoa Kỳ đã tranh cãi về triển vọng này thậm chí trước khi Mỹ leo thang
chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa... triển vọng này quá rõ ràng đối với các đại sứ Mỹ ở Đông
Nam Á, và được thể hiện trong các dự báo mà họ gửi về Washington đầu năm 1965. Cộng đồng
tình báo Mỹ cũng dự báo rằng Liên Xô và Trung Quốc sẽ cạnh tranh để giúp đỡ Việt Nam và như
vậy sẽ đem lại cho Hà Nội một cơ hội để có được nhiều viện trợ hơn từ cả hai nước.
Mặc dù, trên thực tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã coi dự báo này là đúng, nó phức tạp hơn
nhiều so với điều mà Washington dự báo. Chính sách này không chỉ đơn giản là kết quả của sự
tính toán chính xác mà nó còn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lòng tin sắt đá của những người Cộng
sản Việt Nam và bởi những quan điểm của họ về một cuộc đấu tranh chống "đế quốc Mỹ". Như
Douglas Pike đã nhận xét, trong suốt cuộc chiến tranh, những người Cộng sản Việt Nam đã duy
trì một quan điểm "cứng rắn một cách cực đoan và bảo thủ" đối với kẻ thù của họ ở phía Nam.
Và đối với những đóng góp của họ cho "tiến trình cách mạng thế giới" và với trách nhiệm của các
nước xã hội chủ nghĩa khác đối với họ... "Mỗi một quốc gia cộng sản, dù lớn hay nhỏ-lời của một
nhà lý luận Cộng sản Hà Nội-đều có cả lợi ích quốc gia và nghĩa vụ quốc tế. Và để giải quyết
những vấn đề này, một nước nhỏ (như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) phải được tự do quyết định
những lợi ích và nghĩa vụ của nó mà không nên bị ép buộc phải thực hiện bởi một quốc gia lớn
hơn (như Liên Xô hoặc Trung Quốc). Tuy nhiên một số quốc gia nhỏ cũng có quyền trông đợi sự
giúp đỡ từ những nước lớn. Như vậy, lời tuyên bố này đã xác định rằng Liên Xô (và Trung Quốc)
phải giúp đỡ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dưới danh nghĩa vô sản quốc tế nhưng cũng với tinh
thần như vậy-họ không thể đưa ra những đòi hỏi đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vì như vậy
là vi phạm đến quyền tự quyết. Có một câu hỏi đặt ra là trong khái niệm này thì đâu là sự tính
toán thực tế và đâu là niềm tin trung thực. Hòa quyện lại với nhau, cả hai điều này hình thành
nền móng trong chính sách đối ngoại của nươc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hai khái niệm này
cũng đã khẳng định hành vi cư xử của Bắc Việt Nam với Liên Xô. Đại sứ quán Liên Xô ở Hà Nội
đã mô tả hành vi cư xử này của Bắc Việt Nam như là một cách tiếp cận "dân tộc chẹp hòi" đối
với vài trò của Liên Xô trên vũ đài quốc tế và ở Việt Nam.
Miêu tả xa hơn về cách tiếp cận này, Đại sứ quán Liên Xô giải thích rằng Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa coi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác như là "một hậu phương của Việt
Nam". Giới lãnh đạo Bắc Việt Nam tin tưởng rằng, chỉ có Đảng Lao động Việt Nam mới có thể
đánh giá đúng mức tình hình ở Đông Nam Á và có thể tìm ra những phương pháp thích hợp để
giải quyết vấn đề Việt Nam, do đó tất cả các nước xã hội chủ nghĩa phải có nghĩa vụ ủng hộ sự
nghiệp của Hà Nội. Nói một cách khác, theo quan điểm của Liên Xô, Bắc Việt Nam đang chứng
minh cho thấy đó là một nước độc lập và cứng đầu.
Thái độ này của Liên Xô được thể hiện ở hầu hết các khu vực trong các mối quan hệ Liên Xô-
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Do đó, giới lãnh đạo Bắc Việt Nam đã phải miễn cưỡng thông báo
với các đồng nghiệp Liên Xô những thông tin về tình hình chính trị ở Việt Nam và Đông Dương.
Họ giấu giếm thực trạng các vấn đề nội bộ của Đảng Lao động và các diễn biến trong mối quan
hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh. Hà Nội không muốn chia sẻ với Mátxcơva về những kế hoạch tác
chiến hoặc những quan điểm của họ về những biện pháp khả thi để giải quyết cuộc xung đột. Để
đáp lại những thắc mắc dai dẳng của Mátxcơva về các kế hoạch tác chiến của Việt Nam Dân chủ
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
Cộng hòa năm 1967, Phạm Văn Đồng thậm chí còn trả lời rằng Bắc Việt Nam không có những
kế hoạch tác chiến đó vì họ hành động theo tình hình đang diễn ra.
Không còn nghi ngờ gì nữa, sự giấu giếm của Hà Nội bị ảnh hưởng bởi nỗi e ngại về việc gây
nguy hại đến các mối quan hệ với Trung Quốc. Nhưng một đặc tính kiên trì trong thái độ của Bắc
Việt Nam vẫn giữ nguyên thậm chí sau khi tình hữu nghị giữa hai nước châu Á này xấu đi. Do
vậy, các nhà ngoại giao của Liên Xô ở Bắc Việt Nam kết luận rằng "Mặc dù có biểu hiện của sự
bất hòa nghiêm trọng giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc nhưng điều
đó thực sự không có nghĩa là giữa Việt Nam và Liên Xô đã tự khôi phục lại được mối quan hệ
hợp lý.
Mátxcơva cũng không hài lòng với thái độ của Bắc Việt Nam đối với vấn đề hợp tác kinh tế và
quân sự. Đối với viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam như là một nghĩa vụ quốc tế đối với "Nhân
dân Việt Nam anh hùng", Hà Nội đã sử dụng nguồn viện trợ này một cách đặc biệt cho lợi ích
riêng của nó. Giới lãnh đạo Việt Nam tận dụng mọi cơ hội để đề nghị các đồng chí Xô Viết mở
rộng sự giúp đỡ, nhưng Hà Nội đã không đáp lại sự quan tâm của đồng minh một cách đúng
mực, họ từ chối xem xét đến những lợi ích và hiểm họa của người bạn đồng minh của mình và
từ chối đáp lại một cách tích cực những yêu cầu của Liên Xô đưa ra.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhận được rất nhiều thiết bị công nghiệp, các loại máy móc, mô
tơ điện và xe tải. Hầu hết các thiết bị này có thể được sử dụng để tái thiết các nhà máy, các nhà
máy điện, nhà ga xe lửa và những cánh đồng bị bom Mỹ phá hoại. Và Hà Nội đã liên tục kêu cứu
viện trợ bổ sung những thiết bị trên. Nhưng chỉ một phần viện trợ được sử dụng cho việc thái
thiết. Phần còn lại thì được dự trữ để sử dụng lâu dài. Những chiến thuật này của Việt Nam
không có ý nghĩa đối với Liên Xô bởi vì những hàng viện trợ này người Liên Xô không dùng đến
nữa, thậm chi chúng còn là loại hàng mà Liên Xô bỏ đi không thương tiếc. Hàng viện trợ được
cất giữ ngoài trời, không xa các nhà ga và bến cảng, vì lý do thời tiết nên chúng nhanh chóng trở
thành đống sắt gỉ, thế nhưng nhu cầu về hàng viện trợ thêm thì vẫn còn. Theo số liệu của Đại sứ
quán Liên Xô, 26 triệu rúp (hơn 29 triệu đôla) giá trị thiết bị công nghiệp không dùng đến đã bị
chất đống ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào cuối năm 1966.
"Những người bạn" Việt Nam đã không còn tiết kiệm đối với viện trợ quân sự của Liên Xô. Họ
yêu cầu Mátxcơva cung cấp nhiều tên lửa, đạn pháo và thiết bị rada hơn nhưng lại quá lãng phí
chúng. Các chuyên gia quân sự Liên Xô ghi nhận những vụ việc này, ví dụ như trong một lần
Việt Nam phóng tên lửa phòng không mà họ không chuẩn bị những dữ liệu cần thiết, đơn giản
chỉ để doạ máy bay Mỹ, mà gọi những lần phóng tên lửa như vậy là "sự thực hiện những nhiệm
vụ chiến thuật", song chẳng qua chỉ là việc lãng phí một cách thái quá.
Bộ đội Bắc Việt Nam đã vi phạm những quy định về lưu trữ đối với vũ khí quân sự của Xô Viết và
phớt lờ lời khuyên của Liên Xô về việc sử dụng các thiết bị này. Cả hai vấn đề trên đã dẫn tới
việc hỏng hóc vũ khí. Một chuyên gia quân sự Liên Xô phàn nàn rằng, mặc dù Việt Nam được
trang bị các loại rađa tốt, nhưng do các tư lệnh quân đội từ chối sử dụng đúng chỉ dẫn của các
chuyên gia Xô Viết nên đã làm giảm thín hiệu quả của hệ thống phòng không của Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà.
Các quan chức Việt Nam tìm cách thanh minh những vụ việc trên bằng việc đổ lỗi cho các loại vũ
khí Liên Xô không hoàn thiện. Họ đưa ra những lời đồn đại rằng Liên Xô trang bị cho Việt Nam
những loại vũ khí và thiết bị quá hạn sử dụng mà Liên Xô không cần đến nữa. Họ hạn chế số
lượng máy bay Mỹ bị bắn rơi bằng tên lửa của Liên Xô, trong khi đó những mất mát máy bay Việt
Nam do Liên Xô sản xuất thì được giải thích là vì chất lượng của máy bay tồi. Đồng thời các nhà
lạnh đạo Hà Nội liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của sự giúp đỡ về tinh thần và vật chất của
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
Liên Xô, đồng thời họ đánh giá cao sự ủng hộ của Liên Xô trong cuộc đấu tranh của nhân dân
Việt Nam.
Các quan chức Việt Nam liên tục vi phạm thoả thuận với Liên Xô về việc kiểm tra các loại vũ khí
quân sự của Mỹ. Một nhóm cố vấn quân sự đặc biệt do Matxcơva phái đến Hà Nội để thực hiện
mục đích này đã gặp phải rất nhiều khó khăn phần lớn do các quan chức Việt Nam gây ra: họ bịa
ra rất nhiều lời biện hộ để không cho các chuyên gia Liên Xô có cơ hội để xem xét quả tên lửa
này hoặc khẩu súng kia của Mỹ. Các lời giải thích chính thức đó là các viện bảo tàng và các khu
triển lãm của Việt Nam cần các vật trưng bày, và rằng các địa phương ở nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà có quyền đối với các chiến lợi phẩm này, và rằng các chuyên gia Việt Nam cần kiểm
tra các loại vũ khí thu được này. Đôi lần quan chức cấp cao của Liên Xô đã phải nêu vấn đề về
việc tiếp cận các chiến lợi phẩm trong các cuộc hội đàm với Phạm Văn Đồng và Lê Duẩn nhằm
giải quyết vấn đề đó. Tất cả các chuyên gia Liên Xô làm việc ở Việt Nam đã được chứng kiến sự
giấu giếm và trò chơi hai mặt của các đồng chí Việt Nam. Các nhà ngoại giao và các nhà chuyên
môn khác bị đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của lực lượng an ninh Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Họ sống trong một bầu không khí thiếu tin cậy và bị ngờ vực. Các quan chức của Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà, cố gắng ngăn chặn sự tiếp xúc giữa người Liên Xô và người Việt Nam, phía Việt
Nam nghi ngờ rằng các chiến sĩ đồng mình của họ có thể thu được những tin tức bí mật bằng
những kiểu gặp gỡ như vậy. Vào đầu năm 1968, Liên Xô nhận được tin về việc Bắc Việt Nam
bắt giữ một số người dân vì họ đã tiết lộ tin tức bí mật cho các nhân viên ngoại giao nước ngoài.
Tháng 3 năm 1968, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đưa ra một luật lệ nhằm trừng trị hoạt động
phản cách mạng. Đại sứ quán Liên Xô đã phàn nàn rằng thực tế luật lệ này "đã làm giảm nghiêm
trọng sự tiếp xúc của chúng tôi với các công dân Việt Nam, những người mà giờ đây lo sợ
những hậu quả có thể xảy ra". Đồng thời nhà cầm quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng đã
thực hiện những hạn chế hà khắc đối với những người Liên Xô, họ không được đi lại tự do, thậm
chí ngay trong Hà Nội. Một thái độ đáng kể nhất về thái độ của Việt Nam đối với Liên Xô đã được
thể hiện trong bức thư của Bộ Hàng hải thương mại Liên Xô gửi Xô Viết tối cao ngày 18 tháng 7
năm 1966. Qua việc miêu tả các hành động của người Việt Nam ở cảng Hải Phòng, Bộ này đã
nói rằng lãnh đạo cảng Hải Phòng đã cố ý trì hoãn việc dỡ hàng của các tàu Liên Xô và giữ các
tàu đó tại cảng bởi vì những con tàu này có thể hạn chế thiệt hại do bom gây ra đối với cảng khi
Mỹ ném bom. Hơn nữa, lãnh đạo cảng Hải Phòng thường xuyên xếp những con tàu của Liên Xô
gần những điểm dễ bị ném bom nhất, ví dụ như gần những khẩu pháo phòng không nhằm đảm
bảo sự an toàn cho những khẩu pháo này trong các cuộc ném bom của Mỹ. Trong các cuộc tấn
công không quân của Mỹ, các tàu quân sự Việt Nam sử dụng các con tàu của Liên Xô như một
lá chắn trong khi họ bắn trả các máy bay của Mỹ.
Do vậy, các mối quan hệ giữa Liên Xô và Bắc Việt Nam rất phức tạp trong giai đoạn 1965-1968.
Những người Cộng sản Việt Nam hoá ra là những người đồng minh không tin cậy và ích kỷ,
thường gây ra những khó khăn cho các đồng chí Xô Viết của họ. Ảnh hưởng của Liên Xô đối với
chính sách của Hà Nội không tương xứng với mức độ giúp đỡ của Liên Xô đối với Bắc Việt Nam.
Thực tế này không còn là điều bí mật cho cả hai phía Việt Nam và Liên Xô. Một phóng viên của
Việt Nam hỏi một nhà báo của tờ Izvestiia, Mikhai Ilysnki: "Anh có biết, Liên Xô đóng góp bao
nhiều trong tổng viện trợ cho Việt Nam và Liên Xô có được bao nhiêu ảnh hưởng đối với Việt
Nam (nếu sự ảnh hưởng này có thể đo được bằng %)? Số liệu lần lượt là 75-80% và 4-5%". Nhà
báo Xô Viết trên nhận xét: "Nếu như nhà báo Việt Nam này thổi phồng những số liệu cũ (tới 15-
20%), thì số liệu về phần ảnh hưởng của Liên Xô chắc chắn là đúng.
Matxcơva không thể tiếp tục với một mối quan hệ bất lợi như vậy được. Liên Xô cần sự ảnh
hưởng lớn hơn ở Việt Nam nhằm biến những mục tiêu về chính sách đối ngoại của họ thành
hiện thực, nhằm đạt tới một giải pháp thích hợp cho cuộc chiến và biến Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà thành một đồng minh tin cậy của Liên Xô trong Phong trào cộng sản thế giới. Mặc dù Liên
Xô đang dần dần cải thiện vị trí ở đó nhờ có sự giúp đỡ đối với Bắc Việt Nam, nhưng tiến trình
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
này vẫn đang được tiếp tục vào năm 1966-1967 lúc đó Mỹ quyết định tìm kiếm những tiếp xúc
trực tiếp với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhằm tìm cách giải quyết cuộc xung đột.
Chương V: Hoà tan
Chúng ta không thể hiểu rõ được vai trò của Liên Xô trong hàng loạt những nỗ lực của Mỹ trong
năm 1966-1967 nhằm giải quyết Cuộc chiến ở Đông Nam Á bằng cách thúc đẩy các nhà lạnh
đạo Hà Nội tham gia vào vòng thương lượng nếu như không có sự phân tích về thái độ của Hà
Nội đối với các cuộc đàm phán và không có sự tìm hiểu sự hợp tác về ngoại giao giữa Liên Xô
và Bắc Việt Nam. Sự hợp tác giữa hai nước là một bộ phận quyết định của liên minh Liên Xô và
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong Cuộc chiến ở Việt Nam. Matxcơva đã phải chứng minh sự
đáng tin cậy của mình không chỉ bằng cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự cho "những người
chủ chiến ở Việt Nam", bằng việc tuyên bố tình đoàn kết với Hà Nội mà còn bằng cách thực hiện
những công việc tế nhị hơn nhưng không kém phần quan trọng trên danh nghĩa đồng minh của
Việt Nam qua những kênh ngoại giao.
Trên lĩnh vực hoạt động này của Liên Xô khuynh hướng cho một giải pháp hoà bình đối với cuộc
xung đột của Matxcơva dường như là rõ ràng nhất. Có thể nói mục tiêu này bao trùm lên tất cả
các bước đi của Kremlin, được thể hiện trong các sáng kiến riêng của Liên Xô hoặc trên danh
nghĩa của những người Bắc Việt Nam. Như thường lệ, hiểm hoạ về một cuộc xung đột toàn cầu
và cuộc đọ sức với Mỹ luôn nằm trong tâm trí của các nhà lãnh đạo Xô Viết. Và kết quả là, họ rất
lo lắng để tránh bất kỳ một sự thay đổi của các sự kiện có thể đưa đến một thảm hoạ như vậy.
Việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong Cuộc chiến Việt Nam đã được giới lãnh đạo Xô Viết coi như
là một sự kiện chết người và Matxcơva đã lưu ý đến mọi diễn biến của sự kiện này với nỗi lo sợ.
Mỹ không phải nguồn duy nhất của hiểm hoạ này. Trung Cộng cũng sở hữu loại vũ khí huỷ diệt
này và việc Bắc Kinh sẵn sàng cung cấp vũ khí hạt nhân cho đồng mình Bắc Việt Nam là điều có
thể xảy ra. Mặc dù khả năng này hầu như không đáng phải xem xét, nhưng Matxcơva không thể
phớt lờ chuyện đó được nếu như họ mong muốn ngăn chặn sự thay đổi nguy hiểm của cuộc
chiến.
Tháng 8 năm 1967, KGB đã báo cáo với các nhà lãnh đạo Kremlin rằng Trung Quốc đã hứa
cung cấp bom nguyên tử cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà để tấn công căn cứ quân sự của Mỹ ở
miền Nam nếu như Mỹ có ý đồ sử dụng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam. Tình báo Liên Xô coi
chuyện đó đáng giá để thông báo với các đại diện của Mỹ ở nước ngoài về sự chuẩn bị giữa
Trung Quốc và Việt Nam.
Thật bất hạnh là không có một bằng chứng nào cho thấy các nhà lãnh đạo Liên Xô ghi nhận báo
cáo của KGB và cung cấp thông tin đó cho Washington. Nhưng chính một bước đi như vậy có
thể phù hợp với hai lý do:
-Thứ nhất, nó có thể ngăn cản Mỹ sử dụng vũ khí nguyên tử nhằm cố gắng khuất phục Bắc Việt
Nam và các đồng mình của họ ở miền Nam.
-Thứ hai, thông tin của KGB có thể sẽ ngăn cản sự câu kết giữa Bắc Kinh và Washington, đây là
một nỗi kinh hoàng thực sự cho giới lãnh đạo Xô Viết. Vấn đề này đã trở nên thận trọng hơn vào
năm 1966-1967, khi Trung Cộng bị tê liệt do cuộc đấu tranh nội bộ giữa hai phe phái trong giới
lãnh đạo. Sự câu kết giữa Mao và Mỹ có thể bênh vực phe Mao-ít trong Đảng Cộng sản Trung
Quốc, do đó sẽ làm mất đi những cơ hội giành chiến thắng cho các địch thủ của nó-những người
có thái độ ủng hộ hoặc tối thiểu là không thể không hoà giải được đối với sự hợp tác với Liên Xô.
Yếu tố Trung Quốc đã ảnh hưởng mạnh mẽ trong chính sách của Liên Xô để đạt được một giải
pháp cho Cuộc chiến Việt Nam, đặc biệt là vì Matxcơva phải vượt qua sự miễn cưỡng, đồng ý
với giải pháp ngoại giao của Hà Nội. Cuối năm 1965, Bắc Việt Nam tin rằng chỉ có một giải pháp
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
có thể thoát ra khỏi cuộc chiến đó là phải giành thắng lợi về quân sự đối với đế quốc Mỹ xâm
lược và chính quyền bù nhìn Sài Gòn.
Tháng 12 năm 1965, Hội nghị 12, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã nhất trí huy động hơn
nữa các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và tất cả nhân dân Việt Nam để "trong bất kỳ một
hoàn cảnh nào phải đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải
phóng miền Nam hoàn thành Cuộc cách mạng dân tộc dan chủ trên khắp đất nước, và tiến tới
thống nhất Tổ quốc một cách hoà bình". Có một điều là nhiệm vụ "thống nhất đất nước một cách
hoà bình" lại bị xếp cuối cùng. Giới lãnh đạo Cộng sản Bắc Việt Nam đã coi việc thống nhất đất
nước là kết quả của sự thành công về quân sự trong Cuộc chiến tranh chống Mỹ và là thắng lợi
của cuộc cách mạng cộng sản ở miền Nam.
Để ủng hộ cho ý tưởng này, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã soạn thảo tỉ mỉ những
hành động chắc chắn, cần thiết để đạt được những mục tiêu đó. Uỷ ban này đã nhấn mạnh rằng
những mục tiêu quân sự cho cuộc đấu tranh này phải là đế quốc Mỹ và quân đội bù nhìn Sài
Gòn,
"Sự chú ý đặc biệt đối với sự phát triển toàn diện và nhanh chóng cho các lực lượng vũ trang,
đặc biệt là các lực lượng quân chính quy là cần thiết. Cùng với việc phát triển cuộc chiến tranh
du kích, có ba đến bốn nhóm quân chủ lực được hình thành, về lực lượng quân trù bị chiến lược
được củng cố. Như vậy, giới lãnh đạo Bắc Việt Nam đã giành phần lớn sự tập trung của họ tới
các biện pháp chiến tranh, hạn chế nói đến cuộc "đấu tranh chính trị" như là một giải pháp phụ
quan trọng.
Trong tình hình này thì những nỗ lực của Matxcơva nhằm thúc đẩy những ý tưởng về một thoả
thuận với Mỹ tại bàn thương lượng đã cho thấy là vô ích. Hơn nữa, khi thảo luận những vấn đề
trên với đồng nghệp Bắc Việt Nam, Matxcơva đã phải cẩn thận không làm tổn hại đến vị trí của
họ ở Hà Nội. Đầu tiên, trên chính trường ngoại giao, Matxcơva phải tự mình hạn chế trong rất
nhiều công việc của các đồng minh của họ, họ trông đới tới một thời điểm thích hợp để bàn bạc
những cách thức cho một giải pháp hoà bình ở Đông Dương.
Liên Xô rõ ràng đã có ảnh hưởng tới các hoạt động tiếp xúc của đoàn ngoại giao Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà với các nước phương Tây. Các quan chức và các nhà ngoại giao Xô Viết đã
khuyên các đồng nghiệp của họ ở Mỹ, Pháp, Anh và các nước phương Tây khác về lập trường
của Hà Nội đối với nhiều vấn đề trong việc giải quyết cuộc chiến. Lần lượt, họ đã cung cấp cho
Hà Nội tin tức về lập trường của phương Tây cũng như các tin mật từ các nguồn tin tình báo của
họ. Các quan chức Bắc Việt Nam đôi khi hướng dẫn các đồng minh Xô Viết về các hoạt động
cần tiến hành trong những tình huống cụ thể.
Sự minh hoạ rõ ràng nhất về vai trò của Liên Xô trong vấn đề này nằm trong các tài liệu có liên
quan đến các chính sách của Bắc Việt Nam đối với Liên Hợp quốc. Ngay từ đầu Hà Nội đã phản
đối việc giải quyết cuộc chiến ở Việt Nam, nhất là những sáng kiến hoà bình cua U.Than, Tổng
thư ký Liên Hợp quốc. Bắc Việt Nam đã không thừa nhận ông ta như người trung gian hoà giải.
Trong các giai đoạn của Cuộc chiến Việt Nam rõ ràng những người cộng sản Việt Nam đã lo sợ
rằng Mỹ có thể thuyết phục đa số ở Liên Hợp quốc chấp nhận cho những hành động của Mỹ ở
Việt Nam, thậm chí còn cung cấp cho Washington những thứ hơn cả sự ủng hộ về tinh thần (Hà
Nội khó có thể phớt lờ khả năng đó từ ví dụ rất mới trong Cuộc chiến Triều Tiên). Sau đó có lẽ
những sự cân nhắc khác đã thắng thế trong chính sách của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đối với
Liên Hợp quốc. Giới lãnh đạo Bắc Việt Nam có thể đã không thấy được vai trò của Liên Hợp
quốc trong các diễn biến xảy ra trong tương lai ở Đông Nam Á. Hà Nội cũng mong muốn tránh
sự công khai hoá trong lĩnh vực ngoại giao này (có thể xảy ra với đặc điểm của Liên Hợp quốc
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
và vị trí của ông Tổng thư ký), và họ cũng mong muốn sử dụng những đối tác tin cậy hơn như
Liên Xô, Ba Lan. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không cần Liên Hợp quốc trong các vấn đề khác.
Vì thế nên các nhà lãnh đạo Việt Nam ngăn chặn Liên Hợp quốc tham gia giải quyết xung đột là
rất quan trọng và họ yêu cầu Matxcơva thực hiện nhiệm vụ này.
Năm 1966, khi chính quyền Sài Gòn yêu cầu Liên Hợp quốc cử các quan sát viên độc lập tới
miền Nam Việt Nam để tham dự các cuộc bầu cử, tham tán Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở
Matxcơva, Lê Trang đã gặp một quan chức cao cấp ở Bộ Ngoại giao Liên Xô và đề nghị
Matxcơva "chặn đứng âm mưu của Mỹ nhằm sử dụng tổ chức này vào những lợi ích của riêng
Mỹ". Quan chức Liên Xô đó đã thông báo với đồng nghiệp Việt Nam của ông ta rằng Liên Xô đã
tiến hành một số biện pháp nhất định đối với kết cục trên. Ông ta cũng nhấn mạnh rằng, Liên Xô
sẽ cố gắng ngăn chặn "thủ đoạn xúi giục này của Mỹ liên quan đến việc triển khai các quan sát
viên của Liên Hợp quốc để tham dự các cuộc bầu cử ở miền Nam".
Vài ngày trước đó, một cuộc gặp gỡ tương tự đã diễn ra giữa Đại sứ Liên Xô Shcherbakov và
Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Việt Nam Hoàng Văn Tiến. Hoàng Văn Tiến đề nghị Liên Xô ngăn
chặn việc đưa vấn đề Việt Nam vào chương trình của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, thậm chí
ngay cả khi đại diện của Liên Xô tại Liên Hợp quốc phải sử dụng quyền phủ quyết của mình để
ngăn chặn cuộc thảo luận này. Shcherbakov hứa sẽ gửi đề nghị này về Matxcơva để xem xét.
Vấn đề phức tạp của Liên Hợp quốc nổi lên vào tháng 10 năm đó, vụ này liên quan đến một
trong những sáng kiến xuất hiện lại của U.Thant. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bắc Việt Nam,
Nguyễn Duy Trinh đã hướng dẫn đại diện của Liên Xô về những bước đi mà Liên Xô nên thực
hiện trong giai đoạn này. Mặc dù những chỉ dẫn của Nguyễn Duy Trinh đối với Matxcơva được
trình bày dưới vỏ bọc là một lời đề nghị, nhưng chúng đã minh chứng một cách chi tiết về những
biện pháp mà Liên Xô phải thực hiện nhằm ngăn chặn Liên Hợp quốc khỏi biến thành "một công
cụ cho đế quốc Mỹ nặn ra".
Theo Nguyễn Duy Trinh, thì Liên Xô nên sử dụng tất cả những ảnh hưởng của họ để giải thích
cho U.Thant về thái độ của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đối với gợi ý của ông ta và "cố gắng
thuyết phục ông ta phát biểu ủng hộ Việt Nam". Phía Việt Nam cho rằng, rất cần thiết để thuyết
phục Tổng thư ký Liên Hợp quốc thực hiện mọi biện pháp nhằm ngăn chặn việc đưa ra bất kỳ
một quyết định hoặc tuyên bố nào về Việt Nam trong khoá họp này của Đại hội đồng Liên Hợp
quốc". Cuối cùng nếu như có một văn bản như vậy về Việt Nam bị đưa ra thì Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa khác "nên phản đối nó một cách thích đáng".
Liên Xô cũng đặt những lợi ích của Hà Nội trong các mối quan hệ riêng của họ với các nước
khác, Matxcơva không những thể hiện và bảo vệ quan điểm của Bắc Việt Nam mà còn tập hợp
sự ủng hộ từ các nước khác nhằm tạo sức ép đối với Liên Hợp quốc về những lợi ích của Hà
Nội. Điều đặc biệt hấp dẫn trong vấn đề này đó là nước Pháp dưới thời De Gaulle.
Ngay từ đầu Cuộc chiến ở Đông Dương, Pháp đã giữ thái độ đặc biệt đối với chính sách của Mỹ
trong khu vực này. Không như các nước lớn ở phương Tây như Anh, Tây Đức, De Gaulle đã
không vội vàng ủng hộ những hành động của Washington dẫn tới sự leo thang trong cuộc chiến.
Ngược lại, ông rất hoài nghi về một kết cục có lợi cho Mỹ. Theo số báo cáo của CIA tháng 7 năm
1966, sự hoài nghi của Pháp một phần bắt nguồn từ sự tin tưởng của De Gaulle rằng: "Nếu như
Pháp, với kinh nghiệm, mưu mẹo và kiến thức hiểu biết của họ ở khu vực này đã không thể đè
bẹp những người cộng sản, thì với Mỹ dù với tất cả sức mạnh cũng không thể làm như vậy
được". Nhưng lý do khác để giải thích cho thái độ của Pháp có thể tham gia vào cuộc chiến, nếu
như Bắc Kinh cảm thấy nền an ninh của họ bị đe doạ, và một sự ghen tức tự nhiên đối với thắng
lợi của Mỹ ở Việt Nam (là một khả năng tự nhiên). "Như một ví dụ về quyền bá chủ của Mỹ ở lời
lẽ lẽ là của Pháp".
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
Dựa vào những đánh giá về lập trường của Pháp, tình báo Mỹ đã kết luận rằng Pháp "rất nóng
lòng chứng kiến sự rút quân. Pháp đủ thực tế để hiểu rằng, Mỹ với những lý do về uy tín và lợi
ích riêng của mình không thể đơn giản đầu hàng trong Cuộc chiến ở Việt Nam. Bởi vậy, Pháp đã
tạo ra một tình huống dẫn tới việc rút quân của Mỹ khỏi Việt Nam". Kết quả là De Gaulle ủng hộ
việc giải quyết cuộc xung đột bằng đàm phán, thậm chí khi những người cộng sản cuối cùng đã
chiếm ưu thế áp đảo ở khu vực này. Pháp sẽ ủng hộ phương pháp giải quyết trên khi Pháp vẫn
chiếm giữ vị trí lãnh đạo trong các cuộc đàm phán khu vực này. Pháp sẽ ủng hộ phương pháp
giải quyết trên khi Pháp vẫn chiếm giữ vị trí lãnh đạo trong các cuộc đàm phán.
Matxcơva đã nhận thức được "vị trí đặc biệt" của De Gaulle ở Việt Nam và sử dụng vị trí đó cho
quyền lợi riêng của mình và của Bắc Việt Nam.
Một nhà ngoại giao Xô Viết đã tâm sự với ông Lê Đức Thọ, một trong những uỷ viên có thế lực
tại Bộ Chính trị Bắc Việt Nam, trong chuyến thăm Pháp sau đó vào mùa hè năm 1965 rằng:
"Nhiệm vụ chung của chúng ta (Liên Xô và Bắc Việt Nam) là thúc đẩy Pháp tiến gần đến một giải
pháp cho vấn đề Việt Nam bằng cách sử dụng tất cả các kênh có thể, đặc biệt là ngoại giao".
Liên Xô đề nghị sử dụng "yếu tố chống Mỹ" đang hiện hữu trong đường lối ngoại giao của De
Gaulle hướng đến các xu thế khác nhau của tình hình quốc tế. Bằng cách sử dụng "yếu tố" này,
Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có thể làm cho Pháp giữ một vị trí quyết định hơn trong
vấn đề Việt Nam. Nhằm đạt được điều này, Matxcơva theo dõi chặt chẽ động thái trong đường
lối của Pháp đối với Mỹ và Cuộc chiến ở Việt Nam. Từ năm 1965 đến 1967, KGB đã chuẩn bị
nhiều văn bản ghi nhớ về đánh giá của De Gaulle đối với tình hình ở Đông Dương và các hoạt
động có liên quan của ông ta.
Mặc cho thái độ không khoan nhượng của Hà Nội đối với một giải pháp đã được thương lượng,
song Matxcơva không từ bỏ nỗ lực tìm cách giải quyết vấn đề Việt Nam bằng con đường ngoại
giao. Vai trò làm "sứ giả cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà" chỉ là một mặt trong chính sách của
Liên Xô đối với cuộc xung đột này. Mặt kia kém rõ ràng hơn, đặc biệt khi tình hình cho thấy ít hy
vọng thành công. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Xô Viết ở Hà Nội đã nhanh chóng ghi nhận
những dấu hiệu thay đổi tình hình vào giữa năm 1966.
Tin đầu tiên về việc có thể thay đổi lập trường của Việt Nam đối với các cuộc đàm phán hoà bình
đến Matxcơva vào cuối năm 1965. Đại sứ Liên Xô ở Campuchia, Anatoly Ratanov đã ghi nhận
trong báo cáo hàng quí rằng tình hình quân sự ở miền Nam Việt Nam dường như bất lợi cho Mặt
trận dân tộc Giải phóng, cho dù về phía Mỹ cũng chẳng có hy vọng gì. Tuy nhiên, những khó
khăn của những người yêu nước ở miền Nam Việt Nam và những người ủng hộ ở Hà Nội ngày
tăng. Kết quả là, Ratanov lập luận, các đồng chí Việt Nam bắt đầu "dò dẫm những khả năng có
thể đàm phán, thay đổi thái độ và chiến thuật về vấn đề này".
Đại sứ Liên Xô đã đề cập đến việc Mặt trận dân tộc Giải phóng giờ đây đang nhấn mạnh tầm
quan trọng của đấu tranh chính trị, nâng cao vai trò phong trào hoà bình, từ bỏ các kế hoạch khởi
nghĩa nhân dân và đưa ra những ý kiến mới về đàm phán. Những sự phát triển này cho thấy,
mặc dù chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng đã có những thay đổi trong chính sách của Mặt
trận dân tộc Giải phóng về một giải pháp hoà bình. Bản báo cáo của vị Đại sứ có thể đã khuyếch
trương những xu hướng này và có nhiều ý nghĩa mong mỏi hơn là phân tích, nhưng dù sao cũng
phản ánh quan điểm của các quan chức Xô Viết.
Matxcơva tiếp tục nhận được thông tin từ các nhà ngoại giao Liên Xô về nỗi lo ngại ngày càng
tăng trong giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp đấu tranh. Trong báo cáo chính trị
năm 1966, sứ quán Liên Xô tại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ghi nhận rằng Mặt trận dân tộc
Giải phóng chỉ có thể tiếp tục cuộc chiến tranh bằng cách dựa hoàn toàn vào sự trợ giúp của
miền Bắc. Về phần mình, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng không thể chịu đựng được sức ép
của Mỹ nếu không có sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, mà nguồn viện trợ của họ chiếm
đến hai phần ba ngân sách của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sứ quán cũng nhận thấy những
khó khăn về kinh tế và những khó khăn khác đã được Hà Nội đánh giá lại chiến lược chiến tranh
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
trường kỳ ("5 năm, 10 năm, 20 năm" theo lời Hồ Chí Minh) và quan tâm đến các triển vọng trên
các mặt trận chính trị và ngoại giao.
Matxcơva hài lòng sử dụng các thay đổi này để đưa quan điểm của mình về một giải pháp hoà
bình cho cuộc xung đột ở Việt Nam. Những cố gắng của họ trở nên dễ dàng bởi sự thật rằng từ
cuối năm 1966, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam số lượng lớn viện trợ quân sự, loại bỏ vũ khí
của Trung cộng đã quá lạc hậu.
Các nhà lãnh đạo Xô Viết bắt đầu cởi mở hơn khi khuyên các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải
tăng cường các hoạt động ngoại giao. Họ tìm cách thuyết phục Hà Nội rằng các sáng kiến hoà
bình sẽ cải thiện hình ảnh của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trước dư luận thế giới và đem lại cho
Bắc Việt Nam vị trí chính nghĩa mà xưa nay thuộc về Mỹ. Để thuyết phục Hà Nội, Liên Xô đã sử
dụng ảnh hưởng về mặt kinh tế. Hà Nội thường phàn nàn rằng viện trợ của Liên Xô không đủ và
lẽ ra Matxcơva có thể gửi cho Việt Nam nhiều hơn so với trên thực tế. Mặc dù chắc chắn còn có
những lý do khác ảnh hưởng đến mức độ trợ giúp của Matxcơva, nhưng sức ép đối với Hà Nội
làm cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đàm phán với Mỹ là điều chắc chắn xảy ra.
Để tránh làm suy yếu vị thế của mình ở Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Matxcơva đã gắn sức ép
của họ với sức ép của các nước xã hội chủ nghĩa khác. Liên Xô biết rằng, Hà Nội luôn tìm cách
tăng viện trợ bằng cách cử các phái viên tới các nước xã hội chủ nghĩa khác để tập hợp sự ủng
hộ cho cuộc đấu tranh của mình. Các nhà lãnh đạo Xô Viết đã đề xiất vai trò những người "kiến
tạo hoà bình" với các đồng minh xã hội chủ nghĩa ở châu Âu, là những nước thoải mái hơn trong
việc thẳng thắn với các nhà lãnh đạo Việt Nam.
Ví dụ, khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Ung Văn Khiêm cố gắng tìm
kiếm thêm viện trợ từ Đông Đức thì người Đức đã nói với ông rằng không chỉ Việt Nam mới là
"chiến trường chống đế quốc Mỹ" mà cả Cộng hoà Dân chủ Đức cũng là "chiến trường" với
những khó khăn riêng của họ. Vì vậy, Hà Nội không thể hy vọng nhiều vào sự trợ giúp của Cộng
hoà Dân chủ Đức.
Mặc cho những nỗ lực của Liên Xô nhằm thuyết phục các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam về
việc cần thiết phải có một giải pháp qua thương lượng để giải quyết cuộc chiến, nhưng Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà thoạt đầu không đáp lại. Hà Nội nhìn nhận những nỗ lực này với sự nghi ngờ
nếu không nói là khinh thường. Hà Nội vẫn nuôi hy vọng giành chiến thắng bằng quân sự đối với
Mỹ và vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc.
Vị tướng xuất sắc của Bắc Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh, phụ trách Uỷ ban thống nhất của Đảng
lao động đã đưa ra hai lý do khi lập luận trong buổi nói chuyện với vị đại diện ngoại giao của Liên
Xô P.Privalov: "Thật rõ ràng đối với chúng tôi trong việc có nên tiếp tục cuộc chiến đấu nữa hay
không. Chúng tôi chắc chắn phải chiến đấu chống lại những kẻ xâm lược. Trả lời câu hỏi liệu có
đi đến các cuộc đàm phán hay không là vấn đề còn rất khó khăn. Tình hình hiện nay không thuận
lợi cho việc bắt đầu các cuộc đàm phán. Chúng tôi tạm thất bại trước người Mỹ và không có
cách lựa chọn nào khác ngoài việc đồng ý ngồi vào bàn đàm phán. Nhưng chúng tôi vẫn không
ngừng tấn công kẻ thù và giành được những thắng lợi quyết định. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng
tôi ngồi vào bàn đàm phán lúc này. Điều đó có nghĩa là sẽ mất đi mọi thứ và hơn hết là mối quan
hệ hữu nghị với Trung Quốc, nước phản đối kịch liệt các cuộc đàm phán".
Lời bộc bạch của nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam này đã làm cho Liên Xô ít có cơ hội theo đuổi giải
pháp chính trị để giải quyết cuộc khủng hoảng. Trước tình hình này, Kremlin đã lựa chọn hành
động đơn phương và thận trọng, nhưng thái độ này đã làm Washington thất vọng.
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
Chính quyền Johnson trong lúc tăng quân Mỹ ở Việt Nam và tiến hành chiến tranh với quân nổi
dậy miền Nam và đồng minh miền Bắc của họ, đã không loại trừ khả năng giải quyết bằng con
đường ngoại giao theo các điều khoản của Mỹ. Kết quả là vào hai năm 1965 và 1966,
Washington đã đề nghị một vài sáng kiến hoà bình. Điều này cho thấy khát vọng hoà bình và
nguyện vọng đàm phán với Hà Nội của Mỹ đồng thời cho thấy sự ngoan cố của phía kẻ thù.
Những đề nghị ban đầu này đã được ban lãnh đạo của Mỹ xem xét ở một chừng mực khi có sự
tuyên truyền ban đầu và sự bổ sung các hoạt động quân sự. Có thể thấy cơ sở của họ là việc
tạm thời ngừng ném bom miền Bắc và các hoạt động chống lại Việt cộng vào tháng 12 năm 1965
và tháng 1 năm 1966 được biết với cái tên "Tạm ngừng ném bom 37 ngày".
Ngày 7 tháng 12 năm 1965, khi đài phát thanh hoạt động bí mật mang tên Tự do, tiếng nói của
Mặt trận dân tộc Giải phóng phát thanh đề nghị một cuộc ngừng bắn 12 giờ bắt đầu từ đêm
Giáng sinh, Washington đã bị phiền phức rằng Việt cộng là người đầu tiên đưa ra đề nghị ngừng
bắn vào dịp lễ và thật sự đã đạt được một chiến thắng về mặt tâm lý. Các quan chức Mỹ vội
vàng đáp lại sáng kiến này. Một đề nghị ngừng bắn trong suốt dịp Tết âm lịch đã được chế độ
Sài Gòn đưa ra sau đó dường như không phù hợp với hoàn cảnh thực tế, như Sử ký của Bộ
Tổng tham mưu liên quân trong Chiến tranh Việt Nam ghi nhận: "Các nhân viên Bộ Ngoại giao
tin... rằng một sáng kiến ngừng bắn trong dịp Tết của Chính phủ Việt Nam (Việt Nam Cộng hoà)
sẽ là sự đáp lại thật sự đối với đề nghị ngừng bắn trong dịp Giáng sinh của Việt cộng. Tuy nhiên,
họ lo lắng rằng "một số người" thậm chí là những người có trách nhiệm trong Chính phủ có thể
qui kết là "đã phản ứng quá sớm" với đề nghị của Việt cộng và rằng Mỹ lẽ ra đã phải chuẩn bị
điều này".
Sau khi tham khảo ý kiến của các cố vấn, Tổng thống Johnson thông báo việc ngừng ném bom
bắt đầu từ ngày 24 tháng 12. Sau đó chính quyền sẽ ra hạn thêm, việc tạm ngừng ném bom này
kéo dài đến cuối tháng giêng, cũng vẫn chủ yếu nhằm mục đích tuyên truyền. Theo một Bị vong
lục của Hội đồng an ninh quốc gia, việc gia hạn này là "sự thể hiện nguyện vọng của chúng ta
nhằm đáp ứng nhiệm vụ đầy đủ đối với Việt cộng và Hà Nội để thay đổi cuộc chiến" và là "một sự
thể hiện rõ ràng rằng chúng ta đã khai thác một cách toàn diện mọi khả năng lựa chọn.
Việc tìm cách "thay đổi dư luận quốc tế có lợi cho Mỹ bằng cách đẩy trách nhiệm tiếp tục gây ra
các cuộc chiến về phía kẻ thù", chính quyền Johnson đã đảm bảo cho sáng kiến của họ được
thừa nhận trên toàn thế giới. Tổng thống đã gửi thư cá nhân cho Thủ tướng Tây Đức Ludwig
Erhard, Thủ tướng Anh Harold Wilson, Tổng thống Pháp De Gaulle, Thủ tướng Italia Aldo Moro
và Giáo hoàng Paul VI. Các đại diện cá nhân của Johnson đã tới một số thủ đô để giải thích mục
đích của việc tạm ngừng bắn này. Đó là sự tiến công ngoại giao chính của Mỹ.
Thậm chí, ngay trong số các quan chức Mỹ cũng có sự nghi ngờ về chính hiệu quả của một số
sự việc công khai như vậy. Chester Cooper, hồi đó còn ở trong Ban tham mưu Hội đồng an ninh
quốc gia, trước khi ngừng bắn đã đưa ra vấn đề có chứa sự khác nhau "giữa việc cố gắng cải
thiện hình ảnh của chúng ta và việc thăm dò hoà bình thật sự". Một vài năm sau, ông ta nhận xét
rằng "sự giả tạo và bầu không khí chung về nỗi bận rộn dễ nhận thấy trong suốt cuối tháng 12 và
tháng 1 dường như đưa đến kết luận rằng những nỗ lực ban đầu là nhằm cải thiện hình ảnh của
người Mỹ hơn là tìm ra giải pháp chính cho các cuộc thương lượng thật sự...".
Vai trò và thái độ của Liên Xô trong suốt 37 ngày tạm ngừng ném bom này như thế nào? Trước
hết, Liên Xô dường như ủng hộ sáng kiến "tấn công hoà bình". Trong hồi ký của mình, Lydon
Johnson đã đề cập đến buổi trao đổi giữa Đại sứ Liên Xô Dobrynin và Mc George Bundy trong
bữa ăn trưa vào "một ngày cuối tháng 11" và câu hỏi của Dobrynin về khả năng ngừng ném bom
từ "12 đến 20 ngày". Các nhà lãnh đạo Mỹ có thể đã được cam kết về "việc đẩy mạnh hoạt động
ngoại giao". Không rõ tại sao Kremlin chỉ thị cho Đại sứ của họ ở Washington đưa ra một cam kết
như vậy. Nhưng những gợi ý của Dobrynin trùng hợp với các bản báo cáo của các nhà ngoại
giao Liên Xô ở Đông Nam Á trong việc làm thay đổi lập trường của Cộng sản Việt Nam theo
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
hướng đàm phán. Nếu đây là một sự nhắc nhở thì Matxcơva đã phát những tín hiệu yếu ớt
nghiêm trọng hơn là nội dung chứa đựng. Nhưng có lẽ, với sự giúp đỡ của Mỹ, Matxcơva đã
quyết định khẳng định một sự thay đổi của Hà Nội cần thiết như thế nào. Trong bất kỳ trường
hợp nào, các nhà lãnh đạo Liên Xô cũng không giữ vai trò quyết định trong việc này.
Khi người của Bộ Ngoại giao, Llewellyn Thompson, gặp Dobrynin ngày 18 tháng 12 để trao cho
ông ta bản thông báo về việc tạm ngừng ném bom, nhà ngoại giao Liên Xô đã cam kết với
Thompson rằng ông sẽ thông báo ngay cho Chính phủ mình, nhưng "ông ta mong được hiểu
rằng ông không làm nhiệm vụ chuyển tin này cho Hà Nội". Sự miễn cưỡng này hoàn toàn có thể
giải thích được, nó liên quan đến tình trạng không biết rõ của Matxcơva rằng liệu các bước đi có
lợi cho giải pháp sẽ được đón nhận nồng nhiệt ở thủ đô Bắc Việt Nam hay không? Alexander
Zinchuk, Tham tán công sứ của Sứ quán Liên Xô tại Washington làm rõ vấn đề này trong buổi
hội đàm với William Bundy của Bộ Ngoại giao trước đó 12 ngày. Câu hỏi Bundy đặt ra là liệu
Liên Xô có thể có các cuộc hội đàm ở phạm vi thích hợp với các nhà lãnh đạo ở Hà Nội hay
không? Zinchuk đã trả lời một cách quả quyết là có những lưu ý rằng họ không bao giờ tìm thấy
bất kỳ sự mềm dẻo nào trong tuyên bố 4 điểm của Hà Nội.
Nhận rõ sự miễn cưỡng của Matxcơva khi phát ngôn ủng hộ sáng kiến hoà bình trong quan hệ
với Hà Nội, Matxcơva quyết định tránh đòi hỏi sự giúp đỡ của Matxcơva. Tổng thống Johnson
yêu cầu Averell Harriman đến thăm các bạn cũ ở các nước xã hội chủ nghĩa trừ Liên Xô. Tương
tự như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mc.Namara cũng không thấy có lợi gì trong việc Harriman
đến Matxcơva. Chính bản thân nhà ngoại giao đáng kính này đồng ý rằng "có thể việc tới
Matxcơva là một điều bất lợi vì họ có lẽ sẽ chỉ im lặng mà không làm điều gì khác".
Thay cho việc đó, Mỹ đã lựa chọn một cách gián tiếp việc kêu gọi Matxcơva gây sức ép đối với
Hà Nội. Harriman một mình đến thăm 11 nước tiêu biểu cho "Cuộc tấn công hoà bình". Ông ta đã
hội đàm với Chủ tịch nước Ba Lan, Gomulka; nhà lãnh đạo Nam Tư, Tito; Tổng thống Ai Cập,
Nasser. Ông cũng đã gặp Thủ tướng Sato ở Tokyo, Ayub Khan ở Pakistan, vua Iran. Ngoại
trưởng Thanat Khoman ở Thái Lan và Souvanna Phouma ở Lào. Trong một số cuộc gặp, ông đã
gắn vấn đề đóng góp của Liên Xô nhằm thiết lập nền hoà bình ở Đông Nam Á.
Trong các cuộc nói chuyện dài với Ngoại trưởng Adam Rapacki, "vị đại sứ hoà bình" người Mỹ,
tên mà sau này người ta gọi Harriman, đã thẳng thắn bày tỏ hy vọng rằng "Liên Xô và các ngài
(tức Ba Lan), cùng với các nước bạn bè của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ kêu gọi họ đưa ra
một vài hành động đáp lại" sáng kiến của Mỹ. Harriman giải thích rằng hy vọng của ông ta dựa
trên cơ sở cuộc nói chuyện với Kosygin hồi tháng 11 năm 1965. Thủ tướng Liên Xô đã "rất lo
lắng đến việc kết thúc cuộc chiến tranh. Ông ta không nói sẽ làm bất cứ điều gì". Harriman nhận
xét: "Nhưng ấn tượng của tôi là ông ta muốn kết thúc chiến tranh".
Harriman cũng hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Shastri và Tổng thống Pakistan Ayub Khan. Cả hai
vị trên đều sẽ gặp Kosygin ở Tashkent. Đối với phái viên Mỹ thì đây là một cơ hội tuyệt vời để
thuyết phục nhà lãnh đạo Liên Xô rằng: "Tổng thống Johnson chân thành mong muốn cách giải
quyết thông qua thương lượng và cương quyết ngăn cản Bắc Việt Nam chiếm Nam Việt Nam
bằng vũ lực và trao cho nhân dân miền Nam quyền quyết định tương lai của chúng tôi". Cả Tổng
thống Pakistan và Thủ tướng Ấn Độ đều hứa sẽ chuyển những câu chữ trên đến Kosygin. Đó là
lý do tại sao, trong khi Mỹ không tiếp cận trực tiếp đối với Liên Xô, mà chỉ cố gắng gửi thông điệp
tới các nước khác.
Ngay sau cuộc hội đàm của Harriman với các nhà lãnh đạo Ba Lan, một đại diện cấp cao của Bộ
Ngoại giao Ba Lan, Jery Michalowski, đã đến thăm Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trên đường tới
Hà Nội, ông đã dừng chân ở Matxcơva, nơi ông được các quan chức Xô Viết khuyến khích kêu
gọi các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam bắt đầu đàm phán cho một giải pháp hoà bình. Mặc dù
^=^ §Æng Hoμng H¶i ^=^
[email protected] - [email protected]
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD300606055 http://danghoanghai.999.org
chuyến đi không đạt được kết quả gì, nhưng Michalowski, người đã ở Hà Nội hai tuần, có thể đã
đạt được một vài tiến bộ trong việc thuyết phục giới lãnh đạo Bắc Việt Nam cần phải giải quyết
cuộc xung đột. Michalowski cũng dừng chân ở Bắc Kinh và có cuộc hội đàm dài với 3 vị Thứ
trưởng ngoại giao ở đây. Ông cũng ngạc nhiên về lập trường kiên quyết của Trung Quốc đối với
các cuộc đàm phán về Việt Nam. Theo Michalowski thì 3 vị này đều "cứng rắn đến lạ lùng trong
việc chống lại ý kiến thương lượng về một giải pháp hoà bình cho Cuộc chiến ở Việt Nam. Họ
khăng khăng rằng Mỹ đã bị lún sâu vào cuộc chiến này".
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro