Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

nho giáo và pháp gia

1.            Tư tưởng Nho Gia

          Nho gia xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI TCN, dưới thời Xuân Thu, người sáng lập là Khổng Tử (551 TCN-479 TCN). Đến thời Chiến Quốc, Nho gia đã được Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn thiện và phát triển theo hai xu hướng khác nhau: duy tâm và duy vật; trong đó dòng Nho gia Khổng- Mạnh có ảnh hưởng rộng và lâu dài nhất. Kinh điển của Nho giáo thường kể tới là Tứ thư (Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử) và Ngũ Kinh (kinh thi, kinh thư, kinh lễ, kinh dịch, kinh xuân thu).

v   Nội dung cơ bản.

          Triết lý thiên mệnh: là mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều do trời hay mệnh trời quyết định chi phối. Cuộc đời con người sống hay chết, giàu hay nghèo, sướng hay khổ đều do ông trời quyết định.

+       Tư tưởng thiên mệnh ảnh hưởng khá sâu sắc ở việt nam. Các nhà tư tưởng sử dụng tư tưởng này để giải thích những biến cố, sự kiện lịch sử quan trọng.

+       Trong đời sống nhân gian, người việt sử dụng thuyết thiên mệnh để giải thích thay đổi của cuộc đời, thành bại của sự nghiệp. trong xã hội, con người sử dụng thuyết này để an ủi, vỗ về, xoa dịu nỗi đau khi thất bại.

Quan điểm về chính trị- đạo đức của Nho gia được thể hiện ở những tư tưởng chủ yếu sau:

          Thứ nhất: Nho gia coi những quan hệ chính trị – đạo đức là nền tảng của xã hội. Về đạo đức: Đạo có nghĩa là "con đường", hay "phương cách" ứng xử. "Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè", tương đương với "quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu". Nếu xếp theo “tôn ty trên - dưới” thì vua ở vị trí cao nhất, còn nếu xếp theo chiều ngang thì vua- cha- chồng xếp ở hàng làm chủ. Đến Hán nho ngũ luân chỉ còn ba mối quan hệ được gọi là "tam thường": "quân thần, phụ tử, phu phụ". Và cách ứng xử là: "trung, hiếu, tiết nghĩa". Tôi phải tuyệt đối phục tùng vua, con phải tuyệt đối phục tùng cha (quân sử thần tử, thần bất tử bất trung; phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu), vợ phải tuyệt đối phục tùng chồng. Còn trách nhiệm của vợ đối với chồng là "tam tòng": (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Điều này phản ánh tư tưởng chính trị quân quyền và phụ quyền của Nho gia.

          Khổng Tử đã đề cao tư tưởng “chính danh”. Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình. "Danh bất chính, ngôn bất thuận tất việc bất thành" và "Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con" (sách Luận ngữ). Chúng được tóm gọn lại trong chín chữ: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Để thực hiện chính danh, Khổng Tử đặc biệt coi trọng “Nhân trị” chứ không phải “pháp trị”. Tuy nhiên, những người có quyền mà không có đạo đức thì được gọi là tiểu nhân (như dân thường).

          Thứ hai: Lý tưởng của Nho gia là xây dựng một “xã hội đại đồng”. Đó là một xã hội có trật tự trên dưới, có vua sáng- tôi hiền, cha từ- con thảo, trong ấm- ngoài êm. Đối với quan hệ vua tôi, Khổng Tử chống việc duy trì ngôi vua theo huyết thống và chủ trương “thượng hiền” không phân biệt đẳng cấp xuất thân của người ấy. Trong việc chính trị vua phải biết “trọng dụng người hiền đức, tài cán và rộng lượng với những kẻ cộng sự…”.

          Trong việc trị nước cũng như tu thân, “lễ” được Khổng Tử rất mực chú trọng. Lễ ở đây là những quy phạm nguyên tắc đạo đức. Ông cho rằng vua không giữ đúng đạo vua, cha không giữ đúng đạo cha, con không giữ đúng đạo con… thì thiên hạ vô đạo. Phải dùng lễ để khôi phục lại chính danh. Con đối với cha phải lấy chữ hiếu làm đầu và cha đối với con phải lấy lòng tự ái làm trọng. Vua phải lấy điều nhân nghĩa làm gốc, cai trị bằng tình người, là yêu người và coi người như bản thân mình, không được chỉ vui thú lợi lộc riêng, tà dâm bạo ngược, dùng sức mạnh để đàn áp dân.

          Thứ ba: Học thuyết nhân: Nho giáo lấy giáo dục làm phương thức chủ yếu để đạt tới xã hội lý tưởng “đại đồng”. Nền giáo dục chủ yếu hướng vào việc rèn luyện đạo đức con người. Trong bảng giá trị đạo đức của Nho gia thì chuẩn mực gốc là “Nhân”. Những chuẩn mực khác như: Lễ, nghĩa, Trí, Tín, Trung, Hiếu…đều là những biểu hiện của Nhân. Chữ Nhân được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản, quy định bản tính con người và những quan hệ giữa người với người từ trong gia tộc đến xã hội. Quân tử phải đạt được ba đức: "nhân - trí - dũng". Có tất cả năm đức là: "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín". Năm đức này còn gọi là "ngũ thường".

          Theo ông, đạo sống của con người là phải “trung dung”, “trung thứ” nghĩa là sống đúng với mình và sống phải với người. Người có đức nhân là người làm được năm điều trong thiên hạ “cung, khoan, tín mẫu, huệ”. Cung thì không khinh nhờn, khoan thì được lòng người, tín thì người tin cậy, mẫu thì có công, huệ thì đủ khiến được người. Người có nhân theo Khổng Tử  là người “trước làm những điều khó, sau đó mới nghĩ tới thu hoạch kết quả”.

          Như vậy nhân là đức tính hoàn thiện, là cái gốc đạo đức của con người, nên “nhân” chính là đạo làm người. Đạo làm người hết sức phức tạp nhưng chung quy lại chỉ là những điều sống với mình và sống với người. Nghĩa là “mình muốn lập thân thì cũng giúp người lập thân, mình muốn mình thành đạt thì cũng giúp người thành đạt”, “việc gì mình không muốn chớ đem cho người”.

          Người muốn đạt đức nhân phải là người có “trí” và “dũng”. Nhờ có trí, con người mới sáng suốt, minh mẫn để hiểu biết đạo lý, xét đoán được sự việc, phân biệt được phải trái, thiện ác, để trau dồi đạo đức và hành động hợp với “thiên lý”. Người có dũng là người có thể tỏ rõ ý kiến của mình một cách cao minh, hành động thanh cao, khi người đời gặp hoạn lạn hoặc vận nước loạn lạc. Người nhân có dũng mới tự chủ đựơc mình, mới quả cảm xả thân vì nhân nghĩa. Trong cơn thiếu thốn, không nao núng làm mất nhân cách của mình, khi đầy đủ sung túc không ngả nghiêng xa rời đạo lý. Sau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo, tức là làm chính trị để "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ - gia đình, cho đến lớn - trị quốc, và đạt đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ).

2.            Pháp gia

          Pháp gia là trường phái lớn trong tư tưởng trung quốc cổ đại, người sáng lập là Quản Trọng, viết cuốn Quản Tử. Ông cho rằng, để cai trị đất nước tốt nhất là sử dụng pháp luật để cai trị.

          Quản Trọng (thế kỷ VI TCN) là người nước Tề, vốn xuất thân từ giới bình dân nhưng rất có tài chính trị, được coi là người đầu tiên bàn về vai trò của pháp luật như là phương cách trị nước. Tư tưởng của ông gồm 4 điểm chủ yếu sau: Một là, mục đích trị quốc là làm cho phú quốc binh cường "Kho lẫm đầy rồi mới biết lễ tiết, y thực đủ mới biết vinh nhục". Hai là, phát triển nông, công, thương nghiệp, mặt khác phải đặt ra và thực hiện lệ chuộc tội: "Tội nặng thì chuộc bằng một cái tê giáp (áo giáp bằng da con tê); tội nhẹ thì chuộc bằng một cái qui thuẫn (cái thuẫn bằng mai rùa); tội nhỏ thì nộp kinh phí; tội còn nghi thì tha hẳn; còn hai bên thưa kiện nhau mà bên nào cũng có lỗi một phần thì  bắt nộp mỗi bên một bó tên rồi xử hòa". Ba là, chủ trương đề cao "Luật, hình, lệnh, chính". Luật là để định danh phận cho mỗi người, Lệnh là để cho dân biết việc mà làm, Hình là để trừng trị những kẻ làm trái luật và lệnh, Chính là để sửa cho dân theo đường ngay lẽ phải. Bốn là, chú trọng đến đạo đức, lễ, nghĩa, liêm... trong phép trị nước. 

        Thân Bất Hại (401-337 TCN), chủ trương ly khai "Đạo đức" chống "Lễ" và đề cao "Thuật" trong  phép  trị nước. Thân Bất Hại cho rằng "thuật" là cái "bí hiểm" của vua, theo đó nhà vua không được lộ ra cho kẻ bề tôi biết là vua sáng suốt hay không, biết nhiều hay biết ít, yêu hay ghét mình... Bởi điều đó sẽ khiến bề tôi không thể đề phòng, nói dối và lừa gạt nhà vua. 

        Thận Đáo (370-290 TCN), ông cho rằng Pháp luật phải khách quan như vật "vô vi" và loại trừ thiên kiến chủ quan, riêng tư của người cầm quyền. Phải nói rằng đây là một tư tưởng khá tiến bộ mà sau này Hàn Phi đã tiếp thu và hoàn thiện. Trong phép trị nước, ông đề cao vai trò của "Thế".

        Cùng thời với Thận Đáo, có một người cũng nêu cao tư tưởng Pháp trị, đó là Thương Ưởng. Trong phép trị nước Thương Ưởng đề cao "pháp" theo nguyên tắc "Dĩ hình khử hình" (dùng hình phạt để trừ bỏ hình phạm). Theo ông pháp luật phải nghiêm và ban bố cho dân ai cũng biết, kẻ trên người dưới đều phải thi hành, ai có tội thì phạt và phạt cho thật nặng. Trong chính sách thực tiễn, Thương Ưởng chủ trương: Tổ chức liên gia và cáo gian lẫn nhau, khuyến khích khai hoang, cày cấy, nuôi tằm, dệt lụa, thưởng người có công, phạt người phạm tội. Đối với quý tộc mà không có công thì sẽ hạ xuống làm người thường dân…

         Cuối cùng là Hàn Phi, người có công tổng kết và hoàn thiện tư tưởng Pháp gia. Theo ông, thời thế hoàn cảnh đã thay đổi thì phép trị nước không thể viện dẫn theo "đạo đức" của Nho gia, "Kiêm ái" của Mặc gia, "Vô vi nhi trị" của Đạo gia được nữa mà cần phải dùng Pháp trị. Ông cho rằng lịch sử xã hội luôn thay đổi và trong mỗi thời kỳ lịch sử thì mỗi xã hội có những đặc điểm dấu ấn riêng. Do vậy, không có một phương pháp cai trị vĩnh viễn, cũng như không có một thứ pháp luật luôn luôn đúng trong hệ thống chính trị tồn tại hàng ngàn năm. Từ đó, ông đã phát triển và hoàn thiện tư tưởng Pháp gia thành một đường lối trị nước khá hoàn chỉnh và thích ứng với thời đại lúc bấy giờ.

          Hàn Phi Tử cho rằng một nhà cai trị phải cai quản các thần dân theo ba quy tắc sau:

1.  Pháp là luật hay quy tắc. Luật pháp phải được trình bày rõ ràng và thông báo rộng rãi cho công chúng. Tất cả thần dân của nhà cai trị đều bình đẳng trước pháp luật. Luật pháp phải thưởng cho những người tuân phục và trừng phạt những người bất tuân. Hơn nữa, hệ thống luật pháp cai quản đất nước, chứ không phải là nhà vua cai trị.

2.  Thuật là phương pháp, thủ đoạn hay nghệ thuật. Những thủ đoạn đặc biệt và “bí mật” được vị vua cai trị dùng để đảm bảo rằng những người khác (quan lại ...) không thể chiếm quyền kiểm soát quốc gia. Điều đặc biệt quan trọng là không một ai có thể biết được những động cơ thực sự của những hành động của nhà vua, và vì thế không ai biết được cách đối xử thế nào để có thể tiến thân, ngoại trừ việc tuân theo “pháp” hay các luật lệ.

3.  Thế là tính chính thống, quyền lực hay uy tín. Chính vị trí của nhà vua cai trị, chứ không phải nhà vua, nắm giữ quyền lực. Vì thế việc phân tích khuynh hướng, hoàn cảnh và những yếu tố thực tại là điều căn bản của một vị vua cai trị thực sự.

I.    ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI ĐỐI VỚI LỊCH SỬ - VĂN HÓA – XÃ HỘI HIỆN NAY.

1.            ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI LỊCH SỬ

          Nho giáo Việt Nam chiếm được vị trí độc tôn từ thế kỷ 15 và thịnh đạt nhất vào thời Lê Thánh Tông. Bởi vì nó có liên hệ với những nhu cầu xây dựng và tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền lớn mạnh và nhu cầu củng cố trật tự, ổn định của xã hội phong kiến. Khi xây dựng nhà nước tập quyền, giai cấp phong kiến Việt Nam đã tiếp thu những kinh nghiệm và nguyên tắc tổ chức của nhà nước phong kiến Trung Quốc cùng với cơ sở lý luận là Nho giáo. Vả lại trong hoàn cảnh bấy giờ chỉ có Nho giáo mới có thể đáp ứng được những vấn đề như vấn đề quân quyền, quy định các chương lễ chế và cơ cấu hành chính từ triều đình đến địa phương… Đến thế kỷ XI, vương triều Lý đã xây dựng bộ máy nhà nước một cách quy mô bề thế, với những tổ chức và thể chế trùng điệp của nó. Tiếp đó là triệu đại nhà Trần, Lê Lợi đều quan tâm tới việc xây dựng một bộ máy nhà nước trung ương hùng mạnh.

          Thứ hai là nhu cầu phát triển văn hoá và giáo dục nước ta thời phong kiến tập quyền. Việc bổ sung quan lại bằng hai con đường “nhiệm tử” và “thủ sĩ” không đủ mà cần phải bổ sung một phương thức đào tạo và tuyển lựa quan lại mới. Phương thức này chỉ có thể phát triển giáo dục văn hoá và thực hiện chế độ thi cử để tuyển lựa nhân tài. Cho nên Nho giáo vốn có đầy đủ lý thuyết và quy chế về giáo dục và khoa cử tất nhiên phải đảm đương nhiệm vụ lịch sử ấy.

          Trong lịch sử nước ta, các vua Đinh, Lê, Lý, Trần đều chọn các tăng sư và đạo sĩ vào triều làm cố vấn: bên cạnh tăng quan có cả chức đạo quan, có mở khoa thi Tam Giáo: thi về Nho giáo, Phật  giáo và Đạo giáo. Lý Thường Kiệt (1019-1105) thải hồi hơn nửa số thuộc hạ của ông về tội lợi dụng mê tín của dân chúng để trục lợi làm tiền. Như thế cũng chính là để bảo vệ luân lý. Mặt khác, Đạo giáo xây dựng trên những tư tưởng phản kháng các nhà cầm quyền, đã được dân chúng, ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam, đã dùng làm vũ khí tinh thần chống lại kẻ thống trị.

          Hồ Chí Minh, nhà tư tưởng văn hóa của Thế giới, con người vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã tiếp thu Nho gia nhưng Người đã vượt qua những hạn chế của Nho giáo ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc. Người đã sáng lập và giáo dục Đảng ta với phương châm : “lấy dân làm gốc” làm tôn chỉ lãnh đạo nhân dân ta trong cuộc dựng nước và giữ nước. Người cũng coi đạo đức là gốc chủ trương chọn lựa người tài để đảm đương việc nước.    

Nhà nước áp dụng thuyết thượng hiền đã chủ trương lấy việc giáo dục làm nền tảng cho sự phát triển của đất nước. Hằng năm, các cuộc thi vào đại học được mở ra để tuyển chọn những người đủ khả năng và trình độ vào những công việc thích hợp để góp một phần xây dựng và phát triển đất nước. Trong mọi lĩnh vực của xã hội, những người có tài thường được đề cao và đưa lên nắm giữ những chức vị quan trọng. Người có tài về quân sự thì tuyển chọn vào quân sự, người giỏi kinh doanh thì tuyển chọn vào lĩnh vực kinh doanh buôn bán, người có kiến thức và học vị thì tuyển chọn vào làm giáo viên để truyền đạt kiến thức cho hậu thế. Những người giỏi hơn thì tuyển chọn họ vào những công trình nghiên cứu để sáng tạo ra những sản phẩm giá trị để lại cho đời.

          Hiện nay, Việt Nam đang bước vào cơ chế thị trường xuất hiện nhiều xáo trộn trong quan hệ xã hội, sinh hoạt gia đình và phẩm chất cá nhân. Thực tế cho thấy mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa phát triển vat chất và suy thoái tinh thần, giữa kinh tế và đạo đức văn hóa xa hội. Để chống lại, khôi phục lại truyền thống văn hóa tốt đẹp xưa nay của nhân dân ta, đảng ta chủ trương giáo dục con người, chiến lược con ngưới, phát huy sáng tạo, độc lập tự chủ, chủ trương giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn” là những điều cốt yếu của nền giáo dục.Về kinh tế chủ trương làm giàu chính đáng, cạnh tranh lành mạnh, hợp đạo, dần hình thành đạo đức trong kinh doanh, khuyến khích nhân dân xây dựng đất nước.

          Nhà nước ta đã áp dụng triệt để tư tưởng Pháp gia để xây dựng một hệ thống pháp luật rõ ràng. Vì thế, trong mỗi lĩnh vực nhà nước đều ban hành một bộ luật. Và mọi người dân Việt Nam đều biết đến luật để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

          Sau hai cuộc kháng chiến, đất nước ta bước vào hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng mọi mặt của đất nước theo định hướng XHCN, trên con đường tiến tới một tương lai tốt đẹp dân giàu, nước mạnh, xa hội công bằng, văn minh. Chúng ta lại thường xuyên đụng đến các tư tưởng này, nó vẫn bám sát chúng ta, tiếp tục đem đến cho chúng ta nhiều bài học cả chính diện và phản diện.

2. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với xã hội Việt Nam.

vTích cực.

Nho giáo đã có thêm nhiều sức mạnh và uy thế góp phần củng cố và phát triển chế độ quân chủ và những kinh nghiệm mẫu mực cho việc chấn chỉnh và mở rộng nhà nước phong kiến tập quyền theo một quy mô hoàn chỉnh có đầy đủ những thể chế và điều phạm   . Nho giáo chiếm được vị trí chủ đạo ở Việt Nam, nó làm cho sản xuất nông nghiệp và trao đổi hàng hoá được đẩy mạnh hơn trước. Đồng thời Nho gia, Mặc gia làm cho nền giáo dục phát triển hết sức mạnh mẽ. Đào tạo ra một đội ngũ tri thức đông đảo chưa từ phong kiến đến hiện nay. Do đó khoa học và văn học nghệ thuật cũng phát triển.

          Hơn nữa, Nho giáo cổ vũ và khuyến khích mọi người đi sâu vào tìm hiểu những quan hệ tốt đẹp của xã hội, những vấn đề của thực tiễn chính trị, pháp luật và đạo đức. Do đó, nhận thức lý luận của dân tộc ta về các vấn đề ấy cũng được nâng cao hơn.

          Pháp gia giúp nhà nước củng cố quyền lực của mình, giúp cai trị tốt hơn bằng hệ thống pháp luật nghiêm ngặt. Hơn nữa, pháp gia không phải bảo vệ quyền và lợi ích của vua quan mà là bảo vệ quyền của nhân dân.

          Mặc gia giúp cho con người yêu thương nhau, sống bằng tình cảm chân thành, lòng nhân đạo. Ngày nay, thuyết kiêm ái vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến người dân Việt Nam.

vTiêu cực:

          Nho giáo là công cụ thống trị và tư tưởng của giai cấp địa chủ phong kiến, là một giai cấp. Cho nên Nho giáo là vũ khí để bóc lột nhân dân.

          Nho giáo đã làm cho chủ nghĩa giáo điều và bệnh khuôn sáo phát triển mạnh trong lĩnh vực tư tưởng và trong địa hạt giáo dục khoa học. Các quan lại, sĩ phu, đều lấy thánh kinh, hiền truyện của Nho giáo làm khuôn mẫu cho mọi người suy nghĩ và hành động của mình, lấy cái xã hội thời Nghiêu Thuấn làm khuôn mẫu cho mọi tình trạng xã hội; lấy những sự tích và điều phạm trong kinh, thư, kinh xuân thu làm tiêu chuẩn để bình giá mọi sự việc.

          Sau nữa, chế độ phong kiến tập quyền có sự phân biệt rạch ròi về quyền lợi và đẳng cấp. Vả lại vào cuối triều Lý và nhất là khi nhà Trần suy vong, mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và đa số nhân dân đã lộ rõ. Trong hoàn cảnh ấy giai cấp phong kiến Việt Nam muốn tăng cường bộ máy Nhà nước và duy trì trật tự xã hội thì không thể không tìm đến cái đạo trị quốc bình thiên hạ, cái lý thuyết chính danh định phận và lễ trị của Nho giáo.

          Tầng lớp Nho sĩ xa rời sinh hoạt kinh tế và lĩnh vực sản xuất xã hội, chỉ biết đề cao đạo tu thân, không hề đếm xỉa đến các tri thức về khoa học tự nhiên cũng như về các ngành sản xuất và lưu thông.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro