Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

nhjm_kinh tế công nghiệp

Câu 1 : trình bày khái niệm CN và các hoạt động chủ yếu của CN ? chỉ ra 1 số cách phân loại CN mà bạn bít ?

Khái niệm: là 1 thuật ngữ chỉ nghành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân

Các hoạt động chủ yếu:

-khai thacstaif nguyên thiên nhiên tao ra các nguồn nguyên liệu nguyên thủy để làm yếu tố đầu vào cho các quá trình sản xuất khác

-chế biến các loại sản phẩm của CN khai thác kể cả sản phẩm của nông,lâm,ngư nghiệpđể sản xuất ra các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng đáp ứng cho nhu cầu của XH

-thực hiện quá trình sản xuất theo hình thức dịch vụ sửa chữa,tái sinh…nhằm khôi phục giá trị sử dụng của nó

1 số cách phân loại CN :

- theo công dụng kinh tế của sản phẩm :

- theo mức độ biến đổi đối tượng lao động

- theo đặc trưng kĩ thuật của sản xuất

- theo hình thức sở hữu, quy mô sản xuất

- theo trình đọ trang bị kĩ thuật

câu 2 đặc trưng chủ yếu của công nghiệp :

-công nghệ SX : sử dụng phương pháp cơ,lí hóa ,và QT sinh học để làm thay đổi về hình dáng kích thước và tính chất

-đối tượng  lao động :sau mỗi QTCN thì DTLD thay đổi về hình dáng kích thước,tính chất

-công dụng kinh tế có khả năng đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống ,phát triển khoa học công nghệ.là ngành duy nhất chế taojtuw liệu lao động

-mức độ ảnh hưởng của DKTN đến quá trình sản xuất

-trình độ XH hóa SX : 1 SPCN có thể là kết tinh lao động của nhìu đơn vị khác nhau ,có thế thuộc nhìu vùng or giữa các quốc gia vs nhau .sự liên kết chặt chẽ vs nhau

-lực lượng sản xuất : so vs nông nghiệp thì LLSX trong CN có chất lượng tốt hơn khả năng thích ưng nhanh hơn

-về tổ chức quản lí : dc thực hiện hết sức chặt chẽ và khoa học các mô hình quản lí CN dc coi là hình mẫu trong các ngành kinh tế quốc dân

 Câu 3 khái niệm chiến lược phát triển công nghiệp ?vai trò ,nội dung các mô hình phát triển  của chiến lược phát triển công nghiệp ?

a).khái niệm

là chiến lược phát triển chung của toàn hệ thống ,của mỗi ngành chuyên môn hóa ,của mỗi doanh nghiệp công nghiệp

b)nội dung:

phân tích thực trạng phát triển công nghiệp

phân tick điều kiện phát triển công nghiệp trên một số mặt –đánh giá nguồn lực dự báo xu thế PT KHCN

xác định hệ thống các quan điểm cơ bản

hệ thống các mục tiêu  chiến lược cần đạt đc trong time chiến lược

các giải pháp chủ yếu cần để thực hiện mục tiêu đã định

c) vai trò CLPTCN:

- định hướng CLPT KT-XH 1 quốc gia

- can cứ,cơ sở CLPT từng ngành nghề lĩnh vực

- cơ sở CLPT từng vùng miền

- cơ sở xây dựng CLPT từng đơn vị

d) các mô hình phát triển công nghiệp

- mô hình chiến lược thay thế nhập khẩu (hướng nội)

- ________________hướng xuất khẩu (hướng ngoại)

- ________________hỗn hợp

Câu 4a)  Khái niệm cơ cầu ngành CN và mối quan hệ trong hệ thống CN , các  nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu ngành CN

a) Khái niệm: về mặt giá trị CCCN là tỷ trọng giá trị sx của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành CN.

b)nhân tố ahnhr hưởng đến cơ cấu ngành

- các yếu tố thị trường hàng hóa và thị trường các yếu tố

- nhân tố tiến bộ khoa học kĩ thuật

- nhân tố về nguồn lực và lợi thế so sánh của quốc gia

- nhân tố về môi trường thể chế

- nhân tố lien quan đế môi trường và điểu kiện quốc tế

Câu4b ) trình bày vai trò của CN trong nền kinh tế quốc dân:

-CN là ngành đại diện cho phương thức sản xuất mới , là ngành duy nhất sản xuất các tư liệu sản xuất vs trình độ khác nhau phục vụ và trang bị kĩ thuật cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

-Cùng vs lực lượng sản xuất tiên tiến quan hệ sản xuất trong CN  cũng tiên tiến hơn các ngành khác. Cách thức quản lí tổ chức sản xuất , tổ chức lao động trong CN dc coi là hình mẫu cho các nghành kinh tế qốc dân khác

-Sự phát triển CN kéo theo sự p/t của giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng . CN nắm vai trò chính trong việc thúc đẩy CNH-HDH ở nc ta

Câu 5 tnào là TSCĐ ? một TS đc coi là TSCĐ phải thỏa mãn những yêu cầu gì ?

a) TSCĐ là

tài sản đc biểu hiện là những tư liệu lao động có kết cấu độc lập hoặc kết cấuliên kết nhiều bộ phận để thực hiện 1 hay 1 số chức năng nhất định , tham gia vào nhiều chu kì SXKD nhưng vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu

b) thỏa mãn yêu cầu :

- chắc chắn phải thu đc lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó

- nguyên giá của tài sản đc đánh giá 1 cách đáng tin cậy

-  có time sử dụng từ 1 năm trở lên

- có gtrị từ 10trđ trở lên

Câu 6 bản chất của TSCĐ?

giá trị lớn

time sử dụng lâu dài

tham gia vào nhìu chu kì SXKD

giảm dần giá trị sử dụng và giản dần giá trị

thu hồi giá trị = cách khấu hao

Theo hình thái biểu hiện(TSCĐ vô hình và TSCĐ hữu hình.)

Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện (TSCĐ hữu hình- TSCĐ vô hình)

Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu(TSCĐ tự có- TSCĐ thuê ngoài- TSCĐ thuê tài chính)

Theo chức năng công nghệ ( nhà cửa vật kiến trúc – máy móc thiếtbị - phương tiện vẫn tải – tbị dụng cụ quản lí – các lại khác )

Theo tình trạng sử dụng (đang dùng- k dung)

câu 7 phân loại TSCĐ  trong DN theo các tiêu  thức khác nhau

-Theo hình thái biểu hiện(TSCĐ vô hình và TSCĐ hữu hình.)

-Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện (TSCĐ hữu hình- TSCĐ vô hình)

-Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu(TSCĐ tự có- TSCĐ thuê ngoài- TSCĐ thuê tài chính)

-Theo chức năng công nghệ ( nhà cửa vật kiến trúc – máy móc thiếtbị - phương tiện vẫn tải – tbị dụng cụ quản lí – các lại khác )

-Theo tình trạng sử dụng (đang dùng- k dung)

Câu 8 ) tài sản là gì ? vai trò của tài sản trong doanh nghiệp CN?  Hãy phân loại tài sản của doanh nghiệp trong công nghiệp?

-Tài sản: là giá trị tính bằng tiền của những tư liệu sản xuất mà các doanh nghiệp công nghệp có quyền sở hửu để kinh doanh

Vai trò: ko có trong giáo trình (tự bịa)

Phân loại tài sản:

(1) theo hình thái vậy chất (-tài sản hữu hình và tài sản vô hình)   

 (2) theo time thu hồi giá trị (-tài sản dài hạn – tài sản ngắn hạn

Câu 9 khấu hao TSCĐ là gì ? tại sao phải khấu hao TSCĐ ? trình bày các phương pháp khấu hao TSCĐ ưu nhược điểm ?

a) khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ 1 cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí SX-KD trong time sử dụng TSCĐ

b) phải khấu hao TSCĐ vì khấu hao TSCĐ giúp thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn trong quá trình SX

c) các phương pháp khấu hao –ưu nhược:

-khấu hao đg thẳng

ưu :tính toán đơn giản,phân bổ đều trong các năm sử dụng nên k gây ra sự đột biến giá thành sản phẩm hàng năm

nhược trong nhìu trường hợp k thu hồi vốn kịp do k tính hệt sự hao mòn vô hình của TSCĐ

-khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh

ưu thu hồi vốn nhanh ,giảm bớt đc tổn thất hao mòn vô hình

nhược có thể gây đột biến về giá thành trong những năm đầu do chi phí khấu hao lớn ->bất lợi trong cacnhj tranh

-khấu hao theo số lượng sản phẩm

ưu thick hợp vs TSCĐ có mức hoạt động k đều giữa các thời kì,số tiền khấu hao fù hợp vs sự hao mồn của TSCĐ

nhược phức tạp khi trình độ quản lí tài sản của DN còn yếu kém

            chỉ áp dụng cho các sản phẩm có thể cân đo đong đếm đc

Câu 10 tài sản ngắn hạn là gì? Phân loại tài sản TSLĐ trong DN

a) Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền tệ, hiện vật (vật tư, hàng hóa) dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu ngắn hạn.

b) Đặc điểm nổi bật của của TSLĐ là không ngừng tuần hoàn và chu chuyển giá trị qua các khâu của quá trình SXKD. Trong chu kỳ luân chuyển của mình, TSLĐ thường xuyên đổi từ hình thái vật chất này sang hình thái vật chất khác.

c) phân loại TSLĐ

- theo giai đoạn tuần hoàn  ( +TSLĐ dự trữ + trong SX + trong lưu thong)

- theo công dụng trong chế toaọ sản phẩm hàng hóa

Nguyên vật liệu , nhiên liệu , năng lượng

Công cụ dụng cụ

SP dở dang – bán thành fẩm

Thành phẩm

Tiền và các khoản tương đương tiền

- theo khả năng định mức ( TSLĐ định mức và ngoài định mức)

Câu 11:Hao mòn tài sản cố định là gì? Hãy phân loại hao mòn tài sản cố định trong doanh nghiệp công nghiệp?

Hao mòn tải sản cố định là hiện tưởng giảm giá trị của tài sản cố định trong quá trình sử dụng

Theo tác nhân hao mòn tài sản cố định gồm hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

-Hao mòn hữu hình: là hiện tượng hao mòn có tác nhân là tự nhiên, tức là những tác động làm cho tài sản cố định giảm dần tính năng, giá trị sử dụng so với ban đầu thuần túy mang tính lý – hóa như…. Do giảm giá trị sử dụng so với ban đầu nên bán lại với giá thấp hơn so với giá ban đầu tùy theo giá trị sử dụng còn lại

-Hao mòn vô hình: là hiện tượng hao mòn có tác nhân là thị trường , tức là tác động của quy luật thị trường trong đó chủ yếu là quy luật giá trị. Do quy luật này hao phí lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra tài sản cố định tương tự có xu hướng ngày càng giảm, làm cho tài sản cố định có thể chưa bị hao mòn hữu hình cũng đã bị giảm giá nếu đem bán lại trên thị trường. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng hao mòn hữu hình là tiến bộ khoa học – kỹ thuật nên nó mang tính phổ biến đối với mọi tài sản cố định.

Câu 12: Tại sao phải đánh giá TSCĐ? Hãy trình bày các phương pháp đánh giá TSCĐ mà bạn biết

Khi sử dụng tài sản cố định bị hao mòn để bù đắp phần hao mòn đó doanh nghiệp phải trích khấu hao

theo một khoảng thời gian nào đó để trích khấu hao đúng đủ hợp lí, đòi hỏi trong quá trình sản sử dụng TSCD Doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá và đánh giá lại TSCĐ của mình

-Theo Đối tượng

Phương pháp chi tiết: đó là phương pháp đnahs giá có đối tượng là từng đơn vị tài sản với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định. Đối tượng đánh giá cũng có thể là từng nội dung như: Năng lực sản xuất, năng suất, nguyên giá, giá trị nâng cấp, giá trị hao mòn…. Phương pháp chi tiết được dùng để tạo ra cơ sở dữ liệu cho áp dụng các phương pháp còn lại.

Phương pháp tổng hợp: đó là phương pháp đánh giá có đối tượng là toàn bộ tài sản cố định của một doanh nghiệp hay ngành công nghiệp tại một thời điểm hay một thời kỳ nhất định. Phương pháp tổng hợp được dùng để  phản ánh quy mô tài sản cố định của một doanh nghiệp, của một ngành khi lập các báo cáo tài chỉnh gửi cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời cũng được dùng để doanh nghiệp quản lý hoạt động kinh doanh của mình.

-Theo căn cứ

Phương pháp nguyên giá: đó là phương pháp căn cứ vào nguyên giá của tài sản cố định để phản ánh quy mô tài sản cố định.

Phương pháp đánh giá lại: đó là phương pháp căn cứ vào giá đánh lại để phản ánh quy mô của tài sản cố định.

Phương pháp giá còn lại: đó là phương pháp phản ánh quy mô của tài sản cố định căn cứ vào giá còn lại của tài sản cố định

-Theo thuật toán

Phương pháp thời điểm: đó là phương pháp phản ánh quy mô toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp tại một thời điểm ( ngày) trong năm, thực theo theo công thức:

Trong đó P là giá trị toàn bộ tài sản

P là giá trị toàn bộ tài sản cố định của DN tại thời điểm đánh giá

Pđ là giá trị còn lại toàn bộ tài sản cố định DN tại ngày đầu năm,tính theo nguyên giá hay gtcl

Pt là toàn bộ tài sản cố định tăng từ ngày đầu năm đến thời điểm đánh giá

Pg là giá trị của toàn bộ tài sản cốd dịnh giảm từ ngày đầu năm đến thời điểm đánh giá

Phương pháp thời kỳ: đó là phương pháp phẩn ánh giá trị bình quân của tài sản cố định sử dụng của DN trong một thời kỳ( thường là 1 năm)

Phương pháp chiết khấu: đó là phương pháp phản ánh giá trị hiện tại của toàn bộ tài sản cố định được đầu tư theo dự án kéo dài nhiều năm, có xét đến hệ số chiết khấu, tức là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn vào mục đích của dự án 

Câu 13: Khấu hao tài sản cố định là gì ? Tại sao Nhà nước và doanh nghiệp phải quan tâm tới khấu hao tài sản cố định?

Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời giản sử dụng của tài sản cố định.

Nhà nước và doanh nghiệp phải quan tâm tới khấu hao tài sản cố định vì:

-Đây là nguồn vốn lao động để doanh nghiệp có thể tái sản xuất và mở rộng doanh nghiệp.

-Đây là cơ sở cho việc đánh trích khấu hao

Câu 16: Tài sản ngắn hạn là gì ? Vai trò của tài sản ngắn hạn trong sản xuất kinh doanh

Tài sản ngắn hạn là bộ phận tài sản thuộc về quyền sở hữu của doanh nghiệp, đòi hỏi phải thu hồi giá trị trong thời gian ngắn ( thường trong vòng 12 tháng), bao gồm:

Tiền và các khoản tương đương tiền; các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; các khoản phải thu ngắn hạn; hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác.

Vai trò:

 Tài sản ngắn hạn giữ một vai trò hết sức quan trọng, dù cho đó là doanh nghiệp kinh doanh hay công ích, doanh nghiệp thương mại hay sản xuất, doanh nghiệp thua lỗ hay đang hưng thịnh muốn tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp luôn phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của mình.

Câu 21: Năng suất lao động là gì? Tại sao chỉ tiêu Năng suất lao động không những quan trọng cho sự phát triển của DN mà còn ảnh hưởng đến quốc gia

năng suất lao động là hành động có ý thức, mục đích của con người nhằm tạo ra cải vật chất và tinh thần để cung ứng cho xã hội.

Đặc tính: + là yếu tố không thể thiếu và quan trọng nhất trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào

+ tạo ra thuộc tính giá trị sản phẩm

+trong nền kinh tế thị trường SLLD của con người là loại hang hóa đặc biệt

+tất cả các quốc gia đều có những cơ chế, chính sách để bảo vệ nguồn lao động

*các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ :

nhân tố ảnh hưởng đến nslđ là những tác động làm thay đổi nslđ của những người lao động

-Theo cơ chế tác động:

+nhân tốc địa chất – tự nhiên: là những tác động đến nslđ do sự thay đổi các khoáng sản, đồ dày độ dốc vỉa….

+nhân tố kỹ thuật: do sự thay đổi kỹ thuật sự thay đổi trình độ cơ giới hóa, tự động hóa.

+nhân tố công nghệ: do thay đổi nguyên liệu, năng lượng, bí quyết trong chế biến sản phẩm

+nhân tố tổ chức: do thay đổi xu hướng và mức độ phân công lao động trong nghành và trong DN

+nhân tố văn hóa –XH: là tổng thể những  tác động đến nsld do thay đổi trình độ văn hóa chuyên môn của người lao động thay đổi các đk thỏa mãn.

-theo đặc điểm kết cấu: tổng thể người lao động

+nhân tố các biệt: là những tác động đến nsld bình quân trong tổng thể người lao động do sự  thay đổi nhân tố từng cá nhân người lao động  trong tổng thể người lao động

+nhân tố kết cấu: do sự thay đổi đơn thuần kết cấu các nhóm người  do sự thay đổi nhân tố từng nhóm người lao động  trong tổng kết người lao động ngoài , còn nsld bình quân  của từng nhóm cá biể không thay đổi.

+nhân tổ hỗn hợp: gồm các nhân tố  cá biển và nhân tố kết cấu

-Theo  xuất xứ lao động:

+nhân tố bên trong: xuất xứ từ  nội lực của DN hay của ngành thay đổi đk m- đc

+nhân tố bên ngoài: xuất xứ từ ngoại lực : thay đổi chính sách của NN , giá

-Theo kỹ năng kiểm soát người lđ:

+nhân tố chủ quan: là những tác động ddeeens nslđ bình quân  người lao động mà người lao động có đk và trách nhiệm kiểm soát  chúng như thay đổi kĩ thuật công nghệ, tổ chức sản xuất.

+nhân tố khách quan: thay đổi đk địa chất, tự nhiêm , quan hệ cung cầu trên thị trường

-----------------

Năng suất lao động là chỉ tiêu biểu thị số lượng sản phẩm hay kết quả công tác được tạo ra bởi đơn vị hao phí lao động, xác định bởi công thức chung:

Trong đó

N : năng suất lao động

S : số lương sản phẩm hay kết quả công tác

H : số lượng hao phí lao động để tạo ra số lương sản phẩm hay kết quả công tác trên.

*Năng suất lao động là 1 thước đo của quá trình lao động và chúng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến GDP của một nước

Câu 22 ) hãy phân tích ưu nhược điểm của phương pháp tính : năng suất lao động theo hiện vật và năng suất lao động theo giá trị ?

-năng suất lao động theo hiện vật:

Ưu: cho phép đánh giá NSLD           bình quan từ 1 tổng thể ng lao động tạo ra những sản phẩm có tên gọi và đơn vị tính số lượng hiện vật giống nhau, nó dc áp dụng phổ biến trong các DN  thời kì kế hoạch hóa tập chung ,khi các doanh nghiệp chỉ chuyên môn hóa sản xuất 1 loại sản phẩm

Nhược: không bao gồm dc toàn bộ số lượng sản phẩm mà  tổng thể ng lao động đã tạo ra tương ứng vs số lượng lao động hao phí thực tế bỏ ra. Do đó nó không cho phép đánh giá khái quát trình độ NSLD của 1 DN nhỏ cũng như so sánh NSLD cuẢ các doanh nghiệp khác nhau

năng suất lao động theo giá trị:

Ưu: khắc phục dc nhược phần nào nhược điểm của chỉ tiêu NSLD tính theo hiện vật

Nhược:  hạn chế khả năng đánh giá khái quát và so sánh

Câu 24:Khái niệm tiền lương và những nguyên tắc trả lương?

-Tiền lương là thu nhập bằng tiền của người lao động được người sử dụng lao động trả tùy theo giá trị và giá trị sử dụng sức lao động đồng thời tuân theo quy định của pháp luật về lao động

-Nguyên tắc trả lương:

+ Chế độ tiền lương phải đảm bảo vai trò công cụ trả lương cho người lao động tương xứng với giá trị và giá trị sử dụng sức lao động của mỗi người

+ Chế độ tiền lương phải có  tính khuyến khích đối với người lao động nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp và đảm đương những nhiệm vụ khó khăn gian khổ.

+ Bảo đảm tiền lương phù hợp với mức tăng trưởng của nền kinh tế.

+ Điều chỉnh hmức lương tối thiểu kịp thời để bảo đảm tốc độ tăng tiền lương danh nghĩa phù hợp với tốc độ tăng tiền lương thực tế

Câu 25:Trình bày những thông số cơ bản của chế độ tiền lương?

Mức Lương tối thiểu chung: đó là mức lương để trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường. Mức lương tối thiểu chung đã được Chính Phủ nhiều lần quy định tùy thuộc vào mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá sinh hoạt và cung cầu lao động theo từng thời kỳ.

Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu chung: Đó là hệ số để biểu thị quan hệ giữa mức lương tối thiểu chung là mức luowng tối thiểu mà doanh nghiệp nhà nước có thể lựa chọn áp dụng, gọi tắt là Hệ số điều chỉnh tăng thêm và xác định bởi công thức:

Trong đó:

-Kđc là hệ số điều chỉnh tăng thêm, lần;

-Lminch: mức lương tối thiểu chung, đồng/người.tháng

-Lmindn: mức lương tối thiểu doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng, đồng/người.tháng

Từ đó =>

Lmin = (1+Kđc)Lminch

Bậc lương: Đó là thứ hạng mức lương của một thang bảng lương áp dụng cho một nhóm (loại) ngành, nghề sản xuất kinh doanh. Thứ hàng càng cao, mức lương càng cao.

Hệ số lương:  Đó là tỷ số giữa các mức lương của một bậc lương trong một thang bảng lương với mức lương tối thiểu chung.Bậc lương càng cao thì hệ số lương càng cao.Có thể coi hệ số lương đặc trưng cho tương quan giá trị sức lao động giữa các loại công nhân viên sản xuất kinh doanh khác nhau.

Mức lương: là con số biểu thị trực tiếp mức lương chính của mỗi bậc lương trong một thang lương nhất định, được xác định theo công thức:

Trong đó

Lc:Mức lương, đồng/người.tháng

Lminch : Mức lương tối thiểu chung, đồng/người.tháng;

HL: Hệ số lương của bậc lương trong thang lương nhất định,lần.

Thang lương: là bảng trình bày một cách hệ thống các thông số bậc, hệ số, mức lương của một nhóm ngành nghề hay chức danh của người lao động làm cơ sở cho việc đối chiều áp dụng. Hệ thống thang lương cũng không thay đổi cùng với sự xuất hiện những ngành nghề lao động mới do áp dụng khoa học kỹ thuật và đổi mới tổ chức ở doanh nghiệp nhà nước.

Phụ cấp lương: Đó là thông số để biểu thị tỷ số giữa những khoản tiền lương phụ mà người lao động được lĩnh thêm ( ngoài tiền lương chính theo bậc) với mức lương tối thiểu chung hoặc mức lương theo bậc, tình bằng phần đơn vị hay %.

Lương phụ là nhưng khoản lương trả cho người lao động trong điều kiện đặc biệt chưa xét tới trong thang lương.

Câu 27:Giá thành sản phẩm là gì? Tại sao các doanh nghiệp, nhà nước lại quan tâm tới giá thành sản phẩm?

Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền toàn bộ chị phí hợp pháp mà doanh nghiệp dùng cho việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phầm nào đó trong một thời kỳ nhất định.

Câu 28:

Hãy phân biệt các loại giá thành trong giá thành sản phẩm trong Doanh nghiệp?

Theo số lượng sản phẩm  được chia ra giá thành tổng sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm

-Giá thành tổng sản phẩm là giá thành của tổng số sản phẩm được sản xuất ra và tiêu thụ bởi doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định(tháng, quý,năm)

G= C+ CDD đầu– CDD cuối

Trong đó:

G : giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm trong kỳ, đồng;

C Tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ,đồng;

CDD đầu, CDD cuối : Số dư chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ,đồng.

-Giá thành đơn vị sản phẩm là giá thành bình quân của đơn vị sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ bởi một doanh nghiệp hay một ngành trong một thời kỳ nhất định.

Theo Loại sản phẩm được chia ra giá thành sản phẩm hàng hóa và giá thành sản phẩm công đoạn

-Giá thành sản phẩm hàng hóa là giá thành tính cho sản phẩm dùng để bán cho khách hàng ngoài donha nghiệp, gồm thành phẩm, bán thành phẩm hoặc dịch vụ. VD: 1 tấn than sạch ở mỏ than

-Giá thành sản phẩm công đoạn là giá thành tính cho sản phẩm mới được tạo ra ở một công đoạn trong doanh nghiệp nhưng không hoặc chưa thể dùng để bán.VD: giá thành 1m khoan…

Theo mục đích nghiên cứu được chia ra giá thành sản phẩm thực tế và giá thành sản phẩm kế hoạch

-Giá thành sản phẩm thực tế: là giá thành sản phẩm được xác định trên cơ sở những chi phí thực tế phục vụ cho việc sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm nhất định, trong thời kỳ nhất định, tuân theo phương pháp toán kế toán.

-Giá thành sản phẩm kế hoạch: là giá thành sản phẩm được xác định trên cơ sở những chi phí dự kiến phục vụ cho việc sản xuất và tiêu thụ một số lượng sản phẩm nhất định, trong một thời kỳ nhất định, tuần theo phương pháp kế hoạch.

Theo nội dung chi phí được chia ra giá thành toàn bộ và giá thành sản xuất.

-Giá thành toàn bộ: là giá thành sản phẩm được tính với đầy đủ nội dung chi phí thuộc giai đoạn sản xuất lẫn tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và còn gọi là giá thành đầy đủ. Giá thành toàn bộ được tính cho giá thành tổng sản phẩm, giá thành đơn vị sản phẩm và áp dụng với sản phẩm hàng hóa.

-Giá thành sản xuất: là giá thành sản phẩm được tính với nội dung chi phí chỉ thuộc giai đoạn sản xuất, chưa có chi phí thuộc giai đoạn tiêu thụ của doanh nghiệp. Giá thành sản xuất thường được tính cho sản phẩm hàng hóa cũng như sản phẩm công đoạn.

Theo phạm vi nghiên cứu  được chia ra giá thành đơn vị  sản phẩm doanh nghiệp và giá thành đơn vị sản phẩm ngành

-Giá thành đơn vị sản phẩm doanh nghiệp: là giá thành bình quân đơn vị sản phẩm được xác định trong phạm vị 1 doanh nghiệp nhất định. Để tính giá thành đơn vị sản phẩm trong donah nghiệp công nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm có thể dùng công thức

Z=C/Q

Z giá thành

C giá thành tổng sản phẩm

Q sản lưởng của DN

-Giá thành đơn vị sản phẩm ngành: là giá thành bình quân đơn vị sản phẩm được xác định trong phạm vi các doanh nghiệp có sản phẩm cùng loại của một nghành công nghiệp. Để tính giá thành có thể dùng công thức

Z giá thành bình quân

i=1,n chỉ số các doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm

Zi Giá thành bìnhq uân đơn vị sản phẩm dn thứ i

Qi Sản lượng DN thứ i

Câu 29:Các hình thức trả lương cho người lao đông:

*trả lương theo thời gian:

Là hình thức trả lương căn cứ vào mức lương cấp bậc, chức vụ và thời gian lafmviejec thực tế của công nhân viên thức . thực chất là trả công theo só ngày công( giờ công) thực tế đã làm

+đối tượng áp dụng: +công nhân viên chức

+sĩ quan , quân nhân chuyên nghiệp

+những người thực hiện quản lý, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ trong sản xuất kinh doanh

->Những đối tượng mà trong làm việc không thể xác định được của cải vật chất, số lượng sản phẩm đã hoàn thành

-Điều kiện áp dụng:+phương pháp thực hiện chấm công cho người lao dô ng chính xác

+phương pháp đánh giác chính xác mức độ phức tạp của công việc nhằm xác định mức độ hao phí sức lao động mà người lao động bỏ ra trong quá  trình lao động:

+phương pháp bố trí đúng người làm việc

Công thức tính:

Lướng tháng = lương ngày x thời gian thực tế

(Thời gian thực tế ở bảng chấm công)

Lương ngày  = [Lương min DN x(Hcbi + tổng Hpc)]/   Tcđộ

Nếu L lim đủ công

Lương tháng = Lmin DN X (Hcbi + tổng Hpc)

=>Để đảm bảo  tính công bằn theo phương pháp giản đơn này, khách quan trong việc tính toán và chấm công cho người lao động, đồng thời có thể kết hợp công cụ hỗ trợ cho việc chấm công

*Trả lương theo sản phẩm

Khái niệm: Tiền lương của người lao động nhận được nhiều hay ít tùy thuộc vào định giá của sản phẩm, sản lượng, chất lượng của sản phẩm được nghiệm thu hay khối lượng công việc đã hoàn thành

Ý nghĩa: + quán triệt nguyên tắc trả lương theo lao động và tiền lương người lao động nhận được phụ thuộc vào sản lượng và chất lượng sản phẩm đã hoàn thành -> thúc đẩy phát triển năng suất lao động

+trực tiếp khuyến khích người lao động tao ra sức học tập, nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng

+đóng góp vào việc không ngừng hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ, chủ động làm việc của người lao động

-Đối tượng áp dụng: được áp dụng đối với những người lao động mà trong quá trình làm việc người ta có thể xây dựng được một cách tương đối chính xác khối lượng và sản lượng sản phẩm mà họ đã tạo thành

-ĐK áp dụng: +phải xác định đơn giá trả lương sản phẩm chính xác

+ phải tổ chức hoạt động tốt cho nơi làm việc

+phải tổ chức kiểm tra nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ

+phải có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên sâu về trả lương

-công thức tính

Lsp = Qht x ĐG 1sp

+sản phẩm cá nhân

Lspcn = Qcnht x ĐG 1spcn

+sản phẩm tập thể

Lsptt = Qttht x ĐG 1spht

->Đối với sản phẩm tập thể  khi tính toán thì công việc cuối cùng là phải chia Lương được cho những người trong tập thể đó. Vì vậy cần phải có những phương pháp chia lương thích hợp để đảm bảo tính công bằng trong quá trình lao động.

* trả lương théo sản phẩm lũy tiến

-Khái niệm: là hình thức trả lương theo sản phẩm mà tiền lương của những sản phẩm ở mức khởi điểm lũy tiến(mức quy định hoàn thành) được trả theo đơn giá cố định, còn tiền lương của những sản phẩm vượt mức sản phẩm lũy tiến được trả theo đơn giá lũy tiến

-Đối tượng áp dụng: áp dụng cho công nhân làm ở những khâu trọng yếu của dây truyền sản xuất trong đó yêu cầu đột suất của nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đòi hỏi phải hoàn thành khẩn trương, kịp thời Kế hoạch

-Cách tính: +lũy tiến toàn bộ ( Đ =DD1 = Đ*) = L = Q* x Đ1

+lũy tiến toàn phần: L  =Q0 + Đ0  + (Q* - Đ0)x Đ*

+lũy tiền từng phần

L  = Q0 x DD0 + (Q1 –Q0)xĐ1   + (Q0- Q1)xDD0 +…. +(Q* -Q1)xĐ*

Câu 30:Khái niệm Chi phí sản xuất và giá thành. Phân biệt giá thành và chi phí sản xuất, giá thành và giá trị sản phẩm

*Chi phí sản xuất là toàn bộ những khoản chi phí bằng tiền hợp lý mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra có lien quan đến phục vụ sản xuất kinh doanh trong một thời điểm là nhất định

*Giá thành sản phẩm cũng là chi phí sản xuất kinh doanh nhưng chúng có lien quan đến việc sản xuất ra một sản phẩm đã được hoàn thành trong một thời kỳ nhất định

Giá thành =  CP dở dang đầu kỳ  + CP sản xuất Lũy kế - CP dở dang cuối kỳ

+Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu biểu thị bằng tiền toàn bộ chi phí hợp pháp mà DN dung cho việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nào đó trong một thời kỳ nhất định

*Phân biệt giá thành và chi phí sản xuất:

Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có quan hệ chặt chẽ với nhau giống nhau về chất (đều bao gồm chi phí về lao động sống và lao động vật hóa) những khác nhau về lượng (do bộ phận CP dở dang đầu và CP dở dang cuối kỳ không bằng nhau). Điều đó được thể hiện trong hình sau:

A --- B----- D --- C

AB: lao động dở dang đầu kỳ

BC :CP phát sinh trong kỳ

AD: Tổng giá thành sản phẩm

DC:CP dở dang cuối kỳ

AD = AB +BC  - DC

<=> tổng giá thành sản phẩm = CP kỳ trước chuyển sang + CP bỏ ra trong kỳ - CP chuyển cho kỳ sau

Một điểm quan trong để phân biệt CP sản xuất và giá thành sản phẩm đó là CPSX là toàn bộ những khoản chi phí bằng tiền hợp lý mà DN đã bỏ ra có lien quan đối với phục vụ sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định còn giá thành sản phẩm cũng là khoản chi phí bằng tiền hợp lý mà doanh nghiệp đã bỏ ra nhưng phục vụ cho việc sản xuất và tiêu thụ chỉ cho một loại sản phẩm nào đó trong một thời kỳ nhất định

*Phân biệt giá thành với giá trị sản phẩm :

Giá thành sản phẩm không đồng nhất với giá trị sản phẩm vì nó được đo bằng tiền và không bao gồm đầy đủ những yếu tố cấu thành giá trị. Trong giá thành sản phẩm không bao gồm những khoản lỗ, lãi và thuế thu nhập DN

Giá thành sản phẩm và giá trị sản phẩm có sự khác nhau về lượng và về chất

+về lượng: giá trị sản phẩm bao gồm các hao phí lao động xã hội còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm hao phí lao động sống, lao động quá khứ và một phần lao động mới sang tạo ra thể hiện trong hình vẽ minh họa

C

V

M

M1

M2

Giá thành

Giá trị sản phẩm

+về lượng : bộ phận giá trị nằm trong giá thành sản phẩm biểu hiện thông qua giá cả TLSXX giá cả có sức  lđ mà giá cả phụ thuộc vào quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường vào quan hệ giữa tích lũy và tiêu dung vào sự ddeiefu tiết vĩ mô của NN trong từn thời kỳ

Câu 1 : trình bày khái niệm CN và các hoạt động chủ yếu của CN ? chỉ ra 1 số cách phân loại CN mà bạn bít ?

Câu 2 đặc trưng chủ yếu của công nghiệp :

Câu 3 khái niệm chiến lược phát triển công nghiệp ?vai trò ,nội dung các mô hình phát triển  của chiến lược phát triển công nghiệp ?

Câu 4a) Khái niệm cơ cầu ngành CN và mối quan hệ trong hệ thống CN , các  nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu ngành CN

Câu4b ) trình bày vai trò của CN trong nền kinh tế quốc dân?

Câu 5 tnào là TSCĐ ? một TS đc coi là TSCĐ phải thỏa mãn những yêu cầu gì ?

Câu 6 bản chất của TSCĐ?

Câu 7 phân loại TSCĐ  trong DN theo các tiêu  thức khác nhau?

Câu 8 ) tài sản là gì ? vai trò của tài sản trong doanh nghiệp CN?  Hãy phân loại tài sản của doanh nghiệp trong công nghiệp?

Câu 9 khấu hao TSCĐ là gì ? tại sao phải khấu hao TSCĐ ? trình bày các phương pháp khấu hao TSCĐ ưu nhược điểm ?

Câu 10 tài sản ngắn hạn là gì? Phân loại tài sản TSLĐ trong DN

Câu 11:Hao mòn tài sản cố định là gì? Hãy phân loại hao mòn tài sản cố định trong doanh nghiệp công nghiệp?

Câu 12: Tại sao phải đánh giá TSCĐ? Hãy trình bày các phương pháp đánh giá TSCĐ mà bạn biết

Câu 13: Khấu hao tài sản cố định là gì ? Tại sao Nhà nước và doanh nghiệp phải quan tâm tới khấu hao tài sản cố định?

Câu 16: Tài sản ngắn hạn là gì ? Vai trò của tài sản ngắn hạn trong sản xuất kinh doanh

Câu 21: Năng suất lao động là gì? Tại sao chỉ tiêu Năng suất lao động không những quan trọng cho sự phát triển của DN mà còn ảnh hưởng đến quốc gia

Câu 22 ) hãy phân tích ưu nhược điểm của phương pháp tính : năng suất lao động theo hiện vật và năng suất lao động theo giá trị ?

Câu 24:

Khái niệm tiền lương và những nguyên tắc trả lương?

Câu 25:

Trình bày những thông số cơ bản của chế độ tiền lương?

Câu 28:  

Hãy phân biệt các loại giá thành trong giá thành sản phẩm trong Doanh nghiệp?

Câu 29:Các hình thức trả lương cho người lao đông:

Câu 30:Khái niệm Chi phí sản xuất và giá thành. Phân biệt giá thành và chi phí sản xuất, giá thành và giá trị sản phẩm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro