Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

nhiet dong hoc 111

§1.3. NHIỆT ĐỘ Nhiệt độ là đại lượng biểu thị mức độ nóng lạnh của vật thể. Nhiệt độ được ký hiệu bằng chữ t hoặc T.

§1.4. CÁC THAM SỐ TRẠNG THÁI

1. Thể tích và áp suất

Thể tích V của hệ là một tham số trạng thái, biểu thị khoảng không gian mà hệ chiếm.

Áp suất trong một hệ là lực tổng cộng tác dụng lên một đơn vị diện tích bề mặt

2. Các tham số trạng thái

Các đại lượng nhiệt độ T, thể tích V và áp suất p nêu trên là những tham số trạng thái, vì chúng là những đại lượng đặc trưng tính chất của hệ nhiệt và có giá trị xác định khi trạng thái là xác định.

Có thể nêu thêm một số tham số trạng thái khác: số hạt N (số phân tử), thế hóa μ (là năng lượng thêm vào hệ khi hệ tăng thêm một hạt), entropy (độ hỗn loạn trong hệ).

Các tham số trạng thái được phân làm hai loại:

- Loại quảng tính, gồm các tham số có phụ thuộc khoảng không gian mà hệ chiếm, như thể tích V, số hạt N,... Các đại lượng này được sử dụng như nhau trong hệ cân bằng cũng như không cân bằng.

- Loại cường tính, không phụ thuộc vào khoảng không gian hệ chiếm mà được xác định tại từng điểm trong hệ, như nhiệt độ T, áp suất p, ... Các đại lượng cường tính trong hệ cân bằng thì như nhau tại mọi điểm, còn trong hệ không cân bằng thì có thể khác nhau từ điểm này qua điểm khác.

3. Phương trình trạng thái

f (p, V, T) = 0

§1.5. CÔNG VÀ NHIỆT

1. Công là năng lượng truyền tạo nên dịch chuyển có hướng của các phân tử

2. Nhiệt Nhiệt (hay lượng nhiệt) là năng lượng truyền của chuyển động nhiệt và làm thay đổi mức độ chuyển động hỗn loạn của các phân tử

3. Nhận xét chung về công và nhiệt

Các đại lượng công A và nhiệt Q không phải là các tham số trạng thái: chúng không có giá trị xác định trong trạng thái xác định. Những đại lượng như thế thường là các số gia trong một quá trình.

§1.6. KILOMOL

Xét khối vật chất có cấu tạo từ một loại phân tử, phân tử có khối lượng m0 và có phân tử lượng là μ. 1 mol chất được định nghĩa là lượng chất có khối lượng μ g, và 1 kmol chất là μ kg của chất đó

1.7. NGUYÊN LÝ THỨ NHẤT CỦA NHIỆT ĐỘNG HỌC

Nội năng của một hệ nhiệt là tổng năng lượng nội tại của các hạt trong hệ. Động năng chuyển động của toàn hệ cũng như thế năng của hệ đối với trường lực ngoài không được tính trong nội năng. Như vậy nội năng sẽ gồm tổng động năng của các hạt (với giả thiết khối tâm của hệ là đứng yên) và thế năng tương tác giữa các hạt trong hệ:

2. Nguyên lý thứ nhất nhiệt động học

"Biến thiên nội năng của hệ nhiệt trong một quá trình bằng tổng công và nhiệt mà hệ nhận trong quá trình đó". Công thức biểu thị nguyên lý I là

ΔU = A + Q

§2.1. KHÍ LÝ TƯỞNG

Chất khí lý tưởng là chất khí tuân theo các giả thiết sau:

1/- Các phân tử không có kích thước, là những chất điểm.

2/- Các phân tử không tương tác với nhau, trừ lúc va chạm trực tiếp.

3/- Va chạm các phân tử là va chạm đàn hồi, tức là không thay đổi tổng năng lượng

Tổng quát lại, có thể nói rằng chất khí quanh ta được xem là chất khí lý tưởng khi áp suất không quá lớn và nhiệt độ không quá nhỏ. Áp suất lớn quá sẽ làm cho khoảng cách L giảm xuống, không còn lớn so với d, hơn nữa các phân tử lại gần nhau thì tương tác không còn yếu. Nhiệt độ hạ thấp quá sẽ làm cho động năng phân tử không còn lớn so với thế năng

§2.2. ÁP SUẤT CỦA KHÍ LÝ TƯỞNG

§2.3. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÝ TƯỞNG

Với chất khí các tham số trạng thái điển hình là thể tích V, áp suất p và nhiệt độ T. Giữa chúng có một mối liên hệ, tức là một phương trình trạng thái

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #hưng