
C2: mẹ chồng
30 tết nhập viện vì cúm A. Tự dưng nghĩ : may mà có khoản tiền rút được từ bảo hiểm, chứ trông chờ 20 man của lão chồng thật tang thương làm sao.
12 giờ đêm pháo hoa đì đùng ngay trước lan can phòng bệnh, mình mệt tới mức nằm bẹp giường, nghe thấy Rin chan đạp bình bịch sợ hãi trong bụng. Thôi thì con ráng chịu đựng, chỉ 15 phút thôi là hết. Cả đêm mỏi mệt như thế tới sáng mùng 1, mới chợt nhớ ra gọi chúc tết bố mẹ chồng.
Sau vài ba cuộc lỡ, người nghe máy là bà nội Bê Rin. Nghe mình chúc tết xong bà hỏi thế này " thế mày không về ăn tết thật đấy à ?". Nói thật là lúc đó ko biết phải nói cái gì. Mà có lẽ chả cần nghĩ nhiều làm gì, vì trên đời tồn tại những người ích kỷ như vậy.
Vốn đã về sớm xin phép ông bà nội để mình ăn tết nhà ngoại. Người bình thường thấy người bụng mang dạ chửa, chả ai nỡ ép đi lại vất vả xa xôi. Còn mẹ chồng mình thì hồn nhiên - mày bầu kệ mày, vì mày là dâu nhà tao nên mày phải về. Mình chỉ cười - để sau tính tiếp. Ờ, cái thói dở mặt không nhận người này là ngày xưa một tay bà dạy mình. Sau khi lừa gạt mình, lại không muốn mất thời gian giải thích, bà thường sẽ dùng câu " để sau tính" để chặn họng mình. Nói mà như không nói, khiến mình nghiến răng nghiến lợi chấp nhận. Giờ mình trả lại bà toàn bộ. Mình biết mẹ chồng mình chả ưa gì mình, trước mặt làm bộ thâm tình nhưng sau lưng sẵn sàng cầm dao đâm mình cho đến chết.
Xa xôi những chuyện 7-8 năm trước không kể làm gì , chuyện gần đây nhất chính là đêm trước ngày mình đi, hai mẹ con thẳng thắn nói với nhau những khúc mắc trong quá khứ. Bà hỏi mình "
Có phải mày đi kể chuyện mẹ cho mày ăn cá khô lúc mày vừa đẻ xong , với bắt mày đi bao tay giặt quần áo cho cả xã nghe phải ko ?". Mình về làm dâu 8 năm nhà bà, cửa lớn ko ra , cửa nhỏ ko vào, biết ai mà đi kể cho cả xã nghe... nhưng mà , mình thẳng thắn nói lại với bà chuyện đó 7 năm trước đúng mình oán bà vô cùng. Cô đơn, buồn tủi, mình liền tâm sự với thím Mai nhà chú Khôi- em trai ông nội Bê. Nhưng câu chuyện mình kể vốn chỉ là : cháu không biết gì, lại thích ăn cá khô, mẹ cháu cũng ko biết nên cứ mua về cả nhà cùng ăn, kết quả cháu bị yếu bụng. Không hiểu qua tai mọi người rồi tới tai bà đồng liêu nào đó của mẹ chồng thành chuyện : bà Hẹ ép con dâu ăn cá khô. Thực ra , đáng cười là câu chuyện này dù nói theo khía cạnh nào thì cũng chỉ có 2 ý nghĩa là mẹ chồng thất đức, hoặc là ngu dốt nên mới xảy ra cái chuyện này.
Còn chuyện găng tay, sự thật là lúc đó mình cũng thất thần khi chồng mình vừa chân trước rời khỏi cổng, quay lưng bà liền bảo mình đeo bao tay vào mà giặt. Ừ, lúc đó nghĩ : có lẽ ngày xưa bà cũng khổ, nên mấy chuyện này bà sai con dâu cũng chả xót , dẫu sao cũng chả phải con bà sinh ra. Chuyện chỉ có thế nếu như không phải cứ đến khi chồng mình về, bà lại làm cái bộ dạng thâm tình " ôi con vừa đẻ , phải kiêng nước, để đó cho mẹ làm cho". Nói thật, mình hận nhất là cái bộ dạng này của bà. Coi người khác là ngu dốt, xảo trá đến trơ trẽn.
Trong khi mình chất vấn lại chuyện , bà vẫn cố lèo lái câu chuyện sang việc "không phải mình mày giặt, mày giặt có vài buổi, toàn mẹ phục vụ mày còn chưa xong". Nói đến đây, cứ há mồm là nhắc hai chữ " phục vụ", làm như bà hầu hạ mình ghê lắm. Thảo nào hai chị chồng mình nhìn mình với ánh mắt xem thường là vậy , toàn một công do khẩu nghiệp của bà. Nói tới " phục vụ", mình cũng kể lại cái chuyện ngày đó, mình về ở cữ nhà chồng 2 tháng rưỡi, mà hơn hai tháng đó, tiền đi chợ, cơm nước toàn bộ là tiền sữa bỉm mà nhà ngoại cho mẹ con mình khi sinh Bê. Bà nói dối mình là bố chưa có lương, bảo mình tự bỏ tiền đi chợ, rồi lừa gạt mình là bao giờ mình đi làm, bà lên Hà Nội giúp mình trông Bê. Mình không phải lọai ngu dốt mà ko biết bà nói dối, nhưng mình vẫn tin, vẫn hi vọng rằng : Bê nó là cháu đích tôn của bà, bà sẽ không nuốt lời. Rồi tiền nhà nội cho, bà bảo để bà giữ cho, sau này người ta sinh con đẻ cái, bà thay mình đi trả.
Vậy mà tới hôm mình khăn gói chuẩn bị lên Hà Nôi, bà nói dứt khoát với mình "cháu bà nội tội bà ngoại, mẹ không đầu đất mà lên trông con cho mày". Vợ chồng mình lạy lục, van nài, ông chỉ bảo " nhà nhiều việc, mẹ mày chỉ lên được nửa tháng hay 1 tháng trông giúp chúng mày được thôi."
Mình ê chề ra đi, nhà nhiều việc, nhưng ngày ngày đi chợ, cơm cháo, giặt giũ là mình làm, ông dọn dẹp chăm chim chăm gà, chú Luận của Bê đi làm về còn phải rửa bát. Bà bận bịu chỉ có quét nhà, ngủ ngày, xỉa răng rồi đêm về miên man bài ca mất ngủ, cho dù bà vẫn nằm thẳng cẳng qua đêm, có khi còn ngáy. Rảnh quá còn đi nói xấu hết người nọ người kia. Tiền nhà nội cho Bê bà cầm, bà bảo bà trả thay mình, cuối cùng cứ khi được dịp mình về lại bắt mình tự bỏ tiền túi đi trả. Nói bà phục vụ, không bằng nói mọi người phục vụ bà còn không xong. Không nhắc thì thôi, nhắc mình lại lên cơn, bà nói không lại được thì bắt đầu giở giọng xảo trá " mẹ nói 'phục vụ' thì chẳng qua nghĩa nó giống như người ta đi rửa bát ở quán mà thôi". Mình còn lạ gì bà : "ở quán người ta làm được trả tiền, thì nó mang nghĩa phục vụ. Còn đây bà đi ra ngoài nói với mọi người là bà phục vụ con thì ai chả nghĩ con nằm ườn ra cho bà hầu. Mà bà làm cái gì được cho ai trong nhà mà bảo phục vụ?". Nói chán nói chê cuối cùng mới nhận lỗi " ừ, từ giờ mẹ rút kinh nghiệm ko dùng từ phục vụ nữa".
Nói thế thôi, chứ hôm sau vừa tỉnh, liền lén lút lên tìm ông kể lể trước. Mình cả đêm ko ngủ, nên mình thừa hiểu bà định giở trò gì. Mình bắt tại trận, cũng trước mặt ông nội Bê phân trần toàn bộ. Xảo trá với mình không xong, lúc này mới quay ra nói giảm nói tránh "lúc đó thằng Khánh về mẹ bảo mẹ giặt chẳng qua là sợ mấy cái chăn nặng mày ko giặt được, nên mới bảo để mẹ làm cho. Mày để ý ghê quá làm gì hả con.". Kể ra để mới thấy vì sao trên đời có câu 'lưỡi không xương nhiều đường lắt léo'.
Mình cũng chả muốn phí công đôi co với bà, nên mình bảo " chuyện gần chục năm rồi, ai đúng ai sai bỏ qua hết đi. Dù thím Mai có nói hay ko thì thêm một chuyện không bằng bớt một chuyện". Bà gật gù như giã tỏi, tranh thủ nói xấu thím Mai không ít lời. Mẹ con lại diễn tuồng thâm tình trước lúc chia tay.
Lên Hà Nội chưa được tuần, thấy thím Mai mấy năm chả liên lạc, lại điên cuồng gọi cho mình qua điện thoại. Thật chỉ muốn quay về bổ não bà nội Bê xem trong đó chứa cái gì, hay sống lâu quá nên não nó biến đổi sang đậu phụ. Mình thật sự nhất thời cũng không biết phải nói cái gì với thím, nên mình để điện thoại ở chế độ yên lặng. Chờ qua một đêm thím bình tĩnh thì gọi lại hỏi thím.
Sáng hôm sau, khi mình gọi lại, quả nhiên thím Mai nhắc lại chuyện cá khô và găng tay. Bà nội Bê Rin quả nhiên ngứa ngáy mồm miệng liền tuôn ra cho đã. Chuyện qua lâu rồi, mình không muốn truy xét làm gì, cũng đành nặng nhẹ dỗ dành thím, chỉ mong biến chiến tranh thành tơ lụa. Còn bà nội Bê có vì vậy mà khắc thêm sự hiềm khích với chú thím thì là nghiệp do bà tự làm tự chịu.
Lần này bà mong mỏi mình về như vậy, một thoáng mình nghĩ : có khi bà còn chưa biết mình và thím Mai cũng đã giải quyết chuyện nhẹ nhàng. Chắc bà đang mong chờ màn long tranh hổ đấu giữa mình và thím. Thật tiếc là mình lại không giống bà. Mình không bao giờ tự cho bản thân thông minh rồi đi đắc tội với cả họ bên chồng như bà. Ngay cả khi bà thêm dầu thêm khói để gây sự đố kỵ giữa mình với cô em dâu, mình cũng sẽ không để bà dễ dàng như nguyện.
Vừa tối, cô em dâu gọi cho mình, than thở là đi siêu âm về , bà chê mũi con của nàng ý tẹt. Điểm chết người là ở chỗ - hôm mình về , có khoe ảnh siêu âm mũi Rin chan rất cao. Mình lạnh trong lòng, nhưng vẫn trấn an cô ý, nói "là do góc chụp nên mới thế, chứ nhà ông nội gen trội, từ bốn người con cho đến các cháu, không đứa nào giống bà cả, toàn thừa hưởng quả mũi thẳng tắp của ông". Tiện đây kể xấu mẹ chồng: mẹ chồng mình mũi tẹt, gò má cao. Thế nên nhìn nghiêng không thấy mũi đâu cả. Quả nhiên người ta mới nói 'tâm xấu thì tướng đâu có đẹp' không sai.
Trước câu trách móc của bà, mình chỉ đành chữa cháy "con đang ăn tết trong viện". Bà hỏi "bị làm sao?" Cho có rồi cũng chả buồn kiên nhẫn nghe mình kể, mà đưa máy cho ông nội Bê luôn.
Khác với bà nội , ông nội thường hơi lạnh nhạt, nhưng trong tâm lại rất biết quan tâm mình. Hỏi han xong ông còn gửi lời chúc tết gđ thông gia , cho dù đó chỉ là xã giao nhưng ít ra mình còn cảm thấy được an ủi và động viên ít nhiều.
Để đối phó bà, mình phải tự thay đổi từ đứa ngây thơ sang ranh mãnh. Nhưng với ông và mọi người khác trong gia đình, vì mình trân trọng họ thật thà, chất phát, nên mình cũng sống thật lòng với họ. Cho dù bị hiểu lầm, mình cũng vẫn tin: sự thật luôn rõ ràng và không thể che đậy mãi mãi bằng những lời lẽ xảo biện gian trá. Giống như mẹ chồng mình vừa nói "cuộc đời còn dài lắm. Cứ sống đi rồi biết." . Mình thực sự khắc ghi trong lòng. Sự bạc bẽo vô tình của bà sẽ khiến bà nhớ lại những gì bà nói với mình. Còn mình ấy à ? Tốt nhất nên tránh xa người như vậy. Sống tốt với người khác vẫn tốt hơn là dùng miệng lưỡi xáo trá cùng nước mắt cá sấu đi lừa gạt người.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro