Tự sự
Ai cũng có quá khứ, tôi không ngoại lệ. Gia đình tôi vốn dĩ rất yên ấm và đủ đầy, cho đến khi mẹ mang thai tôi. Những ngày cuối trước khi sinh, bố tôi lâm vào cảnh cờ bạc nợ tiền chồng chất, không quá bất ngờ khi ngày tôi ra đời lại là ngày tất cả tan vỡ, nhà tôi vỡ nợ. Bức ảnh gia đình nát tan, lần đầu tôi nghĩ mình không sinh ra liệu có tốt hơn? .
Đầu tháng 7 năm ấy, nhà tôi lâm vào cảnh nợ nần khi bố cờ bạc, đánh cược hết tất thảy số tiền. Bố tôi làm ở cảng lái xe, nửa đời làm lụng vất vả chăm chút vun vén cho mái ấm gia đình của mình. Ngày ấy, mẹ nói bố rất tử tế và là người chồng tốt, chẳng hiểu sao lại lâm vào cảnh tệ nạn như thế. Dần dần số tiền ngày càng lớn, bố mẹ mỗi người một việc làm từ sáng sớm đến tận đêm muộn. Mẹ tôi vừa chăm sóc cho nhà chồng mặc cho nơi ấy chẳng ai trân trọng mẹ, vừa phải đứng ra làm lụng kiếm tiền cho bác và dì tôi đi học, mẹ làm đủ thứ việc mặc cho cuộc sống cứ thế xô mẹ vấp ngã. Khoảng thời gian mẹ bay vào Sài Gòn học nghề, trong tay chẳng có nổi một cắc bạc. Vốn nơi nương tựa của người phụ nữ là tấm chồng, mà mẹ tôi lại chẳng nhờ vả được gì ngoài nhận lại những cuộc gọi mà đầu dây bên kia chẳng có ai nhấc máy. Đời mẹ tôi là thế, những năm tháng nhọc nhằn ngoài kia và cả bao nỗi ấm ức không gì có thể diễn tả thành lời, sớm đã trở thành vết sẹo hằn sâu trong trái tim của mẹ tôi.
Lúc còn bé, nhà tôi ở dưới Bùi Thị Từ Nhiên, ngày ấy con đường tối tăm khi đó trở thành nơi xuất hiện rất nhiều tệ nạn như nghiện ngập và bắt cóc. Tường sân nhà tôi rất thấp, vậy nên những tối muộn khi bố mẹ vắng nhà, chị em chúng tôi đã sớm quen với những tiếng gõ cửa lạch cạch liên miên kéo dài xoá tan sự tĩnh lặng của đêm đen bên ngoài cánh cửa kia. Sau này, bố mẹ tôi cũng chuyển hai chị em lên ở với ông bà suốt quãng thời gian bận bịu ấy, tôi từng oán trách bố mẹ đã bỏ rơi mình quá nhiều, nhưng sau này không còn cảm thấy thế nữa. Năm lớp 4, bố mẹ tôi ly thân, mẹ vay được 600tr để mở một quán Spa nhỏ nằm trong ngõ trên đường Hai Bà Trưng. Quãng thời gian ấy, ba mẹ con tôi được gần gũi hơn và tôi đã dần chấp nhận việc bố mẹ chẳng còn ở được với nhau nữa. Việc kinh doanh của mẹ rất tốt, mẹ dần ổn định lại cuộc sống của mình, tôi vui lắm. Nhưng quãng thời gian ấy kéo dài chẳng được bao lâu, bà chủ nhà cho thuê mặt bằng đòi lại đất ngay sau khi hết hợp đồng và làm khó mẹ tôi đủ đường, ngày ấy mẹ chẳng nói gì mà đều tự mình gánh vác hết. Năm 2020, mẹ tôi xây nhà trên phố Vạn Kiếp, khi ấy tôi lớp 6 và theo học tại Trần Phú. Mẹ không còn làm Spa nữa, mẹ chuyển sang bán hàng và làm đồ ăn chay để nuôi sống hai chị em tôi. Đến cuối năm lớp 8, mọi người trong gia đình xúi mẹ bán nhà đi để chuyển sang nhà mới, mẹ tôi lại chấp nhận. Trước khi xây nhà, mẹ tôi nhờ bác đứng tên miếng đất, nhưng toàn bộ chi phí lắp đặt xây dựng đều cho một tay mẹ tôi trả đủ, vậy mà sau khi bán nhà đi bác tôi lại đâm chọt nói xấu sau lưng mẹ " Con Liên nó bán nhà mà chẳng chia cho con chút tiền nào cả." Ngày ấy mẹ tôi chọn im lặng chẳng giải thích mặc dù cả gia đình dường như đã quay lưng với mẹ, đỉnh điểm cho đến khi những lời nói như con dao găm thẳng vào trái tim khiến mẹ tôi không thể chịu được nữa, mẹ đã bật khóc nức nở rất lớn và nói ra hết thảy nỗi lòng và sự uất ức của mình. Lần đầu tiên, mẹ tôi dần được lắng nghe và được giúp đỡ nhiều hơn, chính mẹ đã làm tôi nhận ra đôi khi nhẫn nhịn một điều gì quá lâu cũng chẳng giúp ai nguôi ngoai mà thôi phiền toái tới mình.
Năm lớp 9, tôi cùng mẹ và chị gái chuyển sang ngôi nhà mới ở nằm ở trên đường Văn Cao, dù mẹ tôi không hẳn quá ưng ý nơi này nhưng vẫn chấp thuận. Phố Văn Cao luôn được mệnh danh là phố của ăn chơi có tiếng, nhưng ngôi nhà tôi ở nằm trong một cái ngõ thanh bình và yên tĩnh so với sự náo nhiệt ồn ào của thành phố khi về khuya. Ở nơi đây, tôi gặp Vũ Hoàng Viết Thịnh.
Dần dần cuộc sống của tôi bước ra khỏi những ngày tháng tối tăm không có lối ra, chị tôi đi lấy chồng và tôi ở lại với mẹ. Tôi dần nghe được tiếng lòng của mẹ kể về những ngày tháng khó khăn như cơn ác mộng bủa vây lấy tâm trí mẹ hằng đêm, nỗi đau khôn xiết như sợi dây thắt chặt trong lòng chẳng nguội. Vậy nên, tôi yêu mẹ nhiều lắm, những ngày dịp lễ đến dù chẳng có món quà cao sang gì tôi vẫn muốn dành cho mẹ những điều đặc biệt nhất. Kể cả vào ngày sinh nhật, tôi cũng tỉ mỉ mua tặng mẹ quà và một chiếc bánh kem nhỏ mặc cho mẹ có quên đi ngày sinh nhật của bản thân đi chăng nữa, tôi vẫn sẽ là đứa con dành cho mẹ những tấm lòng chân thành của một đứa con hiếu thảo.
—————
Ngày ấy, trên tay tôi chằng chịt vết sẹo bị cứa trên tay, tôi đã nghĩ tới cái chết rất nhiều lần và hành hạ bản thân mình hằng đêm, có những chuyện đã trở thành vết thương lòng khó có thể nguôi ngoai. Có những đêm tôi lên trên hiên nhà để hít thở không khí, hoặc để chết. Nhưng tôi sợ đau lắm đấy, thỉnh thoảng tôi ghét bản thân mình đến kinh tởm, tôi đã ước mình chết đi để trả nghiệp, nhưng tôi hèn lắm. Những đứa dám chết là mấy đứa vượt qua được gánh nặng về người thân xung quanh, còn tôi thì không. Tôi không đành lòng để mẹ lại một mình hiu quạnh giữa dòng đời bất công này, mặc cho đời có trút lên mẹ bao nhiêu, tôi cũng để mẹ giải phóng năng lượng ấy lên con người mình. Khi ấy, tôi chỉ ước mình đã lấy của mẹ bao nhiêu thì trả lại mẹ bấy nhiêu. Tôi không chết không phải vì tôi tha thiết được sống, tôi vẫn sống chỉ là vì tôi không đủ lí do để chết. Tôi không làm được.
Đỉnh điểm vào một đêm gió rít quanh trời, ánh trăng chiếu sáng hắt lên gương mặt đỏ bừng vì khóc nức nở của tôi, tôi leo lên sân phơi để hóng gió.
"Cẩm Tú? Làm gì chưa ngủ thế?" tiếng Viết Thịnh vọng từ nhà bên cạnh sang, trên mặt cậu còn vương chút máu bên má.
"Thịnh không ngủ à? Mặt sao thế?" tôi hít một hơi rồi thở đều, cố gắng điều chỉnh tông giọng thật tự nhiên. Nhưng đương nhiên gương mặt đỏ ửng lên vì khóc ấy sẽ không thể tránh được ánh mắt Thịnh.
"Khóc à? Lên đây làm gì, đừng nói nghĩ quẩn đấy nhé"
"Không, lúc buồn thì lên hóng gió sẽ tỉnh táo hơn." tôi khẽ cười.
"Xuống đi, đừng đứng cao thế không lại ngã." Thịnh nhìn tôi, nhìn vào đôi mắt sâu thăm thẳm đang dán lên người mình ấy, tôi biết cậu cũng có tâm sự của riêng mình.
"Thế cậu lên đây làm gì đêm khuya thế này? Có tâm sự gì hả"
"Xuống đi, mai tâm sự"
Tôi biết Thịnh cố tình nói thế để khơi dậy cơn tò mò trong tôi, cũng ngụ ý rằng cậu sẽ lắng nghe tôi để tôi không nghĩ quẩn. Tôi nhẹ người leo xuống, Thịnh mỉm cười nhìn tôi "Ngoan, giỏi lắm."
Tối ấy, tôi ngừng khóc mà đánh một giấc ngủ ngon, như rũ bỏ được tảng đá nặng trong người, tôi thấy dễ chịu hơn. Tôi gặp lại Thịnh sau khi mở cửa chuẩn bị đi ăn, đoán cậu cũng định ra ngoài. Vậy nên chúng tôi hẹn nhau cùng đi ăn bánh mì chảo gần cuối phố, sau đó Thịnh chở tôi đi qua hồ An Biên ngồi tâm sự, hàng lá rụng lả tả dưới dẫn khẽ chuyển mình khi có cơn gió nhẹ lướt qua. Hôm ấy, chúng tôi nói với nhau rất nhiều điều, tôi cũng nghe được tiếng lòng của Viết Thịnh. Và cũng từ đó, niềm tin vào cuộc sống trong tôi cũng nhiều hơn.
Thời điểm tôi ôn thi cấp 3 miệt mài, tôi chẳng kịp để tâm đến mấy chuyện tồi tệ xảy ra xung quanh mình. Khi ấy tôi lựa chọn thi chuyên Văn, học ngày học đêm và rồi điều gì đến cũng đến, 15 năm đèn sách chỉ để đổi 150 phút trong phòng thi. Cái ngày tra điểm, lòng tôi như hẫng đi vài nhịp khi nhận ra điểm Văn không cao như dự kiến, tổng điểm đại trà của tôi là 47.0 ( Toán 8.75, Văn 9.75, Anh 10 ) và trở thành Á Khoa đầu vào của khối 10 năm ngoái, sau Viết Thịnh 1 điểm. Tôi khá bất ngờ khi thấy cái tên Vũ Hoàng Viết Thịnh đầu danh sách với tổng số điểm 48.0 ( Văn 9, Toán 10, Anh 10 ). Ước mơ Chuyên Trần Phú khép lại, ước mơ về Viết Thịnh chớm hoa. Tôi được xếp chung lớp với Thịnh khi ấy và trở thành lớp bùng nổ về mặt thành tích khi có một Thủ Khoa và một Á Khoa đầu vào. Thú thật thì tôi vui lắm, vì Thịnh mà tôi dần thay đổi tích cực hơn, cậu như ánh dương rực rỡ tháng 6 chiếu rọi con người tôi để tôi lần nữa được làm chính mình.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro