nhap qtkd
Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của một hoặc một số doanh nghiệp trong một ngành nào đó.
Trong kinh doanh, quản trị bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa "hiệu suất" hoặc/ và "quản lý hoạt động kinh doanh" bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý. Quản lý có thể được định nghĩa là quá trình phổ quát của con người và tổ chức nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để hoạt động và đạt được các mục tiêu.
Quản trị viên là danh hiệu chung chỉ các cấp, các chức danh quản lý của các công ty hoặc quản lý chung, các thư ký; người báo cáo cho Ban giám đốc. Đây là chức danh, nhưng trong nhiều doanh nghiệp, chức danh này liên quan đến quản lý tài chính, nhân sự và quản lý hệ thống thông tin dịch vụ là để thể hiện vai trò "quản lý" chung.
Trong một số tổ chức, phân tích, quản lý được xem như một nhóm các thủ tục hành chính, cụ thể kết hợp với các kỹ thuật và các yếu tố trong một tổ chức hoạt động của. Nó đứng phân từ chiến lược điều hành hay làm việc.
Thuật ngữ quản trị và quản lý
Quản trị tiếng Anh là Management, vừa có nghĩa là quản lý vừa có nghĩa là quản trị, nhưng được dùng chủ yếu với nghĩa quản trị. Ngoài ra tiếng Anh còn dùng một thuật ngữ khác nữa là Administration với nghĩa là quản lý hành chính, quản lý chính quyền. Tiếng Pháp cũng có 2 từ ngư tương đương: Gestion (tương đương với từ Management của tiếng Anh) là quản trị kinh doanh, còn Administration trong tiếng Anh cũng là quản lý các hành động hành chính, chính quyền.
Như vậy có thể tạm coi quản lý là thuật ngữ được dùng với các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý xã hội nói chung và quản lý kinh tế nói riêng, còn giá trị là thuật ngữ được dùng đối với cấp cơ sở trong đó các tổ chức kinh doanh - các doanh nghiệp.
Quản trị và quản lý là logic giống nhau của vấn đề quản lý, nhưng điểm khác là nội dung và quy mô cụ thể của vấn đề quản lý đặt ra một bên là phạm vị cả nước, một bên là phạm vi từng cơ sở.
I. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ
1. Quản lý chức năng vốn có của mọi tổ chức.
Chức năng này phát sinh từ sự cần thiết phải phối hợp hành động của các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức, nhằm thực hiện mục tiêu chung được đặt ra cho tổ chức.
2. Khái niệm quản lý
Quản lý là một khái niệm có * hàm xác định song lâu nay thường có các cách định nghĩa, cách hiểu khác nhau và được thể hiện bằng thuật ngữ khác nhau. Thực chất của quản lý là gì? (hoặc quản lý trước hết, chủ yếu là gì? ) cũng có những quan niệm không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học, quản lý đã cơ bản được làm sáng tỏ để có một cách hiểu thống nhất.
Quản lý là chức năng vốn có của mọi tổ chức, mọi hành động của các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức có sự điều khiển từ trung tâm, nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất. Quản lý bao gồm các yếu tố:
+ Phải có một chủ thể quản lý là các tác nhân tạo ra tác động quản lý và một một đối tượng bị quản lý. Đối tượng bị quản lý phải tiếp nhận và thực hiện tác động quản lý. Tác động quản lý có thể chỉ là một lần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần.
+ Phải có mục tiêu đặt ra cho cả chủ thể và đối tượng. Mục tiêu này là căn cứ chủ yếu để tạo ra các tác động. Chủ thể quản lý có thể là một người, nhiều người. Còn đối tượng bị quản lý có thể là người hoặc giới vô sinh (máy móc, thiết bị, đất đai, thông tin, hầm mỏ...) hoặc giới sinh vật (vật nuôi, cây trồng...)
Từ những khái niệm nêu trên ta thấy đối tượng chủ yếu và trực tiếp của quản lý là những con người trong tổ chức; thông qua đó tác động lên các yếu tố vật chất (vốn, vật tư, công nghệ) để tạo ra kết quả cuối cùng của toàn bộ hành động. Vì vật khi xét về thực chất, quản lý trước hết và chủ yếu là quản lý con người (trong bất cứ hành động nào).
Xác định như vậy để thấy con người là yếu tố quyết định trong mọi hành động, hoàn toàn không có nghĩa là nội dung các chức năng quản lý nhân sự (một bộ phận trọng yếu của quản lý). Điều này đã được nhiều nhà khoa học quản lý nhấn mạnh qua cách thể hiện như: "Quản lý là một quá trình làm cho những hành động được hoàn thành với hiệu quả cao, bằng và thông qua những người khác (S.P.Robbing) và "Các nhà quản lý có trách nhiệm duy trì các hành động làm cho các cá nhân có thể đóng góp tốt nhất và các mục tiêu của nhóm" (H. Koontz, C.O' donnell,...)
3. Các chức năng quản lý
Để quản lý, chủ thể quản lý phải thực hiện nhiều loại công việc khác nhau. Những loại công việc quản lý này được gọi là các chức năng quản lý. Như vậy các chức năng quản lý là những công việc quản lý khác nhau mà chủ thể quản lý (các nhà quản lý) phải thực hiện trong quá trình quản lý một tổ chức. Phân tích chức năng quản lý nhằm trả lời câu hỏi: các nhà quản lý phải thực hiện các công việc gì trong quá trình quản lý?
Có nhiều ý kiến khác nhau về sự phân chia các chức năng trong quá trình quản lý. Vào những năm 1930, Gulick và Urwich nêu lên 7 chức năng của quản lý trong từ viết tắt POSDCORB: P: Planning - lập kế hoạch, O: organnizing - tổ chức, S: Staffing - Quản trị nhân sự, D: Directing - chỉ huy, CO: Coordinating - phối hợp, R: Reviewing - kiểm tra, B: Budgeting - tài chính. Herni Fayol nêu 5 chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra. Trong những năm 60, Koontx và O'Donnell nêu 5 chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, quản trị nhân sự, điều khiển và kiểm tra. Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, giữa các giáo sư đại học Mỹ cũng không có sự thống nhất về cách thức phân chia các chức năng quản trị, James Stoner chia thành 4 chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Cũng tương tự như thế, Stephen Ropbbin chia thành 4 chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Andang và Stearns chia thành 4 chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức và quản trị nhân sự, điều khiển và kinh tế. Các chức năng như lập kế hoạch. Tổ chức, điều hành, kiểm tra và điều chỉnh là phổ biến đối với mọi nhà quản trị, dù đó là tổng giám đốc một Công ty lớn, hiệu trưởng một trường đại học, trưởng phòng chuyên môn trong một cơ quan, hay tổ trưởng một tổ gồm 5 - 7 công nhân.
Có thể nói, các chức năng quản lý trên đây chung nhất đối với mọi nhà quản lý, không phân biệt cấp bậc, ngành nghề, quy mô lớn nhỏ của tổ chức và môi trường xã hội, dù ở Mỹ, Nhật hay Việt Nam. Dĩ nhiên, phổ biến hay chung nhất không có nghĩa là đồng nhất. Ở những tổ chức khác nhau, những cấp bậc khác nhau, có sự khác nhau về mức độ và sự quan tâm cũng như phương thức thực hiện các chức năng chung này.
II. QUẢN LÝ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm
Một doanh nghiệp cần phải được quản lý, quản lý này được gọi là quản lý kinh doanh.
Quản lý kinh doanh là quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ doanh nghiệp lên tập thể những người lao động trong doanh nghiệp. Sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội để thực hiện một cách tốt nhất mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đạt mục tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ xã hội.
Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến sự thành công trong các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp hữu
hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp. Từ khái niệm này giúp chúng ta nhận ra rằng, quản trị là một hoạt
động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức. Ðó là quá trình nhằm tạo nên
sức mạnh gắn liền các vấn đề lại với nhau trong tổ chức và thúc đẩy các vấn đề chuyển động. Mục tiêu của
quản trị là tạo ra giá trị thạng dư tức tìm ra phương thức thích hợp để thực hiện công việc nhằm đạt hiệu quả
cao nhất với chi phí các nguồn lực ít nhất.
Nói chung, quản trị là một hình thức phức tạp mà các nhà quản trị kinh doanh phải quản trị từ khâu
đầu đến khâu cuối của một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực chất của quản trị kinh doanh
là quản trị các yếu tố đầu vào, quá trình sản xuất kinh doanh các yếu tố đầu ra theo quá trình hoạt động.
- Theo quá trình quản trị kinh doanh: Công tác quản trị trong doanh nghiệp là quá trình lập kế họach,
tổ chức phối hợp và điều chỉnh các hoạt động của các thành viên , các bộ phận và các chức năng trong
doanh nghiệp nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đặt ra của tổ chức.
- Theo quan điểm hệ thống quản trị: quản trị cịn là việc thực hành những hoạt động trong mỗi tổ chức
một cách cĩ ý thức và liên tục. Quản trị trong một doanh nghiệp tồn tại trong một hệ thống bao gồm các
khâu, các phần, các bộ phận cĩ mối liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau
phát triển.
- Ở đây cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản trị. Trên thực tế ranh giới của hai khái
niệm này khơng dễ phân biệt. Sự phân biệt lãnh đạo và quản trị dựa trên các nội dung sau:
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro