Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 18. TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI

Chương 18. TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI

NHẬP MÔN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC

ẢNH HƯỞNG LỊCH SỬ ĐỐI VỚI TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI

Tâm lý học hiện đại phản ánh lịch sử lâu dài và đa dạng của nó. Trong sách này, chúng ta đã thấy vào các thời đại khác nhau, người ta đã dùng các triết học duy nghiệm, duy cảm, duy lý, thực chứng, lãng mạn, và hiện sinh để hiểu biết về con người. Chúng ta cũng đã thấy một hay nhiều loại triết học này đã trở thành cơ sở của các trường phái tâm lý học: trường phái ý chí, cơ cấu chức năng, hành vi, hình thức, tâm phân học, và tâm lý học nhân văn. Các phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất trong lịch sử tâm lý học để nghiên cứu về con người là nội quan, quan sát thường nghiệm, và thí nghiệm. Những dư âm của tất cả các triết học, trường phái, và phương pháp luận này còn tồn tại trong tâm lý học hiện đại. Vì đây là sách lịch sử tâm lý học, chúng ta sẽ không duyệt lại toàn diện tâm lý học hiện đại. Tuy nhiên, chúng ta sẽ nêu một số ví dụ cho thấy ảnh hưởng của lịch sử đang được biểu hiện như thế nào trong tâm lý học hiện đại.

SỰ ĐA DẠNG CỦA TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI

Tâm lý học ngày nay rất đa dạng, nhưng tâm lý học vốn luôn luôn rất đa dạng. Trong lịch sử lâu đời của tâm lý học, chưa từng có thời nào mà tất cả các nhà tâm lý học chấp nhận chung một khuôn mẫu duy nhất.

Điểm phân biệt tâm lý học hiện đại với tâm lý học của thời mà các trường phái khác nhau tồn tại, đó là một sự sống chung tương đối hoà bình của các nhà tâm lý học theo các quan điểm khác nhau. Vào những thập niên 1920 và 1930, khi có nhiều trường phái khác nhau cùng tồn tại, luôn luôn nảy sinh sự thù nghịch công khai giữa trường phái này với trường phái khác. Ngày nay không còn các trường phái nữa, mà có sự trổi vượt của tinh thần chọn lọc, nhắc ta nhớ đến phương pháp chức năng về tâm lý học mà William James đã gợi ý. Người theo chủ nghĩa chọn lọc lựa chọn từ giữa các nguồn khác nhau các kỹ thuật nào hiệu quả nhất trong việc giải quyết một vấn đề. Theo James, vấn đề là tìm hiểu con người. Nếu có gì thuộc về con người, James nói, ta hãy tìm hiểu nó và dùng bất cứ phương pháp nào hiệu quả nhất mà chúng ta có để tìm hiểu nó.


SỰ SUY TÀN CỦA TRƯỜNG PHÁI HÀNH VI CỰC ĐOAN
CÔNG TRÌNH CỦA JEAN PIAGET
TÂM LÝ HỌC NHẬN THỨC NGÀY NAY
TRÍ THÔNG MINH NHÂN TẠO
ĐỊA VỊ KHOA HỌC CỦA TÂM LÝ HỌC
HAI VĂN HÓA CỦA TÂM LÝ HỌC
TỪ VỰNG

Created by AM Word2CHM

SỰ SUY TÀN CỦA TRƯỜNG PHÁI HÀNH VI CỰC ĐOAN

NHẬP MÔN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC à Chương 18. TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI

Khuynh hướng phổ biến ngày nay là tìm kiếm các sự kiện làm suy yếu ảnh hưởng của thuyết hành vi cực đoan và dẫn đến sự phục hưng của tâm lý học nhận thức, sinh lý, và bẩm sinh. Bảng liệt kê các sự kiện này có thể rất dài, và các ý kiến không nhất trí với nhau là chúng phải gồm các sự kiện nào. Dưới đây chúng ta tạm đưa ra một mẫu các khả thể.

Tính cách học

Dưới ảnh hưởng của thuyết hành vi cực đoan, người ta cố tình tránh né sử dụng các sự kiện nội tâm để cắt nghĩa hành vi. Kiểu triết học thực chứng này (theo nghĩa Bacon-Comte) không những tránh né việc nghiên cứu các quy trình nhận thức và sinh lý mà còn tránh né cả việc nghiên cứu hành vi dựa trên bản năng. Tuy nhiên, giống như đối với các lối giải thích nhận thức và sinh lý về hành vi, các giải thích dựa trên bản năng bị tránh né nhưng không bị loại bỏ hẳn. Ngay cả vào thời kỳ cực thịnh của thuyết hành vi, một nhóm nhà tính cách học vẫn nghiên cứu về hành vi bản năng của động vật. Tính cách học là một ngành của động vật học được phát triển chủ yếu bởi Karl von Frisch (1886-1983) và Konrad Lorenz (1903-1989) ở Đức và Niko Tinbergen (1907-1988) ở Anh. Các cố gắng của Tinbergen, Frisch, và Lorenz đã giúp ba ông đoạt chung giải Nobel sinh học năm 1973.

Các nhà tính cách học nghiên cứu một phạm trù hành vi đặc biệt (ví dụ: tính gây hấn, sự di cư, sự truyền thông, lãnh thổ) của loài vật trong môi trường tự nhiên của chúng và tìm cách cắt nghĩa hành vi ấy dựa theo thuyết tiến hóa. Quan trọng chính đối với các nhà tính cách học là hành vi đặc loại, nghĩa là tìm hiểu xem các thành viên của cùng một loài có những hành vi đặc trưng nào trong một số điều kiện môi trường. Quan điểm bẩm sinh của các nhà tính cách học tương phản hẳn với quan điểm của các nhà tâm lý học hành vi, đặc biệt các nhà tâm lý học hành vi cực đoạn. Các nhà tính cách học đã thắng các nhà hành vi, và thành công của họ có vai trò lớn trong sự suy giảm ảnh hưởng của thuyết hành vi.

Khoa tính cách học luôn là một lãnh vực nghiên cứu tích cực, nhưng ảnh hưởng chính của nó đối với tâm lý học hiện đại là nhờ khoa sinh học xã hội. Edward Wilson, nhà sáng lập khoa sinh học xã hội, khi còn là sinh viên ở Harvard năm 1953, đã dự một lớp học của Lorenz, và ảnh hưởng của tính cách học trên sinh học xã hội của ông rất lớn. Một khác biệt quan trọng là các nhà tính cách học có khuynh hướng tập trung vào các phản ứng tự động, rập khuôn của các loài động vật khác nhau, trong khi các nhà sinh học xã hội tập trung vào hành vi xã hội phát sinh do sự tương tác phức tạp giữa sinh học của một sinh vật và môi trường của nó. Thay vì nghiên cứu các hành vi rập khuôn, các nhà sinh vật xã hội sử dụng các thuật ngữ như chiến lược và phân tích chi phí-lợi tức để nói rằng các sinh vật cân nhắc các chọn lựa khác nhau trước khi quyết định đường lối hành động.

Ảnh hưởng của Noam Chomsky

Leahy (1987) gợi ý rằng bài phê bình của Noam Chomsky về cuốn sách Hành Vi Ngôn Ngữ (1957) của Skinner là sự kiện quyết định trong sự suy giảm ảnh hưởng của thuyết hành vi. Trong bài phê bình (1959), Chomsky lý luận rất thuyết phục rằng ngôn ngữ hết sức phức tạp không thể nào cắt nghĩa bằng các nguyên tắc thao tác, đồng thời cho rằng não người được lập trình theo di truyền để tạo ra ngôn ngữ. Ông lập luận rằng trẻ em không thể lệ học các nguyên tắc này nếu chúng phải dựa hoàn toàn vào các nguyên tắc của liên tưởng (thường xuyên, tương cận, tăng cường...) như là phương tiện để học hỏi. Cuộc tấn Công dựa trên thuyết bẩm sinh này chống lại thuyết hành vi dựa trên thường nghiệm đã thành công và làm giảm mạnh ảnh hưởng của thuyết hành vi. Mặc dù Chomsky là một nhà ngôn ngữ học chứ không phải nhà tâm lý học, quan điểm của ông về sự hình thành ngôn ngữ đã mau chóng thay thế quan điểm dựa trên các nguyên tắc thao tác. Lenhey mô tả ảnh hưởng của Chomsky đối với tâm lý học hiện đại: "Bài phê bình của Chomsky (về cuốn Hành Vi Ngôn Ngữ của Skinner) có lẽ là bài nhận định về tâm lý học duy nhất ảnh hưởng nhất kể từ sau Tuyên Ngôn của Thuyết Hành Vi năm 1913 của Watson." (1987, tr. 412). Bài báo của George Miller năm 1962 nhan đề "Nghiên cứu sơ thảo về Ngữ pháp" có công phổ biến các ý tưởng của Chomsky trong tâm lý học.

Hành vi sai của các sinh vật

Một đòn nặng khác giáng vào lập trường chống bẩm sinh của thuyết hành vi phát xuất từ công trình của Marian và Keller Breland, hai cộng sự trước kia của Skinner (Marian Breland trước kia nay là Marian Bailey). Hai vợ chồng Breland bắt đầu Công Trình Nghiên Cứu Hành Vi Loài Vật, gồm việc ứng dụng các nguyên tắc thao tác để dạy một số loài vật làm một số trò. Sau đó các con vật này được đưa đi biểu diễn tại các hội chợ, gánh hát, các công viên giải trí và trên TV. Thoạt đầu, hai vợ chồng Breland thấy các con vật của họ rất dễ điều khiển, nhưng dần dần theo thời gian, hành vi bản năng bắt đầu can thiệp vào các hành vi đã học được. Ví dụ: những con lợn đã tập được trò thẩy các đồng tiền lớn bằng gỗ vào các "máng lợn nhưng dần dần chúng trở nên chậm chạp hơn, và cuối cùng chúng giậm chân lên đồng tiền thay vì thẩy chúng vào máng. Sự can thiệp hay chuyển đổi hành vi học được bởi hành vi bản năng được họ gọi là sự chuyển đổi bản năng. Ông bà Breland tóm tắt các khám phá của họ như sau: "Có vẻ hiển nhiên các con vật này bị mắc kẹt bởi các bản năng mạnh, và rõ ràng ở đây chúng ta có một chứng minh về sự lấn át của các mẫu hành vi này trên các hành vi đã học được." (1961, tr. 85).

Ông bà Breland tin rằng các nhận xét của họ phản lại các giả thiết của các nhà tâm lý học hành vi: (1) Một con vật bắt đầu tình huống học tập từ trạng thái zêrô (tabula rasa) - nghĩa là không có sẵn trước những yếu tố di truyền; (2) các sự khác biệt giữa các loài vật khác nhau không quan trọng; và (3) mọi phản ứng mà một con vật có thể làm đều có thể bị chi phối bởi bất cứ kích thích nào mà con vật có thể phát hiện. Tát cả các giả thiết này của thuyết hành vi đều hoặc phủ nhận hoặc giảm thiểu tầm quan trọng của hành vi bản năng. Mặc dù họ là những nhà tâm lý học hành vi khi bắt đầu sự nghiệp của họ, ông bà Breland đã đạt đến kết luận sau:

Sau 14 năm liên tục thí nghiệm và quan sát hàng ngàn con vật chúng tôi phải miễn cưỡng kết luận rằng hành vi của bất kỳ loài vật nào đều không thể được hiểu biết, tiên đoán, hay kiểm soát thích đáng, nếu không có sự hiểu biết về các mẫu bản năng của chúng, lịch sử tiến hóa, và môi trường sinh thái của chúng. (1961, tr. 126).

Kể từ sau bài báo của Breland về hành vi sai của các sinh vật, nhiều nhà nghiên cứu khác đã tìm kiếm những chứng cớ để bênh vực các kết luận của họ. Ví dụ, Seligman (1979) đã thấy rằng trong bất cứ loài động vật nhất định nào, một số liên tưởng thì dễ làm hơn một số khác và một loài có thể có các liên tưởng dễ dàng, trong khi một loài khác gặp khó khăn rất lớn hay không thể làm được. Theo Seligman, lý do là trong một loài, các con vật được chuẩn bị về sinh học để hình thành một số liên tưởng và không được chuẩn bị để hình thành một số liên tưởng khác, và giữa các loài khác nhau cũng thế.

Ảnh hưởng di truyền đối với trí thông minh và nhân cách

Ít là một phần vì công trình của các nhà tính cách học, Chomsky, và vợ chồng Breland, các giải thích bẩm sinh về hành vi lại được kính trọng trong tâm lý học hiện đại. Chúng ta chỉ xem một ví dụ dưới đây, bằng cách điểm qua công trình của Thomas Bouchard và các đồng nghiệp của ông. Như đã thấy ở chương 10, Francis Galton đã định nghĩa vấn đề bản tính-dưỡng dục và là người đầu tiên sử dụng các cặp song sinh để nghiên cứu vấn đề này. Galton đi đến các kết luận sau đây về các sự đóng góp của bản tính và dưỡng dục từ công trình nghiên cứu các cặp song sinh:

Không thể tránh khỏi kết luận rằng bản tính vượt xa ảnh hưởng của sự dưỡng dục khi các khác biệt của sự dưỡng dục không vượt quá những gì thường thấy chung giữa các người có cùng địa vị xã hội và ở trong cùng một nước. Mối e ngại duy nhất của tôi là chứng cớ của tôi có vẻ chứng minh quá nhiều và có thể vì thế mà bị bác bỏ, vì có vẻ nó đã ngược với mọi kinh nghiệm khi cho thấy sự dưỡng dục có ảnh hưởng quá ít như thế.

Nghiên cứu gần đây của Bouchard và đồng nghiệp cho thấy Galton đã đúng về cả hai phương diện: Sự dưỡng dục có tác dụng rất ít so với bản tính; và người ta sẽ thấy sự kiện này khó tin. Bouchard đã nghiên cứu ảnh hưởng của di truyền trên các đặc tính thể lý, trí thông minh, và các đặc tính về nhân cách bằng cách dùng bốn nhóm so sánh chủ yếu:

- Các cặp song sinh dizygotic, thụ tinh từ hai trứng, gọi là song sinh anh em, được nuôi dưỡng chung với nhau (DZT)

- Các cặp song sinh dizygotic, thụ tinh từ hai trứng, gọi là song sinh anh em, được nuôi dưỡng cách biệt nhau (DZA)

- Các cặp song sinh monozygotic, thụ tinh từ một trứng, gọi là song sinh đồng nhất, được nuôi dưỡng chung với nhau (MZT)

- Các cặp song sinh monozygotic, thụ tinh từ một trứng, gọi là song sinh đồng nhất, được nuôi dưỡng cách biệt nhau (MZA).

-Các cặp song sinh anh em (dizygotic) về di truyền thì giống các anh chị em không song sinh, và các cặp song sinh đồng nhất (monozygotic) có tất cả các gen chung với nhau. Nếu kinh nghiệm (nghĩa là sự dưỡng dục) quyết định trí thông minh và nhân cách, thì cả nhóm DZT lẫn nhóm MZT sẽ có tương quan cao về các đặc tính này, nhưng các nhóm DZA và MZA thì không. Nếu trí thông minh và nhân cách được quyết định chủ yếu bởi di truyền (bản tính), thì các nhóm DZT và MZT sẽ có tương quan thấp về các đặc tính này, nhưng các nhóm DZA và MZA phải có tương quan cao. Vì tất cả các cặp song sinh monozygotic trong nghiên cứu của Bouchard đều được tách riêng ngay từ lúc mới sinh, nên mọi đặc tính giống nhau giữa chúng đều phải là do các ảnh hưởng di truyền (bẩm sinh).

Kết quả nghiên cứu của Bouchard (1984) trước hết xác nhận sự kiện mọi người đều biết từ lâu là các cặp song sinh monozygotic hầu như giống hệt nhau về rất nhiều đặc tính thể chất (ví dụ dấu vân tay và chiều cao). Tiếp đến Bouchard tập trung chú ý vào vấn đề trí thông minh và kết luận rằng "có chứng cớ bắt buộc là tính di truyền về trí thông minh thì ở trên mức zêrô rất nhiều, có thể khoảng từ .50 đến .80" (1984, tr. 170). Tính di truyền cho thấy mức độ thay đổi về một đặc tính hay thuộc tính do di truyền.

Kế đến, Bouchard tập trung chú ý vào các đặc tính nhân cách và ông nói, "Lãnh vực nhân cách có lẽ là lãnh vực mà đa số nhà tâm lý học tin rằng các yếu tố chung của môi trường gia đình và việc học tập trong xã hội có tầm quan trọng lớn đối với việc quyết định những khác biệt cá nhân." Nhưng chính ở đây Bouchard đạt đến kết quả có lẽ bất ngờ nhất của ông: Môi trường gia đình chung trong thực tế không có ảnh hưởng gì trên nhân cách. Nghĩa là những người có các đặc tính nhân cách giống nhau tùy theo mức độ di truyền chứ không theo mức độ họ có chung các kinh nghiệm (nuôi dưỡng, giáo dục). Và Bouchard hỏi, "Có thể nào môi trường gia đình chung cùng lắm cũng chỉ có một ảnh hưởng tối thiểu đối với nhân cách?" và câu trả lời của ông là "đúng thế".

Ta không nên kết luận rằng các ảnh hưởng môi trường trên nhân cách là không quan trọng. Đa số các nghiên cứu di truyền về nhân cách gợi ý rằng các yếu tố di truyền cắt nghĩa khoảng 50% sự khác biệt về các tính chất của nhân cách, và các yếu tố môi trường cắt nghĩa 50% còn lại. Theo các nghiên cứu trên đây, di truyền là một yếu tố chính ảnh hưởng đến trí thông minh và nhân cách, nhưng không phải ảnh hưởng duy nhất.

Như vậy, mặc dù thuyết hành vi cố gắng giải quyết tranh cãi về tương quan giữa bản tính và sự dưỡng dục bằng cách cho sự dưỡng dục có tầm quan trọng hơn, cuộc tranh cãi xưa kia vẫn còn rất sôi động và dai dẳng trong tâm lý học hiện đại.

Thuyết Hành vi cực đoan vẫn còn ảnh hưởng

Ảnh hưởng của thuyết hành vi cực đoan đã suy giảm nhưng không hoàn toàn biến mất. Trước khi ông qua đời năm 1990, Skinner từng được coi là một trong số nhà tâm lý học vĩ đại nhất trong lịch sử. Davis, Thomas, và Weaver (1982) đã gửi các bản khảo sát đến các trưởng khoa tâm lý học của các chương trình đào tạo sau đại học, xin họ làm một danh sách những người họ nghĩ là thuộc số "top ten" những nhà tâm lý học lớn nhất của mọi thời đại, và một danh sách những nhà tâm lý học vĩ đại nhất hiện còn sống. Kết quả cuộc khảo sát năm 1966 cho thấy Freud dẫn đầu danh sách những nhà tâm lý học lớn nhất mọi thời và Skinner xếp hạng 9. Trong cuộc khảo sát năm 1981, Freud vẫn dẫn đầu danh sách những nhà tâm lý học lớn nhất mọi thời, nhưng Skinner đã vươn lên hạng 2. Trong danh sách những nhà tâm lý học còn sống, Skinner đứng đầu cả trong danh sách năm 1966 và 1981. Các tác giả nghĩ rằng chẳng bao lâu Skinner sẽ thay thế Freud trên danh sách các nhà tâm lý học lớn nhất mọi thời. Tuy nhiên, mặc dù Skinner có thể vẫn rất nổi tiếng, có lẽ do sự kính trọng lịch sử dành cho ông, ảnh hưởng của ông đã suy giảm rất nhiều. Dù sao, một số tác giả thuộc khuynh hướng Skinner vẫn hoạt động tích cực và vẫn tiếp tục các tạp chí lớn của họ.

Khi thuyết hành vi cực đoan mất địa vị bá chủ trong tâm lý học, thì khoa tâm lý học về nhận thức ngày càng trở nên thịnh hành. Một trong số những lý thuyết đầu tiên được chấp nhận rộng rãi là lý thuyết của Jean Piagert.

Created by AM Word2CHM

CÔNG TRÌNH CỦA JEAN PIAGET

NHẬP MÔN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC à Chương 18. TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI

Jean Piaget (1896-1989) thường được nhìn nhận là nhà tâm lý học vĩ đại nhất của mọi thời đại. Công trình của Piaget thường xuyên được dẫn chứng như là lý do cho sự phổ biến rộng rãi loại tâm lý học nhận thức trong tâm lý học hiện đại. Mặc dù ngay từ năm 1926 Piaget đã xuất bản một tác phẩm quan trọng về sự phát triển nhận thức nơi trẻ em, đa số các nhà tâm lý học Mỹ vẫn chưa biết đến ông. Năm 1960, Jerome Bruner và George Miller sáng lập Trung Tâm Nghiên Cứu về Nhận Thức ở Harvard, và trung tâm này bắt đầu kích thích sự quan tâm đến công trình của Piaget, cũng như tâm lý học nhận thức nói chung. Trong đời ông, Piaget đã xuất bản hơn 50 cuốn sách và tác phẩm chuyên đề về sự phát triển nhận thức, và cuối cùng các quan điểm của ông ảnh hưởng rất lớn tại Hoa Kỳ.

Lý thuyết của Piaget

Nhận thức luận di truyền. Lý thuyết của Piaget thường được gọi là nhận thức luận di truyền, vì nó cho rằng các khả năng tri thức phát triển dựa theo sự tăng trưởng sinh học và kinh nghiệm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thuật ngữ di truyền ở đây muốn nói đến sự phát triển hơn là sự di truyền sinh vật. Như vậy, nhận thức luận di truyền cũng gần như đồng nghĩa với tri thức phát triển.

Các lược đồ (schermata)

Theo Piaget, mỗi đứa trẻ sinh ra đã có sẵn một ít phản xạ để chúng tương tác với môi trường. Ông gọi các phản xạ này là các lược đồ chúng cho phép đứa trẻ làm các việc như bú, với, nhìn, và nắm. Pinget coi mỗi lược đồ là một yếu tố trong cơ cấu nhận thức của đứa trẻ. Trong những năm đầu đời, đứa trẻ chấp nhận thế giới theo phản xạ bằng cách sử dụng các lược đồ bẩm sinh của chúng. Khi đứa trẻ lớn dần, các giản đồ ban đầu được triển khai, và đứa trẻ phát triển thêm các lược đồ mới. Khi các lược đồ mới phát triển, cơ cấu nhận thức trở nên phức tạp hơn, và các tương tác của đứa trẻ với thế giới trở nên bớt tính chất phản xạ và nhiều tính chất nhận thức hơn. Nói cách khác, khi tương tác với thế giới, đứa trẻ ngày càng trở nên lệ thuộc tư duy hơn. Tuy nhiên, trong mọi giai đoạn phát triển, các tương tác của đứa trẻ với thế giới luôn lệ thuộc các lược đồ có sẵn.

Sự tiếp thu và thích nghi

Theo Piaget, nếu một kinh nghiệm hợp với cơ cấu nhận thức hiện có của một người, thì sự tiếp thu diễn ra. Đại khái sự tiếp thu cũng giống như sự nhận ra, tri giác, hay nhận thức. Nếu một kinh nghiệm không hợp với cơ cấu nhận thức của một người, thì sự mất cân bằng diễn ra, và có một khuynh hướng thay đổi cơ cấu nhận thức để nó có thể tiếp thu kinh nghiệm mới. Quy trình biến đổi này gọi là sự thích nghi, đại khái giống như sự học tập. Piaget tin rằng hầu như mọi kinh nghiệm của một người đều bao gồm cả sự tiếp thu lẫn thích nghi, bởi vì mọi kinh nghiệm chúng ta có đều ít nhất một phần có thể nhận ra và một phần không giống với bất cứ kinh nghiệm nào chúng ta có trước kia.

Bốn giai đoạn phát triển tri thức theo đề nghị của Piaget. Theo Piaget, có bốn giai đoạn phát triển tri thức sau đây:

1. Giai đoạn cảm giác-vận động (mới sinh đến khoảng 2 tuổi). Các sự thích nghi có tính chất cảm giác-vận động và liên quan đến cái cụ thể. Việc xử lý biểu tượng không có hay chỉ ở mức tối thiểu. Trẻ em có tính ích kỷ theo nghĩa chúng lấy mình làm khung đối chiếu cho mọi sự.

2. Giai đoạn tiền-thao tác (khoảng 2 đến 7 tuổi). Có một ít biểu tượng thô sơ và hình thành khái niệm. Trẻ em bắt đầu phân loại sự vật dựa theo dáng giống nhau của chúng, và để giải quyết các vấn đề chúng dùng trực giác hơn là lô gích. Chưa phát triển ý thức về sự bảo tồn, nghĩa là khả năng so sánh dung lượng của các đồ vật.

3.Giai đoạn thao tác cụ thể (khoảng 7 đến 11 tuổi). Trong thời kỳ này trẻ em bắt đầu biết về dung lượng và phát triển một số khái niệm khá phức tạp. Tuy nhiên chúng chỉ có thể áp dụng các khái niệm này vào các vấn đề cụ thể mà chúng có thể xử lý trực tiếp.

4. Giai đoạn thao tác hình thức (khoảng 11 tuổi trở đi). Tư duy bây giờ trở nên tinh vi và sẽ tiếp tục mãi trong tương lai. Trẻ em ở giai đoạn này có thể ứng dụng các ý niệm phức tạp vào cả các vấn đề cụ thể lẫn các vấn đề hoàn toàn trừu tượng.

Ảnh hưởng của Piaget đối với Tâm lý học nhận thức hiện đại

Như ta sẽ thấy dưới đây, tâm lý học xử lý thông tin trở thành rất thịnh hành vào các thập niên 1970 và 1980. Ở đây chúng ta chỉ nhắc đến sự tương quan giữa lý thuyết của Piaget về phát triển trí khôn và tâm lý học xử lý thông tin:

Trong tất cả các phương pháp của tâm lý học nhận thức, phương pháp của Piaget có vẻ đã ảnh hưởng nhiều nhất đối với tâm lý học xử lý thông tin. Khái niệm giản đồ của Piaget đã được thích nghi rộng rãi bởi các nhà tâm lý học xử lý thông tin và được quan niệm như một cơ chế xử lý thông tin. Cả Piaget lẫn các nhà tâm lý học xử lý thông tin đều giả thiết rằng thông tin đến từ môi trường sẽ được xử lý (tổ chức, đơn giản hóa, biến đổi, chọn lọc để phân tích thêm, hay bỏ qua) bởi các cơ cấu nhận thức trước khi nó chuyển thành hành vi. Nói cách khác, cả hai đều nhấn mạnh tầm quan trọng của các cơ cấu nhận thức (schemata) trong quy trình xử lý thông tin. (Hergenhahn, 1988, tr. 353).

Lý thuyết của Piaget theo truyền thống duy lý hơn duy nghiệm. Đặc biệt, nó theo truyền thống Kant và đa số tâm lý học nhận thức hiện đại cũng theo cùng truyền thống như thế.

Created by AM Word2CHM

TÂM LÝ HỌC NHẬN THỨC NGÀY NAY

NHẬP MÔN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC à Chương 18. TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI

Hội APA không có một sự phân loại riêng về tâm lý học nhận thức, nhưng nếu có, chắc hẳn nó phải là loại phát triển nhanh nhất trong thập niên 1980. Cần lưu ý rằng trong suốt lịch sử lâu dài của tâm lý học, hầu như luôn luôn có sự nhấn mạnh về nhận thức dưới hình thức này hay hình thức khác. Tuy nhiên có một thời kỳ từ khoảng 1930 đến 1950, vào lúc cực thịnh của tâm lý học hành vi, người ta chung chung nghĩ rằng các sự kiện ý thức hoặc là không có, hay nếu có, chúng chỉ là các hiện tượng phụ của hoạt động của não và không cần xét đến.

Nhưng cả vào thời kỳ thống trị của thuyết hành vi cực đoan, tâm lý học nhận thức đã không biến mất hoàn toàn, mà ngược lại các nhà tâm lý học hình thức hoạt động rất mạnh, cũng như trường phái hành vi phương pháp luận như Tolman. Như ta đã thấy ở chương 13, Tolman cho rằng các sinh vật hình thành các biểu thị nhận thức về môi trường của chúng (bản đồ nhận thức) và dùng chúng để đi từ chỗ này đến chỗ khác. Tolman giả thiết có các quy trình ý thức phức tạp làm biến đổi và triển khai các thông tin giác quan để dẫn đến các hành động thông minh.

Trong các thập niên 1960 và đầu 1970, lý thuyết về xử lý thông tin bắt đầu ngự trị tâm lý học nhận thức. Phương pháp xử lý thông tin để nghiên cứu các quy trình nhận thức quá thành công khiến một số người đã coi nó là một mẫu mới nhất của tâm lý học, một mẫu sẽ sớm thay thế tất cả các mẫu khác. Các nhà tâm lý học xử lý thông tin sáng lập các tạp chí riêng của họ, và chẳng bao lâu phương pháp của họ đã ảnh hưởng hầu như mọi khía cạnh của tâm lý học.

Tâm lý học nhận thức bằng xử lý thông tin

Không một ví dụ nào tốt hơn cho thấy các phát triển bên ngoài phạm vi tâm lý học có thể ảnh hưởng đến tâm lý học cho bằng sự xuất hiện của tâm lý học nhận thức bằng xử lý thông tin. Đa số nhà tâm lý học xử lý thông tin nhận thấy sự giống nhau giữa con người và máy tính: Cả hai đều nhận dữ liệu, xử lý dữ liệu, có một bộ nhớ, và xuất dữ liệu. Đối với các nhà tâm lý học xử lý thông tin, thuật ngữ nhập dữ liệu thay thế cho kích thích, thuật ngữ xuất dữ liệu thay thế cho phản ứng và hành vi, và các thuật ngữ như lưu trữ, mã hóa, xử lý, dung lượng, truy cập, và lập trình mô tả các sự kiện xử lý thông tin xảy ra giữa việc nhập và xuất. Đa số thuật ngữ này được vay mượn từ công nghệ tin học. Nhà tâm lý học xử lý thông tin thường tập trung nghiên cứu quy trình tư duy và hành vi bình thường, hợp lý, và coi con người như là một người tích cực tìm kiếm và sử dụng thông tin. Trong việc xử lý thông tin, sự nghiên cứu được tập trung chuyên biệt vào các quy trình tinh thần cao cấp như ngôn ngữ, tư duy, tri giác, giải vấn đề, hình thành khái niệm, trí nhớ, học tập, trí thông minh, và sự chú ý.

Như ta đã thấy trong sách này, các giả thiết người ta có về bản tính con người sẽ ảnh hưởng mạnh đến việc người ta nghiên cứu về con người như thế nào. Trong tâm lý học nhận thức bằng xử lý thông tin, người ta giả thiết tinh thần hay não của con người hoạt động giống như cái máy tính. Tâm lý học xử lý thông tin đi theo truyền thống duy lý, và giống như đa số lý thuyết duy lý khác, lý thuyết xử lý thông tin dựa mạnh vào yếu tố bẩm sinh. Đặc biệt, có một sự giống nhau giữa thuyết duy lý của Kant và tâm lý học xử lý thông tin. Nhiều người coi Kant là người sáng lập tâm lý học xử lý thông tin: "Khi các nhà khoa học về nhận thức nói về các tiền nhân của họ, họ nhắc đến tên của Immanuel Kant nhiều hơn bất cứ ai khác (Flanagan, 1991, tr. 181). Như đã thấy ở chương 6, Kant giả thiết một số phạm trù tư tưởng (các khả năng của trí khôn) tác động trên thông tin giác quan, nhờ đó tạo cho nó cấu trúc và ý nghĩa và tự nó không thể có. Nói cách khác, theo Kant, các khả năng của tinh thần xử lý các thông tin. Chính triết học của Kant tạo ra sự tương đồng giữa lý thuyết của Piaget, tâm lý học hình thức, và tâm lý học xử lý thông tin.

Sự trở lại của Tâm lý học khả năng

Chủ yếu do tương quan của nó với khoa tướng sọ học, tâm lý học khả năng bị mất ảnh hưởng và trong thực tế nó đã bị loại bỏ cùng với khoa tướng sọ học. Theo một số người, loại bỏ tâm lý học khả năng cùng với tướng sọ học cũng giống như đổ đứa bé ra ngoài cùng với thau nước nó ngồi tắm. Chúng ta vừa thấy tâm lý học xử lý thông tin đánh dấu sự trở lại của tâm lý học khả năng. Sự khám phá gần đây rằng não được tổ chức thành nhiều "mô- đun" (nhóm tế bào), mỗi mô-đun có các chức năng chuyên biệt như sự nhận ra khuôn mặt, cũng đánh dấu sự trở lại của tâm lý học khả năng (và một phần nào cũng của khoa tướng sọ học).

Sự trở lại của vấn đề Tinh Thần-thân Xác

Sự phổ biến hiện nay của tâm lý học nhận thức đem vấn đề tinh thần-thân xác trở lại với tâm lý học, tuy rằng nó chưa bao giờ hoàn toàn biến mất. Các nhà tâm lý học hành vi cực đoan đã "giải quyết" vấn đề này bằng cách phủ nhận sự hiện hữu của tinh thần. Theo họ, các sự kiện tinh thần không là gì khác hơn các kinh nghiệm sinh lý được chúng ta gán cho tên gọi là ý thức. Nghĩa là tâm lý học hành vi đã "giải quyết" vấn đề tinh thần- thân xác bằng cách chấp nhận thuyết duy vật hay nhất nguyên vật lý. Thế nhưng tâm lý học nhận thức giả thiết sự hiện hữu của các sự kiện ý thức. Các sự kiện này đôi khi được coi như các hiện tượng phụ của hoạt động của não (thuyết hiện tượng phụ), đôi khi được coi như các yếu tố tự động và thụ động của thông tin cảm giác (thuyết cơ giới) và đôi khi như là các nguyên nhân quan trọng của hành vi (thuyết tương tác). Trong mỗi trường hợp, người ta đều giả thiết các sự kiện thể lý và tinh thần, vì vậy phải cắt nghĩa tương quan giữa hai sự kiện này. Một số nhà tâm lý học về nhận thức hiện đại tin họ đã tránh được tình trạng nhị nguyên bằng cách ghi nhận sự quan hệ mật thiết giữa một số hoạt động của não và một số sự kiện tinh thần. Một số người thậm chí còn cho rằng không bao lâu nữa người ta sẽ có thể khám phá ra rằng mọi sự kiện tinh thần đều có tương quan mật thiết với hoạt động của não, và họ dựa vào suy đoán này để bênh vực cho thuyết duy vật. Nhưng D. N. Robinson cho rằng lý luận như thế là ngụy luận.

Thay thế thuật ngữ tinh thần-thân xác bằng thuật ngữ tinh thần-não không giải quyết được vấn đề làm thế nào một cái gì vật chất (não) lại có thể tạo ra một cái gì tinh thần (ý tưởng, tư duy).

Giống như cuộc tranh luận giữa bẩm sinh chống lại duy nghiệm luận (bản tính chống lại kinh nghiệm), vấn đề tinh thần-thân xác luôn còn là một trong các vấn đề tồn tại dai dẳng trong tâm lý học.

Created by AM Word2CHM

TRÍ THÔNG MINH NHÂN TẠO

NHẬP MÔN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC à Chương 18. TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI

Vào cuối thập niên 1970, tâm lý học nhận thức xử lý thông tin phát triển thành một khoa học mới gọi là khoa học nhận thức. Khoa học nhận thức gồm một số các môn học kết hợp với nhau trong một cố gắng nhằm hiểu biết về nhận thức. Các môn học này gồm triết học, tâm lý học nhận thức, khoa học thần kinh, ngôn ngữ học, chế tạo máy, và khoa học vi tính. Giống như nhà tâm lý học xử lý thông tin, nhà khoa học nhận thức tìm hiểu các quy trình tinh thần can thiệp giữa kích thích và phản ứng, nhưng họ dựa vào một cơ sở rộng hơn để nghiên cứu các quy trình này. Và nhà khoa học nhận thức đặc biệt tập trung vào việc nghiên cứu trí thông minh nhân tạo (ở đây chúng ta viết tắt là AI=artificial intelligence). Fetzer định nghĩa AI là "một ngành đặc biệt của khoa học máy tính nghiên cứu phạm vi mà các khả năng tinh thần của con người (và các sinh vật khác) có thể thực hiện được bởi máy móc" (1991, tr. xvi). Vì AI đang rất phổ biến, chúng ta sẽ mô tả nó khá chi tiết một chút.

Năm 1950 Alan M. Turing (1912-1954) đã sáng lập lãnh vực trí thông minh nhân tạo trong một bài báo nhan đề "Máy Tính và Trí Thông Minh" trong đó ông nêu câu hỏi: Máy móc có thể suy nghĩ không? Vì thuật ngữ suy nghĩ khá mơ hồ, Turing đề nghị một phương pháp khách quan để trả lời câu hỏi của chính ông.

Trắc nghiệm Turing

Turing đề nghị chúng ta chơi "trò bắt chước" để trả lời câu hỏi Máy (= máy tính) có thể suy nghĩ không. Ông xin chúng ta tưởng tượng một người thẩm vấn hỏi những câu hỏi hóc búa cho một người và một cái máy tính, cả hai đều ở khuất mặt người thẩm vấn. Các câu hỏi và trả lời được đánh máy trên bàn phím và hiện ra trên màn hình. Người trả lời được hướng dẫn phải trả lời thành thật và cố gắng thuyết phục người thẩm vấn rằng họ là người thật. Còn máy tính được lập trình để nó trả lời như thể nó là người. Nếu sau một chuỗi các trắc nghiệm như thế mà người thẩm vấn không phân biệt được giữa người trả lời và máy, thì máy tính qua được cuộc trắc nghiệm Turing và được coi là nó biết suy nghĩ.

Trí thông minh nhân tạo yếu đối lại với mạnh

Qua được trắc nghiệm Turing phải chăng có nghĩa là máy tính biết suy nghĩ, hay có các thuộc tính tinh thần của con người không? Không, những người chủ trương trí thông minh nhân tạo yếu trả lời; họ nói cùng lắm máy tính chỉ có thể bắt chước các thuộc tính tinh thần của con người. Có, những người chủ trương trí thông minh nhân tạo mạnh trả lời; họ cho rằng máy tính không chỉ là một dụng cụ dùng để nghiên cứu tinh thần (như những người chủ trương trí thông minh nhân tạo yếu nói). Đúng hơn, một máy tính được lập trình thích hợp thì thực sự là một trí khôn có khả năng hiểu và có các trạng thái tinh thần.

Lập luận của Searle chống lại trí thông minh nhân tạo mạnh

Searle (1980) mô tả lý luận nay đã trở thành nổi tiếng của ông được gọi là "Căn phòng Trung Hoa để bác bỏ lập luận của những người chủ trương "AI" mạnh. Theo những người này, suy nghĩ là xử lý các ký hiệu và vì các chương trình máy tính xử lý các ký hiệu, chúng suy nghĩ. Theo họ, "tinh thần đối với não cũng giống như chương trình đối với phần cứng." (Searle, 1990, tr. 26). Để bác bỏ lập luận này, Searle yêu cầu bạn nghĩ đến một ngôn ngữ nào mà bạn không hiểu, như tiếng Trung Hoa chẳng hạn. Bây giờ giả sử bạn được đặt trong một căn phòng có các chiếc giỏ đựng đầy chữ Trung Hoa, bên cạnh đó là một sách viết bằng tiếng Anh nói về các quy luật để kết hợp... các chữ Trung Hoa này với các chữ Trung Hoa khác. Những người viết cuốn quy luật được gọi là các "lập trình viên," và bạn là cái "máy tính." Các giỏ đầy chữ Trung Hoa là các "cơ sở dữ kiện" và việc phối hợp các ký hiệu với nhau trở thành các "câu trả lời" của bạn. Bây giờ giả sử dựa vào cuốn quy luật, bạn có thể sắp xếp thành các câu trả lời đúng ngữ pháp tiếng Trung Hoa không thua gì người Trung Hoa. Nói cách khác bạn đã có những câu trả lời đúng tiếng Trung Hoa mặc dù bạn không hiểu gì về ý nghĩa các câu trả lời của bạn. Nghĩa là mặc dù bạn qua được nhiều cuộc trắc nghiệm Turing nhưng bạn không hiểu được nghĩa của tiếng Trung Hoa.

Searle kết luận rằng, mặc dù máy tính có thể qua được trắc nghiệm Turing, nó vẫn không suy nghĩ thực sự như con người suy nghĩ. Vì vậy lập trường về trí thông minh nhân tạo mạnh là sai.

Con người là cái máy?

Lý luận về việc liệu một cái máy có khả năng suy nghĩ hay không đã đưa trở lại trong tâm lý học ngày nay một số câu hỏi vốn đã dai dẳng trong suốt lịch sử tâm lý học. Một trong các câu hỏi ấy là Bản chất của bản tính con người là gì? Như ta đã thấy, có một câu trả lời rằng con người là các cái máy. Đa số các tác giả Anh và Pháp theo trường phái Newton về tinh thần đã lấy ý niệm của Newton về vũ trụ, coi vũ trụ như một cái máy và áp dụng ý niệm ấy vào con người. Đối với những người tin rằng con người chỉ là cái máy không hơn không kém, thì không có lý do gì để một cái máy không thể có cấu trúc khiến nó có thể nhân bản mọi chức năng của con người. Đương nhiên cái máy phải là một rô-bô hết sức phức tạp, nhưng trên nguyên tắc, không gì ngăn cản một cái máy như thế lại không thể nhân bản mọi chức năng con người, vì con người không khác gì một cái máy. Quan niệm con người là cái máy được gọi là thuyết cơ giới.

Cũng vậy, những người theo thuyết duy vật thấy không có lý do gì để một cái máy không thể nhân bản mọi chức năng con người. Họ nói con người chỉ là các hệ vật lý. Không có "con ma trong cái máy," nghĩa là không có một tinh thần trong thân xác con người. Vì vậy không có lý do gì để đặt câu hỏi liệu một cái máy có thể suy nghĩ giống như con người hay không. Cả máy lẫn người đều không thể suy nghĩ. Các tư tưởng, ý tưởng, khái niệm, tri giác và hiểu biết không thể tồn tại nếu chúng được coi là những thực thể vô chất. Suy nghĩ cách khác tức là chấp nhận thuyết nhị nguyên.

Tóm lại, rõ ràng bất cứ nhà nhị nguyên nào cũng phải hoặc bác bỏ trí thông minh nhân tạo mạnh, hay chấp nhận rằng cái máy có thể suy nghĩ. Nhiều nhà nhị nguyên quan niệm rằng, hoặc ý thức của con người là độc nhất vô nhị trong vũ trụ, hay một số khía cạnh của ý thức con người là độc nhất vô nhị, ví dụ ý chí tự do hay mục đích. Trong cả hai trường hợp, con người có một cái gì đó ý thức và phi cơ giới mà một cái máy không thể nhân bản được. Trên thực tế, tất cả các nhà triết học và tâm lý học mà chúng ta đã gặp mà giả thiết có sự độc đáo của con người đều bắt buộc phải bác bỏ các tuyên bố về trí thông minh nhân tạo mạnh.

Tóm tắt các vấn nạn chống lại Trí thông minh nhân tạo

Có nhiều vấn nạn chống lại trí thông minh nhân tạo cả mạnh lẫn yếu. Dưới đây chỉ là một số ít các vấn nạn như thế:

1. Tư duy của con người không luôn luôn có thể chứng nghiệm bằng các quy luật. Máy tính chỉ có thể bắt chước hay nhân bản các quy trình nhận thức với điều kiện các hệ thống ấy tuân theo một tập hợp các quy luật hệ thống. Vấn nạn này lý luận rằng nhiều nhận thức quan trọng của con người không tuân theo các quy luật chuyên biệt nào.

2. Các chương trình máy tính không có sự sáng tạo. Máy tính chỉ có thể làm những gì người ta đã lập trình cho chúng làm, trong khi con người có thể có các hoạt động sáng tạo, không thể đoán trước.

3. Tinh thần tương tác với thế giới; máy tính thì không. Vấn nạn này liên quan đến cú pháp và ngữ nghĩa học. Có thể mọi trí khôn của con người đều giống nhau về phương diện chúng có khả năng lý luận, nhớ, và nhận thức, và có thể các quy trình này tuân theo các quy luật luận lý và có thể lập trình (cú pháp). Nhưng nội dung của tư tưởng con người bắt nguồn từ các tương tác của con người với con người với môi trường; chính các tương tác này tạo ý nghĩa cho các quá trình tư tưởng của con người (ngữ nghĩa).

4. Máy tính không phải não người. Theo nhiều người, trí thông minh nhân tạo chỉ có thể cung cấp các sự bắt chước hay các sự nhân bản hữu ích về các sự kiện nhận thức nếu nó giống với não người. Flanagan nêu vấn nạn chống lại "trí thông minh nhân tạo mạnh" rằng "đơn giản là vì máy tính sẽ không bao giờ có thể có ý thức thực sự bởi vì chúng có loại vật thể sai". Vấn nạn chống lại AI yếu cũng dựa trên cơ sở thuyết hiện thực. Chứng minh một máy tính có thể bắt chước các quy trình nhận thức không phản ánh được các quy trình nhận thức thực sự do não tạo ra.

Tóm lại, các nhà triết học và tâm lý học theo các truyền thống duy nghiệm, liên tưởng, duy cảm, duy vật, và cơ giới tin rằng ít ra việc nghiên cứu về AI có thể dọi nhiều ánh sáng trên hành vi con người. Cũng vậy, một số nhà duy lý cũng có thể đồng ý về lợi ích tiềm năng của việc nghiên cứu AI. Ví dụ, mặc dù Spinoza là một nhà triết học duy lý, nhưng ông theo thuyết tất định ngay cả trong vấn đề liên quan đến các sự kiện ý thức. Với sự lô gích về tư tưởng, một cái máy giống như con người không phải là điều quá xa lạ với Spinoza. Một người theo thuyết nhị nguyên cũng không tất nhiên phải chống lại thuyết cơ giới. Một số nhà nhị nguyên quan niệm sự tương quan tinh thần-thân xác như có tính chất lô gích và vì vậy có thể mô tả dựa theo thuyết cơ giới. Điều này cũng đúng cho phần lớn triết học của Kant và đúng cho tâm lý học xử lý thông tin. Và cũng đúng cho các nhà tâm lý học khả năng (ví dụ Thomas Reid).

Chống đối hẳn với máy tinh như mô hình của trí khôn là tất cả các nhà triết học hay tâm lý học nào giả thiết có ý chí tự do (ví dụ Descartes). Cả các nhà triết học duy cảm và hiện sinh cũng như các nhà tâm lý học nhân văn cũng chống lại quan niệm coi con người là cái máy. Sau cùng, chúng ta có thể nhận thấy rằng không một nhà tâm lý học hành vi cực đoan nào có cái nhìn thiện cảm với trí thông minh nhân tạo. Theo các nhà tâm lý học hành vi, AI cũng chỉ là một loại tâm lý học khác về tinh thần mà thôi. Chỉ có các sự kiện môi trường tạo ra hành vi, chấm hết. Mà cho dù có các sự kiện tinh thần, chúng không bao giờ có thể tạo ra hành vi, vậy thì quan tâm đến nó làm gì? Đối với Skinner, trong suốt đời sự nghiệp, ông luôn luôn công kích tâm lý học nhận thức như là không khoa học.

Khác với các nhà tâm lý học hành vi cực đoan, các nhà tâm lý học hành vi phương pháp luận giả thiết rằng có thể có các quy trình can thiệp làm thay đổi dữ liệu cảm giác một cách quan trọng. Tâm lý học hành vi phương pháp luận do đó không chỉ phù hợp với tâm lý học xử lý thông tin, mà còn có thể coi là một tiền thân của tâm lý học xử lý thông tin. Chính Hull là người trong nhiều năm đã bị ám ảnh bởi ý tưởng tạo ra một cái máy biết suy nghĩ (xem chương 13). Các nhà tâm lý học hành vi phương pháp luận ngày nay không có vấn nạn gì về lợi ích tiềm tàng của AI, đặc biệt AI yếu.

Created by AM Word2CHM

ĐỊA VỊ KHOA HỌC CỦA TÂM LÝ HỌC

NHẬP MÔN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC à Chương 18. TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI

Chúng ta bắt đầu với mô tả của James về tâm lý học như ông quan niệm:

Một chuỗi các sự kiện thô sơ, một ít chuyện gẫu và một chút tranh cãi ý kiến; một ít phân loại và tổng hợp trên bình diện mô tả thuần túy; một thành kiến mạnh rằng chúng ta có các trạng thái tinh thần, và não của chúng ta chi phối chúng, nhưng không có một quy luật nào giống như kiểu các quy luật của vật lý học, cũng không có một mệnh đề nào từ đó chúng ta có thể rút ra hậu quả nào theo kiểu nhân quả. Đó không phải là khoa học, mà chỉ là hi vọng hướng tới một khoa học. (1892/1963, tr. 335)

Hơn 40 năm sau, Heidbreder mô tả tâm lý học như sau:

Tâm lý học rất thú vị, chính là vì nó cho ta viễn tượng về một khoa học đang hình thành... Vì tâm lý học là một khoa học chưa từng có những khám phá lớn. Nó chưa từng tìm ra được điều gì cho nó giống như thuyết nguyên tử đã tìm ra cho hóa học, nguyên lý tiến hóa hữu cơ cho sinh học, luật chuyển động cho vật lý học. Không có cái gì được tìm ra để cung cấp cho nó một nguyên lý thống nhất nhưng tâm lý học chưa chiến thắng cuộc chiến thống nhất vĩ đại của nó. Nó đã có được những tia chớp về nhận thức, nó đã có một ít chìa khóa nhưng nó chưa đạt tới một tổng hợp hay một trực giác thuyết phục hay hợp lý. (1933, tr. 425-426)

Mặc dù các cái nhìn của James và Heidbreder cách nhau hơn bốn thập niên, chúng giống nhau một cách kỳ lạ. Sự việc có tiến triển gì thêm 50 năm sau khi Heidbreder ghi nhận các tư tưởng của bà không? Như ta đã thấy ở chương 1, sau khi đề cập vấn đề tâm lý học có phải một khoa học hay không, Koch (1981) kết luận tâm lý học không phải một môn học duy nhất. Đúng hơn, nó là nhiều môn học, một số có tính khoa học, nhưng đa số thì không. Koch nghĩ thực tế hơn nên gọi môn học của chúng ta là các nghiên cứu tâm lý học hơn là khoa học tâm lý. Tên gọi nghiên cứu tâm lý học nhìn nhận sự đa dạng của tâm lý học và cho thấy sự sẵn sàng dùng các phương pháp khác nhau để nghiên cứu về con người.

Sau cùng, Staats nhận định về tâm lý học hiện đại như sau:

Các lãnh vực tâm lý học đã phát triển như là các thực thể biệt lập, với ít hay không có kế hoạch gì về tương quan giữa chúng. Có các lập trường đối chọi nhau - bản tính đối lại kinh nghiệm, tình huống đối lại nhân cách, tâm lý học khoa học đối lại tâm lý học nhân văn - phân cách các công trình về các lãnh vực khác nhau của tâm lý học. Nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau được sử dụng và các nhà tâm lý học được phân chia theo phương pháp luận mà họ biết, sử dụng và sẽ chấp nhận. Có vô số lý thuyết lớn và nhỏ - người ta nói nguyên các lý thuyết về tâm lý trị liệu mà thôi cũng lên tới con số 100 đến 400 - và mỗi người được tùy ý xây dựng một lý thuyết riêng mà không cần liên kết các yếu tố với các lý thuyết khác. (1989, tr. 149).

Họa hiếm mới thấy một nhà tâm lý học coi tâm lý học là một môn học thống nhất. Ví dụ, Matarazzo (1987) cho rằng một tập hợp kiến thức và quy trình và nguyên tắc cơ bản làm thành hạt nhân của tâm lý học và về cơ bản chúng đã không thay đổi trong 100 năm qua. Tuy nhiên, lập trường của Matarazzo thuộc thành phần thiểu số trong giới tâm lý học.

Một số nhà tâm lý học coi sự đa dạng của tâm lý học là cần thiết bởi vì sự phức tạp của con người. Số khác coi nó là một dấu hiệu cho thấy tâm lý học đã không thành công trong việc sử dụng phương pháp khoa học một cách cẩn thận. Số khác nữa nói rằng tâm lý học đa dạng vì nó vẫn còn trong giai đoạn tiền-khuôn mẫu trong sự phát triển ban đầu của một khoa học. Như thế tâm lý học được đặc trưng bởi tính đa dạng của nó cả về các ý kiến lẫn về địa vị cơ bản của nó.

Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi Tâm lý học có phải một khoa học không? có vẻ tùy thuộc ai được hỏi và nhắm đến khía cạnh nào của tâm lý học. Không có mấy lý do để tin rằng địa vị khoa học của tâm lý học sẽ được làm sáng tỏ trong một tương lai gần.

Created by AM Word2CHM

HAI VĂN HÓA CỦA TÂM LÝ HỌC

NHẬP MÔN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC à Chương 18. TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI

Một khi giả thiết tâm lý học có sự đa dạng rất lớn, một câu hỏi đặt ra là Cái gì khiến một nhà tâm lý học chọn một loại tâm lý học đối chọi với các loại tâm lý học khác? Một câu trả lời có thể là chính tính cách hay tiểu sử của một nhà tâm lý học quyết định sự chọn lựa của họ. James nói dữ liệu duy nhất ích lợi để bạn biết về một người là Weltanschauung, hay thế giới quan của người ấy. Theo James, tính khí của một triết gia chính là cái quyết định phần lớn họ có Weltanschauung nào và do đó họ chấp nhận lập trường triết học nào.

Năm 1923, Karl Lashley tìm hiểu lý do tại sao một số nhà tâm lý học chấp nhận kiểu tâm lý học cơ giới (như kiểu của Watson) trong khi một số khác chấp nhận kiểu tâm lý học mục đích (như của McDougall). Lashley đã đi đến kết luận về các nhà tâm lý học rất giống với kết luận của James về các nhà triết học: "Hoàn toàn là vấn đề cá tính; sự lựa chọn của họ dựa trên cảm xúc chứ không dựa trên lý tính." (1923, tr. 344).

Các nhà triết học não trạng mềm và não trạng cứng

Như ta đã thấy ở chương 11, James (1907) lý luận rằng có thể chia các nhà triết học thành hai nhóm theo tính khí của họ: các nhà triết học não trạng mềm và các nhà tâm lý học não trạng cứng. Nhà triết học não trạng mềm có khuynh hướng theo loại triết học nhấn mạnh lý trí duy tâm, ý chí tự do, lạc quan và dễ chấp nhận tôn giáo. Nhà triết học não trạng cứng có khuynh hướng theo loại triết học nhấn mạnh tính duy nghiệm, duy vật, tất định, bi quan, và dễ bác bỏ tôn giáo. James cho rằng luôn có sự căng thẳng giữa não trạng mềm và não trạng cứng trong lịch sử: "Người cứng nghĩ người mềm là sống theo cảm tính và nhu nhược. Người mềm nghĩ người cứng là thiếu tinh tế, thô kệch, hay tàn bạo." (1907/1981, tr. 11).

Hai loại văn hóa của C. P. Snow

Nhà khoa học kiêm tiểu thuyết gia C. P. Snow bị ấn tượng mạnh bởi cách mà các nhà tri thức văn học (ví dụ các tiểu thuyết gia) quan niệm về thế giới, khi sánh với cách quan niệm thế giới của các nhà khoa học, và ông đã đi đến kết luận rằng họ biểu thị cho hai nền văn hóa khác nhau. Snow mô tả kinh nghiệm của ông khi ông đi từ nhóm này sang nhóm khác:

Có rất nhiều ngày tôi trải qua hàng giờ với các nhà khoa học và đêm đến trở về bên cạnh các đồng nghiệp trong giới văn học... Tôi cảm thấy mình đang di chuyển giữa hai nhóm - tương đương về trí thông minh, cùng một chủng tộc, không khác nhau nhiều về lai lịch xã hội, có thu nhập xấp xỉ như nhau, nhưng gần như đã ngưng tiếp xúc trao đổi với nhau. Những người mà trong bầu khí tri thức, đạo đức, và tâm lý có quá ít điểm chung khiến cho người ta chỉ đi từ Burlington House hay South Kensington đến Chelsea mà cứ tưởng như đã phải băng qua đại dương. (1964. tr. 2).

James nhận thấy hai loại tính khí đối chọi nhau giữa các nhà triết học. Snow nhận thấy rằng một trong hai loại tính khí này (não trạng mềm) biểu thị giới nhân văn và loại tính khí kia (não trạng cứng) biểu thị giới khoa học, làm cho mọi sự thông truyền giữa họ với nhau hoàn toàn không thể có được. Gần đây, Gregory Kimble (1984) dẫn chứng cho thấy hai loại tính khí của James và hai loại văn hóa của Snow cũng biểu thị tâm lý học hiện đại.

Hai loại Văn hóa của tâm lý học

Trong khi Snow thấy rằng các giá trị của hai nhóm (các nhà tri thức văn học và các nhà khoa học) cơ bản không tương thích, Kimble thấy có các giá trị không tương thân tồn tại trong cùng một nhóm, đó là nhóm các nhà tâm lý học. James cũng thấy các giá trị không tương thích giữa nhóm các nhà triết học. Để định lượng mức độ mà tâm lý học có thể được mô tả dưới dạng hai văn hóa, Kimble lập một thang đo để xem các nhà tâm lý học và các sinh viên tâm lý khác nhau ở vào vị trí nào trong thang đo ấy. Thang đo gồm 12 đề mục được xếp thành hai cực đối lập như sau:

Mỗi đề mục được đo theo một thang 11 điểm, điểm 0 là lập trường cực đoan nhất về giá trị khoa học (cột trái) và điểm 10 là lập trường cực đoan nhất về giá trị nhân văn (cột phải). Điểm 5 ở mọi đề mục biểu thị lập trường trung lập.

Kimble áp dụng thang đo này vào các sinh viên lớp tâm lý học nhập môn và các nhà tâm lý học chuyên nghiệp thuộc các ngành tâm lý học khác nhau. Các sinh viên cho thấy khuynh hướng hơi nghiêng về các giá trị nhân văn, còn các nhà tâm lý học chuyên nghiệp có khuynh hướng hơi nghiêng về các giá trị khoa học. Nhưng các dữ kiện về từng ngành riêng biệt của tâm lý học cho thấy các kết quả còn khác biệt mạnh hơn. Nói theo thuật ngữ của lý James, các nhà tâm lý học thực nghiệm thường có não trạng Gregory mềm, còn các nhà tâm lý học nhân văn thường có não trạng cứng.

Tuy nhiên, Kimble cũng nhận thấy khuynh hướng có sự sống chung hoà hợp và thậm chí ảnh hưởng lẫn nhau giữa những người có khuynh hướng khoa học và những người có khuynh hướng nhân văn. Dù sao, giống như James, Kimble tin rằng hai loại văn hóa về nhiều phương diện không phù hợp với nhau như chúng đã từng là như thế trong quá khứ và sẽ tiếp tục như thế trong tương lai. Có vẻ như lịch sử tâm lý học và Zeitgest (tinh thần thời đại) đã phối hợp với nhau để dọn một bữa ăn thịnh soạn và tính cách của mỗi nhà tâm lý học sẽ quyết định món nào là hấp dẫn nhất. Với các sinh viên tâm lý học thì cũng thế.

GÌ MI TRONG TÂM LÝ HC?

Chắc hẳn một số khía cạnh của tâm lý học thì mới hơn và tốt hơn trong quá khứ. Như ta đã thấy, công nghệ thông tin đã cống hiến cho tâm lý học một công cụ mới và hữu ích. Những cải tiến về các dụng cụ đo và ghi, sự phát minh kính hiển vi điện tử, và các thứ thuốc mới đã cung cấp cho các nhà tâm lý sinh học các dụng cụ nghiên cứu mạnh. Ngoài việc cung cấp một mẫu cho các quy trình nhận thức của con người, các máy tính cho phép phân tích các dữ liệu phức tạp mà mới chỉ ít năm trước hoàn toàn không thể thực hiện được. Vậy câu trả lời cho câu hỏi Có gì mới trong tâm lý học? phải là Có.

Nhưng nên lưu ý rằng những ví dụ trên đây của chúng ta chỉ nằm ở lãnh vực kỹ thuật chứ không có trong lãnh vực khái niệm. Khi chúng ta xét đến các vấn đề rộng hơn, câu trả lời cho câu hỏi trên có vẻ là Không. Người ta thay đổi các điểm nhấn mạnh và các công cụ nghiên cứu được cải tiến, nhưng có vẻ tâm lý học vẫn còn đề cập đến cùng các câu hỏi vốn đã được đặt ra từ ban đầu. Vì chúng ta đã triển khai các vấn đề dai dẳng trong tâm lý học ở chương 1, ở đây chúng ta chỉ liệt kê chúng lại một lần nữa:

- Bản chất của bản tính con người là gì?

- Tinh thần tương quan thế nào với thân xác?

- Bẩm sinh luận đối lại duy nghiệm luận

- Tự do đối lại tất định

- Cơ giới đối lại sinh lực

- Duy lý luận đối lại vô lý phản duy lý luận

- Con người tương quan thế nào với loài vật?

- Nguồn gốc tri thức của con người là gì?

- Thực tại khách quan đối lại thực tại chủ quan

- Cái gì cắt nghĩa tính thống nhất và liên tục của kinh nghiệm.

Các câu hỏi này đã hướng dẫn các cố gắng của các nhà tâm lý học suốt hơn 2 ngàn năm nay, và chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục như thế trong tương lai. Có vẻ như các câu hỏi dai dẳng của tâm lý học thực ra cũng là các câu hỏi triết học và vì thế không có các câu trả lời cuối cùng.

Không cần thiết phải đồng hóa các câu hỏi của tâm lý học với các câu hỏi của triết học để chứng minh rằng chúng không thể có câu trả lời chắc chắn. Như ta đã thấy ở chương 1, Popper nói rằng không có các chân lý cuối cùng ngay cả trong khoa học. Tình trạng cao nhất mà một giải pháp có thể đạt được cho một vấn đề nào là tình trạng nó chưa bị xác nhận là sai. Mọi giải pháp, dù là giải pháp khoa học, cuối cùng cũng sẽ bị chứng minh là sai; cuộc tìm kiếm chân lý không bao giờ chấm dứt.

Tình trạng này dẫn đưa người học tâm lý học đến đâu? Có vẻ như tâm lý học không phải nơi dành cho những người thiếu độ lượng đối với sự mơ hồ. Sự đa dạng và đôi khi các quan điểm mâu thuẫn của tâm lý học chắc chắn sẽ vẫn còn là đặc tính của tâm lý học trong tương lai. Càng ngày người ta càng đi tới chỗ nhìn nhận rằng tâm lý học phải đa dạng cũng như các hành vi đa dạng của những con người mà nó cố gắng cắt nghĩa. Với những người đi tìm Một Chân Lý Duy Nhất, tình trạng này quả là bức xúc. Nhưng với những người thích suy tư về các chân lý khác nhau, tâm lý học đang là và sẽ tiếp tục là một lãnh vực đầy kích thích thú vị.

CÁC CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Nêu các bằng chứng cho thấy tâm lý học hiện đại rất đa dạng. Cái gì cắt nghĩa cho sự đa dạng này?

2. Mô tả ba yếu tố dẫn đến sự suy giảm ảnh hưởng của tâm lý học hành vi cực đoan.

3. Tâm lý học hành vi cực đoan có còn ảnh hưởng trong tâm lý học hiện đại không? Dẫn chứng về câu trả lời của bạn.

4. Tóm tắt bốn giai đoạn phát triển tri thức theo Piaget.

5. Các nội dung chính của tâm lý học xử lý thông tin là gì?

6. Định nghĩa các thuật ngữ sau: khoa học nhận thức, trí thông minh nhân tạo (AI), AI mạnh, và AI yếu.

7. Trắc nghiệm Turing là gì, dùng để làm gì?

8. Tóm tắt các lập luận chống lại việc dùng trí thông minh nhân tạo như một dụng cụ để nghiên cứu nhận thức con người.

9. Tâm lý học có phải là khoa học không? Tóm tắt các câu trả lời cho câu hỏi này theo như trình bày trong chương này.

10. Tại sao các câu hỏi tồn tại trong tâm lý học lại luôn luôn dai dẳng như thế?

Created by AM Word2CHM

TỪ VỰNG

NHẬP MÔN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC à Chương 18. TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI

Accommodation - Sự thích nghi: Theo Piaget, là quy trình qua đó cơ cấu nhận thức của một người được biến đổi để tiếp thu một kinh nghiệm. Đại khái, sự thích nghi tương đương với học tập.

Artificial intelligence (AI) - Trí thông minh nhân tạo: Một cố gắng phổ biến giữa các nhà khoa học về nhận thức nhằm tạo ra các cái máy bắt chước hay nhân bản hành vi thông minh của các sinh vật.

Assimilation - Sự tiếp thu: Theo Piaget, là quá trình qua đó một kinh nghiệm thích ứng với cơ cấu nhận thức của một người. Đại khái, sự tiếp thu tương đương với tri giác hay nhận thức.

Cognitive science - Khoa học nhận thức: Một phương pháp đa ngành để nghiên cứu về nhận thức của con người, loài vật và máy.

Ethology - Tính cách học: Nghiên cứu về hành vi loài vật trong môi sinh tự nhiên của chúng. Dựa vào thuyết tiến hóa.

Information-processing cognitive psychology - Tâm lý học nhận thức bằng xử lý thông tin: Phương pháp nghiên cứu về nhận thức theo truyền thống Kant và dùng máy tính như một mô hình cho việc sử lý thông tin con người.

Schemata - Lược đồ: Theo Piaget, là các yếu tố trong cơ cấu nhận thức của một người.

Strong artificial intelligence - Trí thông minh nhân tạo mạnh: Quan điểm cho rằng máy (ví dụ máy tính) có thể nhân bản các quy trình nhận thức của các sinh vật.

Tender-minded philosopher - Nhà triết học não trạng mềm: Theo James, một nhà triết học do tính khí của mình có khuynh hướng chấp nhận loại triết học duy tâm, duy lý, và lạc quan. Loại nhà triết học này thường chấp nhận sự tồn tại của ý chí tự do và chấp nhận các nguyên tắc tôn giáo.

Tough-minded phiiosopher - Nhà triết học não trạng cứng: Theo James, một nhà triết học do tính khí của mình có khuynh hướng chấp nhận loại triết học bi quan, duy nghiệm, và duy vật. Loại nhà triết học này thường chấp nhận sự tồn tại của tất định và bác bỏ các nguyên tắc tôn giáo.

Weak artirlcial intelligence - Trí thông minh nhân tạo yếu: Quan điểm cho rằng máy (ví dụ máy tính) có thể bắt chước các quy trình nhận thức của con người nhưng không thể nhân bản các quy trình này.

Weltanschauung - Vũ trụ quan hay thế giới quan: Quan niệm hay kế hoạch về thế giới.

---//---

CTY TNHH TM Và DV VH MINH TRí
Nhà sách Văn Lang
25. N.T.M.Khai, Q.1, TP. HCM
ĐT: 8 2421 57 - 8 233022 Fax: 8 235079

Trân trọng giới thiếu sách liên kết xuất bản đã phát hành và sẽ phát hành

1. Lịch sử triết học phương Đông (Trọn bộ 5 tập - có hộp)

- Tác giả: Nguyễn Đăng Thục

- NXB: Tp. Hồ Chí Minh

- Khổ: (13x19)cm

- Số trang: 2044

- Giá trọn bộ: 180.000đ

* Tóm lược nội dung:

Triết học như người ta thường nói là khoa học của tất cả các khoa học. Các học thuyết triết học hình thành cách đây hàng ngàn năm và phát triển cho đến ngày nay. Đọc lịch sử triết học phương Đông chúng ta có được cái nhìn tổng quan về hệ tư tưởng uyên thâm, kỳ vĩ của người Á Đông xưa.

2. Lịch sử tư tưởng Việt Nam (Trọn bộ 6 tập - có hộp)

- Tác giả: Nguyễn Đăng Thục

- NXB: Tp. Hồ Chí Minh

- Khổ: (13x19)cm

- Số trang: 2484

- Giá trọn bộ: 200.000đ

* Tóm lược nội dung:

Một quốc gia muốn phát triển giàu có và hùng mạnh không thể lãng quên quá khứ. Vì vậy chúng ta tất yếu phải hiểu biết sâu sắc, kế thừa vững vàng tinh hoa tư tưởng dân tộc, tư tưởng Việt Nam đã hình thành và phát triển trải qua hàng ngàn năm dựng nước & giữ nước.

3. Thiền luận (Trọn bộ 3 tập - có hộp)

- Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki

- Người dịch: Trúc Thiên

- NXB: Tp. Hồ Chí Minh

- Khổ: (13x19)cm

- Số trang: 1332

- Giá trọn bộ: 126.000đ

* Tóm lược nội dung:

Bộ sách dẫn dắt người đọc từ chỗ không biết đến chỗ biết khá rõ nét về Thiền và những ảnh hưởng của Thiền đến mọi mặt đời sống con người.

4. Đại cương triết học Trung Quốc - Nho giáo

- Tác giả: Trần Trọng Kim

- NXB: Tp. Hồ Chí Minh

- Khổ (14.5x20.5)cm

- Số trang: 752

- Giá: 48.000đ

* Tóm lược nội dung:

Tổng hợp những tư tưởng chủ đạo nhất của Nho giáo và mức độ ảnh hưởng của đạo này qua các triều đại của Trung Quốc (Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh). Không những thế, các đạo lý làm người của Nho giáo cũng tác động sâu sắc lên đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt Nam.

5. Kinh dịch

- Dịch & chú giải: Ngô Tất Tố

- NXB: Tp. Hồ Chí Minh

- Khổ (16x24)cm

- Số trang: 770

- Giá: 95.000đ

* Tóm lược nội dung:

Là sách khảo cứu giúp bạn đọc hiểu thêm về văn học cổ Trung Hoa từ thời Phục Hy tới Xuân Thu. Nó hàm chứa nhiều triết lý về tu, tề, trị, bình và cả cách xem hình tượng, chiêm đoán để tham khảo thuật trị nước và giữ nước của người xưa, ngẫm suy lẽ nay.

6. Truy tầm triết học (Bìa cứng)

- Tác giả: Gail M. Tresdey - Karsten J. Struhl - Richard E. Olsen

- Người dịch: Lưu Văn Hy

- NXB: Văn hóa Thông tin

- Khổ: (19x27)cm

- Số trang: 752

- Giá: 170.000đ

* Tóm lược nội dung:

Giới thiệu cho bạn đọc những nền tảng triết học hàm chứa nhiều kiến thức uyên bác kim cổ của nền văn hóa phương Tây và ngoài phương Tây.

7. Hành trình cùng triết học (Bìa cứng)

- Tác giả: Chủ biên Ted Honderich

- Người dịch: Lưu Văn Hy

- NXB: Văn hóa Thông tin

- Khổ: (19x27)cm

- Số trang: 1198

- Giá: 260.000đ

* Tóm lược nội dung:

Triết học là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của thế giới và nhận thức thế giới. Qua luận triết, chúng ta có thể mở rộng tầm mắt về nhân sinh quan và thế giới quan của các trường phái triết học thế giới.

8. Xã hội học đại cương (Bìa cứng)

- Tác giả: Tiến sĩ Vũ Quang Hà (chủ biên) -Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Xoan

- NXB: ĐHQG Hà Nội

- Khổ: (14.5x20.5)cm

- Số trang: 568

- Giá: 64.000đ

* Tóm lược nội dung:

Trình bày một cách khái quát nhất sự hình thành và phát triển của xã hội học qua từng giai đoạn của lịch sử. Mối tương quan của ngành xã hội học với các ngành khoa học khác cũng như các lý thuyết về xã hội vĩ mô, vi mô và xã hội học hậu hiện đại.

9. Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ (Bìa cứng)

- Tác giả: Doãn Chính (chủ biên) - Vũ Quang Hà - Châu Văn Ninh - Nguyễn Anh Thường

- NXB: ĐHQG Hà Nội

- Khổ: (14.5x20.5)cm.

- Số trang: 628

- Giá: 70.000đ

* Tóm lược nội dung:

Triết học Ấn Độ là một trong những nền triết học nổi tiếng ở phương Đông. Do đó tư tưởng triết lý đạo đức nhân sinh của triết học Ấn Độ có ảnh hưởng khá sâu rộng trong đời sống tinh thần, văn hóa Việt Nam. Việc ra đời quyển sách này sẽ giúp bạn đọc có một cái nhìn hệ thống về các trường phái triết học Ấn Độ.

10. Tâm lý học

- Tác giả: Tiến sĩ Triết học Trần Nhựt Tân

- NXB: Lao Động

- Khổ: (13x19)cm

- Số trang: 292

- Giá: 35.000đ

* Tóm lược nội dung:

Là bức tranh minh họa cả một quá trình lịch sử ra đời và phát triển của khoa học tâm lý, giúp cho người đọc hiểu, nhận thức đầy đủ ý nghĩa của thuật ngữ phổ quát của bộ môn tâm lý để biểu thị các hiện tượng tâm lý của con người.

11 Văn hóa phương Đông - Những huyền thoại (Bìa cứng)

- Tác giả: Clio Whit Taker

- Người dịch: Trần Văn Huân

- NXB: Mỹ Thuật

- Khổ: (19x27)cm

- Số trang: 128

- Giá: 60.000đ

* Tóm lược nội dung:

Giới thiệu đời sống tinh thần của các dân tộc Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản... thông qua các câu chuyện cổ tích, những huyền thoại về sự hình thành thế giới, về thần linh, con người, sự sống... Chính những huyền thoại này là cảm hứng sáng tạo vô tận cho thơ ca, hội họa, điêu khắc,... Tất cả tạo nên bức tranh sinh động cho văn hóa phương Đông.

12. Huyền thoại phương Đông (Bìa cứng)

- Tác giả: Rachel Storm

- Người dịch: Chương Ngọc

- NXB: Mỹ Thuật

- Khổ: (19x27)cm

- Số trang: 326

- Giá: 160.000đ

* Tóm lược nội dung:

Giới thiệu những truyện thần thoại, những sự tích về các thần linh, các vị anh hùng và các chiến binh của Ai Cập, Ả Rập, Ba Tư, Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa và Nhật Bản thời Cổ đại.

13. Những điều trọng yếu trong tâm lý học

- Tác giả: Robert S. Feldman

- Trung tâm dịch thuật thực hiện

- NXB: Thống Kê

- Khổ: (19x27)cm

- Số trang: 688

- Giá: 160.000đ

* Tóm lược nội dung:

Phản ánh những vấn đề mà các nhà tâm lý đã và đang nghiên cứu trong việc tìm hiểu và giải thích các hành vi nhằm làm sáng tỏ sự liên quan giữa tâm lý và đời sống thường nhật của con người.

14. Những nhà tư tưởng lớn của Ấn Độ

- Tác giả: Albert Schweitzer

- Người dịch: Phan Quang Định

- NXB: Văn hóa Thông tin

- Khổ: (14.5x20.5)cm

- Số trang: 232

- Giá: 27.000đ

* Tóm lược nội dung:

Giới thiệu những trào lưu chính của truyền thống triết học Ấn Độ từ thời thượng cổ đến hiện kim và các quan niệm về vấn đề sinh tồn giữa Minh trí Đông Phương và triết học tự biện duy lý Tây phương.

15. Khoa học và triết học Hy Lạp cổ đại

- Tác giả: A an C. Bowen

- Trung tâm dịch thuật thực hiện

- NXB: Văn hóa Thông tin

* Tóm lược nội dung:

Tập hợp các bài luận văn bắt nguồn từ hội thảo về "Sự tác dụng hỗ tương giữa khoa học và triết học ở Hy Lạp thế kỷ V và IV trước CN. Qua đó cho thấy nhiều ngành học thuật khác nhau đã cố gắng để đưa ra các hướng nghiên cứu mới về sự ảnh hưởng của khoa học và triết học Hy Lạp cổ đại.

Created by AM Word2CHM

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro