Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 15. THỜI KỲ ĐẦU CỦA VIỆC CHẨN ĐOÁN GIẢI THÍCH VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN

Chương 15. THỜI KỲ ĐẦU CỦA VIỆC CHẨN ĐOÁN GIẢI THÍCH VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN

NHẬP MÔN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC

BỆNH TÂM THẦN LÀ GÌ?

Mặc dù tình trạng mà ngày nay chúng ta gọi là bệnh tâm thần đã có từ khi bắt đầu có lịch sử, tuy nhiên thuật ngữ người ta dùng để mô tả nó đã thay đổi rất nhiều. Ngày nay, ngoài từ bệnh tâm thần, chúng ta còn dùng các từ như tâm bệnh lý và hành vi bất bình thường. Thời trước, các từ như điên, khùng, mất trí, cũng thường được dùng. Tuy các từ đã thay đổi, thực chất của chúng hơn kém vẫn là chỉ về cùng một loại hành vi tâm lý. W. B. Maher và B. A. Maher cắt nghĩa như sau:

Các thuật ngữ xưa mang nghĩa không khác gì các thuật ngữ mới thay thế chúng. Các từ "khùng", "điên", "mất trí", "cuồng loạn", đều bắt nguồn từ các từ cổ xưa mang nghĩa là bị thương tổn, què quặt, không lành lặn, không mạnh khỏe, hay ở trong tình trạng tâm bệnh đột phát hay kinh niên, hay ở mức độ cuồng loạn mà lý trí không kiểm soát được.

Khi xét đến các quy trình hành vi và tư tưởng đặc trưng cho bệnh tâm thần, chúng ta sẽ thường xuyên gặp lại các đề tài như thế. Khi mô tả các đề tài này, chúng ta dựa theo định nghĩa của W B. Maher và B. A. Maher (1985).

Hành vi nguy hại

Các cá nhân bình thường có một bản năng sinh tồn rất mạnh, vì vậy các hành vi nào chống lại bản năng ấy, như hủy hoại các bộ phận thân thể hay tự sát, đều bị coi là bất bình thường. Tuy nhiên, đã từng có những bối cảnh văn hóa mà việc tự hủy hoại thân thể mình được coi là thích đáng; như khi ở Nhật: việc mổ bụng tự sát gọi là hara-kiri được coi là một cách để phục hồi danh dự của bản thân hay gia đình. Cũng vậy, đã từng có các bối cảnh văn hóa mà việc làm hại thân thể người khác là hành vi hợp pháp; ví dụ: ở Ý khi việc thiến hoạn một đứa bé có thiên tài âm nhạc được coi là giúp nó chuẩn bị để trở thành một ca sĩ opera nổi tiếng, hay trong chiến tranh người ta cổ vũ việc tiêu diệt kẻ thù. Nhưng nói chung, dù xưa hay nay, các hành vi làm hại bản thân mình hay người khác đều bị coi là bất bình thường.

Các tư tưởng và nhận thức không thực

Nếu các niềm tin hay nhận thức của một người quá khác với những người được coi là bình thường vào một thời đại hay địa phương nhất định nào đó trong lịch sử, thì các niềm tin và nhận thức ấy bị coi là những dấu hiệu của tâm bệnh. Nếu dùng thuật ngữ ngày nay, chúng ta có thể nói những người như thế có các ảo tưởng (delusions) nếu các sự tin tưởng của họ không được chia sẻ bởi các thành viên khác của cộng đồng. Ví dụ, sẽ bị coi là ảo tưởng nếu một người tin rằng họ có thể hóa thành một con vật nào đó. Cũng thế, một người bị coi là bất bình thường nếu nhận thức của họ không tương ứng với nhận thức của các thành viên khác của cộng đồng. Ngày nay chúng ta gọi những nhận thức khác thường ấy là ảo giác (hallucinations). Ví dụ một người đứng trước bãi sình lầy nhưng thấy đó là một đồng lúa xanh tươi. Cả các ảo tưởng (delusions, các tin tưởng sai) lẫn các ảo giác (hallucinations, các tri giác sai) đều bị truyền thống coi là sự tiếp xúc không đúng với thực tại, vì vậy là bất bình thường.

Các cảm xúc không thích hợp

Khi một cá nhân luôn luôn cười khi mà theo tập tục của cộng đồng thì họ phải khóc, hay họ luôn luôn khóc khi lẽ ra họ phải cười người ấy thường bị coi là mắc bệnh tâm thần. Cũng vậy, nếu các phản ứng của một người bị coi là cực đoan, như quá sợ hãi, quá buồn, hay quá vui được tỏ lộ trong những hoàn cảnh mà lẽ ra các cảm xúc ôn hoà mới là thích hợp, người ấy thường bị nghi là rối loạn tâm thần. Các phản ứng cảm xúc không thích hợp hay cực đoan là các tiêu chuẩn được dùng để đánh giá một người mắc bệnh tâm thần.

Hành vi không lường trước được

Thay đổi một cách đột ngột các niềm tin hay cảm xúc cũng được truyền thống coi là có triệu chứng của tâm bệnh. Ví dụ, một người đang vui vẻ bỗng trở nên buồn hay một người vừa có một xác tín đã thay đổi nó ngay trong một chốc lát, cũng bị coi là có triệu chứng tâm bệnh, hay ít là không ổn về cảm xúc. Nếu tình trạng thay đổi này kéo dài, người ấy thường được chẩn đoán là mắc bệnh tâm thần.

Tất cả các tiêu chuẩn nêu trên về bệnh tâm thần đều có chung một điểm là chúng định nghĩa tính chất bất bình thường căn cứ theo các quá trình tư tưởng và hành động của mẫu người trung bình trong xã hội. Tất nhiên các tính chất của mẫu người trung bình này thay đổi tùy theo phong tục của nền văn hóa của người ấy, nhưng người ta luôn luôn lấy lối suy nghĩ và hành vi của mẫu người trung bình làm chuẩn mực để xác định về bệnh tâm thần.

Bất luận đúng hay sai, việc sử dụng các kinh nghiệm của các cá nhân trung bình trong cộng đồng làm tiêu chuẩn để xác định bệnh tâm thần là một tiêu chuẩn hiệu quả ngày nay cũng như xưa kia. Điều này có nghĩa là có hai hạng người có khả năng bị gọi là mắc bệnh tâm thần: những người vì những lý do nào đó mà không thể tuân theo các quy tắc văn hóa và những người cố tình không tuân theo các quy tắc như thế.

CÁC GIẢI THÍCH BAN ĐẦU VỀ TÂM BỆNH

Các giải thích từng được đưa ra trong lịch sử vê bệnh tâm thần đều nằm trong ba phạm trù tổng quát này: sinh vật học, tâm lý học, và siêu nhiên.

Giải thích sinh vật học

Chung chung, các giải thích sinh vật học về hành vi bất bình thường tạo thành mô hình y học về bệnh tâm thần. Với mô hình này, người ta giả thiết rằng mọi căn bệnh đều có nguyên nhân là sự rối loạn chức năng của một bộ phận nào đó của cơ thể, chủ yếu là não. Các sự rối loạn của cơ thể tạo ra bệnh tâm thần có thể trực tiếp do di truyền, như những người "điên bẩm sinh", hay có khuynh hướng dẫn tới chứng điên do di truyền, khi bị kích hoạt bởi một kinh nghiệm nào đó. Dưới hình thức này hay hình thức khác, các yếu tố cấu tạo của cơ thể hầu như luôn luôn được coi là nguyên nhân khả dĩ của bệnh tâm thần.

Cũng vậy, trong số các giải thích về nguyên nhân sinh vật học của tâm bệnh, có nhiều sự kiện có thể can thiệp vào sự hoạt động bình thường của cơ thể. Các sự kiện này có thể là các chấn thương; các khối u hay nghẽn; hấp thu phải chất độc, không khí, nước, hay thực phẩm nhiễm độc; bệnh tật; suy nhược hay stress thể lý; và sự mất cân bằng sinh lý như gây ra bởi chế độ ăn uống không đúng mức.

Giải thích tâm lý học

Khi coi các sự kiện tâm lý như là nguyên nhân của hành vi bất bình thường, có nghĩa là người ta đang đề nghị một mô hình tâm lý về bệnh tâm thần. Ở đây, người ta nhấn mạnh đến các kinh nghiệm tâm lý như buồn phiền, sợ hãi, thất vọng, chán nản, tội lỗi hay xung đột. Sự căng thẳng tâm lý (stress) do cuộc sống trong một xã hội cơ chế cũng luôn luôn được coi là một nguyên nhân của bệnh tâm thần. Ngày nay, thường người ta nhấn mạnh đồng thời cả các loại giải thích sinh vật học lẫn tâm lý học về bệnh tâm thần. Người ta thường cho rằng các sự kiện tâm lý ảnh hưởng đến các sự kiện sinh lý và ngược lại. Tuy nhiên, gần đây hơn, đã có sự mâu thuẫn giữa những người chấp nhận mô hình y học về bệnh tâm thần với những người chấp nhận mô hình tâm lý. Chúng ta sẽ đề cập đến sự mâu thuẫn này ở phần sau trong chương này.

Các giải thích siêu nhiên

Thời sơ khai, người ta coi mọi bệnh tật đều là do các mãnh lực huyền bí nhập vào cơ thể gây ra, ngoại trừ các bệnh có nguyên nhân hiển nhiên như bị té ngã, bị thú dữ hay kẻ thù tấn công, hay ăn uống bội thực. Người ta không phân biệt giữa các rối loạn thể lý và tâm lý, nhưng tin rằng cả hai loại rối loạn đều do một thần linh nào giáng xuống trên con người. Các giải thích siêu nhiên về mọi bệnh tật (kể cả bệnh tâm thần) đã ngư trị mãi cho đến thời các nhà y học Hy Lạp đầu tiên như Alcmaeon và Hippocrates. Phương pháp y khoa tự nhiên của Hy Lạp phổ biến cho tới khi đế quốc La Mã sụp đổ vào khoảng năm 400 C. N. Kể từ đó cho tới thế kỷ 18, người ta luôn luôn giải thích mọi loại bệnh tật bằng các nguyên nhân siêu nhiên.

Tuy nhiên, mặc dù mô hình siêu nhiên về bệnh tâm thần rất phổ biến vào thời Trung Cổ, nó không phải là mô hình duy nhất: "Mặc dù các khái niệm về ma quỷ rất thịnh hành trong suy tư tôn giáo, thế tục, và thậm chí trong suy tư y học của thời Trung Cổ, nhưng các lý thuyết dựa trên tự nhiên và lý trí vẫn tiếp tục ảnh hưởng vào thời kỳ này. Điều này được thấy rõ qua các sách vở về lịch sử, tiểu sử, y khoa, luật học, và sáng tạo của thời đại..." Các giải thích sinh vật, tâm lý và siêu nhiên về bệnh tâm thần đã hầu như luôn luôn tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác; cái thay đổi trong lịch sử là lối cắt nghĩa nào đã được nhấn mạnh hơn các lối cắt nghĩa khác.


CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ĐẦU TIÊN VÀ BỆNH TÂM IHẦN
NHỮNG TIẾN BỘ TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN
SỰ CĂNG THẲNG GIỮA MÔ HÌNH TÂM LÝ HỌC VỚI MÔ HÌNH Y HỌC VỀ BỆNH TÂM THẦN
CHARCOT VÀ VIỆC ĐIỀU TRỊ BỆNH RỐI LOẠN TÂM THẦN
TỪ VỰNG

Created by AM Word2CHM

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ĐẦU TIÊN VÀ BỆNH TÂM IHẦN

NHẬP MÔN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC à Chương 15. THỜI KỲ ĐẦU CỦA VIỆC CHẨN ĐOÁN GIẢI THÍCH VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN

Tâm lý trị liệu là bất kỳ cố gắng nào nhằm giúp một người bị rối loạn tâm thần. Như đã nói ở trên, có những đề tài chung nói lên những đặc tính của người bị coi là bất bình thường. Các đề tài này cũng xuất hiện trong mọi hình thức tâm lý trị liệu.

Mặc dù xét trên bình diện lý tưởng, đúng là mọi kiểu tâm lý trị liệu đều nhằm thỏa mãn các nhu cầu của "người bệnh," nhưng cũng đúng là không phải mọi kiểu tâm lý trị liệu đều thành công trong việc này. Hơn nữa, những cá nhân mắc bệnh tâm thần thường được điều trị hay bị cách ly, không phải vì lợi ích của chính họ cho bằng vì lợi ích của cộng đồng.

Bất luận thế nào, nếu người ta có cố gắng chân thật để điều trị người bệnh, thì phương pháp dùng để điều trị thường được quyết định chủ yếu dựa trên các sự tin tưởng của người ta về nguyên nhân gây bệnh. Nếu người ta tin bệnh tâm thần là do nguyên nhân tâm lý, người ta sẽ giải quyết các nguyên nhân ấy trong tiến trình điều trị. Nếu người ta tin rằng các yếu tố sinh vật hay siêu nhiên là nguyên nhân gây bệnh, thì tiến trình điều trị được thực hiện thích hợp dựa theo đó.

Phương pháp Tâm lý

Khi người ta cho rằng nguyên nhân gây bệnh tâm thần là các yếu tố tâm lý như sợ hãi, lo âu, thất vọng, tội lỗi, hay xung đột, thì việc điều trị nhắm thẳng vào các yếu tố ấy. Các phương pháp từng được dùng trong lịch sử gồm có quan sát (như trong một bản kịch) hay cho bệnh nhân diễn lại kinh nghiệm gây chấn động tâm lý, mục đích là làm cho tâm thanh tịnh (catharsis, tẩy rửa tâm trí khỏi những cảm xúc rối loạn); nghe nhạc; an ủi, khích lệ, yêu thương từ phía những người có trách nhiệm và những người khác có liên quan; phân tích các giấc mơ, tư tưởng, và động cơ; dạy cho người bệnh những kỹ năng mới và hiệu quả hơn để giúp họ xử lý các vấn đề cá nhân hay các tương quan với người khác.

Các ý nghĩa của phương pháp tâm lý trị liệu đều rõ ràng. Để bớt đau khổ, bệnh nhân phải thay đổi cách sống của mình, và nhiệm vụ của điều trị viên là giúp bệnh nhân làm việc này.

Phương pháp Siêu nhiên

Người ta tin rằng các ma quái nhập vào thân thể và gây ra bệnh, vì vậy việc điều trị hệ tại việc loại bỏ các mãnh lực ấy. Để dụ dỗ ma quái ra khỏi người bệnh, các lang y thời sơ khai thường dùng các câu thần chú, cúng vái, và đe doạ - và có khi người ta cũng sử dụng thuật trừ tà, các nghi thức ma thuật, và bùa ngải.

Hình 15.1. Các sọ người tiền sử cho thấy các lỗ khoét trên hộp sọ, có thể là để giúp các ma quái thoát ra khỏi người bệnh

Trong cuốn sách nổi tiếng của ông nhan đề Cành Cây Vàng (1890), Sir James Frazer (1854-1941) nói đến pháp thuật cảm ứng, một phương pháp rất quan trọng đối với người sơ khai trong việc giải thích và điều trị bệnh tâm thần. Frazer phân biệt hai loại pháp thuật cảm ứng: pháp thuật đồng cảm dựa trên nguyên tắc đồng dạng. Người ta tin rằng làm một điều gì cho mô hình hay ảnh của một người thì sẽ tác động trên chính người ấy. Pháp thuật cận cảm dựa trên quan niệm rằng cái gì trước kia từng gần gũi một cách mật thiết hay là một phần của một người thì sẽ tiếp tục tạo ảnh hưởng trên người ấy. Tóm lại, nếu hai điều giống nhau hay có thời kỳ gắn bó mật thiết với nhau thì sẽ ảnh hưởng đến nhau qua luật cảm ứng.

Do đó, người sơ khai quan niệm mọi bệnh tật là do ma quái hay yêu tinh xâm nhập thân thể. Quan niệm này chỉ là sự mở rộng cách mà con người sơ khai quan niệm về mọi sự:

Gió phá hoại; vì vậy họ (con người sơ khai) tin rằng có một thần tức giận thổi gió để tấn công họ. Mưa là do các thần gửi đến để thưởng hay phạt họ. Bệnh tật là một đòn đánh của các thần linh vô hình hay là kết quả của các pháp thuật do kẻ thù làm ra. Họ có cái nhìn rất sinh động về thế giới tự nhiên quanh họ bằng cách gán cho các sự kiện tự nhiên các động cơ con người mà họ biết rất rõ qua kinh nghiệm chủ quan của chính họ. Như thế điều lô gích là tìm cách ảnh hưởng đến các sự kiện tự nhiên bằng cùng những phương pháp mà họ dùng để ảnh hưởng đến con người; bùa ngải, phù chú, đe doạ, cúng vái, trừng phạt, và đền tội.

Làm chảy máu một bệnh nhân hay lấy một phần hộp sọ của bệnh nhân cũng là một kỹ thuật khá phổ biến để giúp cho ma quái thoát ra khỏi thân xác. Các nhà nghiên cứu đã thấy rằng người thời Đồ Đá (khoảng nửa triệu năm trước) có thói quen dùng một viên đá nhọn cắt một đường hở ở sọ để cho ma quái thoát ra, thủ thuật này được gọi là thuật khoét sọ. Hình 15.1 cho thấy hai hộp sọ được khoét bằng cách này. Mặc dù có vẻ như thuật khoét sọ được sử dụng để giúp cho ma quái thoát ra khỏi người bệnh, nhưng cũng có thể là nó giúp giảm nhẹ áp lực tạo ra bởi sự xuất huyết hay một khối u trong não.

Phương pháp sinh vật

Ngay từ khoảng 3000 tr. CN., người Ai Cập đã rất thạo trong việc điều trị các vết thương ngoài da và gãy xương. Ngay cả với các bệnh mà người ta không biết rõ nguyên nhân, người Ai Cập cũng sử dụng các phương pháp điều trị "tự nhiên" như tắm hơi, mát xa, và các thảo dược. Tuy nhiên, họ tin rằng tác dụng của các phương thuốc tự nhiên này cũng là do hiệu quả của việc tác động vào các ma quái. Như thế người ta vẫn nhấn mạnh vào khía cạnh các mãnh lực huyền bí và ma thuật. Cả những tác giả Hy Lạp trước thời Hippocrates cũng tin rằng thần thánh giáng bệnh xuống con người để phạt tội vô đạo của họ.

Hippocrates (khoảng 460-377 tr. CN.) là một trong những người đầu tiên giải phóng y học và tâm bệnh học ra khỏi bối cảnh tôn giáo- ma thuật. Hippocrates có một quan niệm tự nhiên về hoạt động của cơ thể con người. Theo V. Robinson, công trình của Hippocrates "đánh dấu cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử y khoa".

Hippocrates được coi là tổ phụ của y khoa vì ông là người đầu tiên cho mọi bệnh tật đều có nguyên nhân tự nhiên. Một cách chi tiết hơn, ông cho rằng cơ thể con người chứa bốn chất dịch (máu, mật đen, mật vàng, và đờm): Nếu các chất dịch này ở thế cân bằng, cơ thể mạnh khỏe; nếu chúng mất cân bằng, các bệnh tật phát sinh. Vì vậy bệnh tật là do sự mất cân bằng này.

Ngoài việc quan niệm rằng mọi bệnh tật đều có nguyên nhân tự nhiên, rằng thiên nhiên tự chữa lành chứ không phải thầy thuốc, và kê đơn như tắm hơi, hít thở không khí trong lành, và ăn uống đúng mức, Hippocrates còn xác định được một số bệnh tâm thần - ví dụ chứng ưu uất (hysteria), một loại tâm bệnh rất quan trọng trong công trình của Freud sau này.

Trở về với phương pháp siêu nhiên

Khi đế quốc La Mã sụp đổ, người ta hầu như hoàn toàn thụt lùi trở về với lối suy nghĩ phi lý của thời kỳ trước thời các nhà khoa học tự nhiên Hy Lạp: "Sự sụp đổ của hệ thống đế quốc La Mã đã khiến người ta quay trở về với niềm tin vào ma thuật, các thế lực huyền bí và ma quái mà người ta đã được giải phóng từ bảy thế kỷ trước nhờ thiên tài Hy Lạp. Khoa tâm bệnh học của thời Trung Cổ không khác gì với khoa ma quái thời tiền khoa học, và việc điều trị tâm bệnh trở nên đồng nghĩa với thuật trừ tà..." (Alexander & Selesnick, 1966, tr. 50-52).

Các phương pháp trị liệu thời Trung Cổ chủ yếu là nhấn mạnh việc trừ tà ma... Thời này người ta ưa chuộng lối giải thích siêu nhiên về tâm bệnh, và phương pháp điều trị được ưa chuộng là phương pháp trừ tà. Tuy người ta quan tâm đến ma quái và việc trừ tà, phong trào truy lùng các phù thủy không xảy ra trong thời Trung Cổ. Các cuộc lùng bắt và sát hại phù thủy diễn ra chủ yếu từ cuối thế kỷ 15 đến hết thế kỷ 17, nghĩa là vào thời Phục Hưng và Cải Cách.

Created by AM Word2CHM

NHỮNG TIẾN BỘ TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN

NHẬP MÔN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC à Chương 15. THỜI KỲ ĐẦU CỦA VIỆC CHẨN ĐOÁN GIẢI THÍCH VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN

Ngay cả ở thế kỷ 16, khi các cuộc truy lùng và sát hại phù thủy rất phổ biến, vẫn có một số người can đảm lên tiếng rằng các "phù thủy" không phải những người bị quỷ ám. Họ lý luận rằng loại hành vi mà các "phù thủy" bộc lộ là do các rối loạn thể lý hay cảm xúc gây nên. Ví dụ, Philippus Paracelsus (1493-1541), một thầy thuốc Thụy Sĩ, cho rằng bệnh ưu uất có nguồn gốc tính dục và chứng cuồng loạn là do các chất trong cơ thể ảnh hưởng đến não. Paracelsus tin rằng nếu dùng đúng thuốc có thể chữa lành mọi căn bệnh tâm thần và thể lý. Theo Alexander và Selesnick (1966), Paracelsus là nhà y học thứ hai có lập trường chống lại việc ghép tội cho các bệnh nhân tâm thần là phù thủy. Người đầu tiên có lập trường này là Agrippa. Cornelius Agrippa (1486- 1535) không chỉ chống lại việc săn lùng phù thủy, ông còn đã giúp giải thoát nhiều người khỏi bị lôi ra tòa xét xử vì bị tố cáo là phù thủy. Năm 1563, Johann Weyer (1515-1588), học trò của Agrippa, xuất bản cuốn Ma Quỷ Đánh Lừa, trong đó ông cho rằng những người bị kết tội phù thủy thực ra là những người bị rối loạn tâm thần. Weyer trở nên nổi tiếng vào thời ấy như là một thập tự quân chủng lại việc truy lùng phù thuỷ, và điều này đủ để ông bị coi là lập dị hay thậm chí là điên khùng.

Quan điểm cho rằng các "phù thủy" thực ra là những người mắc bệnh tâm thần, cũng được sự ủng hộ của Reginald Scot (1538-1599), tác giả cuốn Khám Phá Nghề Phù Thủy (1584), và của nhà tâm thần học Thụy Sĩ Felix Plater (1536-1614). Trong cuốn Y khoa thực hành của ông, Plater liệt kê một số loại rối loạn tâm thần khác nhau gồm chứng hốt hoảng, điên khùng, cuồng loạn, mê sảng, ảo giác, ói mửa, say rượu, bệnh tưởng tượng, rối loạn giấc ngủ, và các giấc mơ kỳ lạ. Lý luận của những tác giả này cuối cùng đã có hiệu quả. Năm 1682, vua Lui XIV của Pháp hủy bỏ án tử hình đối với các phù thủy. Mặc dù các bệnh tâm thần ngày càng được coi như là do nguyên nhân tự nhiên chứ không phải siêu nhiên gây ra, người ta vẫn còn hiểu biết quá ít về bệnh tâm thần, và các bệnh nhân tâm thần bị điều trị một cách rất tồi tệ. Phương pháp rút máu vẫn còn được dùng phổ biến, và người ta cũng chế ra nhiều phương pháp để tạo các sốc nơi bệnh nhân. Ví dụ người ta quăng bệnh nhân vào một cái ghế, hay trói chặt bệnh nhân lại rồi đổ các xô nước lạnh vào mặt bệnh nhân.

Các thầy thuốc thường báo cáo có các tiến bộ nơi bệnh nhân được điều trị bằng các cách như thế. Tình trạng đối xử tồi tệ này đối với các bệnh nhân tâm thần còn kéo dài cho tới cuối thế kỷ 18.

Philippe Pinel

Philippe Pinel (1745-1826) xuất thân từ một gia đình thầy thuốc và đậu bằng y khoa năm 1773 tại Đại học Toulouse. Vừa khi bắt đầu hành nghề, Pinel cảm thấy quá thất vọng trước sự tham lam và vô cảm của các đồng nghiệp, nên ông đã dời đến Paris để tập trung vào việc chữa bệnh cho dân nghèo trong thành phố. Pinel bắt đầu quan tâm đến người mắc bệnh tâm thần khi một bạn thân của ông bị rối loạn tâm thần mà ông không thể chữa được, ông tra cứu các sách hiện có về bệnh tâm thần và tham khảo với các người tự xưng là chuyên gia, nhưng không thu thập được thông tin nào đáng giá cả, ngoại trừ công trình của Josep Daquyn (1733-1815). Daquyn tin rằng bệnh tâm thần là một hiện tượng tự nhiên phải nghiên cứu và điều trị bằng các phương pháp của khoa học tự nhiên. Pinel và Daquyn trở thành bạn thân, và Daquyn đề tặng cho Pinel ấn bản thứ hai của cuốn sách Triết lý về Bệnh Điên (1793) của ông.

Pinel bắt đầu viết các bài báo kêu gọi sự điều trị nhân đạo đối với các người mắc bệnh tâm thần. Năm 1793 ông được bổ nhiệm chức giám đốc Dưỡng trí viện Bicêtre, vốn là một nhà thương điên từ 1660. Khi đi thăm khu điều trị, ông thấy đa số bệnh nhân bị xiềng và có các giám thị đi rảo quanh các bức tường để canh chừng họ trốn trại. Pinel yêu cầu tháo bỏ xiềng cho các bệnh nhân, và mặc dù giới chức thẩm quyền nghĩ bản thân Pinel cũng mất trí vì ông đã có một yêu cầu như thế, họ cũng miễn cưỡng cho phép ông. Pinel tiến hành một cách thận trọng. Bắt đầu năm 1793, ông tháo xiềng cho một số ít bệnh nhân và cẩn thận quan sát các hậu quả.

Dưới sự điều hành của Pinel, số bệnh nhân tử vong giảm mạnh, và số bệnh nhân được chữa trị và ra khỏi bệnh viện tăng nhanh.

Thành công của ông tại Bicêtre đã khiến năm 1795 ông được bổ nhiệm chức giám đốc của La Salpêtrière, dưỡng trí viện lớn nhất tại châu Âu thời ấy. Áp dụng cùng các biện pháp giống như ở Bicêtre, Pinel cũng đạt những thành công tương tự. Khi ông mất năm 1826 vì bệnh viêm phổi, ông được tổ chức đám tang như một vị anh hùng.

Một phần vì thành công của Pinel và một phần vì tinh thần thời đại, người ta ở khắp nơi tại châu Âu và Hoa Kỳ bắt đầu kêu gọi sự đối xử nhân đạo với các bệnh nhân tâm thần. Ở Anh, William Tuke (1732-1822) sáng lập Dưỡng trí viện York năm 1792. Dưỡng trí viện được thiết kế giống như một nông trại hơn là một nhà tù, các bệnh nhân được cho ăn tử tế, tự do, kính trọng, giải trí, và dạy dỗ đạo giáo. Thời Tuke còn sống, dưỡng trí viện của ông đã trở thành mô hình cho các bệnh viện tâm thần ở khắp nơi trên thế giới. Ở Ý, Vincenzo Chiarugi (1759-1820) được bổ nhiệm làm quản đốc Bệnh viện Ospidale di Bonifazio, một bệnh viện vừa được mở cho các bệnh nhân tâm thần ở Firenza. Ngay cả trước Pinel, Chiarugi đã kêu gọi các bệnh nhân tâm thần phải được đối xử nhân đạo và giải thoát khỏi mọi cưỡng bức và mọi cách đối xử thể lý tàn bạo. Ông còn cung cấp việc làm và các sinh hoạt giải trí cho các bệnh nhân và ghi lại các ca bệnh chi tiết.

Benjamin Rush

Tại Hoa Kỳ, Benjamin Rush (1745-1813), thường được coi là nhà tâm bệnh học Mỹ đầu tiên, viết cuốn Các Chứng Bệnh Tâm Thần (1812), trong đó ông than phiền rằng các bệnh nhân tâm thần thường bị đối xử tàn tệ giống như các tội phạm hay "súc vật". Ngược lại, ông kêu gọi loại bỏ việc xiềng xích và hình phạt thể lý. Họ phải được hít thở không khí trong lành và ánh nắng mặt trời và được phép tản bộ trong khu vực bệnh viện. Hơn nữa, Rush chống lại việc bêu giễu người bệnh tâm thần trên đường phố để thỏa mãn sự tò mò hay làm trò giải trí cho người khác.

Dorotheo Lynde Dix

Cũng tại Hoa Kỳ, năm 1841 Dorothea Lynde Dix (1802- 1887) khởi xướng một chiến dịch cải thiện điều kiện sống của các bệnh nhân tâm thần. Do hoàn cảnh gia đình đau buồn, mới 10 tuổi Dix đã bị buộc phải rời bỏ gia đình mình và bắt đầu làm cô giáo năm cô mới 14 tuổi. Sau đó bệnh tật khiến Dix không thể dạy học trọn giờ được, vì thế cô đã nhận đi dạy cho các tù nhân nữ ở trại tù Boston. Dix nhận ra ngay rằng nhiều phụ nữ trong số tù nhân này bị gọi là tội phạm và bị giam cầm tại đây thực ra chỉ là những người bị rối loạn tâm thần, vì vậy Dix đã dành cả một chiến dịch 40 năm còn lại của đời cô để kêu gọi cải thiện điều kiện sống của các bệnh nhân tâm thần. Bà đi từ bang này sang bang khác, tố cáo những sự đối xử vô nhân đạo đối với những người mắc bệnh tâm thần. Trong ba năm, Dix đã đến 18 bang và mang lại các cuộc cải cách về tổ chức các viện tâm thần trong hầu hết các bang ấy. Năm 1841 khi Dix bắt đầu chiến dịch của bà, các bệnh viện tâm thần chỉ chăm sóc khoảng 15 phần trăm số bệnh nhân; đến năm 1890, con số được hưởng sự chăm sóc tại các bệnh viện này đã lên đến 70 phần trăm. Các sự cải thiện này phần lớn là do công sức của Dix.

Nhờ các cố gắng của Pinel, Tuke, Chiarugi, Rush, và Dix, các bệnh nhân tâm thần bắt đầu được đối xử tử tế hơn là trong thời Trung Cổ và Phục Hưng. Tuy nhiên, sự chăm sóc này chủ yếu chỉ liên quan đến sự cải thiện và duy trì môi trường vật chất của bệnh nhân. Chính việc điều trị bệnh tâm thần thì vẫn còn thiếu. Alexander và Selesnick (1966) nêu ra ba lý do khiến cho việc điều trị còn yếu kém cả sau khi người ta không còn tin rằng bệnh tâm thần là do ma quỷ gây ra: ngu dốt về bản chất của bệnh tâm thần, sợ người tâm thần, và sự tin tưởng phổ biến rằng bệnh tâm thần không thể chữa khỏi. Những người như Kraepelin, Witmer, và các chuyên gia thôi miên thời kỳ đầu đã có những công trình giúp cải thiện đáng kể sự hiểu biết và điều trị bệnh tâm thần, và chúng ta sẽ đề cập đến họ dưới đây.

Emil Kraepelin

Emil Kraeplelin (1850-1925), từng học với Wundt, đã cố gắng làm cho phân loại các rối loạn tâm thần, giống như Wundt và các đồng nghiệp đã cố gắng phân loại cảm giác. Năm 1883, Kraeplelin xuất bản một danh sách các rối loạn tâm thần, danh sách quá đầy đủ khiến nó đã được dùng trên khắp thế giới mãi cho tới thời gian gần đây. Ông phân loại các bệnh tâm thần dựa trên nguyên nhân gây bệnh, chúng liên quan thế nào với não và hệ thần kinh, các triệu chứng, và việc điều trị. Một số loại rối loạn tâm thần như chứng cuồng loạn và trầm cảm đã từng được Hippocrates nhắc đến gần 2.300 năm trước. Ngoài ra có các loại rối loạn khác như bệnh mất trí sớm (dementia praecox), biểu hiện bằng sự xa rời thực tế, bệnh mộng tưởng, và không kiểm soát được phản ứng cảm xúc; bệnh hoang tưởng, biểu hiện bằng ảo tưởng về sự vĩ đại hay sự bách hại; trầm cảm cuồng loạn, biểu hiện bằng các chu kỳ bột phát cảm xúc và các tình trạng trầm cảm thụ động; và rối loạn thần kinh, biểu hiện bằng các rối loạn nhẹ về tâm thần và cảm xúc. Kraepelin tin rằng đa số bệnh tâm thần không thể chữa khỏi, vì nguyên nhân của chúng là ở các yếu tố thuộc cấu trúc cơ thể. Khi nhà tâm thần học Thụy Sĩ Eugen Bleuler (1857-1939) thấy rằng bệnh mất trí sớm có thể chữa khỏi, ông đổi tên nó thành bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia), nghĩa đen là "chia đôi nhân cách."

Danh sách các bệnh tâm thần nhiều nhà lâm sàng, phân tâm học và tâm bệnh học ngày nay đang sử dụng được tìm thấy trong cuốn Cẩm Nang Chẩn Đoán và Thống Kê về Bệnh Tâm Thần (1987) do Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ (APA) xuất bản. Khác với sách của Kraeplelin, không những liệt kê các rối loạn mà còn tìm cách cắt nghĩa nguồn gốc của chúng, sách của Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ chỉ có tính chất mô tả. Nghĩa là nó chỉ thuần túy liệt kê các triệu chứng xác định các dạng bệnh tâm thần khác nhau mà thôi.

Tuy có những hạn chế, công trình của Kraeplelin đã là những bước tiến dài trong việc chuẩn hóa các phạm trù tâm bệnh và nhờ đó làm cho việc truyền đạt về chúng trở nên chính xác hơn.

Lightner Witmer

Như Kraeplelin, Lightner Witmer (1867-1956) đậu bằng tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của Wundt. Ông sinh ngày 28 tháng 6 trong một gia đình nổi tiếng tại Philadelphia. Witmer tốt nghiệp cử nhân tại Đại học Pennsylvania năm 1888 rồi làm giáo viên môn tiếng Anh và lịch sử tại Rugby Academy, một trường trưng học ở Philadelphia. Ông dạy ở đây trong hai năm, đồng thời theo học các khóa luật và chính trị tại Đại học Pennsylvania. Sau khi dự một lớp của James Mckeen Cattell, Witmer nghỉ dạy ở Rugby và đăng ký theo chương trình sau đại học với Cattell. Witmer định làm luận án tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của Cattell, nhưng khi Cattell chuyển đến Columbia, Witmer đến Leipzig. Việc đào tạo của Witmer tại Leipzig xảy ra đồng thời với việc đào tạo của Titchener.

Mùa thu năm 1892, Witmer từ châu Âu trở về giảng dạy trong một phân khoa ở Đại học Pennsylvania và thực hiện các nghiên cứu về tâm lý học thực nghiệm theo truyền thống Wundt. Ông ở lại Pennsylvania trong 45 năm.

Năm 1894 trường Đại học mở một khóa đặc biệt cho các giáo viên trường công, và Witmer cũng tham dự. Khi một giáo viên mô tả một học sinh của bà gặp khó khăn trong vấn đề phát âm, Witmer cảm thấy được củng cố thêm niềm tin vốn có của ông rằng tâm lý học phải cung cấp sự hiểu biết thực hành. Ông quyết định làm việc với học sinh ấy, và việc này đánh dấu bước khởi đầu của ông trong sự nghiệp của nhà tâm lý học lâm sàng. Ngay sau đó ông mở một khóa học về phương pháp làm việc với các học sinh "khuyết tật tâm thần, khiếm thị, và tội phạm." Năm 1896 Witmer xuất bản một bài báo nhan đề "Thực hành về Tâm lý học" và năm 1897 ông đọc một bài tại một hội nghị của Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ về cùng đề tài trong bài phát biểu này ông là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ tâm lý học lâm sàng. Năm 1896 Witmer sáng lập viện lâm sàng tâm lý học đầu tiên tại Đại học Pennsylvania, chỉ 17 năm sau khi Wundt lập phòng thí nghiệm thực nghiệm của ông. Năm 1907 Witmer ra tạp chí Tâm Lý Học Lâm Sàng, và tạp chí này đã có công lớn trong việc cổ vũ và định nghĩa nghề tâm lý học lâm sàng. Theo Witmer và những người khác, một nghề mới đang xuất hiện rõ ràng, và cần có một tên gọi cho nó. Trong bài khai trương cho tạp chí này, Witmer đặt tên cho nghề mới này là tâm lý học lâm sàng, đồng thời mô tả nó như sau:

Mặc dù tâm lý học lâm sàng rõ ràng liên quan đến y khoa, nó cũng liên quan mật thiết với xã hội học và khoa sư phạm. Rất nhiều nội dung nghiên cứu khoa học không được sử dụng, bởi vì các nhà tâm lý học đặt quan tâm của họ vào những chỗ khác, và những người thường xuyên tiếp xúc với các hiện tượng thực tế thì lại không được sự đào luyện cần thiết để biến kinh nghiệm và sự quan sát của họ trở thành có giá trị khoa học... thuật ngữ "tâm lý học lâm sàng" và "lâm sàng tâm lý" chắc chắn bị nhiều người cho là một sự gán ghép từ ngữ liên quan đến các đề tài khá khác biệt nhau... tôi đã mượn từ lâm sàng của y khoa, bởi vì tôi thấy nó là từ thích hợp nhất để mô tả tính chất của phương pháp mà tôi thấy là cần thiết cho công việc này... Các phương pháp của tâm lý học lâm sàng cần được dùng đến mỗi khi tình trạng tâm lý của một người được xác định bằng quan sát và thí nghiệm, và việc trị liệu sư phạm được áp dụng để tạo ra một sự thay đổi, nghĩa là sự phát triển tâm lý của một cá nhân như thế. Dù chủ thể là trẻ em hay người lớn, việc khám và chữa bệnh có thể được tiến hành và các kết quả có thể được diễn tả bằng phương pháp lâm sàng. (Trích trong McReynolds. 1987, tr. 852).

McReynolds cho rằng phải coi Witmer là người sáng lập tâm lý học lâm sàng, nhưng ông nhìn nhận rằng có thể có người lại coi người sáng lập tâm lý học lâm sàng là Freud, Binet, hay Rogers.

Tuy chúng ta nói nhiều về các cống hiến của Witmer cho tâm lý học lâm sàng, ông cũng có những đóng góp quan trọng cho khoa tâm lý học nhà trường và khoa giáo dục đặc biệt.

Cần lưu ý rằng Witmer được đào luyện như một nhà tâm lý học thực nghiệm và ông không bao giờ thay đổi niềm tin của ông rằng các nhà lâm sàng phải có một sự đào luyện nghiêm khắc về phương pháp luận khoa học; và nền đào luyện này phải đạt tới trình độ tiến sĩ (Ph. D.). Theo Witmer, các nhà lâm sàng phải là các nhà khoa học - các nhà khoa học có khả năng ứng dụng kiến thức của mình để giúp đỡ các cá nhân bị rối loạn.

Created by AM Word2CHM

SỰ CĂNG THẲNG GIỮA MÔ HÌNH TÂM LÝ HỌC VỚI MÔ HÌNH Y HỌC VỀ BỆNH TÂM THẦN

NHẬP MÔN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC à Chương 15. THỜI KỲ ĐẦU CỦA VIỆC CHẨN ĐOÁN GIẢI THÍCH VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN

Khi khoa học tự nhiên tỏ ra thành công, người ta đem ứng dụng các nguyên tắc khoa học vào mọi sự, kể cả con người. Khi ứng dụng vào con người, thuyết tất định, thuyết cơ giới, và thuyết thực chứng đòi hỏi tìm kiếm một nguyên nhân tự nhiên cho mọi hành vi của con người, kể cả hành vi bất bình thường. Sau hai ngàn năm, tình hình lại trở về gần như vào thời của Hippocrates; một lần nữa người ta lại nhấn mạnh rằng não là trung tâm của trí khôn và cảm xúc.

Khuynh hướng trở về với tự nhiên vừa tốt vừa tai hại cho tâm lý học. Nó tốt vì nó loại bỏ khuynh hướng thần bí và mê tín. Người ta không còn nghĩ rằng ma quỷ hay các mãnh lực sự ác là nguyên nhân của bệnh tâm thần. Về mặt tiêu cực, nó không khuyến khích người ta tìm hiểu các nhân tố tâm linh tiềm ẩn trong các bệnh tâm thần, vì người ta cho rằng tìm hiểu các nhân tố ấy là quay trở về với khoa ma quỷ học. Vào giữa thế kỷ 19, người ta chủ yếu tin rằng nguyên nhân của mọi bệnh tật, kể cả bệnh tâm thần, là sự rối loạn sinh lý hay rối loạn hóa học của não. Niềm tin này làm suy giảm việc tìm kiếm các nguyên nhân tâm lý của bệnh tâm thần, như sự xung đột, thất vọng, rối loạn cảm xúc, hay các yếu tố ý thức khác.

Ngày nay vẫn còn có tranh cãi giữa những người tìm cách cắt nghĩa mọi hành vi con người dựa theo sinh lý học hay hóa học (nghĩa là những người theo mô hình y khoa) và những người nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố tâm lý thay đổi như xung đột thất vọng, lo âu, sợ hãi, và động cơ vô thức (những người theo mô hình tâm lý).

Một số tác giả cho rằng nếu một bệnh không có cơ sở thần kinh sinh lý thì không phải là một bệnh. Nghĩa là não có thể bị bệnh và tạo ra các rối loạn hành vi khác nhau, nhưng những trường hợp này không phải là "tâm" bệnh, mà chỉ là một bệnh thể vật lý hay rối loạn chức năng thể lý. Ví dụ, trong cuốn sách rất ảnh hưởng của ông nhan đề Huyền thoại về Bệnh Tâm thần (1974), Szasz, vốn là một nhà tâm bệnh học, cho rằng những cái từng được gọi và đang được gọi là bệnh tâm thần phản ánh các vấn đề trong đời sống hay sự không hoà hợp nhưng không phải là một bệnh thực sự. Vì vậy theo Szasz, việc chẩn đoán bệnh tâm thần phản ánh một phán đoán xã hội, chính trị, hay đạo đức, chứ không phải một chẩn đoán y khoa. Theo Szasz, tâm bệnh học và tâm lý học lâm sàng là các nghề giá trị nếu người chữa bệnh coi các người mà họ giúp đỡ như là khách hàng hơn là bệnh nhân và mục tiêu của họ là giúp bệnh nhân học biết về bản thân họ, về người khác, và về cuộc đời. Chúng là các nghề vô giá trị, hay "giả khoa học," nếu chúng coi mục tiêu của chúng là giúp đỡ các bệnh nhân hồi phục khỏi các bệnh tâm thần của họ.

Như sẽ thấy trong chương sau, Freud được đào tạo về y khoa trong truyền thống thực chứng của Helmholtz, và ban đầu ông đã cố gắng cắt nghĩa nhân cách dựa theo mô hình y khoa. Nhưng ông thất vọng với công việc này, và buộc phải chuyển sang mô hình tâm lý. Phần lớn lý do khiến Freud chuyển sang mô hình tâm lý học là do công trình của các nhà thôi miên đầu tiên, và chúng ta sẽ bàn đến họ ở phần sau đây.

SỬ DỤNG THÔI MIÊN

Một điều trái khoáy là con đường rời bỏ khoa ma quỷ học để đến với một sự hiểu biết tốt hơn về bệnh tâm thần lại bao gồm công trình của Franz Anton Mesmer (1734-1815). Công trình của Mesmer sau này được đánh giá là phản khoa học, nhưng có thời lý thuyết của ông, về từ tính của động vật từng được coi là một sự tiến bộ chống lại các sự mê tín đang thống trị thời ấy. Năm 1776 Mesmer tốt nghiệp y khoa từ Đại học Vienna. Trong luận án của ông nhan đề bàn về ảnh hưởng của các Hành tinh", ông cho rằng các hành tinh ảnh hưởng trên con người thông lệ qua một lực mà ông gọi là trọng lực động vật. Nếu xét đến luật vạn vật hấp dẫn của Newton, thuyết này của Mesmer không có vẻ gì là quá đáng.

Đầu những năm 1770, Mesmer gặp một linh mục dòng Tên là Maximillian Hell kể cho Mesmer chuyện ông đã dùng một nam châm để chữa bệnh. Sau đó chính Mesmer đã dùng một nam châm để "chữa" một bệnh nhân của ông sau khi mọi phương pháp chữa trị khác đã thất bại. Sau đó ông lại dùng cùng phương pháp trị bệnh bằng nam châm cho các bệnh nhân khác và cũng thành công như thế. Tuy nhiên cần lưu ý rằng việc điều trị bằng nam châm luôn luôn đòi hỏi phải ám thị cho bệnh nhân để họ thi hành đúng những gì họ được bảo cho biết sẽ xảy ra.

Lúc đầu, Mesmer cho rằng cơ thể của mỗi người đều chứa một lực từ trường. Nơi người mạnh khỏe, lực từ trường được phân phối đồng đều khắp cơ thể, nhưng nơi người bệnh, nó được phân phối không đồng đều. Sự phân phối không đồng đều lực từ trường này tạo ra các triệu chứng thể lý. Bằng cách sử dụng nam châm, người ta có thể phân phối lại lực từ trường và phục hồi sức khỏe của bệnh nhân.

Không lâu sau, Mesmer kết luận rằng không cần phải dùng một nam châm, bởi vì bất cứ vật gì ông chạm vào đều được từ hóa. Sau đó, ông lại khám phá ra rằng ông không cần phải dùng một vật gì cả, mà chỉ cần đặt bàn tay ông gần cơ thể bệnh nhân đã đủ để bệnh nhân chịu ảnh hưởng của lực từ của Mesmer. Mesmer kết luận rằng mặc dù mọi người đều chứa một lực từ trường, lực này nơi một số người mạnh hơn nơi một số khác. Những người này có khả năng chữa bệnh tự nhiên, trong số đó có ông.

Khi phương pháp chữa bệnh bằng nam châm trở thành phổ biến, Cha Hell tuyên bố ông là người đầu tiên sử dụng nó. Tiếp theo là một cuộc tranh cãi lớn nổ ra trên các mặt báo. Trong cuộc tranh luận này, Mesmer thắng (có lẽ không chính đáng), và thuật ngữ từ tính động vật được sử dụng lần đầu tiên.

Năm 1777 Mesmer đồng ý chữa trị cho Fraulein Paradies, một cô gái 17 tuổi là nhạc sĩ dương cầm đã bị khiếm thị từ năm 3 tuổi. Mesmer tuyên bố ông có thể hồi phục thị giác cho cô nhưng cô chỉ có thể nhìn thấy khi ở một mình với ông. Giới y học tố cáo ông là lang băm, và ông bị trục xuất khỏi Vienna. Ông trốn sang Paris, tại đây ông thu hút ngay lập tức đông đảo người hâm mộ theo ông. Ông quá nổi tiếng khiến ông phải quyết định điều trị từng nhóm bệnh nhân thay vì từng người, thế mà ông vẫn thành công. Các bệnh nhân thường vào một căn phòng trải thảm dày, ánh sáng lờ mờ, chung quanh phòng đặt đầy gương. Các bệnh nhân tay nắm chặt những thanh sắt chồi lên từ một cái thùng đựng đầy nước "từ tính." Mesmer thong thả bước vào phòng chữa bệnh, mình khoác một áo choàng màu hoa cà và tay vẫy một chiếc đũa thần. Tất cả nghi thức này nhằm tạo một "cơn sốc" nơi các bệnh nhân của ông. Trong cơn sốc, các bệnh nhân thường la thét, mình toát mồ hôi lạnh, và ói mửa. Ông cho rằng khi một bệnh nhân lên cơn sốc, những bệnh nhân khác cũng sẽ làm như thế. Như vậy, việc chữa trị từng nhóm bệnh nhân không chỉ tăng thu nhập cho Mesmer (mặc dù những bệnh nhân nghèo được miễn phí), mà còn tăng hiệu quả chữa bệnh. Vì tác động này mà về sau ông gọi là hiệu quả lây lan, nhiều bệnh nhân khi ở một mình với thầy thuốc thì không có phản ứng trước các lời ám thị, nhưng thường phản ứng khi thấy các bệnh nhân khác phản ứng. Nhiều bệnh nhân của Mesmer báo cáo là được khỏi bệnh. Trong tất cả các trường hợp này, các triệu chứng biến mất phần lớn thuộc loại rối loạn tâm thần, nghĩa là có nguồn gốc tâm lý. Lợi điểm của tất cả các nhà chữa bệnh bằng trừ tà, bằng đức tin, và của Mesmer là ở chỗ các bệnh nhân sau khi kinh nghiệm một cơn sốc cảm xúc mạnh, thì các triệu chứng thường suy giảm rõ rệt. Tới lúc này, việc điều trị của Mesmer đã chứa đầy nghi thức.

Khi danh tiếng Mesmer nổi lên như cồn và hàng ngàn người túa đến phòng lâm sàng của ông, thì các người phê bình ông càng tỏ ra nghiêm khắc hơn. Hàng giáo sĩ Pháp tố cáo ông liên minh với ma quỷ, và giới y khoa tố cáo ông là một tay lang băm. Để trả lời cho những phê bình của giới y khoa, ông đề nghị chọn ra bất kỳ 20 bệnh nhân nào, rồi đưa 10 bệnh nhân trong số đó đến cho ông điều trị, còn 10 người khác đưa đến cho Hội Hàn Lâm Y Khoa Pháp điều trị; sau đó sẽ so sánh kết quả của hai nhóm. Đề nghị hấp dẫn của Mesmer bị bác. Năm 1781 Nữ hoàng Marie Antoinette, một trong số những người bạn có ảnh hưởng nhất của Mesmer, đề nghị tặng Mesmer một tòa lâu đài và một món lương hưu suốt đời với điều kiện ông tiết lộ bí quyết thành công của ông. Nhưng Mesmer từ chối lời đề nghị ấy.

Mesmer không bằng lòng với danh tiếng mà ông đã đạt được. Điều ông muốn một cách vô vọng là được sự thừa nhận của giới y khoa. Nhưng giới này luôn luôn coi ông là một tay lang băm. Năm 1784 Hội Hài Hòa (một nhóm dấn mình cổ xuý cho thuyết từ tính động vật) đã thuyết phục vua nước Pháp lập một ủy ban nghiên cứu khách quan về các hiệu quả của từ tính động vật. Ủy ban này gồm những thành viên rất nổi tiếng như Benjamin Franklin, chủ tịch ủy ban; Antoine Lavoisier, nhà hóa học nổi tiếng; và Joseph Guillotine, người sáng chế ra máy chém nhằm giúp những tử tù bị kết án tử hình được chết một cách "nhân đạo", và ủy ban đã thực hiện một số cuộc thí nghiệm để chứng minh các tuyên bố của Mesmer.

Điều gây tuyệt vọng cho Mesmer là, trong báo cáo của ủy ban vào tháng 8, 1784, ủy ban kết luận không có cái gọi là từ tính động vật và mọi kết quả tích cực của việc điều trị được coi là nhờ từ tính đều là do óc tưởng tượng mà thôi. Ủy ban gán cho Mesmer là một tay thần bí và cuồng tín. Mặc dù nhiều người khuyến khích Mesmer tiếp tục công trình của ông và viết sách, các kết luận của ủy ban đã hoàn toàn phá hủy sự nghiệp của ông, và ông bị rơi vào quên lãng.

Hầu tước de Puységur

Tuy báo cáo của ủy ban đã làm cho chính Mesmer phải im lặng, các thành viên khác của Hội Hài Hoà vẫn tiếp tục sử dụng và sửa đổi các thủ thuật của Mesmer. Một người trong số đó là Hầu tước de Puységur (1751-1825) đã khám phá ra rằng việc sử dụng từ tính không nhất thiết phải có cơn sốc mạnh như phương pháp của Mesmer đòi hỏi. Chỉ cần đặt một người vào một nơi yên tĩnh, đưa họ vào một tình trạng ngây ngất như ngủ, Puységur có thể cho thấy một số hiện tượng. Mặc dù người này có vẻ ngủ, họ vẫn phản ứng tiếng nói của Puységur và theo các lệnh của ông. Vì tình trạng ngây ngất như ngủ thay thế cho cơn sốc, Puységur gọi trạng thái này là mộng du nhân tạo. Ông thấy rằng kết quả điều trị bằng giấc ngủ nhân tạo này cũng tốt như kết quả của phương pháp cơn sốc của Mesmer.

Với phương pháp mới này, Puységur đã có nhiều khám phá mới. Thực vậy, ông đã tìm ra đa số các hiện tượng thôi miên được biết đến ngày nay. Ông thấy rằng trong tình trạng mộng du, các cá nhân rất dễ bị ám thị. Nếu người ta ám thị cho họ rằng một điều gì là đúng, họ sẽ hành động như thể điều đó là đúng thực sự. Người ta cũng nhận thấy rằng các cá nhân không thể nhớ những gì đã xảy ra trong khi họ ở trong trạng thái ngây ngất, và hiện tượng này về sau được gọi là sự mất trí nhớ hậu thôi miên. Người ta cũng nhận thấy hiện tượng mà ngày nay gọi là sự ám thị hậu thôi miên.

John Elliotson, James Esdaile, và James Braid

Vì sự tác động bằng từ tính có thể làm cho một bệnh nhân quên đi cảm giác đau, một số nhà y học bắt đầu nghĩ có thể dùng từ tính để làm chất gây mê trong phẫu thuật. John Eniotson (1791-1868) gợi ý sử dụng thủ thuật thôi miên trong phẫu thuật, nhưng luật y khoa ngăn cấm sử dụng nó, cho dù không có các chất gây mê khác. Ở ấn Độ, James Esdaile (1808-1859), một bác sĩ giải phẫu trong quân đội Anh tại Calcutta, đã thực hiện trên 250 ca phẫu thuật không đau trên các tội phạm người Ấn, nhưng các kết quả của ông không được nhìn nhận vì ông làm trên những người bản xứ và vì vậy không có giá trị đối với nước Anh. Khoảng cùng thời kỳ này, người ta khám phá ra các chất khí có tác dụng gây mê, vì thế việc sử dụng thôi miên để gây mê đã hầu như hoàn toàn biến mất.

James Braid (1795-1860), một bác sĩ giải phẫu Tô Cách Lan, hoài nghi tác dụng của thôi miên, nhưng sau khi xem xét kỹ lưỡng một bệnh nhân được thôi miên, ông tin chắc rằng nhiều hiệu quả của thôi miên là có thực. Braid tiến hành nghiên cứu hiện tượng này một cách hệ thống, và năm 1843 ông viết Lý giải về Giấc ngủ Thần kinh. Braid giải thích thôi miên như là sự tập trung kéo dài và sự suy nhược thể vật lý theo sau, đồng thời ông giải thích rằng kết quả có được là do tính ám thị của bệnh nhân hơn là bởi bất cứ năng lực nào từ phía người thôi miên. Ông đặt lại tên cho hiện tượng này là hiện tượng thôi miên thần kinh, sau đó được gọi tắt là thôi miên (tiếng Anh là hypnosis, từ gốc Hy Lạp là hypnos : giấc ngủ). Braid đã có công lớn làm cho hiện tượng trước kia được biết đến với tên gọi từ tính, mesmer, hay mộng du trở thành một hiện tượng được kính trọng trong giới y khoa.

Trường phái Nancy

Được thuyết phục bởi giá trị của thôi miên, Auguste Ambroise Liébeault (1823-1904) muốn đưa nó ứng dụng trong thực hành nhưng không tìm được bệnh nhân nào chịu để cho ông thử nghiệm. Cuối cùng, ông đồng ý điều trị miễn phí cho bệnh nhân nào chấp nhận để ông thôi miên. Một ít bệnh nhận đã đồng ý, và Liébeault quá thành công khiến cho chẳng bao lâu sau, nghề của ông bị đe doạ vì có quá nhiều bệnh nhân miễn phí. Không lâu sau, Liébeault điều trị mọi bệnh nhân của ông bằng thôi miên và nhận thù lao tùy theo khả năng của mỗi bệnh nhân. Một "trường phái" được thiết lập quanh công việc của ông, và vì ông hành nghề tại một làng ở Pháp ngay ở ngoại ô thành phố Nancy, nó được gọi là trường phái Nancy.

Trường phái đã thu hút một số đông các y sĩ; trong số đó có Hippolyte Bernheim (1840-1919), sau này trở thành phát ngôn nhân chính của trường phái Nancy. Bernheim cho rằng mọi người đều có khả năng tự kỷ ám thị, nhưng một số có khả năng tự kỷ ám thị mạnh hơn số khác, và số người có khả năng tự kỷ áp thị cao này thì dễ bị thôi miên hơn những người khác.

Created by AM Word2CHM

CHARCOT VÀ VIỆC ĐIỀU TRỊ BỆNH RỐI LOẠN TÂM THẦN

NHẬP MÔN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC à Chương 15. THỜI KỲ ĐẦU CỦA VIỆC CHẨN ĐOÁN GIẢI THÍCH VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN

Khác với sự tin tưởng của trường phái Nancy, Jean-Martin Charcot (1825-1893) không tin rằng tính tự kỷ ám thị là đặc tính chung của mọi người. Charcot tin rằng chỉ những người bị bệnh thần kinh gọi là rối loạn tâm thần mới có thể bị thôi miên. Sự tin tưởng này đã khiến Charcot và các đồng nghiệp của ông đối chọi hẳn với các thành viên của trường phái Nancy - nhóm thứ nhất tin rằng khả năng bị thôi miên là một dấu hiệu bệnh lý tâm thần, còn nhóm thứ hai tin rằng nó là hoàn toàn bình thường. Cuộc tranh cãi trở nên sôi động và đã kéo dài nhiều năm.

Khi Charcot được bổ nhiệm làm giám đốc của dưỡng trí viện La Salpêtrière, ông ngay lập tức biến nó thành một trung tâm nghiên cứu. Tuy là một con người màu mè thích khoe trương, Charcot được coi là một trong số các bác sĩ lỗi lạc nhất của châu Âu. Các lớp học của ông được rất nhiều người dự, cả những người chuyên môn lẫn những người nghiệp dư. Trong số những người nghe ông giảng, có Alfred Binet, William James, và Sigmund Freud. Thậm chí Charcot còn trở thành một thần tượng của Freud.

Charcot ngày càng quan tâm đến bệnh ưu uất (hysteria), một căn bệnh mà đa số các bác sĩ cho là bệnh giả vờ vì họ không tìm ra nguyên nhân nào đã gây ra các triệu chứng của bệnh.

Charcot không chấp nhận thuyết coi bệnh ưu uất là giả vờ và ông kết luận rằng các bệnh nhân rối loạn tâm thần có những khó chịu thực sự. Tuy nhiên, trung thành với mô hình y khoa, ông kết luận rằng bệnh ưu uất là do sự thoái hóa thần kinh di truyền tiến triển dần dần và không thể phục hồi. Vì cả chứng rối loạn tâm thần và sự thôi miên đều tạo ra những triệu chứng giống nhau (ví dụ tê liệt và mất cảm giác đau), Charcot kết luận rằng tính tự kỷ ám thị cho thấy sự hiện diện của bệnh ưu uất.

Vào cuối đời Charcot nhìn nhận rằng thuyết của ông về tính tự kỷ ám thị là sai và thuyết của trường phái Nancy đúng. Dù vậy, uy tín của Charcot càng làm cho thuật thôi miên được kính trọng nhiều hơn; nhưng quan trọng hơn nữa, Charcot đã giúp người ta thấy rằng ưu uất là một bệnh thực sự đáng các bác sĩ quan tâm.

Pierre Janet

Pierre Janet (1859-1947) là học trò của Charcot, nhưng khác với thầy mình, Janet giải thích hiện tượng thôi miên và ưu uất như là hiện tượng tâm lý hơn là sinh lý. Sau khi thôi miên một phụ nữ tên là Léonie, Janet nhận thấy các khía cạnh nhân cách khác nhau của cô thường xuất hiện ở các mức độ khác nhau của tình trạng ngây ngất trong khi thôi miên. Ông kết luận rằng đối với một số người, các khía cạnh nhân cách bị tách rời nhau, và các khía cạnh tách rời này có thể bộc lộ trong lúc bị thôi miên. Janet suy ra rằng các triệu chứng ưu uất có thể là do ảnh hưởng "tiềm thức" của các khía cạnh nhân cách tách rời này.

Chúng ta thấy nhiều điều trong công trình của Janet sẽ có trong công trình của Freud sau này. Thậm chí các tên gọi mà họ dùng để mô tả phương pháp của họ cũng giống nhau; Janet gọi phương pháp của ông là phân tích tâm lý học (method psycholocical analysio), còn Freud gọi phương pháp của ông là phân tâm học (psychoanalysis). Các ý tưởng của Janet giống các ý tưởng của Freud đến nỗi có cuộc tranh cãi giữa hai người về quyền ưu tiên. Freud cho rằng Janet triển khai các ý tưởng ấy quá hời hợt. Còn Janet thì cho rằng cái mà Freud gọi là tâm phân học có nguồn gốc từ công trình của ông và của Charcot (R. I. Watson, 1978).

CÁC CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Bệnh tâm thần là gì? Trong câu trả lời, hãy nêu các tiêu chuẩn đã được dùng trong lịch sử để định nghĩa bệnh tâm thần.

2. Tóm lược các mô hình y khoa, tâm lý, và siêu nhiên của bệnh tâm thần và nêu một ví dụ về mỗi mô hình.

3. Hãy mô tả phương pháp điều trị sẽ thế nào nếu nó dựa trên mô hình tâm lý, mô hình siêu nhiên, và mô hình sinh vật học về bệnh tâm thần.

4. Hippocrates định nghĩa thế nào về bệnh tật và sức khỏe? Ông kê toa điều trị thế nào để giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe?

5. Pinel có tầm quan trọng nào trong lịch sử điều trị bệnh tâm thần?

6. Tại sao bảng liệt kê của Kraeplelin về các loại bệnh tâm thần được coi là vừa tích cực vừa tiêu cực?

7. Tóm tắt các lý do tại sao Witmer được coi là nhà sáng lập tâm lý học lâm sàng.

8. Tại sao Szasz coi bệnh tâm thần như là một huyền thoại? Tại sao ông cảm thấy việc gọi một ai là người mắc bệnh tâm thần là làm hại người ấy?

9. Theo Mesmer, đâu là nguyên nhân của bệnh tâm thần và bệnh thể vật lý? Ông dùng các thủ thuật nào để điều trị các bệnh ấy? Số phận của Mesmer thế nào?

10. Puységur nhận thấy các hiện tượng gì khi nghiên cứu về tình trạng mộng du nhân tạo?

11. Mô tả cuộc tranh cãi giữa trường phái Nancy và Charcot về tính tự kỷ ám thị. Cuối cùng ai thắng trong cuộc tranh cãi?

12. Tóm tắt giải thích của Janet về các triệu chứng ưu uất và hiện tượng thôi miên.

Created by AM Word2CHM

TỪ VỰNG

NHẬP MÔN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC à Chương 15. THỜI KỲ ĐẦU CỦA VIỆC CHẨN ĐOÁN GIẢI THÍCH VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN

Animal magnetism - Từ tính động vật: Một lực mà Mesmer và một số tác giả khác tin là được phân phối đồng đều khắp cơ thể của người khỏe mạnh và không đồng đều ở cơ thể người có bệnh.

Artirlcial somnambulism - Mộng du nhân tạo: Trạng thái mê sảng giống như ngủ mà Puységur tạo ra nơi các bệnh nhân của ông. Sau này nó được gọi là trạng thái thôi miên.

Clininal psychology - Tâm lý lâm sàng: Ngành thực hành do Witmer sáng lập, có mục đích áp dụng các nguyên tắc của nghiên cứu tâm lý học vào việc chẩn đoán và điều trị các bệnh nhân tâm thần.

Contagion effeet - Hiệu quả lây lan: Khuynh hướng của những người dễ bị ám thị khi ở trong một nhóm hơn là khi ở một mình.

Contagious magic - Pháp thuật cận cảm: Một loại pháp thuật cảm ứng (sympathetic mngic). Người ta tin rằng làm một điều gì cho một đồ vật từng thuộc về một người hay từng gắn bó gần gũi với người ấy thì sẽ ảnh hưởng đến người ấy.

Homeopathic magic - Pháp thuật đồng cảm: Một loại pháp thuật cảm ứng (sympathetic magic). Người ta tin rằng làm một điều gì cho một vật có hình dáng giống như một người nào thì sẽ ảnh hưởng đến người ấy.

Medical model of mental illness - Mô hình y khoa về bệnh tâm thần: Giả thiết cho rằng bệnh tâm thần là do các nguyên nhân sinh vật học như tổn thương não, cơ cấu dẫn truyền thần kinh hư hại, hay do các phản ứng hóa học không bình thường.

Mental illness - Bệnh tâm thần hay tâm bệnh: Tình trạng khi một người được coi là có các cảm xúc, tư tưởng, hay hành vi khác một cách cơ bản với tình trạng của những người được coi là bình thường vào một thời gian và nơi chốn nhất định trong lịch sử.

Posthypnotic amnesia - Sự mất trí nhớ sau thôi miên: Khuynh hướng của một người quên hết những gì đã xảy ra cho mình trong tình trạng thôi miên.

Posthypnotic suggestion - Sự ám thị sau thôi miên: Sự ám thị mà một người nhận được trong lúc thôi miên và hành động theo sự ám thị ấy khi trở về trạng thái thức.

Psychological model of mental illness - Mô hình tâm lý về bệnh tâm thần: Giả thiết cho rằng bệnh tâm thần phát sinh do các nguyên nhân tâm lý như xung đột, lo âu, tin tưởng sai lạc, thất vọng, hay kinh nghiệm bị chấn động.

Psychotherapy - Tâm lý trị liệu: Bất kỳ cố gắng nào nhằm giúp một người bị rối loạn tâm thần. Các điểm chung của mọi kiểu tâm lý trị liệu trong lịch sử là: một người bệnh, một điều trị viên, và một kiểu nghi thức nào đó.

Supernatural model of mental illness - Mô hình siêu nhiên về bệnh tâm thần: Giả thiết cho rằng bệnh tâm thần phát sinh do các thực thể siêu nhiên như ma quỷ nhập vào cơ thể hay do ý muốn của thần thánh.

Sympathetic magic - Pháp thuật cảm ứng: Sự tin tưởng rằng làm một điều gì cho một đồ vật có hình dáng giống như một người hay đã từng gắn bó gần gũi với người ấy, sẽ có thể ảnh hưởng đến chính người ấy. (Xem Homeopathic magic và Contagious magic.)

Trephination - Thuật khoét sọ: Thủ thuật của người thời sơ khai khoét một lỗ hở trên hộp sọ người bệnh, vì tưởng rằng qua lỗ hở ấy thần ác gây bệnh có thể thoát ra ngoài.

Created by AM Word2CHM

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro