Không Tên Phần 1
Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Tình yêu và và sự hiểu biết sâu sắc về mảnh đất này là tiền đề cơ sở để nhà văn sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị về thiên nhiên và cuộc sống con người nơi đây. Một trong những tác phẩm có giá trị nhất của Nguyên Trung Thành chính là Rừng Xà Nu, trích từ tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. Nhân vật linh hồn của tác phẩm là Tnú - một đứa con của bản làng , hội tụ tinh hoa của tất cả con người và núi rừng Tây Nguyên.
Tnú là đứa trẻ mồ côi, lớn lên bên ngọn lửa xà nu nhờ sự đùm bọc chở che của cộng đồng người Xô man. Nguồn gốc xuất thân mang đặc điểm ngoại hình nhân vật sử thi. Tnú là một người con anh hùng được hun đúc lên từ tinh thần Xô man, của dòng máu thuần khiết của xứ sở Tây Nguyên bất khuất được truyền lại từ những Đăm Săn, Xinh Nhã
Được miêu tả như một cậu bé anh hùng nghĩa là không có chuyện đánh quay, thả diều,... Tnú sống một tuổi thơ phi thường đầy ắp những chiến đấu và chiến công. Điều này đã hun đúc lên ở Tnú phẩm chất can trường, lanh lợi, trung thành với Cách mạng.
Phẩm chất anh hùng của Tnú được thể hiện khi Tnú cùng Mai nuôi giấu cán bộ. Những hành vi man rợ của kẻ thù như treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng, chặt đầu bà Nhan cột tóc treo đầu súng vân không khuất phục được ý chí của người Xô man. Những đứa trẻ tiếp tục đi nuôi giấu cán bộ Cách mạng. Trong đó Tnú và mai là những đứa trẻ hăng hái nhất. Khi anh Quyết hỏi: "Các em không sợ giặc bắt à? Nó giết như anh Xút, bà Nhan đó", Tnú đã nhắc lại câu nói của cụ Mết: "Cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước này còn". Từ đó cho thấy Tnú không chỉ là con người gan góc quả cảm mà còn sớm được giác ngộ lý tưởng Cách mạng.
Sự gan góc quả cảm còn được thể hiện qua chi tiết Tnú học chữ. Để có phấn viết Tnú đã đi bộ 3 ngày lên núi Ngọc Linh lấy đá trắng về làm phấn. Tnú học chữ bằng nỗ lực vượt lên chính mình và lòng quyết tâm cao đến mức cứng đầu. Đó là hành động lấy đá đập đầu chảy máu ròng ròng. Thế nhưng Tnú lại vượt qua sĩ diện để nhờ Mai dậy chứ bởi vì Tnú nhận ra: "Không học chữ sao làm được cán bộ giỏi?". Làm cán bộ giống như đã ăn sâu vào tiềm thức của Tnú ngay từ khi còn là một đứa trẻ. Con đường dành cho Tnú tất yếu chính là con người của một người Cộng sản.
Phẩm chất can trường gan góc của Tnú thể hiện ở chi tiết Tnú đi làm liên lạc cho anh Quyết từ xã lên huyện. Chữ thì Tnú "hay quên" nhưng đi đường rừng liên lạc tiếp tế cho cán bộ thì cái đầu lại "sáng lạ thường". Tnú rất nhanh nhẹn, táo bạo. Giặc phục kích, Tnú "xé rừng mà đi"; khi qua sông "cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình" bởi theo Tnú những chỗ nguy hiểm giắc không ngờ đến. Hình ảnh so sánh độc đáo cho thấy sự dữ dội linh thiêng bạt ngàn của núi rừng không thể chế ngực nổi Tnú mà chan hòa vào tính cách của anh. Khi bị giắc phục kích và bắt, họng súng "chĩa vào tai lạnh ngắt" Tnú nhanh nhẹn nuốt luôn lá thư, bị tra tấn dã man nhưng Tnú quyết không khai. Giặc hỏi cộng sản ở đâu thì anh chỉ tay vào bụng mình dõng dạc nói: "Cộng sản ở đây này". Hành động ấy chứ đầy sức mạnh, sự kiên trung với Cách mạng và cả sự kiêu hùng của người anh hùng nhỏ tuổi khi tham gia giải phóng quê hương. Câu trả lời ấy chính là nguyên nhân khiến lưng Tnú lằn lên những vết dao chém của kẻ thù, và cũng nhờ đó chất anh hùng "uy vũ bất năng khuất, bần tiện bất năng di" cũng tỏa sáng rạng rỡ.
Chất anh hùng của Tây Nguyên hun đúc tâm hồn cho Tnú ngày từ khi còn nhỏ. Chất anh hùng ấy chẳng hề mai một theo thời gian, mà khi lớn lên, không chỉ chất anh hùng được phát triển mà những phẩm chất tốt đẹp của Tnú lại càng nổi bật.
ỞTnú có một trái tim yêu thương và sống nghĩa tình. Đối với buôn làng, Tnú làngười con tình nghĩa. Anh lớn lên trong sự đùm bọc yêu thương của dân làng XôMan. Và thực sự anh đã sống xứng đáng với tình cảm ấy. Gia nhập đội ngũ giảiphóng quân nhưng nỗi nhớ buồn làng luôn da diết đến mức Tnú chỉ được nghỉ phépmột ngày nhưng vẫn lặn lội về thăm làng. Ba năm trở lại, anh vẫn nhớ từng hàngcây đoạn suối, bồi hồi xúc động khi bắt gặp hàng nước mát và tiếng chày giã gạocủa quê hương. Đối với vợ con, anh là người chồng người cha đầy trách nhiệm. Khigiặc đến Xô man đàn áp Cách mạng, Tnú, cụ Mết và thanh niên trốn vào rừng.Không bắt được Tnú chúng bắt mẹ con Mai với phương châm "bắt được con cọpcái và con cọp con tất sẽ dụ được cọp đực trở về". Chúng tàn ác tra tấn mẹcon Mai, tiếng gậy sắt nện trên hai thân hình bé nhỏ mỗi lúc một dồn dập. Chứngkiến cảnh đó tình thần Tnú dậy sóng, được tác giả miêu tả đầy ấn tượng:"anh đã bứt đứt hàng chục trái vảmà không hay", "ở chỗ hai con mắt của anh bây giờ là hai cục lửalớn". Căm thù đã đốt cháy hai con mắt Tnú. Những căm thù và bản năng yêuthương đã trỗi dậy. Tnú đã tay không xông ra cứu vợ con. Nhưng đau đớn thay,Tnú đã không cứu được mẹ con Mai, còn bản thân thì bị bắt.
Lòng căm thù mang đậm chất Tây Nguyên: Trong tim anh chất chứa 3 mối thù: Mối thù của bản thân, đó là những vết chém dọc ngang trên lưng, là khi đầu ngón tay bị đốt. Thù của gia đình đó là cái chết thảm của mẹ con Mai dưới làn mưa gậy sắt. Mối thù của buôn làng là những cánh rừng xà nu bị tàn phá, những người dân vô tội như anh Xút, như bà Nhan bị giết.
Như ta đã nói, chất anh hùng của Tnú không bị phai nhòa đi mà con bùng cháy hơn khi anh trưởng thành. Đúng vậy. Bên cạnh vẻ đẹp của người mang trái tim yêu thương và sục sôi căm thù thì Tnú còn là một chiến sĩ Cách mạng kiên cường, bất khuất, có tính kỉ luật cao
Sau 3 năm bị đi đày rồi vượt ngục trở về, Tnú vẫn vẹn nguyên lòng trung thành với Cách mạng. Anh lên núi Ngọc Linh gùi đá mài về để dân làng Xô Man mài vũ khí nổi dậy. Anh trở thành đội trưởng đội du kích Xô Man, là nỗi lo sợ ám ảnh của quân gặc khiến chúng ăn không ngon ngủ không yên. Khi giặc dùng thủ đoạn đê hèn với vợ con Tnú chúng đã bắt được anh. Chúng tẩm nhựa xà nu vào giẻ cuốn 10 đầu ngon tay Tnú và đốt thành 10 ngọn đuốc. Hình ảnh đôi bàn tay bị đốt tố táo tội ác của kẻ thù đồng thời cho thấy vẻ can trường, khí phách lẫm liệt của người anh hùng: "Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực", "máu anh mặn chát ở đầu lưỡi", "răng anh cắn nát cả môi anh rồi" nhưng "anh không thèm kêu van". Đó là hình ảnh đẹp về ý chí bất khuất của người chiến sĩ Cách mạng khi 10 ngón tay mỗi ngón đã mất một đốt, song Tnú không đầu hàng số phận. Anh tham gia lực lượng lập được nhiều công lớn. Trong những chiến công đó Tnú tự hào kể cho dân làng nghe việc anh đã dùng tay bóp chết một tên chỉ huy ác ôn. Như thế, sự bất khuất đã chớm nở từ ngày còn nhỏ đã bùng cháy khi Tnú trưởng thành. Anh đã trở thành anh hùng của núi rừng Tây Nguyên, trở thành hình tượng tinh thần của người dân Xô Man. Và không chỉ thế, anh còn có tính kỉ luật cao. Tham gia lực lượng Cách mạng, Tnú nhớ buôn làng, được cấp trên cấp phép cho về quê hương thăm làng. Băng rừng lội suối vất vả nhưng anh chỉ được ở nhà 1 đêm theo đúng qui định đã ghi trong giấy phép. Chi tiết đó cho thấy tính kỉ luật cao của người chiến sĩ Cách mạng. Tnú quả thực mang vẻ dẹp là sự kết hợp hài hòa giữa tính sử thi và chất hiện đại, kết tinh của người anh hùng núi rừng và cả một chiến sĩ cụ Hồ.
Có một chi tiết rất đắt trong Rừng xà nu mà ta không thể không nói tới, đó là hình tượng bàn tay Tnú. Nhà văn đã xây dựng được một chi tiết đầy sức ám ảnh.
Khi bàn tay còn lành lặn, đó là đôi bàn tay ấy cầm phấn học chữ, dùng đá đập vào đầu mình, đó là bàn tay xẻ núi băng rừng, vượt thác lội đèo khi làm liên lạc, đó là bàn tay ngoan cường đặt lên bụng mình dõng dạc: "Cộng sản ở đây này". bàn tay ấy trước khi bị tước đi cũng dựng xây một gia đình hạnh phúc, cầm lấy tay Mai sau những ngày vượt ngục, xé tấm choàng để địu con ấm áp tình thương.Và khi không còn lành lặn nữa, bàn tay ấy trở thành chứng tích cho tội ác dã man của kẻ thù đồng thời cũng là bàn tay trừng phạt quả báo khi bóp chết tên đồn giặc. Hình ảnh đôi bàn tay mang ý nghĩa thật sâu sắc. Đó là đôi bàn tay biết nói thể hiện số phận cuộc đời của Tnú. Cuộc đời ấy vừa đau thương và cũng thực hào hùng.
Cuộc đời Tnú được kể lại bằng giọng kể của cụ Mết, là giọng kể sử thi, trang trọng, uy nghiêm bên bếp lửa. Vì thế Tnú mang vẻ đẹp huyền thoại như những người anh hùng như Đăm Săn, Xinh Nhã, cùng với đó tâm lí của nhân vật cũng được miêu tả mang đậm màu sắc của Tây Nguyên. Cuộc đời Tnú điển hình cho con đường đấu tranh đến với Cách mạng của người dân Tây Nguyên, làm sáng tỏ chân lí của thời đại đánh Mĩ: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo". Tnú cũng là tấm gương cho tất cả thế hệ trẻ theo sau, hãy luôn kiên cường bất khuất, hãy luôn sẵn sàng đứng lên bảo về Tổ quốc khi cần.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro