Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Tiếng Việt đến từ tiếng Trung Quốc?

Bạn có biết tiếng Việt mà bạn đang nói đang hiểu đây là gì và đến từ đâu hay không?

Tỷ mấy người dân Trung Quốc cũng không biết thứ tiếng mà họ đang nói đang hiểu là gì và đến từ đâu, hoàn toàn không biết đâu.

Cái gọi là cổ ngữ kia cũng chỉ là một phiên bản chắp vá mà thôi, nó giống như con cháu của chúng ta 10 000 năm nữa ngồi và nói về chúng ta ở thời điểm hiện tại. Đến ta còn không hiểu mình thì làm sao trông mong bọn nó có thể hiểu đúng được về ta đây?

Bạn cầm chén cơm lên ăn thì không có nghĩa cơm sinh ra từ chén. Cái yếu của người làm nghiên cứu ở Việt Nam là ở tầm nhìn, nó quá ngắn và quá nông cạn, học từ người đi trước rồi bị giới hạn bởi những cái mà mình học, vì thế mà mỗi thế hệ mỗi bào mòn đi.

Ví như mấy ông bạn bên Trung Quốc hay nói với tôi rằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ đến từ Thần ngôn, còn tôi thì được thầy của mình dạy rằng tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ của tôi là Tiên ngôn. Vậy thì tôi buộc phải tự hỏi rằng Thần ngôn và Tiên ngôn đến từ đâu? Nếu họ truyền lại cho tổ tiên ta thì ai đã truyền lại cho họ?

Không phải tôi ngụy biện hay cố đánh lạc hướng câu trả lời. Tôi đang nói với bạn rằng tôi vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ tiếng mẹ đẻ của mình, vậy nên tôi hiện chưa thể đưa cho bạn đáp án khẳng định nào.

Dù về nguồn gốc ngôn ngữ thì đúng là tôi không nói được, nhưng về chữ viết và ngữ âm thì tôi hoàn toàn có thể phán định chắc chắn cho bạn như sau:

Chữ và cách đọc chữ cổ ngữ của Trung Quốc: Là chiết nghĩa từ chữ thảo (cọng cỏ phơi khô rồi gút lại, số lượng gút hay cách gút sẽ tạo ra ý nghĩa và cách hiểu cách đọc khác nhau) và chiết âm từ chữ tượng hình.

Sách vở hàn lâm phổ biến hiện nay thì viết ngược lại, họ nói rằng nền tảng của chữ Hán cổ là tượng hình, kệ họ đi, nông cạn thì nói vậy đó. Tôi đang nói tới thời mẫu hệ của họ kìa, mọi ngôn ngữ trên thế giới này đều xuất phát từ mẹ - con, tức mẹ nói cho con nghe rồi con diễn âm theo, vậy nên khi đứa con này muốn truyền cho đứa con khác thì cũng phải là diễn âm.

Còn tượng hình hay diễn hình thì là tới thời phụ hệ, cha ra ngoài đi săn rồi về thì vẽ lại để miêu tả hay căn dặn cho con cái, điều này thì tự các bạn nghiên cứu đi, trên mạng có nhiều sách tải về miễn phí lắm.

Còn người Việt mình thì có một cái khổ, đó là thời Mẫu hệ của người Việt kéo dài quá lâu, mới thoát khỏi mấy mợ được có hai ngàn năm trở lại đây thôi (Trung Quốc là hơn 4000 năm phụ hệ rồi). Vậy cho nên quá trình tượng hình của mình bắt đầu hơi chậm, và quá trình chiết nghĩa của mình (tức là định nghĩa theo nhiều cách) thì lại phải hiểu theo cách của Mẫu là đa phần chứ không phải của cha.

=> Tiếng Việt của mình hơi kém trong tượng hình, nhưng lai cực kỳ xuất sắc trong diễn âm (là quà của mẹ) và cực kỳ đa dạng trong việc triết nghĩa (quà của cha và mẹ)

Ví dụ: các ngôn ngữ khác đều có bộ quy tắc ngữ pháp cố định (nếu làm sai sẽ thành cụm từ hoặc câu vô nghĩa). Còn tiếng Việt mình thì không ai dám soạn ra một bộ quy tắc cố định nào rồi bắt buộc dân Việt Nam phải thực hành theo, đều chỉ là quy tắc cơ bản rồi cho phép từ cơ bản mà phát triển hay vận dụng tự do.

Đó cũng là chuyện mà tôi muốn hướng dẫn nhiều nhất cho bạn, lấy từ mẹ thì cảm xúc và quan tâm, lấy từ cha thì uy nghiêm và hy sinh. Vậy cho nên khi bạn đọc hoặc bạn trải nghiệm "tôi" mà bạn thấy hay thì nó không phải là thật sự hay đâu, bản chất là bạn đang thấy 'thân thuộc' và 'tin tưởng'.

Khi có hai điều đó làm nền rồi thì cho dù tôi có nói về thời tiết, quần áo, con chó con mèo, bánh trái xe cộ... hay cho dù tôi có nặng lời với bạn, thì bạn cũng sẽ thấy hay. Vì bạn thấy thân thuộc và tin tưởng, tức trong chuyện tiếng Việt này thì vừa bắt đầu tôi đã hơn bạn một khúc rồi, ngồi không cũng thắng chứ chưa nói tới cố gắng.

Cho nên đừng khen tôi và cũng đừng cắm đầu bắt chước tôi, bởi như vậy thì không vượt qua tôi được đâu, hãy học từ MẸ và CHA, học được rồi thì mới bắt đầu so xem tôi và bạn ai làm tốt hơn. Còn không thì bạn không có cửa so được với tôi đâu.

Tâm ngôn là chạm được vào tâm của bạn. Tiếp theo thì sẽ là chú ngôn, linh ngôn và tiên ngôn, những thứ không còn lệ thuộc vào chữ viết hay lời nói, tai nghe, mắt nhìn nữa. Định nghĩa phân biệt và định nghĩa tổng quát, vô hạn hay không đều là do bản thân ta quyết định thôi.

Cho nên đừng có so sánh hơn thua tiếng Việt với ngôn ngữ nào khác, cứ đối chiếu và học từ nhau là tốt nhất. Với lại như tôi đã từng nói, một trong những kế hoạch nhỏ của tôi chính là khiến cả thế giới phải tự nguyện học tiếng Việt, tất cả thì hơi quá, cỡ 1 tỷ người thôi là đủ rồi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #nhânvăn