Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

CHƯƠNG 3: THÓI QUEN ĂN UỐNG LÀNH MẠNH

Tại sao người Ấn Độ lại có thể uống nước sông Hằng?

Theo đạo Hindu, sông Hằng ở Ấn Độ là "dòng sông thánh" linh thiêng nhất.

Thế nhưng, chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta củng biết nước sông Hằng không thể coi là "nguồn nươc linh khiết" như những lời ca tụng về nó.

Ngoài vỏ số các loại vi khuẩn có trong nước thì sông Hằng còn chứa tất cả các chất thải sinh hoạt thải ra do hệ thống thoát nước chưa được lắp đặt hoàn thiện. Hơn nữa, trong những năm gần đây con sông này còn bị ô nhiễm thêm bởi nước thải của các nhà máy lân cận.

Mặc dù vậy, dòng sông này vẫn được tôn thờ là "dòng sông thánh", hàng nghìn người dân Ấn Độ vẫn đang thả tro cốt của người thân trong gia đình vào dòng sông, bản thân họ còn dùng nước sông này để tắm rửa mỗi ngày. Ngoài ra, những người dân sống hai bên bờ sông còn sử dụng nước sông để pha trà hay nấu nướng.

Thỉnh thoáng cũng có một vài vị khách người Nhật băt chước theo những người dân Ấn Độ, cũng tắm trong nước sông Hằng như thế, nhưng tất nhiên là sau đó họ đều bị đau bụng. Lý do chính là có quá nhiều vi khuẩn trong nước sông. Vậy do đâu mà người dân Ân Độ cũng tắm ở sông Hằng, thậm chí còn uống nước ở đây mà không bị đau bụng? Vì sao người Ấn Độ uống nước chứa đầy vi khuẩn như thế mà vẫn không có biểu hiện gì?

Tôi cho rằng một trong những lý do có thể là "thói quen".

Ở Nhật Bản từ xa xưa đã lưu truyền thói quen "không uống nước lã ở những miền xa lạ". Bởi mặc dù cơ thể có khả năng đề kháng với các loại vi khuẩn sống trong nguồn nước lã chúng ta hay uống nhưng lại không có khả năng đề kháng với vi khuẩn xa lạ tại một vùng đất khác, từ đó có thể dẫn đến đau bụng. Hay nói cách khác, người dân Ấn Độ có thể uống nước sông Hằng là do trong cơ thể họ có khả năng đề kháng với những loại vi khuẩn trong nước sông Hằng.

Tuy nhiên, dù có là loại khuẩn quen thuộc đến đâu đi chăng nữa thì cũng đều phải có một giới hạn nhất định, chưa kể nước sông Hằng còn tiếp nhận toàn bộ các loại nước thải.

Vậy tại sao người dân Ấn Độ lại không gặp vấn đề gì?

Đó có thể là do mỗi ngày người dân nơi đây đều hấp thu một lượng lớn "kháng sinh tự nhiên". Kháng sinh nói một cách dễ hiểu chính là "thuốc kháng khuẩn". Ở Nhật, khi bị mắc các bệnh như cảm cúm, người bệnh thường được kê toa thuốc có thuốc kháng sinh là để ngăn chặn sự gia tăng các vi khuẩn xâm nhập cơ thể khi bị cảm cúm, hay nói cách khác là để ngăn ngừa bệnh tình chuyển biến xấu. (Thuốc kháng sinh không có tác dụng ức chế vi rút gây cảm cúm mà chỉ phòng tránh bệnh tình trở nặng.)

Nói như vậy cũng không có nghĩa là người Ấn Độ đều uống "thuốc" mỗi ngày. Việc họ làm là ăn các loại thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn giống với thuốc khang sinh mỗi ngày.

Món ăn có tác dụng kháng khuẩn chính là món cà ri truyên thông của An Độ.

Trong món cà ri này có sử dụng rất nhiều gia vị và nhiều loại rau có dược tính. Ví dụ như nghệ, loại gia vị tạo nên màu vàng cho cà ri, có tác dụng đề kháng đối với tụ khuẩn cầu, nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn. Hay một gia vị khác là tỏi có tác dụng tốt đối với dạ dày, gây đổ mồ hôi, lợi tiểu, ổn định đường ruột, diệt khuẩn, tẩy giun... Ngoài ra, trong cà ri còn nhiều loại gia vị có tác dụng tốt cho dạ dày như hạt tiêu, rau mùi, nhục đậu khấu, bạch đậu khấu... hay cải thiện tuần hoàn máu, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể như tiêu, ớt, mù tạt, gừng...

Nói tóm lại, người dân n Độ nhờ ăn món cà ri, "chất kháng sinh tự nhiên" mỗi ngày mà có thể nâng cao sức đề kháng của bản thân, từ đó duy trì được súc khỏe ngay cả trong môi trường tụ nhiên khắc nghiệt như vậy.

Trong Chương 1, tôi có giới thiệu về việc người dân vùng Okinawa, Nhật Bản thường ăn rất nhiều thịt lợn mà vẫn có thể sống rất thọ. Đó là do phương pháp nấu nướng truyền thống nơi đây giúp loại bỏ lượng chất béo dư thừa trong thịt, cộng thêm nguồn nước chứa nhiều khoáng chất và rau củ quả dồi dào enzyme.

Như vậy, trong các món ăn truyền thống của các vùng miền đều chứa đựng rất nhiều tinh hoa trí tuệ truyền từ đời này sang đời khác để người dân địa phương đó có thể sống trường thọ và khỏe mạnh.

Tinh hoa trí tuệ được cất giấu trong các món ăn truyền thống giúp con người sống khỏe mạnh

Nếu có những món ăn truyền thống giúp cải thiện sức khỏe bằng cách hấp thu thật nhiều chất tốt như món cà ri của người Ấn Độ hay thịt lợn của người dân Okinawa thì cũng có nhiều món ăn truyền thống có tác dụng trong việc duy trì tinh trạng sức khỏe băng cách đặt ra các guy chuẩn nhất định trong ăn uống.

Một trong số đó có thể kể đến "đồ ăn Kosher", đồ ăn truyền thống của những người theo đạo Do Thái.

Đạo Do Thái có những giới luật hết sức nghiêm ngặt trong việc chọn lựa nguyên liệu cũng như cách chế biến mon án. Những tín đồ theo đạo này chì được ăn những mon ăn Kosher, tức là những "món ăn thanh sạch" được công nhận dựa trên những giới luật này.

Các tín đồ theo đạo này vốn nổi tiếng vì không ăn thịt lợn, nhưng thực ra ngoài thịt lợn họ cũng bị cấm ăn các loài giáp xác như sò, tôm, cua,... các loài động vật thân mềm như bạch tuộc, mực,... và các loài động vật kh.ic bị chết vì bệnh hay bị sơ chế theo những phương phdp bị giới luật nghiêm cấm với lý do đấy không phải là Kosher.

Đạo Do Thái cho phép tín đồ ăn thịt bò, tuy nhiên các phương pháp chế biến củng được guy định rất tỉ mỉ, nghiêm ngặt từ việc cắt tiết hay mổ thịt cho đến việc không được nấu chung với các sàn phẩm từ sữa.

Thức ăn Kosher được dựa trên những ghi chép cơ bán trong cuốn kinh Torah của đạo Do Thái (năm cuốn sách đầu tiên của Cựu Ước). Nhìn vào đó ta có thể thấy vốn dĩ Thiên Chúa dạy chúng ta rằng "con người nên ăn thực vật".

"Thiên Chúa phán: Đây Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất và mọi thứ cây có trái mang hạt giống để làm lượng thực cho các ngươi.". (Điều 29 chương 1 sách Sáng Thế)

Theo kinh Torah, Thiên Chúa ban cho con người các loài vật sau trận đại hồng thủy - Noah. (Điều 3 chương 9 sách Sáng Thế). Thiên Chúa cho phép con người ăn thịt động vật là do mặc dù các món ăn thực vật là lý tưởng nhất với con người nhưng trong thực tế, con người vẫn đang ăn cả thực phẩm động vật, do đó nếu đã ăn thì Người sẽ chỉ cho chúng ta cách ăn an toàn. Bằng chứng chính là trong thức ăn Kosher không có một hạn chế nào đối với thức ăn thực vật cả.

Các giới luật trong thức ăn Kosher thường được coi là các vấn đề của tôn giáo, tuy nhiên nếu nhìn sâu vào nội dung của những giới luật đó ta sẽ thấy chúng chính là kết tinh trí tuệ của tiền nhân để có thể có được những thực phẩm an toàn nhất.

Thời điểm đạo Do Thái được hình thành, ở Israel chuyện bảo quản thịt động vật còn rất khó khản. Lúc bấy giờ người ta cũng biết đến cách phơi khô hay làm đồ muối, nhưng do nhiệt độ cao nên các loại cá, thịt tươi rất dễ bị hư thối. Đặc biệt là thịt còn tiết càng dễ bị hư thối hơn nên các thực phẩm Kosher nếu không được cắt tiết hoàn toàn thì không được phép ăn.

Trong thời dại giao thông chưa phát triển, các phương pháp bảo quản cũng không có thì những thực phẩm con người có thể ăn đều rất hạn chế. ở trên núi thi không thể àn thịt cá tưoi mới hay trong những vùng đất cát ven biển với những cơn gió biển mặn mòi thi không thể trồng rau xanh được. Ngoài ra, tùy thuộc theo từng vùng khí hậu hàn đới, nhiệt đới, vùng có khí hậu khô... mà các loại rau cù có thể gieo trồng cũng hoan toàn khác nhau. Hơn nữa, dù có được thực phẩm nhưng tùy theo điều kiện của mỗi người mà lại gặp phải các vấn đề khác nhau. Đổ giải quyết hàng loạt các vấn đề đó, con người đã chắt lọc tinh hoa trí tuệ, dày công sáng tạo và truyền từ đời này sang đời khác các món ăn truyền thống của địa phương.

Tuy nhiên, hiện nay do giao thông phát triển, dù ờ bất cứ đâu con người cũng có thể dễ dàng có các loại thực phẩm trên toàn thế giới bất kể thời tiết, khí hậu. Hơn nữa, các phương pháp bảo quản củng đa dạng hơn, giúp con người giữ được thực phẩm trong thời gian lâu hơn.

Mặc dù chúng ta có thể có được mọi thứ trong tay nhu vậy nhưng đổi lại, chúng ta lại đang đánh mất đi "tinh hoa trí tuệ", "điều quan trọng trong thức ăn"... nhũng điều quan trọng nhất vốn được tổ tiên chúng ta truyền lại từ bao đời trong các món ăn truyền thống.

Phần lớn con người hiện đại ngày nay đều chọn thực phẩm vì nó ngon, vì muốn ăn hay vì nó rẻ... Thiết nghĩ rằng đất nước càng văn minh thì các bệnh liên quan đến lối sống, sinh hoạt càng nhiều cũng chính vì tiêu chuẩn chọn đồ ăn không dựa theo "an toàn" và "sức khỏe" mà lại đi theo "ước muốn" của con người như thế này.

An uống chính là để tạo năng lượng sống, bồi đắp cho cơ thể con người. Tất nhiên việc thưởng thức các món ăn cũng là điều quan trọng, nhưng nếu chúng ta không biết "quan tâm cho thân thể" thì ăn uống sê biến thành nguyên nhân gây tổn hại cho sức khỏe của chính chúng ta.

Người phương Đông có những câu nói rất triết lý như "y thực đồng nguyên" (ăn uống cân bằng, điều độ cũng là cách phòng, chữa bệnh) hay "thân thể bất nhị" (cơ thể con người và đất đai có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời). Tôi cho rằng con người hiện đại ngày nay cũng cần phải nhìn nhận lại những triết lý sâu xa trong những lời dạy đó.

Quyết định ăn gì dựa trên quan điểm enzyme

Những tri thức được cô đọng trong các món ăn truyền thống đều rất tuyệt vời.

Thế nhưng đây chỉ là những món được tạo ra giúp con người sống khỏe mạnh trong thời đại vật chất, thòng tin con hạn chế, thiếu thốn. Còn trong thời đại thòng tin, vật chất dư thừa như hiện nay, chúng ta lại cần phải có những tri thức mới để sống khỏe sao cho phu hợp với thời đại.

Đối vời những người đang sống trong xã hội hiện đại, điều cần thiết không phải là "làm thế nào với những thư có hạn" mà là có tá tuệ để biết chọn lựa thứ gì thục sự tốt cho cơ thể trong thời đại thừa thãi thông tin và vật chất. Kể cà với những món ăn truyền thống, chúng ta cũng không nhất thiết phải gò bó trong những cách chề biến cổ mà có thể tách lọc những phần có ích vào thoi quen ăn uống hiện đại ngày nay, và đây cũng là một cách để vận dụng tri thức mà tổ tiên đà truyền lại.

Xã hội hiện nay của chúng ta đều là vàng thau lẫn lộn. Dù cùng một loại rau nhưng cũng có loại được trồng trong môi trường tự nhiên an toàn, tốn nhiều thời gian, công sức của con người, còn có loại chứa nhiều nguy hiểm do bị kích thích tăng trưởng bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học...

Ngay cá những thông tin liên quan đến thực phẩm và sức khỏe cũng có nhiều loại khác nhau, có thông tin được công bố dựa trên những nghiên cứu mới nhất nhưng cũng có không ít tin đồn được lan truyền khắp nơi với mục đích lợi nhuận.

Trong tình trạng có quá nhiều vật chất, thông tin như hiện nay, bạn sẽ chọn loại gì và dựa theo tiêu chuẩn nào?

Tôi thường nghe nói trên các chương trình ti vi mà có giới thiệu tại làng này thôn nọ người dân ăn 00 nên sống rất thọ, thế là hôm sau sản phẩm ấy bán chạy như bay. Chúng ta thường dễ dàng cả tin vào những tin tức trên các phương tiện truyền thông chính là vì bản thân mỗi người không có một tiêu chuẩn để phán đoán gì cả.

Một khi không có tiêu chuẩn rõ ràng thì chắc chắn chúng ta sẽ bị cuốn trôi trong vô vàn thông tin trên thế giới này.

Tiêu chuẩn của tôi chỉ có một, đó chính là "enzyme".

Thực phẩm này có ích trong việc bổ sung enzyme hay không -> thực phẩm bổ sung enzymeThực phẩm này giúp hỗ trợ hoạt động của enzyme hay không -> thực phẩm giúp hoạt hóa enzymeThực phẩm này có làm tiêu hao enzyme hay không

thực phẩm phòng tránh tiêu hao enzyme

Có lẽ chúng rất đơn giản, nhưng chỉ cần tuân theo ba điểm này là bạn sẽ không bị cuốn theo những thông tin sai lầm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bản thân. Ngoài ra, dựa trên ba điều cơ bản trên, tôi còn đề xuât thêm bày phương pháp sống khỏe (1, Ăn đúng Câch; 2, Uống nước tốt; 3, Bài tiết đúng cách; 4, Hô hấp đung ( ách; 5, Vận động điều độ; 6, Ngủ nghỉ hợp lý; 7, Cươi vui vẻ và cảm nhận hạnh phúc) là những phương pháp sống khỏe mạnh có thể thực hiện được trong xâ hội hiện đại hiện nay.

Dù là rau hay thịt, tất cả các loại thức ăn đều là sinh mệnh

Trong bảy phương pháp sống khỏe trên, phương pháp có ảnh hường lớn nhất đến cơ thể con người chính là "ăn". Chính vì vậy mà trong các liệu pháp chữa trị enzyme cúa mình, tôi luôn coi việc chú trọng "ăn uống đúng cách" là tiêu chuẩn cơ bản để duy trì sức khỏe.

Vậy ăn uống đúng cách là như thế nào?

Ản đúng cách là ăn các loại thực phẩm tốt, đã được chế biến thích hợp để có lợi cho cơ thể con người.

Trước hết tôi xin nói về thực phẩm tốt.

Thực phẩm tốt là thực phẩm đáp ứng được hai điều kiện sau:

Một điều kiện là "tự nhiên" và một điều kiện nữa là "tươi mới".

Điều tôi muốn bạn ghi nhớ thật kỹ trong thâm tâm chinh là thứ có thể nuôi dưỡng cho sự sống của chúng ta chỉ có thể là các sự sống khác.

Tất cà các sình vật sống đều nuôi dưỡng sinh mệnh mình bằng việc hấp thu sự sống từ các sinh mệnh khác.

Nói theo cách khác, nếu không phải là "thực phẩm có sinh mệnh" thì thực phẩm đó không thể nuôi dưỡng sinh mệnh của chúng ta.

Thực phẩm tốt bắt buộc phải "tự nhiên" vì chỉ có tự nhiên mới có thể tạo ra sinh mệnh sống. Và thực phẩm tốt củng phải "tươi mới" vì khi các hoạt động sống của chủ thể đình chỉ, sự sống trong đó cũng sẽ mất đi.

Mỗi một người chúng ta đều là một tập thể của vô số các sinh mệnh và điều đó cũng giống với các thực thể sống khác vốn làm thức ăn cho chính chúng ta. Dù là thực vật hay các loài động vật khác, tất cả đều là tập hợp của các sinh mệnh.

Mỗi một sinh mệnh nhỏ bé trong tập hợp đó sẽ không ngay lập tức biến mất khi cơ thể đình chỉ hoạt động sống, ví dụ này hơi kỳ quặc nhưng chúng ta có thể cấy ghép các cơ quan trong cơ thể người là do dù có bị tách rời khỏi cơ thể thì sinh mệnh hình thành nên cơ quan đó vẫn tiếp tục sống.

Tuy nhiên, các sinh mệnh bị tách rời khỏi cơ thể hay bị tách khỏi môi trường nuôi dưỡng không thể sống lâu được.

Hầu hết mọi người đều nghĩ "đồ bị hư thối = đồ không thể ăn", do đó mọi người đều dựa trên quan điểm thực phấm co bị hư thối hay không để phán đoán xem thực phẩm đó có án được hay không. Tuy nhiên, việc thực phẩm có đung bị thói hay không không phái lúc nao củng đồng nghĩa với việc trong đó có còn sinh mệnh hay không.

Thực phẩm tại thời điểm dừng hoạt động sống cũng là lúc bat đầu oxy hóa. Điểm kết thúc của quá trình oxy hoa này chính là "hư thối". Do đó, trong các thực phẩm bị hư thối củng không còn sinh mệnh nữa. Tuy nhiên, thực phẩm chưa bị hư thối không hẳn đã còn sinh mệnh.

Các thức phẩm được bày bán ờ siêu thị đều được dán "thời hạn sử dụng", nhưng nó chỉ thể hiện "thời hạn có thể án được thực phẩm đó ngon nhất" chứ không thể hiện thời hạn cho đến lúc thực phẩm bị hư thối.

Thực phẩm càng để lâu càng mất "độ ngon". Trong thục té, độ ngon này chính là bằng chứng cho việc trong thục phẩm vẫn còn các sinh mệnh sống. Hay nói cách khác, thời hạn sử dụng của thực phẩm chính là "thời hạn sinh mệnh" vẩn còn tồn tại trong thực phẩm.

Vậy bản chất của độ ngon, của sinh mệnh này là gì?

Theo tôi, đó chính là "enzyme".

Enzyme không phải là một thực thể sống nhưng đó lại là chất không thể thiếu trong hoạt động sống của cơ thể và nơi nào không có enzyme thì nơi đó không có sự sống. Khi chúng ta ăn đồ tươi mới, chúng ta cảm thấy ngon là vì trong thực phẩm đó còn chứa nhiều enzyme.

Ví dụ, ngay cả với món bít tết, so với việc nướng chín kỹ cả bên trong thì cách nướng tái lại khiến món bít tết ăn ngon hơn. Nguyên nhân chính là nướng tái sẽ giúp miếng thịt giữ lại được các enzyme vốn chịu nhiệt kém. Hay các loại hoa quả tươi ăn ngon hơn hoa quả đóng hộp cũng là do chúng chứa nhiều enzyme hơn hẳn.

Từ suy nghĩ đó, tôi nhận ra rằng trong số những thứ chúng ta vẫn thường cho là "thục phẩm" còn được chia ra thành "thực phẩm sống" có chứa enzyme và "thực phẩm chết" không chứa enzyme. Và thực phẩm càng tươi mới thì càng có nhiều enzyme, thực phẩm càng bị oxy hóa thì càng ít enzyme.

Thế nhưng, dinh dưỡng học hiện đại ngày nay lại hoàn toàn không coi việc có hay không enzyme trong thực phẩm là vấn đề cần quan tâm. Dù là thực phẩm tươi mới chứa nhiều enzyme hay thực phẩm đang ôi thối bị mất dần enzyme thì lượng "calo" vẫn không đổi. Lý do lớn nhất khiến tôi nghi ngờ nền dinh dưỡng hiện đại tập trung vào giá trị dinh dưỡng và hàm lượng calo hiện nay chính là "thái độ kiêu căng tự mãn không nhận biết được rằng thực phẩm cũng chính là các sinh mệnh sống".

Thuyết enzyme diệu kỳ của tôi hiện nay mới dừng lại ở giả thuyết, thậm chi trong các phán hồi tôi nhận được trong cuốn sách trước, cũng có ý kiến cho rằng "điều nay con thiếu bằng chứng khoa học''. Tôi không phải là một học giả mà chỉ là một bác sĩ lâm sàng nên cũng có những kết luận không thể chặt chẻ nếu xét theo lý luận khoa hoc.

Tuy nhiên, chì cần bạn chịu lắng nghe chính cơ thể minh thì tôi tin rằng bạn sẽ nhận được câu trà lời về việc dinh dưỡng học hiện đại ngày nay đúng hay thuyết enzyme của tôi đúng.

Chúng ta luôn cảm thấy rau được trồng theo phương pháp hữu cơ ngon hơn rau chứa đầy thuốc bảo vệ thực phẩm.

Chúng ta cũng đều thấy thực phẩm tươi mới ngon hơn thực phẩm đang bị ôi thối.

Vậy tại sao chúng ta lại cảm thấy chúng ngon miệng?

Thiết nghĩ, chúng ta cần phải suy ngẫm lại ý nghĩa thực sự trong vấn đề này, suy ngẫm về câu nói "sinh mệnh chỉ có thể được nuôi dưỡng bằng các sinh mệnh khác", nhận biết ràng thực phẩm chính là sinh mệnh đồng thời cần phải biết trân trọng những sinh mệnh ấy.

Các thực phẩm có nguổn gốc từ nhà máy không có sinh mệnh

Các loại thực phẩm chúng ta cho vào miệng mỗi ngày có thể chia làm ba loại dựa theo nguồn gốc, xuất xứ.

Loại thứ nhất là "thực phẩm có nguồn gốc từ đất đai", loại thứ hai là "thực phẩm có nguồn gốc từ động vật" và loại thứ ba là "thực phẩm có nguồn gốc từ nhà máy".

Các thực phẩm có nguồn gốc từ đất đai chính là các loại thực phẩm vốn được trồng trên đất như rau, củ quả, tảo... Loại này cũng bao gồm các loại nấm và phần lớn các thực phẩm loại này đều là "thực vật" và "hạt của thực vật" nên có thể gọi chúng là thực phẩm thực vật.

Loại thứ hai có nguồn gốc từ động vật như các loại thịt bò, lợn, gà..., các loại cá như cá, sò, tôm, mực... hay tóm lại là thực phẩm động vật. Loại thực phẩm này cũng bao gồm các thực phẩm được tạo ra từ động vật như trứng, sữa...

Loại cuối cùng, thực phẩm có nguồn gốc từ nhà máy, là thực phẩm được con người tạo ra ví dụ như gia vị hóa học, phụ gia thực phẩm, muối tinh luyện, đường tinh luyện, chất tạo ngọt... Loại này cũng bao gồm các thực phẩm gia công có sử dụng các thành phẩm nhân tạo trên.

Với Các thực phẩm có nguồn gốc từ đất đai, chỉ cần là thứ có thể ăn thì về cơ bản đều không co hạn chế XPI)! phần nào không ăn được hay liều lượng cho phép là bao nhiêu

Trong khi đó, với các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, nếu hấp thu quá nhiều sẽ khiến máu bị đông lại, VỊ tương tràng tướng xấu đi do đó cần phải kiềm chê, hâp thu trong một giới hạn nhất định.

Theo tôi, bửa ăn của con người ít nhất cũng phải giữ được 85% là thực phẩm có nguồn gốc từ đất đai, phần con lại có thể hấp thu các thực phẩm động vật.

Thực phám thực vật chiếm 85%, thực phẩm động vật chiếm 15% cộng lại chúng ta đã đủ 100% và không cần phải ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ nhà máy. Bới các thực phẩm được tạo ra từ nhà máy không chứa sinh mệnh trong nó. Các thực phẩm có nguồn gốc từ nhừ máy dù có ăn được cũng không thể nuôi dưỡng sinh mệnh của chúng ta.

Chính vì vậy, lý tưởng nhất là để tỳ lệ của loại thực phẩm này là 0%, không ăn bất cứ thứ gì trong nhóm này cả.

Tuy nhiên, với tình trạng của con người trong xã hội hiện đại ngày nay rất khó để có thể tránh được hoàn toàn các sản phẩm được chế biến trong nhà máy.

Thậm chí ta có thể nói đây là chuyện hầu như không thể đối với con người hiện nay. Ngay cá bản thân tôi cũng không thể đưa tỷ lệ của loại thực phẩm này về 0%.

Chính vì vậy, chúng ta lại càng cần phải để ý đến việc lựa chọn các thực phẩm thực vật tốt (thực phẩm an toàn), làm tăng lượng enzyme trong cơ thể, hạn chè ăn quá nhiều thực phẩm động vật, phòng tránh tiêu hao enzyme diệu kỳ, chăm lo cho cơ thể.

Cách ăn đúng đắn nằm trong ngũ cốc

Trong bữa ăn cơ bản, món ăn chính của con người là ngũ cốc.

Thời điểm những năm 1960, khi tôi mới sang Mỹ, bữa ăn của người Nhật đều tập trung vào ngũ cốc. Cụm từ "một canh một mặn" cho đến nay vẫn dùng để chỉ những bữa ăn kham khổ. Thế nhưng, ngày xưa các món mặn vốn chỉ dùng để ăn kèm với món chính là cơm nên chỉ cần một, hai món cũng là vừa đủ.

Kết cấu bữa ăn truyền thống tập trung vào ngũ cốc của người Nhật lần đầu bị phá vỡ là khi Nhật Bản bước vào thời kỳ tăng trưởng thần tốc khiến cho các loại thịt vốn rất đắt đỏ trở nên rẻ hơn rất nhiều. Và cũng chính từ lúc đó, ngày càng có nhiều người Nhật bị béo phì.

Và khi đối mặt với vấn đề béo phì thì con người lại tấn công ngay vào món ăn chính, món cơm trong bữa ăn hàng ngày. Do trong cơm có nhiều năng lượng nên bị găn một cái tội sai lầm là "thực phẩm dễ gây béo phì" và bị mọi người tránh xa.

Không chí dừng lại ở cơm gạo mà người ta củng hiểu nhâm các loại ngũ cốc khác cũng gây béo phì. Nếu bạn đang ăn theo chế độ ăn tập trung vào ngũ cốc nhưng vẫn bị béo phì thì đó là do bạn chưa biết ăn đúng cách. Cách ăn hợp lý nhất với con người chính là ăn "ngũ cốc chưa qua tinh chế".

Nếu là gạo, bạn hãy chọn gạo lứt, nếu là lúa mỷ, bạn hãy chọn lúa mỳ nguyên cám và nếu là lúa mạch thi đừng chọn loại chỉ còn lớp nội nhũ ưắng tinh mà hãy chọn loại vẩn còn nguyên cám.

Ngũ cốc chưa qua tinh chế sẽ tốt hơn vì một khi đâ tinh chế thì chúng sẽ mất đi những sinh mệnh vốn rất giàu có của mình.

Ngũ cốc thực ra là hạt của các loại thực vật, do đó nếu gieo hạt thóc hay hạt lúa mỳ xuống đất thì chúng sẽ nảy mầm và phát triển thành cây. Hạt cũng giống như viên nén thời gian kéo dài sinh mệnh cho đời sau vậy. Có một câu chuyện rất nổi tiếng rằng vào những năm 1951 người ta vô tình phát hiện ra ba hạt hoa sen cổ đại từ tầng địa chất hai nghìn năm tuổi. Sau đó, người ta đã gieo ba hạt sen này xuống đất và chúng đã nảy mầm rất tốt, như vậy chúng ta đã thành công trong việc nuôi trồng giống sen cổ đại. Từ đó ta có thể thấy nếu điều kiện bảo quản tốt thì dù vài năm, vài trăm năm cho đến vài nghìn năm, hạt vẫn có thể giữ mãi trong mình "sinh mệnh sống".

Tuy nhiên, nếu chúng ta bóc mất lớp vỏ của những viên nén thời gian cho sinh mệnh này thì chúng không thể nảy mầm được nữa. Đó là vì sinh mệnh bên trong hạt đã bị mất đi khi ta bóc tách lớp vỏ của hạt. Nếu bạn vùi hạt gạo lứt xuống đất và tưới nước cho nó, nó sẽ nảy mầm. Nhưng nếu bạn làm như vậy với gạo tinh thì chúng chẳng thể này mầm. Đây chính là ý nghĩa quan trọng khi tôi nói dùng ngũ cốc chưa tinh chế làm món ăn chính.

Tôi xin nói lại một lần nữa là để nuôi dưỡng sinh mệnh chỉ có các sinh mệnh sống khác mà thôi.

Trong các loại rau củ quả có chứa nhiều enzyme nhưng giá trị dinh dưỡng lại hay thay đổi, và rất khó để đảm bảo chúng luôn tươi mới quanh năm. Trong khi đó, các loại ngũ cốc mặc dù chỉ thu hoạch một mùa trong năm nhưng lại có thể bào quản nguyên vẹn trong suốt một thời gian dài nên dây có thể coi là nguồn cung cấp khá ổn định.

Từ khi các nền văn minh được hình thành, việc con người đã trồng trọt các loại cây ngũ cốc và lấy đó làm thức ăn chính cho mình là có ý nghĩa riêng của nó. Nguyên nhân chính là vì hạt ngũ cốc có năng suất cao nhất trong các loại thực phấtn, đồng thời giúp con nguời có thể hấp thu sinh mệnh một cách ốn định nhất.

Nên dinh dưỡng học hiện đại ngày nay cho rang trong các loại ngũ cốc vốn được coi là thức ăn chính như qạo, lúa mì... bị thiếu hụt các amino axit thiết yếu nên bắt buộc phải hấp thu bổ sung qua thịt và các sàn phầm từ sửa. Tuy nhiên, nếu chỉ để hấp thu các amino axit thiết yếu thì chúng ta củng không nhất thiết phải hấp thu qua protein động vật.

Chi cần thông qua các món chính là gạo với người Nhật hay lúa mỳ với người phương Tây, kết hợp với các loại ngũ cốc khác là có thể hấp thu đầy đủ các amino axit thiết yếu cho cơ thể.

Điều cơ bản trong ăn uống chính là hấp thu sinh mệnh. Chính vì vậy, chúng ta cần phải thiết lập chế độ ăn uống tập trung vào món chính là ngũ cốc như gạo, lúa mỳ và các loại hạt khác (như hạt kê Proso, kê Nhật Bản, lúa mạch, diêm mạch...).

Lựa chọn hạt ngũ cốc chưa tinh chế hay ngũ cốc nguyên hạt

Thành phần chủ yếu của ngũ cốc chính là carbohydrate, nguồn chứa năng lượng dồi dào. Thế nhưng trong ngũ cốc lại không chi chứa một mình carbohydrate mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác cần thiết cho con người như chất xơ, vitamin, khoáng chất, canxi, protein, chất béo... Tất nhiên là các hạt ngũ cốc này cũng rất giàu enzyme, nguồn sinh mệnh quan trọng.

Tuy nhiên, đây chì là trường hợp hạt ngủ cốc còn trong trạng thái tự nhiên mà thôi. Các loại hạt đã qua tinh chế và mất đi khả năng nảy mầm thì hoàn toàn không có khả năng nuôi dưỡng sinh mệnh của con người.

Chúng ta hãy cùng nhìn vào những điểm khác biệt giữa gạo lứt, gạo chưa qua tinh chế và gạo trắng, gạo đã qua tinh chế.

Gạo lứt là gạo chỉ loại bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài, trong khi gạo trắng đã bị loại bỏ cả vỏ trấu, vỏ cám lẫn lớp mầm. Hay nói cách khác, trong hạt gạo trắng chỉ còn lại phần nội nhũ, kho dự trữ các dinh dưỡng dành cho quá trình nảy mầm và phát triển.

Có lẽ bạn sẽ nghĩ nếu vẫn còn chừa lại phần dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển là đủ rồi thì thực sự sai lầm.

Bởi phần nội nhũ này nó cũng giống như "chất béo" trong cơ thể của chúng ta vậy. Mặc dù trong nó có chứa rất nhiều năng lượng tiềm tàng nhưng để chuyển hóa số năng lượng này ta cần đến các coenzyme là các vitamin, khoáng chất để hỗ trợ hoạt động của các enzyme và trong phần nội nhu này lại không chứa đủ các coenzyme cấn thiết đó.

Khi so sánh giữa gạo lứt và gạo trắng, ta thấy mặc dù gạo lứt có lượng calo ít hơn nhưng bù lại nó lại chứa nhiều chất dinh dưỡng khác.

Một hạt gạo nguyên vẹn có chúa 95% là vitamin va khoáng chất, tập trung chủ yếu ở lớp vỏ cám ngoài cùng và lớp mầm. Chính vì thế nếu lấy các loại gạo tràng đã qua tinh chế làm thức ăn chính thì sê dẫn đến thiếu hụt coenzyme, chất không thể thiếu cho hoạt động của enzyme.

Ngoài ra, gạo trắng không chỉ thiếu hụt về thành phần dinh dưỡng mà còn nhanh bị tiêu hóa, hấp thu khiến lượng đường và chỉ số mỡ trung tính trong máu dễ bị tăng lên, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tiểu đường.

Những người bị bệnh tiểu đường hay được bác sĩ chi dẫn là hạn chế ăn cơm vì thực ra cơm họ thường ăn là cơỉn gạo trắng. Nếu ăn cùng một lượng cơm nhưng sử dụng gạo lứt thì chỉ số đường trong máu chỉ tăng lên dần dần, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Chính vì vậy, những người đang bị bệnh tiểu đường có thể ức chế việc tăng lượng đường trong máu bằng cách chuyển từ ăn cơm gạo trắng sang cơm gạo lứt.

Hơn nữa, gạo trắng còn một bất lợi nữa là nhanh bị oxy hóa hơn là gạo lứt. Vì lớp vỏ cám bên ngoài hạt gạo có tác dụng phòng tránh quá trình oxy hóa giống như lớp sừng ở tầng biểu bì của da người có tác dụng như một rào chắn ngăn cản dị vật xâm nhập cơ thể. (Mặc dù gạo lứt không bị oxy hóa nhanh như gạo trắng nhưng nếu để trong một thời gian cũng sẽ bị oxy hóa, do đó khi bảo quản cần tránh để gạo tiếp xúc với không khí, ví dụ như bảo quản trong túi chân không...)

Sự khác biệt giữa gạo trắng với gạo lứt cũng có thể áp dụng khi so sánh các loại hạt lúa mỳ. Do đó, tôi khuyến khích bạn nên chọn hạt lúa mỳ nguyên cám thay cho lúa mỳ trắng tinh đà qua tinh chế.

Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều sản phẩm từ lúa mỳ như mỳ pasta, bánh mỳ... sủ dụng bột lúa mỳ nguyên cám. Ngoài ra, bột xay từ gạo lứt cũng có thể sử dụng trong nấu ăn giống với bột lúa mỳ. nhà tôi, mỗi khi làm món okonomiyaki* đều sử dụng loại bột gạo lứt này. Ăn bột gạo lứt này no lâu hơn bột mỳ và cũng ngon miệng hơn nữa. Tuy nhiên, dù là bột lúa mỳ nguyên cám hay bột gạo lứt, khi đâ xay thành bột thì rất dễ bị oxy hóa nên tốt nhất là sử dụng những loại bột mới làm, khi đã mở bao bì thì nên nhanh chóng sử dụng hết.

Gần đây, các loại thực phẩm tự nhiên đang trở thành trao lưu mơi trong xà hội, nqày cang có nhiều sản phẩm su dụng nguyên liệu từ các loại ngũ cốc tốt chưa qua tinh chế như "mỳ spaghetti dùng lúa mỳ nguyên cám", "niy udon gạo lứt", "cháo gạo lứt", "bánh mocha gạo lứi", "banh mỳ dùng lúa my nguyên cám", "bánh mỳ dunq các loại hạt ngũ cốc"..

Ngoai ra, còn có một loại nữa là "bột yến mạch". Hiện có lẽ nhiều người vẫn chưa quen với loại này nhưng đó cũng là một loại ngũ cốc chưa tinh chế rất tốt cho cơ thể. Bột yến mạch được làm từ hạt yến mạch sau khi được tách bỏ vỏ trấu sẽ được hấp lên, nghiền vụn và sau đó là sấy khô. Đặc trưng lớn nhất của bột yến mạch là có chứa lượng chất xơ nhiều gấp ba lần gạo lứt, ngoài ra nó còn chứa rất nhiều canxi, sắt, protein, vitamin...

Với những người chưa quen với sản phẩm bột yến mạch, có lè hay cho rằng bột yến mạch được dùng để nấu với sữa, nhưng thực ra loại bột yến mạch này còn rất hợp với các món ăn theo kiểu truyền thống của Nhật. (Như trong cuốn Nhân tố Enzyme - Phương thức sống lành mạnh tôi đâ đề cập rằng sữa bò là một trong các thực phẩm cần phải tránh nên dù bạn có thích đến đâu thì cũng đừng dùng sửa khi ăn bột yến mạch.)

Theo cảm nhận của người Nhật thì món bột yến mạch này ăn như cháo cũng không sai. Bạn có thể chế biến thành nhiều món ngon như nấu cháo yến mạch băng nước nóng, sau đó ăn cùng mơ muối hay dưa muối, hoặc bạn củng có thể cho vào canh miso cũng được

Như vậy, nếu biết kết hợp nhiều thứ một cách hợp lý thì việc chế biến ngũ cốc chưa tinh chế làm món chính cũng không thực sự khó khăn như bạn nghĩ.

Nấu cơm gạo lứt dễ hơn bạn tưởng

Thực ra có rất nhiều người biết ăn gạo lứt tốt hơn là gạo trắng.

Thế nhưng họ vẫn ăn gạo trắng chứ không phải là gạo lứt. Và lý do mà họ đưa ra là "gạo cứng, không có độ dính nên ăn không ngon.''.

Đúng là nếu cứ thế mà nấu gạo lứt theo cách bình thường thì hạt gạo không dẻo, không dính bằng hạt gạo trắng, tuy nhiên, chi cần bạn bỏ một chút công sức ra là có thể khắc phục được vấn đề này.

Nếu muốn thổi cơm gạo lứt được dẻo như gạo trắng, bạn hãy nấu gạo lứt cùng các hạt ngũ cốc khác, như vậy cơm sẽ ngon hơn.

Tôi thường trộn lẫn gạo lứt với năm loại ngũ cốc khác là lúa mạch cán, kê nếp, kê proso nếp, kê Nhật Bản nếp, hạt dền và nấu thành cơm. Các loại kê tôi chọn đều không phái loại bình thưong ma đều là loại hạt nếp nôn đỏ dinh sẽ cao hơn.

Ngoài ra các loại ngũ cốc khác như lúa mạch, bo bo... khi thổi chung với gạo lứt cũng rất ngon. Do đó, bạn có thể lựa chọn các loại ngũ cốc tùy theo sỏ thích của mình.

Không cần một tỷ lệ nhất định nào giữa gạo lứt và các hạt ngũ cốc khác, tuy nhiên xét đến tính tổng thể về yêu tố dinh dưỡng, năng lượng, cảm giác ngon miệng khi ăn của mỗi loại, tôi thường lấy tỳ lệ năm gạo lứt một ngũ cốc khác.

Như vậy, nếu bạn lấy ba bơ gạo lứt thì các loại ngũ cốc khác sẽ khoảng từ năm đến bảy thìa canh.

Mỗi lần nấu cơm lại cần cho mấy loại ngũ cốc liền nên việc cân đo đong đếm cũng khá phức tạp. Ở nhà, tôi thường trộn trước các loại ngũ cốc với nhau, sau đó bảo quản trong một túi kín trong suốt, khi nào cần dùng thì lấy thìa xúc hỗn hợp các hạt đã trộn đều là được.

Trước đây người ta vẫn cho rằng nếu không có nồi áp suất thì không thể nấu cơm gạo lứt ngon, nhưng gần đây các nhà sản xuất đã cho ra loại nồi cơm điện bình thường có kèm thêm chức năng nấu cơm gạo lứt, thế nên chúng ta hoàn toàn có thể nấu một nồi cơm gạo lứt ngon với các nồi cơm thông thường này.

Tôi xin phép được giới thiệu với bạn về quy trình nấu gạo lứt này.

Vo gạo lứt

Cho gạo lứt và các loại ngũ cốc tùy thích khác vào nồi, nhẹ nhàng vo sạch 1-2 lần bằng nước tốt và không cần xát quá mạnh như với gạo trắng. Nếu xát gạo quá mạnh có thể sẽ làm mất lớp mầm quý giá, do đó chỉ cần vo nhẹ để tẩy sạch bụi bẩn bám trên gạo.

Ngâm gạo trong nước tổt

Các nồi cơm điện có chức năng nấu gạo lứt cũng được thiết kế thêm vạch đo dung tích nước phù hợp cho gạo lứt, tuy nhiên bạn nên cho nước nhiều hơn tỷ lệ tiêu chuẩn này một chút. Sau đó ngâm gạo lứt trong nước tốt từ 30 phút cho đến 2 tiếng.

Cho thêm muối biển khi nấu

Trước khi nấu cơm, tôi thường cho thêm nửa thìa cà phê muối biển vào. Có thêm một chút vị muối sẽ giúp cơm dễ ăn hơn, đồng thời cũng giúp hạt gạo lứt nở và mềm hơn.

Phần sau tôi sẽ giải thích kỹ hơn về muối tự nhiên này, nhưng có nhiều người hạn chế dùng muối vì sợ làm tăng huyết áp là do họ dùng muối đã qua tinh chế, còn muối biển tự nhiên lại giàu khoáng chất và không làm tăng huyết áp.

Bạn thấy thế nào? So với gạo trắng thì thời gian ngâm gạo lứt hơi lâu một chút nhưng cũng không tốn guá nhiều công sức phải không.

về phần cơm còn lại sau bửa ăn, nếu là lượng cơm cho một ngày thì bạn có thể để luôn trong nồi cơm điện vì các loại nồi hiện nay đều kín, không thấm khí nên cơm khó bị oxy hóa. Trường hợp nếu bạn nấu nhiều cơm và không thể ăn hết trong một ngày, bạn hãy chia cơm thành từng suất vào đồ đựng rồi cất vào trong ngăn đá để dùng tiếp, như vậy có thể đảm bảo độ tươi mới.

Trong trường hợp này, khi rã đông bạn không nên dùng lò vi sóng mà nên dùng nồi hấp để làm nóng lại cơm. Bởi hấp lại cơm vừa an toàn lại ân vẫn ngon như ban đầu. Những ai thấy việc hấp lại cơm phiền hà thì có thồ lấy cơm còn thừa làm thành cơm nắm rồi cất trong ngăn đá. Khi nào ăn có thể làm thành cơm nắm nướng cũng rất ngon.

Nếu bạn muốn làm cơm chiên hay cháo rau thì có thể để rã đông tự nhiên cũng được.

Điều quan trọng là bạn phải hình thành thói quen ăn gạo lứt và ăn thường xuyên. Bạn chỉ cần nhớ rằng ăn gạo trắng và ăn gạo lứt khiến tràng tướng rất khác nhau. Bạn cũng không cần phải cố ép mình theo một khuôn mẫu nhất định mà có thể kết hợp với lối sống của riêng mình và tận hưởng các món ăn.

Gạo lứt nảy mầm cũng có thể tự làm ở nhà

Chỉ cần bỏ một chút công sức là bạn có thể nấu cơm gạo lứt rất ngon. Thế nhưng, để ăn gạo lứt ngon thì điều quan trọng nhất vẫn là "nhai kỹ".

Con người hiện đại ngày nay thường nhầm lẫn việc "đồ ăn mềm = đồ ăn ngon". Trong những chương trình về ẩm thực, những người nếm thử thường ăn một miếng, sau đó thốt lên rằng: "Ngon quá. Nó như tan luôn trong miệng rồi." Thế nhưng, không phải cứ đồ ăn mềm là đồ ăn ngon. Nếu bạn không có thói quen nhai kỹ thì ban đầu cần phải biết ý thức về việc này, sau đó bạn hãy thử một lần ăn chậm, nhai kỹ, thưởng thức vị ngon của gạo lứt xem sao. Chắc chắn rằng càng nhai bạn sẽ càng cảm thấy vị ngon của cơm gạo lứt.

Hơn nữa, nhai kỹ còn kích thích nước bọt tiết ra nhiều, đồng thời cũng kích thích tiết hormone trẻ hóa parotin. Nhai kỹ, nước bọt tiết ra nhiều nên quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn cũng được hỗ trợ tốt hơn, từ đó phòng tránh được việc tiêu hao enzyme trong cơ thể.

Mặc dù vậy vẫn có những người cảm thấy: "Dù sao thì gạo lứt cũng..." Nếu bạn cũng cảm thấy như vậy thì bạn có thể thử làm "gạo lứt nảy mầm" xem sao.

Gạo lứt nảy mầm sẽ tốn thêm một chút thời gian so với gạo lứt thông thường, nhưng khi ăn vào miệng thì cảm giác lại gần giống với gạo trắng và những nói cơm điện không có chức năng nấu gạo lứt bình thường cũng có thể nấu loại gạo này. Do đó, những ai quen ăn gạo trắng sẽ thấy gạo lứt này mầm ăn ngon hơn gạo lứt thông thường.

Ngoài ra, gạo lứt này mầm còn là một loại thực dưỡng đang được chú ý nhiều vì có chứa nhiều "GABA", một loại amino axit có hiệu quà cao với sức khỏe.

GABA có tên khoa học là "axit gamma-aminobutyric" (y-Aminobutyric acid), là một loại amino axit có trong não hay tủy sống của người và động vật có vú. GABA là một chất dẫn truyền thần kinh, trong khi axit glutamic - thành phần làm nên vị ngọt thịt có nhiều trong cá bào, có tác dụng kích thích thần kinh hưng phấn thì GABA lại có tác dụng ngược lại, gây ức chế sự hưng phấn của thần kinh và giúp hệ thần kinh hoạt động ổn định.

Trạng thái lý tường nhất chính là cơ thể cân bằng giữa "axit glutamic gây hưng phấn" và "GABA gây ức chế này", tuy nhiên, con người hiện đại ngày nay đang phải chịu quá nhiều áp lực, căng thẳng, do đó cán cân luôn có xu hướng nghiêng về phía hưng phấn. Khi sự cân bằng bị phá vỡ thì về mặt tinh thần, con người thường cảm thấy bất an, về mặt thân thể, con người dễ mắc các bệnh như cao huyết áp, tổn thương trí nhớ như thường xuyên quên đồ, đãng trí...

Các loại thực phẩm có chứa GABA có tác dụng điều hòa sự cân bằng và phòng tránh các chứng bệnh trên, do đó chúng đang được chú ý trong thời gian gần đây.

Hàm lượng GABA chứa trong gạo lứt nảy mầm nhiều gấp 3-5 lần hàm lượng này trong gạo lứt bình thường. Nguyên nhân chính là trong quá trình nảy mầm, trong hạt gạo có sự chuyển hóa từ axit glutamic sang GABA.

Hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện loại gạo lứt đã nảy mầm được xử lý đặc biệt để không này mầm thêm nửa và người dùng có thể trực tiếp nấu luôn. Tùy nhiên, tôi không khuyến khích bạn sử dụng loại gạo này.

Nguyên nhân là vì chúng ta không biết với loại gạo nào khi hấp thu nước như thế nào thì sẽ nảy mầm.

Như tôi đã nói, các loại thực phẩm trên thị trường hiện nay là vàng thau lẫn lộn. Nếu bạn thực sự muốn có thực phẩm an toàn thì cần phải lựa chọn những loại nguyên liệu tự nhiên tại những nơi đáng tin cậy, có ghi chú rõ ràng phương pháp sản xuất và nên tự mình chế biến món ăn.

Theo như điều tra của tôi, ngay cả loại gạo lứt nảy mầm, các nhà sản xuất trung thực cũng sẽ thể hiện rỏ nơi sản xuất và liều lượng thuốc bảo vệ thực vật trên bao bì nhưng lại chưa có sản phẩm nào ghi rõ đến mức loại gạo này hấp thu nước như thế nào thì sẽ nảy mầm.

Vơi qạo lưt, chi cần đám báo được hai điều kiện là nươc và đò ấm thi chắc chắn hạt gạo sẽ nảy mầm. Cho đên luc hạt gạo náy mầm, cần khoảng 12-24 tiếng và toil chút công sức, tuy nhiên việc ủ gạo lứt nảy main cũng không quá khó khăn nên nếu bạn dùng gạo hrt này inầm làm món chính trong bữa ăn của minh, bạn có thể tự làm tại nhà với loại gạo đáng tin cậy và loại nươc tốt.

[Cách tàm gạo lứt nảy mầm đơn giản]

Khi bạn ngâm gạo lứt vào nước, tự nhiên hạt gạo sẽ nảy mầm. Nếu muốn gạo này mầm nhanh, bạn có thể ngám gạo trong nước ấm khoảng 30 độ, như vậy hạt gạo sẽ mất tròn một ngày để nảy mầm. Tuy nhiên, làm theo cách này cần phải duy trì độ ấm của nước trong suốt quá trình, do đó cần phải thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của nước và thay nước ấm nếu cần.

Nếu là thời điểm nóng nực, chỉ cần ngâm gạo trong nước ờ nhiệt độ thường là có thể tạo ra gạo lứt này mầm một cách đơn giản. Ngoài ra, với những ai có thời gian nhưng không muốn tốn công sức thì có thể ngâm gạo lứt vào nước rồi sau đó bảo quàn trong tủ lạnh, như vậy gạo cũng có thể nảy mầm. Bằng cách này, hạt gạo mất khoảng ba ngày để này mầm nhưng bạn sẽ không cần phải thay nước.

Dù là cách nào thì bạn cũng nên cho nước xâm xấp mặt gạo hay nhiều hơn một chút và không nên đậy kín đồ đựng vì trong quá trình nảy mầm gạo sẽ cần đến oxy. Khi gạo nảy mầm được Imm là thành công.

Gạo lứt nảy mầm bạn có thể chắt nước, phơi khô cho vào túi đựng kín và bảo quản trong chỗ râm mát, tuy nhiên, bạn đâ rất tốn công sức để có được "sinh mệnh sống" trong hạt gạo nảy mầm này nên tôi khuyên bạn nên nhanh chóng ăn hết trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, cũng có nhiều người trộn gạo lứt nảy mầm với gạo trắng và nấu chung, tuy nhiên tôi không khuyến khích bạn làm như vậy. Mặc dù nói gạo lứt nảy mầm có thể nấu giống như gạo trắng nhưng khi trộn gạo lứt nảy mầm chung với gạo trắng để nấu thì rất có thể hai loại gạo sẽ phân bố không đều và ảnh hưởng đến cảm nhận khi ăn.

Trong trường hợp ăn gạo lứt nảy mầm, bạn có thể ăn gạo lứt nảy mầm không, hoặc nếu muốn trộn thì không nên trộn với gạo trắng mà nên trộn với các loại ngũ cốc khác.

Lý do ăn sống thực phẩm tươi mởi là tốt

Bản chất của thực phẩm là sinh mệnh sống. Và nơi có sự sống nhất định sẽ có enzyme. Dinh dưỡng học hiện đại ngày nay tinh toán lượng thức ăn hấp thu cầr thiết dựa trên yếu tố dinh dưỡng và lượng calo có trona thưc phẩm. Tuy nhiên, tôi cho rằng thứ mà sinh vật cần ở bữa ăn không phải là calo mà là "enzyme", nguồn gốc cúa sinh mệnh

Chinh vì vậy, điều căn bán của bữa ăn trong phương phap tiị liệu enzyme là "cơ thể có thể hấp thu được bao nhiêu enzyme khi ăn cái này". Bởi tôi cho rằng những enzyme hấp thu được thông qua quá trình tái tố hợp sẽ làm tăng lượng enzyme diệu kỳ có trong co thế chúng ta.

Nơi nào có sự sống, nơi đó nhất định có enzyme, như vậy vốn dĩ thực phẩm nào củng có chứa enzyme trong mình.

Tuy nhiên, trong các loại thực phẩm chúng ta đang ăn hiện nay lại có rất nhiều "thực phẩm chết" đâ mất hết hoàn toàn enzyme.

Vậy tại sao enzyme lại mất đi?

Có hai nguyên nhân dẫn đến điều này, một trong số đó là "thời gian".

Thực phẩm càng tươi mới thì enzyme chứa trong đó lại càng nhiều, và thời gian để càng lâu thì lượng enzyme lại càng ít. Khi enzyme đà mất hết thì thực phẩm đó cũng bắt đầu hư thối, không những không duy trì được sinh mệnh của con người mà còn trở thành độc tố ánh hưởng đến sức khóe.

Một nguyên nhân nữa lấy đi enzyme trong thực phẩm chính là "nhiệt".

Chúng ta sứ dụng rất nhiều phương pháp khác nhau để tăng nhiệt độ cho thực phẩm như nướng, nấu, hấp, xào, rán... tuy nhiên chính quá trinh gia nhiệt này lại là nguyên nhân lớn làm phá hủy enzyme trong thực phẩm.

Cấu trúc enzyme bắt đầu bị phá vỡ ở nhiệt độ 48 độ, nhiệt độ càng cao thì tốc độ phá hủy lại càng mau, và khi nhiệt độ lên đến 115 độ thì enzyme sẽ bị phả hủy hoàn toàn.

Như vậy có thể thấy, để có thể hấp thu được nhiều enzyme nhất thì phương pháp hiệu quá nhất chính là ăn sống các loại nguyên liệu tươi mới.

Trong số các loại sinh vật trên Trái đất này, chì có con người mới gia nhiệt cho thực phẩm rồi ăn. Tất cả các loại sinh vật khác đều ăn sống cà.

Có thể sẽ có người cám thấy thật tàn nhẫn khi thấy các loài động vật hoang dã ăn tươi nuốt sống các loài động vật khác. Nhưng thực ra đây mới chinh là "cách ăn tôn trọng sinh mệnh" con mồi nhất, giúp tận dụng sinh mệnh của con mồi một cách tôi đa.

Dù là rau củ quả hay thịt, cá, ăn sống thực phẩm tươi mới là phương pháp tốt nhất để "hấp thu enzyme".

Ngay cả nhửnq loại thực phẩm động vật cần khống chế số lượng hấp thu. nếu la thực phàm tươi sống cũng chưa rất nhiều enzyme nên khi ăn sẽ hạn chế được việc tiéu hao enzyme hơn là thức ăn đã gia nhiệt.

Cùng một loại thực phẩm nhưng sashimi có nhieu enzyme hơn cá nướng, rau sống có nhiều enzyme hơn là rau nâu.

Một lợi ích nữa của việc ăn sống chính là cơ thể có thể hấp (hu các "vitamin tan trong nước" kém bền nhiêt.

Mọi người đều biết vitamin c kém bền nhiệt, nhưng thưc ra các loại vitamin tan trong nước như vitamin B, H mặc dù không đến mức như vitamin c nhưng nếu bị gia nhiệt ở nhiệt độ cao cũng sẽ bị mất đi. Và vitamin là yếu tố không thể thiếu để các enzyme hoạt động.

Nói each khác, việc "ăn sống các thức ăn tươi mới" là phương pháp hấp thu thực phẩm tuân theo triết lý tự nhiên và là phương pháp tốt nhất để hấp thu enzyme.

Mặc dù vậy, để ăn sống thực phẩm cũng cần chú ý những điều sau:

Trước tiên đó là lựa chọn thực phẩm tươi mới. Khi sử dụng các phương pháp gia nhiệt để chế biến thực phấm, các vi khuẩn bám trên thực phẩm sẽ bị tiêu diệt nên dù thực phẩm có kém tươi một chút cũng không làm đau bụng. Túy nhiên, trong trường hợp ăn đồ tươi sống, các vi khuẩn này vẫn còn sống và tiến vào cơ thể, do đó cần phải lựa chọn đồ tươi mới.

Một điều cần chú ý nữa khi ăn sống chính là nhai kỹ.

Thực phẩm sống, dù là rau củ hay thịt cá cũng chứa nhiều enzyme hơn so với các thực phẩm đã gia nhiệt nên dễ tiêu hóa hơn.

Mặc dù vậy, để thức ăn trong miệng nhai nát hoàn toàn thì bạn nên chú ý nhai kỹ từ 50 - 70 lần.

Ngoài ra, cũng có loại thực phẩm tươi sống, đặc biệt là cá có chứa một loại giun sống ký sinh là "Anisakis", nên việc nhai kỹ trong khi ăn cũng là để ngăn chặn tác hại của các loại ký sinh trùng này.

Nhai kỹ sẽ giúp thức ăn trong miệng trộn đều với nước bọt, từ đó giúp dạ dày, đường ruột không phải hoạt động nhiều đồng thời hỗ trợ hấp thu chất dinh dưỡng và enzyme trong thức ăn.

Hoa quả là món quà sinh mệnh do thiên nhiên ban tặng

Trong thực tế, loại thực phẩm chứa nhiều enzyme nhất chính là "hoa quả".

Không có loại thực phẩm nào có thể chứa nhiều enzyme một cách tuyệt vời nhu hoa quà.

Du la thực phẩm nào thi cang tươi mới lại càng chứa nhiều enzyme, tuy nhiên liều lượng enzyme chứa trong moi thực phám lại khác nhau, về co bán, thực phẩm thuc vật chứa nhiều enzyme hơn thực phẩm động vật, va trong số các loại thực phẩm thực vật thì hoa quả là loại thực phẩm chứa nhiều enzyme vượt trội hơn hẳn.

Dù là loại thực phẩm nào thi trong quá trình tiêu hóa hấp thu cơ thể cũng phải tiêu tốn enzyme. Các thực phẩm chứa nhiều enzyme được cho là tốt vì chúng có thế bổ sung lại một phần enzyme bị mất đi này.

Tuy nhiên, trong trường hợp của hoa quả, tôi cho rằng chí cần lượng enzyme có trong hoa quả cũng đủ để hoàn toàn bù đắp lại được lượng enzyme trong cơ thể bị tiêu hao trong quá trình hấp thu. tiêu hóa.

Hơn nữa, có những loại hoa quả dù có hấp thu, tiêu hóa vẫn còn chứa rất nhiều enzyme. Đu đủ, dứa, dâu tây, kiwi,... là những loại hoa quả chứa nhiều enzyme nhất.

Ngoài ra ta có thể kể đến chuối chín, trong quá trình chín, phần lớn carbohydrate chứa trong chuối được chuyển hóa thành đường glucose (Dextrose) nên đây là loại quả chứa nhiều enzyme tiêu hóa đến mức các loại chuối thông thường không thể so sánh nổi.

Từ ngày xưa, khi đi thăm người bệnh con người đã biết mang theo hoa quả, có lẽ chính người xưa đã biết rằng các enzyme có trong hoa quả có tác dụng nâng cao khả năng tự chữa trị tự nhiên của con người.

Nhưng tại sao trong hoa quả lại chứa nhiều enzyme đến thế?

Đây mới chỉ là phỏng đoán của tôi, nhưng phải cháng trong hoa quả có sự cô đọng những tinh hoa của tự nhiên để truyền lại cho thế hệ tiếp theo.

Hoa quả giống như một cái nôi bao bọc lấy hạt giống của cây cối. Chiếc nôi này được cây cối dày công chế tạo để có thể bảo vệ hạt, đồng thời đưa hạt cây đi xa hơn trong khi tự bản thân cây không thể di chuyển được.

Thực phẩm mà sinh vật thích nhất là những loại thực phẩm chứa nhiều enzyme. Và có thể thực vật đâ tạo nên phần thịt quả chứa nhiều enzyme xung quanh hạt cây để các loài động vật yêu thích, ăn chúng và giúp đưa "hạt giống kế thừa sinh mệnh" của chúng đi đến những nơi xa hơn.

Nếu là như vậy thì các loại hoa quả chứa nhiều enzyme chính là "món quà sinh mệnh", là quà đáp lễ đối với các động vật đã giúp cây vận chuyển hạt giống đi xa.

Các loại thực phẩm thông thường cần từ 2 - 4 tiếng để di chuyển từ dạ dày đến đường ruột. Trong khi đó, hoa quả chỉ cần ba mươi phút là đi đến đường ruột. Đó là do bản thân hoa quả có chứa nhiều enzyme tiêu hoa, nhưng cũng có thể là để tránh phần hạt giống quan trong bên trong bị tổn hại do axit dạ dày.

Phần hạt giống không bị tổn thương trong dạ dày sẽ giư nguyên tình trạng không bị tiêu hóa và di chuyển xuống đường ruột, từ đó sê được đưa trở về đất cùng với các chất thải của động vật. Và như vậy, một sinh mệnh mới sê lại bắt đầu ở một nơi cách xa cây mẹ.

Bạn có biết quá trình chế tạo nước ép hoa quả cô đặc không?

Hoa quả, kho chứa enzyme tự nhiên, là loại thực phẩm cần thiết được bổ sung mỗi ngày.

Tuy nhiên, hiện nay con người lại không biết cách sử dụng tốt "món quà sinh mệnh" quý giá từ tự nhiên này. Và điều tôi thấy đáng tiếc nhất chính là phần lớn mọi người đều ăn hoa quả như là món tráng miệng sau bữa ăn.

Hoa quả là món ăn rất dễ tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn chúng sau bữa ăn sẽ khiến các loại thực phẩm ăn trước đó bị tồn đọng lại trong dạ dày, khiến thời gian hoa quả đi xuống dạ dày cũng bị kéo dài hơn và làm cho các enzyme không được hấp thu hiệu quả. Ngoài ra, ăn hoa quả sau khi ăn cũng khiến các thực phẩm đã qua chế biến khác ở trong dạ dày bị lên men quá mức cần thiết, sinh ra các khí ga trong dạ dày và tạo cám giác đầy bụng hay xì hơi.

Chính vì vậy, bạn hãy chú ý ăn hoa quả trước bữa ăn hay trong lúc bụng trống. Thời gian lý tưởng nhất để hấp thụ hoa quả là 30 - 40 phút trước bữa ăn sáng. Vào buổi sáng, cơ thể đã trải qua một thời gian dài không có thức ăn tiến vào cơ thể, do đó các loại hoa quả với hàm lượng đường chất lượng tốt (fructose, glucose, sucrose), nguồn năng lượng tốt nhất, chính là loại thực phẩm lý tưởng cho cơ thể.

Ngoài ra, hoa quả còn giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và "phytochemical" - hóa chất thực vật hiện đang được chú Ý cao với tác dụng chống lão hóa.

Một điều nữa tôi muốn bạn biết về việc hấp thu hoa quả là hiện nay, các loại nước ép hoa quả trên thị trường, dù có được, quảng cáo là "nước ép 100% tự nhiên" cũng không có liên quan đến việc hấp thu enzyme.

Nếu bạn ăn ít và muốn uống nước ép hoa quà, bạn hãy uống loại nước ép từ hoa quả tươi do chính bạn làm. TUy nhiên, việc làm sẵn nước hoa quả khiến chúng dễ bị oxy hóa nên cũng không tốt cho cơ thể. Do đó, bạn nên uống những loại nước ép vừa mới làm.

Các loại nước ép 100% đang bán trên thị trường không tốt là vì phần lớn chúng đều trải qua quá trình gia nhiệt Có lẽ bạn không thể tưởng tượng được loại thức uốnq lạnh này lại được gia nhiệt, nhưng cũng giống như sửa bò, chúng cần phải được gia nhiệt đế tiệt trung. Chinh vi vậy mà enzyme trong các loại nước ép 100% nay đà bị mát đi.

Có thể các loại nước ép được ép từ các loại quả tươi mới, đựng trong chai và chỉ được gia nhiệt một lần vẫn con sót lại một chút enzyme trong đó.

Tuy nhiên, với loại nước hoa quả cô đặc, bạn thường tháy thì đã hoàn toàn mất hết enzyme.

Phần lớn phương pháp cô đặc nước hoa quả này là ép lấy nước hoa quả, đun sôi thành dạng hồ để thoát hết hoi nước và sau đó lại cho thêm nước để tạo thành trạng thái nước ép.

Đại bộ phận các enzyme và vitamin đều đã bị mất đi trong quá trình đun sôi để bay hơi nước. Để quay về trạng thái nước ép, người ta đã cho thêm nước vào, tuy nhiên hầu như chẳng có loại nước ép cô đặc nào công khai các thông tin như sử dụng nước như thế nào cả. Hơn nữa, dù có sử dụng nước tốt đến mức nào thì loại nước đấy cũng không thể tuyệt vời bằng nước vốn có trong hoa quả được. Nước trong hoa quả có chứa các khoáng chất, vitamin và ỏ trong trạng thái lý tưởng nhất với chính loại quả đó.

Khi nhìn thông tin sản phẩm trên các loại nước ép cô đặc, có thể bạn vẫn thấy nó có chứa các vitamin hay khoáng chất, nhưng đây không phải là các loại vitamin, khoáng chất tự nhiên mà là các sản phẩm gia công được thêm vào sau đó. Và như tôi đã nói thì các sản phẩm gia công không thể nuôi dưỡng sinh mệnh con người.

Vậy, tại sao phương pháp chế biến làm mất đi lượng enzyme, vitamin quý giá lại vẫn được sử dụng rộng rãi đến vậy?

Thật đáng tiếc khi phải nói rằng nó xuất phát từ "sự tham lam" của con người khi muốn chi phí rẻ hơn một chút. Ngoài việc chi phí rè hơn thì phương pháp chế biến này chẳng có chút ưu điểm nào nữa cả.

Thế nhưng, những người thích uống các loại nước ép đó hầu hết toàn là trẻ con. Chắc rằng chẳng có bố mẹ nào lại muốn đứa con yêu thương của mình uống thứ nước ép không có tí enzyme hay vitamin tự nhiên nào như thế này đúng không.

Tôi hy vọng bạn sẽ ghi nhớ thật kỹ rằng thực phẩm thực sự tốt cho chúng ta, thực phẩm có thể nuôi dưỡng, duy trì sinh mệnh của chúng ta chính là các thực phẩm chứa "enzyme" và nếu bạn muốn uống nước ép, hãy uống nước ép tự làm ở nhà.

Lý do tôi khuyến khích ăn toàn bộ

Ti ong các bữa ăn dựa trên phương pháp trị liệu enzyme, có một điều nữa tói luôn muốn các bệnh nhân ghi nhớ chính là cố gắng ăn toàn bộ các phần của thực phẩm đó.

Ăn toàn bộ tức là nếu là hạt ngũ cốc thì cố gắng ăn loai chưa tinh chế vẫn còn lớp vỏ cám và lớp mầm, nếu là rau củ thì ăn tất cả lá lẫn vỏ, nếu là hoa guà thì cố gắng ăn cả vỏ, nếu là cá thì ăn cả đầu và xương.

Tôi khuyến khích bạn ăn toàn bộ như thế này bởi nếu nhìn nhận thực phẩm là một sinh mệnh thì toàn bộ các bộ phận của thực phẩm mới đạt trạng thái cân bằng tốt nhất.

Ví dụ, với hoa guả, khi gọt vỏ đi thì guả sẽ bắt đầu bị oxy hóa, thay đổi màu sắc. Táo sau khi bị gọt vỏ liền biến thành màu nâu là do lớp bề mặt bên ngoài đã bị oxy hóa. Trong khi đó, một quả táo còn vỏ thì dù để trong không khí bao lâu cũng hầu như không bị oxy hóa. Đó là do trong vỏ táo có chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa.

Trong trường hợp rau củ cũng vậy. Trong lớp vỏ của các loại rau củ có vỏ như cà tím, cà rốt, khoai tây,... có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa.

Chính vì vậy, với các loại rau cù quả, ăn cả vỏ sẽ tốt cho cơ thể chúng ta hơn.

Việc ăn toàn bộ như thế này củng tương tự với các thực phẩm động vật.

Ví dụ như cá khô, vì cá khô đã được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời nên có thể coi đây là "thực phẩm đã bị oxy hóa". Thực phẩm đã bị oxy hóa sê gây ra các gốc tự do oxy hóa trong cơ thể nên về cơ bản các loại đồ khô không thể coi là thực phẩm có lợi cho cơ thể. Tủy nhiên, trong trường hợp các loại cá nhỏ có thể ăn được cà xương lẫn nội tạng bên trong thì đây cũng không hẳn là loại thực phẩm có hại.

Bởi với các loại cá nhỏ phơi khô, nhờ có quá trình nhai kỹ trong khi ăn mà cơ thể cũng đồng thời hấp thu được các chất có trong xương cá như canxi, magie, kali và có thể trung hòa được các chất oxy hóa trong quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, việc nhai kỹ còn giúp thúc án trộn đều với nước bọt trong khoang miệng, giúp trung hòa quá trình oxy hóa sinh ra trong thức ăn.

Như vậy ăn toàn bộ có thể giúp chúng ta hấp thu được thức ăn trong trạng thái cân bằng nhất.

Với các loài động vật nhỏ như tôm, cua chúng ta còn có thể ăn được cả vỏ của chúng. Với các loại sò, chúng ta không thể ăn cả lớp vỏ cứng của chúng nhưng vẫn có thể ăn được phần nội tạng còn được gọi là "gan" ở bên trong. Vì đây là phần rất giàu các khoáng chất của biển nên bạn không nên bỏ nó lại khi ăn.

Tất nhiên là chúng ta không thế ăn hết toàn bộ các loại động vật lớn như trâu, bò được. Tuy nhiên, nếu như nhìn vào các món ăn truyền thống của người dân vùng Okinawa bạn sẽ thấy thịt lợn được tận dụng từ đầu cho đến chân, thậm chí xương còn dùng để nấu súp, họ ăn hết và không bỏ phần nào. Không hẳn là người dân ở dây có thể ăn hết các món này cùng một lúc nhưng như vậy củng có thể coi là "ăn toàn bộ" rồi. Người dân Okinawa ăn nhiều thịt lợn nhưng vẫn sống lâu, khỏe mạnh đến vậy phải chăng chính là do cách ăn uống gần với cách ăn toàn bộ này đem lại.

Hãy nhớ những loại rau bạn thấy đẹp mắt cũng lằ "thực phẩm có nguồn gốc từ nhằ máy"

Trong trường hợp ăn toàn bộ thực phẩm thì có một điều bạn cần đặc biệt chú ý.

Tất nhiên là bạn phải lựa chọn đồ "tươi mới" cho mình, nhưng trong đó bạn còn phải "lựa chọn thực phẩm không sử dụng thuốc trừ sâu".

Những ai nấu ăn có lẽ sẽ biết đến chuyện các loại rau gần đây khi để lâu sẽ bị chảy nước. Trước đây, dù rau có héo, có thối thì cũng chẳng có loại nào chảy nước thành một đống bầy nhầy như vậy.

Thậm chí với câ hoa quà, có những loại trông rất đẹp mắt nhưng khi bổ ra mới thấy lôi bên trong đã thối hết rồi. Đã bao giờ bạn nghĩ tại sao bên trong chúng lại bị thối như vậy chưa?

Thực ra tất cả các vấn đề này đều do "thuốc trừ sâu".

Trong các loại thực vật sử dụng thuốc trừ sâu trong quá trình nuôi trồng kiểu gì củng tồn đọng lại jnột lượng thuốc. Và khi lượng thuốc tồn dư này đi vào cơ thể sẽ khiến cơ thể phải tiêu tốn một lượng lớn enzyme để giải độc.

Khi chọn cách ăn toàn bộ, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến vấn đề thuốc trừ sâu vì lớp vỏ của rau củ quả ngoài chứa rất nhiều chất dinh dưỡng còn là nơi rất dễ tồn đọng thuốc trừ sâu.

Điều này không chỉ đúng ở rau củ quả mà còn đúng với cả gạo lứt nữa. Gạo trắng còn có thể gọi là gạo đã bị tách vỏ. Gạo lứt không bị tách vỏ nên mặc dù giàu các vitamin, khoáng chất và enzyme hơn nhưng cũng dễ tồn đọng thuốc trừ sâu hơn là gạo trắng.

Vấn đề lớn nhất của thuốc trừ sâu chính là phần lớn trong số chúng đều là "chất ức chế enzyme" gây trở ngại đến hoạt động của enzyme. "Thuốc trừ cỏ" dùng để giúp con người tiết kiệm công sức trong việc nhổ cỏ dại cũng là một loại thuốc ức chế enzyme. Các loại cỏ dại không thể mọc lên sau khi phun thuốc là do các chất hóa học trong đó đã gây tổn hại đến các enzyme liên quan đến quá trình nảy mầm và phát triển của cỏ.

Các loại thuốc trừ sâu, thuốc báo vệ thực vật mặc du được sản xuất nhàm không gây ảnh hưởng đến sự phát triển cúa cây trồng nhưng sự thật là các cây trồng đã hấp thu các loại thuốc ngấm vào trong đất thì vẫn không thay đổi. Và các loại thực vật đã hấp thu các chất độc hại như thế để phát triển chắc chắn không tốt cho cơ thể con người.

Ngoài ra, thuốc trừ sâu khi ngấm vào trong đất còn giết chết hầu hết các vi khuẩn sống trong đất.

Chắc hẳn ai trong số bạn cũng nghe đến câu nói: "đất có giun là đất màu mỡ". Chính vùng đất có thể nuôi sồng các "sinh mệnh sống" như giun đất, ký sinh trùng... mới là môi trường thích hợp nhất để trồng trọt.

Nơi có thể nuôi dưỡng nên thực vật có sức sống mãnh liệt chỉ có thể là mảnh đất có sức sống.

Thế nhưng, việc phun thuốc trừ sâu đâ giết chết những vi khuẩn trong đất, sức sống của chính mành đất đó. Và khi các loại vi khuẩn chết đi thì mành đất đó cũng trở thành mảnh đất gầy gò thiếu dinh dưỡng. Đến lúc này, chúng ta lại cần đến "phân bón hóa học".

Tiêu biểu cho dòng phân bón hóa học có thể kể đến phàn hỗn hợp NPK có chứa cả "nito, photpho, kali". Ngay cà với những mảnh đất suy dinh dưỡng, chỉ cần trộn các loại phân bón hóa học này là cây trồng có thể phát triển tốt.

Tuy nhiên, các chất "nito, photpho, kali" vốn có trong đất được tạo ra nhờ các vi khuẩn sống trong đất nên chúng mang trong mình những "thông tin" khác với những thành phần trong phân bón hóa học mặc dù có cùng công thức hóa học giống nhau. Do đó, chúng ta cần phải coi chúng là hai chất khác biệt.

Tất cả vật chất đều mang "thông tin" trong mình.

Ta ăn thực phẩm chứa enzyme có thể làm tăng lượng enzyme trong cơ thể là do chúng ta đã hấp thu chúng dưới dạng các amino axit có chứa thông tin của các enzyme đó.

Các chất dinh dưỡng giúp cây phát triển cũng giống như vậy. Trong các chất "nitơ, photpho, kali" do các vi khuẩn tự nhiên trong đất tạo ra có chứa lượng lớn thông tin liên quan đến sự sống trong khi các chất được tổng hợp trong nhà máy lại hoàn toàn không chứa các thông tin về sự sống này.

Tôi cho rằng do mang theo những thông tin khác nhau dựa theo nguồn gốc, nên dù cùng là protein nhưng tùy theo protein có nguồn gốc từ động vật hay protein có nguồn gốc từ thực vật mà khi vào cơ thể chúng có những hoạt động khác nhau.

Các ioạị rau củ được nuôi trồng bằng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học có lẽ là những loại rau trông rất đẹp mắt trên đồng ruộng, nhưng tôi lại coi đó là "thực phẩm có nquồn gốc từ nhà máy". Bởi chủng không mang trong mình thông tin của sự sống mà chứa đựng thông tin của các loại thuốc hóa học được chế tạo trong nhà máy.

Tuy nhiên trong thời đại hiện nay, chúng ta gần như không thể loại bỏ tất cả rau củ quà có sử dụng thuốc tru sâu và phân bón hóa học được. Những lúc đi ăn bên ngoài, tôi cũng ăn những loại rau chứa đầy thuốc trừ sâu đấy.

Chính vì vậy, bạn đừng nghĩ đến việc loại bỏ hết tất cà các loại rau này ngay lập tức mà trước tiên hây bắt đầu từ việc chọn lựa những loại có ít thuốc trừ sâu hơn, thinh thoảng có thể mua các loại rau hữu cơ với giá đắt hơn một chút.

Có nhiều người cho rằng rau hữu cơ thường có vết sâu cắn, nhìn cũng không đẹp mắt nhưng giá lại khá cao, nhưng nếu bạn biết càng là loại rau sâu có thể ăn thì lại càng là loại rau an toàn thì chác hẳn bạn sẽ có cái nhìn khác về loại rau này.

Tôi tin rằng nếu ngày càng có nhiều người biết loại thực phẩm nào mới là thực phẩm thực sự an toàn, thực sự tốt cho sức khỏe và dần thay đổi thói quen sang lựa chọn các thực phẩm đấy thì nền nông nghiệp Nhật Bản vốn đang coi trọng các loại thuốc, phân bón hóa học hiện nay cũng sẽ dần thay đổi.

Trong thực tế, hiện cũng có rất nhiều người đang nỗ lực ứng dụng các vi sinh vật có lợi vào trong sản xuất để cho ra những loại thực phẩm an toàn.

Tôi rất thích loại gạo lứt hoàn toàn không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Giá của loại gạo này thường cao hơn loại bình thường một chút nhưng nó tuyệt đối xứng đáng với công sức của người trồng lúa khi thực sự nghĩ đến sức khỏe người tiêu dùng trong suốt quá trình sản xuất như ỉọc sạch nước dẫn vào ruộng bằng than củi, kết hợp nuôi vịt ruộng lúa để loại bỏ cỏ dại và sâu bệnh...

Có lẽ cũng sẽ có người cho rằng: "Như vậy thì chi có người nào nhiều tiền mới có thể sống khỏe mạnh. Hiện nay khối lượng sản xuất thực phẩm hữu cơ còn rất hạn chế nên chi có một bộ phận người dân có thể hưởng thụ cuộc sống sức khỏe ấy mà thôi."

Nếu người tiêu dùng chúng ta không mạnh mẽ lên tiếng: "Chúng tôi muốn thực phẩm an toàn", thì nhà sản xuất sẽ chẳng tạo ra chúng cho chúng ta. Nếu ngày càng có nhiều người tiêu dùng thực sự mong muốn có thực phẩm an toàn thì chắc chắn sẽ có càng nhiều nhà sản xuất cho ra thực phẩm an toàn đáp ứng nhu cẩu.

Như vậy, chẳng mấy chốc các nguyên lý của thị trường sê tác động và giá của các loại thực phẩm này cũng sẽ giảm xuống.

Thực tề, hiện có rất nhiều nông dân Nhật Bản củng đanq dày công chăm sóc để cho ra những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe con người.

Chính vì vậy, việc lựa chọn thực phẩm an toàn là điều quan trọng nhất hiện nay vì chính sức khỏe của bán thân và còn vì sức khỏe của toàn xã hội Nhật Bản. Hi vọng rằng bạn sẽ tự tin chọn lựa những thực phẩm, nguyên liệu có lợi cho bản thân.

Thành phần quan trọng bị thiếu trong các loại "rau trồng trong nhà kính"

Tôi đâ sống hơn bốn mươi năm ở Mỹ, nhưng chưa một lần tôi nhìn thấy nhà kính ở Mỹ.

Theo điều tra của tôi, từ ngày xưa người ta đã tạo ra "nhà ấm" có gắn kính để trồng hoa, nhưng "nhà kính" để trồng các loại rau củ nông nghiệp lại chính là phát minh của Nhật Bản.

Những ngôi nhà kính ờ Nhật ban đầu không sử dụng các tấm vinyl mà dùng giấy shoji, một loại giấy truyền thống ở Nhật. Đến năm 1953, khi vinil clorua bắt đầu được đưa vào sử dụng thì tất cả nhà kính trên toàn quốc củng được thay bằng chất liệu này.

Nhà kính được phổ biến ở Nhật là để nâng cao năng suất sản xuất hơn nữa với quỹ đất nông nghiệp hạn hẹp. Nếu sử dụng nhà kính, ta có thể sủ dụng được đất trồng ngay từ mùa xuân khi thời tiết vẫn còn lạnh và kéo dài cho đến tận đầu đông, từ đó có thể trồng được nhiều nông sàn hơn nữa. Hơn nữa, nhà kính được bao bọc bởi nhựa vinyl nên có thể bảo vệ cây trồng khỏi tác hại của gió mưa, côn trùng, sâu bệnh.

Như vậy, có thể thấy trồng rau trong nhà kính mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta, tuy nhiên gần đây người ta lại tìm thấy một điểm bất lợi to lớn khi sử dựng phương pháp canh tác này.

Đó là các nông sản trồng trong nhà kính có ít ''Phytochemicaỉ", hóa chất thực vật, hơn các nông sản trồng ngoài trời.

Phytochemical là thành phần chức năng chịu trách nhiệm cho màu sắc, mùi hương... của thực vật và chưa được nền dinh dưỡng học hiện nay công nhận là "chất dinh dưỡng".

Tuy nhiên, nhờ những nghiên cứu trong những năm gần đây mà phytochemical ngày càng được quan tâm như là "chất dinh dưỡng chống oxy hóa" có tác dụng chống oxy hóa cao, nâng cao khả năng miễn dịch và có tác dụng trong việc phòng tránh nhiều loại bệnh khác nhau.

Có thể nhiều người thấy lạ lẫm với tên gọi Phytochemical nhưng chắc hẳn bạn đã từng nghe qua các cái tên như "polyphenol", "isoflavone" rồi đúng không?

"Polyphenol" - thanh phần trong rượu vang đỏ, "lycopen" - thành phần tạo nên màu đỏ cho dưa hẩu, ca chua, "isoflavone" trong đậu tương, "catechin" trong trà xanh hay "lignan" trong hạt me đều là các Phytochemical. Hiện nay, chúng ta mới chỉ tìm ra vài nghìn loại Phytochemical nhưng người ta cho rang trong thực tế phải có đến hàng chục nghìn loại Phytochemical khác nhau.

Các nghiên cứu về Phytochemical được bắt đầu từ năm 1980, tính đến nay thì lịch sử nghiên cứu lĩnh vực này vẫn còn khá ngắn ngủi nhưng chúng ta cũng đã biết được các công dụng sau về sức khỏe của Phytochemical.

[Công dụng của Phytochemical]

Loại bỏ các gốc tự do oxy hóaPhục hồi các tế bào (gen) bị tổn thươngNgăn ngừa sự gia tăng của các tế bào ung thư (Phòng chống ung thư)Tăng cường sức đề kháng với các loại bệnh truyền nhiễmNâng cao khả năng miễn dịchTăng cường trí nhớ, khả năng tập trung. Phòng chống bệnh Alzheimer (hội chứng mất trí nhớ ờ người cao tuổi)Phòng chống lâo hóa

Phần lớn Phytochemical với những công dụng tuyệt vời ấy đều nằm trong các thực phẩm thực vật, (cũng có trường hợp là thành phần sắc tố có trong các loại cá như taurine) nhưng quá trình hình thành nên chúng lại có quan hệ mật thiết với "ánh nắng Mặt Trời".

Thực vật không thể tự di chuyển bằng ý chí của bản thân giống như động vật được. Dù có bị tia cực tím cực mạnh chiếu vào hay bị sâu ăn thì thực vật cũng phải đứng nguyên một chỗ chịu đựng. Chính vì vậy, bên trong thực vật hình thành nên các chất giúp hấp thu và chuyển hóa tia cực tím thành vô hại giống như khi bị phơi dưới tia cực tím mạnh cũng không bị cháy nắng, đồng thời cũng chứa chất mà các loài sâu không ưa để cây không bị sâu trùng ăn. Các chất đấy chính là Phytochemical.

Nói cách khác, với vai trò là nguồn kích thích hình thành nên Phytochemical, nếu tia cực tím bị hạn chế thì Phytochemical cũng không được hình thành đầy đủ. Chính vì vậy, những loại thực vật trồng trong nhà kính được bảo vệ khỏi các kích thích bên ngoài như nắng, mưa, gió bão, sâu bọ... có ít Phytochemical hơn những loại thực vật trồng ngoài trời chịu đủ kích thích của gió sương.

Quả thực, nếu so sánh rau của Nhật Bân được trồng trong nhà kính với rau của Mỹ trồng ngoài trời thì rau của Mỹ vẫn cho cảm giác sâu đậm hơn cá về màu sắc lẫn hương vị.

Vi dụ như dưa chuột hay ớt chuông, hai loại này của Mỹ rõ ràng là lớn hơn, vỏ dày hơn và ăn giòn hơn so với dưa chuột và ớt chuông của Nhật. Hay các loại rau lá như rau diếp, rau chân vịt cũng vậy, rau của Mỹ ăn giòn hơn, phiến lá cũng dày hơn rau của Nhật.

Với những ai đâ quen ăn các loại rau mềm, nhỏ trong nước có lẽ sẽ cảm thấy các loại rau củ của Mỹ rất khó ăn Tuy nhiên, tôi lại cho rằng rau củ vốn dĩ phải là loại thục phẩm khỏe mạnh, rắn chắc như vậy. Hơn nữa, xét cả về mặt dinh dưỡng lẫn lượng Phytochemical trong rau thì loại rau của Mỹ được trồng trong mói trường tự nhiên này rõ ràng vượt xa rau của Nhật.

Trong cơ thể chúng ta cũng tự tạo ra được các chất chống oxy hóa, nhưng cũng giống như enzyme, nếu chung ta hấp thu chúng qua các loại thực phẩm tươi mới thì sẽ giảm được gánh nặng cho cơ thể, góp phần duy trì tình trạng sức khỏe của bản thân. Chính vì vậy, bạn hãy cố gắng lựa chọn các loại rau củ được hấp thu đầy đủ ánh nắng mặt trời nhé. Chúng chính là các loại thực phẩm tuyệt vời, không chì chứa nhiều phytochemical mà còn rất giàu enzyme nữa.

Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường thì rất khó để phân biệt đâu là rau trồng trong nhà kính, nhưng nếu bạn chọn rau củ theo đúng mùa vụ thì có thể tránh được các loại rau trồng trong nhà kính.

Tại sao muối ăn lại không tốt cho cơ thể?

Thật đáng tiếc khi phải nói rằng giá trị dinh dưỡng trong rau củ của Nhật Bản đang có xu hướng giảm đi qua mỗi năm.

Ví dụ, lượng vitamin c trong lOOg rau chân vịt, vào năm 1950 là 150mg, nhưng đến 50 năm sau, năm 2000 thì con số này chỉ còn là 35mg. Tương tự như vậy, hàm lượng sắt trong rau cũng giảm mạnh từ 13mg xuống còn 2mg.

Mặc dù rau củ của Mỹ có giá trị dinh dưỡng vượt xa so với rau củ của Nhật nhưng xét đến vấn đề sau thu hoạch (việc xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật sau thu hoạch) trong quá trình nhập khẩu thì tôi không khuyến khích bạn sử dụng loại rau nhập khẩu này.

Như vậy, dù ta có ăn rau mỗi ngày thì với tình trạng giảm giá trị dinh dưỡng trong rau như hiện nay, chúng ta vẫn sẽ hấp thu thiếu vitamin, khoáng chất, enzyme hay phytochemical. Chính vì vậy, con người hiện đại ngày nay cần phải trang bị cho mình những kiến thức về bữa ăn đúng đắn và biết cách bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày.

Trong phương pháp trị liệu enzyme mà tôi đề xướng tải nhiên la có phần phải hấp thu đầy đủ rau củ, bên cạnh đó, tôi còn hướng dẫn bệnh nhân ăn các loại hoa quá tốt theo mùa để bổ sung vitamin, enzyme dễ bị thiêu hụt cho cơ thể. Ngoài ra, tôi cũng khuyến khích moi người dùng muối tốt và nước tốt để bổ sung các khoáng chất dễ bị thiếu trong cơ thể.

Hiện nay cũng có những người vừa nghe đến từ "muối" là nghĩ ngay đến việc "tôi bị huyết áp cao nên không ăn được muối". Trong những kiến thức thông thường về sức khỏe, muối thường được cho là kẻ thù lớn với sức khỏe của con người. Mặc dù muối là thành phán quan trọng không thể thiếu đối với con người nhưng nếu hấp thu quá nhiều sẽ trờ thành một thực phấm nguy hiểm do nó dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

Tuy nhiên, từ các số liệu lâm sàng có được, tôi đã làm rõ được rằng loại muối dẫn đến bệnh cao huyết áp này thực ra là "muối tinh chế" hay còn gọi là "muối ăn", còn với muối có tính khử được sản xuất từ muối biển tự nhiên được rang ờ nhiệt độ cao lại không làm cho huyết áp lăng cao như với muối tinh chế.

Trong loại muối biển tự nhiên được sản xuất bằng cách cho bay hơi nước biển có chứa cân bằng các khoáng chất của biển như natriclorua, magie, canxi, iot...

Trong khi đó, muối tinh chế hay còn được biết dưới cái tên "muối ăn" được sản xuất bằng chiết xuất lấy natriclorua (NaCl) trong nước biển, do đó, 99% thanh phần loại muối này chỉ đơn thuần là muối natriclorua.

Cho đến 10 năm trước, muối ở Nhật Bản vẫn được bán độc quyền bởi công ty Nippon Senbai Kousha (Nay là công ty Japan Tobacco).

Muối bắt đầu trở thành hàng bán độc quyền ở Nhật từ năm 1905, và thời đó loại muối được bán vẫn rất gần với muối biển tự nhiên và chỉ có 20% số muối trên thị trường có lượng natriclorua chiếm hơn 80% thành phần. ĨYiy nhiên, sau nhiều lần cải cách kỹ thuật tiên tiến, người ta đã cho ra được loại muối natriclorua có độ tinh khiết cao. Và kết quà là đến năm 1947, 50% số muối trên thị trường là muối có hàm lượng natriclorua chiếm hơn 90%.

Trong thực tế, cũng chính từ lúc này, người Nhật bắt đầu gặp rắc rối với vấn đề cao huyết áp trầm trọng. Thậm chí, "tạng người bị cao huyết áp" của người Nhật hiện nay còn được cho là do công ty Senbai Koushya này gây nên.

Lý do lớn nhất khiến muối tinh chế có hại cho cơ thể là muối này đã bị cắt bỏ toàn bộ các thành phần khoáng chất vi lượng ngoài muối natriclorua. Có lẽ sẽ có người cho rằng những thành phần nhỏ chút xíu như thế thì làm gì có tác dụng gì.

Tự nhiên rât hoàn hảo. Các thành phần tồn tại trong tiạng thái tự nhiên chinh vì chúng có một vai trò quan Họng nào đó.

Có lẽ những ai đã từng muối đồ chua sẽ biết điều này. Binh thường khi muối rau dưa, người ta sẽ dùng đến "muối thô", bởi dùng "muối ăn" không thể nào cho ra món dưa muối ngon được. Vậy tại sao dùng muối ăn lại không được? Đó là vì trong muối ăn có cho thêm một hợp chất của muối magie cacbonat để các hạt muối ăn không bị kết dính vào nhau nên loại muối này không giúp cho các axit lactic hoạt động tốt.

Loại muối không giúp cho axit lactic, một loại vi khuẩn có lợi cho cơ thể con người, sống tốt thì cũng không tốt với cơ thể chúng ta.

Chính vì vậy, với những ai vẫn còn để muối ăn trong bếp nhà mình, tôi khuyên bạn nên vứt chúng luôn và sử dụng loại muối biển tự nhiên giàu các khoáng chất tự nhiên.

Với những ai thích hạt muối tinh mịn thì có thể sử dụng loại "muối rang có tính khử cao" như muối rang của Hàn Quốc hay muối của Okinawa... Không phải tất cả các loại muối rang đều tốt cho cơ thể, nhưng loại muối được rang cẩn thận từ muối biển tự nhiên với nhiệt độ cao thực sự rất tốt cho cơ thể.

Ngoài ra, khi để muối biển tự nhiên ngoài không khí trong một thời gian dài, các thành phần trong muối sẽ bị oxy hóa và sinh ra các chất độc hại như axit clohidric, axit sunfuaric nên chúng ta cần chọn loại muối mới làm, bảo quàn trong bao kín và cố gắng sử dụng hết trong thời gian ngắn.

Tượng tự như với muối, nếu uống loại nước tốt, tự nhiên cũng sẽ giúp bạn hấp thu được các thành phần khoáng chất trong nước.

Có người cho rằng nước tốt, nước sạch là loại nước (H2O) không chứa các tạp chất, tuy nhiên đây lại là một quan niệm sai lầm. Trong tự nhiên không có HZO thuần chất.

Nhật Bản là đất nước giàu tài nguyên nước, ở khắp nơi trên đất nước này đều có các nguồn nước rất nổi tiếng và trong các nguồn nước tự nhiên ấy chắc chắn có chứa các khoáng chất. Chính vì vậy, uống các loại nước tự nhiên này sẽ giúp cơ thể bổ sung thêm các khoáng chất tự nhiên trong đó.

Nói như vậy, mặc dù có người nhầm lẫn rằng nước máy không có chứa các thành phần khoáng chất nhưng nguyên liệu để làm nên nước máy cũng là lấy từ nước tự nhiên nên mặc dù tùy theo điều kiện địa chất các khu vực khác nhau nhưng trong đó chắc chắn vẫn có chứa khoáng chất.

Tuy nhiên, trong nước máy có một vấn đề la vẫn còn tôn dư các loại thuôc được sử dụng trong quá trình lọc nươc như do, trihalomethane... Nếu bạn sử dụng các loại máy lọc nước để lọc bỏ hết các loại thuốc tiêu độc có trong nước máy thì nước máy cũng sẽ trở thành nước khoáng.

Hấp thu nước qua các loại nước ngọt là cực kỳ ngu ngốc

70% cơ thể con người là nước. Trong nước này có hòa tan tất cả những yếu tố cần thiết để duy trì sinh mệnh của con người như các chất dinh dưỡng, thông tin sự sống... Dù là quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng hay bài tiết các chất cặn bâ đều phải thông qua một trung gian là nước. Nhờ đó mà cơ thể chúng ta có thể thực hiện các quá trình tuần hoàn, lưu thông trong toàn cơ t hể. Vì vậy, nếu chúng ta có thể hấp thu các loại nước tốt thì quá trình đào thải độc tố cũng diễn ra thuận lợi, lưu thông máu tốt hơn, đồng thời kích thích hoạt động của các enzyme trong cơ thể cũng như các vi khuẩn ờ môi trường đường ruột.

Do đó, việc chọn lựa nước tốt để hấp thu vào cơ thể là một việc hết sức quan trọng.

Khi hỏi về thói quen ăn uống của bệnh nhân, tôi biết được rằng có rất nhiều người hấp thu nước qua các loại trà, nước hoa quả, nước giải khát... Tuy nhiên, đây lại là một trong những thói quen cần từ bỏ ngay nếu bạn thực sự nghĩ cho cơ thể mình. Nước cần được hấp :hu từ "nước" thực sự.

Bời các loại trà, nước hoa quả, đồ uống có ga đều là các loại thức uống được hòa tan thêm nhiều chất khác. Khi loại nước này đi vào cơ thể, cơ thể chúng ta lại bắt buộc phải tách bỏ những tạp chất đấy ra ngoài, với trà là tannin, với cà phê là cafein... Do đó, cơ thể sẽ phải tiến hành giải độc tùy theo loại nước mà bạn đưa vào và cuối cùng là dẫn đến tiêu hao enzyme trong cơ thể.

Ngoài ra, trong các nước giải khát hay nước ép trái cây có lượng đường rất lớn. Trong một chai 500ml nước trái cầy hay nước có ga có đến 30 - 50g đường. Hơn nữa, đường đã tan trong nước sẽ được hấp thu rất nhanh nên khi uống vào sẽ làm lượng đường trong máu tăng lên đột ngột, từ đó dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì hay hạ đường huyết...

Thinh thoảng bạn có thể uống các loại nước ngọt thay cho bữa ăn nhẹ, nhưng tuyệt đối không được uống thay nước khi khát.

Ngay cả trường hợp bạn uống nước cũng cần phải chú ý. Như tôi đã nói ở trên, nếu bạn trực tiếp uống nước máy thì các chất khử trùng trong đó sẽ sinh ra độc tố đối với cơ thể, dẫn đến cơ thể phải tiêu hao một lượng lớn enzyme để giải độc. Clo trong nước sẽ sinh ra một lượng lớn các gốc tự do, nên một vấn đề nữa chính là nước máy có "khả năng oxy hóa" rất mạnh.

Tôi đã từng điều tra về khả năng oxy hóa khử (độ mạnh cúa khà năng oxy hoa) trong nước của các vùng khac nhau, va quả nhiên, nguồn nước máy ờ các thành phố vốn bị cho là loại nước dớ có khả năng oxy hóa rất cao, trong khi đó nưóc ở các vùng nổi tiếng là có nước ngon lại có giá trị oxy hóa thấp và có "khà năng khử" cao.

Khả năng oxy hóa có thể ví với khả năng "làm rỉ sét" thi khả năng khử chính là khả năng "tẩy sạch rỉ sét, ngăn chặn quá trình oxy hóa". Nói cách khác, nước có tính khử mạnh là loại nước tốt có tác dụng chống lâo hóa.

Gần đây trên thị trường có loại máy lọc nước không chỉ giúp loại bỏ clo và các chất độc hại trong nước mà còn giúp nâng tính khử của nước bằng phương pháp điên phân nên bạn có thể dễ dàng sử dụng nước tốt có tinh khử cao ngay tại nhà.

Các loại nước khoáng bán trên thị trường cũng có nhiều loại là nước tốt, tuy nhiên trong trường hợp uống các loại nước này, bạn cần chú ý đến độ tươi mới của chúng. Thực tế, độ tươi mới của nước cũng rất quan trọng. Dù là nước có tính khử cao nhưng trải qua thời gian cũng sẽ bị mất dần đi tính khử này.

Hơn nữa, nếu bạn sử dụng nước khoáng bán trên thị trường cho tất cả các hoạt động ăn uống hàng ngày thì phí tổn và công sức bỏ ra không hề rẻ chút nào. Thay vào đó, nếu bạn đầu tư một máy lọc nước của một hãng sản xuất đáng tin cậy, bạn có thể yên tâm sử dụng nước máy mỗi ngày. Tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng tốt chức năng của các máy lọc nước này.

về lượng nước uống và thời gian uống nước mỗi ngày tôi đều đã đề cập chi tiết trong cuốn sách trước, do đó tôi sẽ không nói lại ở đây. Những ai muốn biết thèm về thông tin này xin hãy tham khảo cuốn sách Nhân tố Emzyme - Phương thức sống lành mạnh của tôi.

"Phụ gia thực phẩm là an toàn", có thực sự như vậy khống?

Gần đây có một cuốn sách đang bán rất chạy là Mặt trái của thực phẩm (Abe Tisukasa, NXB Toyokeizai) đã vén lên bức màn sự thật đằng sau ngành công nghiệp thực phẩm đầy rẫy chất phụ gia ở Nhật Bản. Tác giả của cuốn sách này vốn là một nhân viên kinh doanh của một công ty bán đồ phụ gia thực phẩm.

Và theo như cuốn sách này thì trung bình một người Nhật thông thường một ngày sê hấp thu lOg phụ gia thực phẩm. Có lẽ bạn sẽ thấy con số lOg này chẳng có gì là to tát cả, nhưng nếu tính cả năm thì mỗi người chúng ta đã hấp thu gần 4kg phụ gia rồi.

Tất nhiên đây chỉ là con số trung bình, tùy theo cách lựa chọn thực phẩm của mỗi người mà lượng hấp thu phụ gia cũng khác nhau nhưng chí ít thì củng là một nửa con số đó.

"Phụ gia thực phấm", cụm từ nay mang nghĩa đúng theo tên gọi của nó, la tên chung cho các chất được thêm vào trong quá trình sản xuất thực phẩm chứ không phái là một chất cố định nào đó gọi là "phụ gia". Theo luật vệ sinh an toàn thực phẩm, "chất phụ gia là các chất đirợc sử dụng theo các phưong pháp thêm vào, trộn lẫn, thấm thấu vào thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm với mục đích gia công hay bảo quản thực phẩm."

Phụ gia thực phẩm được chia làm bốn loại lớn như sau (tháng 9 năm 2006)

1 Chất phụ gia chỉ định - Gồm 361 chất được Bộ trưởng bộ Y tế chỉ định dựa theo điều 10 Luật Vệ sinh An toàn Thực phẩm.Chất phụ gia hiện hành - Gồm 450 chất được sử dụng trong thực phẩm trong nhiều năm và được bộ Y tế cho phép sử dụng.Hương liệu thiên nhiên - Gồm 612 chất phụ gia được lấy từ động thực vật với mục đích tạo mùi hương, thông thường liều lượng rất nhỏ và đâ được công nhận không có hại cho sức khỏe qua nhiều năm kinh nghiệm.Phụ gia thực phẩm thông thường - Gồm 72 chất được tạo ra từ các thực phẩm thông thường và được sử dụng với vai trò là chất phụ gia.

Trong các loại phụ gia này thì loại 1 và loại 2 hầu hết đều là các "dược phẩm hóa học".

Trong cuốn sách trước của mình tôi đã đề cập đến việc "tất cả các loại thuốc đều là độc", và các chất phụ gia là hàng dược phẩm hóa học này về cơ bản cũng đều là độc. Đặc biệt, các chất phụ gia được sử dụng như "chất bảo quản" có tính diệt khuẩn rất mạnh nên khi vào cơ thể chúng sẽ giết chết các vi khuẩn quan trọng trong môi trường đường ruột và còn có nguy cơ gây hại đến khả năng sinh sản.

Tất nhiên cũng sẽ có người phản đối ý kiến này của tôi bởi những chất phụ gia này đều đã được bộ Y tế kiểm nghiệm, chứng nhận độ an toàn và cấp phép sử dụng.

Tuy nhiên, liệu bạn có biết người ta đã làm những cuộc kiểm tra như thế nào để có thể chứng nhận chúng an toàn khi sử dụng không? Các cuộc kiểm tra hiện nay đều được tiến hành trên cơ thể động vật. Xét về mặt nhân đạo, các cuộc kiểm tra trên người đều không thể được tiến hành, tuy nhiên con người đều khác xa động vật cả về thể hình lẫn kết cấu cơ thể, hơn nữa, chúng lại chỉ được thí nghiệm riêng lẻ với từng loại phụ gia cần kiểm nghiệm nên việc kiểm tra phản ứng của các loài động vật tham gia thí nghiệm như thế này vẫn còn rất nhiều vấn đề.

Một trong số đó chính là thời gian kiểm tra thí nghiệm quá ngắn. Trong các cuộc kiểm tra độ an toàn định kỳ, người ta sẽ đưa chất phụ gia vào cơ thế động vật va kiểm tra độc tinh được sinh ra. Tuy nhiên, thời gian kiếm tra cũng chì có ba mức là 28 ngày, 90 ngày và dài nhất là một năm. Do đó, trong trường hợp con người liên tục hấp thu các chất này trong vài năm. vài chục năm sau sẽ ra sao thì chưa ai biết được.

Một vấn đề đáng lo ngại nữa là tất cả các kiểm ira đều tiến hành với các chất phụ gia đơn lẻ.

Ở Mỹ, các bác sĩ không bao giờ kê cùng lúc hơn bốn loại thuốc. Bởi khi kết hợp nhiều loại thuốc lại có thể gây ra những độc tính không ngờ đến được.

Và với phụ gia cũng có những nguy hiểm tương tự như vậy. Khi sử dụng chất phụ gia, thực tế chúng ta không bao giờ chỉ dùng đơn lè một chất cả mà thay vào đó luôn cần sử dụng nhiều loại kết hợp cùng một lúc. Thậm chí còn có thực phẩm sử dụng kết hợp vài chục loại phụ gia trong đó.

Mặt khác, sự nguy hiểm của các loại tác dụng hỗn hợp không chì dừng lại ở việc sử dụng nhiều các chất phụ gia cùng lúc mà trường hợp sử dụng chất phụ gia cho các loại rau củ được trồng bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học cũng như trường hợp sử dụng chất phụ gia cho các loại thịt động vật được nuôi bằng các loại thuốc gia công cũng vô cùng nguy hiểm.

Không chì vậy, bộ Y tế một mặt đã khẳng định mạnh mẽ về tính an toàn của các loại chất phụ gia đã được cấp phép nhưng mặt khác lại đưa ra không ít các quy định, giới hạn nghiêm ngặt về liều lượng sử dụng của nhiều loại phụ gia. Bởi chính họ củng biết rằng khi hấp thu quá nhiều các chất này sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể con người.

Hơn nữa, trong thực tế có những chất mặc dù đâ từng được cho phép sử dụng một lần nhưng hiện mỗi năm lại vẫn bị cấm sử dụng. Điều này có nghĩa là mặc dù chất phụ gia này được cho là an toàn và được cho phép sử dụng, nhưng sau đó người ta mới nhận ra rằng thực tế nó không hề an toàn nên mới bị cấm sử dụng như vậy.

Không phải cứ được bộ Y tế công nhận là độ an toàn của những chất phụ gia này đã đảm bảo 100%.

Trong thực tế, có nhiều chất phụ gia mặc dù bị nước ngoài coi là chất độc hại và bị cấm sử dụng nhưng ở Nhật Bản vẫn chưa thu hồi giấy chứng nhận an toàn nên vẫn được sử dụng.

Mặc dù vậy, cũng tương tự như với các loại thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học, việc loại bỏ các chất phụ gia này ngay lập tức cũng không hề dễ dàng.

Trong tình trạng hiện nay, mỗi người đều phải có trách nhiệm trong việc lựa chọn đồ ăn cho chính bản thân mình. Trong cuốn Mật trai của thực phấrn, tác giả của cuốn sách đâ đặt thêm một tiêu đề phụ là Những phụ gia thực phẩm mọi người đều yêu thích với ý nghĩa châm biếm những người tiêu dùng bình thường luc nào cũng chi để mắt đến những loại thực phẩm có chứa phụ gia giá rẻ, bắt mắt, khó bị hư thối... Và tôi cũng thực sự thấy nực cười với tình trạng hiện nay.

Nếu ngày càng có nhiều người tẩy chay thực phẩm có chứa chất phụ gia thì chắc chắn sẽ đến lúc các doanh nghiệp ngưng sử dụng các loại chất này. Bản thân người tiêu dùng không lựa chọn các chất phụ gia, các loại thực phẩm có chúa chất phụ gia chính là một biện pháp hữu hiệu để xóa bỏ các loại thực phẩm này ra khỏi thị trường.

Nỗi đáng sợ của chất béo chuyển hóa mà người Nhật chưa biết đến

Tháng 2 năm 2005, McDonald's - tập đoàn bán thức ăn nhanh ở Mỹ đã bị khởi kiện vì trước đó hãng này đã công bố thay đổi loại dầu vốn dùng trong các món chiên rán như khoai tây chiên sang loại dầu có lợi cho sức khỏe nhưng cho đến thời điểm đó, hãng vẫn không thực hiện sự thay đổi này và cũng không thông báo lại đến người tiêu dùng. Cuối cùng, McDonald's đã phải trà 8,5 triệu đô (gần 900 triệu yên) tiền hòa giải.

Loại dầu vốn được sử dụng từ trước của McDonald's, vấn đề trong vụ kiện cáo này chính là loại có chứa "chất béo chuyển hóa" vốn được người Âu Mỹ cho là chất có hại đến sức khỏe với nguy cơ dẫn đến các bệnh như cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thu...

Hiện nay Âu Mỹ, trong phần giới thiệu các thành phần của sản phẩm bắt buộc phải ghi hàm lượng chất béo chuyển hóa có trong sản phẩm và các chất có lượng chất béo này vượt mức quy định sẽ bị cấm đưa ra thị trường.

Tủy nhiên, Nhật Bàn, mọi người hầu như vẫn chưa nhận thức được các tác hại của chất béo chuyển hóa và các sản phẩm được bán ra trên thị trường vẫn chưa bị bắt buộc công khai liều lượng chất béo này trong sản phẩm. Chất béo chuyển hóa chỉ được tìm thấy inột lượng nhỏ trong các loài động vật nhai lại (như bò, cừu, dê...) và chúng hầu như không tồn tại trong tự nhiên. Và điều đáng chú ý ở đây chính là chất béo chuyển hóa là chất nhân tạo.

Phần lớn các chất béo chưa bão hòa, thành phần trong dầu cá, dầu thực vật... tồn tại dưới dạng "chất béo dạng cis". Chất béo dạng cis không có ảnh hưởng xấu đến cơ thể con người nhưng chúng lại có một khuyết điểm là dễ bị oxy hóa (nếu bị oxy hóa thì đương nhiốn có hại cho cơ thể).

Mặc dù hầu hết các dầu trong tự nhiên đều tồn tại dưới dạng chất béo dạng cis nhưng tại sao người ta lại chi nói nhiều về tác hại của chất béo chuyển hóa nhiều đến vậy.

Đó là do các loại dầu thực vật được bán trên thị triíờng hầu hết đều bị biến thành chất béo chuyển hóa tronq quá trinh sán xuất.

Phần lớn các loại dầu được bày bán trên thị trường hiện nay đều được sản xuất theo phương pháp thêm dung môi hóa học là hexan vào nguyên liệu và nấu chảy để chiết xuất lấy dầu. Trong quá trình sản xuất này, chất béo dạng cis vốn không ổn định đã chuyển đổi về một dạng ổn định hơn (hay khó bị hư thối hơn) là chất béo chuyển hóa. Hexan là tên gọi chung cho các hydrocacbon nhóm ankan có nhiều trong dầu hỏa hay xăng. Thành phần nước có trong hexa kết hợp với chất béo dạng cis và đưa chất béo này trở về dạng ổn định là chất béo bâo hòa.

Chất béo bảo hòa không bị oxy hóa là do bản thân chúng có cấu tạo giống như Lipid peroxide. Khi Lipid peroxide đi vào cơ thể sẽ sinh ra một lượng lớn các gốc tự do oxy hóa và khiến cơ thể tiêu tốn một lượng rất lớn enzyme để giải độc tố này.

Mỹ bắt đầu chú ý đến độc tính của chất béo chuyển hóa là vào nửa đầu những năm 1990. Tíiy nhiên, cho đến năm 1994, khi các trung tâm bảo vệ người tiêu dùng khởi kiện yêu cầu công bố việc có sử dụng chất béo chuyển hóa này hay không trong sản phẩm trên nhân hàng thì người ta vẫn lấy lý do là chưa có chứng cứ khoa học thuyết phục về độc tính, lượng độc của chất béo này nên vụ kiện không thành công.

Hơn nữa, các loại dầu có chúa chất béo chuyển hóa lúc đó vẫn được sử dụng rộng rãi trong ngành còng nghiệp thực phẩm như dùng để sản xuất bánh mỳ, kẹo, đồ chiên rán, bơ thực vật, shortening... nên người ta cũng do dự khi phải cắt bỏ ngay lập tức các loại dầu này.

Tủy nhiên, đến năm 1999, khi nhiều kết quả nghiên cứu được công bố, FDA - cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đã phải công nhận những sự thực này và sau nhiều năm trì hoãn, đến năm 2003, các nhà sản xuất có nghĩa vụ bắt buộc phải công khai liều lượng chất béo chuyển hóa sử dụng trong sản phẩm. Quyết định này được đưa ra cùng thời điểm với quyết định tương tự ở Châu Âu.

Cho đến nay thì chỉ còn các nước đang phát triển và Nhật Bản là vẫn chưa áp dụng quy định này.

Điều này cũng tương tự với vụ bê bối về máu nhiễm HIV những năm 1980. Bộ Y tế của Nhật Bản chắc chắn luôn biết được các tình hình mới nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nếu người dân không lên tiếng thì họ sẽ không đưa ra các sửa đổi mới.

Ớ Nhật Bán, cho đến nay đại bộ phận ngành công nghiệp thực phẩm gia công, dịch vụ thực phẩm vẫn sử dung chất béo chuyển hóa như một việc đương nhiên. Tát cả các loại bơ thực vật, shortening và hầu hết các loai dầu thực vật đang được bày bán trên thị trường đều la chất béo chuyến hóa. Không chí có vậy, trong các loại bánh mỳ, bánh kẹo, nước sốt salad đều sử dụng loại chất béo chuyển hóa này.

Chất béo chuyển hóa làm tăng lượng cholesterol có hại đồng thời làm giảm lượng cholesterol có lợi trong cơ thể. Gần đây, một báo cáo nghiên cứu mới còn chỉ ra rằng chất béo chuyển hóa còn gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu não, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như Alzheimer hay bệnh Parkinson.

Vậy chúng ta nên làm gì trước tình trạng này?

Điều quan trọng nhất là bản thân mỗi người dàn Nhật Bản cần phải tự mình lên tiếng để chính phủ đưa ra các cải thiện cần thiết, kịp thời. Và đồng thời, mỗi người phải biết tự lựa chọn những thực phẩm không có chưa chất béo chuyển hóa.

Hiện nay có những loại dầu được coi là giảm các nguy cơ của chất béo chuyển hóa xuống mức thấp nhất như "dầu hạt cải", "dầu đậu nành", "dầu ô liu" do sử dụng phương pháp chiết xuất dầu mà không sử dụng dung môi hóa học như hexan.

Ở Âu Mỹ hiện củng đang bán các loại bơ thục vật không chứa chất béo chuyển hóa nhưng ờ Nhật hiện vẫn chưa có sản phẩm như vậy, do đó bạn nên tránh sủ dụng các sản phẩm có chứa bơ thực vật hay shortening. Không có thứ gì độc hơn bơ hay bơ thực vật bởi chúng có chứa rất nhiều chất béo chuyển hóa. Vì vậy bạn cần hết sức tránh xa các loại này.

Ngoài ra, bạn cũng nên biết việc hấp thu vitamin E còn giúp phòng tránh các tác hại của chất béo chuyển hóa. Bạn có thể hấp thu vitamin E qua các loại viên uống bổ sung nhưng tùy từng nhà sản xuất mà cũng có nơi sử dụng các loại thuốc để tổng hợp nên vitamin E này. Do đó bạn cũng nên tránh sản phẩm của những nhà sản xuất không đáng tin cậy.

Ngoài ra, trong các loại rau có màu xanh vàng, các loại hạt như quả hạnh, đậu phông, các loại đậu được nuôi trồng tự nhiên cũng rất giàu vitamin E nên khi ăn các món dầu mỡ, nếu bạn ăn kèm thêm các loại này thì có thể giảm tác hại của chất béo chuyển hóa trong cơ thể.

Tối đang ôm một nỗi lo về lò vi sóng

Ngoài những vấn đề trên, vẫn còn những nguy hiểm trong ăn uống khác mà nhiều người đang mơ hồ cảm nhận thấy.

Một trong số đó chinh là lò vi sóng.

Hiện nay lò vi sóng đã phổ biến ở Nhật Bản đến mức chắc chẳng còn nhà nào không có vật dụng này nữa. Lò vi sóng giúp chúng ta hâm nóng thức ăn trong thời gian ngắn nên đây là một vật dụng hết sức tiện ích đối với những người bận rộn trong xã hội hiện đại ngày nay. Mỗi ngày có rất nhiều người dùng nó để hâm nóng thức ăn hay sơ chế rau củ...

Thế nhưng, cho đến nay vẫn chưa có ai nói về những nguy hiểm tiềm ẩn trong chiếc lò vi sóng này cả.

Nói một cách đơn giản, lò vi sóng phát ra những sóng điện từ cực ngắn, chiếu vào đồ cần gia nhiệt, làm các phân tử nước bên trong đồ cần gia nhiệt chuyển động và làm nóng đồ. Nói cách khác, lò vi sóng dựa vào các sóng điện từ, kích thích các phân tử nước bên trong đồ ăn chuyển động (20.000 vòng/giây) và làm nóng đồ ăn từ bên trong.

Sóng điện từ vốn được nhiều người biết đến là có hại tới cơ thể con người. Chính vì vậy, các loại dụng cụ nấu ăn có sinh ra sóng điện từ như lò vi sóng, các loại máy nấu nướng bằng sóng điện từ... cũng được cảnh báo về tính nguy hiểm của các sóng điện từ bị phát ra bên ngoài.

TUy nhiên, bạn có nghĩ rằng các nhà sản xuất có thể gia công giúp máy không bị tràn sóng điện từ ra ngoài không?

Theo tôi, những tia sóng điện từ bị phát ra bên ngoài này lại không nguy hiểm mà chính những đồ ăn bị làm nóng bằng lò vi sóng mới nguy hiểm.

Có một thí nghiệm, cũng là một cách để cảm nhận sự nguy hiểm này của lò vi sóng.

Đó là tưới cho cây loại nước đun sôi bằng lò vi sóng và nước được nấu trong ấm bình thường. Gần đây trên mạng cũng có đăng một thí nghiệm tương tự có kèm theo ảnh chi tiết, và kết quả là cây được tưới nước đun bằng lò vi sóng qua vài ngày đã bị héo rủ.

Kết quả của thí nghiệm cho thấy trong loại nước được đun bằng lò vi sóng đã mất đi "khả nâng nuôi dưỡng sinh mệnh".

Các tia sóng cực ngắn được sử dụng trong lò vi sóng cũng là một loại tia phóng xạ. Trong y học, tia phóng xạ cũng được sử dụng trong các phương pháp "xạ trị". Mặc dù cũng có người cho rằng nếu không có gì sai sót thì không có gì phải sợ, nhưng ngay cả trong trường hợp chắc chắn được đảm bảo an toàn thì phương pháp này cũng được biết đến là mang lại những tác dụng phụ rất khốc liệt.

Hơn nữa, ưu điểm lớn nhất của lò vi sóng là có thể làm nóng thực phẩm trong thời gian ngắn. Vậy tại sao lò vi sóng lại làm được điều đó? Đó là vì bên trong thức ăn đã sinh ra một rung động với tốc độ không tồn tại trong tự nhiên Và trong trạng thái không hề có trong giới tự nhiên này, không có gi đảm bào được các tế bào và gen di truyền vẫn có thế chịu đựng được tình trạng như thế. Và cũng như ô nhiễm phóng xạ đâ làm phá hủy kết cấu gen di truyền, gen di truyền của các loại thực phẩm bị chiếu các tia sóng điện từ cực ngắn này cũng bị tổn thương và mang theo những nguy hiểm to lớn.

Hiện nay trên nhiều nước đang tiến hành các cuộc điều tra, nghiên cứu về tính an toàn của các loại thực phẩm được nấu bằng lò vi sóng, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có kết quả chắc chắn nào cả. Mặc dù vậy, độ an toan của các thực phẩm này không hề được bảo chứng củng là sự thât.

Điều tôi có thể nói được hiện nay chính là khi nấv bảng lò vi sóng sẽ làm mất đi enzyme trong thức ăn Hơn nữa, tính an toàn của thực phẩm nấu bằng lò VI sóng còn chưa rô ràng nên tòi không khuyến khích bạn sử dụng dụng cụ này để nấu nướng. Trong nhà tôi cũng có lò vi sóng nhưng rất hiếm khi tôi mới sử dụng đến nó. Nếu muốn hâm nóng lại cơm tôi sẽ hấp lại hoặc trực tiếp cho nước vào và đun nóng. Làm cách này có thể mất thòi gian nhưng cơm sê ngon hơn rất nhiều so với việc dùng lò vi sóng.

Tất nhiên dù là nấu hay nướng cũng đều làm mất enzyme trong thức ăn, nhưng tôi cho rằng enzyme bị phá hủy bằng nhiệt đơn thuần với enzyme bị tổn thương ở cấp độ phân tử sẽ mang 'thông tin" khác nhau.

Chúng ta không thể quan sát những khác biệt này bằng mắt thường nên khó có thể cảm nhận được nguy hiểm trong những món ăn nấu bằng lò vi sóng, nhưng nếu không suy xét kỹ vấn đề này thì nó sẽ trở thành vấn đề lớn đối với chúng ta.

Đường cát trắng là thực phẩm đáng sợ

Ở nhà bạn đang dùng loại đường nào?

Chắc hẳn phải có rất nhiều người thích dùng đường cát trăng vì nó trắng, mịn, tạo màu cho món ăn rất đẹp và cũng chẳng có mùi vị khó chịu nào.

Tuy nhiên trong thực tế, đường cát trăng là thứ thực phẩm đáng sợ không chì ăn mòn thân thể mà còn ảnh hưởng đến tinh thần con người.

Trong phần trước tôi đã nói muối ăn được tinh luyện không tốt cho cơ thể con người. Đó là do trong muối ăn đã mất đi các chất dinh dưỡng vi lượng chì có trong muối tự nhiên. Và đường cát trắng cũng vậy.

Mặc dù chúng ta luôn gọi là "đường" nhưng thực tế đường có khá nhiều loại.

Loại lấy nguyên liêu từ mía, ép ra nước mật rồi gia nhiệt thành đường được gọi là "đường đỏ". Tiếp tục gia công đường đỏ này, phân tách hạt đường kết tinh và phần mật ra, tinh chế đường để nâng cao độ tinh khiết cua hạt đương kết tinh ta sẽ được "đường tinh luyện" Đường tinh luyện lại được chia làm ba loại là "đường xay", "đường thò" và "đường gia công". "Đường siêu trang (đường cát trắng) mà chúng ta hay sử dụng và "dường nâu nhạt" là hai loại đường "đường xay". Trong khi đó, đường thô cũng được chia thành các loại như "đường caster" và "đường thô trắng", trong đường gia công có các loại là "đường cube", "crystal sugar", "dường bột"... Ngoài ra, loại đường "vvasanbon" được dùng trong các loại bánh kẹo cao cấp được sản xuất theo phương pháp truyền thống để tách hạt đường kết tinh và mật nên không được xếp vào loại đường tinh luyện thông thường.

Hầu hết mọi người không ý thức được sự khác nhau của những loại đường kể trên, nhưng nếu xét về các thành phần trong đường ta sẽ thấy chúng có sự khác biệt to lớn.

Có bao giờ bạn ăn nhiều kẹo ngọt hay uống nhiều nước ngọt và bị mắng là: "Ăn nhiều đồ ngọt là bị loảng xuơng đấy!" hay chưa?

Thực tế thì đúng là như vậy.

Hấp thu quá nhiều đường trắng sẽ làm cơ thể mất đi canxi.

Vậy tại sao hấp thu quá nhiều đường trắng lại làm mất đi canxi trong cơ thể?

Đó là do đường trắng là thực phẩm có tính axit. Loại đường đỏ được chế biến theo phương pháp thủ công nhất là loại đường mang tính kiềm nhẹ. Tuy nhiên, trong quá trình tinh luyện, đường bị mất đi các chất dinh dưỡng vi lượng như vitamin, khoáng chất... và chuyển sang tính axit.

Cơ thể con người về cơ bản có tính kiềm nhẹ. Chính vì vậy, khi một lượng lớn thức ăn có tính axit đi vào cơ thể, chúng ta cần phải sử dụng khoáng chất trong cơ thể để trung hòa chúng. Lúc này, chất bị tiêu hao nhiều nhất chính là canxi. Trong đường trắng hầu như không chứa canxi nên lượng canxi dùng để trung hòa đều lấy từ xương và răng của chúng ta.

Đó cũng là lý do vì sao khi ăn nhiều đồ ngọt chúng ta hay bị sâu răng và loãng xương.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ có thế.

Tỷ lệ cân bằng lý tưởng giữa canxi và photpho trong cơ thể chúng ta là 1 : 1. TYiy nhiên, khi canxi trong cơ thể bị lấy để trung hòa axit thì thế cân băng này sẽ bị phá vỡ.

Canxi chiếm 2% thể trọng của chúng ta và 99% trong số đó nằm trong xương và răng. 1% còn lại nằm trong máu và các tế bào. Mặc dù lượng canxi này rất nhỏ (1% của 1%) nhưng nếu thiếu chúng, con người sẽ cám thấy bực bội, khó chịu, tinh thần mất ổn định

Đây cũng chính là lý do vì sao người ta hay nói rằng những lúc thấy khó chịu nên ăn thêm các loại cá nhỏ để bô sung canxi.

Ngoài ra khi ăn đường cát trắng cơ thể hấp thu lượng đường trong đó rất nhanh nên làm lượng đường trong máu tăng lên đột ngột. Vì vậy, cơ thể phải tiết ra một lượng lớn insulin để điều chinh lại cân bằng và những người có cơ chế cân bằng nội môi chưa hoàn thiện như tro con dễ dẫn đến hạ đường huyết. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể sản sinh ra adrenaline để làm tăng đường huyết.

Adrenaline là một chất dẫn truyền thần kinh và là một loại hormone được tiết ra với số lượng lớn khi cơ thể trong trạng thái hưng phấn. Chất này củng có tác dựng đẩy mạnh guá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể nhưng nếu tiết ra quá nhiều thì chúng sẽ khiến cơ thể thoát khỏi sự kiểm soát của não bộ và là nguyên nhân dẫn đến "cáu bẳn".

Ở Mỹ, khi bạn cho trẻ con quá nhiều kẹo ngọt, người ta sẽ nói rằng: "Nó sẽ làm lượng đường tăng cao, hãy dừng lại đi". Và hầu như mọi người ở Mỹ đều biết rằng trẻ con ăn nhiều bánh kẹo có chứa đầy đường cát trắng sẽ "không có khả năng tập trung, khả năng suy luận giám sút và thậm chí là nóng tính, dễ cáu bẳn".

Trê con hiện nay hay bị cho là "dễ cáu ban" và tôi cho rằng một trong số các nguyên nhân chính là do chúng đã hấp thu quá nhiều đường tinh luyện.

Hơn nữa, khi đường được phân giải trong cơ thể chúng ta, chúng sẽ cần đến vitamin Bl. Tuy nhiên, trong đường cát trắng lại hầu như không có vitamin. Chính vì vậy, khi cơ thể hấp thu thiếu vitamin B sẽ dễ dẫn đến các vấn đề như bệnh thiếu vitamin, mệt mỏi chóng mặt, thiếu máu, trầm cảm, nóng nảy, suy giảm trí nhớ...

Tôi hy vọng rằng bạn đã nhận ra được đường cát trắng là loại đường đáng sợ đến nhường nào.

Đường không chỉ được sử dụng trong các loại bánh kẹo, các món ăn hàng ngày mà còn được sử dụng nhiều trong các loại đồ uống đóng chai trên thị trường hiện nay. Một chai nước ép hoa quả hay nước ngọt có ga 500ml chứa đến 30g đường, trong khi đó, lượng hấp thu an toàn thông qua ăn uống trong một ngày của người chỉ nên là 20g.

Nói cách khác, cho dù ở nhà bạn không chế biến bất cú món gì dùng đường nhưng chi cần một chai nước ngọt là bạn đã hấp thu đường quá mức rồi. Chính vì vậy, cùng với việc ngưng sử dụng đường cát trắng tại nhà, bạn cũng cần chú ý ngưng sử dụng các loại đồ uống nước ngọt trên thị trường.

Đổ thay thế cho đường cát trắng, bạn có thể sử dụng các loại khác như đường đỏ, mật ong hay si rô lá phong tự nhiên. Đây là các loại thực phẩm rất tốt vì chúng có chứa rất nhiều khoáng chất thiên nhiên.

Hãy nhớ "thực phẩm trắng" là "thực phẩm khống tốt cho cơ thể"

Đọc đến đây liệu bạn đã nhận ra một điểm chung của các loại thực phẩm không tốt cho cơ thể chưa? Ngũ cốc tinh chế, muối tinh chế, đường tinh luyện... Đúng vạy, những loại thực phẩm không tốt cho cơ thể, tất cả đều là "thực phẩm trắng" đã gua tinh chế.

Do quá trình tinh chế nên thực phẩm bị mất đi trạng thái tự nhiên của mình. Điều đó cũng có nghĩa là chúng đã mất đi "sinh mệnh sống" của bản thân. Thực phẩm càng giữ được trạng thái tự nhiên ban đầu thì lại càng có sức sống dồi dào và là thực phẩm cực kỳ tốt cho cơ thể.

Tùy nhiên, cũng có trường hợp mặc dù thực phẩm không trài qua quá trình tinh chế nhưng chúng vẫn trờ thành "thực phẩm trắng = thực phẩm không tốt cho cơ thể". Đó chính là những thực phẩm đã bị "tẩy trắng".

Nhiều người dân Nhật Bản rất thích những loại thực phẩm trắng tinh, đẹp mắt. Chính vì vậy, có rất nhiều loại thực phẩm bị kém tươi, hay những loại do bị cxy hóa mà chuyển màu, thậm chí những loại vốn có rràu nâu tự nhiên nên kém bắt mắt đều bị tẩy trắng và bán ra ngoài thị trường.

Các loại bầu khô kanpyo, khoai nưa, chà cá, nấm trên thị trường vốn dĩ không có màu trắng tinh như vậy mà phần nhiều trong số đó đều đã bị tẩy trắng nhờ các loại thuốc khác nhau.

Các loại thuốc tẩy trắng đều là các loại thuốc hóa học cả. Hơn nửa, trong các thuốc tẩy trắng này đều có chứa thành phần diệt khuẩn nên khi ăn thực phẩm đã bị tẩy trắng sẽ dẫn đến nguy cơ gầy tổn hại đến các vi khuẩn trong môi trường đường ruột.

Với các loại đường, không cần nhìn vào bảng thành phần dinh dưỡng tôi cũng biết rằng loại có màu đậm hơn sẽ chứa nhiều các chất dinh dưỡng vi lượng hơn. Ngay cả với muối cũng vậy, muối tốt không phải là loại muối trắng tinh. Hay đậu hũ tự nhiên thực ra cũng có màu kem nhạt. Và gạo lứt hay ngũ cốc, tất cả đều có màu của mình.

Trong giới tự nhiên không có loại thực phẩm nào trắng tinh cả. Riêng về củ cải đúng là trắng hết thật nhưng nếu bạn tuân theo nguyên tắc ăn toàn bộ thì phần lá của chúng vẫn có màu "xanh".

Như vậy, cho du không cần phái suy nghĩ quá phức tạp, cũng không cẩn phải ùm hiểu từng thành phần một, chỉ cần bạn chú ý tránh xa các loại thực phẩm trang tinh, chọn lựa những thực phẩm tốt có màu sắc tự nhiên, hình dáng tự nhiên (= toàn bộ thực phẩm) thì tự ban cũng đã loại bỏ được những thực phẩm có hại rồi.

về cơ bản, những loại thực phẩm tươi mới chưa qua ban tay của con người đều là những thực phẩm tốt cho cơ thể.

Tuy nhiên, đôi khi cũng có những ngoại lệ. Cũng có những loại thực phẩm nhờ qua bàn tay của con người ma trờ thành loại thực phẩm sống tốt cho cơ thể.

Tiêu biểu trong đó chính là thực phẩm lên men.

Lên men tức là quá trình sử dụng các loại nấm như men hay các loại vi khuẩn như vi khuẩn lactic để phân giải các hợp chất hữu cơ, hình thành nên cồn, axit hữu cơ và khí cacbonic. Quá trình lên men này thực ra cũng giống với quá trình ủ thối. Hay nói cách khác, trong số các quá trình ủ thối, người ta phân biệt riêng ra trường hợp có lợi cho cơ thể con người gọi là lên men.

Và các thực phẩm lên men được gọi là thực phẩm sống đều là nhờ vào các vi sinh vật.

Cũng giống như việc các vi khuẩn trong môi trường đường ruột trong cơ thể chúng ta giúp chúng ta sản sinh ra nhiều loại enzyme khác nhau, các vi sinh vật trong các loại thực phẩm lên men cũng giúp chúng tạo ra nhiều enzyme. Và chính vì chứa nhiều enzyme như vậy nên thực phẩm lên men mới gọi là thực phẩm sống.

Thực phẩm lên men có ờ khắp nơi trên thế giới. Các loại sữa chua, phô mai là các loại thực phẩm lên men nhờ vi khuẩn lactic lên men cho sữa bò. Ngoài ra, các món kim chi muối cay, cá cơm muối của Hàn Quốc cũng là thực phẩm lên men.

Nhật Bản chúng ta cũng có nhiều thực phẩm lên men truyền thống như miso, shoyu, đậu tương lên men (natto), dấm, dưa muối... Các món ăn địa phương như Funazushi (sushi cá diếc muối khô), cá khô, cá lên men, đậu phụ, rượu Nhật Bản, rượu vang, bia... cũng đều được sản xuất dựa trên phương pháp lên men.

Có một điều cần phải chú Ỷ đối với thực phẩm lên men, đó là không phải thục phẩm lên men nào cũng tốt cho cơ thể.

Vậy làm thế nào để phân biệt được thực phẩm lên men tốt cho cơ thể?

Bạn có thể dựa vào hai điểm để nhận biết. Điểm thứ nhất là nguyên liệu là thực phẩm thực vật hay thực phẩm động vật. Các loại thực phẩm lên men có nguyên liệu là thực phẩm thực vật hầu hết đều tốt cho cơ thể.

Miso, shoyu, natto... các loại thực phẩm lên men làm từ đậu tương đều là các loại thực phẩm lên men tốt cho cơ thể, chứa nhiều enzyme. Ngay cả loại dưa chua ngâm bằng cám gạo sử dụng loại cám giàu các chất vi lương cũng giúp cơ thể hấp thu tốt các chất này. Ở nhà tôi thường dùng nền cám từ cám gạo hay bột gạo lứt xay từ gao lứt để ngâm dưa.

Sữa chua và phô mai hay được cho là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, như tôi đã nói trong cuốn sách trước, chúng được làm từ sữa bò nên những ai thích loại thực phẩm này có thể thỉnh thoảng ăn nó với một lượng nhỏ và cũng không nên ăn quá hai lần trong một tuần.

Ngoài ra, các món cá như cá cơm muối hay cá lên men vốn có nguyên liệu từ động vật nhưng nếu không hấp thu quá nhiều thì cũng có thể bổ sung enzyme cho cơ thể.

Một điểm nữa ta cần chú ý khi phân biệt thực phầm lên men tốt là xem trong đó có chứa cồn hay không.

Nguyên liệu của bia, rượu vang, rượu Nhật Bàn mặc dù đều là thực vật như lúa mỹ, nho, gạo nhưng trong quá trình lên men đâ tạo ra cồn nên khi đi vao cơ thể, chúng bắt cơ thể phải tốn enzyme để giải lượng cồn trong đó, do đó không thể coi chúng là thực phẩm tốt được.

Ngoài ra, với các sản phẩm đã phân giải hết cồn trong quá trình sản xuất như giấm thì dù có hấp thu vào cơ thể cũng không bị tiêu tốn enzyme nên loại thực phẩm này không có vấn đề gì.

Trong trường hợp bạn mua thực phẩm lên men ngoài thị trường, tôi khuyên bạn cần bỏ ngay các sản phẩm có ghi "giảm muối" trên nhãn hiệu, đặc biệt là các sản phẩm miso, shoyu.

Do mọi người thường tin rằng hấp thu quá nhiều muối sẽ dẫn đến nguy cơ bị cao huyết áp nên các loại gia vị được gắn mác "giảm muối" hiện đang được bán rất chạy ở Nhật và được coi là sản phẩm vì sức khỏe. Tuy nhiên, miso hay shoyu đều phải có một lượng muối nhất định mới không bị hư thối. Hay nói cách khác, nếu cắt giàm lượng muối trong đó thì chúng sẽ dễ bị hư thối.

Mặc dù vậy các nhà sản xuất sẽ không bán những sản phẩm dễ bị hư thối. Do đó, họ sẽ cần dùng đến "thuốc chống thối rữa". Hầu hết các loại sản phẩm có gắn mác giảm muối đều sử dụng "thuốc chống thối rữa" này. Để xác định xem trong miso, shoyu có sử dụng loại thuốc này hay không, bạn chỉ cần xem chúng có nổi mốc lên hay không là được. Với những chai miso, shoyu để mở nắp trong thời gian dài giữa cái nắng nóng mùa hè mà không bị nổi mốc thì chắc chắn chúng có sử dụng thuốc chống thối rữa.

Từ ngày xưa người ta đã biết với miso, shoyu dù có bị nổi mốc vẫn không có vấn đề gì. Cho dù co nổi mốc thi I hì cần vớt bó phẩn mốc đó là vẫn có thể dùng được. Những sản phẩm lên men mà không có mốc chính là những "thực phẩm chết" không có khả năng nuôi dưỡng sự sống.

Hon nửa, nếu là miso, shoyu sử dụng muối tốt và lên men theo phương pháp truyền thống thi dù lượng muối có lớn cũng không gây ra bệnh cao huyết áp cho người sử dụng.

Thực phẩm lên men là "thực phẩm sống" tuyệt vời. cô đọng tinh hoa trí tuệ của nhân loại. Tôi hy vọng rằng bạn có thế kết hợp được chúng vào trong bửa ăn hàng ngày của mình.

Sản phẩm thay thế bơ thực vật, sữa bò, sữa chua

Ý kiến phàn ánh tôi nhận được nhiều nhất cho cuốn sách lần trước chính là: "Tôi biết rằng các sản phẩm từ sữa hay thực phẩm động vật không tốt cho cơ thể. nhưng nếu thế thì tôi biết nên ăn gì bây giờ?"

Vi dụ như những người đã quen ăn bánh mỳ kèm với bo mỗi ngày, họ không biết nên chọn cái gì thay thế để ăn cùng bánh mỳ cả.

Chính vì vậy, trong phần này tôi sẽ nói kỹ hơn một chút về chuyện chuẩn bị cho bữa ăn hàng ngày.

[Các món dùng để phết ăn kèm với bánh mỳ]

Trước hết tôi sẽ lấy ví dụ về các loại thực phẩm thay thế cho bơ thực vật. Ngoài ra, bơ thông thường cũng có chứa nhiều chất béo bão hòa có nguồn gốc từ động vật nên cũng cần tránh không sử dụng. Tôi có thể giới thiệu cho bạn các loại thay thế như "mật ong", "si rô lá phong" và "bơ lạc" chất lượng tốt. Các loại bột làm từ hạt mè hay quà bơ chỉ cần chú Ỷ không để bị oxy hóa thì đây chính là các loại thực phẩm tốt giúp cơ thể hấp thu được các chất béo dạng cis cùng các vitamin, khoáng chất.

Với những ai thích mứt, bạn có thể sử dụng mứt không dùng đường cát trắng, ít ngọt và tự làm tại nhà.

Khi ăn kèm các loại này với bánh mỳ, bạn nên lấy một lượng đù dùng ra đĩa nhỏ để dùng. Có nhiều người hay để mở nguyên lọ bơ, mứt trên bàn ăn để tiện lấy nhưng như thế sẽ làm quá trình oxy hóa diễn ra nhanh hơn do đó bạn nên từ bỏ thói quen này. Nếu có thể chọn loại hộp có nắp đậy kín và hạn chế số lần đóng mở nắp hộp xuống thấp nhất thì bạn có thể phòng tránh được quá trình oxy hóa.

Với mật ong và si rô lá phong, nếu là loại chất lượng tốt thì không rẻ chút nào, còn trong số những loại hảng giá rẻ có rất nhiều loại hàng giả có trộn lẫn với các loại đường bên trong, do đó bạn nên nhìn kỹ mặt hàng, thành phần và chọn cho mình loại có chất lượng tốt.

INuớc sổt chấm salad]

Với các loại nước sốt dùng cho món salad, tôi cũng khuyên bạn nên dùng loại tự làm thay cho các sản phẩm bày ban trên thị trường. Mặc dù các loại nước sốt làm sẵn nay giúp bạn tiết kiệm thời gian, còng sức và cũng không tốn kem nhưng bạn hãy nhớ chúng nhất định có chứa chất phụ gia thực phẩm và các chất bảo quản hóa học.

Loại nước sốt tôi hay làm chính là nước sốt không dầu từ tảo bẹ.

Cách làm rất đơn giản.

Bạn chì cần thêm rượu mirin, dấm balsamic vào trong nước hầm tảo bẹ đặc và trộn đều lên là được.

Ngoài ra, nếu bạn làm sẵn "nước sốt shoyu" - nước sốt làm từ nước hầm cá ngừ và tương shoyu, thì bạn có thể chế biến thành nhiều loại nước sốt ngon miệng khác như cho thêm một chút bột mè sẽ tạo thành "nước sốt me", cho thêm gừng, tỏi, hành lá băm nhỏ ta được nước sốt thơm, cho thêm sốt Doubanjiang ta sẽ được sốt cay...

[Sản phẩm thay thế sữa bò, sữa chua]

Sửa bò, sữa chua là các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có chứa lipid peroxide (chất béo bị oxy hóa quá muc hay "chất béo bị gỉ"), dễ làm hỏng tràng tướng của ta nên đây chính là một trong những loại thực phẩm cần tránh xa. Đặc biệt, có khá nhiều người Nhật bị mắc chứng "không dung nạp lactose" - trong cơ thể hầu như không có enzyme để phân giải lactose nén cần hạn chế hấp thu các loại thực phẩm này tối đa để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Sản phẩm có thể thay thế cho sửa bò có thể kể đến chính là sữa đậu nành có nguồn gốc từ thực vật. Sữa đậu nành có thể thay thế cho sữa bò trong hầu hết các món như các món hầm với sữa, bỏ lò...

Với những ai quá yêu thích và không thể bỏ được hương vị của sữa bò thì bạn nên tránh các loại sữa đã được tiệt trùng ỏ nhiệt độ siêu cao và được đồng nhất, ngoài ra cũng nên hạn chế, chl nên uống một lần trong một, hai tuần.

Sữa chua có chúa nhiều vi khuẩn lactic nên nhiều người tin rằng đây là thực phẩm có lợi cho đường ruột. tuy nhiên, với vai trò là một bác sĩ nội soi đã kiểm tra đường ruột cho rất nhiều trường hợp, tôi lại có ý kiến hoàn toàn khác biệt.

Trong số những người thường xuyên ăn sữa chua tôi chưa thấy một người nào có tràng tướng khỏe mạnh cả, từ đó, tôi không cho rằng sữa chua là loại thực phẩm tốt cho tràng tướng của chúng ta.

Chính vì vậy, nếu bạn muốn bổ sung vi khuẩn lactic, bạn không nên thông qua sữa chua mà nên ăn các thc phm lên men nhờ vi khuân lactic như dưa muôi, kim chi tự làm...

Với những ai yêu thích sửa chua, bạn có thế thử chuyên sang "sữa chua đậu nành " làm từ sữa đậu nành.

Những bí quyết trong cách hấp thu thực phẩm động vật

Nêu bạn có thể hạn chế thực phẩm động vật xuống còn 10 - 15% tổng bửa ăn thì bạn không cần phải quá lo lắng. Với những ai còn chưa hình dung ra được con so 15% này, thì bạn cứ ước lượng mỗi ngày ăn khoảng 1 OOg là được.

Mặc dù vậy, nếu xét đến tính chất khác nhau của chất béo có trong các loại thực phẩm động vật thì bạn nên ăn các loại "cá" sé tốt hơn là các loại "thịt" như thịt bò, lợn, gà... Khi quan sát máu của người sau khi ăn các loại thịt động vật có thân nhiệt cao hơn thân nhiệt người, tôi nhận ra rằng có những trường hợp hồng cầu bị đông lại trong suốt năm, sáu tiếng. Chính vì vậy, những người có thể trạng bất thường như bị bệnh cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, béo phì (hội chứng chuyển hóa...) hãy chọn các loại cá cho thực đơn thực phẩm động vật trong bữa ăn của mình.

Ngoài ra, các loại cá cũng có ưu điểm là dễ thực hiện theo cách ăn toàn bộ hơn là ăn thịt.

Các loại tôm cá nhỏ củng là thực phẩm tốt cho cơ ihê khi chứa rất nhiều khoáng chất như canxi... Đặc biệt là trẻ em đang trong giai đoạn phát triển hay phụ nữ có thai luôn trong tình trạng bị thiếu canxi nên cần hấp thu các loại thực phẩm này một cách tích cực từ một, hai lần mỗi ngày. Hơn nữa, bạn cũng nên ăn thêm các loại tảo biển mỗi ngày.

Nếu bạn chọn các loại cá nhỏ như cá mồi trăng thì ngay cà những bé ghét xương cá cũng có thể ăn hết mà không gặp phải vấn đề gì. Ngay cả những loại thực phẩm "oxy hóa" như cá khô, nếu ăn theo kiểu ăn toàn bộ thì lượng canxi có trong cá sê trung hòa ức chế sản sinh ra gốc tự do oxy hóa trong cơ thể. Với các loại cá khô to hơn một chút như hải sâm thì có thể xay ra thành bột và trộn lẫn rồi ăn cùng với súp, cơm chiên, bánh nướng...

Các loại cá thịt đỏ như cá ngừ rất giàu chất sắt nên rất tốt cho cơ thể, nhưng đổi lại chúng cũng rất dễ bị oxy hóa nên cần phải chú ý khi nấu nướng. Trước hết, với cá ngừ nên mua miếng thịt nguyên khối, và khi bạn chế biến món ăn, ví dụ nhu làm sashimi, bạn có thể cắt trực tiếp trên khối thịt đó. Tất nhiên trên thị trường cũng có bán những miếng sashimi được cắt sẵn, tuy nhiên thời gian tiếp xúc với không khí càng lâu thì chúng càng dễ bị oxy hóa nên tôi không khuyến khích bạn mua loại này. Khi cắt miếng thịt, bạn nên cắt bỏ phân liếp xúc với không khí bên ngoài của miếng thịt. Nghe có vẻ hơi lãng phí nhưng làm như thế bạn sẽ được miếng thịt an toàn hơn nữa.

Với mực và bạch tuộc, nhiều người cho rằng chúng có hàm lượng cholesterol cao nên sẽ tránh xa loại thực phẩm này. Tuy nhiên, đây lại là một suy nghĩ sai lầm. Thực ra thành phần chứa nhiều trong mực và bạch tuộc là "sterol" và nó khác hoàn toàn với cholesterol có hại cho cơ thể.

Mặt khác, trong các loại mực, bạch tuộc, cua, tôm, sò còn chứa nhiều một chất axit amin là "taurin", một thành phần có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu. Tuy nhiên, mực và bạch tuộc có độ dai nên hoi khó nhai, do đó khi chế biến cần chú ý thái miếng nhỏ và khi ăn cần nhai kỹ.

Ngoài ra, các loại cá xanh cũng chứa nhiều chất béo không bão hòa, DHA, EPA nên cũng có thể coi là thực phẩm tốt cho cơ thể. Trong "ruột" của các loài cá này còn chứa nhiều enzyme nên khi ăn, cần lựa chọn loại cá tươi mới và nên ăn cả phần ruột bên trong.

Với thực phẩm động vật, chỉ cần ăn các loại cá là có thể giúp cơ thể hấp thu đầy đủ các chất, nhưng chắc hẳn bạn cũng thích ăn các món thịt đúng không nào. Chinh vì vậy, tôi cũng hay hướng dẫn bệnh nhân của mình nên kiềm chế số lần ăn thịt xuống còn một, hai lần trong tháng. Và tôi củng không nói là hoàn toàn không được phép ăn thịt.

tuy nhiên, thịt có nguy cơ dẫn đến các bệnh nguy hiểm cao hơn cá nên cần phải hết sức chú ý khi lựa chọn nguyên liệu.

Trước hết, điều quan trọng chính là phải lựa chọn được nguyên liệu tươi mới, không bị oxy hóa. Đổ làm được điều này thì cách tốt nhất là bạn nên mua thịt nguyên khối về và khi ăn thì cắt trực tiếp từng miếng nhỏ ra là được.

Với những ai gặp khó khăn với việc thái thịt, bạn có thể nhờ hàng thịt cắt nhỏ luôn cho mình và nên ăn hết trong ngày. Ở Mỹ, việc yêu cầu nhân viên thái thịt hay thịt nguội ngay trước mặt mình là điều hết sức bình thường.

Thực ra, việc nhờ nhân viên thái thịt ngay trước mắt mình ngoài việc phòng tránh thịt bị oxy hóa còn có một lợi ích nữa. Đó chính là loại bỏ được việc sử dụng "thuốc chống thối rữa" hay "thuốc tạo màu".

Các miếng thịt được thái sẵn trong siêu thị thường có màu rất đẹp. Cho dù đó là miếng thịt được thái từ trước và bày trong cửa hàng đến vài tiếng nhưng nó vẫn không chuyển màu. Đó là vì khi đóng gói vào túi, chúng đã bị cho thêm các chất phụ gia vào cùng.

Nếu mở các miếng thịt thái sẵn mà bạn đã mua, bạn sẽ thấy mặt ngoài miếng thịt rất đẹp nhưng những phần chồng lên nhau lại bắt đầu ngả màu nâu. Có lẽ ai cũng đã từng trải qua chuyện như vậy rồi đúng không nào.

Đó la do chỉ có những phần chồng lên nhau đấy inới không bị dính thuốc chống thối rữa, thuốc tạo màu nên chúng bị oxy hóa và dần đổi màu.

Đáng lẻ các miếng mặt ngoài phải là nơi tiếp xúc không khí nhiều nhất nên chúng sẽ bị chuyển màu trước, còn các miếng bị xếp chồng lên sẽ vẫn còn màu đó đẹp mới phải. Thế nhưng tinh trạng của các miếng thịt được thái sẵn lại ngược lại, đó là do chúng đà bị phun chất phụ gia lên bề mặt rồi.

Tiếp theo, một điều cũng rất quan trọng nữa là loại thịt đấy được nuôi như thế nào.

Điều này có liên quan đến vấn đề "giá cá".

Ví dụ với thịt bò, loại thịt bò rẻ thường có nguy cơ cao bị sử dụng thêm chất chống thối rữa và chất tạo màu, do đó nên tránh những loại này. Tuy nhiên, ban cũng đừng hiểu nhầm rằng tôi khuyên bạn phải chon những loại thịt như thịt bò Matsusaka hay thịt bò Kobe. Vấn đề ở đây là miếng thịt bò bạn chọn có phải là của một con bò khỏe mạnh không.

Những miếng thịt bò rẻ tiền, phần lớn trường hơp đều lấy từ những con bò được nuôi trong chuồng chật chội, ít vận động và được cho ăn những loại thức ăn tóng hợp không hề có sức sống. Một khi nuôi trong chuồng thì không được để bò bị bệnh, do đó có khả náng chúng sẽ thường xuyên phải sử dụng thuốc kháng sinh. Rồi nếu thêm chất bào quản, chất tạo màu cho loại thịt ấy thì... Chúng không thể được coi là thực phẩm nữa rồi.

Lý tưởng nhất là bạn có thể chọn được thịt từ những con bò được chăn thà tự nhiên, được ăn cỏ trên những đồng cỏ không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Những miếng thịt bò như thế sẽ không có vân mỡ, và do cơ thịt khá phát triển nên miếng thịt có thể hơi cứng nhưng thực sự thì ăn phần thịt đỏ như vậy mới là cách ăn thịt động vật tốt nhất cho cơ thể.

Cảm giác đói bụng chính là thước đo cho sức khỏe

Cùng với việc lựa chọn thực phẩm tốt, việc hình thành và duy trì "thói quen ăn uống điều độ" cũng là điều quan trọng để duy trì sức khỏe cho bản thân.

Khi nói hãy ăn uống điều độ, nhiều người thường cho rằng cần cố định thời gian cho ăn uống như bảy giờ ăn sáng, mười hai giờ ăn trưa, ba giờ chiều ăn nhẹ hay hoa quả, sáu giờ tối thì ăn bữa tối...

Những phương pháp như vậy không hẳn là không tốt, nhưng điều quan trọng là "ăn khi bạn thực sự thấy đói bụng".

Mặc du bạn không thấy đói bụng nhưng đã đến giờ rồi nen vẫn ăn cơm, điều này tuyệt đối không phải là điều tốt.

Nếu dạ day, đường ruột khỏe mạnh thì sau khi ăn từ ba đến bốn tiếng, thức ăn sẽ bị tiêu hóa và bạn sẽ "cảm thấy đói''. Chính vì vậy, so với việc quy định một giờ cố định để ăn cơm thì việc dựa trên những cảm giác đói bụng chân thực nhất của chính bạn sẽ giúp bạn ăn uống điều độ hơn.

Điều quan trọng không phải là quy định giờ để ăn cơm mà nên duy trì trạng thái khỏe mạnh để dạ dày luôn thấy đói vào những giờ cố định.

Trong trường hợp dạ dày của bạn chắc chắn là trống rỗng rồi mà bạn vẫn không thấy đói thì chứng tỏ dạ dày của bạn đang khá yếu, hay nói cách khác là bạn đang thiếu enzyme.

Đặc biệt, những người thức dậy buổi sáng mà không thấy đói thì nên nghĩ đến khả năng bản thân đang thiếu khá nhiều enzyme trong cơ thể.

Cảm giác "đói bụng" thực ra chính là "thước đo cho sức khỏe".

Ngược lại, dù bạn có ăn bao nhiêu nhưng vẫn cảm thấy đói bụng và ngày càng ăn nhiều thì trường hợp này cũng do bạn thiếu enzyme trong cơ thể.

Phương pháp hiệu quả nhất vói những người như vậy chính là "nhai kỹ".

Với những người không cảm thấy đói, nhai kỹ sẽ giúp giảm gánh nặng của dạ dày nên sẽ giúp tiết kiệm được enzyme trong cơ thể.

Còn trong trường hợp ngược lại, với những người ăn nhiều mà vẫn thấy đói, nhai kỹ sẽ giúp quá trình tiêu hóa, hấp thu diễn ra tốt hơn nên có thể giúp người đó hấp thu được những chất dinh dưỡng mà bình thường cơ thể không thể hấp thu tốt được. Ăn thật nhiều, thật nhiều mà vẫn thấy đói chính là phản ứng cho thấy cơ thể đang không hấp thu tốt chất dinh dưỡng cần thiết, do đó nếu bạn có thể hấp thu tốt các thức ăn đã ăn thì bạn sẽ không thấy đói nữa.

Khi nhai, ít nhất bạn nên nhai 30 - 50 lần, với thức ăn cứng hay khó tiêu bạn nên nhai khoảng 70 lần. Lý tưởng nhất là nhai đến khi thức ăn đã nhuyễn thì tự nhiên răng sẽ không dính thức ăn và nó sẽ tự đi vào thực quản.

về thời gian cho bữa ăn, có một điều tôi muốn bạn chú ý chính là nên kết thúc bữa ăn khi trời còn sáng. Đặc biệt với bữa tối thì càng nên chú ý đến điểm này.

Với con người hiện đại, những người quá bận rộn công việc, chúng ta thường bị quấn bởi công việc nên cuối cùng thời gian cho bữa tối hay bị kéo dài đến tận khuya.

Có không ít người sau khi tăng ca, trớ vồ nha đã hơn chín giờ va luc đó mới bắt đầu đi ăn.

Tuy nhiên, như tôi đã nói trong cuốn sách trước, bữa tối cần phái kết thúc trước khi ngủ khoảng năm tiếng. Trong khi ngủ, nếu dạ dày vẫn còn thức ăn sẽ có nguy cơ dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày, viêm phổi hay chứng ngưng thở khi ngủ. Cho dù bạn không mắc các tình trạng quá xấu như vậy nhưng nếu cứ để thức ăn trong dạ dày khi đi ngủ thì bạn vẫn sê bị đầy bụng, giảm chất lượng giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi và không thể phục hồi thể lực.

Chính vì vậy, bạn nên kết thúc bữa tối trước sáu giờ tối, muộn nhất thì cũng nên ăn trước bảy giờ.

Nói đến đây có thể sẽ có người thắc mắc, liệu ăn tối muộn nhưng ăn cơm gạo lứt tự nấu ờ nhà với ăn sớm nhưng ăn các quán bình thường bên ngoài thì cái nào sẽ tốt hơn.

Hai lựa chọn như vậy nghe có vẻ phức tạp nhưng bạn không cần phải nghĩ quá khó như vậy. Nếu bạn chuẩn bị cơm ở nhà thì có thể làm thành cơm hộp rồi mang đi, hoặc nếu nhà bạn gần công ty thì có thể tận dụng khoảng trống, giờ nghỉ trong công việc để về nhà ăn cơm. Nếu ăn cơm bên ngoài thì bạn có thể chọn các quán mỳ soba hay quán ăn kiểu Nhật. Gần đáy, ngày càng có nhiều quán bán đồ ăn tự nhiên nên nếu bạn chọn những quán ăn đó thì cũng không có vấn đề gì. Trong trường hợp không tìm được quán ăn nào tốt, bạn cũng có thể đến quán quen của mình và yêu cầu cơm gạo lứt cũng được.

Bạn hãy tự kết hợp lối sống cá nhân của mình với môi trường sống xung quanh để tìm ra phương pháp tốt nhất mà bạn có thể duy trì lâu bền.

Những người không chịu lắng nghe "tiếng gọi của dạ dày" sẽ bị bệnh

"Hây hạn chế tối đa thức ân động vật"

"Hãy dừng các sản phẩm từ sữa."

"Dầu ép có chứa nhiều chất béo chuyển hóa nên với các món chiên xào như tempura chỉ nên ăn mỗi tháng một lần."

Sau khi nghe xong những lời này của tôi, có nhiều bệnh nhân cảm thấy buồn phiền vì "không còn niềm vui được thưởng thức các món ăn nữa."

Tuy nhiên, những suy nghĩ tiêu cực như vậy chỉ khiến bản thân bạn thấy đau khổ, bất hạnh hơn thôi. Liệu việc ăn thỏa thích các món mình muốn ăn có thực sự là "thú vui trong ăn uống" hay không?

Tôi hy vọng rằng bạn, những người đang đọc cuốn sách này sẽ suy nghĩ sâu xa hơn nữa về vấn đề bữa ăn và sức khỏe.

Với chúng ta, ăn uống là yếu tố tuyệt đối cần thiết để tổn tại. và đồng thời đó cũng là một trong các thú vui lơn của đời người. Trong các cuốn tiểu thuyết khoa hoc viễn tưởng tôi từng đọc thời trẻ, người ta củng viết ràng các bữa ăn trong tương lai sẽ đều được chế thành viên thuốc cô đọng hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người, thế nhưng dù nền văn minh nhân loại có tiến bộ đến đâu đi chăng nữa thì tôi cho rằng con người cũng sẽ không làm ra việc như vậy. Cảm nhận vẻ tinh tế của món ăn bằng mắt, tận hưởng mùi hương bằng mũi, nếm hương vị bằng lưỡi và cảm giác no bụng khi ăn, niềm hạnh phúc khi được tận hưởng món ăn đấy sẽ không có thứ gì có thể thay thế được.

Tuy nhiên, dù có là niềm hạnh phúc lớn đến đâu đi chăng nữa nhưng nếu chi đuổi theo sự vui vẻ, thỏa mãn cũng không phải là một chuyện tốt. Bởi niềm vui đó chỉ là cảm nhận của một bộ phận trên cơ thể chúng ta như mắt, lưỡi, não...

Đằng sau niềm vui sướng đó là gánh nặng khổ sờ đè lên dạ dày, đường ruột.

Sau khi ăn thật nhiều món bít tết ngon miệng, bạn có biết dạ dày, đường ruột phải cố gắng thế nào để tiêu hóa hết chúng hay không? Và để ỉàm được điều đó, cơ thể chứng ta đã phải sử dụng bao nhiêu enzyme? Bạn hãy th nghĩ xem.

Nếu bạn cứ tiếp tục bỏ qua những nỗi vất vả mà dạ dày, đường ruột của bạn đang gánh chịu thì chắc chằn bạn sẽ nhận được một phần thưởng to lớn cho việc nàiy.

"Bệnh tật" ỉà phần thường cho những ai không biết lo lắng cho cơ thể và thường xuyên bỏ qua những tiếng gjọi của dạ dày.

Tôi cho rằng điều quan trọng là chúng ta phải biiết cân bằng giữa "tâm" biết cảm nhận niềm vui khi thưởmg thức món ăn và "cơ thể" đang chuyển hóa năng lượing sống từ thúc ăn chúng ta ăn hằng ngày.

Bữa ăn phải ngon miệng, phải giúp ta thấy hài lòmg, hạnh phúc. Nhưng đồng thời bữa ăn củng phải đầy đủ năng lượng để nuôi dưỡng cơ thể chúng ta.

Hai điều này hoàn toàn không mâu thuẫn với nhaiu. Vốn dĩ với một cơ thể sống mà nói, có thể cảm nhiận thấy độ ngon trong món ăn chính là vì món ăn đó ttốt với cơ thể.

Tuy nhiên, con người ngay từ bé đã quen ăn ccác món có thêm chất phụ gia thực phẩm thế nên cho dù là những món không tốt với cơ thể, chúng ta cũng Cíảm thấy "ngon miệng". Đây chính là một tác hại gây thìay đổi vị giác của phụ gia thực phẩm.

Đọc đến dây, nếu bạn đã từng cảm thấy những móni ăn chết không chứa enzyme mình từng ăn thật ngon miệrng, thì tỏi hy vọng răng bạn sẽ biết cảnh tỉnh lại chính mình về thói quen ăn uống trong quá khứ và để tâm đến các món ăn có lợi cho cơ thể mình hơn.

Nếu có thể duy trì phương pháp ăn uống dựa trên phương pháp trị liệu enzyme từ nừa năm đến một năm thì vị giác của bạn sẽ hồi sinh trở lại, biết cảm nhận vị ngon từ enzyme.

Tuy nhiên, nói như vậy cũng không có nghĩa là bạn phải ép buộc bản thân ân các món mình ghét, hay các món bạn thấy dở tệ chỉ vì nó tốt cho cơ thể. Mỗi con người là một tình huống khác nhau. Từ lượng enzyme trong cơ thể cho đến khả năng chịu đựng với các loại thực phẩm nhất định hay trạng thái ON/OFF của gen di truyền, mỗi người đều là một sự khác biệt.

Có những người từ bé đã thích uống sữa bò và lớn lên họ vẫn duy trì thói quen uống sữa này mà không có một vấn đề sức khỏe nào cả, trong khi đó cũng có những người hiếm khi mới uống một chút sữa nhưng một khi đã uống thì tràng tướng sẽ bị xấu đi và dễ dàng bị bệnh ngay lập tức.

Ngay cả những kết quả lâm sàng của tôi cũng cho ra những kết quà rất thú vị.

Theo như những số liệu trong "điều tra thói quen ăn uống" mà tôi thu thập được, những người mắc bệnh về đường ruột với nguyên nhân là sữa bò hầu hết đều là những người từ nhỏ đã không thích hay rất ghét sửa bò. Tôi cũng từng gặp nhiều bệnh nhân mặc dù không thích sữa bò nhưng bắt buộc phải uống chúng theo suất ăn quy định trong trường học, hay bị bố mẹ nhà bắt uống vì chúng có nhiều canxi, và kết quả khi cứ phải uống liên tục như vậy chính là những bệnh như dị ứng, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, viêm khớp...

Chính vì vậy, tôi chưa bao giờ hướng dẩn bệnh nhân của mình phải bắt buộc bản thân ăn những thứ mình ghét, đặc biệt là với trẻ con. Bởi có nhiều trường hợp những món bạn không thích hay không thấy ngon là do chúng không có lợi cho cơ thể bạn.

Cơ thể chúng ta rất thành thực. Chúng ta cảm thấy "ngon" với những món tốt cho cơ thể và thấy "dờ" với những món không tốt cho cơ thể.

Đây chính là một cơ chế tự vệ và rất hay gặp ở trẻ em.

Tôi cho rằng chúng ta cần phải xác định rõ bản thân có cảm thấy các thành phần tự nhiên trong thực phẩm có "dở" hay không. Và phương pháp tốt nhất để xác định điều này đó là cố gắng hấp thu các loại thực phẩm tốt.

Gần đây ngày càng có nhiều trẻ em ghét ân rau. Nhưng theo tôi, có khả năng cao là các bé cảm thấy "ghét" với các thành phần bào vệ thực vật, phân bón hóa học còn tồn đọng trong rau. Bằng chứng chính là khi cho các bé ăn rau củ thực sự trồng bằng phương pháp hữu cơ không sủ dụng thuốc bảo vệ thực vát, hầu hết các bé đều thấy ngon miệng và ăn cả những loại rau bé vốn rất ghét. Nếu trong nhà bạn đang có em bé ghét ăn rau thì bạn hãy thử một lần cho bé ăn những loại rau củ thực sự tốt.

Nếu như ân những loại thực phẩm thực sự tốt mà bạn vẫn thấy "không ngon", điều đó có nghĩa trong thực phẩm đấy có cái gì đó không tốt với cơ thể bạn.

Sau nhiều năm khám bệnh cho nhiều bệnh nhân, tôi nhận thức rất rỏ ràng mỗi con người lại là một cá thể rất khác biệt.

Đù chúng ta cùng sống trong một môi trường nhưng do sự khác nhau về tinh thần, gen di truyền mà khả năng tiếp nhận đối với "những thứ không tốt cho súc khỏe" cũng khác nhau. Cho dù là một cặp song sinh cùng trứng mang cùng một mà ADN nhưng tùy theo môi trường, thói quen sinh hoạt mà "khả năng chịu đựng" cũng khác nhau.

Chính vì vậy, nói một cách nghiêm túc nếu không chú ý đến tất cả các vấn đề: khí hậu, thổ nhưỡng, chất lượng nước uống, gen di truyền, môi trường sống hiện tại, thói quen sinh hoạt, trạng thái tinh thần của một người thì không thể biết được bữa ăn tốt nhất cho người đó là như thế nào.

Tuy nhiên, dù là ai đi nữa, dù là môi trường nào thì việc bạn tuân thủ theo các quy tắc ăn uống tôi giới thiệu trong cuốn sách này cũng sẽ không có hại cho cơ thể bạn. Tôi rất tự tin khi nói với bạn điều này sau rất nhiều kinh nghiệm, số liệu thực tế từ việc khám chữa cho 300.000 người Nhật, Mỹ.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những điều "cơ bản". Nó không có nghĩa là bạn phải áp dụng y nguyên tất cả mọi điều này bằng không bạn sẽ bị bệnh.

Trong thực tế, có những người ăn thịt ba ngày trong một tuần nhưng vẫn không sao, nhưng có những người chỉ ăn một ngày thôi cũng cảm thấy khó chịu. Với những khác biệt cá nhân như vậy thì bạn cần phải tự biết lắng nghe cơ thể mình và tự điều chình cho hợp lý.

Điều bạn cần chú ý không phải là tâm trạng muốn ăn cái này hay không mà là những tín hiệu của cơ thể như sau khi ăn món này, cơ thể mình ra sao, tình trạng phân, xì hơi như thế nào...

Trước hết, mỗi chúng ta cần phải biết "điều cơ bản trong bữa ăn tốt đối với con người", sau đó mới kiểm tra về sỏ thích, khả năng chịu đựng của bản thân. Đó cũng chính là bí quyết giúp bạn có thể vừa tận hưởng các món ngon mà vẫn có thể sống khỏe mạnh, lâu dài.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #enzyme