Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP SÀNG ĐẠT ĐẾN TUỔI THỌ TỰ NHIÊN

Câu nói cửa miệng của mẹ tôi là: "Hãy trở thành một bác sĩ như Hideyo Noguchi!"

"Hãy trở thành một bác sĩ vĩ đại như Hideyo Noguchi và cống hiến cho mọi người."

Đó là những lời mẹ tôi vẫn thường nói ngày tôi còn bé.

Tôi sinh năm 1935 (năm Chiêu Hòa thứ 10), và lúc đó, Hideyo Noguchi đâ là một vị bác sĩ vĩ đại của toàn thố người dân Nhật Bản.

Hideyo Noguchi sinh ra trong một gia đình làm nông nghèo khó. Thuở nhỏ, vì một vết bỏng nặng mà bị mất cánh tay trái, nhưng ông vẫn khổ luyện, trở thành một bác sĩ giỏi và đi sang Mỹ để tiếp tục nghiên cứu y học. Ở đó, ông đâ đạt được nhiều thành tích xuất sắc mà ngay cà người Âu Mỹ lúc bấy giờ cũng không làm được. Tuy nhiên, trong một lần đi đến châu Phi để chữa bệnh sốt vàng da cho người dân ở đây, không may ông cũng bị nhiễm độc và qua đời.

Đó là câu chuyện về Hideyo Noguchi mà từ ngày bé mẹ đã kể đi kể lại cho tôi không biết bao nhiêu lần. Và cuối cùng, khi kết thúc câu chuyện, mẹ nhất định sẽ nói một câu: "Con cũng hãy cố gắng thành một bác sĩ vĩ đại như Hideyo Noguchi và cống hiến cho mọi người nhé."

Tôi lớn lên trong những câu chuyện kể ấy của mẹ, và từ khi học tiểu học, tôi đã tâm niệm rằng, "Tương lai, mình nhất định sẽ trở thành bác sĩ cứu giúp mọi người."

Thế nhưng bây giờ nghĩ lại, tôi lại thấy hơi kỳ lạ bởi gia đình tôi vốn làm nghề buôn bán chăn mền ở Yanakawa, thuộc vùng Kyushu, Nhật Bản. Là con trai trưởng trong gia đình, đáng lẽ bố mẹ phải bảo tôi tiếp tục kế thừa công việc của ông cha mới phải.

Gia đình tôi không nghèo khó như gia đình Hideyo Noguchi. Tôi cũng không hẳn là được đặt kỳ vọng phải trở thành người thành công, danh vọng. Không phải do nhìn vào thành tích tốt ở trường mà bố mẹ tôi khuyên tôi làm bác sĩ hơn là kế nghiệp gia đình. Trái lại, mẹ nói với tôi chuyện "hãy trở thành một bác sĩ vĩ đại" còn trước cả khi tôi đi học, lúc tôi bốn, năm tuổi gì đó.

Tôi nhớ mẹ tôi kể rằng cụ cố của mẹ tôi từng làm ngự y trong phủ chúa ở Kurume. Chắc lúc đó, mẹ tôi vẫn còn hoài niệm niềm tự hào của tổ tiên dòng họ.

Thế nên, nám 1963, khi tôi quyết định sang Mỹ với tu each la một bác sĩ thực tập, người hạnh phúc nhất luc bấy giờ chính là mẹ tôi. 

Lúc mới đặt chân lên đất Mỹ, cuộc sống của tôi chẳng co gi là sung sướng cả. Tỷ giá đồng đô la lúc đó rất cao, mọt đô la bằng 360 yên. Công việc nặng nhọc mà tiền lưong thì ít ỏi. Lúc đó, tôi cũng cảm nhận được sự phân biôt chủng tộc ờ nơi đây. Trong những ngày tháng ấy, điõu khiến tôi trụ vững ở Mỹ và bước tiếp những ngày tháng sau này chính là câu nói của mẹ: "Hãy trở thành mõi bác sĩ vĩ đại như Hideyo Noguchi."

Hơn nữa, nhờ mẹ mà tôi nhận được đâi ngộ hơn hẳn những người Nhật khác. Bởi ngay từ bé, mẹ đã vạch ra con đường du học Mỹ và cho tôi học tiếng Anh, thế nên tôi hầu như không gặp phải các vấn đề trong ngôn ngữ. Ở Mỹ, năng lực ngôn ngữ (năng lực tiếng Anh) và những đánh giá xã hội (địa vị xã hội hay thu nhập) có mối quan hệ tương quan với nhau, ở một nơi tập hợp rất nhiều chùng tộc như Mỹ, đừng nói là người nước ngoài, dù là người bản địa, nếu không có năng lực ngôn ngữ thì rất khó để có thể hưởng một chế độ giáo dục tốt. Và điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập cũng như địa vị xã hội sau này.

Trong xà hội Mỹ vẫn còn một bộ phận nào đó có sự phân biệt chủng tộc, giai cấp rất khốc liệt. Thế nhưng, mặt khác, xã hội Mỹ cũng luôn đánh giá cao những người xuất sắc trong công việc.

Lần đầu tiên tôi cảm nhận điều đó là khi sang Mỹ được tám năm, năm 1971.

Năm 1969, sau bao nhiêu nghiên cứu, thí nghiệm thất bại, cuối cùng tôi đâ trở thành người đầu tiên trên thế giới thành công trong phẫu thuật cắt bỏ polyp bằng kính nội soi có gắn dây thép. Tôi đâ tóm tắt lại những thành quả của mình và công bố trong hội thảo nghiên cứu nội soi dạ dày ở Mỹ năm 1971.

Nếu phương pháp này được công nhận thì bệnh nhân sẽ không cần phải làm phẫu thuật mở ổ bụng để cắt bỏ polyp, đồng thời giảm được những tổn thương to lớn cho bệnh nhân. Còn với những bác sĩ chỉ biết sử dụng phương pháp phẫu thuật mở ổ bụng từ trước tới giờ, đây có lẽ sẽ là một bước câi tiến đột phá trong y học. Trước hội thảo, tôi vừa cảm thấy hy vọng, vừa cảm thấy bất an, không biết dụng cụ và phương pháp phẫu thuật do mình nghiên cứu ra sẽ được giới y học Mỹ công nhận đến múc nào.

Sau khi kết thúc bài phát biểu của mình, phần thưởng lớn nhất tôi nhận được chính là tất cả hội trường đã đứng dậy vỗ tay ủng hộ. Từ giây phút đó, "nội soi" - một lĩnh vực ngoại khoa mới đã được ra đời. Nghe tiếng vỗ tay không dứt trong khán phòng, tôi cảm thấy dường như mình đã tiến thêm một bước tới gần Hideyo Noguchi.

Đừng sống "bùng nổ để rổi vụt tắt", hãy sống "bùng nố nhưng vẫn dài lâu"

Sau khi được giới y học công nhận, tôi có cơ hội được gặp gỡ nhiều người trong ngành hơn. Tôi cũng đã có dịp được gặp một bậc thầy trong ngành y. Qua buổi nói chuyện, tôi được biết rằng hồi còn trẻ, bậc thầy này đã từng gặp Hideyo Noguchi, thần tượng từ tấm bé của tôi. Thế nên, tôi đã hỏi ông ta rất nhiều về Hideyo Noguchi, hy vọng sẽ được nghe nhiều lời tán thưởng. Thế nhưng, những gì tôi nghe được lại hoàn toàn không giống với kỳ vọng.

"Những thành tích mà bác sĩ Hiyode Noguchi làm được chẳng qua chỉ là do không có ai muốn nhúng tay vào mà thôi. Những việc đó không phải là những việc mà không co ông ta thì không hoàn thành được. Tôi thấy phương pháp mổ nội soi của cậu còn cống hiến nhiều hơn những gì ông ta đã làm được."

Nghe thấy những lời ấy, tôi giật mình thảng thốt. Tại sao một người được đề cử nhận giải thưởng Nobel như Hideyo Noguchi lại không được đánh giá cao chứ?

Nguyên nhân chính là do lĩnh vực nghiên cứu của Noguchi là một lĩnh vực hết sức nguy hiểm và không ai muốn làm.

Nghiên cứu đầu tiên Hideyo Noguchi bắt tay vào làm khi sang Mỹ là nghiên cứu về nọc độc của rắn. Thời đó Mỹ có rất nhiều người mất mạng do bị rắn cắn, thế nên nhiệm vụ cấp thiết lúc bấy giờ là tìm hiểu về nọc độc rắn và tạo ra được huyết thanh để chữa trị. Tuy nhiên, đế thực hiện nghiên cứu này thi cần phải lấy được nọc độc của một con rắn đang còn sống. Vào thời điểm đó, đây là một loại nghiên cứu rất nguy hiểm vì nếu trong quá trinh đang nghiên cứu mà bị rắn cắn thì đồng nghĩa với cái chết.

Vi một lý do nào đó, Hideyo Noguchi khi sang Mỹ lại không tìm việc làm mà đánh cược cá tính mạng của minh vào công việc nguy hiềm ấy.

Và trong canh bạc lần này, Noguchi đã chiến thắng. Mặc dù nhận được nhiều đánh giá cao nhưng từ sau thành công ấy, Noguchi chỉ một mực đi theo những nghiên cứu nguy hiểm khác. Nghiên cứu tiếp theo của ông là bệnh giang mai, tiếp theo nữa là sốt thiếu máu và cuối cùng là bệnh sốt vàng. Trong nghiên cứu cuối cùng này, ông bị nhiễm bệnh sốt vàng và đã qua đời.

Là một bác sĩ, những thành tựu mà ông đạt được đều rất rực rờ. Trong mắt mọi người, ông là một bác sĩ vĩ đại, dám đặt cà tính mạng mình để nghiên cứu và tìm ra kết quá cho những lĩnh vực mà không một ai dám thừ.

Thế nhưng, sau khi biết sự thật về cuộc đời ông, tôi cảm thấy thật thất vọng. Là một bác sĩ nhưng Noguchi lại không hê biềt quy trọng cơ thế cúa minh. Lối sống sinh hoạt của ông cũng không đáng được khen ngợi. Trong những truyền kỳ về ông được viết cho tré nhỏ, ngươi ta đâ không kể hết mọi chuyện. Trong thực tế, Hideyo Noguchi là một người sống rất phóng túng. Ông có thế say mê nghiên cứu đến quên ăn quên ngủ, nhưng mặt khác, ông cũng uống rượu nhiều đến mức đáng kinh ngạc.

Sau khi sang Mỹ và biết được con người thực sự của thần tượng trong lòng, tỏi đã quyết định một điều. Đó là: "Tôi vẫn sẽ phấn đấu làm một bác sĩ vĩ đại như Hkleyo Noguchi, nhưng tôi sẽ không sống phóng túng và tự rút ngấn cuộc đời mình giống như ông."

Hồi trẻ, tôi cũng hay đâm đầu vào công việc và luôn bị nhắc nhở rằng "Lúc nào thì cậu đi ngủ đây", thế nhưng sau khi đã quyết tâm như vậy, cứ hễ có một chui thời gian là tôi lại nghỉ ngơi, kèm theo đó là tìm tòi thêm nhiều phương pháp để phục hồi thể lực. và cho đến giờ thì tôi vẫn duy trì được sức khỏe của mình.

Gần đây, tôi lại nghĩ đến một chuyện, nếu lúc đó, Hideyo Noguchi chịu chú ý đến bản thân, không phóng túng và làm cơ thể tiêu hao hết enzyme diệu kỳ thi có lẽ ông đâ không bị mắc bệnh sốt vàng. Trên thực tế, vị bác sĩ cùng nghiên cứu căn bệnh này với ông lại không bị mắc bệnh. Hideyo Noguchi đâ sống quá buông thả trong một thời gian dài, khiến cơ thế tiêu hao hết enzyme diệu kỳ, do đó cơ thể ông đã không thể chống chọi lại bệnh tật.

Với tôi, Hideyo Noguchi là một thần tượng từ thuở nhỏ mà tôi luôn hướng tới, nhưng đồng thời ông cũng là một tấm gương xấu, chỉ cho tôi biết rằng bản thân là bác sĩ thì càng phải chú ý đến sức khỏe hơn những người khác, tuyệt đối không thể sống như những bệnh nhân của mình được.

Tôi đã có thể mở ra một lĩnh vực mới, lĩnh vực nội soi trong y học chính là nhờ vào tâm nguyện "muốn trở thành một bác sĩ vĩ đại như Hideyo Noguchi". Và mặc dù công việc vất vả nhưng tôi vẫn có một sức khỏe tốt chính là vì quyết tâm "không thể sống thiếu điều độ như Hideyo Noguchi.".

Thần tượng của tôi, bác sĩ Hideyo Noguchi đã qua đời ở tuổi 51. Có thể nói, ông đã sống một cuộc đời đầy nhiệt huyết nhưng cũng vụt tắt rất nhanh. Tôi tin rằng ông còn muốn sống lâu hơn và cúu giúp nhiều người hơn nữa.

Sống bùng nổ nhưng vẫn lâu dài, điều mà Hideyo Noguchi không thể thực hiện chính là điều mà tôi đang hướng tới.

Đưng để giá trị tuổi thọ trung bình đánh lừa

Hideyo Noguchi mất năm 51 tuổi, để lại tiếc thương trong lòng bao người. Thế nhưng, tuổi thọ lúc đó của ngươi Nhật (năm 1928) còn chưa đến 51 tuổi, tức là Hideyo Noguchi đâ sống lâu hơn tuổi thọ trung bình của người Nhật.

Người ta thường đánh giá một người "sống thọ" dựa vào việc tuổi của người đấy có vượt qua được số tuổi trung bình của người dân hay không. Thực ra, cách đánh gia này cũng chỉ mới phổ biến trong những năm gần đây.

Người Nhật bắt đầu chú ý đến giá trị tuổi thọ trung bình vào khoảng 23 năm trước, khi tuổi thọ trung bình của Nhật Bản đạt mức cao nhất trên thế giới. Còn thời điếm trước đấy, người ta chi chú ý đến tuổi thọ của người thân, gia đình, hàng xóm... tất cà những người gần gũi với mình. Bởi vậy, khi nói Hideyo Noguchi qua đời năm 51 tuổi, để lại vô vàn tiếc thương trong lòng mồi người dân thì điều đó cũng có nghĩa là đương thời vẫn có những người sống khỏe mạnh và thọ hơn nữa. Tất nhiên, dù có nói là sống thọ nhưng số người trên 100 tuổi thời đó vẫn không thể nhiều như hiện tại được. Nhưng những người sống đến 80 tuổi thì cũng chẳng hiếm chút nào.

Nếu cả hiện tại và quá khứ đều có những người sống thọ đến như vậy thì tại sao tuổi thọ trung bình của Nhật Bản lại biến động nhiều đến thế. 

Nếu chỉ nhìn vào con số, ta sẽ thấy tuổi thọ trung bình của người Nhật đã tăng lên rõ rệt. Năm 1947, không lâu sau chiến tranh, tuổi thọ trung bình của nam giới là 50,06 tuổi, ở nữ giới là 53,96 tuổi. Nhưng đến năm 2005, tuổi thọ trung bình ở nam giới là 78,53 tuổi và ở nữ giới là 85,49 tuổi. Như vậy, trong vòng sáu mươi năm, tuổi thọ trung bình của người Nhật đã tăng lên khoảng 30 tuổi.

Thế nhưng con số này không có nghĩa là những người trước kia chỉ sống đến năm 50 tuổi nay sống thêm đến năm 80 tuổi.

ở đây chúng ta cần hiểu "cơ chế tuổi thọ trung bình".

Ttiổi thọ trung bình chính là số năm tuổi thọ trung bình còn lại của những bé 0 tuổi mới sinh. Hay nói cụ thể hơn là tính xem những đứa trẻ 0 tuổi được sinh trong năm đó sống thêm được bao nhiêu năm, và lấy đó làm cơ sở tính ra "tuổi thọ trung bình".

Trong bảng thống kê tuổi thọ trung bình giản lược do bộ Y tế công bố mỗi năm đều thể hiện cả tuổi thọ trung bình của người dân và tuổi thọ trung bình của nhóm tuổi phổ biến nhất. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ vào trong các biểu đồ này bạn sẽ thấy những điều hết sức thú vị.

Như tôi đã nói, khoảng cách giữa tuổi thọ trung bình của các bé 0 tuổi sinh năm 1947 với các bé 0 tuổi sinh nám 2005 ở nam là 28.47 tuổi, ở nữ là 31,53 tuổi. Tuy nhiên nêu xét trong cùng điều kiện với những người 80 tuổi thi khoáng cách nay ở nam giới chỉ là 3,61 tuổi va ó nữ giới là 6,02 tuổi.

Như vậy, nguyên nhân chính giúp tuổi thọ trung bình của ngưoi Nhật tăng lên nhiều như vậy không phải là do số tuổi của người dân thực sự tăng mà là do tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh được giảm xuống.

Nói đến đây, tôi có một câu hỏi muốn đặt ra cho mọi người. Những người 80 tuổi trước đây và những người 80 tuôi hiện tại, nhóm nào có tỷ lệ phải đi bệnh viện nhiều hơn?

Câu trả lời chinh là những người 80 tuổi hiện tại. Chi cần nhìn xung quanh thôi là thấy, không có mấy ai là không phải sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bệnh viện.

Thực ra, trong số những người trên 60 tuổi hiện nay ờ Nhật Bản, có hơn 60% bị mắc bệnh nào đó và phái nhập viện hoặc phải đi khám định kỳ. Tóm lại, con người đúng là sống lâu hơn nhưng số thời gian trên giường bệnh cũng tăng lên theo.

Như vậy thì tuổi thọ tăng có thực sự là một điều đáng hạnh phúc hay không?

Lý do người dân Okinawa sống lâu dù rất hay ăn thịt lợn

Hấp thu quá nhiều thực phẩm động vật sẽ khiến vị tướng và tràng tướng xấu đi, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân. Điều này đã được tôi chứng minh qua các số liệu lâm sàng.

Thế nhưng, nhiều người đâ đặt câu hỏi: "Những người cao tuổi ở Okinawa nói rằng ăn thịt lợn chính là bí quyết sống khỏe của họ."

Quả thực, các món ăn truyền thống ở Okinawa rất hay sử dụng thịt lợn. Thế nhưng, tôi không cho rằng đó là bí quyết sống khỏe.

Khi thường xuyên ăn thực phẩm động vật, cơ thể con người sẽ thiên về tính axit. vốn dĩ cơ thể chúng ta có độ pH khoảng 7,4 tức là có độ kiềm nhẹ. Khi cơ thể bị chuyển sang tính axit, các khoáng chất như canxi, magie trong xương, răng sẽ được sử dụng để cân bằng lại độ pH. Chính vì thế mà người hay ăn thực phẩm động vật sẽ dễ bị mắc bệnh loãng xương.

Ngoài ra, do thực phẩm động vật không chứa chất xơ nên lượng phân bài tiết giảm xuống. Để đào thài lượng phân ít ỏi này, ruột sẽ phải thực hiện nhu động nhiều hơn mức cần thiết, khiến cơ vòng và cơ dọc trong thành ruột dày lên, đồng thời ruột cũng trở nên cứng hơn và ngắn đi.

Khi đó, áp lực bên trong ruột cũng lớn hơn, làm hình thành các túi nhỏ hay còn gọi là túi thừa ờ bên trái của đại tràng. Khi phân bị tích tụ trong các túi thừa nay hoặc trong các nếp gấp của ruột sẽ làm sản sinh ra lương lớn độc tố. Các độc tố này sê làm thay đổi hoạt động của các vi khuẩn trong môi trường đường ruột và có thể dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm như polyp hay ung thư.

Hơn nữa, chất béo trong thịt động vật còn rất dể bị oxy hóa và tạo ra một lượng lớn các gốc tự do oxy hóa trong cơ thể. Và như mọi người đã biết, các gốc tự do oxy hóa này gây ra những tác hại vô cùng to lớn cho cơ thể con người.

Vậy tại sao ăn nhiều thịt lợn mà người dân vùng Okinawa vẫn sống lâu?

Một nguyên nhân được cho là có ảnh hưởng lớn nhất đến điều này chính là "nước" ở đây.

Đào Okinawa nằm trên một rạn san hô nên địa chất ở đây chứa nhiều đá vôi. Chính vì vậy, các loại khoáng chất như canxi, magie... trong nước ở Okinawa nhiều hơn gấp mấy lần so với nước trong đất liền. Nước trong đun nấu cũng như nước uống hàng ngày của người dân đều sử dụng loại nước có hàm lượng khoáng chất cao này, do đó điều này có thể đã giúp cân bằng lại độ pH trong cơ thể dù người dân nơi đây hấp thu rất nhiều thức ăn động vật.

Hơn nữa, khi so sánh thói quen ăn uống của người dân nơi đây với mặt bằng chung của cả nước, tôi còn nhận ra một điều rất thú vị. Trong các món ăn truyền thống của họ, mặc dù lượng thịt lợn hấp thu cao gấp 1,6 lần bình quân cả nước, nhưng đồng thời lượng thực phẩm thực vật cũng vô cùng nhiều. Cụ thể là lượng hấp thu các loại tào biển cao gấp 1,5 lần, đậu hũ gấp 2,1 lần hay các loại rau xanh cũng gấp 1,6 lần so với bình quân cả nước. Đáng tiếc là trong những tài liệu tôi thu thập được không đề cập đến lượng hấp thu hoa quả của người dân ở đây, nhưng nếu xét đến đặc trưng địa lý ở vùng đất này thì rất có thể lượng hấp thu hoa quả của người dân cũng rất cao. Họ hấp thu nhiều loại rau củ, tảo biển, có nghĩa là thông qua các bữa ăn hàng ngày, họ đang hấp thu rất nhiều các hóa chất thực vật (phytochemical, vật chất mà cây tạo ra để bảo vệ bản thân khỏi các tác nhân có hại như tia cực tím hay sâu hại... Loại chất này còn được gọi là chất dinh dưỡng thứ bảy), và chất xơ thực phẩm.

Ngoài ra, trong cách nấu truyền thống của người dân nơi đây, thịt lợn sẽ được luộc sơ trước khi chế biến, thế nên các chất béo dư thừa trong thịt cũng sẽ được loại bò bớt. Và nếu không có các chất béo dư thừa này thì khi ăn, chúng ta vừa có thể hấp thu các chất như collagen, vừa có thể giảm nguy cơ hình thành nên các gốc tự do oxy hóa trong cơ thể.

Từ những điều trên, tói cho răng ăn nhiều thịt lợn không phái là bi quyết trường thọ của người dân Okinawa mà chính việc sủ dụng nguồn nước chứa nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể, đồng thời hấp thu nhiều rau củ quà giàu vitamin, enzyme, hóa chất thực vật mới là lý do giúp người dân nơi đây giám thiểu đáng kể các ảnh hưởng xấu của thịt lợn đối với cơ thể.

Tại sao vẫn có những người có thói quen hút thuốc mà lại sống được đến 90 tuổi?

Cũng giống như trên, trong xã hội hiện nay vẫn có những người sống khỏe mạnh đến 90 tuổi, dù họ có thói quen hút thuốc lá thường xuyên. Thông thường, sống đến 90 tuổi đã được cho là người sống thọ, tuy nhiên, giới hạn tuổi thọ của con người thực ra lại trên dưới 120 tuổi. Tính ra thì những người có thói quen hút thuốc lá này đà bị rút ngẩn khoảng 30 năm tuổi thọ.

Tất nhiên, chúng ta không thể khẳng định chắc chắn rằng 30 năm tuổi thọ bị rút ngắn đó hoàn toàn là do tác hại của thuốc lá, nhưng nếu có thể bỏ thuốc lá thì chắc chắn họ còn có thể sống thọ hơn nữa. Những người hút thuốc lá mà có thể sống đến 90 tuổi, thì chí ít cũng phải sống đến 100 tuổi nếu không hút thuốc lá.

Mặc dù thuốc lá gây nhiều tổn hại cho cơ thể, nhưng tôi cho rằng nếu chúng ta biết tạo những thói quen sinh hoạt, ăn uống đúng đắn thì sẽ kích thích hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động hiệu quả, từ đó ức chế các tác hại của thuốc lá xuống mức thấp nhất.

Ngoài ra, chất nicotine có trong thuốc lá còn có tác dụng kích thích hệ thần kinh phó giao cảm nên việc hút thuốc cũng có một chút tác dụng như giúp cơ thể thư giãn sau khi tập trung vào công việc. Do đó, với những ai phải chịu quá nhiều căng thẳng trong công việc, khiến hệ thần kinh giao cảm bị kích thích thường xuyên thì một lượng nhỏ thuốc lá cũng có tác dụng tốt là làm giải tỏa căng thẳng.

Mặc dù vậy, trong thuốc lá còn chúa nhiều chất có hại như nicotine, hắc ín, cadimi, nitrosamine, formaldehyde... do đó nếu hút nhiều thuốc lá thì ở một mức độ nào đấy chắc chắn sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Trong thực tế, các số liệu do Hội nghiên cứu ung thư phổi quốc tế (IASLC) đưa ra cho thấy 85% nguyên nhân gây ra ung thư phổi là do hút thuốc chủ động, 3% nguyên nhân là do hút thuốc thụ động (hít phải khói thuốc lá tỏa ra do người khác hút).

Đến đây, có một thông tin mà tôi hy vọng những người hút thuốc sẽ nắm được, đó là so với "luồng khói chính" do người hút thuốc hít phải thì "luồng khói phụ" do những người xung quanh người hút thuốc hít phải còn chứa độc tính cao gấp mấy lần.

Trong cơ thể con người tôn tại một yếu tố gọi là "sự khác biệt cá nhân". Nếu có những người rất yếu với các loại độc tố trong thuốc lá thì cũng có những người co khả nàng giải độc mạnh và có thể sống lâu hơn. Cho du bản thân người hút thuốc có khả năng chịu đựng tốt VƠI các độc hại này và không bị mắc các bệnh nặng do độc tố trong thuốc lá gây ra, nhưng chắc chắn bên cạnh người đó sẽ có những người không thể chịu đựng được.

Bởi vậy, tói hy vọng rằng những ai đang hút thuốc có thể ý thức được rằng bạn không chỉ đang phá hoại sức khỏe của chính bản thân mình mà còn phá hoại sức khỏe của gia đình và người thân xung quanh bạn.

"Cả nhà tôi đều bị ung thư", chuyện này không phải là số mệnh

Người ta vẫn hay nói rằng hút quá nhiều thuốc là nguyên nhân gây ung thư phổi, uống quá nhiều rượu là nguyên nhân gây ung thư gan, ăn quá nhiều thịt là nguyên nhân gây ung thư đại tràng, và sự thực đúng là như vậy. Tuy nhiên, hấp thu với lượng bao nhiêu và tần suất như thế nào thì bị coi là "hấp thu quá nhiều" và dẫn đến phát bệnh thì tùy vào thể trạng mổi người. Tôi không thể khẳng định cho bạn một con số cụ thể được.

Ví dụ, các kết quả lâm sàng của tôi cho thấy nguyên nhân gây ra các bệnh hiện đang chưa rõ nguyên nhân như bệnh viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn (một loại bệnh viêm đường ruột) chính là do sữa bò và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên trong thực tế, có những người dù chỉ dùng một chút sữa hay các sản phẩm từ sữa cũng đã phát bệnh, trong khi có người uống sữa hàng ngày nhưng vẫn không thấy biểu hiện gì.

Ngoài ra, khi so sánh số liệu giữa người Nhật và người Mỹ, tôi nhận ra rằng mặc dù người Mỹ hấp thu các sản phẩm từ sữa nhiều hơn nhưng lại có tỷ lệ người mắc bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn ít hơn người Nhật. Và khi so sánh thói quen ăn uống của từng cá nhân, tôi nhận ra rằng so với người Mỹ đã thường xuyên ăn các sàn phẩm từ sữa từ xa xưa, người Nhật mặc dù cũng hay ăn các sản phẩm từ sữa nhưng với thời gian hình thành thói quen ngắn nên dễ mắc bệnh hơn dù chỉ với một lượng hấp thu rất nhỏ. Từ đó có thể thấy chính vì thời gian tích lũy ít hơn nên khả năng "chịu đựng" của người Nhật với sửa bò hay các sản phẩm từ sữa cũng kém hơn.

Như vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong khả năng chịu đựng của mỗi gia đình, mỗi cá nhân với những căn bệnh?

Trong nền y học phương Tây hiện đại, người ta nhận ra rằng tỷ lệ trẻ con mắc phải các căn bệnh bố mẹ từng mắc phải là rất cao. Do đó, nguyên nhân lớn nhất dần đên sự khác nhau giữa các cá nhân được cho là xuất phát từ "gen di truyền" Chắc hẳn bất cứ-ai khi đi khám sức khỏe cũng sẽ được hỏi các câu như: "Gia đình anh/chị có ai bị ung thư không?", "Gia đình anh/chị có ai bị tiểu đường không?"... Người ta đưa ra các câu hỏi nay bởi họ cho ràng nguyên nhân lớn nhất gây ra các bệnh trên chính là do yếu tố di truyền.

Tất nhiên, chúng ta không thể phủ nhận ảnh hưởng của yếu tố di truyền tới các thế hệ sau, nhưng tôi cho răng so với "di truyền" thì việc "kế thừa" các thói quen sinh hoạt, ăn uống từ bố mẹ mới là nguyên nhân lớn khiến con cái mắc các bệnh này. Hay nói cách khác, thoi quen ăn uống trong gia đình của một người sẽ có ảnh hưởng lớn đến tý lệ phát bệnh của người đó. Và để chứng minh cho giả thuyết này, tôi đã nỗ lực thu thập rất nhiều dử liệu trong suốt một thời gian dài.

Già sử nếu "gen di truyền" thực sự là nguyên nhân lớn nhất gây bệnh thi chắc chấn tỳ lệ mắc cùng một bệnh hai đứa trẻ sinh đôi cùng trứng mang gen di truyền giống nhau hoàn toàn sẽ cao hơn tỷ lệ này ở cặp bố mẹ - con cái. Và tôi đã cố thu thập các dữ liệu để kiểm tra xem nếu có môi trường sống khác nhau thì tỷ lệ các cặp song sinh cùng trứng mắc các căn bệnh giống nhau là bao nhiêu.

Vì có rất ít trường hợp thỏa màn hoàn toàn điều kiện trên nên cho đến nay tôi vẫn chưa thu thập được số liệu hoàn chinh. Tuy nhiên, đã từng có một nghiên cứu còng bố rằng kết quả thống kê từ khoảng 1.600 người cho thấy tỳ lệ mắc các bệnh hoàn toàn giống nhau (bao gồm cả các bệnh cùng tính chất) chỉ chiếm 2,5%.

Hiện tại tôi vẫn đang trong giai đoạn bắt đầu điều tra, nghiên cứu, nhưng tôi chắc chắn rằng những cặp vợ chồng có cùng lối sống sẽ mắc cùng một kiểu bệnh. Vợ chồng là hai người khác nhau và chắc chắn không mang gen di truyền giống nhau. Mặc dù vậy, so với cặp song sinh cùng trứng nhưng không sống cùng nhau, thì các cặp vợ chồng cùng chung sống lại có xu hướng mắc các bệnh có tính chất giống nhau.

Đặc biệt, khi nghiên cứu những cặp vợ chồng gắn bó với nhau khoảng 30 năm, phần lớn trong số họ nếu một người bị ung thư đại tràng thì người còn lại cũng bị polyp đại tràng, hoặc nếu người vợ bị ung thư vú thì người chồng cũng bị ung thư tuyến tiền liệt.

Tất nhiên vẫn cần phải thu thập thêm các số liệu khác nữa để đưa ra một con số tỳ lệ chính xác. Nhưng đến lúc này thì tôi có thể biết răng so với nguyên nhân gen di truyền, nguyên nhân từ thói quen ăn uống, sinh hoạt mới là nguyên nhân khiến nguy cơ phát bệnh giống nhau trong gia đình tăng cao.

Cho đến nay, nếu trong gia đình có bố mẹ, con cái, anh chị em mắc bệnh giống nhau thì người ta thường kết luận một cách phiến diện rằng đây là bệnh "di truyền". Chinh vì vậy, ngay cả những người bình thường cũng bắt đầu coi bệnh tật là "vận mệnh không thể tránh khỏi" bời "người nhà bị bệnh ung thư", hay "có tiền sử gia đình mắc bệnh đột guy"...

Thế nhưng sự thực lại không phải như vậy.

Đúng là có những căn bệnh bẩm sinh do gen di truyền quyết định như bệnh mù màu, máu khó đông .. Tuy nhiên, đối với hầu hết những căn bệnh nguy hiểm hơn chưa rõ nguyên nhân mà chúng ta đang phải đối mặt như ung thư, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... nguy cơ phát bệnh do yếu tố di truyền không hề cao như chúng ta vẫn nghĩ. Ví dụ, cho dù bố mẹ, anh chi của một người phát bệnh thì anh ta cũng không cần phải buông xuôi. Bởi bản thân anh ta có thể dựa vào những nỗ lực của bản thân để phòng tránh các căn bệnh này ở một mức độ nào đó.

Bạn nên cẩn thận với các phương pháp chống lão hóa

"Tôi muốn mình được trẻ trung mâi mãi."

Dù là nam giới hay nữ giới, hẳn bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có mong ước như vậy. Đặc biệt là những ai đang bắt đầu cảm thấy cơ thể suy yếu dần thì sẽ càng mong muốn dừng lại quá trình "già đi" này của bân thân. Hiện trên thế giới đang có rất nhiều phương pháp để chống lại quá trình này, và chúng được gọi chung là phương pháp chống lão hóa.

Hiện nay ở Nhật Bản, phương pháp chống lão hóa đang dần trở thành một trào lưu thu hút được sự chú ý của rất nhiều người. Tùy nhiên, phải nói thật rằng trong số các phương pháp đó, có rất nhiều phương pháp mà tôi khuyên bạn không nên dùng. Đặc biệt, có rất nhiều yếu tố nguy hiểm trong các phương pháp chống lão hóa với mục đích chi để cho vẻ bên ngoài của con người trông trẻ hơn. Ví dụ như phương pháp lột hóa chất hiện đang được phụ nữ đặc biệt quan tâm, coi đó như một phương pháp hiệu quả giúp lấy lại làn da tươi trẻ, tuy nhiên phương pháp này lại phá vỡ lớp bảo vệ trên da và khiến da phải chịu nhiều tổn thương hơn nữa.

Da được cấu tạo gồm ba tầng theo thứ tự từ trên xuống là tầng biểu bì, tầng trung bì và tầng hạ bì. Trong đó, bộ phận có tác dụng như một "rào chắn" ngăn cản quá trình thoát hơi nước trong cơ thể, đồng thời ngăn không cho dị vật bên ngoài tiến vào là một "lớp sừng" của tầng biểu bì và chỉ dày 20 micron (1 micron = 1/lOOOmm). Lớp sừng này cực kỳ mỏng nên bình thường chỉ cần dùng móng tay cào là đã có thể phá vỡ chúng rồi. Khi bị cào, trên da chúng ta sê để lại các vết ửng đỏ chính là do "rào chắn" bị phá vỡ, các vi khuẩn xâm nhập và gây ra hiện tượng viêm.

Lớp sừng "rào chắn" quan trọng ay tạo nên một lớp màng mỏng phía trên biếu bì mà chúng ta hay gọi là "ghét". Nhiều người thường chà xát nhằm kỳ sạch lớp ghét này mỗi ngày. Tuy nhiên, lớp ghét đó lại đóng vai tro quan trọng như là lớp rào chắn bào vệ cơ thể. Khi chúng ta kích thích mạnh hơn mức cần thiết, da sẽ dễ bị viêm hoặc làm tăng sắc tố trên da. Do đó, bạn nên tranh việc kỳ ghét quá mức cần thiết. Hơn nữa, dù bạn không kỳ thì các tế bào sừng bị lão hóa và không cần thiết cũng sẽ tự động rơi khỏi cơ thể.

Mỗi một sinh vật đều có một tuổi thọ của riêng mình, và trong mỗi tế bào của sinh vật đều có một chu trinh trao đổi chất với tốc độ lý tưởng nhất cho sinh vật. Bất cứ hành động nào làm ảnh hường đến tốc độ của quá tùnh trao đổi này chắc chắn SC gây ra các ảnh hướng xấu tới cơ thể sinh vật.

Hơn nữa, các liệu pháp lột hóa chất đều có sử dụng dược phẩm, chúng không chi bóc lớp sừng trên da mà còn bóc tách đến tầng biểu bì và cưỡng chế thúc đẩy qua trình tăng trưởng của chúng. Tất nhiên, sau trị liệu trông bạn sẽ trẻ đẹp lại ngay tức khắc, nhưng khi đó lớp sừng mới trên da của bạn chưa thực sự hoàn thiện và cũng không có chức năng rào chắn như lớp sừng cũ. Thố nên, chúng không có khả năng giữ độ ẩm cũng như phòng tránh dị vật xâm nhập cơ thể. Do lớp sừng chưa hoàn thiện này bị bắt tiếp xúc với không khí một cách đột ngột nên cũng chẳng có gì lạ khi lớp da mới xuất hiện thêm nhiều vấn đề khác. Chúng rất yếu ớt trước các kích thích của môi trường ngoài, ví dụ như tia tử ngoại... do đó, sau khi trị liệu, làn da mới sẽ dễ bị nám, thâm hơn trước.

Một điều nửa khiến tôi cảm thấy lo sợ trước các phương pháp chống lâo hóa hiện nay chính là phương pháp tiêm hormone tăng trưởng cho người. Hormone tăng trưởng là loại hormone quan trọng liên quan đến việc hình thành xương, cơ cũng như tham gia quá trình trao đổi chất... Tủy nhiên, sau giai đoạn trưởng thành, lượng hormone được tiết ra trong cơ thể người bị giảm dần. Lượng hormone tăng trường được tiết ra nhiều nhất là vào giai đoạn 10 tuổi, và đến những năm 40 tuổi, lượng hormone được tiết ra giảm còn một nửa và cho đến năm 80 tuổi thì lượng này chỉ còn 1/20.

Hormone tăng trường trong cơ thể suy giảm dẫn đến nhiều hiện tượng lão hóa của cơ thể. Da mất dần độ đàn hồi, khả năng vận động của cơ thể kém dần, tóc bạc bắt đầu xuất hiện, khả năng tình dục suy giảm... tất cả đều là hệ quả do lượng hormone tăng trưởng trong cơ thể giảm sút.

Phương pháp chống lão hóa tiêm hormone tăng trưởng xuất phát từ quan niệm ban đầu rằng nếu các hiện tượng lão hóa trong cơ thể xuất hiện là do lượng hormone tăng trướng suy giảm thi chi cần bổ sung hormone tăng trưởng là có thể ngăn chặn quá trình lão hóa này. Trong thực tế, phương pháp này dẫn đến rất nhiều biến đối trên cơ thể người. Do hiệu quả của quá trình phân giải chất béo trong cơ thể được nâng cao nên phương pháp này mang lại hiệu quả giảm cân đáng kinh ngạc, ngoài ra nó còn giúp phụ nữ phục hồi làn da căng mịn, vòng ngực nở nang cũng như kích thích tăng chiều cao và kích thích mọc tóc.

Với những hiệu quả to lớn đó, chắc có lẽ phương pháp này sẽ được cho là một phương pháp tuyệt vời. Tuy nhiên, hiệu quả càng to lớn thì lại càng gây ra những biên đổi tương ứng trong cơ thể người sử dụng.

Vậy những nguy hiểm ở đây là gì?

Điều đáng lo ngại nhất trong liệu pháp này chính là chúng ta sẽ đi ngược lại với triết lý của tự nhiên, vốn dĩ hormone tăng trưởng sau những năm 10 tuổi sẽ bắt đầu suy giảm. Nếu chúng ta cố tình can thiệp để kích thích lượng hormone này, tức là chúng ta ép buộc tạo ra một môi trường giống với thời kỳ trưởng thành trong cơ thể mình. Nếu quá trình trao đổi chất có thể được kích thích hoạt động giống như trong thời kỳ trưởng thành, chắc chắn da sẽ săn chắc trở lại, hay dù bạn có ăn nhiều thì cũng không béo lên là mấy. Tùy nhiên, như trong cuốn Nhân tố Enzyme - Phương thức sống lành mạnh tôi đã đề cập, bạn hãy nhớ quá trình trưởng thành quá nhanh sẽ thúc đẩy quá trình lão hóa tới sớm. Khi bạn sử dụng hormone tăng trưởng ở người trong thời gian dài, có thể bề ngoài của bạn trông rất trẻ khỏe, nhưng thực ra, số lượng phân chia tế bào do gen quy định lại không hề thay đổi.

Một vấn đề nữa tôi nhận ra là các loại thuốc "hormone tăng trưởng ờ người" được tạo ra bằng các kỹ thuật biến đổi cấu tạo gen di truyền. Tất nhiên là các loại thuốc này đều được cấp giấy phép, công nhận về độ an toàn của sản phẩm, tuy nhiên tính an toàn này chỉ được thực hiện trên các loài động vật thí nghiệm, còn với người, người ta chưa kiểm chúng được hậu quả sau hàng chục năm sử dụng.

Nếu cơ thể chúng ta đang phát triển với một tốc độ phù hợp với tiến trình tự nhiên thì chúng ta hoàn toàn không cần phải chống lão hóa. Mỗi sinh vật sống đều được ban cho một "tuổi thọ" nhốt định. Và cơ thể sinh vật sẽ biến đổi với một tốc độ hợp lý nhất để đạt được tuổi thọ ấy. Ngay cà lão hóa cũng là một quá trình tất yếu để chúng ta đạt đến tuổi thọ tự nhiên ấy.

Phương pháp chống lão hóa tốt nhát chính là sống lành mạnh

Tôi cho rằng hiện có quá nhiều các liệu pháp chống lão hóa như vậy là do ngày càng có nhiều người trăn trở về tốc độ lão hóa không tương ứng với tuổi thực của họ.

Ngoài ra, mồi ngày tôi cũng đều khám dạ dày, đường ruột cho rất nhiều người và tôi hiếu rằng tràng tướng, vị tướng của họ suy yếu hơn rất nhiều so với các biếu hiện bên ngoài. Dạ dày và đường ruột là những nơi thể hiện sớm nhất những biến đổi trong cơ thể con người và chủng sẽ không đánh lừa chúng ta như gương mặt bên ngoài do sử dụng các loại mỳ phẩm, hóa tranq...

Tốc độ lão hóa diễn ra nhanh hơn có thể do rất nhiều nguyên nhân. Do thói quen sinh hoạt xấu như hấp thu quá nhiều thực phẩm động vật, hút thuốc, uống rượu hoặc do căng thẳng, sóng điện từ... khiến cơ thể sinh ra một lượng lớn các gốc tự do oxy hóa. Các loại phụ gia thực phấm, các loại thuốc báo vệ thực vật cũng được coi là một trong số các nguyên nhân đấy nhanh tốc độ lão hóa của cơ the.

Người Nhật thường hay nói rằng: "Hãy cho tôi một bi quyết đê sống khỏe mạnh và trường thọ", nhưng trong thực tế, chúng ta không thể bó hẹp các bí quyết sổng khỏe vào một điều được. Thực phẩm, nước uống, thói quen sinh hoạt, đời sống tinh thần... có rất nhiều yếu to hình thành nên "trạng thái sức khỏe" của con người.

Dù có ăn uống hợp lý đến mấy nhưng nếu bạn cứ giữ những thói quen sinh hoạt không lành mạnh thì cũng khó có thế duy tri tình trạng sức khóe tốt được. Ngược lại dù có sinh hoạt điều độ mà lại ăn các loại thực phấm có hại cho sức khỏe thì tốc độ lão hóa của cơ thể cũng sẽ tăng nhanh. Hơn nữa, cho dù cùng một loại thực phẩm nhưng tùy theo cách nấu nướng, nước sử dụng hay các thành phần có trong thực phẩm mà ảnh hưởng của chúng tới cơ thể lại rất khác nhau.

Nhiều người khi biết được một thứ gì đó là "tốt cho cơ thể" thường hay có suy nghĩ chỉ cần hấp thu thật nhiều thứ đó thì có thể duy trì sức khỏe tốt. Tuy nhiên cơ thể con người lại không đơn giản đến như vậy.

Dù là catechin, vi khuẩn lactic hay polyphenol đều có mặt "tốt cho cơ thể". Tủy nhiên, nếu liên tục uống một lượng trà xanh lớn có chứa nhiều catechin sẽ gây ra bệnh viêm teo dạ dày và có thể dẫn đến ung thư. Hay nếu bạn ăn nhiều sữa chua có chứa vi khuẩn lactic trong thời gian dài, đường ruột của bạn sẽ kém đi. Hoặc từng có một thời người ta cho rằng polyphenol chứa trong rượu vang đỏ rất tốt cho cơ thể nên có nhiều người uống cà chai rượu vang đỏ mỗi ngày, tuy nhiên điều đó chỉ khiến cơ thể phải tiêu tốn một lượng lớn enzyme mỗi ngày để phân giải lượng cồn trong cơ thể. Do đó, tác hại do tiêu hao enzyme lại lớn hơn rất nhiều so với những lợi ích khi hấp thu polyphenol vào cơ thể.

Vận động điều độ cũng là một yếu tố không thể thiếu để duy trì sức khỏe con người, tuy nhiên vận động quá độ lại khiến cơ thể tiêu hao enzyme nên cuối cùng lại thành có hại cho cơ thể. Giữ gìn cơ thể sạch sẽ cũng lá điều cần thiết để duy trì sức khỏe, nhưng nếu quá sạch sẽ, kỳ cọ quá mức cần thiết cũng sẽ làm tổn hại đến lớp sừng trên da, từ đó phá hỏng lớp rào chắn của da và làm khả năng miễn dịch của cơ thể bị giảm sút.

Như tôi đâ nói nhiều lần, cơ thể chúng ta không đơn gián chỉ là hấp thu một thứ tốt thì cả cơ thể sẽ tốt. Thậm chí, dù có là thứ tốt đến đâu nhưng nếu bạn cứ cố chấp hấp thu thật nhiều một thứ đó thì ngược lại nó sẽ trờ thành nguyên nhân phá vỡ sự cân bằng trong cơ thể. Đối với việc duy trì sức khỏe cho cơ thể thì việc hấp thu quá nhiều hay hấp thu lệch về một chất cũng có tác hại tượng tự như thiếu các chất cần thiết cho cơ thể vậy.

Nhiều người thường mong muốn có một vẻ ngoài luôn trẻ trung, xinh đẹp, nhưng vẻ đẹp thực sự của con người phải xuất phát từ một cơ thể khỏe mạnh. Các loại thuốc mỹ phẩm hay các liệu pháp chống lão hóa sai lầm dù có giúp chúng ta trông xinh đẹp tươi trẻ nhưng nếu bên trong cơ thể không được cải thiện thì các liệu pháp đó cũng chẳng giải quyết được gì.

Điều cần thiết để có thể sống lâu và khỏe mạnh đó là giữ cân bằng cho cơ thể, hấp thu các chất tốt cho cơ thể, làm những việc tốt cho cơ thể ở một mức độ vừa phải và thuận theo tự nhiên.

Do đó, tôi thường hướng dẫn các bệnh nhân của mình thực hiện "bảy phương pháp sống khỏe" như dưới đây.

Ăn uống đúng cáchUống nước tốtBài tiết đúng cáchHô hấp đúng cáchVận động điều độNgủ nghỉ hợp lý
Cười vui vẻ và cảm nhận hạnh phúc

Bảy phương pháp sống khỏe này là những điều cơ bản trong phương pháp ăn uống lành mạnh Shinya, và là các hạng mục thực hành cụ thể trong phương pháp trị liệu enzyme.

Trạng thái khỏe mạnh là trạng thái mà quá trình trao đổi chất được diễn ra với một tốc độ lý tưởng nhất với cơ thể sinh vật. Do đó, chính việc sống khỏe mạnh mới là liệu pháp chống lão hóa tốt nhất cho chúng ta.

Bí quyết trường thọ và khỏe mạnh mầ enzyme chỉ cho chúng ta

Tôi cho rằng chìa khóa nắm giữ súc khỏe chính là lượng enzyme trong cơ thể.

Nếu lượng enzyme trong cơ thể càng lớn thì quá trình trao đổi chất sẽ được diễn ra một cách bình thường, đồng thời cơ chế giải độc và hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, giúp cơ thể phòng tránh bệnh tật.

Bày phương pháp sống khỏe mà tôi đề xuất đều là những phương pháp mang hiệu guả bổ sung, kích hoạt va phòng chống tiêu hao enzyme trong cơ thể.

Nếu chỉ nhìn vào từng hiện tượng đơn lẻ trên cơ the, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều vấn đề, nhưng nếu đi sâu vào vấn đề gốc rể của chúng thì tất cả đều là do thiếu enzyme mà ra. Tất nhiên, tùy từng vấn đề mà loại enzyme thiếu hụt sẽ khác nhau, nhưng trên giả thuyết bất cứ enzyme nào trong cơ thể cũng được tạo ra từ enzyme diệu kỳ như tôi đã nói thì việc giữ cho lượng enzyme trong cơ thể không bị suy giảm chinh là chìa khóa dẫn đến sức khỏe tốt.

Thiếu hụt enzyme liên guan đến việc phát sinh bệnh tật hay bệnh tình chuyển biến xấu là sự thực đã dần được y học hiện đại công nhận. Chính vì thế mà các nghiên cứu về enzyme đang được đẩy mạnh trên các phương diện khác nhau.

Hiện nay, khi nhắc đến phương pháp chửa trị ung thư, người ta thường tập trung vào phương pháp phẫu thuật kết hợp sử dụng thuốc chống ung thư, ngoài ra còn có các phương pháp khác như chiếu xạ hay phương phap trị liệu miễn dịch... Tuy nhiên, có một sự thật là sử dụng các thuốc chống ung thư gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân nhưng lại không thu được nhiều kết quả như mong đợi. Đặc biệt, các loại thuốc chống ung thư này không thể mang lại hiệu quả như mong đợi với các "khối u ác tính", nguyên nhân hàng đầu gây tủ vong Nhật Bản.

Việc có thể chữa trị ung thư hay không còn phụ thuộc vào các phát kiến đột phá trong y học. Trong những trường hợp chỉ có thể dựa vào thuốc chống ung thư để chữa trị như những ca tế bào ưng thư lan rộng và không thể phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn, hay trong trường hợp tế bào ung thư di căn thì tỷ lệ chữa khỏi thực sự không cao.

ở Mỹ, người ta đang tiến hành nghiên cứu về các phương pháp điều trị ung thư khác để thay thế cho phương pháp sử dụng thuốc chống ung thư khiến bệnh nhân phải chịu nhiều thương tổn nhưng không mang lại kết quả cao. Trong số các phương pháp đang được nghiên

cứu đó, có một phương pháp gọi là trị liệu enzyme dùng trong điều trị ung thư tuyến tụy bằng cách sử dụng enzyme có tên là Pancreatin, về phương pháp này tôi sẽ giới thiệu kỹ hơn trong phần sau của cuốn sách này, nhưng về cơ bản, các kết quả nghiên cứu đâ chỉ ra rằng trong phương pháp trị liệu enzyme có sử dụng Pancreatin, người ta thường dùng thêm phương pháp "thải độc cà phê" giúp cơ thể nhanh chóng đào thải độc tố và hỗ trợ chức năng giải độc cho gan để nâng cao hiệu quả của Pancreatin.

về thái độc cà phê. tôi sẽ giới thiệu trong phần bài tiét đúng cách, một trong bày phương pháp sống khỏe, ớ dây, tôi chỉ nói việc bài tiết các độc tố ra ngoài cơ thể sơm, để chúng không tồn đọng lâu trong cơ thể cũng dẫn đến việc giảm thiểu tối đa lượng enzyme dùng cho giãi độc, do đó đây là một phương pháp sống khỏe nên đươc sử dụng cho mọi người, không riêng gì những người bị ung thư tuyến tụy.

Tôi cũng cảm thấy rất tự hào vì bảy phương pháp sông khỏe mà tôi giới thiệu trong cuốn sách này chính là cách an toàn, ít nguy hiểm nhất trong số các phương pháp trị liệu enzyme hiện nay. Đó là bởi tất cả các phương pháp này đều dựa trên triết lý tự nhiên. Thậm chí ngay cả phương pháp trị liệu enzyme sử dụng Pancreatin tôi đã nêu ở trên, mặc dù có ít nguy hiếm hơn khi so sánh với các liệu pháp sử dụng thuốc chống ung thư thông thường nhưng dẫu sao bản thân enzyme Pancreatin sử dụng trong liệu pháp này cũng là sản phẩm nhân tạo và liều lượng sử dụng dựa trên phán đoán của con người nên ít nhiều nó vẫn còn những nguy hiểm nhất định.

Tuy nhiên, trong bảy phương pháp sống khỏe tôi đưa ra, ngay cả những thứ đưa từ bên ngoài vào cơ thể cũng đều là những thực phẩm phát triển trong tự nhiên, những nguồn nước sinh ra từ tự nhiên hay các loại gần với tự nhiên nhất. Hơn nữa, bảy phương pháp này chú tâm tới thực hiện các thói guen sinh hoạt giúp ổn định môi trường bên trong cơ thể và giúp đồng hồ sinh học của cơ thể trở lại bình thường tuân theo nhịp điệu của tự nhiên. Điều quan trọng là ngay cả quá trình hình thành hay hoạt hóa enzyme cũng đều diễn ra dưới các hình thức phù hợp nhất với sức khỏe của từng người nên không ngoa khi nói rằng những phương pháp này hoàn toàn không gây nguy hiểm cho người thực hiện.

Nếu phải nói đến những nguy cơ của các phương pháp này thì có lẽ chỉ là chi phí cao và công sức bỏ ra để có thể có các loại thực phẩm và nước uống tốt cho cơ thể trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, nếu nghĩ đến những người bệnh vừa phải chịu đau đớn do bệnh tật vừa phải chi trả số tiền lớn để chữa trị thì chắc cũng chẳng có ai bận tâm vì một chút chi phí để có được những thực phẩm và nước uống tốt cho cơ thể.

Bí quyết để sống trường thọ chính là phòng tránh tiêu hao enzyme trong cơ thể.

Bí quyết để sống khỏe mạnh chính là hoạt hóa enzyme, duy trì ổn định của hệ miễn dịch và sự cân bằng nội môi vốn có của cơ thể.

Tuy nhiên, thực hiện những điều này tuyệt đối không khó như bạn nghĩ. Hiểu rằng con người cũng là một phần của tự nhiên, học theo các triết lý tự nhiên, và sinh hoạt điều độ thuận theo tự nhiên chính là cách sống giúp con người đạt đến tuổi thọ tự nhiên của mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #enzyme