Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Nhân Quả

NHÂN QUẢ 
 Tác giả BẠCH LIÊN

 1971 

MỤC LỤC

Vài lời nói đầu

CHƯƠNG THỨ NHỨT

Các tôn giáo đều có dạy về Nhân Quả.

Nho giáo - Ấn giáo – Cổ Ba Tư giáo – Phật giáo – Hy Bà Lai giáo – Thiên Chúa giáo – Hồi giáo.

CHƯƠNG THỨ NHÌ

Vài thí dụ về Nhân Quả.

Nhân Quả là Luật Thiên nhiên.

Luật Nhân Quả cắt nghĩa theo khoa học. Sự biến đổi khí lực. Làm mất sự thăng bằng của Vũ trụ. Ba cách gây ra quả. Đừng phạm luật Trời.

CHƯƠNG THỨ BA

Ba thứ quả - quả muồi, quả tích trữ và quả đương tạo.

          A.- QUẢ MUỒI :

          Hai phần của Định Mạng

         1/- Quả muồi do các Đấng Nam Tào Bắc Đẩu chỉ định.

         2/- Hình tư tưởng hay là Sứ giả của Tứ Đại Thiên Vương.

Cái Phách là thể tối quan trọng.

Sứ giả của Tứ Đại Thiên Vương lấy chất dĩ thái nào làm ra cái phách của hài nhi.

Cái chi có ảnh hưởng tới hình tư tưởng của Tứ Đại Thiên Vương.

Thai giáo là phương pháp cải thiện phần số của hài nhi.

          a/ Về phương diện vật chất

          Người Hung Za.

          b/ Về phương diện tinh thần

          Phong tục của Ấn Độ thuở xưa

Sửa đổi số mạng của những trẻ từ lúc mới lọt lòng cho tới khi lớn khôn bằng cách giáo dục theo phương pháp đạo đức.

          B.- QUẢ TÍCH TRỬ

          C.- QUẢ ĐƯƠNG TẠO

Tư tưởng – Sự hại của tư tưởng xấu.

                  Sự lợi của tư tưởng tốt.

                  Cách xua đuổi một tư tưởng xấu.

Quả báo của ý muốn và tình cảm. Lời nói và việc làm.

CHƯƠNG THỨ TƯ

Quả báo trả từ cảnh. Biệt nghiệp và Cộng nghiệp.

Ai định cách trả quả - Các Đấng Chí Tôn Nam Tào Bắc Đẩu. Làm sao các Đấng Nam Tào Bắc Đẩu biết được những quả của mỗi người gây ra tốt hay xấu đặng trả quả.

          NHỮNG HÌNH TIÊN THIÊN KÝ ẢNH BẤT DIỆT.

I- Thuộc về quá khứ

          a/ Chuyện một kỹ sư người Anh ở Oxford tên Georges de la War 64 tuổi đã tìm ra phương pháp thâu được ảnh cuộc hôn lễ của ông trên 22 năm rồi.

                        (Tin của Tạp chí Paris Match số 97 ngày 27/1/51)

          b/ Đi khỏi 15 phút vẫn còn chụp được hình.

          c/ Thuật pháp của những Đạo sĩ Fa Kia (Fakir) bên Thiên trước.

II- Thuộc về vị lai

          a/ Một người có thần nhãn ngẫu nhiên thấy trước hai trận giặc Pháp Đức 1870 và 1914.

          b/ Một anh chàng thất vọng vì muốn sửa đổi định mạng bất biến.

          c/ Biết được xe nào về trước nhứt trong một cuộc đua xe tự động.

CHƯƠNG THỨ NĂM

Tự do ý chí.

Đừng đổ thừa cho số mạng.

Phải trả quả từ khi lọt lòng cho tới ngày bỏ xác ghi ở đâu ?

          Vài Thứ Quả:

Quả báo của hai vị làm việc phước thiện.

Quả báo của những đứa con bất hiếu.

Quả báo thuộc về thời quá khứ.

Quả báo của bịnh hoạn.

Quả báo của sự sát sinh. Về thú vật – Về con người.

                                      Hai trường hợp đặc biệt :

    a/ Vô tình gây ra án mạng.

    b/ Đối đãi tàn nhẫn với cháu.

Quả báo về duyên nợ vợ chồng.

Quả báo của những tật nguyền.

Quả báo của sự chết.

Quả báo của những người đã bỏ xác phàm.

Quả báo của thú vật.

CHƯƠNG THỨ SÁU

Cách trừ quả báo.

Phương pháp của mấy vị đệ tử.

Phương pháp của những người thường.

Xây dựng tương lai.

Tiên Thánh không bỏ qua một người nào.

CHƯƠNG THỨ BẢY

Những chuyện quả báo.

          a/ Luộc gà hóa ra luộc con.

          b/ Xanh xanh kia vẫn còn trời.

              Chuyện một đồng bạc với một người lính.

          c/ Có thật có chuyện đầu thai báo oán.

 HẾT

                                     

 VÀI LỜI NÓI ĐẦU

Có hai luật căn bản mà con người, nhứt là những ai muốn tầm Đạo nên hiểu biết rành rẽ rồi đem áp dụng vào đời sống hằng ngày mới tiến mau. Ấy là Luật “Động” và “Phản Động” và Luật “Hy sinh”.

Ở đây ta chỉ nói Luật “Động” và “Phản Động” mà thôi.

Luật “Động” và “Phản Động” tiếng Phạn là Karma (Cạt ma). Chúng ta gọi là Nhân Quả. Nói cho đúng Karma có nghĩa là Động. Tuy nhiên mỗi khi Động thì luôn luôn có Phản Động kèm theo. Động và Phản Động vẫn chống đối nhau và cân phân với nhau, chúng không bao giờ rời nhau.

Vì thế sự phản động nặng hay nhẹ, mau hay chậm tùy theo bản tánh của sự Động. Thật ra các sự vật đều liên kết với nhau, vật nầy dính líu với vật kia và sự tương quan nầy giúp chúng tiến hóa.

Đây cũng gọi là Luật Tiến Hóa các thể xác dầu chúng nó làm bằng chất cứng rắn hay là chất tinh vi cũng vậy.

CHÚNG TA PHẢI GHI NHỚ MÃI ĐIỀU NẦY :

MỌI SỰ BIẾN ĐỔI TRONG TÂM THỨC NHƯ TƯ TƯỞNG, Ý MUỐN ĐỀU GÂY RA NHỮNG SỰ RUNG ĐỘNG TRONG CÁC THỂ XÁC. TRÁI LẠI NHỮNG SỰ RUNG ĐỘNG TRONG CÁC THỂ XÁC DO ẢNH HƯỞNG NGOẠI GIỚI ĐƯA VÀO ĐỀU BIẾN ĐỔI TRẠNG THÁI CỦA TÂM THỨC.

ĐIỀU NẦY CÓ NGHĨA LÀ TINH THẦN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬT CHẤT MÀ VẬT CHẤT CŨNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN TINH THẦN, CẢ HAI ĐỀU KHÔNG NGỚT ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU.

 Chúng ta cũng nên hiểu rằng : Luật Trời thì bất biến, không ai sửa đổi nó được. Nó không có sự ban thưởng hay hành phạt, mà chỉ có những hậu quả không thể tránh khỏi được mà thôi.

Tỷ như : Sự vui vẻ và hạnh phúc là hậu quả của sự tuân theo Luật Trời, còn sự đau buồn và tai họa là hậu quả của sự bất tuân Thiên ý.

Cũng đừng lầm tưởng rằng : Luật Nhân Quả là Luật Báo Thù Trả Oán. Nó chỉ là Luật Điều Chỉnh những hành động của con người cho đúng với Cơ Trời mà thôi.

Chẳng những con người và các loài vật mà cho đến Vũ trụ bao la bát ngát; vô tận vô biên, nói một cách khác, tất cả những Thái Dương Hệ trên không gian đều phải phục tùng LUẬT NHÂN QUẢ.

Đối với con người Luật Nhân Quả hay là cảm ứng đến dạy khôn cho con người phải tuân theo Thiên ý mới mau trở nên trọn sáng trọn lành tức là mới đi mau đến mục đích đã định sẵn cho Nhân loại trong Thái Dương Hệ nầy.

Hiểu được Luật Nhân Quả tức là cầm vận mạng mình trong tay, còn việc đi mau hay đi chậm là tùy nơi mình cố gắng hay không cố gắng đặng tự chủ hay là sửa đổi tư tưởng, ý muốn và việc làm luôn luôn cho được tốt đẹp không bao giờ chứa đựng một mảy ích kỷ hại nhơn.

Cầu xin quyển nhỏ nầy giúp ích quí bạn được phần nào trên con đường Tầm Chơn Lý và hiểu được SAO là HỌA, SAO là PHƯỚC và nguồn gốc của sự Tu Hành.

BẠCH LIÊN

 

Nhân nào sanh quả nấy,

Khá lựa giống gieo trồng,

Cơ tạo xây vần mãi,

Đúng kỳ cây trổ bông.


CHƯƠNG THỨ NHỨT
                      

             CÁC TÔN GIÁO ĐỀU CÓ DẠY NHÂN QUẢ.

Luật Nhân Quả là Luật Đại Đồng, nó chi phối sự tiến hóa của muôn loài vạn vật, chi nên các tôn giáo đều có nói đến nó, dưới hình thức nầy hay dưới hình thức khác mà ta phải hiểu ngầm vậy.

Tỷ như trong

 I

NHO GIÁO

1.- Tử viết : Vi thiện giả thiên báo chi dĩ phước vi bất thiện giả thiên báo chi dĩ họa.

Đức Khổng Tử nói rằng : Người làm sự lành, Trời lấy phước trả cho nó, người làm sự chẳng lành, Trời lấy họa trả cho nó.

2.- Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, nhược hoàn bất báo thì thần vị đáo.

Làm lành thì có trả lành, làm dữ thì có dữ trả. Nhược bằng chưa trả là tại chưa đúng ngày giờ.

II

THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN

Thái thượng cảm ứng thiên viết : họa phước vô môn duy nhơn tự triệu, thiện ác chi báo như ảnh tùy hình.

Thiên Thái Thượng Cảm Ứng dạy rằng : Họa phước không có cửa chỉ tại người ta vời nó tới. Lành dữ đều có trả như bóng theo hình.

III

ẤN GIÁO

1.- Do Karma của nó mà con người có thể thành thiên đế.

Anh Tra (Indra); do sự hành động của nó mà con người có thể thành ra con của Phạn vương, do sự hành động của nó mà con người có thể thành ra người phụng sự Đấng Hari và thoát đọa luân hồi. Do sự hành động của nó mà con người chắc chắn được trọn lành và trường sanh bất tử.

Devi Bhagavata IX, XXVII, 18 – 20 

2.- Không có cái chi mọc lên mà chẳng có hột giống, không có người nào hưởng đặng hạnh phúc nếu không làm những điều dắt đến hạnh phúc.

Mahâbhârata, Shanti Parva – C C I, 23 

 IV

CỔ BA TƯ GIÁO (ZOROASTRISME)

1.- Chiếu theo luật đời xưa, Ratou sẽ xử đoán một cách công bình cho các vị thánh cũng như cho các người hung ác và những người mà việc lành và việc dữ cân phân với nhau.

Ahounavad Gatha XXXIII – 1

2.- Những người hung dữ chịu đau khổ lâu dài, những người công bình sẽ được ban hưởng trọng hậu và hưởng hạnh phúc.

Jasna, XXX – 11 

V

PHẬT GIÁO

1.- Trong mọi việc, tư tưởng là cội rễ, tư tưởng đứng đầu, cả thảy đều do tư tưởng mà ra. Người nào nói hay làm mà trong trí tưởng quấy thì sự khổ não sẽ đeo đuổi theo một bên nó cũng như cái bánh xe lăn theo chơn con bò kéo xe. 

2.- Trong mọi việc tư tưởng là cội rễ, tư tưởng đứng đầu, cả thảy đều do tư tưởng mà ra. Người nào nói hay làm mà cái trí vẫn thanh bạch thì hạnh phúc không rời nó cũng như cái bóng không lìa mình.

Pháp cú – Những câu kinh đôi

 VI

HY BÀ LAI GIÁO (RELIGION DES HÉBREUX)

1.- Những người cày và gieo sự bất công thì sẽ gặt hái những quả của những việc làm của họ.

                                                            Job – IX – 8

2.- Kẻ nào thương xót người nghèo khổ tức là cho Trời vay mượn, Trời sẽ trả lại cho nó cái gì mà nó đã cho Trời vay.

                                                  Proverbes (Cách ngôn) - XIX - 17 

VII

THIÊN CHÚA GIÁO

1.- Anh đừng xét đoán ai cả đặng sau khỏi bị người ta xét đoán, bởi vì người ta xét đoán anh như anh đã xét đoán kẻ khác và người ta sẽ đo lường anh với vật mà anh đã dùng để đo lường người ta.

Saint Mathieu – VII, 1 – 2 

2.- Ông thánh Phao Lồ (Saint Paul) có nói : anh đừng lầm về điều đó. Người ta không có nhạo báng trời đâu. Người ta gieo giống chi thì gặt giống nấy.

Kẻ nào gieo cho xác thân thì sẽ gặt hái sự trụy lạc, hôi hám của xác thịt. Kẻ nào gieo cho tinh thần thì sẽ gặt sự trường sanh bất tử của tinh thần. Đừng mỏi lòng làm việc thiện. Đúng ngày giờ chúng ta sẽ gặt hái, nếu chúng ta không thối chí.

Galates – VI 4.5.7.9.

VII

HỒI GIÁO

1.- Mọi người đều được bạn thưởng cân xứng với những sự hành động của mình, bởi vì trời không có làm ngơ trước những việc làm của chúng ta đâu.

Coran VI – 132

2.- Những sự đau khổ tới cho anh vốn do trời giáng xuống, chúng là kết quả những sự hành động của anh.

Coran XLII, 29

Bao nhiêu đây, thiết tưởng quí bạn cũng đủ thấy từ cổ cập kim, từ đông sang tây, chơn lý vẫn một.

Bây giờ tôi xin đưa ra vài thí dụ về Nhân Quả mà ai ai cũng có thể thấy trước mặt rồi sẽ bàn rộng ra.
 

CHƯƠNG THỨ NHÌ
                                              

 VÀI THÍ DỤ VỀ NHÂN QUẢ

Quí bạn thường nghe nói về Nhân Quả; song phần đông cho là chuyện viễn vông, xa vời không biết đâu mà tin, vì không thấy trước mặt như hai với hai là bốn.

Nhưng quí bạn hãy chịu khó suy nghĩ một chút thì thấy Nhân Quả là chuyện xảy ra hằng ngày, trong mình ta, trong nhà, ngoài đường và chỗ nào cũng có. Tôi xin kể vài thí dụ cho quí bạn nghe :

Một người kia trợt té, trầy đầu gối. Trợt té là nhân, trầy đầu gối là quả. Cầm một tách nước đổ trên bàn, cái bàn ướt. Đổ nước trên bàn là nhân, cái bàn ướt là quả. Siêng năng, cố gắng và biếng nhác là nhân, học giỏi, học dở là quả.

Cần kiệm thì dư giả, xài phá thì thiếu hụt. Cần kiệm và xài phá là nhân, dư giả, thiếu hụt là quả. Chưởi người, đánh người thì bị người chưởi lại, đánh lại. Chưởi người, đánh người là nhân, bị người chưởi lại, đánh lại là quả. Đồ ăn sanh ra máu huyết, xương thịt. Đồ ăn là nhân, máu huyết, xương thịt là quả. Trồng hường thì hường mọc lên, trồng đậu thì đậu mọc lên. Không khi nào gieo lúa mà mọc ớt bao giờ.

Luôn luôn có Nhân thì có Quả, nhưng có khi Quả tới mau hay chậm là tùy theo tánh cách và trường hợp của Nhân.

Cấy lúa thì tùy theo giống, ba tháng hay sáu tháng gặt được, còn trồng xoài, sáu bảy năm mới có trái, v.v…

Trong trời đất toàn là những cuộc tuần huờn do một dọc nhân và quả nối tiếp nhau, nhân nầy sanh ra quả kia, quả kia lại thành ra nhân nọ.

Trở lại thí dụ ta té trầy đầu gối; ta trầy đầu gối thì thân thể đau nhức. Trầy đầu gối khi trước là cái quả của cái té, mà bây giờ nó thành ra cái nhân, làm cho thân thể đau nhức thì ta ngủ không được. Cái quả thân thể đau nhức trở lại thành ra cái nhân làm cho ta mất ngủ.

Luật Nhân Quả mới nghe qua thì dễ hiểu, song thật sự nó cực kỳ khó khăn và vô cùng phức tạp, vì có những nguyên nhân do tư tưởng và ý muốn sanh ra cả chục kiếp trước nghĩa là sáu bảy ngàn năm rồi, chúng ta không tri ta được và dính liền với cả chục, cả trăm và cả muôn người khác nữa. Phải tu hành tới bực Chơn sư sắp lên mới rõ các chi tiết.

Luật Nhân Quả, luật Luân Hồi và luật Hy Sanh là ba luật rất quan trọng mà người học đạo phải biết một cách rành rẽ thì mới tiến mau. Ba luật nầy đều có liên quan mật thiết với nhau. Gây ra nhân lành hay dữ đều phải đầu thai đặng hưởng quả tốt hay quả xấu của mình đã tạo ra. Tới chừng nào người ta thật quên mình và hy sanh vì thương đời, không còn háo danh hay tư lợi nữa thì mới chặt được dây xiềng xích trói mình vào bánh xe luân hồi.

Thế nên biết được luật Nhân Quả dầu một cách tổng quát cũng nắm được số mạng mình trong tay, miễn là có chí khí và nhẫn nại sửa cách ăn thói ở của mình cho hạp với luật trời, in theo những lời các vị giáo chủ dạy dỗ.

Sự khảo cứu về Nhân Quả chia ra làm sáu phần :

1)    Nhân quả là luật Thiên nhiên

2)    Cách gây ra Nhân quả

3)    Các thứ Nhân quả

4)    Ai định cách trả quả

5)    Cách diệt Nhân quả

6)    Những chuyện Nhân quả

1)- NHÂN QUẢ LÀ LUẬT THIÊN NHIÊN

Ta có thể nói rằng Nhân - Quả là luật Thiên nhiên, ở đâu cũng có nó, nó thâm nhập khắp nơi, không có loài nào tránh khỏi ảnh hưởng của nó.

Ta hãy xem một hiện tượng xảy ra. Hiện tượng nầy vừa là Quả, vừa là Nhân một lượt. Quả của một quá khứ và Nhân của một tương lai. Quả của quá khứ bởi vì có một nguyên nhân sanh nó ra, còn Nhân của tương lai bởi vì nó sanh ra một hiện tượng mới khác nữa.

Trong đời sự nối tiếp và sự liên lạc việc nầy với việc kia, người ta gọi là Luật Nhân Quả. Người ta gọi Luật căn bản, nhờ nó mới có trật tự, sự thăng bằng và tiến hóa của Nhân loại.

Trong trời đất, tất cả những hiện tượng xảy ra đều là những cuộc tuần huờn do một một dọc Nhân và Quả nối tiếp nhau, Nhân nầy sanh ra Quả kia, rồi Quả kia lại trở thành Nhân nọ. Nhân – Quả cứ tiếp tục từ Vũ trụ nầy qua Vũ trụ kia, từ Thái dương hệ nầy sang Thái dương hệ nọ; chớ không phải riêng gì Dãy Hành tinh, hay là kiếp sống của loài người và các loài khác mà thôi.

Các điều mà chúng ta gọi là Nhân – Quả hay là “Nghiệp” tiếng Phạn gọi là Cát ma (Karma). Karma có nghĩa là Hành động. Nhưng mà sự Hành động luôn luôn bao hàm sự Phản động. Vì vậy Karma có nghĩa là Động và Phản động một lượt. Sự Động và Phản động luôn luôn cân xứng với nhau và chống chỏi với nhau mãi.

Thí dụ : Ta lấy tay đập vào cái bàn thì tay ta bị dội lại. Sự dội lại là sự Phản động của cái bàn. Cầm trái banh liệng vào vách tường, nếu ta liệng nhẹ thì nó dội lại nhẹ, ta liệng mạnh thì nó dội lại mạnh.

Thế nào gọi là Luật Thiên nhiên ?

Bây giờ ta nên hỏi : Luật Thiên nhiên là luật gì ? Luật Thiên nhiên là một dọc Nhân Quả nối tiếp nhau theo thứ tự nhứt định và không đổi dời.

Thí dụ: Có A với B thì luôn có C theo một bên. Luật nầy không phải là một mạng lịnh, nó không bảo các ngài làm cái nầy, chớ không nên làm cái kia, hay là các ngài phải có A và B thì mới có C, mà nó lại nói : Nếu các ngài muốn có C thì phải hiệp A và B lại, hoặc nếu các ngài không muốn có C thì phải rán làm cho A dang xa B, hoặc nếu các ngài đem A cách xa B thì các ngài không có C.

Vì vậy ta có thể nói chắc chắn rằng Luật Thiên nhiên không phải là một luật bó buộc mà nó là một luật để giúp ta hành động cho đúng với Cơ Trời, nó dạy ta biết những điều kiện nào mà ta phải giữ nếu ta không muốn tạo thành hay là tránh xa một hiệu quả nhứt định.

Những Luật Thiên nhiên vốn bất di bất dịch và bất vi phản (inviolable). Nếu chúng nó đổi dời mãi thì không khoa học nào tồn tại được.

Không phải bữa nay khinh khí với dưỡng khí hiệp lại thành nước, rồi ngày mai hai thứ đó lại thành lửa; không phải bữa nay lửa nóng dữ dội rồi ngày mai nó lại lạnh như đồng, nếu bữa nay nước lỏng le rồi ngày mai nó đặc cứng thành nước đá là tại điều kiện của hoàn cảnh thay đổi. Bởi vậy tục ngữ Pháp có câu : “Biết thì làm được” (Savoir, c’est pouvoir)

Vì chưng dây Nhân Quả nối chằng chịt với nhau không thể tránh được cho nên người dốt nát phải bó tay chịu bất lực trước những Luật Thiên nhiên. Còn nhờ sự học hỏi rộng sâu ta thấu hiểu luật Trời thì ta dễ kiểm soát những động lực của ta sanh ra hầu tránh những kết quả không hay về sau nầy.

Luật Nhân Quả cắt nghĩa theo Khoa học

Vũ trụ là sự biểu hiện của khí lực. Khí lực có thể biến đổi ra điện, từ điện, nhiệt lực, ánh sáng v.v…

Mặt trời là một bầu khí lực lớn, còn điện tử là một bầu khí lực nhỏ. Kim thạch, thảo mộc, cầm thú hay là con người đều là những bầu khí lực, đây không phải là lời nói ngoa đâu, bởi vì xác thân của con người, thú vật, cây cỏ và kim thạch đều làm bằng những tế bào, mà mỗi tế bào đều do nhiều nguyên tử cấu thành.

Đem phân tích mỗi nguyên tử thì thấy :

a) Chính giữa là một hột gọi là nhân (noyau) chứa nhiều hột điện dương (dương điện tử - protons) và một số hột không chứa điện nào cả, gọi là trung hòa tử (neutrons);

b) Chung quanh nhân thì có những hột điện âm (âm điện tử - (électrons) xây tròn không khác nào những hành tinh xây quanh mặt trời. Chính giữa âm điện tử và nhân là khoảng trống không tuyệt đối. Ngày nay khoa học cho rằng vật chất tương đương với khí lực (matière – énergie) bởi vì khi khí lực hiện ra thì có một khối vật chất tiêu tan.

Sự biến đổi khí lực

Trong lúc ta ăn uống, dùng thuốc men thì ta thâu khí lực vô mình bởi vì đồ ăn hay thuốc men khi tiêu hóa thì biến thành máu huyết, xương thịt, hay là thêm sức mạnh cho ta.

Nếu ta dùng khí lực hay là sức mạnh nầy đặng làm những việc lành, việc phải, hữu ích cho đời thì ta gọi khí lực nầy tốt. Trái lại nếu ta dùng nó để làm việc dữ gây ra những sự khổ não cho đời thì người ta gọi khí lực nầy xấu. Thật sự khí lực nầy không tốt mà cũng không xấu, chỉ tại cách ta sử dụng nó thôi, cũng như điện, để đốt đèn, để nấu ăn, để chạy máy đều được mà dùng để giết người cũng được nữa.

Làm mất sự thăng bằng của Vũ trụ

Trọn đời, con người là một cái máy biến điện, nó thâu khí lực vô mình rồi biến đổi ra việc lành hay việc dữ.

Nhưng ta nên biết chung quanh cõi Hữu hình mà ta gọi là cõi Trần đây còn 6 thế giới khác nữa mà con mắt ta không thấy được, bởi vì nó làm bằng những chất khí, càng lên cao thì càng mảnh mai và càng tốt đẹp hơn chất khí làm ra cõi Trần nhiều lắm.

Bởi không thấy được nên tạm gọi chúng nó là cõi Vô hình.

Những thế giới Vô hình nầy bắt dưới kể lên thì là như vầy :

1/ Cõi thứ sáu là thế giới Tình cảm hay cõi Dục giới cũng gọi là Trung giới (Plan astral).

2/ Cõi thứ năm là thế giới Tư tưởng hay là cõi Thượng giới, cõi Thiên đường hay là cõi Trí tuệ (Plan mental).

3/ Cõi thứ tư là thế giới Trực giác hay là cõi Bồ đề (Plan Bouddhique)

4/ Cõi thứ ba là thế giới Thiêng liêng  hay là cõi Niết Bàn (Plan Nirvanique ou Nirvana).

5/ Cõi thứ nhì là thế giới Đại Thiêng liêng hay là cõi Đại Niết Bàn (Plan Paranirvanique ou Paranirvana).

6/ Cõi thứ nhứt là thế giới Tối Đại Thiêng liêng hay là cõi Tối Đại Niết Bàn (Plan Mahaparanirvanique ou Mahaparanirvana).

Sáu thế giới nầy cọng với cõi Trần là 7 cõi. 7 thế giới nầy thâm nhập với nhau và liên quan mật thiết với  nhau.

Bây giờ đây thí dụ ta đấm trên không một cái. Quả đấm của ta không đụng tới ai cả, nhưng khi ta giơ tay đấm thì ta phóng ra một lực lượng đụng tới những lực lượng khác trong vũ trụ làm cho mất sự thăng bằng của chúng nó.

Ta nên biết rằng trong trời đất vạn vật đều tuân theo luật thăng bằng và luật điều hòa. Nếu có cái chi làm chinh sự thăng bằng và sự điều hòa thì sự vật phản động đặng lập lại sự quân bình như trước. Ấy là thuyết “thế lực quân hoành” (Equilibre des forces) của khoa học và nhờ vậy mà toàn thể khí lực không bao giờ mất.

Trở lại câu chuyện quả đấm của ta khi nảy, khi ta làm mất sự thăng bằng của các lực lượng khác thì lẽ dĩ nhiên chúng phản động lại xuyên qua ta đặng lập lại sự quân bình như khi trước. Nghĩa là, ta phải lãnh lấy hậu quả của những việc mà ta đã làm.

2)- BA CÁCH GÂY RA NHÂN QUẢ

Có ba cách gây ra Nhân Quả :

Một là : Tư tưởng;

Hai là : Ý muốn và tình cảm;

Ba là : Lời nói và việc làm.

Bởi vì khi ta,

Tưởng đến một điều gì,

Muốn một điều gì,

Nói hay làm một điều gì.

thì ta sanh ra một lực lượng động đến :

1)- Những lực ở thế giới Tư tưởng (Cõi Thượng giới);

2)- Những lực ở trong thế giới Tình cảm (Cõi Trung giới hay là Dục giới);

3)- Những lực ở trong thế giới Hữu hình hay là cõi Trần nầy.

Hiểu như vậy có thể nói : Mỗi lần ta tư tưởng, ta ham muốn hay là ta nói năng hành động, ta sửa đổi vị trí của ta đối với Vũ trụ và vị trí của Vũ trụ đối với ta.

Hễ ta cắt nghĩa về Nhân Quả thì ta phải nói tới những lực và những hiệu quả của chúng. Những lực nầy thuộc về cõi Trần, hữu hình nầy, hoặc thuộc về thế giới Tình cảm hoặc thuộc về thế giới Tư tưởng.

Cả ngày lẫn đêm, mỗi giờ, mỗi phút ta đều diễn động ba thứ lực nầy và tùy cách ta xử dụng chúng, ta giúp đỡ hay là ta cản trở đường tiến hóa của những kẻ khác bởi vì không phải ta ở riêng biệt một mình giữa cõi Trần mà ta vẫn sống chung với Nhân loại, một khối duy nhứt, hiện giờ gồm bốn ngàn triệu linh hồn như  ta. Mỗi tư tưởng, mỗi ý muốn, mỗi tình cảm, mỗi lời nói và mỗi việc làm của ta đều cảm tới những người đồng loại, luôn cả các loài thú vật, cây cỏ, kim thạch và tinh chất ở chung quanh ta. Ai ở gần ta chừng nào thì chịu ảnh hưởng nhiều chừng nấy.

Rồi một thời gian sau, tùy theo bản tánh của chúng, ta phải lãnh lấy cái Phản động lực, tốt hay xấu, lành hay dữ, không trốn tránh đường nào cho khỏi được.

Tới đây quí bạn đã thấy : Luật Nhân Quả là luật bảo tồn toàn thể khí lực của Vũ trụ không cho tiêu tan chớ nào phải chuyện dị đoan phi lý …

Nhờ nó dạy ta phải hành động cách nào cho hợp với cơ Trời, ta tiến tới mau và không gây quả xấu về sau cho người và cho ta một lượt.

Đừng phạm luật Trời

Xin nhớ : hễ luật Trời thì đừng vi phạm, vi phạm thì sẽ bị trả quả bởi vì trong Vũ trụ các luật đều quân bình. Nếu luật nào bị mất quân bình thì luật đó sẽ phản động trở lại quân bình như xưa. Chúng ta không thể thủ tiêu một luật thiên nhiên nào cả và cũng không thể ngăn cản nó không cho nó hành động được; nhưng chúng ta có thể đem một luật khác chống với nó. Nếu hai sức mạnh bằng nhau thì luật trước không còn hiệu lực nữa; ta đổi chiều hướng của sự hành động của nó rồi. Ví bằng luật ta dùng yếu hơn luật trước thì luật trước sẽ có ảnh hưởng đến ta, nhưng sức mạnh của nó đã giảm tùy theo sức đối chọi của luật ta xử dụng.

Thí dụ : ta thảy trái banh vô vách, trái banh sẽ đụng vách, nếu không có cái cho ngăn cản nó. Bây giờ có một người khác đưa ra một tấm ván chính giữa nó và vách, khi nó đụng tấm ván thì nó dội ngược, nó không đi tới vách được mà đi qua ngã khác. Xin lấy luật hấp dẫn hay hấp lực (loi d’attraction) mà giải thêm nữa, theo luật nầy vạn vật đều bị rút xuống trung tâm trái đất.

Ta hãy bắt một cái thang rồi trèo lên. Lúc trèo, ta bị hấp lực đè xuống nhưng ta dùng một luật khác chỏi với nó, luật đó là sức mạnh của bắp thịt ta. Sức của ta dùng thắng hấp lực, nên ta mới leo lên được, tới chừng nào ta mỏi mệt, hấp lực thắng, ta phải ngừng lại.

Chung quanh ta là những luật Trời, ta phải học rành rẽ đặng áp dụng vào đời sống hằng ngày của ta, nhờ vậy ta mới tiến mau. Muốn áp dụng luật nào ta phải học rành rẽ luật đó và phải tuân theo nó trước, nhiên hậu mới điều khiển nó được. Nói một cách khác, muốn chinh phục tạo vật trước hết ta phải tùng phục nó. (La nature est conqise par l’obéissance).


CHƯƠNG THỨ BA


BA THỨ QUẢ

QUẢ MUỒI - QUẢ TÍCH TRỮ - QUẢ ĐƯƠNG TẠO

Có ba thứ quả :

1/ Quả Muồi. Tiếng Phạn là Prarabdha, dịch ra tiếng Pháp là Karma mûr;

2/ Quả Tích trữ hay là Quả Chồng chất. Tiếng Phạn là Sanchita, dịch ra tiếng Pháp là Karma accumulé;

3/ Quả Đương tạo. Tiếng Phạn là Kriyamana, dịch ra tiếng Pháp là Karma en formation.

 A .  QUẢ MUỒI HAY LÀ ĐỊNH MẠNG.

 

Quả muồi là quả mà ta phải trả trong kiếp nầy, không thể dời lại kiếp sau, cũng như trái chín muồi thì rụng xuống, không còn dính ở trên cây được nữa.

Hai phần của định mạng.

 

Định mạng của đời người chia làm hai phần :

1.- Phần thứ nhứt, từ lúc còn ở trong bào thai cho tới khi lọt lòng mẹ.

2.- Phần thứ nhì, từ ngày lọt lòng mẹ cho tới khi bỏ xác.

PHẦN THỨ NHỨT.

Đầu thai vào giống dân nào, nước nào, gia tộc nào, ở đâu, nam hay nữ, vóc giạc và diện mạo ra sao ? thông minh hay đần độn, có khiếu về một hay nhiều môn, bị tật nguyền hay mắc một chứng bịnh di truyền của cha mẹ, hoặc thừa hưởng một tánh tốt của ông bà đã mở mang mà chưa có dịp đem ra áp dụng v.v… là những điều mà con người phải bó tay trước định mạng. Tuy nhiên, nếu biết định luật thì có thể sửa đổi được phần nào về diện mạo, sức khỏe và thêm một ít thông minh cho đứa nhỏ.

PHẦN THỨ NHÌ.

Được cha mẹ thương yêu hay ghét bỏ, sung sướng hay vất vả, học hỏi mau thông hay chậm hiểu, lớn lên thường thành công hay thất bại, những bước thăng trầm trên hoạn lộ, những biến cố xảy đến thình lình, được những sự may mắn hay rủi ro, là số tiền định đã ghi sẵn.

Mặc dầu như vậy, có thể sửa đổi cái xấu ra cái tốt,  nếu quả chưa đến.

NHỮNG ĐIỀU TA NÊN BIẾT VỀ SỰ TẠO RA HÌNH HÀI CỦA THAI NHI

Có ba công việc huyền bí liên quan đến sự tạo ra hình hài của thai nhi, tưởng người học đạo cũng nên biết, ấy là :

1.- Thứ nhứt : Quả muồi do các Đức Nam Tào Bắc Đẩu chỉ định.

2.- Thứ nhì : Hình Tư tưởng hay là Sứ giả của Tứ Đại Thiên Vương.

3.- Thứ ba : Công việc của Sứ giả và các Tiểu thần.

I

QUẢ MUỒI DO CÁC ĐỨC NAM TÀO BẮC ĐẨU CHỈ ĐỊNH.

 Khi một Linh hồn sắp trở lại cõi trần đầu thai một lần nữa thì các Đấng Chí Tôn Nam Tào Bắc Đẩu xem xét : số quả của y đã gây ra trong kiếp mới rồi với những ai, số quả tích trữ của y và mức độ tiến hóa của y. Các Ngài mới lựa trong những quả đó một số quả, tốt có, xấu có, mà các Ngài xét rằng : với sức chịu đựng của y, y có thể thanh toán trong kiếp đó, và làm sao trong lúc y trả quả, y lại tiến lên một bực nữa.

Số quả nầy, ta gọi là ĐỊNH MẠNG. Xong rồi các Ngài mới làm ra một cái khuôn ghi một số quả của phần thứ nhứt.

II

HÌNH TƯ TƯỞNG HAY LÀ SỨ GIẢ CỦA TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG

Các Đức Nam Tào Bắc Đẩu giao khuôn nầy cho 4 vị Đại Thiên Thần cai quản 4 chất hay là 4 hành : Địa, Thủy, Hỏa, Phong, và làm chủ 4 phương : Đông, Tây, Nam, Bắc; người ta gọi là Tứ Đại Thiên Vương, (4 Maharajahs hoặc Chatour dévas), sự thật là có 7 vị.

Tứ Đại Thiên Vương mới sanh ra một hình tư tưởng, một thực thể linh động, tuân theo triệt để mạng lịnh của các Ngài.

Vị Sứ giả nầy lãnh trách nhiệm làm cái Phách của đứa nhỏ y theo cái khuôn của các Đức Nam Tào Bắc Đẩu đưa ra.

Công việc nầy xong xuôi rồi, các Tiểu thần mới coi theo cái Phách mà làm ra Xác thân của hài nhi, nhứt là cái óc và những dây thần kinh cho đúng với căn quả của nó.

Vẫn biết tinh trùng phối hợp với tiểu noãn mới đậu thai, song nếu không có bàn tay vô hình trợ giúp thì không khi nào thành ra một đứa bé, trai hay gái, có đủ mặt mũi, tay chơn, tóc tai, xương, thịt đâu. Họa chăng nói rằng : tại tinh trùng đực phối hợp với tiểu noãn đực mới sanh ra con trai, còn tinh trùng cái phối hợp với tiểu noãn cái thì sanh ra con gái ? Nhưng thử hỏi : tại sao con gái lại khác hẳn con trai về vóc giạc, yểu điệu, mày liểu, má đào, môi son, răng trắng, giọng nói thanh tao, mái tóc đen huyền ! Hoàn toàn bí mật.

Đứng riêng một mình mà nói thì vật chất không có quyền năng sanh hóa. Nó chỉ là dụng cụ của tinh thần mà thôi.

Phải mở thần nhãn, ngày đêm theo dõi công việc của Sứ giả và các Tiểu thần mới biết sự thật là thế nào. Người mới có thần nhãn, chưa kinh nghiệm, thấy Sứ giả như con búp bê ở trong lòng người mẹ, thì ngỡ là Linh hồn của đứa nhỏ.

Thường thường Sứ giả ở với đứa nhỏ 7 năm, nhiệm vụ của nó xong rồi thì nó hết sanh lực, nó tan mất. Chừng đó Linh hồn mới bắt đầu điều khiển xác thân và ở luôn trong mình đứa nhỏ, chớ trước đó, nó cứ nhập vô rồi xuất ra.

CÁI PHÁCH LÀ THỂ TỐI QUAN TRỌNG.

Cái Phách là thể tối quan trọng, bởi vì cái óc, các dây thần kinh và tất cả những cơ quan trong mình đều tùy thuộc cái Phách. Nếu cái Phách mảnh mai thì cái óc và các dây thần kinh đều mảnh mai, nếu cái Phách thô kệch thì thần kinh hệ và mấy bộ phận kia cũng thô kệch vậy.

Những sự thâu nhận của ngũ quan đều phải qua cái Phách, rồi cái Vía, mới tới cái Trí, và sự nhận thức của cái Trí cũng phải qua cái Vía, cái Phách rồi mới tới cái óc xác thịt.

Người nào có cái Phách mảnh mai thì học hỏi mau thông, và sẽ trình bày sự hiểu biết của mình một cách dễ dàng và rành rẽ, cũng như ánh sáng mặt trời dọi qua một tấm kiếng trong trẻo vậy. Trái lại, nếu cái Phách to sớ thì con người học hỏi chậm chạp, tục gọi là tối dạ, một bài học năm sáu bận mà chưa thuộc và một kinh nghiệm phải tái diễn nhiều lần mới lãnh hội được. Nói một cách khoa học, cái Phách mảnh mai mới ứng đáp được với những sự rung động mau lẹ, từ mấy cõi cao đưa xuống hay là từ cõi trần đưa lên. Nếu những sự rung động nầy xuyên qua một cái Phách thô kệch thì không có sự ứng đáp nào cả đặng truyền qua cái óc xác thịt, nghĩa là con người không nhận thức được cái chi hết.

SỨ GIẢ CỦA TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG LẤY CHẤT DĨ THÁI NÀO

 MÀ LÀM RA CÁI PHÁCH CỦA THAI NHI.

Ta biết rằng : cái Phách làm bằng chất dĩ thái hồng trần (éther physique).

Muốn làm cái Phách của thai nhi, Sứ giả của Tứ Đại Thiên Vương phải lấy chất dĩ thái trong cái Phách của cha mẹ. Tuy nhiên, Sứ giả phải coi theo lằn rung động ghi trong hột Lưu tánh nguyên tử, cũng gọi là Nguyên tử trường tồn của xác thịt (atome permanent physique) kiếp trước do Linh hồn đem theo mình trong kiếp nầy, đặng lựa phẩm chất của dĩ thái, hoặc tốt hoặc vừa vừa hoặc tầm thường, cho đúng với nhân quả của đứa bé. Nếu trong cái Phách của người mẹ chứa toàn là chất dĩ thái tốt, Sứ giả bị bắt buộc phải dùng chất dĩ thái tốt đó, mặc dầu trong nhân quả của đứa nhỏ chỉ ghi những chất tầm thường mà thôi.

Trái lại, nếu trong cái Phách của cha mẹ chứa toàn là những chất dĩ thái tầm thường thì dầu cho Sứ giả muốn tìm những chất dĩ thái tốt đi nữa, cho đúng với căn quả thì không biết phải làm thế nào, chung cuộc cũng bị bắt buộc phải dùng những chất tầm thường đó.

CÁI CHI CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI HÌNH TƯ TƯỞNG CỦA TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG.

Hình tư tưởng của Tứ Đại Thiên Vương chịu hai ảnh hưởng : một cái trực tiếp, một cái gián tiếp.

           a.- Ảnh hưởng trực tiếp.

Ảnh hưởng trực tiếp do cha mẹ của hài nhi gây ra, nhứt là người mẹ. Một cơn nổi nóng thoáng qua, một ý muốn quấy quá, một tư tưởng hèn hạ, một phút dục tình sôi nổi, một cơn sợ hãi, buồn bực, và nhứt là sự giao hiệp cũng đủ gây ra sự rối loạn của Hình tư tưởng nầy. Nó nhảy ra khỏi vòng của nó đương xây dựng, nó sẽ trở lại khi hết cơn sóng gió, nhưng công việc của nó cũng bị trở ngại một phần nào rồi.

           b.- Ảnh hưởng gián tiếp.

Ấy là quả chung (cộng nghiệp) của gia đình, xã hội, quốc gia, chủng tộc, như  ảnh hưởng thuộc về đời sống tổng quát của dân chúng, những sự khuyết điểm của đồng bào, những truyền thống xã hội, tôn giáo, chánh trị v.v… Đó là những luồng sóng thanh khí ầm ầm nổi dậy, ngày đêm đánh vào bờ bến của đời sống thế gian, không nghỉ, không ngừng.

Ít ai biết rằng : trước khi con người sanh ra, và sau khi mở mắt chào đời, những hiệu quả đó đã ghi vào thân thể mình rồi và án mắt mình, không cho thấy sự thật, cũng như mang kiếng màu mà xem cảnh vật vậy.

THAI GIÁO LÀ PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN PHẦN SỐ CỦA HÀI NHI.

Hiểu được vai tuồng trọng hệ của cái Phách, những điều có ảnh hưởng tới Hình tư tưởng của Tứ Đại Thiên Vương thì ta có thể tránh được những tai hại cho nòi giống, và tạo được hạnh phúc cho con cái của mình.

Thuở xưa, các bực tiền bối thông hiểu đạo lý nên bày ra : Phương pháp Thai giáo để cải thiện được số mạng của hài nhi phần nào.

Thai giáo gồm hai phương diện :

            Một là : Phương diện vật chất.

            Hai là : Phương diện tinh thần

                     a/ Phương diện vật chất.

1.- Cữ giao hiệp-

Trước nhứt là cữ giao hiệp. Khi người phụ nữ biết mình có thai rồi thì nên chấm dứt sự giao hiệp. Nếu không được một cách tuyệt đối thì cũng nên hạn chế, ít chừng nào tốt chừng nấy, đặng tránh sự động thai, hay là hư thai, làm hư hỏng công việc của Sứ giả của Tứ Đại Thiên Vương.

Ngày nay, trên mặt địa cầu, dám chắc chỉ có một giống dân tộc thật hiện được việc cữ giao hiệp khi người phụ nữ mang thai mà thôi. Ấy là những người Hounza, khỏe mạnh nhứt thế giới, giữ đúng phép vệ sanh, không đau ốm và trường thọ, không có giống dân nào bì kịp mặc dầu là rất văn minh tiến bộ.

NGƯỜI HUNG ZA

Người Hung Za (Hounza) là một giống dân tộc có lẽ thuộc về giống A ri den (Aryen), giống thứ năm, là giống da trắng, ở phía Bắc xứ Cachemire, trên núi cao từ 1600 tới 2500 thước, quanh năm tuyết phủ và thuộc về miền nam cao nguyên Pamir. Họ sống lâu năm, rất khỏe mạnh, trọn đời không bịnh hoạn. Tánh họ rất vui vẻ, thuận hòa, siêng năng, sạch sẽ, rộng rãi, kiên nhẫn và dường như họ không biết mệt nhọc và sợ hãi là sao. Trong các cuộc hành trình không có một khó khăn nào có thể làm cho họ thốt lời than phiền, hay chấp nhận một sự viện trợ nào. Họ mang gánh nặng đồ vật trên vai thế mà họ nhanh nhẹn như con beo, leo mau trên vách đá thẳng đứng của sườn núi.

Đí gấp rút từ Baltit, thủ đô xứ Hounza, tới Gilgit đồn Anh gần hơn hết, cách nhau 100 cây số, trải qua những đèo, đặng đem tin tức rồi trở về liền; chạy tức tốc tới Taschkougan bên Tây Tạng, cách đó 230 cây số trở về một mạch, trải qua những con đường mòn dốc thẳng xuống và những đèo cao, về tới những con đường mòn dốc thẳng xuống và những đèo cao, về tới nhà trầm tĩnh và nhẹ nhàng như lúc mới ra đi, đối với những người Hung Za, những thành tích như thế là tầm thường.

Nói tóm lại họ đủ các tánh tốt của đời văn mình tối cổ và người văn minh hiện kim rất thèm thuồng và chưa được như ý nguyện.

Xin xem thử vài việc mà hiện giờ khắp hoàn cầu chưa dân tộc nào làm được.

“… Một khi thiếu phụ biết mình có thai rồi thì liền từ giả gia đình ở chung với bọn đàn bà con nít, còn anh chồng thì đến ở đậu với những trai chưa vợ. tới chừng nào đứa con thôi bú; vợ chồng mới hiệp nhau như trước. Theo tục lệ thì đứa con trai ba năm mới dứt sữa, còn con gái thì hai năm; nếu đứa kế đó sanh ra trước hai hay ba năm và nó giành sữa với anh hay chị nó thì người ta chê bai nhục nhã rằng nó là đứa con ngoại tình và người ta khinh khi cặp vợ chồng đó.

Đứa nhỏ được hai tuổi thì nó biết đi, người ta giao nó cho anh hay chị lớn hơn nó hai ba tuổi, đai nó trên lưng và coi sóc nó. Nếu là đứa con đầu lòng thì anh em cô cậu hay chú bác giữ dùm. Tới bốn tuổi, đứa trẻ được tự do, anh em trong nhà luôn luôn hòa thuận với nhau không hề có việc cãi cọ, rầy rà hay là gây gổ nhau.

Không có ai phạm tội ngoại tình hay tà dâm. Cũng không có trộm cướp. Thật là thuần phong mỹ tục. Họ cũng có vua và quan vậy nhưng không hề nghe nói dân chúng thán oán. Xứ họ mới thiệt là cõi thiên đàng tại thế.

2.- Chọn lựa thực phẩm và thuốc men-

Xác thân và cái Phách thanh hay trược, tùy thuộc thức ăn uống và quan trọng nhứt là tình cảm và tư tưởng. Trường chay được thì tốt, bằng không thì bỏ thịt cá và ăn rau cải, gạo lứt, muối hột, cữ những món cay nóng, độc địa.

Phải hoạt động hằng ngày, nhưng đừng làm những công việc nào nặng nhọc quá sức, chớ nên nhón gót với lên cao. Phải cẩn thận trong lúc đi đứng.

Có thai từ ba tháng sắp lên nên dùng thuốc tễ dưỡng thai. Thang Thập nhị hay Thập tam Thái bảo của Tàu rất hiệu nghiệm. Dùng đúng sức thuốc thì chừng lâm bồn mau lẹ, ít đau bụng, đứa nhỏ sanh ra mạnh dạn.

Thuốc Tây cũng rất hay. Tùy phương tiện. Nhưng dầu sao, khi dứt uống thuốc hay chích thuốc Tây thì nên dùng thuốc Bắc. Hiệu quả chắc chắn.

                     b/ Phương diện tinh thần.

Phần tinh thần nầy thật tối quan hệ. Ấy là tình cảm phải trong sạch, tư tưởng phải thanh cao. Nói cho đúng phép, người đàn bà có thai phải ở trong một hoàn cảnh tốt đẹp, vui tươi, không có một mảy bợn nhơ xen vào. Trước mặt không thấy những cảnh tượng hãi hùng, gớm ghiết, thương luân bại lý, bên tai không nghe những tiếng thô lỗ, cộc cằn, tục tĩu, rủa sả, chưởi mắng …

Trong lòng người mẹ phải luôn luôn vui vẻ và chứa những ý tưởng nhơn từ, đừng bao giờ nóng nảy phiền hà. Mỗi ngày nên mỗi đọc những sách Luân lý Đạo đức, xem những chuyện trung, hiếu, tiết, nghĩa.

Giữ được như thế thì lẽ tự nhiên, trừ một vài trường hợp bất khả kháng, đứa nhỏ sanh ra phải xinh đẹp, khôn ngoan, tánh tình rất tốt, dầu sao cũng hơn mức trung bình rất xa.

PHONG TỤC BÊN ẤN ĐỘ THUỞ XƯA

Thuở xưa, bắt đầu từ khi người đàn bà có thai cho tới trước ngày sanh, bên Ấn Độ, người ta có tục lệ bày ra những cuộc cúng kiến và đọc những bài kinh, những câu thần chú, khi trầm khi bổng, nghe rất êm tai, để nâng cao tâm hồn người mẹ và giúp cho Hình tư tưởng của Tứ Đại Thiên Vương làm cái Phách của đứa nhỏ cho thật tốt.

Ngày nay tục lệ đó lần lần tiêu mất hết rồi. Đáng tiếc lắm vậy.

Người không học Đạo cho mấy việc nầy là dị đoan, điên rồ, chớ đâu có ngờ rằng : Người xưa thông hiểu Luật Trời và áp dụng nguyên tắc “mỗi tiếng rung động đều làm thay đổi tâm hồn” đặng sửa đổi phần nào số mạng của đứa nhỏ được bao nhiêu hay bấy nhiêu.

Dưới đây là hai câu chuyện để chứng minh rằng tư tưởng có ảnh hưởng rất lớn đối với bào thai.

Cô Ruth J. Wild có một đứa con gái được giải thưởng trong một cuộc đấu sắc đẹp có nhiều cô gái nhan sắc tuyệt trần đến dự, thuật lại chuyện cô như vầy :

“Trước khi sanh nở ra, tôi trải qua một thời kỳ khó khăn và đau khổ. Tôi ở lẻ loi một mình, nhưng mà tôi nhứt định, đứa con của tôi sanh ra phải tuyệt đẹp.

Tôi thường đến viếng Bảo tàng viện Brooklyn, ngồi ngắm nghía tượng Nữ Thần Vénus và thần Adonis. Luôn luôn tôi đem theo mình cái bìa của một tờ tạp chí có một đầu hình rất đẹp, do nhà mỹ thuật Boileau vẽ ra, và trong trí tôi luôn luôn hình dung đứa con của tôi sẽ sanh ra.

Tới kỳ tôi nằm chỗ thì tôi sanh ra một đứa con gái và quả nhiên, cái điều tôi mơ mộng và ước ao đã thành sự thật; nó đã làm ra một đứa nhỏ đẹp nhứt trên đời.

Mấy vị Bác Sĩ tuyên bố rằng : từ đó đến giờ chưa thấy một đứa bé nào như nó. Có một vị biết tôi nghèo khổ nên chịu cho tôi 20 ngàn đô la đặng bắt lấy nó. Nhưng dầu cho đem hết vàng bạc trên thế gian đặng bắt lấy nó, tôi cũng chẳng chịu. Tôi biết tôi đã thành công. Tôi thấy gương mặt nó giống hệt bức tranh của nhà mỹ thuật Boileau, còn hình vóc nó un đúc theo những lằn đẹp của những thần tượng mà tôi đã thường ngắm.

 

II 

Trường hợp thứ nhì là chuyện của cô Viginia Knapp. Cô có một đứa con gái tên Dorothée, được giải thưởng Nữ thần Vénus Mỹ châu, trong một cuộc đấu sắc đẹp tại Madison Square Garden. Cô nói : Trong khi có thai, tôi rất thích chú ý đến những sắc đẹp thiên nhiên và tôi thường năn nỉ cảnh vật cho con tôi được một phần cái đẹp của Tạo Hóa. Tôi dám chắc con tôi dung mạo đẹp đẽ là nhờ ý chí cương quyết của tôi, trước khi sanh nó ra, chớ không phải tại dòng giống.”

Cũng vì mấy lẽ trên đây mà mấy bà mẹ Hi Lạp thuở xưa, có thói quen, thường ngày ngắm những hình tượng xinh đẹp và mấy ông già bà cả của chúng ta thường dặn con cháu gái : “Một khi mang con vào dạ thì phải đi đứng ngay thẳng, lời nói phải thanh bai, không nên đi xem hát bội vì sợ thấy tướng Phiên, mặt mày vằn vện đâm ra sợ hãi, rồi sau sanh con ra diện mạo xấu xa”. Thật đúng vậy.

SỬA ĐỔI SỐ MẠNG CỦA NHỮNG TRẺ TỪ LÚC MỚI LỌT LÒNG CHO TỚI KHI LỚN KHÔN BẰNG CÁCH GIÁO DỤC THEO PHƯƠNG PHÁP ĐẠO ĐỨC

Phải săn sóc và nuôi dưỡng hài nhi một cách hết sức kỹ lưỡng, cho thật đúng phép vệ sanh và nhứt là hết lòng thương yêu nó.

Chớ nên lầm tưởng đứa nhỏ mới sanh ra là một tờ giấy trắng tinh, muốn viết chữ nào hay vẽ hình chi cũng được. Nó đã có không biết bao nhiêu tiền kiếp, mỗi khi tái sanh, nó đều đem theo mình mầm mống của những tánh của nó đã rèn luyện trong những kiếp quá khứ, tốt có, xấu có. Nếu nó gặp hoàn cảnh tốt đẹp, nghĩa là từ cha mẹ đến anh em trong nhà đều hiền lương, tư tưởng và tình cảm thanh cao thì ảnh hưởng nầy cảm đến mầm mống của những tánh tốt, làm cho chúng nở nang mau lẹ; những mầm của tánh xấu không có đồ ăn thì phải héo   mòn : lần lần rồi tiêu mất.

Phải giáo dục nó theo phương pháp Đạo đức, từ trong lời nói, từ trong cử chỉ, từ trong cuộc chơi, một cách ngon ngọt dịu dàng, thì lớn lên nó sẽ thành ra một người tốt lành, dầu không phải là một bực vĩ nhơn, chớ cũng tiến hóa hơn người thường rất nhiều.

Trái lại, nếu chung quanh đứa nhỏ toàn là những người nóng nảy, giận hờn, tham lam, ích kỷ, đắm mê vật dục thì những tư tưởng và tình cảm xấu xa nầy nuôi dưỡng mầm mống các tánh xấu, cho chúng nó đâm chối nảy tược mau lẹ, còn mầm mống của các tánh tốt bị hao mòn. Lớn lên đứa nhỏ sẽ hư thân mất nết, bị những trận cuồng phong của cuộc đời lôi cuốn, chưa ắt có những dịp may hay cơ hội tốt để trở lại con đường quang minh chánh đại một cách dễ dàng.

Nói một cách khác, cái Trí và cái Vía của trẻ thơ thu hút những tư tưởng và những tình cảm, bất cứ loại nào, cũng như bông đá hút nước. Vậy chớ nên cho trẻ con lân la với những đứa thất giáo, chúng sẽ nhiễm những thói hư tật xấu một cách mau lẹ, sau khó mà sửa chữa lắm. Dầu cho có cải thiện được cũng phải mất một thời gian khá lâu trên cả chục năm.

Điều hay hơn hết là trong khoảng từ một đến mười bốn tuổi, đứa trẻ nên được ở vào một hoàn cảnh, không phải là Thần Tiên, nhưng mà tương đối là thanh tịnh, trong bầu không khí tốt đẹp, vui vẻ thuận hòa.

Nhưng tiếc thay, vì đời sống quay cuồng của xã hội hiện tại, thật là không dễ mà tìm được một chỗ như ý nguyện; tuy nhiên, ta cứ cố gắng tạo ra một khung cảnh thuận tiện cho sự tiến hóa của trẻ thơ, được điều nào hay điều nấy.

B.    QUẢ TÍCH TRỮ.

 

Từ khi thoát kiếp thú đầu thai làm người lần đầu tiên cho tới bây giờ, trong kiếp nầy, con người gây ra không biết bao nhiêu Quả, nhưng dám chắc là dữ nhiều lành ít, bởi vì chúng ta còn vô minh.

Nếu Thiên đình bắt ta phải trả một lần một những quả xấu đó thì chắc chắn xác thân ta chịu đựng không nổi, nó phải chết trước ngày giờ đã định.

Hơn nữa có nhiều thứ quả cần phải có nhiều xác thân khác nhau và hợp với nó mới trả được.

Ngoài ra, mỗi người trong chúng ta, ở những kiếp quá khứ đã gây ra những quả báo, xấu có, tốt có, với cả trăm, cả ngàn người khác mà họ không phải đi đầu thai một lượt với chúng ta. Có người xuống trần trước và đã qui thần khi chúng ta mới mở mắt chào đời. Có người còn ở cõi Trung giới hay cõi Thượng giới, chưa trở lại thế gian. Có người sanh ra đồng thời với chúng ta song ở nước khác, cách xa cả chục ngàn cây số, trọn đời không hề gặp nhau.

Chúng ta cũng nên biết rằng : Dầu đối diện với nhau Mà Chưa Đúng Ngày Giờ Trả Quả, thì cũng không có việc thanh toán những mối nợ nần cũ đâu.

Thế nên, trong mỗi kiếp chúng ta chỉ trả một số ít quả cũ vừa sức ta, tùy theo trình độ tiến hóa của ta và đồng thời ta còn tạo thêm những quả mới khác nữa.

Vì vậy luôn luôn có Quả Tích trữ. Tới chừng nào ta sắp bước vào cửa Đạo thì ta mới được nhồi quả.

Sau khi đệ tử được ba lần điểm đạo, làm một vị A na hàm (Anagamin) hay là được 4 lần điểm đạo làm một vị La Hán (Arhat) tùy theo trường hợp riêng biệt của mỗi người, thì phải trả cho sạch những Quả Tích trữ còn lại. Rồi từ đó mới nhẹ mình đặng mau bước tới mục đích cuối cùng là được 5 lần điểm đạo làm một vị A sơ ca, toàn giác, toàn năng và toàn thiện, không còn học hỏi cái chi trên dãy địa cầu nầy nữa.

Vị A sơ ca đã qua hàng Siêu phàm và còn lo tiến hóa thêm mãi.

C.     QUẢ ĐƯƠNG TẠO.

 

Quả đương tạo là những quả của ta gây nên ở kiếp nầy do tự do ý chí của ta.

Ba nguyên nhân gây ra quả đương tạo là :

            1/- Tư tưởng;

            2/- Ý muốn và Tình cảm;

            3/- Lời nói và việc làm.

Những quả nầy có ảnh hưởng rất lớn, chúng có thể sửa đổi số phần của ta kiếp nầy và chỉ định số phần của ta kiếp sau nữa. Thế nên ta cần phải hiểu rõ hiệu quả của chúng, vì chính là mỗi người trong chúng ta đều cầm số mạng của mình trong tay.

                               1/- Tư tưởng.

 

Tư tưởng con người có hình dạng và màu sắc. Màu sắc nầy tốt đẹp hay xấu xa tùy theo bản tánh của tư tưởng hiền lành hay hung dữ. Hình tư tưởng là một sanh vật, nó cũng mạnh, cũng yếu, cũng sống lâu, cũng thác yểu, cũng khôn ngoan, cũng quỉ quyệt; nói tóm lại con người có tánh nào thì Hình tư tưởng có tánh đó. Nó  vâng theo ý muốn của con người sanh ra nó và nó rất trung thành. Bảo nó làm cái chi thì nó làm cái đó, không hề từ chối, không hề sai chạy. Tội hay phước về phần chủ nó chịu, chớ nó không lãnh một trách nhiệm gì cả.

Tư tưởng có ảnh hưởng to tát đối với sự tiến hóa hay là sự thoái hóa của con người và kiếp số của dân chúng trên địa cầu mà ít ai hiểu và cũng ít ai tin. Bây giờ ta hãy xem xét coi tư tưởng xấu và tư tưởng tốt làm hại và làm lợi như thế nào.

Sự hại của tư tưởng xấu

a/- Ta hại ta trước hết.

Một tư tưởng xấu nảy sanh trong trí ta thì cái hiệu quả của nó ra sao ?

Trước hết tư tưởng xấu vừa bay lên trên không trung thì liền đó cái Trí ta rút những tư tưởng xấu đồng bản tánh với nó vô, làm cho một phần chất khí tốt của nó bay ra ngoài nhường chỗ cho chất khí xấu tới thay thế.

Nếu ngày nầy qua ngày nọ, trí ta chứa đầy chất khí xấu thì màu sắc của nó tối thui. Người có mắt Thánh dòm vô sẽ thấy một cảnh tượng đau thương buồn bực.

Những chất khí đó còn làm ra một cái vỏ thành kiến khiến cho ta chỉ thấy chỗ xấu của người khác hay là tật hư nào đó. Thành kiến nầy che khuất ánh sáng Chơn lý cho nên sự xét đoán của ta rất sai lầm, không đúng với thật tế, mà trái lại ta cứ tự đắc là ta hay, ta giỏi hơn người.

Như thế ta hại ta trước hết.

b/- Ta gây tai hại cho những người ở chung quanh.

Tư tưởng xấu của ta đi đâu ? Nó vô trí của những người ở chung quanh ta, nó ở trong trí của người nầy vài phút rồi qua trí của người kia và mỗi lần nó tạm ghé vào trí của ai thì nó xúi trí của người đó sanh ra một tư tưởng xấu như nó vậy. Rồi thì 4 giai đoạn xảy ra :

            Một là : Người đó thêm sức cho nó trở nên mạnh mẽ hơn trước rồi thả nó ra đặng nó đi phá hại kẻ khác;

            Hai là : Tấn tuồng diễn ra lúc trước sẽ lập lại, nghĩa là trí của y sẽ rút những tư tưởng xấu khác đồng bản tánh vô và một phần chất khí tốt trong trí y bay ra ngoài;

            Ba là : Tư tưởng xấu của y sanh ra còn đi khuấy rối kẻ khác nữa, rồi cứ như thế tiếp tục mãi ngày nầy qua ngày kia, năm nầy qua năm nọ.

            Bốn là : Nhưng cái tai hại không phải bao nhiêu đó mà thôi đâu. Nếu trong lòng người bị nhiễm có tánh xấu như ta đã tưởng thì tư tưởng của ta tăng sức mạnh cho tánh xấu đó làm cho người bị nhiễm càng ngày càng xấu thêm.

Trái lại, người bị nhiễm không có tánh xấu như ta tưởng thì tư tưởng của ta rán tạo cho y có tánh xấu đó.

Chúng ta không phải là những bậc Thánh nhơn, Hiền triết, cho nên trong lòng còn chất chứa những mầm của tật hư nết xấu.

Nếu không có những tư tưởng xấu tới đánh thức chúng nó thì lâu ngày chúng nó sẽ héo mòn rồi lần lần tiêu mất, kiếp sau không trở lại nữa. Trái lại nếu chúng nó bị những tư tưởng ở ngoài vô kích thích, không khác nào vun phân tưới nước thì chúng nó bắt đầu sống dậy rồi càng ngày càng trở nên mạnh mẽ; điều nầy cũng như than vùi dưới đống tro tàn chưa tắt hẳn, gặp đồ bổi thì nó phát cháy bừng lên. Chúng nó làm hại con người chẳng phải nội một kiếp mà còn tới kiếp sau nữa.

Tôi xin đem một thí dụ cho quí bạn xem :

Một người kia cố oán, muốn trả thù cho đã nư giận, nhưng y chưa kịp hành động. Nếu trong lúc đó ai lại khuyên can y, dùng lời hơn lẽ thiệt nói cho y nghe thì chắc chắn y sẽ bỏ ý định trả thù hay là giảm bớt sự hành hung. Trái lại nếu trong lúc đó có một tư tưởng phục thù khác xông vô trí y thêm sức mạnh cho ý muốn của y, tức thì y hành động liền không còn ngày giờ suy nghĩ kịp nữa. Rồi thì có án mạng hay là thương tích xảy ra, câu chuyện thương tâm nầy kéo dài không biết tới mấy kiếp mới dứt tuyệt.

Biết như vầy mới thấy câu “Oan gia nên gỡ không nên kết”  “ Lấy oán báo oán, cái oán chẳng dứt” rất đúng. Tục nói : Đừng cầm dao dá, sợ quỉ giục chém bất tử.

Không phải là chuyện dị đoan đâu, lời nầy rất hữu lý. “Quỉ” đây là tư tưởng ác tới xúi.

Bây giờ ta hãy thử nghĩ : ngày nầy qua ngày nọ, nhân nầy sanh ra quả kia, rồi quả kia thành ra nhân nọ, cứ nối tiếp nhau mãi, thì một tư tưởng xấu mà ta cho là chuyện nhỏ mọn, mảy mún không đáng kể chẳng cần quan tâm đến, không bao lâu sẽ thành ra một tai họa lớn lao cho đời.

Cũng vì vô minh mà thiên hạ mỗi ngày rải lên trên không trung cả chục ngàn triệu hình tư tưởng mà có lẽ tới 98 phần trăm là những tư tưởng xấu xa, ích kỷ, thì lẽ tự nhiên sự đau khổ của con người chưa biết tới chừng nào mới tiêu tan.

c/- Cái tai hại thứ ba là ta thêm một sự đau khổ cho đời khi ta sanh ra một tư tưởng xấu.

Ta nên nên biết những tư tưởng đồng bản tánh thì hiệp lại với nhau và làm ra một Hình Tư Tưởng rất lớn, ấy là một hình Liên Hiệp Tư Tưởng, pháp môn đặt tên là Egrégore.

Trên không trung có không biết bao nhiêu hình Liên Hiệp Tư Tưởng, tốt có, xấu có, lành có, dữ có. Nói tóm lại, hễ con người có bao nhiêu tánh tốt và tánh xấu thì có bao nhiêu hình Liên Hiệp Tư Tưởng. Những hình Liên Hiệp rất mạnh mẽ, sống lâu, cũng khôn ngoan và quỉ quyệt vậy. Có nhiều hình Liên Hiệp Tư Tưởng sống tới cả muôn cả ngàn năm rồi. Những hình Liên Hiệp Tư Tưởng xấu xa là những vị Hung Thần, thường gieo tai họa cho đời, gây ra những chiến tranh giặc giã và làm cho đất sụp, nước dâng, đồng khô cỏ cháy, dân chúng đói rét lầm than, mắc nhiều chứng bịnh hiểm nghèo lạ lùng sanh ra bất ngờ, thình lình.

Đó không phải là Trời gieo tai họa cho con người, mà chính là con người tự chuốc lấy cái đau khổ cho mình và đây là cội rễ của Cộng Nghiệp mà tôi sẽ giải tới:

Thật là : “Có Trời mà cũng có ta

              Tu là cội phúc…”

Trái lại, những hình Liên Hiệp Tư Tưởng lành là những vị Phúc Thần hằng ban ân huệ cho đời, giúp con người cải ác tùng thiện và mau bước tới cửa Đạo.

Cõi Trần đã bị những hình Liên hiệp Tư tưởng xấu xa phá hoại rồi, bây giờ ta sanh thêm một tư tưởng xấu nữa, không khác nào lửa đương cháy phừng phừng mà ta cứ thảy củi vô mãi thì tới bao giờ nó mới tắt.

Quả thật, mỗi lần ta sanh ra một tư tưởng xấu, tức là ta thêm một sự khổ cho đời.

Giá trị của tư tưởng lành.

Tư tưởng ác làm hại bao nhiêu thì tư tưởng lành lại làm lợi bấy nhiêu, nhưng mà thường thường hiệu quả của một tư tưởng lành mạnh gấp mười lần và tùy theo thứ tự, cả trăm, cả ngàn lần cho tới cả triệu lần một tư tưởng xấu, bởi vì tư tưởng tốt hành động ở trên mấy cảnh cao siêu, còn tư tưởng xấu hoạt động ở mấy cảnh thấp thỏi.

Mỗi lần ta sanh ra một tư tưởng lành, ta làm được ba việc ích lợi một lượt.

1.-Trước nhứt là ta tập cho cái trí của ta thanh cao.

Trái với lúc ta tưởng quấy, mỗi lần ta tưởng tới một điều lành, thì cái trí ta rút những tư tưởng lành khác đồng bản tánh với nó và đồng thời một phần chất khí xấu trong trí ta bay ra để nhường chỗ cho chất khí tốt ở ngoài vô thay thế.

Cách xua đuổi một tư tưởng xấu.

Lúc mới tập luyện, cái trí còn lau chau cho nên nó bị nhiều tư tưởng xấu xâm nhập vô. Ta phải xua đuổi chúng nó ra lập tức. Nói thì nghe dễ quá, nhưng nếu không biết phương pháp thực hành thì đó là một điều cực kỳ khó khăn.

Thí dụ có một việc làm cho ta nổi nóng. Nếu ta nói : “Tôi không nổi nóng, tôi không nổi nóng”, cả trăm lần như vậy, ta cũng không hết nóng giận. Mà lại còn thấy mệt ngất nữa vì ta ra sức chống chỏi với tánh xấu. Ta sẽ thấy ta bất lực.

Phải nói như vầy : “Tôi vui vẻ và ôn hòa” và nhớ tới tánh vui vẻ và ôn hòa ! Ta nói vài ba lần như vậy thì ta không còn nóng giận nữa. Tư tưởng nóng giận bị tư tưởng vui vẻ và ôn hòa đuổi ta khỏi trí mà ta không phí sức nữa. Cái nguyên tắc đó như vầy : Dùng tư tưởng tốt đối lập đặng chống chỏi với tư tưởng xấu thì ta sẽ thành công. Cái trí không thể chấp chứa hai tư tưởng một lượt.

Tôi xin kể ra đây vài tư tưởng đối lập với nhau :

1.- Tư tưởng chân chính ngay thật đối lập với tư tưởng xảo trá, gạt gẫm.

2.- Tư tưởng từ bi bác ái đối lập với tư tưởng hung dữ, ác nghiệt.

3.- Tư tưởng can đảm đối lập với tư tưởng nhát sợ.

4.- Tư tưởng vị tha đối lập với tư tưởng ích kỷ.

5.- Tư tưởng thanh khiết đối lập với tư tưởng ô trược.

6.- Tư tưởng khoan dung đối lập với tư tưởng gắt hiểm.

7.- Tư tưởng nhẫn nại đối lập với tư tưởng nản chí.

8.- Tư tưởng khiêm tốn đối lập với tư tưởng kiêu căng v.v…

Nếu mỗi ngày ta đều nuôi dưỡng tư tưởng từ bi bác ái, và những tư tưởng trong sạch chỉ trong 7- 8 năm như vậy thì cái trí chứa nhiều chất khí tốt, nó sẽ mở mang lớn ra và rất xinh đẹp. Hơn nữa ta còn dùng được một phần cao siêu của cái trí. Phần nầy chỉ có những tư tưởng thanh cao mới cảm đến được mà thôi.

2.- Ta giúp ích cho những người ở chung quanh ta.

Tư tưởng tốt của ta vô trí  những người ở chung quanh khuyên họ sanh ra những tư tưởng tốt đồng bản tánh với nó, và khai mở những mầm của các tánh tốt còn tiềm tàng ở trong lòng họ. Nó cũng giúp họ bắt đầu dùng được một bộ phận mới mẻ của cái trí nữa. Họ sẽ thưởng thức được không biết bao nhiêu tư tưởng thanh cao mà xưa nay họ không ngờ là có. Rồi tới phiên họ, họ sẽ sanh ra những tư tưởng tốt khác để cảm hóa những người khác.

3.- Ta giúp đỡ cho đời bớt đau khổ.

Tư tưởng lành của ta còn nhập vô hình Liên hiệp Tư tưởng lành đồng bản tánh với nó và thêm sức mạnh cho Hình Tư tưởng nầy.

Hình Liên hiệp Tư tưởng là một vận hà để chuyển đi ánh sáng và thần lực ở mấy cõi trên xuống Hồng trần đặng làm giảm bớt sự đau khổ của con người.

2/- Quả báo của ý muốn và tình cảm.

 

Ý muốn và tình cảm cũng có hình dạng và màu sắc như Hình Tư tưởng. Chúng chia ra nhiều thứ, tốt có, xấu có. Quả của chúng gây ra cũng như quả của Tư Tưởng.

Thật ra ít có Hình Tư Tưởng thuần túy, hầu hết đều có pha trộn tình cảm và ý muốn vô trong.

                            3/-  Quả báo của lời nói.

 

Các nhà Huyền bí học đều biết rằng : Vũ trụ nhờ âm thanh tạo ra. Thế nên tiếng nói có một uy lực phi thường. Đáng lẽ mỗi lời nói của ta thốt ra đều phải chơn chánh, dịu dàng và hữu ích, nếu không đủ ba điều kiện nầy thì tốt hơn là thầm lặng, nín thinh.

Chỉ vì con người không thông luật Trời cho nên không biết dùng lời nói cho đúng phép. Thô lỗ, cộc cằn, mắng nhiếc, rủa sả, nói hành, nói vu, hổn láo, xấc xược thì gây ra những quả xấu cho thân thể của mình sau nầy.

Đọc sử sách ta vẫn thấy một lời nói có thể gây dựng giang san và một lời nói cũng có thể tan tành sự nghiệp.

Thuở xưa, trong một cổ miếu có hình một người bịt miệng ba lần. Đây người xưa có ý dạy chúng ta phải cẩn ngôn và cẩn hạnh một lượt. Tuy nhiên, bịt miệng chưa phải là đủ, có khi phải bịt luôn cả hai lổ tai và hai con mắt nữa.

CHƯƠNG THỨ TƯ

 

QUẢ BÁO TRẢ TỪ CẢNH

 

Người ta thường nói : Làm lành lành đến, làm dữ dữ đến. Đúng vậy, nhưng đây là lời nói tổng quát mà thôi. Thật ra quả báo trả từ cảnh.

Quả báo của tư tưởng thuộc về cõi Trí tuệ thì trả cho cái Trí.

Quả báo của ý muốn và tình cảm thuộc về cõi Dục giới thì trả cho cái Vía.

Quả báo của lời nói và việc làm thuộc về sự hành động ở cõi Trần thì trả cho xác thân.

Biệt Nghiệp và Cộng Nghiệp 

Quả riêng của một người gọi là Biệt Nghiệp, còn quả chung của nhiều người gọi là Cộng Nghiệp.

Tỷ như dân chúng một nước, một xứ, một tỉnh, một quận, một tổng, một làng, một xóm, một gia đình đồng chịu chung một tai nạn về chiến tranh, giặc giả, hạn hán, lụt lội, đói khát, thất mùa, hỏa hoạn, loạn ly v.v…hoặc những người đi chung một chuyến xe, một chuyến tàu, một chuyến máy bay mà xe lật, tàu chìm, máy bay rớt.

Nhưng mà không phải tất cả đều chia sớt gánh nặng đồng đều với nhau mà có người ít, có người nhiều, có khi có người chết, có khi không có, có khi có nhiều người bị thương tích, nặng có, nhẹ có, mà cũng có những người trong lúc bị tai nạn chỉ hoảng hốt sợ sệt trong một lúc chớ không có hề chi cả. Ấy tại căn quả của mỗi người mỗi khác, chúng ta tai phàm mắt thịt không biết đâu mà định được.

Chúng ta có thể nói rằng : Có những sự khác nhau là tại cũng thời phạm chung một tội mà có người hữu ý, có người vô tâm. Có người trong thời gian quả chưa tới lại phát nguyện tu hành, làm nhiều việc phước thiện. Quả tốt nầy bù trừ quả xấu đã tạo ra.

Những người chết là những người tới số, còn những người căn phần chưa tới đều có những người khuất mặt che chở.

Tôi đã chứng kiến một tai nạn xe hơi xin thuật lại cho quí bạn nghe.

Cách đây trên ba chục năm, tôi không nhớ rõ ngày nào và năm nào, một bữa kia, hồi 4 giờ sáng tôi từ Tân Định ra chợ Bến Thành lên xe hơi đặng về Châu Đốc. Xe tôi đi chạy tới cầu Tân An thì trời sáng. Tôi thấy bên kia dốc cầu một chiếc xe cam nhông lật xuống ruộng đưa bốn bánh lên trời. Ấy là chiếc xe chạy đường Sài gòn Bạc liêu, đi trước xe tôi 15 phút. Xe tôi ngừng lại cho hành khách xuống, đặng chở những người bị bịnh đến nhà thương Tân An. Cũng may không có ai chết. Có nhiều người bị thương, trong đó có một thiếu phụ bị gãy chơn mà đứa con nhỏ lối 7 – 8 tháng (không nhớ trai hay gái) của thiếu phụ không hề gì.

Tôi muốn quí bạn lưu ý đến trường hợp nầy. Xe lật nó lăn không biết mấy vòng mới xuống tới ruộng. Đáng lẽ đứa nhỏ văng khỏi tay mẹ nó và bị gãy cổ hay là bể sọ chết rồi. Tại sao mẹ nó phải mang tật mà nó với bao nhiêu hành khách nữa không bị thương tích chi cả. Có phải là điều hết sức lạ lùng không ?

Nếu có người nầy may, còn người nọ rủi thì sao là may, sao là rủi, nói là số mạng thì đúng hơn.

Ai định cách trả quả ? 

Xưa nay người ta vẫn tin rằng trời định số mạng cho con người. Phú, bần, thọ, yểu, thạnh suy, bỉ thới, đều do trời sắp đặt sẵn trước, không ai cưỡng lại được. Điều nầy đúng vậy. Nhưng phải có lý do nào đó, cho nên phần số của mỗi người đều mỗi khác. Không tri ra nguyên nhơn rồi lại nói rằng : Tại Đức Thượng Đế muốn như vậy đặng cho thiên hạ biết quyền năng của Ngài thì không có giải chi hết mà lại làm ra một vị Thượng Đế bất công. Tất cả nhơn loại là con của Ngài, cớ sao lại có đứa thương, đứa ghét, nên chi cõi Trần của Ngài sanh ra không hỗn loạn sao được.

Vậy thì sự thật thế nào ?

Các Đấng Chí Tôn Nam Tào Bắc Đẩu. 

Thật sự là Trời định số mạng của chúng sanh do theo những quả của họ đã gây ra trong những kiếp trước, nhứt là kiếp mới rồi hay là kiếp chót.

Những Đấng Chí Tôn thay mặt Đức Thái Dương Thượng Đế đặng định số phần của con người, tiếng Phạn gọi là Lipika, tiếng Pháp là Seigneurs du Karma, Tàu gọi là những vị Nam Tào Bắc Đẩu.

Các Ngài thành chánh quả ở Thái Dương Hệ trước và qua giúp Thái Dương Hệ của chúng ta, không biết đã mấy tỷ năm rồi, để tạo lập và điều khiển Tiểu Vũ Trụ nầy.

Các Ngài cho hòa giải tức là điều chỉnh lại những lực của con người đã phóng ra làm xáo trộn sự thăng bằng và sự điều hòa của Vũ trụ. Các Ngài cho lập lại sự quân bình nầy xuyên qua con người, trong đạo đức gọi là trả quả cho dễ hiểu.

Các Ngài không thêm mà cũng cũng không bớt cái chi cả và không hề làm sai lạc sự công bình một mảy lông.

Các Ngài còn coi theo khả năng và trình độ tiến hóa của mỗi người rồi cho họ trả một số quả thích ứng với sức chịu đựng của họ. Số quả nầy được chọn lọc kỹ lưỡng, nó gồm một số quả đã gây ra ở kiếp trước, hiệp với một số quả thuộc về loại quả tích trữ, làm sao cho trong lúc trả quả con người tiến thêm một bước nữa, gần mục tiêu của Đức Thái Dương Thượng Đế đã định sẵn. Trả quả là một bài học khôn ngoan, sau đừng vi phạm luật Trời nữa, chớ không phải là sự trả thù của Thiên Nhiên.

Thường thường những sự đau khổ đến cho con người là tại con người gây ra ở kiếp nầy và cũng tại con người tính toán lầm lạc và không biết cách trả quả, không chịu trách mình mà cứ trách trời.

Làm sao các Đấng Nam Tào Bắc Đẩu biết được

những quả của mỗi người gây ra tốt hay xấu, đặng định tội phước ?

 

Có người còn thắc mắc điều nầy : “Tư tưởng, lời nói và việc làm của con người vốn vô hình, sanh ra rồi chẳng bao lâu chúng nó tan mất hết”.

Mỗi ngày, mỗi người tưởng, muốn và hành động cả trăm, cả chục lần; ngày nầy qua ngày nọ như vậy mãi, mà không phải chỉ có một người, hiện giờ trên địa cầu có 4 ngàn triệu tức là 4 tỷ con người. Trọn ngày, có cả chục ngàn triệu tư tưởng, ý muốn, lời nói và việc làm của họ rải lên không trung lẫn lộn nhau và kéo dài trọn kiếp sống của họ, bực trung là 4 – 5 chục năm.

Vậy thì làm sao các Đức Nam Tào Bắc Đẩu biết được, mỗi người tưởng, muốn và hành động bao nhiêu lần, và tốt hay xấu đặng định tội phước.

Chí lý thay những nghi vấn nầy. Vậy tôi xin giải ra sau đây :

Những hình “Tiên Thiên Ký Ảnh” bất diệt. 

Ít ai biết rằng từ hình dáng, diện mạo, y phục, cho tới tư tưởng, ý muốn, lời nói và việc làm của mỗi người tại đâu, thuở nào, và năm, tháng, ngày, giờ đều có ghi trên chất khí rất tế nhuyễn A ka sa (Akasa) và những hình ảnh của chúng nó làm ra, pháp môn gọi nó là Clichés akasiques, xin tạm dịch là Tiên Thiên Ký Ảnh; những Tiên Thiên Ký Ảnh nầy vốn bất diệt, tới chừng nào Thái Dương Hệ nầy tan rã chúng nó mới tiêu mất.

Theo nghĩa thường, A ka sa là chất khí làm ra cõi Niết Bàn và người ta gọi chỗ chứa những Tiên Thiên Ký Ảnh là ký ức của Đức Thái Dương Thượng Đế (Mémoire du Logos).

Những Tiên Thiên Ký Ảnh dọi hình xuống tới ba cõi dưới : Bồ đề, Thượng giới và Trung giới. Nhưng xuống cõi Trung giới thì chúng nó thường bị đứt đoạn.

Người nào có Thiên nhãn và Huệ nhãn thấy chúng nó dễ dàng, còn những người mới có Thần nhãn thì có khi thấy, nhưng không được rõ ràng và có chỗ còn, có chỗ mất, vì thế họ thường lầm lạc. Phải luyện tập lâu ngày và có kinh nghiệm mới nói trúng.

Mấy người có Thần nhãn không bao giờ nói đúng hết những chuyện vị lai. Trong mười chuyện họ nói trúng chừng hai ba chuyện thôi.

Một lẽ khác nữa, mỗi người gây ra những quả với cả trăm, cả ngàn kẻ khác. Có những sợi dây vô hình buộc họ với những người đó, không khác nào một con nhện bủa lưới khắp chung quanh mình nó, những đường tơ nhện đều dính với con nhện ở chính giữa.

Đối với mắt phàm của chúng ta, chúng ta không thấy chi hết, nên chúng ta không tin hay là còn hoài nghi.

Còn đối với các Đấng Chí Tôn, Nam Tào Bắc Đẩu, thì không có quá khứ, không có vị lai, chỉ có hiện tại vĩnh cửu. Các Ngài thấy rõ những việc đã xảy ra và sẽ xảy ra cả ngàn triệu năm trước và cả ngàn triệu năm sau như đọc một cuốn sách giở ra trước mắt các Ngài. Không bao giờ các Ngài lầm lạc được.

Tôi xin kể những chuyện sau đây để chứng minh :

Một là : Những Tiên Thiên Ký Ảnh Bất Diệt.

Hai là : Những biến cố xảy ra đều đã định sẵn trước không ai cải số được.

I.- THUỘC VỀ QUÁ KHỨ

Có lẽ người ta không còn dám làm dữ nữa.

Hình ảnh việc làm đã qua sẽ bị thâu vào máy ảnh. 

Triết nhơn Đông phương  cho rằng tư tưởng và hành vi thiện ác của con người đều được ghi chép rõ ràng và khuyên thiên hạ nên tưởng và làm điều thiện để được hưởng phước và tránh điều ác để khỏi họa.

Các nhà Thần học và Thông Thiên Học Tây phương nhận rằng tư tưởng con người có hình dạng màu sắc và mỗi cử động đều tạo ra một hình ảnh y hệt như vậy.

Đúng lý chăng ? Bấy lâu biết bao nhiêu người đánh đổ những thuyết kể trên hoặc cho rằng người ta lợi dụng thần quyền để mê hoặc lòng dân, hoặc cho rằng toàn là tư tưởng mờ ám mơ hồ của phái thần học, do sự tưởng tượng quá mạnh kích thích thần kinh hệ mà sinh ra nhiều ảo thuyết.

Ngày nay khoa học xương minh cực độ, có thể trong ít lúc sau đây người ta sẽ công nhận các thuyết kể trên mà không còn cho là mơ hồ dị đoan nữa. Chính một kỹ sư người Anh ở Oxford tên là Georges de la Warr, 64 tuổi, đã tìm ra phương pháp thâu được ảnh cuộc hôn lễ của ông trên 22 năm rồi (Tin của Tạp chí Paris Match số 97 ngày 27/1/51).

Theo ông thì không có thời gian chi cả. Những hành vi đã qua rồi vẫn còn tồn tại mãi bởi tự nó sanh ra những luồng sanh khí. Luồng sanh khí nầy giống hệt công việc xảy ra và theo luôn người đã hành động như bóng với hình, nhưng mắt người thường không trông thấy được.

Cây cỏ, thú vật và kim loại đều phát sanh được một luồng sanh lực ít nhiều tùy theo thể chất và năng lực của mỗi loài. Những cuộc thay đổi đều do một sự biến chuyển của một hoặc nhiều luồng sanh lực đó.

Nhà bác học Anh đã phát minh được một thứ máy ảnh để thâu hình ảnh những việc đã qua và trước khi thâu được ảnh cuộc hôn lễ của mình trên 22 năm rồi, ông có chụp được và in vào giấy những luồng sanh lực của bông hoa và kim khí. Hình rửa ra tuy không được rõ lắm nhưng ông có nói đây là mới bước đầu trong cuộc phát minh.

Ông có yêu cầu và được sở trinh thám danh tiếng Scotland Yard giao phó trách nhiệm tìm kiếm viên ngọc “Đăng Quang” đã mất.

Xem thế, những lý thuyết của cổ nhân Đông Tây đâu phải là ngoa ngôn, ngụy thuyết. Các Ngài đã chiêm nghiệm, thấu triệt được lý của vũ trụ nên mới truyền bá ra. Chỉ vì người đời hoặc không thông cảm được, hoặc không đủ từ ngữ để giải thích phân minh, lại vội buông lời chế nhạo, khinh dễ.

Ngày nay, nếu máy ảnh của kỹ sư Georges de la Warr mà được hoàn hảo, mọi người đều có thể sử dụng dễ dàng như máy ảnh thường, nhơn loại sẽ đỡ khổ biết bao. Những tư tưởng bất chánh, những hành vị bạo động đều được trông thấy rõ ràng phân minh trên mặt giấy. Hẳn là không ai còn dám tưởng bậy làm càn nữa.

                                                                               VĂN NHỨT

                                                      (Báo Saigon Mới số 697 ngày 23/4/51)

Ta hãy suy nghĩ : nếu cuộc hôn lễ của ông Geoges de la Warr cử hành đã 22 năm rồi mà không để hình ảnh lại thì làm sao bây giờ chụp hình lại được. Nếu ông sửa cái máy của ông được tinh xảo hơn nữa ông sẽ chụp được hình ảnh tất cả những việc đã xảy ra cả trăm cả ngàn năm rồi. Hai mươi năm nữa, năm 1975 khoa huyền  bí học sẽ được phổ biến, nhiều sự phát minh của khoa học sẽ chứng minh những lời của Tiên Thánh đã dạy về vũ trụ và nhơn sanh. Còn nhiều việc mà người đời gọi là bất ngờ nữa.

Mười lăm năm đã qua. Tới ngày nay không nghe nói tới máy ảnh của ông Georges de la Warr nữa. Ông còn sanh tiền hay đã từ trần rồi. Không rõ. Nay nhân đọc Phụ trương báoTia Sáng số 804 ngày Chúa nhựt 9/10/1966 và thứ Hai 10/10/1966 có bài Một bước tiến vĩ đại của ngành nhiếp ảnh. Mười lăm phút sau vẫn còn chụp được bóng người đã khuất. (Chụp hình một chiếc ghế trống, có thể thấy được bóng người ngồi trên đó 15 phút trước).

 

                                                            (Sưu tầm của THIÊN HƯƠNG)

Xin chép ra đây đoạn đó cho quí vị xem :

… đi khỏi 15 phút vẫn còn chụp được hình.

“ điều đáng nói hơn nữa là loại máy ảnh của công ty Barnes Engineering ở Stamford sáng chế còn có thế chụp một bóng người đã đi khỏi mười mấy phút rồi.

Thật vậy, thí dụ một người nào đó đã ngồi trên một chiếc ghế, rồi đứng dậy đi một nơi khác. Mười lăm phút sau, người ta dùng chiếc máy ảnh hồng ngoại tuyến chụp hình chiếc ghế trống ấy, kết quả người ta vẫn thấy rõ ràng trong bức ảnh lộ ra hình dáng ngườii đã ngồi trên chiếc ghế ấy trước đó mười lăm phút.

Thậm chí, người ta còn thấy rõ bóng người ấy đã ngồi trên chiếc ghế với dáng điệu thế nào, hai chân gác chéo ra sao y như chụp giữa lúc người ấy đang ngồi trên ghế vậy.

Chưa hết, nếu người ta dùng chiếc máy ấy chụp một khoảng đất trống dành cho xe hơi đậu, người ta có thể đếm được bao nhiêu chiếc xe đã từng đậu trên khoảnh đất ấy trước đó chừng một phút”.

Tôi tin rằng : Ngày sau, các máy ảnh nầy cải tiến rồi thì sẽ vượt hẳn cái máy ảnh của ông Georges de la Warr, nghĩa là chụp lại được những việc đã xảy ra cả thế kỷ trước.

Tuy nhiên, bao nhiêu đây cũng đủ chứng minh : “Tiên Thiên Ký Ảnh” có thật.

 

Thuật pháp của những vị Pha Kia (Fakir) bên Thiên trước.

 Sơn bằng ánh sáng Trung giới. 

… Xong rồi ông Jacob mới nói rằng : Tôi đã giúp vui các Ngài, bây giờ tới phiên các Ngài giúp vui lại tôi. Xin các Ngài thuật chuyện các Ngài đã làm hay đã thấy trong một trận giặc mà các Ngài đã tham dự, tôi rất thích nghe những sự hành động của các vị anh hùng trong cơn giặc giã. Mà thật vậy, bốn người trong chúng tôi đều có kinh nghiệm ít nhiều trong lúc chiến tranh. Song theo luật nhà binh thì không được thuật lại cách hành binh, vì vậy không biết tính làm sao. Nhưng rốt lại, ông Thống Chế bắt đầu thuật công việc ở nơi trận giặc Balakhava vì trận nầy chính là ông có dự vào. Ông nhắc lại cho chúng tôi nghe cách hành động oanh liệt của một tên lính thường rất tận tâm tận lực. Ông Jacob nghe và dòm trân ông Thống Chế dường như bị ông nầy thôi miên. Rồi khi nghe dứt câu chuyện, không nói một lời nào, ông mới lấy trong túi ra một chiếc đũa phép và điều động chậm chậm ở trước miếng trám cây trên vách.

TRẬN GIẶC BALAKHAVA 

Điều động như vậy một lúc thì có một thứ ánh sáng màu tím xanh lộ ra, nó xây vần và sáng lần từ góc nầy lại góc kia, ở trước mặt chúng tôi. Kế trong ánh sáng hiện ra trận giặc Balakhava với đội binh ở chính giữa. Chúng tôi thấy ông Noland cỡi ngựa, lại nghe tiếng còi thúc giục tấn binh và sau rốt xáp trận. Chúng tôi lại thấy một ông quan võ bị tử thương và đạo binh ấy đương chống cự với súng thần công, lớp chết, lớp tấn công coi kịch liệt. Mỗi sự chiến đấu đều lặp lại trước mặt chúng tôi cả. Chúng tôi thấy toán binh ấy lướt tới đoạt súng thần công rồi chạy trở về. Mà trong đám quân ấy, chúng tôi lại thấy mặt ông Thống Chế nầy rõ hơn hết. Chúng tôi thấy lúc họ trở về bị một bọn lính cầm đoản đao tốc rượt theo hai người trong đó có ông Thống Chế (trong lúc nầy ông chưa lên chức ấy) cho đến khi ông bị đâm một lưỡi gươm trên đầu lúng thấu cái nón của ông. Ông té quị xuống đất. Chúng nó thấy vậy bỏ ông và đuổi riết theo toán lính kia rất xa, vừa đứng trước mặt chúng tôi. Bỗng chút chúng tôi thấy ông rán gượng ngồi dậy và huýt gió ra dấu hiệu kêu con ngựa đứng gần bên ông. Nó nghe kêu bèn chạy lại. Ông mới rán sức leo lên con ngựa coi bộ khó khăn và đau đớn lắm. Rồi ông cho nó đi theo biên giới của địa phận Ăng lê được yên ổn. Còn ở chung quanh ông thì nào là tiếng la hét dậy trời, nào là khói bay mịt đất chẳng khác nào một trận bão tố.

LÀM SAO MÀ NHỮNG SỰ ĐÓ LẠI HIỆN RA ĐƯỢC

Khi ông Jacob quơ một vòng đũa phép của ông thì cả thảy đều tiêu ráo, chỉ còn thấy tấm trám cây mà thôi. Chúng tôi dòm với nhau lấy làm lạ, duy có một mình ông Thống Chế nói rằng : “Ôi ! thật là lạnh mình xanh mặt”. Chúng tôi mới lấy thuốc ra hút và đặng nghe thuật đến chuyện của người khác. Mỗi chuyện thuật  ông đều làm phép cho lộ ra trước mặt chúng tôi cả. Xong rồi chúng tôi mới cãi nhau. Vì tại sao hồi nảy thuật lại công cuộc trong trận giặc có nhiều đoạn bỏ qua không nghe nói tới. Đến khi ông Jacob làm phép thì chúng tôi lại thấy đủ hết không sót một mảy nào. Chúng tôi mới hỏi ông : “Chiến tranh đã xảy ra nhiều năm rồi, sao ông làm cho việc ấy lộ ra được trước mặt chúng tôi một cách rõ rệt không bỏ sót một chi tiết nào vậy ?” Ông Jacob bèn đáp : “Mỗi việc xảy ra và choán một chỗ trong lịch sử hoàn cầu đều còn luôn luôn trong ánh sáng Trung giới không bao giờ tiêu tan. Nếu người nào biết cách và biết phép thì có thể bất luận giờ nào, chỗ nào, đều làm cho nó hiện ra được cả. Vả lại, những tiếng mà các Ngài nghe cũng vậy, chẳng khác những tiếng mà người ta thâu vào đĩa hát. Dầu mà người bị lấy tiếng đó chết đi đã lâu rồi, tiếng của họ cũng còn ghi mãi trong đĩa hát, muốn hát giờ nào cũng được tự ý mình cả, vì mọi sự hành động đều còn đời đời.”

Tôi bèn nói với ông những điều nầy rất phù hợp với sự giáo hóa của các nhà Pháp môn và tôi nói thêm rằng : Trong Tân Ước có câu : “Những điều gì đã hành động, dầu lành, dầu dữ, cũng đều diễn lại .”

Ông bèn nói : “Không có sự hành động nào mất cả và không khó gì mà làm cho hiện lại những điều đó [1].

Đọc bài nầy quí bạn suy ra thì biết ông Jacob còn ở trần tục chỉ dùng một phép mọn mà diễn lại được những việc đã xảy ra mấy chục năm rồi, huống chi là các Đấng Nam Tào Bắc Đẩu đã thành chánh quả cả ngàn triệu năm trước. Các Ngài đã biết hết những nhân quả của mình đã gây ra từ hồi nào rồi. Con nhền nhện bủa tơ của nó trên vách cách nào thì cái quả của ta gây ra với những kẻ khác cũng cách ấy.

II. THUỘC VỀ VỊ LAI

Một người có Thần nhãn ngẫu nhiên thấy trước

hai trận giặc Pháp Đức  1870 và 1914.                                                 

                                                            Lời chứng kiến của Bác sĩ Tardieu –

Bác sĩ Tardieu viết trong Niên Giám của Khoa Tâm linh học số 3 năm 1915 như vầy :

“Lời tiên tri lạ lùng nầy thốt ra nhằm tháng Juillet 1869, nhiều người chứng kiến bây giờ vẫn còn sống và tôi xin lấy danh dự mà đảm bảo rằng : “Ấy là sự thật.”

Bạn thiết tôi, Léon Sonrel, cựu sinh viên trường Cao đẳng Sư Phạm, là nhà Vật lý học tại Thiên văn đài Paris. Trong hai năm 1868 và 1869, chúng tôi thường lân la với nhau và chúng tôi trở nên bạn thiết. Léon Sonrel, bạn tôi là một nhà thông thái hạng nhứt. Thuở đó tôi là lương y nội trú các dưỡng đường Paris, nhờ bạn tôi mà tôi được giới thiệu vào các giới khoa học đầu tiên.

Cũng nhờ bạn tôi mà tôi là một trong bốn người sáng lập Thiên văn đài Montsouris với Charles Sainte Claire Deville, Marie Davy và Léon Sonrel.

Léon Sonrel thường làm cho tôi lạ lùng với một trạng thái thôi miên của anh xảy ra trong lúc chúng tôi đàm thoại, khi anh yên tịnh và khỏe mạnh.

Những điều anh nói trước về những việc sẽ tới, tôi nghe và về sau thí nghiệm đều quả có in như vậy. Tôi cũng phải nói : vả lại, tôi cũng không để ý tới những trạng thái đặc biệt của bạn nói. Tôi cho mấy cái đó là những cơn mê của phép thôi miên, dầu rằng bạn tôi nói mà con mắt mở trao tráo, gương mặt không có chi thay đổi.

Ngày 23 hay 24 Juillet 1869, chúng tôi đương đi chơi trong Luxembourg trên con đường bây giờ đây chạy ngang qua trường bào chế, anh bạn tôi mới nói cho tôi nghe hơn 3 giờ đồng hồ những lời tiên tri sau nầy làm cho tôi cảm xúc dữ lắm. Ảnh vừa đi vừa ngó trên không và đằng trước, có khi ngừng từng chập.

“Ôi ! cái gì vậy kìa ! À chiến tranh … Anh ở trên đại lộ. Anh là đoàn trưởng ! Ôi ! cuộc rối loạn ! Anh đếm tiền ở nhà ga phía Bắc. Kìa anh ở trong xe lửa với nhiều người. A ! Anh ngừng lại ở Aulnoy ! Kìa anh ở Hirson ! Kìa anh ở Mézière; mà anh đi đâu ? Ôi ! trận giặc gì tàn ác đến thế ! Anh bị những tai nạn hiểm nghèo.

Ôi ! Quê hương của tôi ! Ôi ! Xứ sở của tôi ! Ôi ! cuộc tàn phá đến thế ! Ôi ! nguy cơ làm sao !

Ôi ! Trời ơi ! Ảnh ngừng lại một chốc rồi khóc. Rồi anh bước tới. Tôi theo ảnh. Anh ngước đầu lên, ngó mút lên không gian. Anh giơ hai tay lên và đưa tới đàng trước. Anh nói tiếp : Ôi ! Bại trận đến thế ư ? Nguy cơ làm sao ! Ôi ! Quê hương của tôi !

Anh nói thêm :

Kìa ! Anh ở lại vòng vây Paris ! Kìa !

Tôi được phong làm Thượng sĩ quan. Ủa ! Tôi chết trong 3 ngày.

Ảnh dường như tỉnh thức, ảnh lật đật day lại tôi, ảnh hỏi :

-  Tôi chết ! Tôi chết ! Mà cách nào ?

Lúc đó, nhưng mau lắm, anh Léon ngó tôi như mọi lần thường bữa.

Tôi bèn trả lời : “Phải ! Quí hữu ! Anh chết tại vòng vây Paris, anh là Thượng sĩ quan ! À ! Cái chết như thế vinh diệu lắm”.

Rồi anh trở lại trạng thái thôi miên như trước. “Tôi chết ! Tôi chết tại vòng vây Paris, trong 3 ngày !”... Ba lần ảnh dường như tỉnh dậy. Ảnh tiếp tục : “Ôi ! Trời ơi ! Vợ tôi có chữa một đứa con mà tôi không bao giờ biết mặt. Ảnh khóc. À ! Mà anh ở đó ! Anh săn sóc chúng nó ! Ôi ! Anh tử tế quá.” Ảnh tỏ dấu đau đớn dữ lắm. Ảnh tiếp tục tả những sự tai hại của vòng vây Paris . Ảnh kể những tai nạn mà tôi sẽ gặp. Rồi ảnh nói : Á ! Anh đương ở lại Paris và dự cuộc thi vào trường Y học. Ờ ! Thật vậy, kìa anh đã về tỉnh. Anh có con, nhiều đứa. Á ! Tội nghiệp anh quá ! Anh đau khổ ! Anh ngồi khóc gần bên vợ yêu dấu của anh đương hấp hối. Hãy cố gắng lên ! Anh sẽ lướt qua được các sự đau khổ của anh ! Tôi rất thương hại anh ! Hỡi anh bạn khốn khổ của tôi !” Trong 2 giờ như vậy, Sonrel trạng tả tương lai của đời tôi. Tới một chỗ kia thuộc về phương diện khoa học, Sonrel bổng la lên : “Còn tai hại cho nước Pháp nữa ! Ôi ! Trời ơi ! Quê hương của tôi mất rồi ! Nước Pháp chết mất ! Sonrel ngước mặt dòm trời rồi dường như có linh cảm, anh nói : “À ! Nước Pháp được giải nguy ! Nó tới sông Rhin ! Ôi ! Nước Pháp ! Quê hương yêu dấu của tôi ! Ngươi đã thắng trận ! Quốc hồn của ngươi chói rạng khắp thế giới. Thiên hạ đều ca tụng ngươi [2]. Bác sĩ Tardieu bèn nói tóm tắt những việc xảy ra như vầy : “Ngày 20 Août 1870 hai ông Nélaton và ông Larrey bổ nhiệm tôi làm lương y chuyên môn về khoa mổ xẻ, chỉ huy bệnh viện lưu động số 8 của Hồng Thập tự. Qua ngày 27 Août, tôi khởi hành cầm đầu ba bệnh viện. Tôi phải theo kịp đạo binh của Mac Mahon. Tôi tính phải theo thung lũng sông Meuse, chắc rằng đi theo sông Meuse tới Metz, thì tôi sẽ gặp Mac Mahon trong một chỗ nào đó. Bệnh viện lưu động số 8 thuộc về phần riêng cơ binh thứ 7 của Félix Douai.

Chúng tôi đi trên đại lộ, sự cảm xúc hết sức lạ lùng. Tôi nói với hai vị lương y theo tôi lấy nón kết quyên tiền cho chiến sĩ bị thương.

Từ Opéra tới ga phía Bắc, hai vị quyên được 36 ngàn quan. Tôi đếm tiền tại nhà ga phía Bắc rồi trao cho người thủ quỹ của Hội. Lúc đó tôi mới nhớ tới lời tiên tri của bạn tôi, Léon.

Khi lên xe lửa rồi, mấy vị lương y hỏi tôi dắt họ đi đâu. Tôi bèn đáp : “Về phía Bắc thung lũng sông Meuse”.

Chúng tôi qua Aulnoy, Hirson, Mézières đặng tới Sedan. Tôi mới thêm rằng : Rồi đây có một lúc tôi sẽ thuật lại cho các ngài nghe những lời tiên tri mà người ta đã nói với tôi. Trong mười hay mười lăm ngày nữa chúng ta sẽ trở về Paris sau một trận đại bại không còn manh giáp.

Ngày 31 Août, sau khi qua Aulnoy, Mézières, Sedan, chúng tôi theo ngã Chemery mà tới Raucourt.

Chúng tôi cứu được mấy trăm lính bị thương. Đạo quân Pháp kéo qua gần bên chúng tôi. Đạo binh Phổ lổ sĩ (Prussion) đuổi theo binh Pháp. Họ đóng trại ở Raucourt và chung quanh đó. Chiều bữa 31 Août, lối 10 giờ tôi mới thuật cho mấy vị lương y nghe những lời tiên tri của Léon; tôi nói sau khi bại trận ngày mai chúng ta sẽ trở về Paris và Paris sẽ bị phong tỏa.

Sau trận Sedan, bệnh viện lưu động của tôi trở về Paris và cả thảy đều biết Léon, khi Léon lại thăm tôi và dùng bữa với tôi. Cả thảy đều nói, chúng ta sẽ coi anh Léon có được phong làm Thượng sĩ quan và anh sẽ chết trong ba ngày không ?

Mười lăm hay hai mươi ngày sau. Léon mắc bịnh trái đen, rồi ba bữa sau từ trần. Lúc đó vợ anh có thai được ba tháng.

Bệnh viện số 8 bây giờ ở Arceuil biết Léon và những lời tiên tri của anh; khi nghe anh chết cả thảy đều sửng sốt. Tôi và ông Delaunay vốn Giám đốc Thiên văn đài và Chánh Hội trưởng Hàn lâm viện khoa học, đứng ra làm chủ lễ cầu hồn cho anh tại nhà thờ Montrouge và chỉ huy đám táng anh tại nghĩa địa Montparnasse.

Tôi không lập lại những chuyện tôi giúp đỡ vợ góa của người bạn tôi vì không cần ích, đó là bổn phận của tôi. Sau khi Paris được giải cuộc phong tỏa, tôi trở về Auvergne và được bổ nhậm làm Tổng ủy viên của Puy de Dôme.

Trong lời tiên tri của Léon thường nói mấy đứa con của ảnh. Năm 1869, ảnh có một đứa con trai. Đứa thứ nhì đặt tên Jacques sanh ra 7 tháng sau khi cha nó chết năm 1871.

Làm Tổng ủy viên của Puy de Dôme năm 1871, tôi bày ra cuộc bỏ thăm cất Thiên văn đài của Puy de Dôme năm 1873. Được làm báo cáo viên của ủy ban, tôi bèn thừa dịp tỏ xin “Hội nghị quận hội” trợ lực tôi đặng xin quan Tổng Trưởng Jules Simon cho vợ góa của anh Léon một số tiền trợ cấp, do anh chết vì phận sự trong lúc Paris bị phong tỏa. Tổng Trưởng bèn cho một số tiền trợ cấp là 1.200 quan mỗi năm.

Năm 1874 tôi cưới vợ. Vợ tôi đau bịnh nan thủng có bào trùng và chia ra nhiều ngăn tại lá gan. Nàng chịu đau đớn mòn mỏi trong 6 năm mới từ trần, để lại cho tôi hai đứa con gái nhỏ…

Ông Paul Jagot thêm đoạn nầy : Năm 1912 sau khi ông Tardieu đạt thành giai đoạn về khoa học mà Sonrel đã tiên tri với ông 43 năm về trước, ông xét rằng ngày giờ của cuộc thử thách mới của nước Pháp đã gần đến. Ông bèn báo tin đó cho những người ở chung quanh ông và thân bằng cố hữu của ông hay.

Tới Avril 1914 chắc chắn rằng biến cố dữ dội đã gần kề, ông bèn đi lại nhà ông giáo sư Charles Richet thuật hết những lời tiên tri của Sonrel cho ông nầy nghe và ngày 3 Juin 1914 ông trao cho ông Charles Richet một bài tường thuật về sự chứng kiến của ông đặng đăng vào Niên Giám của Khoa Tâm linh học, theo lời yêu cầu của ông Charles Richet.

Bữa 13 Juin tôi có nghe nói câu chuyện nầy trong một cuộc hội hiệp giữa các nhà Tâm linh học. Nhưng vì tình thế chiến tranh, sự ấn hành bài nầy hơi trễ tới tháng Août 1915, lúc đó số phần của nước Pháp rất bấp bênh”.

 

MỘT ANH CHÀNG THẤT VỌNG

VÌ MUỐN SỬA ĐỔI ĐỊNH MẠNG BẤT BIẾN 

Tôi xin tóm tắt chuyện của Đức Leadbeater thuật lại như sau đây :

Anh H có thần nhãn. Một hôm anh nói với anh A, bạn anh : “Anh biết không. Tới ngày … anh C là người bạn quen biết với chúng tôi từ trần,… Đám tang anh C sẽ như vầy … 4 người cầm 4 sợi dây phủ quan tài là anh N, anh P, anh J và anh V.

Anh A là người có tánh hoài nghi, anh nghe như vậy thì phì cười và không nói chi cả. Tuy nhiên, trong lòng anh không tin việc đó chút nào. Tới ngày mà anh H nói đó thì quả thật anh C chết. Hay tin nầy anh A sửng sốt. Anh tức mình lắm không hiểu tại sao anh H lại nói trúng phong phóc. Anh mới kiếm cách phá anh H. Anh tính toán làm sao cho đám tang của anh C không xảy ra đúng như lời anh H nói. Anh bèn lại xin thân quyến của anh C tới ngày động quan cho anh cầm một sợi dây của khăn phủ quan tài. Người ta bằng lòng. Anh mừng thầm, chắc ý chuyến nầy anh thắng cuộc. Không dè vài phút trước khi động quan anh mắc bận một việc nên phải vắng mặt, tới chừng anh trở lại, chỗ anh đã có người thay thế, 4 người cầm 4 sợi dây của khăn phủ quan tài vẫn đúng là 4 người mà anh H đã kể tên ra trước đây. Anh rất thất vọng, nhưng anh đâu có biết làm sao anh lại cãi “Định mạng bất biến” được.

 

BIẾT ĐƯỢC XE NÀO VỀ TRƯỚC NHỨT

TRONG MỘT CUỘC ĐUA XE TỰ ĐỘNG 

Sau đây là lời tường thuật của y khoa bác sĩ Gaston Durville đăng trong tạp chí “Từ điện” số tháng 2 dl 1914 : Ông Paul C. Jagot có trích ra để trong cuốn “Phương pháp khoa học kim thời về sự truyền từ điện, thôi miên và gợi cảm” của ông trương 144-45. (Méthode scientifique moderne de magnétisme, d’hynotisme et de suggestion).

Ngày 13 tháng 7 năm 1913 là ngày đua vòng quanh Picardie. Tôi ở tại Boves gần Amiens đặng theo dõi cuộc đua xe hơi. Nhiều người bạn thân đến với chúng tôi, ấy là bà Raynaud, là người nổi tiếng có trực giác mà quí độc giả đều biết danh, chồng bà một vị Đại Tụng viên, hai vợ chồng một vị Chưởng khế và bà Boyeldieu là vị khách ở trong nhà tôi.

Những xe lớn đã chạy rồi và hãng Peugeot đã đoạt giải nhứt.

Đúng ngọ, chúng tôi ngồi lại bàn ăn. Qua xế chiều thì khởi sự đua các xe nhỏ, loại xe mô tô có thùng, sidecars và cyclocars, đến lúc ăn tráng miệng thì một người bạn mới nói với bà Raynaud : “Thưa bà, bà đã tiên tri nhiều việc, bây giờ bà có thể cho chúng tôi biết xe nào sẽ thắng cuộc đua nầy chăng ?” Bà Raynaud làm thinh, nhưng bà vụt nói : “Ông hãy cho tôi xem bảng danh sách những xe đua”. Rồi bà đọc bảng nầy, ngón tay của bà theo con mắt bà từ trên kéo xuống, có cả thảy 38 chiếc, tới số 17 thì bà ngừng lại và nói : “Đây là chiếc xe sẽ về hạng nhứt”, ấy là chiếc xe Violet Bogey I. Còn 21 chiếc nữa mà bà không đọc hết. Bà lại nói : “Để tôi cho quí bạn biết chiếc xe hạng nhì”. Rồi bà khởi sự đọc lại từ số 1 tới số 4, bà ngừng lại và nói : “Chiếc xe nầy sẽ về hạng nhì” ấy là chiếc Morgan I.

Tôi muốn lưu ý quí vị rằng bà Raynaud không bao giờ lo lắng về những cuộc đua xe hơi. Bởi vì bà ở với tôi, trong nhà thương của tôi, nên tôi biết tất cả những điều của bà làm, những sở thích của bà, những món giải trí của bà. Tôi có thể quả quyết rằng trong tay bà không hề có một tờ báo thể thao nào đặng bà lấy tin tức. Tôi cũng quả quyết rằng chồng bà, tôi, ông Đại Tụng viên, hai vợ chồng ông Chưởng khế và bà Boyeldieu không hề cho bà Raynaud những tài liệu nào cả.

Cuối cùng tôi cũng lưu ý quí vị rằng tôi có hỏi ý kiến nhiều người rành nghề, họ cũng không hề đoán được kết quả của cuộc đua bởi vì có nhiều hiệu xe ít ai biết như : N. SW. III, René Gillet IV, Regal Green Clyno, G. N. I, Duo Cars D. E. V. I, Noel, Mathis, Super L. La Roulette, Du Gueslin, Routex, Marl Borvugh, Bolton, Sphinx, Automobilette.

Có nhiều xe của Đức, của Anh hay của Mỹ. Ngoại trừ một nhà chuyên môn thì không một ai đoán được xe nào về hạng nhứt, xe nào về hạng nhì trong đoàn xe 38 chiếc.

Đối với những xe lớn thì câu chuyện sẽ khác hẳn, các báo đều đoán và thiên hạ đều biết Peugeot sẽ thắng cuộc. Nói tên xe nào về trước nhứt là chuyện tầm phào vô vị. Trong cuộc đua nầy không phải thế.

Cuộc đua bắt đầu. Nó rất có thú vị lớn lao đối với chúng tôi. Đầu tiên chúng tôi có cảm tưởng rằng bà Raynaud đã nói sai rồi. 38 chiếc xe đều chạy hết tốc lực. Chiếc Brésilia dẫn đầu, kế đó là Mathis và Super. Morgan được tiên đoán là hạng nhì lại ở vào hàng thứ tư. Còn Violet Bogey I được tiên đoán là về đầu thì ở vào hàng thứ năm.

Tới vòng thứ 12, chiếc Brésilia mà chúng tôi đương chờ đợi lại không đến. Nó mất dạng luôn. Nó bị tai nạn chăng ? Tôi không rõ. Mathis và Super chạy tới một lượt trước mặt chúng tôi. Super ngừng lại rồi bỏ cuộc. Mathis dẫn đầu, kế đó Morgan, còn Violet Bogey bị bỏ sau xa. Sự hứng thú của chúng tôi càng tăng thêm. Chúng tôi tự hỏi : Morgan đã ở vào hạng nhì, nó giữ luôn hạng nầy đến phút chót chăng ? nhưng mà Violet Bogey chỉ ở vào hạng ba chớ không phải hạng nhứt kia mà.

Bỗng chút, cách chỗ chúng tôi ngồi lối vài trăm thước người ta phất cờ đỏ xin xe chậm lại. Chúng tôi mới hay : Mathis dẫn đầu gặp nạn. Bây giờ thì Morgan chạy  trước, kế đó Violet Bogey theo sau cách lối một cây số. Tới vòng thứ 14 thì Morgan và Violet Bogey đến một lượt. Qua vòng thứ 15, vòng chót thì Violet Bogey qua mặt Morgan và cán mức trước. Lời tiên tri của bà Raynaud vẫn đúng không sai một mảy.

Trực giác ở đâu đến với bà vậy ? Cái óc nào truyền trực giác đến cho bà. Có phải là một người trong chúng tôi, lúc chúng tôi đương ngồi bàn ăn truyền cảm giác đó cho bà chăng ? Tất cả chúng tôi đều dốt về phẩm chất của các thứ xe nhỏ đó.

Tôi không bao giờ công nhận rằng trực giác nầy do những người thắng cuộc đua truyền sang cho bà Raynaud xuyên qua không biết bao nhiêu cây số chia cách với chúng tôi.

Tôi thích tin rằng do những định luật mà chúng ta chưa hiểu thấu, tiềm thức của bà Raynaud đi sâu vào tương lai và ngoại trừ bà Raynaud ra thì không còn một ai biết được nữa.

                                         Dr Gaston DURVILLE

 

Lời của Bác sĩ Gaston Durville nói rất đúng. Định luật đây là số tiền định. Trên không gian đã ghi sẵn trước tên chiếc xe nào về hạng nhứt trong cuộc đua, không biết có phải là vì quả tốt của chủ nó hay không và có lẽ bà Raynaud có thần nhãn nên mới nói trúng. Thứ thần nhãn nầy không phải là có thường xuyên, mà khi cần mới mở ra. Người ta gọi nó là trực giác.

 

CHƯƠNG THỨ NĂM

 

TỰ DO Ý CHÍ

 

Tự do ý chí là ý chí không bị bó buộc vào khuôn khổ hay hình thức nào. Trong đạo đức nó có nghĩa là ta được tự do đi theo con đường ta ưa thích, chẳng ai có quyền ép uổng ta phải chọn cái nầy bỏ cái kia.

Tự do ý chí là một khí cụ vô cùng lợi hại; biết dùng tức là xử dụng đúng cách thì nó giúp ta tiến tới mau và đem lại hạnh phúc cho ta. Trái lại, nếu dùng một cách bừa bãi thì nó đem tai họa đến cho ta và cản trở bước đường của ta.

Tôi xin giải thêm ra đặng dễ hiểu :

Ta biết rằng nếu ta tưởng đến một điều gì thì ta sanh ra một Hình tư tưởng về điều đó. Nếu ta cứ tưởng đến điều đó mãi, từ ngày nầy qua ngày kia, thì ta thêm sức mạnh cho Hình tư tưởng đó, nó sẽ sống lâu. Nếu có dịp đưa đến, nó giục ta thật hành liền, không còn ngày giờ cưỡng lại được. Nếu thế thì việc làm của ta sẽ gây ra một quả, tốt hay xấu, tùy theo bản tánh lành hay dữ của điều đó.

Thí dụ; ta chưa kịp hành động mà ta lại biết điều đó là quấy, thì ta còn được tự do. Ta có quyền tưởng đến một việc tốt khác nghịch hẳn với điều ta nghĩ trước đây; nhiều ngày như vậy, mà ta cũng không còn nhớ tới điều quấy đó nữa. Như thế ta sanh ra một Hình tư tưởng khác đối lập với Hình tư tưởng cũ và đánh phá hình nầy làm cho hình nầy càng ngày càng yếu lần rồi tan rã. Ta đã thoát khỏi ảnh hưởng xấu của Hình tư tưởng cũ, nó không còn ám ảnh ta được nữa.

Đây là dùng Tự Do Ý Chí phá tan chướng ngại của tự tay ta dựng lên khi nó thành hình và chưa buộc trói ta được.

Vì mấy lẽ trên đây, lúc ta còn sanh tiền ta nên dùng quyền Tự Do sanh ra những tư tưởng tốt lành, từ bi, bác ái và đồng thời làm những việc từ thiện mà không vụ lợi, đặng sửa đổi những quả xấu của ta gây ra trong lúc ta còn tráng niên, thiếu thời chưa biết được Luật Nhân Quả Luân Hồi.

Nếu kiếp nầy ta không lo tu tâm dưỡng tánh, lập công bồi đức mà cứ nghe theo dục vọng thì kiếp sau định mạng đối với ta sẽ khắc khe. Ta không trốn tránh ngã nào cho khỏi được.

Nói tóm lại, quả đương tạo và quả muồi có thể sửa đổi được nếu ta biết phương pháp.

Nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng bởi vì còn vô minh nên chúng ta mới vừa dùng Tự Do Ý Chí phá tan những xiềng xích nầy trói buộc chúng ta thì chúng ta cũng dùng Tự Do Ý Chí mà tạo ra những quả mới khác để cột chơn chúng ta vào bánh xe Luân Hồi; và cứ tiếp tục như thế kiếp nầy qua kiếp kia cho tới chừng nào chúng ta sáng mắt biết tuân theo thiên mạng và hành động đúng theo Luật Trời thì chúng ta mới dễ bước chơn vào con đường giải thoát tức là con Đường Đạo. Cũng đừng lầm lộn Tự Do Ý Chí với Tự Do Hành Động.

 

ĐỪNG ĐỔ THỪA CHO SỐ MẠNG. 

Hiện giờ hầu hết tám chục phần trăm (80%) những sự đau khổ của con người đều do con người gây ra ở kiếp nầy. Đó là bởi Tự Do Ý Chí chớ không phải tại Định Mạng.

Uống rượu say, té bễ đầu, rồi đổ thừa cho Định Mạng ư. Một con chó chạy ngang qua xách súng bắn chết rồi cho nó là tới số hay là nói nó điên được chăng ? Đắm mê sắc dục, mắc bịnh hoạn và thân thể bạc nhược rồi viện lẽ tại trời sanh ra mình như vậy, có đúng lý hay không. Người ta thường ít chịu phục thiện và luôn luôn kiếm cớ chữa lỗi mình đặng khỏi nghe tiếng Lương Tâm quở trách.

QUẢ PHẢI TRẢ TỪ KHI LỌT LÒNG

CHO TỚI NGÀY BỎ XÁC GHI Ở ĐÂU ? 

Quả nầy ghi trong một Hình tư tưởng khác ở cõi Thượng giới. Hồi đứa trẻ còn ở trong bụng thì nó bay qua bay lại trên mình mẹ. Nó sanh ra những dịp cho con người trả quả và đó tùy theo ngày giờ, năm tháng, nghĩa là ảnh hưởng của các hành tinh đối với ngôi sao bổn mạng. Khi thì nó như lằn chớp nháng soi sáng hay là một ngón tay cảnh cáo, khi thì nó xuống tới cõi trần, khi thì ngừng ở cõi Trung giới, khi thì in như một lằn chớp nằm ngang, một biểu thị ở cõi Thượng giới.

Tới chừng nào nó hết sanh lực, nghĩa là khi con người trả đủ quả, thác rồi nó tan mất.

VÀI THỨ QUẢ

Tôi xin kể ra sau đây vài thứ quả để làm thí dụ. Quí bạn đọc rồi suy nghĩ và quan sát cuộc đời thì nhờ kinh nghiệm quí bạn sẽ thấy được thêm nhiều khía cạnh khác nữa.

QUẢ BÁO CỦA HAI VỊ LÀM PHƯỚC THIỆN 

1- Một ông phú hộ kia tánh tình hiền lương, nhơn đức thấy trong làng sự lưu thông bất tiện cho nên xuất tiền ra làm cầu và đắp đường cho xe cộ và hành khách đi lại dễ dàng. Ý ông muốn giúp người có những tiện lợi chớ không phải trông mong những tiếng ngợi khen hay là hưởng phước đức.

2- Một ông khác giàu sang cũng lo lập nhà tế bần, dưỡng lão và phụ giúp vào nhiều công việc phước thiện.

Nhưng tánh tình của ông rất bỏn sẻn, gắt gao. Ông vải tiền ra là chỉ mua danh, ông muốn người ta ca tụng ông là người nhơn đức, chớ kỳ thật trong thâm tâm, ông chỉ lo cho một mình ông, ông thật là ích kỷ không muốn đoái hoài tới kẻ vô cố, bạc phước, đau ốm, bịnh hoạn … Gặp những kẻ nầy thì ông kiếm cớ thoái thoát đặng khỏi giúp đỡ.

Vậy thì cái Quả của hai ông kiếp sau thế nào ?

1.    Về phần vật chất.

Theo luật Nhân Quả, nếu kiếp nầy giúp cho nhiều người được no ấm tấm thân thì kiếp sau đời sống vật chất của mình sẽ được dễ dàng, nghĩa là có những cơ hội tốt đưa đến, làm ăn phát đạt và tạo nên sự nghiệp to tát.

Thế thì kiếp sau hai ông nầy cũng là những nhà phú hộ như kiếp trước. Hai ông được sung sướng bởi vì quả của việc làm trả cho xác thân.

2. Về phần tánh tình.

Còn tánh tình của hai ông thì sao ?

Ông thứ nhứt cũng vẫn vui vẻ, lòng nhơn vẫn mở rộng, không ngớt lo cho thiên hạ được no ấm và luôn luôn chia sớt sự đau buồn của những kẻ bị hoạn nạn, tai biến.

Ông đi tới đâu cũng được người ta mến thương tới đó.

Còn ông thứ nhì thì thường cau có, quạo quọ. Ông nằm trên đống vàng song không thấy mình hưởng được hạnh phúc chút nào cả. Họa chăng ông phát tâm tu niệm thì chừng đó ông mới sửa đổi tánh tình ra tốt phần nào, chớ không còn cách  khác nữa.

3. Về phần trí thức.

Trình độ trí thức của hai ông kiếp trước ở mức nào thì kiếp nầy nó cũng ở mức đó. Nhưng nếu hai ông cố gằng mở mang đường học vấn của mình thì trí hóa của hai ông sẽ phát triển tương ứng với sự nổ lực của hai ông, tức là Nhân nào Quả nầy.

XEM XÉT BỀ NGOÀI SẼ BỊ LẦM LẠC 

Vì những lẽ trên đây, chúng ta chớ nên lấy làm lạ khi mà thấy học thức ít khi đi đôi với tánh tình. Có người học rất giỏi mà cách ăn thói ở thì hèn hạ. Có người mặt mày coi đẹp đẽ mà lòng dạ lại xấu xa. Có người không được lịch sự như người ta thường nói nhưng mà tánh tình lại cao thượng. Chi nên coi theo bề ngoài xét đoán thì thường hay lầm lạc vì không đánh đúng giá trị con người bên trong. Phải mở được mắt thánh mới biết trình độ tiến hóa của người mình gặp đã tới bực nào.

QUẢ BÁO CỦA NHỮNG ĐỨA CON BẤT HIẾU.

Có sách nói : “Đứa con nào hành hạ mẹ nó thì kiếp sau sanh ra sẽ bị què chơn trái, còn đứa nào chưỡi mắng cha nó thì sẽ bị què chơn mặt.”

Nhưng theo ý ông Leadbeater thì lại khác. Ông có xem xét tiền kiếp của nhiều người, song ông không thấy quá khắt khe như lời sách nói. Đây không phải là đứa con bất hiếu không mắc tội trời, song quả báo trả lại tùy theo những trường hợp khác nhau, có cái nhẹ, có cái nặng, chớ không phải đứa con nào hành hạ mẹ nó, kiếp sau đều què chơn trái cả. Có nhiều người què chơn trái là vì những nguyên nhân khác chớ không phải là tại hành hạ mẹ mình kiếp trước. Vì vậy, ngày nào ta chưa biết rõ lý do thì ngày đó chớ nên quả quyết điều chi cả.

QUẢ BÁO THUỘC VỀ KHỐI TỔNG QUÁT

Có một thứ quả thuộc về khối tổng quát.

Tỷ như một đứa nhỏ lý lắc véo anh em bạn nó một cái, hay là đấm một đấm. Không phải nhân quả bắt buộc đứa nhỏ nầy kiếp sau phải bị đứa anh em bạn nó véo nó hay đấm lại nó đặng trừ, nhưng quả báo của nó sẽ thuộc về khối tổng quát. Nó sẽ bị nhức đầu, nóng lạnh hay kẹt tay v.v…. đặng trả quả đó.

QUẢ BÁO CỦA BỊNH HOẠN

Có người hỏi : “Nếu số anh kia mắc phải bịnh ban cua thì quả báo phải hành động cách nào đặng cho anh ấy mắc phải bịnh ban cua để trả quả”. Đức Leadbeater bèn trả lời như vầy : “Tôi không tin rằng : trong số mạng người nào đó có ghi anh sẽ phải mắc bịnh ban cua.

Mỗi người đều phải trả một số quả về sự đau đớn xác thân nhiều hay ít tùy theo những sự quấy quá của mình trong vài kiếp trước.

 Nếu đúng ngày giờ trả quả mà ở gần đó có vi trùng ban cua thì anh sẽ mắc bịnh ban cua. Nhược bằng không có vi trùng ban cua mà có vi trùng những bịnh khác thì anh sẽ mắc chứng bịnh nào đó, đau đớn xác thân trong bao nhiêu ngày cho đủ số quả phải trả thì thôi.

Hoặc giả té lổ đầu, trặc tay, đau nhức thân xác trong một thời gian cũng đủ trả quả vậy

Một số nợ một ngàn đồng có thể trả một lần một, hoặc chia ra nhiều kỳ, tùy theo sức của con nợ.

QUẢ BÁO CỦA SỰ SÁT SANH NHỮNG THÚ VẬT

Một con cọp đi thong thả giữa rừng, không làm dữ với ta thì ta chớ nên giết nó. Trái lại, nếu nó xuống đồng bằng, vô làng xóm bắt heo cúi, gà vịt, trâu bò thì ta phải trừ khử. Gặp những rắn độc muốn cắn người hay những thú điên dại : như chó điên, trâu điên, thì chớ nên để chúng sống bởi vì mạng người quí hơn mạng vật.

Những muỗi, ruồi, chí rận, hút máu người và vật giống như loại ma cà rồng nhỏ, chúng nó còn truyền sang nhiều chứng bịnh hiểm nghèo nữa. Những con mối, những con hai đuôi, cắn sách vở, quần áo, làm hư hại nhà cửa. Tất cả những thứ đó ta có bổn phận phải tiêu diệt.

Đây là một sự phân biện giữa sự lợi và sự hại. Tôi xin đưa ra một gương thí dụ nầy cho quí bạn xem.

Hồi thế kỷ thứ 19 – nếu tôi nhớ không lầm – người ta đem qua Úc châu có một cặp thỏ mà thôi. Chúng sanh sản hết sức mau lẹ, tới ngày nay không biết mấy triệu con rồi. Hiện giờ người ta phải tìm cách diệt bớt chúng bởi vì chúng phá hại mùa màng. Nếu dung dưỡng chúng thì dân Úc châu phải thiếu thực phẩm, sẽ chết đói.

Trừ ra những vị đạo sĩ gọi là Dô ghi (Yogui) phát nguyện không hề làm đau đớn đến một sanh vật nào cả, chúng ta còn ở trong vòng trần tục nên phải giải quyết một cách tương đối. Tuy rằng nếu chúng ta buộc lòng cắt đứt sanh mạng của thú vật đi nữa, chúng ta cũng không nên giết một cách say máu tức là giết vì thích giết. Việc làm nầy sẽ gây ra quả xấu nặng nề cho chúng ta.

Dầu sao, có một điều ta nên nhớ mãi và phải tránh : đừng gọi là một môn thể thao việc đi săn bắn chim chóc và thú vật rừng vô tội.

Các bạn trẻ và thanh niên khi cầm giàng thun hay là súng hơi thì đừng quên rằng :

“Đầu cành chim đậu xin đừng bắn,

Trong ổ con đương ngóng mẹ về.”

Người xưa thường nói :

“Làm lành thả cá dưới ao.

Có đức nuôi nai trên núi.”

Huyền bí học thường nhắc nhở chúng ta rằng : thú vật là bầy em nhỏ của chúng ta, cả trăm triệu năm trước chúng ta vẫn mang lớp thú vật trước khi có xác thân nầy. Chúng ta có bổn phận phải giúp đỡ dạy dỗ chúng nó tùy phương tiện đặng chúng nó mau có cá tính mới đi đầu thai làm người được.

VỀ CON NGƯỜI 

Thường thường người ta nghĩ rằng : hễ kiếp nầy giết người thì kiếp sau sẽ bị người giết lại. Đó là luật Nhân Quả Báo Ứng. Đúng vậy. Nhân nào Quả nấy. Nhưng nên biết có những trường hợp giảm khinh về tội cố sát và ngộ sát.

Nếu kẻ sát nhơn bị Tòa án xử tử thì cái quả gây ra giữa hai người, kẻ giết và kẻ bị giết, đã chấm dứt.

Còn như kẻ sát nhơn bị kêu án hoặc 9 -10 năm tù sắp lên hoặc khổ sai chung thân thì cái quả giảm từ ba bốn phần mười cho tới tám chín phần mười.

Dầu cho kẻ sát nhơn trốn khỏi luật hình dương thế, cái quả của y cũng có thể trả như sau đây :

a/ hoặc trong một kiếp sau, người bị y giết bị tai nạn, y liền liều mình cứu khỏi rồi y bỏ mạng thì cái quả xưa đã tiêu tan.

b/ hoặc trong một kiếp sau, trọn đời y hết lòng phụng sự người bị y giết và chịu nhiều nỗi gian lao thì cái quả cũng được thanh toán vậy.

Thực là việc cực kỳ khó khăn, chúng tôi chỉ biết một cách tổng quát mà thôi.

Dầu sao cũng chớ nên giết người trừ ra vài trường hợp bất khả kháng, tỷ như

1- Tự vệ trong khi bị tấn công và sanh mạng bị đe dọa mà rủi ro nên mới xảy ra án mạng.

2- Khi quê hương bị xâm lăng, bổn phận người công dân phải mang khí giới ra biên cương đặng giữ vững cõi bờ. Trong lúc hỗn chiến, không tránh khỏi được sự giết hại lẫn nhau, nhưng chớ nên tàn sát vì hận thù. Kẻ nghịch bị thương, ngã xuống mà chưa chết thì ta chớ nên giết y. Ta phải đem y về săn sóc, thuốc men cho đến khi lành mạnh và giữ y làm tù binh, sau sẽ trao đổi. Ấy là vì lòng nhân đạo và cũng do theo luật chiến tranh quốc tế.

Nếu lúc đó ta giết kẻ thù không còn đủ sức chống cự thì ta mắc tội Trời, mặc dầu luật hình ở dương thế không xét xử ta.

Trong một trận giặc, muôn vàn tội lỗi đều trút lên vai kẻ chủ mưu gây hấn, chớ binh lính vẫn vô tội. Chúng có bổn phận phải tuân theo mạng lịnh của chủ tướng mà thôi.

HAI TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Bà Annie Besant có thuật hai chuyện sau nầy rất đặc biệt do bà thấy rõ, tôi chép ra đây để làm gương :

 

1.    Vô tình gây án mạng

Kiếp trước, một người kia đánh diêm quẹt đốt một điếu xì gà rồi vô tình quăng cây quẹt, bỏ ra đi, không coi đi coi lại. Chẳng dè cây quẹt chưa tắt hẳn và rớt vào đống rơm bắt ngún rồi cháy lan qua biệt thự của một người làm cho va chết ngột.

Pháp luật không truy ra ai là thủ phạm. Trong trường hợp nầy không phải người hút thuốc cố sát vì không có ý định giết người, chỉ vì chuyện sơ sót, bất cẩn gây ra tai hại. Đối với luật nhân quả thì tội va rất nhẹ.

Kiếp nầy va đầu thai làm con của người bị va giết một cách vô tâm, nhưng mới vừa lọt lòng thì va phải chết đặng đền bù tội xưa.

Tôi xin nói thêm. Nếu kiếp trước va bị tòa án xử về tội ngộ sát thì cái oan trái giữa hai người đã dứt, kiếp nầy va không có đầu thai làm con của người bị va giết đâu.

2.    Đối đãi tàn nhẫn với cháu

 

Sau đây là trường hợp của đứa con trai, con một, thác trong lúc nó 17 – 18 tuổi. Cha mẹ nó rất đau khổ nên mới tìm tới bà Annie Besant hỏi như vầy :

“Bà có thể cắt nghĩa cho chúng tôi nghe tại làm sao nhân quả bắt những đứa trẻ xấu số đầu thai vào những nhà nghèo nàn không yêu thương chúng nó và chỉ vừa đủ nuôi dưỡng chúng nó mà thôi. Tại sao nhân quả lại làm cho chúng tôi phải chia lìa đứa con duy nhứt của chúng tôi, đứa con mà chúng tôi yêu dấu khôn cùng và có thể cung cấp cho nó đủ những điều cần dùng đặng sống một đời sung sướng.”

Muốn trả lời câu hỏi nầy cho đúng, bà Annie Besant phải xem xét quá khứ  mới biết vì duyên cớ nào mà nhân quả làm cho hai vợ chồng ông nầy rất đau khổ.

Đây là nguyên nhân :

Trong một kiếp đã qua, hai vợ chồng ông nầy có ba bốn đứa con. Người anh của ông thác đi để lại một đứa con trai mồ côi, trong vòng bà con thân thích chỉ còn chú thím nó mà thôi. Để cho nó đói khát thì vô nhơn đạo và thiên hạ cười chê, nên hai vợ chồng mới đem nó về nhà. Đáng lẽ phải săn sóc và nuôi dưỡng nó tử tế, hai vợ chồng lại bắt nó làm đày tớ, cho ăn uống thất thường và hành hạ nó cho đến đỗi nó buồn rầu mà thác đi lúc nó 17 – 18 tuổi. Nó là một đứa giàu tình cảm mà bị đối đãi tàn nhẫn như thế nên tấm lòng của nó khô héo nát tan.

Nay nó đầu thai làm con một, chú thím nó kiếp trước thành ra cha mẹ nó kiếp nầy. Hai vợ chồng đặt hết hy vọng vào nó, thương yêu chiều chuộng nó như trứng mỏng. Nhân quả buộc nó từ giả cõi đời lúc nó đương hồi thanh xuân đúng vào tuổi kiếp trước của nó lìa trần. Vắng nó, trong nhà sẽ quạnh hiu buồn tẻ.

Khi trước hai vợ chồng đánh đập nó bao nhiêu thì ngày nay tưng tiu nó bấy nhiêu cho đúng với luật “Động” và “Phản Động”.

“Vay” và “Trả” vẫn cân phân với nhau.

QUẢ BÁO VỀ DUYÊN NỢ VỢ CHỒNG

Người ta thường nói : “Có duyên nợ mới thành vợ chồng.”

Nhưng điều nầy trong một trăm lần có một lần vì duyên nợ, còn chín mươi chín lần là tự do ý chí ! Duyên nợ là chi ? Ấy là căn quả đã gây cùng nhau trong một kiếp trước, do ái tình thâm thúy mà ra – Hai vợ chồng đồng một lý tưởng, thương yêu nhau vì tinh thần chớ không phải vì xác thịt thì cái quả kết chặt với nhau rồi. Hai linh hồn nầy thường gặp nhau song không phải mỗi kiếp đều làm vợ chồng với nhau mãi. Có kiếp thì làm vợ chồng, có kiếp làm anh em ruột, có kiếp làm cha con, mà có kiếp không gặp nhau nữa, vì hai người đầu thai vào hai nước khác nhau.

Mình có quyền tự do muốn lập gia đình hay là ở một mình cũng được. Nếu nói mỗi người đều phải có duyên nợ vợ chồng thì mấy vị Linh mục, mấy dì phước, mấy nhà sư, mấy bà vãi giữ chủ nghĩa độc thân, duyên nợ với ai bây giờ.

Tại xứ mình đây, mình thấy thường thường điều kiện cần nhứt của các đám cưới gả là môn đương hộ đối, chớ vì tài đức hay vì tình yêu thì ít lắm. Những người thương nhau một thời gian rồi lìa nhau, ai đi đường nấy, thì đổ thừa tại nợ duyên trắc trở phải chăng ? Hay là cái kết quả của dục tình đã thắng lý trí ?

QUẢ BÁO CỦA NHỮNG TẬT NGUYỀN

 

Những người lết bằng mo, bò bằng mủng, tê liệt, bại xụi, đui mù, câm điếc đi xin ăn ngoài đường đều đáng cho ta thương xót và giúp đỡ. Họ vì vô minh cho nên một kiếp kia đã làm cho nhiều người đau khổ xác thân, ngày nay mới mang cái quả không lành. Hãy khuyên họ xây dựng cái kiếp tương lai. Họ sẽ lắc đầu bảo rằng : “Chúng tôi làm không được, vì nghèo khổ quá, không phưong thế”. Nhưng các bạn nên giải cho họ rõ : Không phải đồng tiền, đồng bạc làm cho hưởng đặng hạnh phúc đời sau. Cái khí cụ giúp cho họ cất một lâu đài đẹp đẽ, vững chắc đời đời, dầu cho tay người hay tay thời gian không phá hoại nổi, không làm hư sập được là những tư tưởng tốt lành. Họ chỉ cầu nguyện, họ chỉ luyện tập cái trí cho nó trở nên đẹp đẽ vì họ cũng như mấy người khác, cả thảy là Chơn Thần của Đức Thượng Đế, pháp lực vẫn in nhau. Cái điều nào người ta đã làm được thì họ bây giờ làm lại được. Tại họ không muốn cày cấy, thì tới mùa đâu có lúa gạo mà ăn. Kiếp nầy họ bị tật nguyền đền tội kiếp trước thì kiếp sau họ tái sanh cũng lành lẽ như ai vậy. Đừng than phiền kiếp số hiện tại vô ích. Hãy dùng ngày giờ đó để suy nghĩ đặng đắp nền tảng của tương lai cho vững chắc thì có chi quí bằng. Chỉ e một điều là không chịu làm theo lời chỉ bảo thì biết chừng nào mới thoát cái khổ được.

QUẢ BÁO CỦA SỰ CHẾT

Ngày giờ chết của con người thường thường có định sẵn trong quả muồi, song có nhiều trường hợp,con người thác oan không đúng số.

Tỷ như :

1.     Đứa nhỏ sanh ra cha mẹ bỏ bê không biết săn sóc.

2. Con người tự giết mình, nhứt là vì tửu, khí, tài, sắc hay là nhiều nguyên nhân khác như hung ác quá lẽ.

3. Bị người ám hại bởi ít đức. Trái lại cũng có ba hạng người khó định ngày bỏ kiếp trần được.

Ấy là :

a/ Những người trọn đời từ thiện.

b/ Những người nghị lực cứng cỏi.

c/ Những người đệ tử Chơn Sư, bởi vì quả của con người đương tạo có thể sửa đổi số mạng và dời ngày chết lại xa. Người ta hay chú trọng về ngày giờ chết, còn các Đấng Thiêng liêng xem xét sự chết về phương diện khác.

Các Ngài luôn luôn chú ý tới sự tiến hóa của con người. Các Ngài coi mỗi kiếp của ta như một ngày học ở nơi trường. Cái bài học có thể tùy theo sức ta, kéo dài ra hay là thâu ngắn lại. Sự chết là lúc ta ra khỏi trường sau khi học xong rồi cái bài của ngày đó. Điều cần ích là cho hiểu và thuộc bài.

Còn lúc khởi sự dạy và lúc thôi giảng để cho các Đấng Thiêng liêng định đoạt.

Bổn phận ta phải giữ mình làm sao cho sống lâu đặng học hỏi và kinh nghiệm cho nhiều mới tiến hóa mau. Nếu ta không lo săn sóc xác thân để cho nó yếu đuối, bịnh hoạn, chết sớm, thì lỗi tại ta đừng có trách Trời. Trong mọi việc, có Trời mà cũng có ta. Tu là cội phúc.

 

QUẢ BÁO CỦA NGƯỜI ĐÃ BỎ XÁC PHÀM.

Không những lúc con người còn mang cái xác phàm làm tội hay làm phước, mà khi bỏ xác hồng trần về cõi Trung giới và Thượng giới cũng còn gây quả lành hoặc quả ác rất có ảnh hưởng cho kiếp sau. Có một điều ta nên nhớ mãi là sự chết không có thay đổi tánh tình. Người nào ở trần thế siêng năng thì lên cõi Trung giới cũng siêng năng, kẻ nào biếng nhác thì cũng biếng nhác, kẻ nào ưa nói hành người ta thì cũng không bỏ tật xấu đó, v.v. … Hễ giận một chút thì sự giận đó truyền nhiễm cả ngàn, cả muôn người mau như chớp vì chất khí làm cõi Trung giới rất mảnh mai và chuyển di lẹ làng. Nói tóm lại ở cõi trần làm những quả lành hay là quả ác nào, ở Trung giới cũng có thể  làm những quả lành hay những quả ác đó.

Tôi xin chỉ mấy việc nầy cho các bạn xem :

Những hồn ma nhập vô đồng cốt xưng cô, xưng bà và cho thuốc cứu bịnh, song họ không khác nào cây gươm hai lưỡi; làm hại được, làm lợi được; ai chọc họ thì họ cũng phá  cho đau đặng người ta sợ, đem gà vịt có khi tới heo cúng họ. Như thế họ gây ra hai thứ quả một lượt : lành và dữ, mà tôi e cho dữ thì nhiều, lành thì ít. Những ma hiện hình nhát người cũng mắc quả. Đó là những điều mình thấy được, chớ những điều không thấy còn chẳng biết bao nhiêu nữa mà nói.

Về cõi Thượng giới thì khác. Thí dụ : Ông X nhớ tới người bạn thiết của ông tức thì hình người đó hiện ra trước mặt. Ấy là Hình tư tưởng chớ không phải hình thiệt của người bằng hữu. Ông X thương người bạn thiết và cầu chúc cho được an vui, khỏe mạnh v.v. … Người bạn ông ở dưới phàm trần không hay biết chi điều nầy cả. Song linh hồn hay là Chơn nhơn va gặp những Hình tư tưởng nầy thì rất mừng vì đó là một dịp giúp cho mau tiến hóa. Chỗ nào mà cảnh trí chứa đầy tư tưởng yêu thương thì chỗ đó, con người, thú vật, cây cỏ, sắt đá, các tinh chất và cho tới thiên thần đều hân hoan.

Còn một việc trọng hệ hơn nữa là mỗi lần có lòng tín ngưỡng cao thượng thì cái hiệu quả của nó sanh ra một tư tưởng rất tốt và thấu tới Đức Thái Dương Thượng Đế. Tức thì Ngài ban ân huệ xuống liền cho người thành tâm và đồng thời ân huệ đó thêm thần lực cho kho thần lực của Tiên Thánh để dành giúp đời. Hãy tưởng tượng coi sự thành tâm tín ngưỡng ngày nầy qua ngày kia trong cả ngàn năm như vậy, thì kho thần lực để cứu khổ cho đời trở nên rộng lớn biết là bao nhiêu và cái ảnh hưởng tốt cho nhơn loại không biết ngần nào mà kể.

Tới đây người ta mới biết những điều hữu ích của sự tu hành hồi còn ở trần thế, nhưng tôi xin thêm rằng : phải học chơn lý, nếu tin dị đoan và mê tín thì cái hại cho đời sẽ thập phần to tát.

QUẢ BÁO CỦA THÚ VẬT.

Cũng như con người, thú vật cũng gây ra quả lành và quả dữ tùy theo sự hành động của chúng nó. Con chó, con mèo, con ngựa, con bò mình nuôi dưỡng, săn sóc tử tế, chúng nó gây ra quả lành. Trái lại những thú vật rừng mà cắn lộn với nhau. Hoặc giết những thú khác không phải vì tại đói mà bởi nó vui mà giết thì gây quả ác rất lớn.

Vì chưng con thú chưa có linh hồn riêng cho nên hình ảnh những việc của nó làm không có ghi vào đâu cả. Quả ác hay quả lành của nó gây ra sẽ phân phát đều đủ khắp cả hồn khóm của nó, nghĩa là hết thảy những con thú trong hồn khóm phải chia sớt quả lành hay quả ác của các bạn chúng nó đã làm, chớ kiếp sau con thú không có trả riêng từ quả như con người.

  CHƯƠNG THỨ SÁU

 

CÁCH TRỪ QUẢ BÁO

 

Theo luật Trời, làm lành thì lành đến, làm dữ thì dữ đến. Dầu cho một người kia trọn đời chỉ có làm lành không có một mảy nào ác, thác rồi va cũng phải đầu thai đặng hưởng những quả lành của va gây ra, nghĩa là dầu quả lành hay quả dữ cũng buộc con người vào bánh xe luân hồi. Thế thì làm sao đặng thoát khỏi vòng sanh tử dưới Phàm gian ?

Phương pháp đó các Chơn Sư đã chỉ dạy các đệ tử. Ấy là không gây quả mới và diệt trừ quả cũ.

1.- Không gây quả mới :

Không gây quả mới là không chịu hưởng cái kết quả những việc lành của mình đã làm hay là tập tánh dứt bỏ.

Trong cuốn Dưới Chơn Thầy đã cắt nghĩa rành rẽ tánh đó rồi, tôi xin nói thêm vài lời mà thôi.

Trước hết phải tập đừng mến của cải. Một món đồ mình yêu quí rủi mất đi, thì phải tìm kiếm. Nhưng được thì tốt, không được thì bỏ đi, không nên ân hận gì. Không nên nghi ngờ cho ai mà cũng không làm phiền ai cả. Xác thân ta đây, một ngày kia dầu ta không muốn ta cũng phải buộc lòng mà bỏ nó đi. Còn vàng bạc, châu báu, chức tước, nay ở tay ta mai về tay người khác, trìu mến chúng nó làm chi mà bận lòng rộn trí. Ta phải làm chủ đồng tiền, đừng để nó sai khiến ta. Nếu biết dùng đồng tiền thì nó giúp ích cho ta không biết ngần nào mà kể.

Bất câu việc nào ta cũng phải vui lòng làm hết bổn phận và khéo léo, song chớ nên để ý đến cái kết quả của nó, nghĩa là đừng trông mong được ban thưởng hay là hưởng lợi lộc. Mỗi lần ta giúp ai thì phải tận tâm nhưng trong lòng đừng nhớ tới công đức, đừng bảo người đó phải biết ơn mình hay là muốn cho thiên hạ khen rằng mình nhơn đức. Không nên tưởng như vầy : “Nếu tôi không mong hưởng cái kết quả của những việc tôi làm thì tôi làm làm chi vô ích.

Không, nói như thế là lầm. Ta phải siêng năng, ta phải sốt sắng, ta phải tận tâm cùng chức nghiệp, ta phải làm tròn nghĩa vụ. Ta làm việc vì thương đời, vì muốn cho đời trở nên cao quí và biết được lòng từ ái vô tận, vô biên của Đức Thượng Đế. Tuy ta làm mà cũng như không làm vậy.

Ngày nào ta không còn ưa mến hay ghét bỏ người nào hay là vật nào thì ngày đó hết gây quả mới nữa.

Trong cuốn Thánh Ca (Bhagavad Gita), Shri Krishna có giải rành rẽ về sự hành động, sự hành động quấy quá và sự bất động cho Ajourna, là đệ tử của Ngài trong lúc ông Hoàng nầy xuất trận giao chinh.

Ô Ba ra ta (Bhârata), cũng như kẻ vô minh hành động bởi chưng trìu mến sự hành động, người hiền triết phải hành động mà không trìu mến, chỉ có một mục đích là giúp đời.”

“De même que l’ignorance agit par attachement à l’action, O Bhârata, de même le sage doit agir sans attachement à l’action, dans le seul but d’aider le monde.”

            Traduction Anna Kamensky ( Bhagavad Gita III-25).

Người hiền triết không bao giờ làm rối trí kẻ vô minh còn trìu mến sự hành động; nhưng mà hành động trong sự hiệp nhứt với Ta (Đức Thượng Đế) họ phải làm cho mỗi việc đều vui đẹp.”

“Le sage ne doit pas troubler la raison des ignorants , attachés à l’action, mais agissant dans l’action avec Moi, il dut rendre toute action attrayante.

                                                                     (Bhagavad Gita III-26)

“Sự hành động (hữu vi) là gì ?

Sự bất hành động (vô vi) là gì ?

Cho đến các bực hiền triết cũng vì đó mà bối rối. Vì vậy cho nên để Ta giải cho con sao là sự hành động đặng khi con biết rồi con tự giải thoát được sự đau khổ.

Nên học cho biết sự hành động và phân biện ra : sao là sự hành động bất công, và sao là sự bất hành động. Mầu nhiệm thay con đường hành động.

Kẻ nào được thấy sự bất hành động trong sự hành động, và sự hành động trong sự bất hành động, kẻ đó thực là bực hiền triết trong đám người trần tục, và vẫn thanh tịnh dẫu rằng va hành động.”

“Qu’est l’action – Qu’est l’inaction ! même les sages en sont troublés – C’est pourquoi je vais te déclarer. Ce qu’est l’action, en le sachant tu seras libéré du mal.

“Il est nécessaire d’apprendre à connaître l’action et à discerner ce qu’est l’action injuste et ce qu’est l’inaction ?

Mystérieux est le chemin de l’action.

“Celui qui peut voir l’inaction dans l’action et l’action dans l’inaction. Celui là est sage parmi les hommes : il reste harmonieux alors même qu’il accomplit l’action.

                     (Bhagavad Gita IV. 16-17-18.)

Tiên Thánh giúp đời công đức cao tột mây xanh, nhưng không có cái chi buộc các Ngài phải luân hồi được.

Các Ngài làm việc vì thương đời, chớ không phải mong hưởng phước lành như người thế.

2.- Diệt trừ quả cũ :

Không gây quả mới đã đành, nhưng cũng phải lo diệt trừ quả cũ. Đối với những vị đệ tử Chơn Sư tu hành tới bực A na hàm và La hán thì không khó, còn đối với người thường thì phải nhọc công nhiều một chút mới mong chặt được một phần xiềng xích của những quả còn dư lại.

Phương pháp của mấy vị đệ tử

Mấy vị nầy mở thiên nhãn hay là huệ nhãn xem xét coi hồi đời quá khứ vì vô minh các Ngài đã gây ra oan trái với bao nhiêu người và cái quả xấu trong kiếp nầy hay là kiếp sau sẽ trả lại. Xong rồi thì đem những tư tưởng yêu thương, những nghị lực cứng cỏi, những ân huệ riêng [3] ban rải cho những người bị các Ngài thù oán ghét vơ trong mấy kiếp trước đặng phá những trở lực có thể ngăn cản bước đường tiến hóa của các Ngài; hoặc tìm dịp giúp đỡ họ mặc dầu họ còn ở trần gian hay là họ đã về cõi Trung giới. Điều sau nầy không quan hệ gì lắm. Vì mấy lẽ trên đây mà có khi người đạo cao đức trọng giao thiệp thân mật với vài người còn thô lổ cộc cằn. Người ngoài dòm vô cho là không xứng đáng chút nào, nhưng họ đâu có biết đó là một cách trả quả của những người thông hiểu khoa Pháp môn. Không vậy thì cái quả cũ sẽ làm cho người học Đạo phải đau khổ trong một lúc.

Phương pháp của người thường

Còn người thường chưa có thiên nhãn và huệ nhãn thì phải làm sao bây giờ ?

Điều nầy cũng chẳng có chi là rắc rối lắm. Phải ăn ở in như lời của Đức Phật hay là các Đức Giáo chủ đã dạy : “Lấy ân đáp oán thí oán mới tiêu; lấy oán đáp oán thì oán chẳng dứt.

Người ta làm quấy với ta bao nhiêu thì ta phải làm phải với người lại bấy nhiêu.

Ta tha thứ cho tất cả những người đã lỗi lầm với ta. Ta suy nghĩ lại từ trước đến giờ, ta đã làm khổ bấy nhiêu người rồi. Nếu mấy người đó còn sanh tiền thì ta phải rán làm sao giúp ích cho họ lại đặng đền bù lỗi xưa. Cái oan trái sẽ nhờ như thế mà bớt hoặc hết, hoặc được tám chín phần.

Như họ đã quá vãng rồi thì phải cầu nguyện cho họ. Còn đối với những người mà ta đã làm thương tổn từ mấy kiếp trước, không biết bây giờ họ ở đâu, và đầu thai chưa. Nhưng có một phương pháp sau đây có thể giải tỏa mà lại giúp cho con người tiến tới rất mau. Mỗi ngày ba lần sớm mai lối 6 giờ, sau khi thức dậy rửa mặt rồi, trưa lối 11 giờ rưởi 12 giờ, chiều tối 6 giờ hay trễ lắm là 8 giờ rưởi. Ngồi suy nghĩ như vầy : “Cái thân không phải là Tôi. Cái ý không phải thật là Tôi. Cái trí không phải thật là Tôi. Tôi là Chơn Thần của Đức Thượng Đế. Thân, Ý, Trí là ba thể cho tôi dùng.

Chúng nó ở dưới quyền sai khiến của tôi luôn luôn. Rồi tưởng tượng thấy Chơn Thần ở tại trái tim, hình tam giác chói sáng hơn mặt trời và hào quang bao trùm trái đất. Trong mỗi làn hào quang đều có Thần lực và những tư tưởng thanh tịnh, yêu thương của Chơn Thần ban rải cho muôn loài.”

Ban đầu thì mỗi ngày ba lần, quen rồi giờ phút nào cũng tưởng như thế ! Phải bền chí từ 6 tháng sắp lên thì thấy tâm mình lần lần trở nên sáng suốt. Thực hành được 13-14 năm, thì sự tốt đẹp của tâm hồn không còn bút nào tả cho được. Đi tới đâu thì đem hạnh phúc và sự an vui tới đó, chẳng những cho loài người mà cho tới các loài cầm thú, cây cỏ, sắt đá, các tinh chất và Thiên thần nữa.

Cái quả xấu ngày xưa nhờ như thế mà tiêu tan lần lần.

Xây dựng tương lai

Kiếp nầy là kết quả kiếp trước, kiếp sau là cái kết quả kiếp nầy. Biết sự thành lập những Hình tư tưởng, biết cách hành động của luật Nhân Quả thì con người cầm vận mạng của mình trong tay. Nó tốt đẹp hay xấu xa cũng tự nơi mình, làm theo lời dạy của Tiên Thánh hay là chìu lòng dục vọng của mình. Sẽ có người nói : “Khó quá phải lo làm ăn đặng nuôi sống thân mình và gia đình, làm sao mà tu.”

Tu là trau sửa tánh tình, đổi tánh xấu ra tánh tốt, cái vạy ra cái ngay. Phật thấy rõ những điều khó khăn của những người còn ở trong vòng trần tục nên dạy con đường Trung Đạo dễ hơn hết, là đạo Bát Chánh. Thực hành theo đó thì lo chi không sớm thoát đọa Luân Hồi.

Không phải mỗi ngày mà mỗi giờ, mỗi phút đều phải xem xét từ tư tưởng cho tới ý muốn, lời nói và việc làm.

Phải giữ sao cho chúng nó thanh cao, nhơn từ, chơn thật, công bình, trong sạch, hữu ích cho đời, không để một ai vì mình mà đau lòng. Phải làm chủ : Thân, Ý, Trí chớ đừng để chúng nó sai khiến lại mình.

Ban đầu thì thấy khó thật, nhưng lần lần có thói quen rồi thì dễ dàng. Mình tự đem dây buộc trói chơn mình thì mình cũng phải tự tháo lấy, không ai làm thế cho mình điều đó được.

Tập rèn tánh tốt tức là xây dựng tương lai rực rỡ, trong trời đất không có lực nào phá hoại nổi.

Hiểu như vậy rồi, đáng lẽ ba phần thiên hạ quay về đường chánh, nhưng tại sao ta còn thấy những sự đau khổ trước mắt !

Ấy là tại nhiều nguyên nhân mà hai cái chính là : ích kỷ vì lầm xác thịt là thiệt, nên mình lo cho nó đủ các điều sung sướng, sau nữa là không bền chí. Về điều sau nầy, người ta quên rằng : một đứa trẻ bảy tuổi cắp sách vô trường học a, b, bực trung phải mất 5 năm mới thi cấp bằng sơ học và 9 năm mới đi hết bốn bực cao đẳng tiểu học. Còn theo ban tú tài phải học thêm 3 năm nữa. Ôi ! ở trần thế 12 – 13 năm công phu mới tới bực Trung đẳng. Còn muốn 2-3 năm làm một vị phi phàm thì có thế nào được bao giờ. Nếu người ta chịu khó trọn 13 – 14 năm luyện tập tâm trí như đi học ban Trung đẳng thì người ta sẽ thấy sự tiến hóa không phải như Toán học cấp số (Progression arithmétique) nghĩa là 2 rồi 4, kế 6;8 … mà theo Kỷ hà cấp số (Progression géométrique) nghĩa là 2 kế rồi 4; 16 … Rồi tới một ngày kia thì đã bước vào cửa Đạo và đem hết tâm trí lo lắng cho đời thì sự tiến bộ hết sức lạ lùng.

Từ 2 rồi đến 4, kế 16; 256; 65.536; 4.249.967.296 nghĩa là sự tiến bộ ban đầu kể có số 2, qua bốn bực sau lên tới 4.249.967.296 lần cao hơn trước. Sự tiến hóa trong đường đạo khác hẳn với sự học hỏi ở ngoài đời. Phải tiến hóa như vậy trong 15 – 20 kiếp mới có thể thành một vị Chơn Tiên trọn sáng trọn lành.

Dẫu cho con người ham mê trần tục, dừng chơn lại đặng hưởng những sự phú quí vinh hoa thì cũng không được lâu, chung cuộc cũng phải theo luật tiến hóa mà đi tới. Thế thì con người cãi Trời đã vô ích mà còn tự mình làm hại cái tương lai của mình nữa.

Tiên Thánh không bỏ sót một người nào 

Có người còn hoài nghi hỏi : “Tôi rán tu tâm dưỡng tánh Tiên Thánh có biết không ?” Tôi trả lời câu đó như sau đây : Tiên Thánh có một mục đích mà thôi, là giúp cho bốn ngàn triệu linh hồn hiện nay ở cõi trần tiến hóa cho kịp ngày giờ mà Cơ Trời đã định. Các Ngài không bao giờ bỏ sót một người nào. Nếu đủ điều kiện  Ngài thâu làm đệ tử liền. (Xin xem cuốn Dưới Chơn Thầy).

Tôi xin nói tóm tắt những lời của ông Leadbeater thuật lại về sự kinh nghiệm của ông hồi ông mới vào làm đệ tử cho các bạn nghe :

“Tôi biết một người học thức rộng, tấm lòng rất trong sạch, ông ấy tin chắc mấy vị Chơn Sư có thật và trọn đời lo phụng sự các Ngài mà thôi.

Xem xét về nhiều phương diện thì thấy ông cao hơn tôi rõ ràng, ông làm một vị đệ tử trọn lành được lắm. Nhưng tôi chẳng rõ vì sao giá trị của ông chưa được nhìn nhận. Bởi còn mới, chưa rõ biết đặng các công việc, nên một ngày kia có dịp tức thì tôi xin lỗi đem tên ông đó thưa với Chơn Sư và thành thật tỏ ý kiến rằng ông đó làm một vị đệ tử rất tốt.

Chơn Sư nói rằng : “À con, đừng sợ cho người bạn thiết của con bị bỏ bê. Không có một người nào bị quên đâu, mà trong trường hợp của con nói đây, người bạn con phải trả xong một thứ quả báo, nên hiện giờ không thể nhận lời con xin. Chẳng bao lâu đây, người bạn con sẽ bỏ cõi trần rồi không bao lâu sẽ trở xuống đầu thai lại, chừng đó cái nợ trả xong xuôi rồi thì điều mà hôm nay con mong mỏi cho người sẽ thật hiện được.”

Nói xong, Ngài cho tâm tôi nhập với tâm Ngài một cách thân mật hơn trước, rồi đem lên một cảnh cao hơn cảnh của tôi đã lên tới và nơi đó Ngài mới chỉ cho tôi cách của các Đấng Chí Tôn xem xét cõi đời. Quả địa cầu trải ra dưới mắt chúng tôi trọn cả ngàn triệu linh hồn phần nhiều chưa tiến hóa, bởi vậy cho nên thấy lờ mờ. Nhưng trong giữa đám đông dầy đó, nếu có một linh hồn nào đi gần tới chỗ mà có thể dùng họ được, thì họ phân biệt với mấy kẻ khác như ngọn đèn pha trong chốn tối tăm.

Ngài mới nói với tôi : “Đó con thấy chưa ? Không thế quên được một người nào dầu rằng ngày sau còn lâu lắm va mới được vào hàng đệ tử nhập môn.”

Vậy ta chớ nên lo rằng : Tiên Thánh không biết ta, chỉ sợ một điều là ta không đủ tài đức đặng xứng đáng làm đệ tử các Ngài mà thôi.

CHƯƠNG THỨ BẢY

 

NHỮNG CHUYỆN QUẢ BÁO

Trong báo “Công luận” ngày 22 tháng Septembre năm 1929 có đăng một chuyện quả báo nhãn tiền như sau đây :

Luộc gà hóa luộc con

 

Chiều trời êm ả, nhân được ngày chúa nhựt qua chơi làng Cói (Bắc Ninh) được ông T.P. Bảo kể cho nghe một chuyện rất thương tâm, vậy xin tường thuật lại đây để cho chư tôn độc giả nhàn lãm.

Ở làng Cói thuộc phủ Tứ Sơn, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh có một người đàn bà kia ở vào cái cảnh khổ, cơm ngày hai bữa mà bữa có, bữa không.

Mới đây sanh được một đứa con (trai hay gái không rõ) chồng đi làm xa, vắng đã bốn bữa không có sữa cho con bú, túng quá làm càn sang nhà bên ăn trộm con gà đem về làm thịt luộc ăn cho đỡ lòng vì nhịn đói hai đêm chịu sao cho nổi. Nửa chừng bếp tắt, nước gần sôi, con thì đòi bú, vội vàng sang nhà láng giềng xin lửa, lại chính là nhà chị nầy mới ăn trộm gà. Họ biết, nên có một người chạy lối cửa sau sang đánh quẹt soi rõ ràng là gà nhà mình, bèn xách gà ở nồi nước nóng ra, rồi lên giường bồng đứa hài nhi bỏ vào nồi nước gần sôi và gụt gặt rằng : “Được thế mới đáng, mầy ăn trộm gà, tao cho mầy luộc con mầy”.

Đoạn xách gà chạy về.

Thị nầy xin được lửa, vội về nhúm bếp mong cho mau chín, đổ ra, ai ngờ một đứa hài nhi rõ ràng con mình, mà thị ấy chưa tin, vội ra giường coi thì quả không thấy con, giọt lệ dầm dề than khóc thảm thiết. Bên cạnh họ đắc chí cười hoài, thị ấy vì thương đứa con và đói quá, máu uất nổi lên bèn cắn lưỡi chết theo.

 Ôi ! Tội nghiệp !

Đến đêm hôm ấy, trời đổ cơn mưa to gió lớn một tiếng sét vang trời đánh vào cái nhà có người ác nghiệt bỏ đứa hài nhi mới được hai ngày vào nồi nước nóng ấy. Một tiếng sét đánh chết 6 người trong nhà ấy.

Đáng kiếp [4] !

Thật là Quả báo nhãn tiền.

                                                                               Tác giả CAO MIÊNG

XANH XANH KIA VẪN CÓ TRỜI

 

Dầu đời nầy là đời khoa học, dầu đời nầy là đời thần quyền không còn ảnh hưởng tới tinh thần nhơn loại bao nhiêu; nhưng vậy mà trong chỗ không thinh không sắc, không hơi hám kia, tôi vẫn tin rằng có một đấng Thiêng liêng cai trị  muôn loài. Đấng Thiêng liêng ấy tức là ông Trời vậy. Nếu người ta lại giở cái giọng trẻ con ra hỏi : Anh nói có ông Trời, vậy ông Trời đâu, anh chỉ ra coi, thì tôi thật không thể nào chỉ ra được, vì tôi cũng một phường tai phàm mắt thịt, nhưng nếu người ta lại hỏi : tự sao anh tin có ông Trời, thì tôi sẽ có nhiều lý do đã thành lập trên các sự thật, tôi từng biết có muôn ngàn sự vật mà tự mắt không thể thấy, tự tai không thể nghe, mà nó vẫn có và ta chỉ có thể lý hội bằng đầu óc mà thôi ư ?

Ông Trời cũng vậy, ông Trời thì không ai thấy được, nhưng ai ai cũng nghe nói có ông Trời. Ai ai cũng đã nghe nói có ông Trời, thì ông Trời làm sao mà không có ! Nhưng tôi, nói lắm người ta sẽ cho là háo biện, không cũng là ngụy biện, tôi chỉ xin chép các việc thật mà tôi đã nghe, đã thấy để làm cây trụ cho sự tin tưởng của tôi.

Chuyện một đồng bạc với một người lính

 

Trụ trì chùa Bích Liên ở tỉnh Quảng Nam, (Trung kỳ) là sư cụ Huyền Quang.

Cụ năm nay 90 tuổi, nhưng tinh thần tốt lắm, nhứt là về mặt đạo hạnh thì cụ thật là một cái gương sáng trong cửa thiền. Lạ một điều là về mặt kinh kệ, cụ lại không được uyên bác như các cụ khác ở các Sơn môn. Một hôm, nhân theo thầy lên chùa chơi, cũng luôn dịp để hầu thăm cụ, được cụ tiếp vào phương trượng.

Chén trà cúc ngạt mùi hương như có ý cho câu chuyện tăng thêm mùi đạo vị, thầy tôi và cụ lại thỉnh thoảng nhắc lại cái khoảng đời trẻ trung của mình, rồi cả hai như đều có ý ngậm ngùi cho cuộc thế.

Lại lạ một điều là tôi có ý nhìn coi trong chùa và quanh chùa thì thấy cách trang trí rất đơn sơ, và người đi lễ chùa không thấy ai cả, dầu ngày ấy là rằm tháng tám.

Sau khi ra về tôi hỏi : Thưa thầy, sao cụ hòa thượng ấy xem ra thật một bậc chơn tu mà cửa chùa lại vắng hoe như chùa bà Đanh thế ?

Thầy tôi đáp : Vì cụ ấy không muốn có sự phiền phức nên mới tìm đến cảnh chùa đó con ạ. Đời cụ có một sự tích cũng lạ, để thầy thuật con nghe.

Nguyên là một người lính. Lúc Tây mới đóng thì trong xứ ta chưa được yên  ổn,  nhứt là biên giới Bắc kỳ lại càng bị bọn giặc khách quấy nhiễu vô cùng !

Thường chúng tụ tập ở trong hốc núi, rồi thình lình kéo ra đánh cướp một lần, mà hễ mỗi lần chúng kéo như vậy thì số người đó bị giết không phải là ít.

Vì thế nên chánh phủ phải rút binh các nơi về đóng đồn ở các biên giới ấy để mà canh giữ.

Cụ Huyền Quang đây bấy giờ là một tên lính được đổi đi Móng Cái với một toán quân do một viên quan hai, người Pháp cai quản.

Con phải biết ở đời loạn lạc mạng dân không những sống chết trong tay bọn giặc mà lại cũng là sống chết trong tay bọn lính.

Vì thế nên có lắm người lính ỷ quyền ngang dọc, phá khuấy người ta cũng không vừa.

Nhưng cụ Huyền Quang đây lại là người phúc hậu. Không bao giờ cụ làm sự gì mích lòng ai. Ngoài phận sự của mình ra, cụ chỉ biết có một điều là học thêm tiếng Tây để cho mau lên chức.

Gần đồn cụ đóng, có một bà già góa chồng, tuổi đã ngoài năm mươi, nghèo nàn hết sức, chỉ sống với cái nghề buôn từ cắc từ xu của mình.

Trong đồn có một lính tên là Lợi … là một người rất gàn dỡ, và rất điêu ngoa.

Thường bà già ấy đem đồ tới cửa đồn bán thì cụ cũng như những tên lính khác đều ra mua, rồi ngày một, ngày hai đôi bên thành ra quen thuộc.

Sự buôn bán cũng từ chỗ quen thuộc ấy mà sanh ra thiếu đủ cùng nhau.

Nhưng bà ấy là một người nghèo nàn mà lại già cả, đồng vốn của bà buôn bán đó chỉ là đồng tiền lấy góp của người ta.

Nếu may mà sự buôn bán được tử tế thì bất quá đồng lời để giúp cho bà sống là cùng.

Một hôm thình lình nghe có lịnh đổi đồn, bà liền tới trước cửa đồn để đón thân chủ của mình mà hỏi món nợ cũ, người đôi ba cắc, kẻ một đồng.

Huyền Quang thì đâu không thấy, còn Lợi thì mãi đến trời nhá nhem mới ra trả lại đồng bạc.

Bà cầm đồng bạc ấy về mau mau đem trả người cho tiền góp, thì than ôi nó là đồng bạc giả ! Chẳng những bà bị người chủ nợ mắng nhiếc thậm tệ, họ còn hăm bắt bà giải quan vì cái tội tiêu bạc giả ấy là khác nữa.

Bà nghe vậy uất quá, mình thì nghèo, tên Lợi thì đã đi rồi, bây giờ tiền đâu mà trả cho người ta. Đành rằng bán hết đồ đạc trong nhà đi thì số bạc ấy cũng có thể lo kham được, nhưng rồi lấy gì sống ?

Nghĩ đi nghĩ lại, chỉ còn nước chết là trốn được nợ mà thôi, bà liền cởi sợi dây lưng treo đầu mình lên cây trính thì bỗng dưng Huyền Quang ở đâu bên ngoài xô cửa bước vào.

Thấy thế Huyền Quang lật đật bồng hổng chơn bà lên rồi cởi dây cho bà, đỡ để nằm xuống giường chạy đi kiếm gừng đổ cho bà tỉnh lại.

Bà được tỉnh lại, nhìn Huyền Quang khóc nức nở nói không ra tiếng.

Huyền Quang thấy vậy mới hỏi nguyên do, thì bà vừa khóc vừa kể lại chuyện tên Lợi làm, và nông nỗi của mình ngheo khổ, chủ nợ hăm he.

Huyền Quang nghe vậy bỗng động lòng nhơn, liền móc lưng lấy ra một đồng với mấy cắc đưa hết cho bà rằng : Cái đồng bạc của anh Lợi đâu, bà đưa cho tôi tìm ảnh đổi lại, còn bây giờ tôi đưa đồng bạc của tôi đây cho bà.

Thế là bà già thoát khỏi thần chết và cứ ở đó mà sống với nghề của mình.

Còn cái tốp lính kia, thì cứ vâng theo lịnh trên mà kéo ra mặt trận ở Lao Kay.

Không ngờ khi toán quân ấy đang quanh co theo đường núi, bỗng lại bị quân địch núp trong hốc đá mà bắn vãi ra.

Tên Lợi người trước nhứt ngã nhào xuống đất, còn Huyền Quang thì cũng bị một viên đạn mà ngã theo.

May sao nhờ có lính cứu viện kéo tới đánh lui được bọn giặc và chở các người bị tử thương về trại, thì lạ thay Huyền Quang lần hồi tỉnh lại và quan thầy xét khắp trong mình Huyền Quang không có thấy một vết thương nào cả.

Thì ra cái đồng bạc giả kia chính là bia đỡ cho Huyền Quang viên đạn ấy.

Nguyên khi quan thầy xét lại tới ngang túi áo Huyền Quang thấy túi áo có dấu đạn, lật đật cởi áo ra coi, thì đồng bạc ở túi áo ấy văng ra, lăn tròn xuống đất, Huyền Quang lật đật lượm lên coi thì thấy nó bị lõm sâu vô một lỗ. Bấy giờ Huyền Quang mới nhớ sực tên Lợi thì quan thầy bảo, tên Lợi đã được người ta đem đi chôn rồi.

Thế là từ đó về sau, Huyền Quang đã thành ra một người triệt lộ sau khi khói lặng mây tan, Huyền Quang liền xin thôi lính về huyện xuống tóc đi tu, cho đến ngày hôm nay đó.

                                                                                 ĐÀO THIÊN (Thuật)

                                                                                Báo Sàigòn 18-4-39

CÓ THẬT, CÓ CHUYỆN ĐẦU THAI BÁO OÁN

Vừa đây, một nhà phê bình ở báo kia trong câu chuyện văn chương có nhắc lại cho các bạn đọc, thơ của Thị Lộ, một người nàng hầu của ông Nguyễn Trãi, mà nhiều người cho rằng là Thần Rắn đầu thai báo oán. Chúng tôi dám quyết rằng câu chuyện của Thị Lộ có thật không và chuyện học trò ông Nguyễn Trãi đánh chết rắn có ăn nhập gì với việc nhà ông Nguyễn Trãi bị tan nát không. Chúng tôi đồng ý với nhau phê bình, nhưng về câu chuyện ấy mấy bạn đồng nghiệp khác xướng lên rằng “Chuyện đầu thai báo oán” là vô lý, là chuyện đặt để của những người mê tín. Về phần nầy chúng tôi không đồng ý một chút nào. Chúng tôi cho rằng “đầu thai báo oán” không phải là một chuyện không thể có mà người tin những chuyện ấy chưa hẳn đã là người mê tín dị đoan.

Đạo Phật chủ trương linh hồn bất diệt trình bày một quan niệm thế gian như sau đây :

Người ta ai cũng có một linh hồn, tức là bản thể chân như, Phật tính, tất cả chúng sinh đều có, không riêng gì loài người. Cái linh hồn tức là cái nhân sau khi ra khỏi thể xác mà thể xác bị tiêu diệt đi rồi thì nó nhờ những cái duyên khác để mà kết thành quả. Cái nhân có tốt thì cái quả mới tốt được. Đó là luật Nhân Quả (Loi de causalités). Trong thế gian sự vật gì cũng theo cái công lệ ấy, là chúng sinh mắc vào vòng nghiệp chướng, nên cái nhân còn lại cứ phải theo con đường (lục đạo) mà luôn luôn hóa kiếp sang kiếp khác, tức như luân hồi vậy. Còn luân hồi tức là còn nghiệp chướng. Kiếp nọ ảnh hưởng sang kiếp kia mà cứ lẩn quẩn trong bể đau thương mãi mãi. Muốn rút khỏi nghiệp chướng, phải diệt dục trừ bỏ tham, sân, si. Đạo Phật đã trình giải thuyết sắc sắc, không không, tức là giải nghĩa sự luân hồi nhân quả ấy. Các vật trên thế gian đều có hình nhưng cũng có cái không sắc. Những thứ ta trông thấy gọi là sắc tướng. Còn những cái ta không trông thấy gọi là không tướng. Từ cõi có sắc các sự vật lại về cõi không. Đầu thai cũng là một hiện tượng ấy.

Người ta chết đi, linh hồn còn lại cái nhân cần những cái duyên khác như sữa mẹ, sức cha mà thành cái quả khác. Nhân duyên và nhân quả là thế. Giảng nghĩa đầu thai theo Phật học thì luật Luân Hồi Nhân Quả là cứu cánh lý luận vậy. Câu chuyện dưới đây về loại đầu thai, báo “Revue des deux mondes” đã thuật năm 1889, ký tên nhà thần học Roux.

“Bác Traveed buồn lắm. Vợ bác đã ba lần sanh nở song toàn hữu sanh vô dưỡng. Đứa thứ nhứt tắt thở ba giờ sau khi lọt lòng. Đứa thứ hai chết 1 giờ sau khi ở cữ. Cho nên đến bây giờ vợ bác lại sắp đến kỳ khai hoa, bác tuy hy vọng song lo lắm. Khi đứa hài nhi thứ hai chết đi, vợ bác có đánh một dấu chàm trên ngực nó, tin rằng nếu quả có sức thần thông ám nhị mà cho nó đầu thai nữa thì cũng tìm cách chữa. Vào quá nửa đêm ngày 18 tháng 3 năm 1877, vợ bác đang nằm bỗng kêu đau. Cô đỡ đứng bên cạnh, ra hiệu cho bác lui ra, một lúc sau, có tiếng khóc to lắm, bác đứng ngoài vui mừng lắm. Người nhà ra báo tin vợ bác nở con trai. Bác dậm chân : “Lại con trai như lần trước. Nhưng nó có lốt chàm trên ngực không ?” Chẳng ai trả lời. Nhung lần nầy thằng bé sống. Ngày thứ ba, người bõ già bế nó cho bác xem. Thằng bé trông mạnh lắm. Bác tươi cười vào buồng nói chuyện với vợ. Mình ạ, lần nầy thật là bề trên đền bù cho mình. Vợ bác mặt kém vui, nói khẽ : Nhưng mình ạ ! Tôi vẫn lo - Lo gì ? Tôi lo, nó lại không sống được. Mình có biết ở ngực nó có gì không ? – Có gì ? – Có lốt chàm, mà tôi đã đánh dấu thằng bé trước. Bác cắn môi suy nghĩ. Tự nhiên bác rùng mình. Nhưng trông thấy thằng bé hồng hào, bác quên đi mọi điều. Thằng bé lớn trông thấy, hơn một năm nó đã biết đi. Lên ba tuổi nó lớn bằng đứa lên năm, cái gì nó cũng biết. Bác Traveed thường bảo vợ. Nó có thể giàu có hơn mình nữa, hai vợ chồng vui vẻ lắm đặt tên nó là thằng Paul. Paul đi học, học nhanh hơn mọi người. Bác Traveed dắt con đi chơi phố vào một buổi chiều kia. Bác mang sẵn tiền đi định mua cho thằng Paul một phần thưởng nó thích. Nó không thích xe đạp mà cũng không thích sách. Nó chỉ thích mua một con dao nhọn chuôi ngà. Bác dỗ con : Thôi để tiền mua thứ khác con ạ. Mua dao về nhỡ đứt tay thì khốn. Thằng Paul không nghe và khóc. Chìu con, bác phải bỏ tiền ra mua con dao, song bác không vui. Paul thì thích lắm, cầm con dao nhọn, múa vung lên như một người võ nghệ cao cường lắm.

Thế rồi một hôm ngồi trên lòng mẹ, Paul chợt hỏi : Mẹ ơi ! Cây dừa ở cạnh cổng của nhà ta đâu rồi ?” – “Thầy con chặt đi mất rồi.” – “Thầy làm sao lại chặt hở mẹ ?” – Vì có nhiều thằng ăn trộm leo lên cây dừa ấy để vào nhà … - Trong những thằng trộm ấy có một đứa tên Jainqueville bị cha con chém chết ở gốc dừa ấy phải không mẹ ?

- Ai nói cho con nghe những chuyện ấy ? Đã mười mấy năm nay có ai nhắc đến tên trộm ấy đâu !

- Vâng, mẹ à, chính đã mười năm nay rồi Jainqueville bị giết vào hồi 12 giờ đêm ngày 2 tháng 3 năm 1867. Bác Traveed giật mình kinh sợ nhìn con và nhận thấy vài nét khác thường trên mặt nó. Bác nói lảng : Truyện ấy đã lâu rồi, bây giờ con đi học bài đi.

Thằng Paul năm ấy 7 tuổi, nó lớn bằng đứa 12 tuổi, và có sức khỏe lắm. Từ  khi nó có con dao nhọn, thì ngày nào nó cũng mang ra mài và hằng giờ nó đứng dưới gốc cây dừa cụt. Đã nhiều lần hai vợ chồng bắt gặp như thế, nhưng chỉ nhìn nhau thở dài. Lại một hôm thằng Paul hỏi cha nó : Cha nầy ! có phải thằng ăn trộm Jainqueville có một cái sẹo ở đùi phải không ? – Phải, nhưng sao con biết ? – Tự con nghĩ thế, nhưng cha nầy, con cũng có vết sẹo ở đùi. – Đâu ? Thằng bé vạch đùi ra. Tự nhiên bác Traveed rùng mình đẩy con ra, bác trông thấy mặt con cũng phảng phất một nét của thằng trộm Jainqueville bị bác giết đã 10 năm bên gốc dừa ngoài cổng. Bác gặng hỏi : Thế con làm sao mà có sẹo thế ? Có sẹo từ bao giờ ? Chắc con chơi đùa ngã chứ gì ? Không phải, con có cái sẹo nầy đã 15 năm rồi. Mặt bác Traveed tái đi. Thằng Paul mới lên tám mà bị sẹo từ 15 năm/ Còn nghi ngờ gì nữa. Từ đó, bác tìm cách xa thằng Paul. Paul cũng không hay ngồi với cha nữa và ngày nào cũng mài dao bên gốc dừa. Bác Traveed bèn cho Paul vào trường học, mỗi năm về thăm nhà hai lần. Mỗi khi về nhà như thế, thằng Paul lãnh đạm với bố. Nó ăn cơm một mình rồi lại mang dao ra chơi, hết ngày hôm ấy nó lại vào trường học. Mỗi tháng giấy nhà trường, gửi về bao nhiêu cũng khen, song bác Traveed thấy lòng buồn lắm. Cho tới chiều ngày 12 thàng 3 năm sau, Paul lên 9 tuổi, vào quảng quá nửa đêm, nó về nhà. Trời mưa. Nó có vẻ nhọc lắm. Nó hỏi người bố già rằng : “Mẹ tôi có nhà không ?” – Có, bà ở trong buồng ạ. Nó vội vàng chạy vào. Bác Traveed gái ôm nó vào lòng hỏi : “Làm sao thế con ạ ? Làm sao con lại bỏ trường đi về ?” Paul gục trên vai mẹ khóc rưng rức. Nó khóc từng hồi rồi sau nó mới ngập ngừng nói : “Thưa mẹ ! Cha con thuê người giết con ! Người đàn bà rú lên một tiếng. Paul càng khóc già. Mẹ nó dỗ : Con nhầm đấy thôi, thật cha con không có dã tâm ấy đâu con ạ. - Con không nhầm đâu. Đây là giấy của cha con viết cho người đầu bếp của nhà trường nhờ hắn đầu độc con đây, mẹ cầm lấy mà xem”. Paul rút tờ giấy đưa cho mẹ. Nhận đích là chữ chồng, bác Traveed tái mặt không biết nói sao. Paul hỏi : “Bây giờ cha con ở đâu ? – Cha con ở trên gác buồng bên phải. – Cha con có khóa cửa không ? – Nhưng con ở đây với mẹ, không cần gặp cha con tối hôm nay nữa. Paul nghe lời nằm bên cạnh. Vào khoảng nửa đêm, bác Traveed gái vừa tỉnh dậy thấy vắng Paul, vội vã chạy ra cửa. Cửa mở. Ngay lúc ấy ở trên gác có tiếng động mạnh. Bác vội vàng chạy lên. Cửa buồng chồng bác đóng chặt có tiếng ằng ặt như dẫy chết. Như điên cuồng bác ta vội vàng gọi người nhà, đày tớ lên, cùng đẩy cửa vào. Bác thấy chồng bác nằm trên vũng máu, ngực bị 2 nhát dao. Con dao của Paul còn nằm sâu ở đó. Cạnh xác cha, thằng Paul cũng là cái xác cứng, mắt trợn ngược, bọt mép sùi ra. Bác Traveed gái rưng rưng nước mắt sợ cho cái hình phạt của Hoàng thiên, cúi đầu không khóc ra lời.

                                                                                        

                                                                                         TIÊU LIÊN

Bài nầy rút trong tiểu thuyết thứ bảy số 393 ngày 27 Décembre 1942.

Trong lúc tản cư, nguyên văn bài nầy đã mất, chỉ còn bản chép lại không biết có sai chữ nào chăng ?

KẾT LUẬN

 

Bộ “Con người là ai ?” tới đây chấm dứt, xin để hai đoạn “Cách trừ quả báo” và “Xây dựng tương lai” làm kết luận cho nó. Nhưng tôi tưởng không bài kết luận nào hay bằng sự kinh nghiệm của các bạn sau khi đọc kỹ lưỡng bộ nầy và nhiều lần cho thật hiểu, từ năm năm tới bảy năm.

Năm năm cho tới bảy năm tưởng cũng còn mau một chút.

Mười năm sắp lên càng hay.

Tại sao phải lâu như thế ? Bởi vì các bạn phải tự tri được rồi, các bạn mới có cái đức tin sáng suốt và không còn bị cuộc đời lôi cuốn nữa. Chừng đó các bạn mời chịu đi tìm con đường giải thoát do theo lối Tiên Thánh chỉ dạy.

Rồi động mối từ tâm, các bạn sẽ trở lại dìu dắt những người vô minh còn ở trong chốn tối tăm ra chỗ hoàn toàn sáng suốt. Đó là điều mong mỏi của tôi trong khi soạn bộ nầy ra và cầu xin cho nó được thực hiện trong buổi tương lai tốt đẹp gần đây.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: