Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

NHAN HANG HOA

Nhãn hàng hoá được hiểu là bản viết, bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp hoặc được dán, đính, cài chắc chắn trên hàng hoá hoặc bao bì để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hoá đó.

Nhãn hàng hoá được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: Chúng có thể dùng để chỉ dẫn đến nhà sản xuất, năm sản xuất, nước sản xuất hay đơn giản nó đưa ra những thông tin về mã hàng hoá, kích cỡ, thành phần hoặc những đặc tính khác của hàng hoá. Nói chung, một nhãn hàng hoá đầy đủ có thể chứa đựng tất cả các thông tin về hàng hoá, thậm chí chứa đựng cả nhãn hiệu hàng hoá.

Chẳng hạn một chiếc xe máy khi xuất xưởng và lưu thông trên thị trường Việt nam phải được ghi nhãn hàng hoá với các nội dung bắt buộc sau đây:

- Loại xe (tên, ký mã hiệu);

- Nhà sản xuất, lắp ráp (tên, địa chỉ);

- Chỉ tiêu cơ bản (khối lượng xe, dung tích buồng đốt động cơ);

- Số Giấy chứng nhận chất lượng của Cục Đăng kiểm Việt nam;

- Năm sản xuất.

Nhìn chung, sự khác nhau cơ bản giữa nhãn hàng hoá và nhãn hiệu hàng hoá thể hiện ở chức năng của chúng. Nhãn hàng hoá có chức năng chủ yếu là thể hiện cho người tiêu dùng biết các thông tin cần thiết và chủ yếu của hàng hoá mang nhãn. Trong khi nhãn hiệu hàng hoá lại có chức năng chủ yếu là để giúp cho người tiêu dùng phân biệt được các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác.

Ðăng ký thương hiệu là tự bảo vệ chính mình

Cập nhật lúc 12:51, Thứ sáu, 17/09/2010 (GMT+7)

Ðể tăng khả năng cạnh tranh chống lại nạn làm hàng giả, một trong những biện pháp quan trọng doanh nghiệp cần phải tiến hành là đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp nói chung và nhãn hiệu hàng hóa nói riêng.

Vậy nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ là gì, và nó khác các phạm trù khác như nhãn hàng hóa, tên thương mại... ở chỗ nào?

Theo các nhà chuyên môn, về khía cạnh pháp luật, hiện tại ở nước ta chưa có một văn bản pháp luật nào về sở hữu công nghiệp sử dụng thuật ngữ thương hiệu. Tuy nhiên, thực tế hiện nay thuật ngữ thương hiệu đang được nhiều người sử dụng. Tùy theo nội dung và hoàn cảnh cụ thể, việc sử dụng thuật ngữ thương hiệu được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau: là nhãn hiệu hàng hóa thí dụ thuốc lá Vinataba, cà-phê Trung Nguyên, sữa Vinamilk, gốm xây dựng Viglacera...; là tên gọi xuất sứ hàng hóa, thí dụ nước mắm Phú Quốc, chè Tân Cương, gạo Chợ Ðào, xe máy, máy tính mang thương hiệu Việt Nam, bưởi Năm Roi, rượu Làng Vân, bia Hà Nội...; là tên thương mại, thí dụ Petro Việt Nam, VNPT, Bảo Việt, Việt Nam Airlines...

Tất cả các thí dụ trên, dù là được thể hiện riêng lẻ hoặc kết hợp, cũng đều thể hiện một chủ đề thương hiệu nhằm xây dựng, quảng bá rộng rãi thương hiệu hàng Việt Nam, sớm nâng cao vị thế, uy tín của hàng Việt Nam hoặc hình ảnh của đất nước Việt Nam trên thị trường thế giới.

Như vậy, thương hiệu được hiểu là dấu hiệu (có thể là nhãn hiệu hàng hóa, hoặc chỉ dẫn địa lý, tên thương mại) được sử dụng trong thương mại, thể hiện mối quan hệ giữa hàng hóa hoặc dịch vụ đang được phân phối với người có quyền sở hữu hoặc sử dụng hàng hóa đó.

Chúng ta cần phân biệt sự khác nhau về chất và mức độ pháp lý của hai thuật ngữ "nhãn hiệu hàng hóa" và "nhãn hàng hóa". Nhãn hiệu hàng hóa (chung cho cả dịch vụ) là những dấu hiệu mà một doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích phân biệt hàng hóa của mình với hàng hóa cùng loại của các doanh nghiệp khác trong quá trình kinh doanh, và được thể hiện rất gọn trong một biểu tượng dưới các dạng: hình vẽ, tên riêng, hình và chữ... Còn nhãn hàng hóa là bản in, bản viết, hình vẽ, hình ảnh được in chìm, in nổi trực tiếp hoặc dán, đính, cài chắc chắn trên hàng hóa hoặc trên bao bì để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hóa đó. Chúng ta có thể phân biệt "nhãn hiệu hàng hóa" với "nhãn hàng hóa" theo các tiêu chí sau đối với doanh nghiệp: Về nhãn hiệu hàng hóa thì khuyến khích đăng ký, được nhà nước bảo hộ, thực hiện chức năng phân biệt hàng hóa (dịch vụ) cùng loại; còn với nhãn hàng hóa thì bắt buộc đăng ký, nhưng không được bảo hộ và phải cung cấp đủ thông tin, kể cả mã số, mã vạch, ngày tháng sản xuất, cách bảo quản, giới hạn sử dụng... cho người tiêu dùng về sản phẩm (dịch vụ) của mình.

Chúng ta có thể tạm phân biệt, nhãn hiệu hàng hóa là hình thức, mà nhãn hàng hóa là nội dung. Nội dung quyết định hình thức. Song, muốn có nhiều người tìm đến nội dung thì khâu mở đầu là thương hiệu lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Bản chất của việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp nói chung và nhãn hiệu hàng hóa nói riêng là thông qua việc bảo hộ Nhà nước thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với đối tượng sở hữu công nghiệp. Khi một nhãn hiệu hàng hóa đã được bảo hộ, thì doanh nghiệp với tư cách là chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền độc quyền sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. Quyền về độc quyền sử dụng được hiểu không chỉ chủ sở hữu được độc quyền sử dụng, khai thác mà còn có quyền ngăn cấm người khác không được sử dụng nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của mình.

Như vậy, nhãn hiệu hàng hóa nói riêng và thương hiệu hàng hóa nói chung, là tài sản, và cũng là hình ảnh, danh vọng sáng ngời trên thương trường của doanh nghiệp. Nó làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, yên tâm khi sử dụng và theo đó là hàng hóa được tiêu thụ nhanh, mở rộng thị trường xuất khẩu một cách dễ dàng.

Với những đặc thù nêu trên, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam, ngoài việc tìm kiếm đối tác nước ngoài, tìm kiếm thị trường để xuất khẩu hàng hóa thì cần phải lưu ý đến vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và nhãn hiệu hàng hóa nói riêng, tại thị trường mà mình dự định xuất khẩu hàng hóa.

Nói cách khác, trước khi xuất khẩu hàng hóa sang một nước nào đó, doanh nghiệp Việt Nam cần phải xem xét liệu hàng hóa mang nhãn hiệu có xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu tại nước đó không!

Hơn nữa, để tránh việc các công ty khác chiếm đoạt nhãn hiệu (là công sức, uy tín và tài sản) của mình ở nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tiến hành các thủ tục cần thiết để đăng ký nhãn hiệu của mình ở nước ngoài, trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng tầm quan trọng của thị trường đó và khả năng kinh phí của mình.

Ðăng ký bảo hộ thương hiệu, thêm điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, tăng kim ngạch xuất khẩu phải gắn liền với tăng hiệu quả kinh tế cao. Ðó là điều kiện cần và đủ đặt ra cho hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ta trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu.

HỮU HẠNH

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: