[ONESHOT] THỜI CHIẾN THẾ
[ Độc thoại ]
Ở nơi cao nhất của Sighisoara (Rumani) là Biserica din Deal (dịch ra là Nhà thờ trên ngọn đồi trong tiếng Rumani). Là một nơi an bình, tiếng chuông nhà thờ vang lên đánh tan không khí im lặng. Thời tiết lại se se lạnh đến tê da thịt.
Bên cạnh nhà thờ là một nghĩa trang của người Đức (họ di cư tới vùng này từ thế kỉ thứ 12 và hậu duệ của những người Đức sẽ được chôn ở đây). Chính tại nơi này, là mộ của những nạn nhân đã chết trong Thế chiến I.
Trong một cảnh sắc đông, tuyết rơi lất phất lên các ngôi mộ, chỉ có khoảng 30 ngôi mộ được xếp ngay ngắn thẳng hàng. Mỗi một người lính lại có một ngôi mộ của riêng mình, không gian vắng lặng tĩnh mịch, yên bình đến lạ thường. Hàng đầu nghĩa trang, người ta thấy... có một ngôi mộ... nhưng phần mộ này lại khác những cái khác, nó khắc liền hai tên của hai người chiến sĩ... Phạm Trần Thanh Duy x Trần Đại Nhân chi mộ.
Những người xung quanh nói rằng họ là bạn bè, nhưng làm sao lại chôn chung với nhau được... ?
...
[ Màn 1 ]
Cuối thế kỉ thứ 19, gia tộc Phạm Trần đến nhập cư vào Sighisoara. Bá tước Phạm có hai con trai: Thanh Phương và Thanh Duy. Nhà Phạm trở nên giàu có nhờ việc khai thác sắt thép và có công lớn trong việc giúp chuyển đổi kinh tế khu vực. Chính vì thế, đại gia tộc này đã trở nên hùng mạnh trong thời kì đó, Thanh Duy sinh ra đã mang một đức tính đó là đanh đá, ngũ quan tinh tế yêu kiều, thuộc hàng loạt các "mỹ nam muốn được ôm nhất".
Thanh Duy được đến học cùng anh trai trên ngôi trường nằm phía trên đồi, lúc đấy... Cậu đã quen biết được Đại Nhân và Hermann. Cả thường đi chơi với nhau, rất thân... rất rất thân. Nhưng Thanh Duy vẫn là đi với Đại Nhân nhiều hơn Hermann.
" Đại Nhân, cậu đi cùng tớ đến nơi này chứ? "
" Đi đâu ? "
" Thì đi rồi biết, hi hi~~ "
Cậu dẫn hắn đến một ngọn đồi hoa nằm phía sau trường học, gió lùa về khiến cả hai ôm tay để đỡ thấy lạnh,...
" Đẹp chứ? ". Quay sang nở nụ cười với người cạnh bên.
Đại Nhân: " Ừ đẹp, còn có cậu, đẹp hơn rất nhiều "
Thanh Duy :" Đùa mãi, kì cục ! ". Đánh một phát vào bụng người kia
Đại Nhân: " Thật đó! Hầy, làm điếu thuốc đi! "
Thanh Duy : " Được, mà trường cấm thuốc lá đó"
Đại Nhân: " Không sao! Sẽ không ai thấy... "
Một ngọn đồi trống vắng, hai bóng người kề bên nhau. Điếu thuốc cứ truyền qua truyền lại. Nụ cười của cả hai cứ tựa như ánh dương.
Những năm tháng vui vẻ triền miên bên nhau, đâu dễ... Gia đình nhà Thanh Duy hộ tống cậu đến Munich mà không rõ lí do. Đêm ấy, Đại Nhân đến gặp, tâm trạng cả hai trùng xuống nặng nề.
Đại Nhân: " Đi à ? "
Thanh Duy: " Ừ... Đi ! "
Đại Nhân: " Từ chối không được sao? Ở lại đây với tôi "
Thanh Duy: " Không được, cha đã nói một là một, tôi cầu xin khàn cả giọng rồi "
Đại Nhân : " .... "
Thanh Duy: " .... "
Đại Nhân: " Thanh Duy! Nhìn tôi! "
Thanh Duy ngước mắt lên nhìn người đối diện, người kia tiến gần cậu và... cái hôn nồng ấm trao cho người thương. Không gian lạnh đến thấu xương cũng đã ấm lên từng đợt.
.....
[ Độc thoại ]
Một bức tranh vẽ trong viện bảo tàng được tìm thấy, nó là bức tranh vẽ Sighisoara, với tòa tháp đồng hồ ở phía sau. Có gì đó ảm đạm về bức tranh này, lại còn một cái cây đã héo khô một nửa nữa. Ở góc bên trái có kí tên tác giả " T. Nhân "
Phòng của Duy. Là phòng của Thanh Duy . Ngôi nhà Đại Nhân vẽ chính là nhà của Thanh Duy. Ở chính giữa bức tranh là khung cửa sổ phòng cậu ấy. Một khung cửa sổ có lẽ phải ý nghĩa lắm Đại Nhân mới bất tử hóa nó bằng cách vẽ lên khung tranh.
Hỏi một số người họ bảo một tình bạn sâu đậm nhưng bị chia cách khi Thanh Duy bị chuyển học ở Munich vào năm 1912, còn Đại Nhân ở lại Sighisoara. Cách xa nhau một trăm cây số
Đó là lý do vì sao Đại Nhân lại vẽ bức tranh về khung cửa sổ của Thanh Duy
Vì anh nhớ cậu.
Kể cả sau khi bị chia cách 1 năm, Đại Nhân vẫn vẽ những bức tranh của mình dành cho Thanh Duy
...
[ Màn 2 ]
Gặp lại nhau cũng đã là một năm sau, Đại Nhân lúc ấy mừng rỡ ôm chầm lấy Thanh Duy
Đại Nhân: " Nhớ cậu chết đi được? "
Thanh Duy: " Cậu phiền, tôi về thăm cha mẹ "
Đại Nhân: " Sao không nhớ tôi vậy , nhóc lùn! "
Thanh Duy: " Thằng cha này, đâu ra cái tên nhóc lùn vậy? Tôi đập cho cậu mấy phát bây giờ, đừng coi thường người lùn đấy "
Đại Nhân: " Ha ha, cậu nhìn mình xem, nhỏ xíu như thế đánh được ai? "
Vừa dứt lời, một cú đá bay thẳng vào bắp đùi rắn chắc của Đại Nhân. Nam nhân ôm đùi lăn lóc, một lát lại nhìn đến Thanh Duy, cả hai trao đến nhau ánh mắt, nở một nụ cười... Lại ấm rồi...
[ Độc thoại ]
Quả nhiên là hai người họ đã gặp nhau hồi trung học. Họ đều là bạn thân của Hermann Balan. Tình bạn của ba thiếu niên ấy không thể nào tách rời. Nhưng về Thanh Duy và Đại Nhân nói riêng thì lại đặc biệt hơn.
Cả ba người đều chuẩn bị hoàn thành việc học vào năm 1912 rồi Hermann nhận ra hai người bạn của mình càng ngày càng xa cách. Đến lúc ông biết được tại sao, ông đã kể với gia đình mình rồi tin cũng đến tai gia đình Thanh Duy và Đại Nhân
Đó là lý do vì sao ngài Phạm - bố của Thanh Duy cho cậu đi học ở Munich rồi khi đó Đại Nhân thì ở lại Sighisoara vẽ ô cửa sổ nhà cậu
Lúc đó, Đại Nhân thề rằng chẳng đời nào ông tha thứ cho Hermann về những việc hắn đã làm.
....
[ Màn 3 ]
Một ngày nọ, thứ xảy ra mà chẳng ai ngờ tới. Mùa hè 1914, Gavrilo Princip ám sát thái tử Franz Ferdinand và phu nhân ở Saravejo và rồi thế chiến I bắt đầu.
Hermann, Thanh Duy , Đại Nhân đều ra chiến trường rồi mất liên lạc với nhau. Cho tới khi Thanh Duy bị thương vào năm 1915, Alina nói tình trạng của cậu lúc đó khá mong manh vì Thanh Duy đã hít phải bom clo. Cậu ốm liệt trên giường.
Tin này rồi cũng đến tai Đại Nhân, người vẫn đang trên chiến trường. Anh quay trở lại để gặp cậu lần cuối nhưng mãi đến giữa 1916 mới được xuất ngũ.
Điều đầu tiên Đại Nhân làm khi đặt chân trở lại Sighisoara là đứng trước nhà Thanh Duy cả ngày trời, nhưng phụ huynh cậu không muốn Thanh Duy gặp con trai họ. Không được gặp ngày ấy và cũng chẳng cho gặp ngày nào nữa. Họ giấu con trai mình đi.
Thanh Duy đứng ở góc, ngắm nhìn khung cửa của cậu. Anh đi tới đó hàng ngày và đứng nhìn trân trân, hi vọng rằng một ngày nào đó cậu sẽ khỏe lại, ra ngoài và nhìn thấy mình.
Anh viết một bức thư, nhầm muốn gửi đến Thanh Duy nhưng không thành. Trước ngày Thanh Duy mất, Harmann đã bắt gặp Đại Nhân lang thang trước nhà Thanh Duy, hắn thấy thế liền đau lòng, hắn hối hận khi những việc mình làm trước chiến tranh, hắn cố xin lỗi nhưng đời nào Đại Nhân lại muốn nghe. Họ đánh nhau giữa đường và anh đấm gãy mũi hắn. Tuy vậy, Hermann biết nỗi đau này sao sánh được với nỗi đau của những người bạn của mình. Ông đã định sửa sai bằng cách tới nhà Thanh Duy
Hermann xin cho hai người được gặp nhau một lần cuối cùng, nhưng phụ huynh của Thanh Duy nào muốn. Không chỉ vậy, họ còn đưa ông bức thư vừa tới nơi của Đại Nhân và nhờ ông trao trả lại, để những lời ấy không thể đến tai Thanh Duy.
" Thanh Duy thương mến,
Gia đình cậu không cho chúng ta cơ hội gặp nhau.
Tớ đã viết bức thư này để bày tỏ những điều mà tớ chưa bao giờ có cơ hội thổ lộ.
Tớ muốn cậu biết rằng tớ yêu cậu.
Đúng rồi đấy Duy ạ, anh yêu em.
Chúng ta được dạy rằng đây chẳng phải ái tình, nhưng anh biết chính là nó.
Tình yêu của chúng ta là thứ tình yêu chân thật nhất trong những thứ anh từng trải qua. Vì thế anh chẳng muốn mất em khi chưa kịp nói lời nào.
Anh yêu em từ khi chúng ta cùng nhập học, và cả lúc chúng ta trốn lên đồi hoa làm điếu thuốc nữa.
Anh yêu em lúc em hà hơi sưởi ấm đôi tay lạnh giá này vì anh làm mất găng của mình.
Anh yêu em từ nụ hôn ở chuồng ngựa của trước ngày em đi.
Anh yêu em tới nỗi ý nghĩ được nhìn thấy em lần nữa là động lực khiến anh giữ mình sống sót trên những con hào ở Xéc-bi.
Tình yêu này chỉ cần nhìn vào mắt anh là đủ thấu rồi. Anh chỉ ước rằng em có thể làm vậy. Em chẳng cần nói gì đâu. Chúng ta sẽ trở lại những ngày thơ ấu ở học viện, trước khi cái chết ập tới, trước cả những cơn mưa bom, trước những sự hờn dỗi biến chúng ta thành mấy ông già khó tính như bây giờ.
Đó là lý do vì sao anh đứng trước ô cửa sổ của em cả tháng trời, để gặp lại em lần nữa dù là trong chốc lát. Để gặp lại nụ cười của em, để làm anh tin rằng tình yêu của chúng ta là tất cả và nhóm lên ngọn lửa trong phút giây tuyệt vọng này.
Anh yêu em và dù có gì xảy ra đi chăng nữa, anh sẽ luôn ở bên cạnh em.
Thân mến, Đại Nhân ."
Ngay sau khi Hermann đọc xong, cả hai cậu trai trẻ đều khóc nức nở. Thanh Duy nhờ Hermann đỡ cậu dậy mặc dù còn đang mất tiếng.Thanh Duy lúc đó quá yếu rồi, có khi lết ra cửa sổ còn chẳng nổi nữa, nhưng cậu đã làm được. Cậu vén rèm lên, nhìn ra ngoài và cuối cùng, sau một thời gian dài, cậu cũng đã nhoẻn miệng cười.
Bởi vì dưới con phố tấp nập ngoài kia là ánh nhìn của Đại Nhân đáp trả lại.
Bởi vì người cậu yêu đã thổ lộ "Anh yêu em" lần đầu tiên trong cuộc đời, và Thanh Duy đã đáp lại tình cảm ấy, một cách yếu ớt, hơi thở hà lên mờ cả tấm kính.
Đại Nhân chắc chẳng thể nghe thấy 3 chữ "ich liebe dich" của Thanh Duy đâu, nhưng tận sâu trong tâm can có lẽ anh cũng vẫn cảm nhận được nó. Giây phút ấy, cậu cố gắng nâng cánh tay của mình lên để chào, và đó là hình ảnh mà Đại Nhân đã vẽ trong bức tranh cuối cùng của mình.
Đêm hôm đó, ngày 12 tháng 12 năm 1916, Phạm Trần Thanh Duy đã qua đời.
Hưởng dương 22 tuổi.
Ngày hôm sau, cậu được chôn trong khu điện thờ của gia đình và anh không còn cầm bút lên vẽ nữa.
Cả nửa thành phố đến viếng cậu. Người con út của gia tộc Phạm Trần ngã xuống là một người anh hùng và được mai táng một cách vinh dự. Đám tang được tổ chức ở Biserica din Deal, cạnh trường phổ thông kế bên nghĩa trang.
Anh đến viếng với một trái tim vụn vỡ. Buổi lễ bỗng dưng bị gián đoạn vì sự xuất hiện của Đại Nhân và tất cả những người viếng thăm ngày hôm đó nhìn anh đến từ biệt người yêu mình với ánh mắt kinh ngạc.
Nhưng anh đâu thể thực hiện được ước muốn của mình. Cha cậu đã chặn anh lại trên lễ đường, túm lấy cổ áo và lôi anh ra ngoài. Xaver khóc lóc cầu xin ông, anh chỉ muốn nói lời từ biệt mà thôi.
Đáp lại lời cầu xin ấy, cha cậu quăng Đại Nhân ra ngoài và thậm chí còn đá thêm vào người anh.
Hermann đã nhìn thấy tất cả từ ngôi nhà của mình. Mặc dù anh cảm thấy tức giận , phần nào tội lỗi, Hermann lại chẳng dám làm gì. Chẳng ai dám làm gì cả.
Ngoài kia, tuyết đang tan chảy vì những giọt lệ và máu của Đại Nhân. Anh gượng dậy và thề rằng mình sẽ chẳng quay lại Sighisoara thêm lần nào nữa. Thành phố này lưu giữ quá nhiều kỉ niệm của anh và có những người hàng xóm nhìn anh với ánh mắt ái ngại. Nhưng Thanh Duy thì đã ra đi rồi, đây chẳng còn là nơi anh thuộc về và cuộc sống anh đâu còn ý nghĩa gì nữa?
Và khi cuộc sống này chẳng còn ý nghĩa gì nữa, người ta chẳng còn nghĩ được gì ngoài cái chết. Chính vì thế, anh quay trở lại chiến trường.
Vài tháng trước đó, Rumani gia nhập cuộc chiến với tư cách là đồng minh của Pháp và Nga. Transylvania biến thành binh địa, kinh hoàng nhất là những vùng giáp với Hungary bây giờ.
Trên những hào chiến ấy, Đại Nhân đã chiến đấu hàng tháng trời... rồi sau đó điều gì đến cũng phải đến.
Tên tuổi của anh được ghi rõ ràng trên giấy tham chiến, có cả ngày sinh (9/2/1893) và ngày mất (26/9/1917).
Và ở phần ghi chú, có một dòng chữ nghe chẳng hay ho gì cho lắm: "Öngyilkosság". (có nghĩa là Tự Tử )
Đại Nhân, người đã chẳng thể chịu nổi cuộc sống địa ngục này. Với một trái tim vụn vỡ và tương lai vô định, anh đã tự sát ở mặt trận Hungari.
Lúc đó anh mới 24 tuổi.
Anh được chôn ở một nghĩa trang quân đội ngoài biên Oradea (giờ là tỉnh Crisana, Rumani), chỉ với một cây thánh giá trắng đơn sơ cắm ở trên.
Chỉ hơn một năm sau, Thế chiến I kết thúc, 30 triệu người đã hi sinh. Hai người họ. Đại Nhân và Thanh Duy ấy, đã an nghỉ cách nhau tận 300 cây số trong vài năm liền.
Người bạn thời thơ ấu của cậu và anh chưa bao giờ tha thứ cho mình vì sự bép xép của ông đã dẫn đến cơ sự này. Ông cảm thấy tội lỗi đến mức nỗi đau này khiến ông dày vò cả đời.
Phải cả thập kỉ sau hắn mới có thể chuộc tội. Năm 1928, Rumani kỉ niệm 10 năm chiến tranh kết thúc, sự khai sinh của nhà nước mới cùng với sự kiện sát nhập thêm vài lãnh thổ, trong đó có Transylvania và Sighisoara cũng được sát nhập.
Các thành phố đều quyết định xây khu nghĩa trang tưởng niệm những liệt sĩ đã hi sinh. Sighisoara không ngoại lệ. Đó là một trong những công lao của Hermann ở tòa thị chính, sau nó đã dẫn ông tới chức thị trưởng thành phố.
Điều đầu tiên Hermann cần làm xin phép gia đình các liệt sĩ để bốc mộ và di dời tới nơi chôn cất mới.
Hermann đã đi hết năm châu bốn bể để tìm thi hài Đại Nhân ở Oradea, thế nên ông mới giữ được giấy chứng tử của anh. Ngay từ khi bắt đầu, ước nguyện của Hermann là chôn Đại Nhân cùng với người yêu để họ có thể bên nhau mãi mãi.
Hermann đã rất thông minh khi giữ bí mật kế hoạch này để chẳng ai có thể ngăn ông lại. Và ông đã làm được.
Ông cha Thanh Duy lập tức nổi giận và đi tìm Hermann, gào lên trước mặt mọi người sau khi nhìn thấy.
Sao lại có thể làm thế? Sao dám sỉ nhục gia đình họ như vậy? - ông cụ lúc đó rất tức giận.
Thế nên Hermann đã xô ngã ông, như những gì ông làm với Xaver mười năm về trước. Đánh người già là sai, nhưng cũng đâu thể nói là ông không đáng bị thế.
"15 năm trước cháu đã phạm phải một sai lầm không thể tha thứ." Hermann như vả vào mặt ông sĩ quan già.
"Cháu đã giết những người bạn thân nhất của cháu, trước cả khi chiến tranh nổ ra. Bác cũng là tòng phạm thôi. Tất cả các người cũng vậy."
Những người dân Sighisoara cúi gằm mặt xuống, họ thấy hổ thẹn về mình trước những lời tuyên bố của Hermann:
"Đến lúc cho họ yên nghỉ mãi mãi rồi, bên cạnh nhau, như cách họ đáng được sống và như những người anh hùng của thứ gì đó còn cao cả hơn một cuộc chiến.
Và đến bây giờ, những lời đó vẫn đúng."
Hai người đến cuối cùng cũng đã ở cạnh nhau... Trong cùng một ngôi mộ... Sẽ hạnh phúc... Thật hạnh phúc bên nhau...
_____________END_______________
Có vẻ cách viết hơi nhạt nhỉ... Cám ơn mọi người đã chiếu cố Alois. Mà đây là câu chuyện có thật đấy mọi người, ta cứ giữ nguyên sao viết ra vậy đó. Thương hai người Emil và Xumer lắm...
#NDBFF #6:08 #28122018 #Alois
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro