Nha nuoc va phap luat
Câu 3: Khái niệm, bản chất và hình thức Pháp luật?
*Khái niệm:
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhà nước, duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
*Bản chất:
● Tính giai cấp:
- Chủ nghĩa Mac - Lênin khẳng định: giống như nhà nước, pháp luật bao giờ cũng mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội. Tính giai cấp của pháp luật thể hiện:
+ Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trong xã hội. Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua đó để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp hóa thành ý chí nhà nước. Ý chí đó được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành.
+Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện qua mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Trong xã hội có giai cấp, sự điều chỉnh của pháp luật trước hết nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ giai cấp. Pháp luật điều chỉnh mặt giai cấp của các quan hệ xã hội nhằm định hướng cho các quan hệ xã hội phát triển theo một mục tiêu, trật tự phù hợp với ý chí giai cấp thống trị, bảo vệ quyền lợi, địa vị giai cấp thống trị → pháp luật chính là công cụ thể hiện sự thống trị giai cấp.
*Tính xã hội:
-Bên cạnh tính giai cấp, bản chất của pháp luật còn thể hiện qua tính xã hội của nó:
+Pháp luật không chỉ thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của duy nhất giai cấp thống trị mà ít hay nhiều nó còn phản ánh ý chí và lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội, phù hợp lợi ích của số đông.
+Mặt khác tính xã hội của pháp luật còn thể hiện ở chỗ pháp luật là thước đo của hành vi con người; là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, hiện tượng xã hội; là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh xã hội, hướng chúng vận động và phát triển phù hợp với quy luật khách quan của đời sống xã hội.
-Ngoài tính giai cấp và tính xã hội, khoa học pháp lý hiện nay còn đề cập đến tính dân tộc và tính mở của pháp luật. Pháp luật của mỗi nước phản ánh đời sống kinh tế xã hội của nước đó, trong đó bao gồm cả những phong tục tập quán, đặc điểm lịch sử, địa lý, trình độ văn minh, văn hóa của dân tộc. Vì vậy người ta nói rằng pháp luật mang tính dân tộc. Đồng thời pháp luật cũng phải là hệ thống pháp luật mở, sẵn sàng tiếp nhận những thành tựu của nền văn minh, văn hóa pháp lý nhân loại để tự làm giàu cho mình.
*Hình thức:
Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành pháp luật. Trong lịch sử đã có 3 hình thức pháp luật là: tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản pháp luật.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro