Nhà nước pháp quyền
Nhà nước là 1 hiện tg XH- LS, vì vậy sự p/t của nó phải tuân theo các quy luật v/đ và p/t của XH
Là 1 htg thuộc kiến trúc thượng tầng, do đó NN phải thay đổi phù hợp vs sự p/t của cơ sở ktế và các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng XH
Đòi hỏi để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CN hóa, hiện đại hóa, xd 1 nền kte thị trg theo định hg XHCN; nhu cầu xd 1 XHDC, nhân đạo, công =, bác ái là phải xd 1 NNPQ. Xd NNPQ XHCN là khâu trọng yếu trong đổi ms hệ thống ctri
Việc xd NNPQ phải xuất phát từ các luận điểm sau:
- Nắm vững những nguyên lý cơ bản của CN Mác- Lê-nin và tư tg HCM, đg lối, chính sách của ĐCSVN về NN và PL để vận dụng vào thực tiễn CMVN
- Tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng tiến bộ và kinh nghiệm quản lý hiện đại của t/g.
- Kế thừa & phát huy tr.thống & n~ kinh nghiệm quản lý quý báu của dtoc ta suốt chiều dài lsu của đnc
Ở góc độ khái quát nhất của NNPQ có n~ đặc điểm :
- Là 1 NN có hệ thống PL hoàn chỉnh, trong đó các đạo luật đóng vai trò tối thượng.
- Là NN trog đó mqh giữa NN và công dân là mqh trách nhiệm lẫn nhau.
- Là NN trog đó 3 nhánh quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp được phân định hợp lý và rõ ràng cho 3 hệ thống cquan tg ứng trong mqh cân =, đối trọng và chế ước lẫn nhau tạo cơ chế đồng bộ bảo đảm sự thống nhất quyền lực NN, thực hiện quyền lực nhân dân.
- Là NN mà trog đó các chủ thể đều phải thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp và PL, mọi công dân đều bình đẳng trc PL.
1. Mầm mống tư tưởng nhà nước pháp quyền thời cổ đại
Tư tưởng coi pháp luật như một phương thức cai trị có từ rất sớm:
a. Ở phương Đông: Thương Ưởng, Mạnh Tử, Hàn Phi tử,...
b. Ở phương Tây cổ đại các nhà triết học cũng đề cao vai trò của pháp luật. Pháp luật tượng trưng cho sự khách quan, công bằng. Nhà nước được hiểu “như một tổ chức quyền lực dựa trên pháp luật".
- Pla-tông (t/phẩm “Pháp luật”) : Nếu pháp luật chỉ được đặt ra vì lợi ích của một số người thì đó chưa thể được coi là chế độ nhà nước được mà chỉ là sự áp bức nội bộ và cái mà người ta gọi là sự công bằng trong điều kiện đó chỉ là một thuật ngữ mà thôi. "Tôi nhìn thấy sự sụp đổ nhanh chóng của nhà nước ở nơi nào mà pháp luật không có hiệu lực và nằm dưới quyền hạn của một ai đó. Còn ở nơi nào đó mà các nhà lập pháp đứng trên các nhà cầm quyền và các nhà cầm quyền chỉ là những nô lệ của pháp luật thì ở đó tôi thấy có sự cứu thoát của nhà nước.”
- A-ri-xtốt nhấn mạnh: "Pháp luật cần thống trị trên tất cả".
- Xi-xê-rôn đã thể hiện tư tưởng sự thống trị của pháp luật trong đời sống nhà nước bằng cách đặt câu hỏi: "Nhà nước là gì nếu không phải là trật tự chung" à chỉ có thể dựa trên PL.
2. Học thuyết tư sản về nhà nước pháp quyền
- Giôn Lốc-kơ: Đề ra nguyên tắc pháp luật nổi tiếng: "Có thể làm tất cả những gì mà luật không cấm".
- Mông-téc-xki-ơ : Xây dựng nên thuyết phân quyền và ước chế quyền lực.
- I. Căngt: Có công lớn trong việc đưa vấn đề NNPQ tới mức một quan điểm triết học, xây dựng học thuyết nhà nước pháp quyền thành một học thuyết khá hoàn chỉnh: “Nhà nước là nhà nước pháp quyền, còn pháp quyền phải có tính pháp lý, tính công bằng và phổ biến.”
- A. V. Dicey (học giả người Anh): Lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “NNPQ” trong cuốn Giới thiệu nghiên cứu về luật Hiến pháp (xuất bản năm 1885), là người đại diện cho trường phái hình thức về NNPQ.
- Ronald Dworkin, John Law v.v. đại diện cho trường phái nội dung về NNPQ v.v.
3. Nhận thức tư tưởng XHCN về NNPQ – quá trình “đổi mới tư duy”
- Liên Xô, Đông Âu…(Một thời gian dài phủ nhận học thuyết nhà nước pháp quyền, những năm cuối thập niên 80 TK20 bắt đầu nghiên cứu và vận dụng)
- Việt Nam…(Từ những năm cuối thập niên 80 TK20à nay)
4. Khái niệm:
Ngày nay, nói đến nhà nước pháp quyền, trước hết người ta nói đến sự ngự trị của pháp luật trong đời sống xã hội và chính trị với tư cách là ý chí của nhân dân, có giá trị phổ biến, khách quan, công bằng, tiến bộ.
Như vậy, tư tưởng Nhà nước pháp quyền có 2 khía cạnh chính:
1. Khía cạnh pháp lý hình thức: Sự ngự trị của pháp luật, sự ràng buộc bởi pháp luật đối với Nhà nước và tất cả các thành viên khác của xã hội.
2. Khía cạnh nội dung pháp lý: Bản thân pháp luật phải mang tính pháp lý, bảo đảm yêu cầu khách quan, công bằng, nhân đạo, thúc đẩy tiến bộ xã hội.
NNPQ là NN mà trong đó mọi chủ thể (kể cả NN) đều tuân chủ nghiêm chỉnh, chịu phục tùng PL - một PL có tính pháp lý cao, là đại lượng công bằng, hợp lý, mang tính lý trí, thể hiện đầy đủ những giá trị cao cả nhất của xã hội, của con người.
II. Các nguyên tắc của NNPQ (có khi gọi là đặc điểm hay đặc trưng):
1) Chủ quyền nhân dân;
2) Bảo đảm các quyền cơ bản của con người, các quyền tự do, dân chủ của công dân.
3) Cầm quyền, quản lý xã hội bằng pháp luậ, pháp luật mang tính khách quan, công bằng, nhân đạo, minh bạch.
4) NN được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền và kiểm soát quyền lực để tránh lạm quyền, bảo đảm dân chủ.
5) Tòa án độc lập:
6) Tôn trọng luật pháp và tập quán quốc tế.
III. Vấn đề xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở VN theo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI(tháng 1 năm 2011): "Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam":
Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo. Nhà nước chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tập trung vào 3 nội dung lớn :
(1) Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm cho Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, tăng hợp lý số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách; có cơ chế để đại biểu Quốc hội gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri. Cải tiến, nâng cao hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội. Đổi mới, nâng cao chất lượng các kỳ họp của Quốc hội, chất lượng công tác xây dựng pháp luật; thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định và giám sát các vấn đề quan trọng của đất nước.
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh, tổ chức tinh gọn, hợp lý; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ. Thực hiện phân cấp hợp lý cho chính quyền địa phương đi đôi với tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của Trung ương. Nâng cao năng lực dự báo, chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế, các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản quốc gia, hệ thống kết cấu hạ tầng, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của chính quyền các cấp. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, bãi bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân...
Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về hình sự, dân sự, thủ tục tố tụng tư pháp. Đổi mới hệ thống tổ chức Toà án theo thẩm quyền xét xử, mở rộng thẩm quyền xét xử đối với các khiếu kiện hành chính; viện kiểm sát được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức toà án, bảo đảm các điều kiện để thực hiện có hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan điều tra, các tổ chức bổ trợ tư pháp. Tăng cường cơ chế giám sát, bảo đảm sự tham gia giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp.
Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương, nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân các cấp; tiếp tục thực hiện thí điểm chủ trương không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường; nghiên cứu về tổ chức chính quyền đô thị, hải đảo.
(2) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác; có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân.
(3) Tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Tiếp tục hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí; thực hiện chế độ công khai, minh bạch về kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công, doanh nghiệp nhà nước, các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm từ ngân sách nhà nước, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công; thực hiện có hiệu quả việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức theo quy định; xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị xảy ra tham nhũng, lãng phí; xử lý đúng pháp luật, kịp thời, công khai cán bộ tham nhũng, tịch thu sung công tài sản tham nhũng và có nguồn gốc từ tham nhũng; có cơ chế khuyến khích và bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tổng kết, đánh giá cơ chế, mô hình tổ chức cơ quan phòng, chống tham nhũng để có chủ trương, giải pháp phù hợp.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro