văn án,
Nhân sinh như hí, hay hí kịch giống nhân sinh? Xướng hí cũng là đem thống khổ đằng đẵng của một đời người diễn trọn lại tới đoạn cuối cùng, nhưng mà tới lúc diễn xong rồi, sẽ không phải tiếp tục chịu đựng nỗi thống khổ vô tận như kiếp người nữa.
Năm đó, Phác Lộ Hàm xuất đạo, hí lên một khúc Đào Hoa Phiến¹ liền thanh danh vang dội, lập tức bạo đỏ cả một vùng Côn Sơn, trở thành đệ nhất Thanh y hí tử². Cao cao tại thượng, độc mình y đứng trên đỉnh của Nguyệt Vân lâu.
Năm đó, Nghiêm Thịnh Huyền đỗ Trạng Nguyên, ghi danh bảng vàng. Một kiệu nạm rồng trở lại xứ xưa, vinh quy bái tổ. Pháo đỏ đón tân Trạng Nguyên hòa vào tiếng bang bản³ khi hí khúc xướng lên. Người xưa gặp lại, không biết nên bày ra vẻ gì. Một đoạn tình đã đứt hay sợi tơ hồng vẫn đương còn.
Y và hắn, hai người đứng trên hai đỉnh núi, nhìn về hai hướng khác nhau.
"Đương kim danh linh, đệ nhất vai Đán Phác Lộ Hàm, ngươi nhìn về đâu?
Về đỉnh núi kia ư?"
"Tân Trạng Nguyên mão đỏ, kiệu rồng Nghiêm Thịnh Huyền, người nhìn về đâu?"
"Về non sông, sơn hà, về Đại Minh."
¹ Một trong năm vở Côn Khúc nổi tiếng (Côn Khúc là một thể loại hí kịch của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Đây là một trong những loại hình hí kịch cổ nhất của nghệ thuật Ca kịch Trung Quốc, ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XIV - khoảng cuối thời nhà Nguyên, đầu thời nhà Minh. Côn kịch là loại hình nghệ thuật đầu tiên của Trung Quốc được đưa vào danh sách Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loai). Vở Côn Khúc Đào Hoa Phiến là kịch bản được sáng tác sau 15 năm tâm huyết của Kịch Tác gia Khổng Thượng Nhậm. Gồm 44 màn, kể về chuyện tình của thư sinh nghèo Hầu Phượng Vực và nàng kỹ nữ Lý Hương Quân.
² Thanh y là thường để chỉ vai chính (chính đán – 'đán' là chỉ nhân vật nữ) trong các vở kinh kịch của Trung Quốc, do thường mặc y phục thanh sắc. Hí tử là chỉ đào kép.
³ Còn gọi là bang tử, một loại nhạc khí gõ Trung Quốc, sử dụng khi diễn Côn Khúc.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro