Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

nguyen tat khanh1

Bốn câu hỏi lớn của tài chính công

-          chính phủ nên can thiệp vào nền kt khj nào ( when )

-          chính phủ nên can thiệp ntn ( how )

-          tác động / ảnh hưởng của những can thiệp đó tới kết quả kinh tế là gì(what)

-          tại sao(why) chính phủ lại chọn sự can thiệp theo phương thức đó

TÀI CHÍNH CÔNG LÀ GÌ?

Khu vc công?

Cơ quan hành chính + Dịch vụ hành chính công + Lệ phí

Đơn vị sự nghiệp (có thu, ko thu) + hàng hoá công cộng + Phí

Doanh nghiệp nhà nước (lợi nhuận, phi lợi nhuận)

Tổ chức, thể chế khác…

Tài chính:

Quan hệ bằng tiền, phản ánh sự vận động của các quỹ tiền tệ tập trung gắn với các chủ thể khác nhau của nền kinh tế: Tài chính doanh nghiệp, Tài chính quốc tế, Tài chính hộ gia đình

Phương pháp phân tích thc chng:

Phân tích thực chứng (positive analysis) là một phương pháp

phân tích khoa học nhằm tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa

các biến số kinh tế.

Phương pháp phân tích chun tc:

Phân tích chuẩn tắc (normative analysis) là phương pháp phân tích dựa trên những nhận định chủ quan cơ bản về điều gì đáng có hoặc cần phải làm để đạt được kết quả mong muốn.

KHÓ KHĂN KHI PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG

 Không thấy hết tác động của chính sách tài chính

công

 Bất đồng quan điểm giá trị

 Sự khác biệt về hành vi kinh tế và mô hình kinh tế

VAI TRÒ CHÍNH PHỦ - VAI TRÒ CHI TIÊU CÔNG

Chính phủ - Quyền lực tuyệt đối - Thuế

 Vai trò truyền thống

 Vai trò mở rộng (p/diện kinh tế)

Thay đổi theo mô hình kinh tế nhằm Điều tiết - Ổn định- Phát triển

Chính phủ? Tổ chức được thiết lập để thực thi những quyền lực nhất định, điều tiết hành vi của các tổ chức cá nhân sống trong xã hội, nhằm phục vụ lợi ích chung của xã hội đó và tài trợ cho việc cung cáp những hàng hoá dịch vụ thiết yếu mà xã hội có nhu cầu.

        Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu , chi của nhà nước đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và đc thực hiện trong 1 năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước

Vai trò – Nguyên tắc quản lý

 Vai trò NSNN

- Duy trì bộ máy nhà nước

- Khắc phục hạn chế của nền kinh tế

- Điều tiết vĩ mô

- Mở rộng quan hệ hợp tác

 Nguyên tắc quản lý

- Niên hạn

- Toàn thể, thống nhất

- Chuyên dùng

Chi đầu tư phát triển

 Khái niệm: là khoản chi nhằm tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, có tác dụng làm cho nền

kinh tế tăng trưởng và phát triển.

 Nội dung

 Đặc điểm

- Chi lớn, không mang tính ổn định

- Chi có tính tích luỹ

- Gắn với mục tiêu, định hướng

- Quy mô vốn phụ thuộc vào nguồn, tính chất…

Chi thường xuyên

 Khái niệm: khoản chi có tính đều đặn, liên tục gắn với nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế-xã hội.

 Nội dung

 Đặc điểm

- Mang tính ổn định

- Phần lớn mang tính tiêu dùng

- Gắn với cơ cấu tổ chức có tính bắt buộc

 Phương thức cấp phát

Phân cấp quản lý

 Khái niệm

 Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước

- Ngân sách trung ương

- Ngân sách địa phương (Tỉnh, Huyện, Xã)

 Nguyên tắc phân cấp

- Phù hợp với phân cấp quản lý KT-XH

- NSTƯgiữ vai trò chủ đạo

- Phân định rõ nhiệm vụ thu chi, ổn định tỷ lệ phân chia

= (A-B)x100%/C (A:Tổng chi của tỉnh, B tổng thu

100% của tỉnh, C: Tổng thu phân chia % TƯ-ĐP)

-          Đảm bảo công bằng

Năm ngân sách-Chu trình ngân sách

 Năm ngân sách là thời gian mà dự toán ngân sách đã được phê duyệt có hiệu lực thực hiện.

 Chu trình ngân sách là toàn bộ quá trình từ khi hinh thành dự toán cho tới khi quyết toán xong ngân sách.

 Mối quan hệ giưa năm NS và chu trình NS

-           Cơ quan tham gia vào xây dựng NSNN

Lập dự toán ngân sách

 Ý nghĩa lập dự toán

- Là khâu quan trọng nhất của chu trình

- Đánh giá được tổng thể kinh tế xã hội

 Căn cứ lập dự toán (chủ trương phương hướng, kế hoạch chính phủ, kết quả phân tích, chế độ tiêu chuẩn)

 Phương pháp lập

- Từ trên xuống

- Từ cơ sở lên

-          - MTEF

Trình tự lập NSNN

 Công tác chuẩn bị

 Quá trình lập

- Tại đơn vị cơ sở

- Tại các cấp ngân sách

CQ tài chính UBND HDND

- Lập kế hoạch NSNN tổng thể

 Quá trình phê duyệt

 Giao kế hoạch NSNN chính thức

Cân đối ngân sách nhà nước

 Khái niệm

 Các quan điểm cân đối NSNN

- Lý thuyết cổ điển về cân bằng NS

- Lý thuyết ngân sách chu kỳ

- Lý thuyết ngân sách cố ý thiếu hụt

Thâm hụt ngân sách nhà nước

 Khái niệm

 Đo lường: quy mô thâm hụt/GDP (5% của Việt nam)

 Mô hình mở rộng nhà nước

 Nguyên nhân

- Khách quan

+ Khủng hoảng Ktế

+ Thiên tai, chiên tranh, dịch bệnh…

- Chủ quan

+ Quản lý kém

+ Cơ cấu chi bất hợp lý

+ Hiệu quả thấp

+ Hệ thống thuế không thực sự hiệu quả..

 Tác động của thâm hụt ngân sách

- Lãi suất tăng, đầu tư giảm

- Thâm hụt cán cân thanh toán

- Tác động khác (GDP, thất nghiệp, CPI)

 Giải pháp

- Trực tiếp (không bền vững)

+ Vay nợ

+ Phát hành tiền

+ Cắt giảm chi tiêu, tăng thuế…

- Gián tiếp (mang tính triệt để nhằm tăng GDP)

+ Khu vực quốc doanh

+Ngoài quốc doanh

+ Vốn đầu tư nước ngoài

Vay nợ

 Nợ công và nợ quốc gia

 Sự cần thiết phải vay nợ

 Thị trường vay và công cụ vay

 Các yếu tố ảnh hưởng lãi vay

 Phương thức vay

- Đấu thầu trái phiếu

- Bán lẻ

 Phương thức hoàn trả

Khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF)

 MTEF là gì?:

Là một quy trình soạn lập và xây dựng kế hoạch NS minhbạch, trong đó đề ra giới hạn nguồn lực trung hạn, được phân bổ từ trên xuống nhằm đảm bảo kỷ luật tài khoá tổng thể và đòi hỏi xây dựng dự toán chi từ dưới lên, thống nhất với các chính sách chi tiêu theo các ưu tiên chiến lược.

 Sự khác giữa MTEF và NS truyền thống?

Tại sao cần có MTEF?

 Tách rời, không có tính kế thừa giữa chính sách, kế hoạch và năm ngân sách

 Ngân sách phát sinh tăng dần (thiếu hiệu quả)

 Đàm phán ngân sách thiếu minh bạch

 Thâm hụt ngân sách

 Tách rời chi thường xuyên và đầu tư phát triển.

Chuẩn mực quản lý chi tiêu công

 Ý nghĩa chi tiêu công

- Tấm gương phản chiếu sự lựa chọn KT-XH

- Công cụ quản lý hiệu quả nguồn lực công cộng

- Có tính đặc thù của từng quốc gia

 Mục tiêu chính

- Kỷ luật tài khoá tổng thể: tránh thâm hụt, không để NS thâm hụt lớn đến mức ko bền vững.

- Đảm bảo hiệu quả phân bổ nguông lực: Xác định rõ thứ tự ưu tiên trong phân bổ nguồn lực, phù hợp với chiến

lược, kế hoạch.

- Đảm bảo hiệu quả hoạt động: Kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất

Điều kiện đối với quản lý chi tiêu công

 Tính trách nhiệm (giải trình và tác động)

 Tính minh bạch

 Tính tiên liệu

 Sự tham gia của xã hội

Thuế

Khái niệm - đặc điểm thuế

 Khái niệm

- Là khoản đóng góp mang tính bắt buộc theo quy định của pháp luật nhằm hình thành ngân sách nhà nước.

- Là khoản hình thành trong quá trình phân phối và phân phối lại sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân.

 Đặc điểm

- Mang tính bắt buộc, có tính pháp lý cao

- Không được hoàn trả trực tiếp

Vai trò của thuế

 Nguồn thu chủ yếu của ngân sách

nhà nước

 Điều tiết vĩ mô nền kinh tế

 Tham gia thiết lập sự công bằng xã hội (dọc, ngang)

 Kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các yếu tố hình thành một loại thuế

 Tên gọi của thuế

 Đối tượng nộp thuế

 Đối tượng chịu thuế

 Căn cứ tính (cơ sở thuế)

 Thuế suất

 Đăng ký, kê khai, nộp thuế

 Yếu tố khác

Thuế suất

 Cấu trúc thuế suất

- Thuế suất cố định (tuyệt đối)

- Thuế suất tỷ lệ

- Thuế suất luỹ tiến

- Thuế suất luỹ thoái

 Tính chất điều tiết

- Thuế suất biên (MTR)

- Thuế suất trung bình (ATR)

Thuế suất luỹ tiến

 Luỹ tiến từng phần

là thuế suất luỹ tiến nhưng điều tiết trên từng phần (bậc) tăng thêm của cơ sở thuế

 Luỹ tiến toàn phần

là thuế suất luỹ tiến, được áp dụng một mức thuế suất duy nhất trên toàn bộ cơ sở thuế

Phân loại thuế

 Thuế trực thu: TNDN, TNCN, thuế nhà

đất…

 Thuế gián thu: VAT, TTĐB, XK-NK…

 Các cách phân chia khác (thuế suất, phạm vi áp dụng….)

 Tỷ trọng thuế gián thu của Việt nam luôn lớn hơn tỷ trọng thuế trực thu so với tổng thu. Tại sao?

Nguyên tắc, căn cứ đánh thuế

 Nguyên tắc lợi ích

 Nguyên tắc khả năng đóng góp

Chọn cấu trúc thuế suất

 Căn cứ vào nguồn phát sinh thu nhập

 Căn cứ vào nơi cư trú

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Tính chất hệ thống thuế tối ưu

 Tính hiệu quả kinh tế

 Tính đơn giản

 Tính công bằng

 Tính linh hoạt

 Tính trách nhiệm

Khái quát hệ thống thuế Việt nam

 Hệ thống văn bản pháp luật (10 loại)

 Cơ quan quản lý (3 cấp)

 Cải cách thuế

 Lịch sử hình thành

- Trước 1990: Ko có luật, có 3 cơ quan thu độc lập.

- Cải cách bước 1 (90-95)

- Cải cách bước 2 (96-nay)

Thuế tiêu dùng

 Thuế tiêu dùng là gì?

 Đặc điểm thuế tiêu dùng

- Là thuế gián thu

- Tác động nhay cảm đến giá

- Mang tính luỹ thoái

- Có nguồn thu ổn định

 Phương pháp đánh thuế

- Theo tính chất (thuế thông thường, đặc biệt)

- Theo giai đoạn (một giai đoạn, nhiều giai đoạn)

Thuế GTGT (VAT)

 VAT là gì?là thuế tính trên khoản  giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sing trong quá trình sản xuất lưu thông đến tiêu dùng

 Tại sao hàng nhập khẩu chịu VAT?

 Tại sao phải áp dung VAT thay thuế

doanh thu?

- Tránh trùng thuế (trùng thuế là gì?)

- Khuyến khích xuất khẩu

- Tăng cường hạch toán kế toán

- Phù hợp với các nước trên thế giới

 Nội dung của VAT ở Việt nam?

Thuế TTĐB

 Thuế TTĐB là gì?là loại thuế dùng đánh vào một số hàng hóa dịch vụ dặc biệt nằm trong danh mục nhà nước qui định

 Đặc điểm

- Thuế suất cao

- Danh mục hàng chịu thuế không nhiều

- Giảm tính luỹ thoái của thuế tiêu dùng

- Chỉ đánh vào một công đoạn

- Doanh thu đã bao gồm thuế TTĐB

- Không khuyến khích tiêu dùng, sản xuất nhập khẩu

. Nội dung thuế TTĐB

Thu nhập là gì?

 Thu nhập? Tổng giá trị mà chủ thể nào đó nhận

được thông qua quá trình phân phối, trong một

khoảng thời gian nhất định.

 Yếu tố chi phối thu nhập

- Mức độ phát triển kinh tế quốc gia

- Cơ chế phân phối

- Yếu tố xã hội, yếu tố khác

 Tiệu thức phân chia thu nhập (chủ thể, lao

động, tài sản, kãnh thổ…)

Thuế thu nhập

 Khái niệm

 Tại sao cần thuế thu nhập

- Tái phân phối, đảm bảo công bằng

- Nhu cầu tài chính nhà nước

- Điều tiết hoạt động kinh tế

- Giảm tính luỹ thoái của thuế tiêu dùng

 Nguyên tắc đánh thuế

- Trên cơ sở thu nhập chịu thuế (các nguồn?)

- Đánh thuế luỹ tiến

- Lựa chọn thời gian xác định TNCT

 Nội dung (thuế TNDN, thuế TNCN)

Thuế xut nhp khu, thuế tài sn, thuế khác

 Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

 Thuế tài nguyên

 Thuế chuyển quyền sử dụng đất

 Thuế nhà đất

 Thuế sử dụng đất nông nghiệp

 Thuế môn bài

Hiệp định thuế, chuyển giá, phá giá

 Hiệp định thuế

Là văn bản ký kết giữa các quốc gia nhằm phân định quyền và nghĩa vụ mỗi bên đối với các loại thuế trực thu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

 Chuyển giá

Định giá cao hay thấp hơn giá thực nhằm tối đa lợi nhuận tối thiểu nghĩa vụ thuế đối với nhà nước (transferpricing.com)

 Phá giá

Bán hàng hoá ra nước ngoài (xuất khẩu) với giá thấp hơn giá bán của hàng hoá tại trong nước (giá này không bao gồm thuế gián thu)

Biên độ phá giá = Giá trong nước – giá ở nước ngoài

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: