Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
Câu10:Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:
-Đây là nguyên tắc cơ bản của triết học Mác-Lênin vì:
+Nội dung triết học Mác nó không chỉ giải thích khoa học về TG mà nó còn là công cụ cải tạo TG thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
+Sự ra đời của triết học Mác là quá trình tæng kết kinh nghiệm thực tiễn của phong trào công nhân quốc tế vì vậy triết học Mác-Lênin nó là sự thống nhất chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn.
-Lý luận và vai trò của lý luận:
+Đ/n về lý luận:lý luận là sự khái quát kinh nghiệm thực tiễn,là sự tổng hợp cáctri thức về tự nhiên,XH đã đc tích lũy trong quá trình lịch sử;tiêu chuẩn của 1 lý luận khoa học,nó phải phản ánh đúng bản chất qui luật của đối tượng nhận thức và nó phải đc khái quát thành 1 hệ thống bao gồm các khái niệm phạm trù nhất định.
+Vai trò của lý luận:lý luận giữ vai trò định hướng chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người để nhằm đạt đc kết quả cao nhất.
-Thực tiễn và vai trò của thực tiễn:
+Thực tiễn:là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính chất XH lịch sử của con người nhằm cải tạo tự nhiên và XH.
+Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: Theo quan điểm của duy vật biện chứng:thực tiễn có vai trò đặc biệt to lớn đối với nhận thức,nó chính là cơ sở mục đích,động lực của nhận thức,là tiêu chuÈn kiÓm tra chân lý. Thực tiễn là cơ sở động lực của nhận thức vì xét đến cùng mọi tri thức của con người đều có nguồn gốc từ thực tiễn do đó mà nói rằng thực tiễn là cơ sở của
nhận thức. Chính thông qua hoạt động thực tiễn nó luôn luôn nảy sinh nhu cầu mới thúc đẩy nhận thức phát triển vì thế mà nói thực tiễn là động lực của nhận thức,chẳng hạn:từ nhu cầu chữa trị các căn bệnh hiểm nghèo mà thúc đểy nhận thức của con người khám phá ra bản đồ gen người...,từ nhu cầu thực tiễn quan sát các vật bé nhỏ mà thúc đẩy nhận thức con người sáng tạo ra các kính hiển vi. Thực tiễn là mục đích của nhận thức vì xét đến cùng nhận thức là nhằm phục vụ hoạt động thực tiễn và nâng cao hiệu quả thực tiễn. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý vì các tri thức của con
người đc khái quát,tổng kết chưa chắc đã đúng do vậy các tri thức ấy phải đc kiểm tra đối chứng trong thực tiễn nếu đó là đúng thì đó là chân lý.
-Yêu cầu của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:hoạt động thực tiễn phải dựa vào lý luận khoa học đồng thời lý luận khoa học phải bám sát thực tiễn,phải đc vận dụng 1 cách sáng tạo vào thực tiễn;đồng thời từ thực tiễn phải không ngừng tổng kết kinh nghiệm phát triển lý luận khoa học như vậy ta phải quán triệt phương trâm lý luận mà không bám sát thực tiễn thì trở thành lý luận suông.Ngược lại thực tiễn mà không có lý luận khoa học soi đường thì trở thành thực tiễn mù quáng.
*Phê phán bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều:
+Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tư tưởng và hành động của con người đc biểu hiện trong thực tế đ/s XH coi thường lý luận khoa học đề cao kinh nghiệm,tuyệt đối hóa vai trò của kinh nghiệm,không chịu tiếp thu các tri thức khoa học.
+Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng và hành động thực tế của con người tuyệt đối hóa vai trò của khoa học,coi thường kinh nghiệm,xem nhẹ thực tiễn hoặc áp dụng khoa học vào thực tiễn 1 cách máy móc,thiếu sáng tạo,không căn cứ vào đk cụ thể để áp dụng cho phù hợp.
-Cả bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều đều xa rời nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của CN Mác-Lênin,xét đến cùng nguyên nhân là do thiếu tri thức khoa học,tri thức khoa học còn yếu kém.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro