Nguyen tac ke toan
Các nguyên tắc kế toán:
1. Cơ sở dồn tích: mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của DN phải được ghi sổ vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu và thực tế chi tiền.
2. Thực thể kinh doanh: bất kỳ một đv kinh tế nào tiến hành hoạt động kinh doanh cần phải ghi chép, tổng hợp và báo cáo. Mỗi một đv được nhận thức và đối xử như chúng là những tổ chức độc lập với chủ sở hữu và các DN khác.
3. Hoạt động liên tục: báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giả định là DN đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần. Nghĩa là DN không có ý định cũng như không bắt buộc ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô đáng kể của mình. Với giả định trên, kế toán phản ánh báo cáo tài chính giá trị TS theo giá gốc không phản ánh theo giá thị trường.
4. Giá gốc: TS phải được ghi nhận theo giá gốc (giá trị ban đầu) là toàn bộ các chi phí mà DN bỏ ra để có được TS đó tính đến thời điểm đưa TS đó vào sử dụng.
5. Phù hợp: việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi nhận 1 khoản doanh thu thì phải ghi nhận 1 khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó (chi phí tương ứng với doanh thu bao gồm: chi phí của kỳ tạo ra doanh thu; chi phí cuẩ kỳ trước; chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó).
6. Nguyên tắc nhất quán: các chính sách, pp kế toán đã lựa chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán. Trường hợp có thay đổi thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong thuyết minh, báo cáo tài chính.
7. Nguyên tắc thận trọng: là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc đảm bảo 2 yêu cầu: việc ghi tăng vốn chủ sở hữu chỉ thực hiện khi có chứng cứ chắc chắn ; việc ghi tăng chi phí, giảm vốn chủ sở hữu được ghi nhận ngay khi có chứng cứ chưa chắc chắn.
· Phải lập các khoản dự phòng nhưng không quá lớn.
· Không đánh giá quá cao giá trị TS và các khoản thu nhập.
· Không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí.
· Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
8. Nguyên tắc trọng yếu: tt được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu tt hoặc tt không chính xác có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo.
9. Nguyên tắc công khai: các tư liệu và sự việc có liên quan đến tình hình tài chính, kết quả hoạt động phải được thông báo đến người sử dụng thông qua việc phản ánh thông qua thuyết minh báo cáo tài chính hoặc tài liệu đính kèm báo cáo nhằm giảm bớt các vấn đề về hiểu sai.
10. Nguyên tắc thước đo tiền tệ: trong quá trình ghi chép phản ánh, kế toán sử dụng cả 3 thước đo: tiền tệ, hiện vật, lao động nhưng thước đo quan trọng nhất là thước đo tiền tệ.
11. Nguyên tắc kỳ kế toán: là khoảng thời gian nhất định mà trong đó các báo cáo tài chính được lập.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro