Untitled Part 3
2) Bảo đảm thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong pháp luật Việt Nam.
Trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định: " Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn mà chung sống hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ" Điều 5. Đồng thời được khẳng định lại tại Điều 8 - điều kiện kết hôn.
a) Trong việc kết hôn.
* Điều kiện kết hôn (Điều 8 Luật HN&GĐ).
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng chi phối điều kiện kết hôn giữa các chủ thể. Khi tiến hành đăng ký kết hôn thì phải tiến hành xác minh tình trạng hôn nhân của các bên đương sự. Bảo đảm trong cùng một khoảng thời gian chỉ tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp và chỉ những người chưa có vợ, có chồng hoặc tuy đã kết hôn nhưng quan hệ hôn nhân đã chấm dứt thì mới được kết hôn với người đang không có vợ, có chồng.
Luật không thừa nhận quan hệ hôn nhân một vợ một chồng nếu không đăng ký kết hôn. Song vì trên thực tế vẫn tồn tại những quan hệ chung sống như vợ chồng mà căn cứ vào tình trạng, hoàn cảnh mà Luật HN&GĐ 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định đối với trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng trước 03/01/1987 mà không đăng kí kết hôn thì vẫn được thừa nhận là vợ chồng. Đây là sự mềm dẻo, linh hoạt của pháp luật.
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng không cho phép người đang có vợ có chồng kết hôn hoặc chung sống với người khác và ngược lại. Tuy nhiên có thể có hành vi dối lừa để kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác. Pháp luật cũng không quy định người khác có thể là ai, là người chưa có vợ, có chồng hoặc người đang có vợ có chồng hoặc đã có vợ có chồng mà quan hệ hôn nhân chấm dứt, là người cùng giới tính hay khác giới tính. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người đang có vợ, có chồng lại chung sống với người khác cùng giới tính thì giải quyết như thế nào, có xử lí là trường hợp đã vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng hay không thì pháp luật vẫn còn bỏ ngỏ.
* Thủ tục đăng ký kết hôn
Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức của pháp luật. Đây là biện pháp để nhà nước kiểm soát việc tuân thủ nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng, đồng thời ngăn chặn các hành vi vi phạm nguyên tắc này. Mọi hình thức kết hôn trái quy định của Luật HN&GĐ đương nhiên không được công nhận và không có giá trị pháp lí.
Khi giải quyết việc đăng ký kết hôn, cơ quan đăng ký kết hôn kiểm tra việc tuân thủ điều kiện kết hôn của các bên, trong đó bảo đảm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Để xác minh các bên không có vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng thì trong hồ sơ đăng ký kết hôn phải có giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của các chủ thể. Trường hợp phát hiện một bên hoặc hai bên đang có vợ, có chồng hoặc bị tố là đang có vợ, có chồng thì phải dừng lại việc đăng ký kết hôn để xác minh lại.
Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ- CP về đăng ký hộ tịch. Tuy nhiên, thực tiễn khi thực hiện vẫn còn nhièu vướng mắc, bất cập như:
+ Việc xác nhận tình trạng hôn nhân của người cư trú ở nhiều nơi, di chuyển liên tục khó xác nhận tình trạng hôn nhân của họ thì Uỷ ban nhân dân nơi tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn sẽ yêu cầu người đó viết bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian trước khi về cư trú tại địa phương và chịu trách nhiệm về việc cam đoan. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người có yêu cầu tuy nhiên nhiều đối tượng lại lợi dụng quy định này để trục lợi mà cán bộ cấp cơ ảo không thể kiểm soát, việc việc vi phạm rất lâu sâu mới bị phát hiện, xử lí người cam kết vẫn chưa có quy định.
+ Xác nhận tình trạng hôn nhân đối với nhiều trường hợp chung sống như vợ chồng trước 03/01/1987 mà không có đăng ký kết hôn rất khó xác định và tùy thuộc vào việc người yêu cầu tự đến khai nhận tình trạng hôn nhân của mình.
b) Trong xử lí các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
Để bảo đảm thực hiện triệt để nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, pháp luật Việt Nam quy định chế tài xử lí vi phạm nguyên tắc này trong nhiều văn bản khác nhau. Căn cứ vào tình trường hợp cụ thể, tính chất và mức độ, hậu quả vi phạm có thể bị xử lí bởi một trong số các biện pháp chế tài:
a) Xử lí theo Luật HN&GĐ.
Khoản 3 Điều 5 Luật HN&GĐ: "Mọi hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình phải được xử lí nghiêm minh, đúng pháp luật".
+ Xử lí đối với trường hợp kết hôn trái pháp luật: được Tòa án thực hiện theo quy định của luật TTDS, tòa án chỉ xét xử khi có yêu cầu(Điều 11 Luật HN&GĐ). Tòa án sẽ xem xét và ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Hành vi kết hôn trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của rất nhiều chủ thể (vợ/chồng, con cái, lợi ích xã hội khác) nên pháp luật quy định người có thẩm quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật rất rộng - gồm cá nhân là những người có quyền và lợi ích trực tiếp bị xâm hại và cơ quan, tổ chức được pháp luật quy định nhằm phát huy vai trò của nhân dân trong việc phát hiện, đấu tranh bảo vệ pháp luật, đảm bảo mọi hành vi vi phạm nguyên tắc một vợ, một chồng bị phát hiện, xử lí nghiêm minh.
+ Xử lí đối với trường hợp chung sống như vợ chồng không đăng kí kết hôn: do không có giấy chứng nhận kết hôn nên tòa án sẽ không tuyên hủy kết hôn trái pháp luật (Điều 9 Luật HN&GĐ). Hiện tại thì luật HN&GĐ chưa có quy định nào về quyền yêu cầu và xử lí quan hệ chung sống như vợ chồng vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng mà chỉ quy định xử lí đối với trường hợp chung sống như vợ chồng không đăng kí kết hôn.
b) Xử lí theo luật hành chính.
Trường hợp hành vi vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong lĩnh vực HNGD chưa gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị xử lí theo pháp luật hành chính.
Do đó, trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng chưa li hôn mà chung sống như vợ, như chồng hoặc kết hôn với người khác thì đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Bên vợ hoặc chồng có quyền gửi đơn lên Ủy ban nhân dân xã đề nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người chồng hoặc người vợ vi phạm và người thứ ba đó.
Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:
"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
"
c) Xử lí theo luật hình sự.
Bộ luật Hình sự 2015, Điều 182 đã qui định : "1- Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm:
a- Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
a- Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b- Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó".
Theo đó để xử lí đối với trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng theo Luật HS thì hành vi đó phải cấu thành tội phạm. Chủ thể của tội phạm là người đang có vợ, có chồng hoặc người chưa có vợ, có chồng nhưng biết rõ bên kia đã có chồng, có vợ mà vẫn kết hôn hoặc chung sống. ...Luật HS 2015 không quy định chủ thể bắt buộc đồng thời phải là người đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm nữa mà quy định đây là một trường hợp riêng biệt cũng sẽ bị xử lí hình sự khi vi phạm. Hậu quả nghiêm trọng có thể là từ việc vi phạm đó mà người vợ hoặc người chồng hợp pháp phải bỏ việc, tốn kém tiền để hàn gắn quan hệ, uất ức mà sinh bệnh tật, tự sát, phạm tội, con cái bơ vơ, đi "bụi",hoặc phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Mặc dù pháp luật có quy định chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng nhưng thực tế việc Tòa án xét xử loại tội phạm này không nhiều. Bởi đây là loại tội liên quan đến đời sống tình cảm của cá nhân, người phạm tội và người bị xâm hại đều muốn che dấu, cam chịu cho qua nên các bên thường tự thỏa thuận chứ không khởi kiện ra tòa. Thậm chí ngay cả khi họ có quyết định tố giác hành vi vi phạm thì cũng không muốn chồng hay vợ mình phải ngồi tù mà chỉ tố giác với mục đích mong hành vi vi phạm được chấm dứt nhanh chóng.
Bảo vệ nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong kết hôn có yếu tố nước ngoài
Người nước ngoài thuộc đối tượng theo luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam khi vi phạm các quy định về hôn nhân và gia đình sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc hình sự. Nếu hậu quả không nghiêm trọng thì người vi phạm bị xử phạt hành chính và buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm. Còn nếu hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng (Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v...) và người vi phạm đã bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 147 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Xem Điều 147 Luật Hình sự 1999.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro