nguyen ly tang bang troi cua he minh ue
Nguyên lý "tảng băng trôi" của Hemingway Dựa vào hiện tượng vật lí, khi một tảng băng trôi trên đại dương, chỉ có một phần nổi trên bề mặt, bảy phần chìm khuất, Hê-minh-uê nêu lên nguyên lí "tảng băng trôi". Lời phát biểu này khẳng định hiệu quả của cách viết ngắn gọn, hàm súc và ưu điểm của nó, nó ngụ ý chỉ mạch ngầm văn bản hay các lớp nghĩa chưa được phô bày trực tiếp trong tác phẩm.
Nguyên lý "tảng băng trôi", theo Hê_minh_uê, được thực hiện khi nhà văn hiểu biết cặn kẽ mọi vấn đề mình muốn tái hiện, rồi loại bỏ hết các chi tiết không cần thiết, chỉ giữ lại những phần cốt lõi và sắp xếp sao đó để khi tiếp xúc với nó, độc giả vẫn có thể hiểu được những gì tác giả bỏ đi, không có trong văn bản. Còn nếu nhà văn bỏ qua các chi tiết mà bản thân anh ta không biết thì sẽ có lỗ hổng trong tác phẩm, độc giả không thể tái hiện được mảng thiếu vắng đó, đấy không phải lối viết "tảng băng trôi".
Ngôn từ, chi tiết, cốt truyện và thậm chí cả nhân vật,...trong tác phẩm của Hê_minh_uê rất cô đọng. Nhiều hình tượng Hê_minh_uê sáng tạo là các hình ảnh tượng trưng với nhièu tầng ý nghĩa. Người đọc, khi tiếp xúc với tác phẩm của Hê_minh_uê, phải vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết của mình đẻ tái hiện những "khoảng trống" tác giả cố tình bỏ qua, để hiểu những gì tác giả chưa nói hết đó. Ý nghĩa của truyện vì thế được mở rộng rất nhiều..
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua nguyên lý “tảng băng trôi” của Hemingway rồi – 1/8 phần nổi, 7/8 phần chìm dưới nước. Chính con tàu Titanic ngày xưa cũng đã phải chìm sau dưới đáy biển khi đụng phải 1 tảng băng trôi như thế. Nguyên lý này đã được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực và đều cho ta được những lý giải, những đáp án rất hợp tình hợp lý. Chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hoá, đời sống….v…v… đâu đâu ta cũng thấy được sự hiện hữu và tác động vô hình của nguyên lý “tảng băng trôi”. Phần nổi là phần ta nhìn thấy được, còn phần chìm thì lớn hơn rất nhiều thì ta lại không nhìn thấy được, nhưng chính những phần chìm như thế mới thật sự đáng sợ và nguy hiểm.
Trong chính trị, chính phủ của 1 quốc gia chỉ cho công dân biết những điều công dân cần biết và sẽ giấu kín hết toàn bộ những điều “tối mật”, phàm ai biết tới cũng sẽ chuốc hoạ diệt thân, như bao chính trị gia đã từng vì thế mà phải anh dũng “hy sinh”. Trong kinh tế cũng vậy, các sản phẩm thấy, cái sản phẩm ta mua và cái giá tiền ta trả chính là phần nổi của “tảng băng” còn về những phầm chìm thì hầu như rất hiếm ai để ý tới. Có bao giờ bạn mua 1 trái banh da bạn có nghĩ tới rằng trái banh này có phải được làm ra bởi lao động trẻ em với những đồng lượng ít xỉn, có bao giờ bạn mua 1 bịch bột ngọt Vedan mà bạn có nghĩ rằng để có nó mà phải làm ô nhiễm cả 1 dòng song, có bao giờ bạn mua 1 sản phẩm mà có để ý tới việc nó có được làm từ chất liệu gì ???? Và nó sẽ có những tác động gì tới đời sống xung quanh, sự vật, sự việc xung quanh ???? đó chính là 1 phần nhỏ trong những phần chìm của 1 “tảng băng” kinh tế.
Nói chung, trong mọi sự vật, sự việc trên đời này đều có 2 mặt, 1 mặt nổi và 1 mặt chìm, nhưng thường con người chỉ chú tâm đến cái mặt nổi chình ình đó, chăm chú vào nó để rồi bỏ quên cái mặt chìm đi. Con tàu Titanic bị đắm không phải vì phần nổi của tảng băng mà vì phần chìm của tảng băng. Thường thường, chính những cái chìm chìm đó, những cái mà mọi người ít ai để ý, quan tâm tới sẽ là cái gây ra nhiều vấn đề nhất. 1 ví dụ, bạn trúng số 1 chiếc xe hơi chẳng hạn, điều bạn nghĩ tới trước tiên là gì, niềm vui, niềm hạnh phúc, sự may mắn !!?! Vâng nhưng bên cạnh đó, bạn có nghĩ rằng bạn đủ sức để “nuôi” 1 chiếc xe hơi chăng ??? Để lấy được chiếc xe hơi về, bạn phải tốn tiền đóng thuế cho giải thưởng, tiền đăng ký xe, tiền học lái xe hơi, chi phí bảo dưỡng và nhiên liệu cho xe hơi. Bạn được chiếc xe hơi nhưng bên cạnh đó bạn còn phải gánh thêm 1 khối lượng chi phí khổng lồ kèm theo nó, và có lẽ “tảng băng” này sẽ gây khốn đốn cho những ai không gòng gánh nổi nó.
Ngay cả về cách xử xự trong đời sống cũng thế, cũng có 2 mặt. Khi bạn trò chuyện với 1 người bạn sẽ thấy phần nổi của họ còn phần chìm của họ chính là những suy nghĩ của họ, bạn sẽ chẳng bao giờ biết rõ được điều họ đang nghĩ trong đầu và có thể những suy nghĩ đó cũng có thể tác động nhiều hay ít tới bạn đấy. Lại thêm 1 ví dụ, khi 1 người vợ hỏi chồng mình:”cái áo này có đẹp không anh?” người chồng sẽ trả lời :”ồ !!! rất hợp với em đấy” nhưng có thể trong đầu anh ta đang suy nghĩ rằng :”ôi không !!! cô ấy lại tra tấn mình nữa rồi” hoặc “túi tiền mình sắp toi rồi !!!” Thậm chí có những người đối xử rất tốt với bạn nhưng có thể họ lại có những dụng ý nào khác thì sao, hoặc có thể họ nói chuyện cởi mở với bạn nhưng sau lưng bạn thì họ lại có thể đâm thọt thoải mái ????
Trên đời này, bạn sẽ gặp rất nhiều “tảng băng trôi” và ngay cả chính bản thân bạn cũng chính là 1 “tảng băng trôi”, mọi thứ đều có 2 mặt, mặt thể hiện và mặt che giấu. Khi gặp những “tảng băng trôi” nguy hiểm với những hình dạng khác nhau, muôn hình vạn dạng như thế bạn sẽ làm gì ???? Bạn có muốn tìm hiểu về những "tảng băng trôi" không ???? bạn sẽ nhận ra được nó, bạn sẽ khéo léo luồn lách tránh được nó, hay là đâm phải nó mà chìm như tàu Titanic ???? Nhưng nhiều khi chính nhờ những phần “chìm” đó mà cuộc sống của ta lại cảm nhận thêm được nhiều điều thú vị và có khi lại có những phần “chìm” rất ngọt ngào. Những điều bí ẩn sẽ làm nên cuộc sống !!!!!!! Con người thường sợ những thứ họ không biết, chưa biết hoặc chưa rõ nhưng nỗi sợ và sự nguy hiểm luôn là 1 chất kích thích cực mạnh ^^!!!!!!
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro