Cau hoi chuong I Hoc thuyet gia tri - minhmomo
Chương I: Học thuyết giá trị.
Câu1:
Phân công lao động có tác động tích cực/ tiêu cực gì đối với hoạt động kinh tế? Ví dụ minh họa?
Trả lời:
Phân công lao động có tác động:
- Tích cực:
+ Nâng cao năng lực sản xuất xã hội và cá nhân.
+ Tạo ra nhiều sản phẩm dư thừa để trao đổi.
+ Thúc đẩy sự trao đổi hàng hóa và đem lại nhiều lợi ích kinh tế.
- Tiêu cực:
+ Tạo ra sự mất cân bằng trong hoạt động kinh tế
+ Tạo ra khoảng cách giàu nghèo trong xã hội
+ Gây ô nhiễm môi trường...
Ví dụ:
Tập đoàn Microsoft chuyên sản xuất phần mềm dành cho máy tính.
Tập đoàn Toyota chuyên sản xuất xe hơi.
Các tập đoàn này tập chung tất cả nguồn lực của mình để sản xuất ra sản phẩm của riêng mình rồi đem trao đổi với nhau. Do đó đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho xã hội.
Do xã hội có sự phân công lao động, mọi người sẽ tập trung sản xuất những sản phẩm mang lại nhiều lợi ích kinh tế và tận dụng tất cả các nguồn lực sãn có. Gây mất cân bằng trong thị trường, gây ô nhiễm môi trường do các hoạt động kinh doanh...
Câu 2:
Tiền có trở thành mục đích sống của con người? Lấy ví dụ minh họa?
Trả lời:
Tiền không trở thành mục đích sống của con người. Vì tiền chỉ là một vật mang giá trị để đổi lấy các sản phẩm trong xã hội. Mục đích sống của con người là làm sao để có được một cuộc sống ấm lo hạn phúc. Tiền chỉ là phương tiện trong cuộc sống của con người.
Ví dụ:
Một băng cướp, cướp tiền tại một ngân hàng, họ lấy số tiền đó để thỏa mãn một nhu cầu nào đó trong cuộc sống. Mục đích của họ không phải là cướp tiền về rồi để trong két.
Câu 3:
Tại sao có hiện tượng buôn lậu? Lấy ví dụ minh họa?
Trả lời:
Hiện tượng buôn lậu là việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới giữa hai nước mà trốn thuế.
Có hiện tượng này là do quy luật giá trị của sản xuất hàng hóa.
Người sản xuất hàng hóa thì muốn bán giá cao. Người tiêu dùng thì muốn mua được giá rẻ. Hàng hóa thường có xu hướng chuyển từ nơi giá thấp đến nơi giá cao. Do đó, việc buôn lậu là để hưởng sự chênh lệch giá giữa hai quốc gia khác nhau.
Ví dụ:
Việc buôn lậu thuốc lá từ Trung Quốc sang Việt Nam. Vì thuốc lá ở Trung Quốc khá rẻ trong khi ở Việt Nam thì khá đắt do chịu thuế nhập khẩu khá cao. Do đó việc buôn lậu sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với việc nhập khẩu chính thức.
Câu 4:
Quan niệm "tiền nào của ấy" đúng hay sai? Lấy ví dụ minh họa?
Trả lời:
Quan niệm " tiền nào của ấy" là đúng.
Vì tiền là thước đo giá trị của hàng hóa.
Nó phản ánh giá trị thực của hàng hóa trong thị trường, phản ánh mức hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.
Ví dụ:
Chiếc điện thoại 110i của hãng Nokia chỉ có chức năng nghe, gọi và nhắn tin
Giá là 400k
Trong khi đó chiếc N72 cùng hãng thì có giá là 6 tr vì nó có nhiều chức năng khác như chụp ảnh, lướt web...
Câu 5:
Phân tích lao động cụ thể và lao động trừu tượng của giám đốc?
Lấy ví dụ minh họa?
Trả lời:
Lao động cụ thể:
Là các bản kế hoạch, chiến lược kinh doanh, quản lý nhân sự của giám đốc đã bỏ công sức suy nghĩ và áp dụng cho công ty.
Lao động trừu tượng:
Là các mối quan hệ trong xã hội của giám đốc đã mang lại những hợp đồng kinh tế cho công ty.
Câu 6:
Lấy ví dụ chứng minh, giải thích quan điểm: " Một người lo bằng một kho người làm"
Trả lời:
Một kĩ sư cơ khí sẽ tạo ra nhiều giá trị hàng hóa hơn so với một người lao động phổ thông.
Theo quan điểm tính chất lao động ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa:
Trong cùng một khoảng thời gian, lao động phức tạp sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Khi sử dụng lao động phức tạp sẽ làm cho số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên, dẫn đến hao phí lao động trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Đúng như quan điểm: " Một người lo bằng một kho người làm"
Câu 7:
Tại sao nông dân lại sử dụng thái quá chất bảo vệ thực vật? Lấy ví dụ minh họa?
Trả lời:
Theo quy luật giá trị của sản xuất hàng hóa. Người sản xuất luôn có xu hướng sử dụng tối đa hóa các nguồn lực để sản xuất ra sản phẩm có mức hao phí lao động thấp nhất. Do đó, khi 1 người nông dân sử dụng chất bảo vệ thực vật vừa phải để sản xuất thì người nông dân khác để cạnh tranh với sản phẩm đó lại sử dụng nhiều chất bảo vệ thực vật nhiều hơn để tạo ra cùng sản phẩm nhưng lại có mức hao phí lao động thấp hơn. Do đó xảy ra việc sử dụng thái quá chất bảo vệ thực vật trong nông dân.
Câu 8:
Lấy ví dụ về phân công lao động trong nông nghiệp? Phân tích tác động của sự phân công lao động đó đến sự phát triển nông nghiệp?
Trả lời:
Ví dụ:
Vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long có đất phù sa màu mỡ thích hợp cho việc trồng lúa nước, do đó ở đây tập trung sản xuất lúa gạo.
Vùng miền núi phía Bắc như Thái Nguyên, Tuyên Quang có thời tiết thuật lợi nên tập trung sản xuất chè và các cây ăn quả...
Tác động:
- Nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm dư thừa để trao đổi,
Làm đa dạng các sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững.
Câu 9:
Tại sao sản xuất hàng hóa không phát triển ở Việt Nam thời kỳ 1975-1986?
Lấy ví dụ chứng minh?
Trả lời:
Vì đây là thời kỳ bao cấp, tập trung do nhà nước quản lý.
Tất cả hoạt động sản xuất đều làm chung và hưởng chung.
Thời kỳ này mặc dù đã có sự phân công lao động nhưng chưa có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất.
Do đó theo điều kiện về sản xuất hàng hóa của Mác-Lênin thì chưa có sản xuất hàng hóa ở thời kì này, và lẽ dĩ nhiên sản xuất hàng hóa khồn phát triển.
Câu 10:
Ý nghĩa của học thuyết giá trị đối với người học?
Trả lời:
Giúp người học hiểu được bản chất của quá trình sản xuất hàng hóa, nắm chắc được quy luật giá trị của sản xuất hàng hóa. Qua đó áp dụng vào thực tiễn như giải thích được các quy luật của thị trường, có nền tảng kiến thức vững chắc giúp phân tích các vấn đề kinh tế trong xã hội.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro