Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

nguyen ly ke toan

Câu 1: Ý nghĩa và đặc điểm của thông tin kế toán

Đặc điểm: mang tính chất toàn diện, thường xuyên, liên tục, có hệ thống. Luôn là những thông tin hai mặt của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình: TS và NV, CP và doanh thu, tăng và giảm. Mỗi TTKT thu được đều là kết quả của quá trình hai mặt: thông tin và nhằm kiểm tra bảo vệ tài sản của đơn vị. TTKT là những thông tin về sự tuần hoàn của TS

Ý nghĩa: có ý nghĩa rất lớn đối với việc ứng dụng hoạch toán kinh doanh( lấy thu bù chi). TTKT phục vụ cho các nhà quản lý.thông qua việc phân tích các TTKT, ban giám đốc đưa ra quyết định phù hợp ( định ra các kế hoạch, dự án). Đối với những người có lợi ích trực tiếp với đơn vị KT như nhà đầu tư, chủ nợ, TTKT giúp họ lựa chọn mối quan hệ phù hợp để có các quyết định về vấn đề đầu tư mua hàng, bán hàng... đem lại hiệu quả cao. Đối với nhà nước, thông qua kiểm tra tổng hợp các số liệ KT giúp NN nắm được tình hình doanh thu, CP, lợi nhuận của các đơn vị từ đó hoạch định các chính sách, hoạch thảo các luật lệ về thuế, chính sách đầu tư thích hợp

Câu 2: các yêu cầu kế toán và ý nghĩa

+ Trung thực: cung cấp thông tin kế toán đáng tin cậy phục vụ cho công tác quản lý , giúp các nhà quản lý nhận thức đúng thực trạng SXKD, tình hình tài chính của đơn vị mình, để đưa ra quyết định phù hợp, bảo đảm đơn vị hoạt động hiệu quả hơn. Bảo đảm tài sản của đơn vị, bảo vệ quyền lợi cho những người có liên quan.

+ Khách quan : nt

+Đầy đủ : chỉ khi báo cáo tài chính đầy đủ thì các nhà quản lý mới có thể phân tích đánh giá đúng về tình hình đơn vị mình, đưa ra quyết định kinh tế đúng đắn, đem lại hiệu quả cao

+ Kịp thời : giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định kịp thời, sát đúng với thực tế và xu hướng phát triển của đơn vị.

+ Dễ hiểu

+ Có thể so sánh được

Câu 3: Các nguyên tắc kế toán

+ Cơ sở dồn tích: mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí phải được ghi vào sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền hoặc các khoản tương đương tiền. VD: Nhập kho NVL trị giá 77 triệu đồng ( đã có GTGT ) chưa trả tiền cho người bán A. throng nghiệp vụ kinh tế trên mặc dù đơn vị chưa xuất tiền mặt để thanh toán cho người bán A nhưng đã phải ghi vào sổ kể toán

+ Hoạt động liên tục: báo cáo tài chính phải được lạp trên cơ sở đơn vị kế toán đó hoạt động bình thường, không có biểu hiện phá sản hoặc thu hẹp quy mô đáng kể. phải tuân thủ quy tắc này bởi có sự khác nhau về định giá các tài sản đang sử dụng trong đơn vị giữa DN đang hoạt động liên tục và không hoạt động liên tục. Nếu DN hoạt động liên tục,BCTC được lập ghi nhận tài sản, chi phí,... theo giá gốc. ngược lại nếu DN có nguy cơ phá sản hoặc thu hẹp quy mô đáng kể thì tài sản được định giá theo giá có thể bán trên thị trường. ngoài ra " nguyên tắc hoạt động liên tục" còn là cơ sở để tính khấu hao các loại tài sản, chi phí hoạt động của đơn vị tính theo thời gian sử dụng các tài sản

+ Giá gốc : tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. giá gốc thực chất là toàn bộ chi phí mà đơn vị bỏ ra để hình thành nên tài sản.

Có 3 lý do để giá gốc là một nguyên tắc của kế toán:

- Để đảm bảo tính khách quan của số liệu kế toán

- Xác định được kết quả kinh doanh( giá bán trừ giá gốc)

- Đơn giản trong việc ghi chép, thuận lợi hơn cho công tác quản lý

+ Phù hợp : ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp nhau. Khi ghi nhận 1 khoản doanh thu thì phải ghi nhận 1 khoản chi phí tương ứng liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Giúp cung cấp thông tin trung thực việc xác định kết quả kinh doanh

+ Nhất quán

+ Thận trọng

+ Trọng yếu

Câu 3: Ý nghĩa của chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý kinh tế, công tác kiểm tra phân tích các hoạt động kinh tế, bảo vệ tài sản của đơn vị, ngăn ngừa và phát hiện gian lận

+ Là căn cứ để ghi vào sổ kế toán. VD: căn cứ vào phiếu nhập kho thì ghi nợ TK 152, 153. căn cứ vào phiếu chi thì ghi có TK111, 112

+ Là căn cứ để kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách kinh tế tài chính. VD: căn cứ vào hóa đơn GTGT Nhà nước có thể kiểm tra được tình hình chấp hành luật thuế của đơn vị

+ Là một trong các phương pháp bảo vệ tài sản

+ Là căn cứ để giải quyết khiếu nại, tranh chấp và quy trách nhiệm đối với những người có liên quan đến NVKTPS

+ Là phương tiện để truyền đạt mệnh lệnh của cấp trên đối với cấp dưới. VD giấy tạm ứng, lệnh chi tiền mặt, lệnh xuất kho NVL

Có tác dụng giúp phát hiện và ngăn ngừa các hành vi gian lận, tham ô, thất thoát tài sản của đơn vị

+ Tất cả các NVKTPS liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ kế toán và chỉ lập 1 lần

+ CTKT phải lập đầy đủ, rõ ràng, kịp thời, chính xác , theo nội dung quy định trên mẫu

+ Không được viết tắt, tẩy xóa, phải dùng mực không phai, số và chữ viết phải liên tục không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo

+ CTKT phải lập đủ số liên quy định

+ Người lập, ký duyệt và những người khác ký tên tren CTKT phải chịu trách nhiệm về nội dung của CTKT

Câu 4: Tại sao phải phân loại chứng từ kế toán

Do tính chất đa dạng và phong phú về nội dung và đặc điểm của các NVKTPS dẫn đến có rất nhiều loại chứng từ khác nhau về hình thức, nội dung phản ánh, công dụng, thời gian, địa điểm lập,... để giúp người làm công tác kế toán hiểu biết từng loại chứng từ, phân biệt được sự khác nhau để sử dụng chứng từ phù hợp với yêu cầu quản lý từng nghiệp vụ kinh tế và đạt hiệu quả cao cần thiết phải phân loại chứng từ

• Phân loại theo công dụng

+ Chứng từ mệnh lệnh

+ Chứng từ chấp hành

+ Chứng từ thủ tục kế toán

+ Chứng từ liên hợp

Ý nghĩa: giúp nhà quản lý và kế toán hiểu được công dụng của từng loại chứng từ để đưa ra quyết định lựa chọn chứng từ sử dụng và ghi sổ phù hợp, hiệu quả với từng tình huống, từng loại nghiệp vụ, nhằm giảm bớt số lượng chứng từ, tiết kiệm chi phí và đúng theo quy định của chế độ kế toán

• Phân loại theo địa điểm

+ Chứng từ nội bộ

+ Chứng tự bên ngoài

Ý nghĩa: thuận lợi cho việc đối chiếu, kiểm tra, xác định trọng tâm của kiểm tra chứng từ. tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý tốt các NVKTPS

• Phân loại theo trình tự lập

+ Chứng từ gốc

+ Chứng từ tổng hợp

Ý nghĩa: đối với nhà quản lý: khi xây dựng danh mục chứng từ sử dụng cho đơn vị mình cần nghiên cứu để tăng cường sử dụng chứng từ tổng hợp, nhằm giảm bớt số làn ghi sổ, chi phí. Hiểu được tầm quan trọng của từng loại chứng từ để từ đó có cách sử dụng và bảo quản thích hợp

• Phân loại theo nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính

+ chứng từ lao động và tiền lương

+ Chứng từ hàng tồn kho

+ Chứng từ bán hàng

+ Chứng từ tiền mặt

+ Chứng từ tài sản cố định

Ý nghĩa : thuận lợi cho việc phân loại các chứng từ cùng nội dung, tổng hợp số liệu, định khoản kế toán và ghi sổ kế toán

• Phân loại theo hình thức biểu hiện của chứng từ

+ Chứng từ bằng giấy

+ Chứng từ điện tử

Câu 5: các yếu tố cơ bản và bổ sung trên chứng từ gốc

Thu thập và quan sát: Hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho chứng minh, đồng thời cho biết các yếu tố bổ sung và tác dụng của chúng

Các yếu tố cơ bản

a) tên gọi

b) số hiệu, ngày, tháng, năm

c) tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ

d) tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ

e) nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh

f) số lượng, đơn giá và số tiền

g) chữ kí, họ và tên

h) các yếu tố bổ sung trên chứng từ gốc

Câu 6: Đặc trưng của tài khoản Kế toán

Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế

Đặc trưng:

+ Phản ánh tính hai mặt của từng đối tượng kế toán

+ Mỗi tài khoản theo dõi 1 đối tượng cụ thể hoặc 1 số đối tượng có nội dung kinh tế giống nhau hoặc gần giống nhau

+ Mỗi tài khoản có tên gọi và số hiệu riêng

+ Mỗi tài khoản ghi nhận :

- Tình hình hiện có của tài sản, nguồn vốn... ở đầu kỳ và cuối kỳ kế toán

- Tình hình tăng và giảm cũng như tổng số tăng và tổng số giản của từng TS,NV

+ Kết cấu tài khoản gồm 2 phần:

- phần bên tay trái quy ước gọi NỢ

- Phần bên tay phải quy ước gọi CÓ

- Được tổng hợp những chứng từ kế toán có liên quan

Câu 7: Phân biệt các tài khoản

a) TK tài sản và TK chi phí

- giống nhau: PS tăng ghi nợ, PS giảm ghi có

- khác nhau:

+ Tài sản: có số dư, SPS lúc nào ghi lúc đó

+ Chi phí: không có số dư, SPS bên Có cuối kỳ mới ghi

b) TK tài sản và TK nguồn vốn

- giống nhau: có SDDK và SDCK. Xuất hiện trong BCĐKT, SPS lúc nào ghi lúc đó

- khác nhau:

+ Tài sản: SDDK và SDCK ghi bên NỢ. SPS tăng bên NỢ

+ Nguồn vốn: SDDK và SDCK ghi bên CÓ. SPS tăng bên CÓ

c) TK nguồn vốn và TK doanh thu

- giống nhau: PS tăng ghi có, PS giảm ghi nợ

- khác nhau

+ Nguồn vốn: có số dư. SPS lúc nào ghi lúc đó

+ Doanh thu: không có số dư. SPS bên Nợ cuối kì mới ghi

d) TK tài sản và TK ngoài bảng

- giống nhau: có số dư nợ, phản ánh tài sản mà đơn vị đang nắm giữ, quản lý và sử dụng

- khác nhau:

+ Tài sản: thuộc quyền sở hữa của đơn vị. ghi theo nguyên tắc kế toán kép

+ TK ngoài bảng: không thuộc quyền sỡ hữu của đơn vị. ghi theo nguyên tắc kế toán đơn

e) tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích

- mối quan hệ : tổng số dư ( ĐK - CK) , tổng PS ( Nợ -Có) của các TKPT thuộc 1 TKTH = SD ( ĐK-CK) , SPS ( Nợ-Có) của chính TKTH đó

- khác nhau:

+ TKTH: ghi kép, chỉ sử dụng thước đo tiền tệ, được NN quy đinh, thống nhất về số hiệu và tên gọi

+ TKPT: ghi đơn, sử dụng các loại thước đo: tiền tệ, hiện vật, lao động. NN chỉ quy định thống nhất đến TK cấp 2, còn các TKPT cấp nhỏ hơn thì DN tự quy định

Câu 7: Mối quan hệ giữa các tài khoản

a) Tài khoản và BCĐKT

- số liệu trên TK loại 0-4 là căn cứ để lập BCĐKT, BCTC,BCQT

- kiểm tra BCĐKT bằng cách đối chiếu lại các số liệu trên TK

- Mỗi năm, khi mở TK( đầu năm) phải căn cứ vào BCĐKT cuối năm trước để mở. mỗi một TK trên BCĐKT được mở 1 TK tương ứng, lấy SD cuối năm trước để ghi vào SD đầu năm nay

b) Tài khoản và chứng từ kế toán

- chứng từ hợp lệ là căn cứ pháp lý để ghi vào TK

- số liệu trên TK chỉ có giá trị pháp lý khi chứng từ hợp pháp chứng minh

- phải đối chiếu số liệu trên TK và số liệu trên CTKT. Không có chứng từ mà ghi có vào tài khoản tức là khai khống, có chứng từ mà không có ghi vào tài khoản từ là khai không đầy đủ

c) Tài khoản và tính giá

- Để tính giá tài sản người ta dùng tài khoản để tổng hợp chi phí và tính giá TS

- Giá của TS sau khi tính là cơ sở để ghi vào những TK có liên quan khác

Câu 8: tại sao ghi sổ kép được áp dụng phổ biến hơn ghi sổ đơn( hay tác dụng của ghi sổ kép)

- theo dõi được nội dung và kiểm tra việc phản ánh từng NVKTPS được ghi chép trên TK có chính xác hay không

- theo dõi được sự biến động và nguyên nhân tăng, giảm của từng ĐTKT

- nguyên tắc chung là khi có NVKTPS bao giờ cũng ghi Nợ TK này và ghi Có TK khác. Vì thế số tiền ở bên Nợ và bên Có của các TK do NVKT tác động đến bao giờ cũng bằng nhau. Tính cân đối này có tác dụng làm cơ sở để kiểm tra tổng SPS của các TK trong từng kỳ nhất định theo nguyên tắc " tổng SPS bên Nợ của tất cả các TKTH bao giờ cũng phải bằng tổng SPS bên CÓ của tất cả các TKTH

Câu 9: Phân biệt ghi sổ kép và ghi sổ đơn

- Ghi sổ kép : 1 nghiệp vụ KT phát sinh phải ghi ít nhất vào 2 loại tài khoản kế toán có liên quan. Áp dụng với các tài khoản cấp 1, các tài khoản từ 111-911

- Ghi sổ đơn: 1 nghiệp vụ KT phát sinh chỉ ghi vào một vế của tài khoản. áp dụng cho TK loai 0, các tài khoản cấp 2, sổ chi tiết

Câu 10:

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #nha