Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Không Tên Phần 1

I/Đại lý bảo hiểm:

1) Định nghĩa:

Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan .

2) Nội dung của hoạt động đại lý bảo hiểm:

Đại lý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền tiến hành các hoạt động sau đây:

1. Giới thiệu, chào bán bảo hiểm;

2. Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;

3. Thu phí bảo hiểm;

4. Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

5. Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

3) Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm:

3.1. Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;

b) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

c) Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cấp.

3.2. Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;

b) Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

3.3 Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.

4)Trách nhiệm của đại lý bảo hiểm:

Trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết; đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm.

II/Môi giới bảo hiểm:

1) Định nghĩa:

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2)Nội dung hoạt động của môi giới bảo hiểm:

Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm bao gồm:

1. Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm;

2. Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm;

3. Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm;

4. Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.

3) Quyền và nghĩa vụ của môi giới bảo hiểm:

1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm. Hoa hồng môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm.

2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có nghĩa vụ:

a) Thực hiện việc môi giới trung thực;

b) Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;

c) Bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra

4 ) Lợi ích của môi giới bảo hiểm

- Tiết kiệm tiền và thời gian cho khách hàng

- Tiết kiệm tiền và thời gian cho công ty bảo hiểm do giảm được công tác tiếp thị khách hàng

- Khách hàng lựa chọn được loại bảo hiểm, điều kiện, điều khoản và phí bảo hiểm hợp lý nhất.

- Khách hàng chọn được công ty bảo hiểm đủ năng lực, đủ tài chính nhận trách nhiệm bảo hiểm cho mình

- Phối hợp với khách hàng trong việc đòi bồi thừơng đạt kết quả tiết kiệm chi phí và thời gian làm thủ tục bồi thường

- Phối hợp với các công ty bảo hiểm thực hiện các công tác quản lý rủi ro và đề phòng hạn chế tổn thất

- Cung cấp tin tức luật lệ có liên quan đến công ty bảo hiểm cho khách hàng

- Trên cơ sở thu nhập những ý tưởng, nhu cầu của khách hàng, môi giới phối hợp với công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm làm ra các sản phẩm mới

- Tạo cho khách hàng lòng tin và sự an toàn trong tâm trí họ khi dùng dịch vụ của môi giới bảo hiểm

- Cung cấp tin tức và tập hợp tình hình thực hiện bảo hiểm của những khách hàng có nhiều đơn vị trưc thuộc cho họ

- Công ty môi giới bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường khách hàng khi tư vấn của họ gây thiệt hại cho khách hàng.

III/ Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm, môi giớii bảo hiểm:

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải hiểu được từng sản phẩm bảo hiểm của từng DNBH và hiểu được khả năng nhận bảo hiểm; khả năng tài chính của DNBH cũng như uy tín của họ để hướng dẫn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm bảo hiểm nào, doanh nghiệp bảo hiểm nào để tham gia bảo hiểm.

Tại Mục VI điểm 1 TT 98 quy định chi tiết: "Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chỉ được tư vấn, giới thiệu cho bên mua bảo hiểm các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính ban hành, phê chuẩn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã đăng ký với Bộ Tài chính."

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI LÝ BẢO HIỂM VÀ MÔI GIỚI BẢO HIỂM

I/ Đại lý bảo hiểm .

Số lượng đại lý mới tuyển dụng trong 3 tháng đầu năm 2014 là 25.193 người tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, các doanh nghiệp bảo hiểm có số lượng đại lý mới tuyển dụng nhiều nhất thị trường theo thứ tự là: Prudential (7.041 đại lý), Bảo Việt Nhân thọ (5.249 đại lý) và AIA (3.673 đại lý).

Mặc dù số lượng đại lý mới tuyển dụng tăng khá lớn nhưng tính đến hết tháng 3 tháng năm 2014, tổng số lượng đại lý có mặt trên thị trường chỉ tăng 4,5% với 225.287 đại lý. Các doanh nghiệp có số lượng đại lý cao nhất là Prudential 106.608 người, Bảo Việt Nhân thọ là 37.426 người và Dai-ichi life 22.030 người.

Trong qua trình hoạt động kinh doanh, việc tìm kiếm và tiếp cận với khách hàng cũng như phát triển hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm đều thực hiện chủ yếu thông qua đại lý‎ bảo hiểm. đại lý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền tiến hành các hoạt động: Giới thiệu, chào bán bảo hiểm; Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm; Thu phí bảo hiểm; Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Như vậy, có thể nói đại lý bảo hiểm là chủ thể trung gian giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, do vậy trách nhiệm pháp lý phát sinh trong hoạt động đại lý bảo hiểm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích của bên tham gia gia bảo hiểm cũng như doanh nghiệp bảo hiểm. Điều đó đòi hỏi phải quy định những căn cứ pháp lý cụ thể để ràng buộc trách nhiệm của đại lý bảo hiểm trong quan hệ bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của các bên tham gia trong quan hệ bảo hiểm, thúc đẩy hoạt động Kinh doanh bảo hiểm phát triển nói riêng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nói chung, đồng thời khắc phục hậu quả rủi ro trong hoạt động xã hội, huy động vốn cho đầu tư, phát triển. Người đại lý có thể chủ động trong các giao dịch của mình, có quyền đánh giá rủi ro của khách hàng và quyết định cung cấp dịch vụ hay không, điều đó xác định về trách nhiệm của đại lý độc lập với trách nhiệm của công ty bảo hiểm, đại lý bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về tính trung thực trong giao dịch bảo hiểm.

Một chuẩn mực đào tạo có chuyên môn cao là điều mà các đại lý bảo hiểm tâm huyết với nghề luôn mong muốn có được.Việc tuyển dụng ồ ạt qua loạt nhằm mục đích thâu tóm thị phần của các công ty bảo hiểm trong giai đoạn vừa qua để lại không ít những hậu quả đáng tiếc..Phần lớn đại lý không còn an tâm với nghề khi đứng trước những khó khăn do nhiều nguyên nhân.

Trong đó có nhiều nguyên nhân được đào tạo sâu về chuyên môn đã phải xông trận do áp lực từ phía các công ty bảo hiểm.Giữa các công ty bảo hiểm có những chương trình đào tạo khác biệt vì tính chất đặc thù của sản phẩm.Tuy nhiên,một chuẩn mực cơ bản mà một đại lý chuyên nghiệp cần phải có khi tham gia thị trường lao động này cho đến nay vẫn chưa được quản lý bởi một cơ quan hay tổ chức nào.Nên chăng chúng ta cần phải có một tổ chức đào tạo chính quy và khoa học nghiên cứu nghề đại lý bảo hiểm ? Theo đó bất kỳ một cá nhân hay tổ chức muốn tham gia thị trường bảo hiểm với tư cách đại lý phải tốt nghiệp khóa đào tạo dạy nghề và được cấp chứng chỉ trước khi làm đại lý cho một công ty bảo hiểm nào đó.

II/ Môi giới bảo hiểm .

Dù chỉ là khúc dạo đầu song hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam trong thời gian gần đây phát triển khá mạnh.

Theo số liệu của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, năm 2013 tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới (bao gồm cả gốc và tái) là hơn 5.544 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ.

Trong đó, phí bảo hiểm do khối các DN môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài thu xếp đạt 5.104 tỷ đồng, chiếm 92,1% thị phần lĩnh vực môi giới, tăng 4% so với năm 2012 ( gồm công ty môi giới bảo hiểm Aon Việt Nam, công ty môi giới bảo hiểm Marsh Việt Nam, cty Jardine Lloyd Thompson, cty Gras Savoye, cty Toyota Tsusho).

Phí bảo hiểm do khối DN trong nước thu xếp chỉ đạt 440 tỷ đồng, chiếm 7,9% thị phần, tăng 14,8% so với năm 2012 (gồm công ty môi giới bảo hiểm Cimeico, cty Việt Quốc, cty Á Đông, cty Nam Á, cty Thái Bình Dương, cty Sao Việt).

Số liệu từ các DN cho thấy, DN có số phí thu xếp ở vị trí dẫn đầu đều thuộc về các DN môi giới có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể : công ty môi giới bảo hiểm Marsh có số phí thu xếp là 2.400 tỷ đồng, chiếm 43,3% toàn thị trường, tiếp đến là công ty môi giới bảo hiểm Aon Việt Nam chiếm 28,5%...

Hoạt động môi giới bảo hiểm tiếp tục tập trung ở các nghiệp vụ như: bảo hiểm tài sản và thiệt hại, đạt 3.551,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 64,1%, thứ 2 là nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người đạt 906,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16,3%..., thấp nhất là nghiệp vụ bảo hiểm nông nghiệp đạt 6,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,1%.

Theo nhận định của Bộ Tài chính, có được kết quả trên là do các công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đã nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của môi giới bảo hiểm, qua đó hình thành thói quen thu xếp bảo hiểm qua trung gian bảo hiểm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: