1
Truyện Hồng Bàng là dạng thần thoại truyền khẩu (do thêu dệt mà có) được ghi chép lần đầu trong cuốn Lĩnh Nam Chích Quái viết thời Trần (hoặc thời Lý, rồi thời Trần chép lại). Sau đó được Ngô Sĩ Liên đưa vào bộ chính sử Đại Việt Sử Ký Toàn Thư phần ngoại kỷ (năm 1479), gây ra sự hiểu lầm vô cùng lớn về lịch sử Việt Nam.
CÁC ĐIỀU PHI LÝ TRONGTRUYỆN HỒNG BÀNG:
1. Dựa vào truyền thuyết Trung Hoa nhưng mâu thuẫn với truyền thuyết Trung Hoa:
- Truyền thuyết Trung Hoa ghi: Đế Minh -Đế Trực - Đế Nghi – Đế Lai – Đế Khắc – Đế Du Võng; trong khi Lĩnh Nam Chích Quái thì không có Đế Trực, Đế Khắc. Dù lung tung về các đời thì truyền thuyết Trung Hoa cho rằng con cháu Viêm Đế (Thần Nông) bị Hoàng Đế đánh chạy từ vùng Hà Bắc chạy xuống phương Nam vùng Hồ Bắc – Hồ Nam thì diệt vong; trong khi Lĩnh Nam Chích Quái thì cho rằng Viêm Đế có một nhánh (Lộc Tục) lập nước Xích Quỷ tại phương Nam mà Hoàng Đế không xâm phạm gì???
- Truyền thuyết Trung Hoa thì phương Bắc là vùng Hoàng Hà (Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây, Thiểm Tây), phương Nam là vùng Trường Giang (Hồ Bắc, Hồ Nam, An Huy), đến thời Tây Chu vẫn chưa vượt sông Trường Giang (trừ vùng cửa biển), lấy đâu ra núi Ngũ Lĩnh cho Đế Minh đi tuần? Nước Xích Quỷ là vùng Hồ Bắc – Hồ Nam hay là vùng núi Ngũ Lĩnh?
- Truyền thuyết Trung Hoa thì chỉ có Bàn Cổ, Phục Hy, Nữ Oa, Toại Nhân là các vị thần; còn từ thời Thần Nông về sau tất cả là người, sinh con đẻ cái bình thường,tuổi thọ bình thường, truyền ngôi bình thường. Trong khi đó Lĩnh Nam Chích Quái thì cho rằng Đế Minh truyền qua Đế Nghi – Đế Lai – Đế Du Võng đều là người thường, nhưng Đế Minh lại lấy tiên đẻ ra Lộc Tục (Kinh Dương Vương) sống được dưới nước, lấy rồng, đẻ rồng (Lạc Long Quân), rồng tiếp tục lấy người, đẻ trứng (không đẻ con); cả Lộc Tục (Kinh Dương Vương) và Sùng Lãm (Lạc Long Quân) đều thần thông quảng đại nhưng chẳng giúp gì được dòng họ Viêm Đế tại Trung Hoa để bị Hoàng Đế tiêu diệt???
2. Mâu thuẫn tự thân trong Truyện Hồng Bàng:
- Lộc Tục đã lập nước Xích Quỷ, có đất nước rồi, có trật tự tôn ti rồi, Lạc Long Quân dù không cai quản thì triều đình vẫn đấy, cớ sao đến thời con Long Quân lại phải chia nhau đi lập quốc lại mà không kế thừa trực tiếp ngôi vua luôn?
- Âu Cơ trong truyện rõ là người thường không phải tiên, thế mà khi chia con lại có câu thoại "Ta là nòi rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất ...."?
- Lạc Long Quân dặn vợ con : "Lên núi, xuống bể, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên", thế mà cuối chuyện lại ghi : "Giống sơn man và giống thủy tộc khác nhau, nên xâm phạm lẫn nhau. Bèn khiến người đời lấy mực xăm vào mình theo hình loài thủy tộc. Từ đó, dân không bị họa giao long làm hại nữa".
- Vua Hùng 18 đời mà kéo dài khoảng 2800 năm???
- Con thì 50, sao nước chia 15 bộ?
3. Mâu thuẫn với lịch sử:
- Thời kỳ 3000 năm TCN đều là thời kỳ người đẻ ra người, làm gì có chuyện lấy tiên đẻ ra tiên, lấy rồng đẻ ra rồng, lấy người đẻ trăm trứng như trong truyện Hồng Bàng.
- Truyện Hồng Bàng ghi rằng "Âu Cơ đưa con về phương Bắc, bị Hoàng Đế chặn lại", suy ra thời Hùng Vương trùng thời Hoàng Đế bên Trung Hoa (khoảng gần 3000 năm TCN). Vậy mà thế giới ghi nhận nhà nước Trung Hoa vài nghìn năm mà không ghi nhận bất kỳ nhà nước Văn Lang nào cả. Vả lại, Trung Hoa đã có sử sách kể từ thời Tây Chu, ghi chép nhiều về cuộc chiến diệt nhà Thương, các cuộc chiến Xuân Thu – Chiến Quốc, cuộc chiến chống Khuyển Nhung, Hung Nô,... mà không ghi có một quốc gia Văn Lang hùng mạnh nào ở phía Nam cả. Liệu có chuyện Văn Lang lập quốc cùng thời Hoàng Đế truyền liên tục các vua Hùng đến tận thời An Dương Vương mà sách nhà Chu không ghi gì không?
- Thời Chiến Quốc, Sở thu phục các bộ tộc tại Hồ Nam và Giang Tây, không có quốc gia nào vùng đó cả. Sở chiếm Việt (của Việt Câu Tiễn), nước Việt chạy xuống Phúc Kiến lập quốc Mân Việt, tại đó cũng không có quốc gia nào tồn tại trước cả. Thời Tần, Đồ Thư, Nhâm Ngao, Triệu Đà mang quân vượt Ngũ Lĩnh chỉ đụng mấy nước nhỏ: nước Điền tại Côn Minh, Dạ Lang tại Quý Châu, Mân Việt trên Phúc Kiến (thành lập chưa lâu), Âu Lạc (của An Dương Vương), Tây Âu tại Quảng Tây (phía Tây nước Âu, có trước khi Âu sáp nhập Lạc), các vùng còn lại toàn các bộ tộc thiểu số chưa có quốc gia, tiếng nói khác nhau. Không thể đã từng tồn tại một quốc gia Văn Lang rộng lớn có văn hóa lâu đời được.
LÝ GIẢI CÁC MÂU THUẪN:
1. Về tộc Việt và Bách Việt: Trung Hoa cổ đại nằm giữa 2 sông Hoàng Hà và Trường Giang (Dương Tử). Người Trung Hoa cổ đại là sự hòa trộn của 2 chủng người: chủng từ Hoàng Hà đi xuống và chủng từ Dương Tử đi lên. Chủng từ Dương Tử đi lên được gọi là người Việt; có nhiều thuyết về người Việt mang văn minh lúa nước, chữ viết, lịch, giấy, mực,... vào Trung Hoa thì đó chính là chủng Việt này. Từ thời Hạ Vũ làm vua thì tộc Việt này đã gia nhập Trung Hoa nên được gọi là dân Hoa Hạ (người Hoa từ thời Hạ). Hạ Vũ chết và chôn tại Cối Kê (Thiệu Hưng ngày nay). Đến đời Hạ Thiếu Khang, vua đời thứ 6 của nhà Hạ, thì Hạ Vô Dư được phong đất tại vùng Cối Kê này để thờ cúng lăng mộ tổ tiên và cai quản tộc Việt sông Dương Tử, nước được đặt tên là Việt. Nước Việt tồn tại ổn định tại Cối Kê từ những năm 2000 TCN đến hết thời Xuân Thu, là minh chứng rõ ràng nhất của việc không hề có chuyện tộc Việt bị đánh đuổi chạy xuống phía Nam. Các nước Ngô, Sở cũng là tộc Việt Dương Tử, do quý tộc Thương - Chu cai trị. Tộc Việt sông Dương Tử chính là dân Hoa Hạ góp phần tạo ra nền văn minh Trung Hoa mấy nghìn năm TCN, nơi ở và tiếng nói vẫn không đổi cho đến bây giờ. Khoảng 334 TCN, Sở đánh Việt, 1 nhánh vua Việt chạy dọc Dương Tử ra cửa biển lập nước Đông Việt vẫn thuộc Dương Tử; 1 nhánh khác chạy xuống Phúc Kiến ngày nay, lập nước Mân Việt (tộc Mân bị cai trị bởi vua Việt), đây là lần đầu tiên người tộc Việt chạy xuống Nam. Dù lai chút tộc Việt, nhưng dân Mân bản địa vẫn không phải tộc Việt và vẫn nói tiếng Phúc Kiến từ vài ngàn năm nay không đổi. Cũng thời Chiến Quốc, khoảng 277 TCN, tộc Việt Dương Tử (nước Sở) chiếm vùng Điền lập nước Điền Việt tại Vân Nam nay. Đến đời Tần Thủy Hoàng năm 218 TCN, quân Tần mới xâm chiếm các vùng đất phương Nam, vượt dãy Ngũ Lĩnh, năm 214 TCN chiếm được Lĩnh Nam (Lưỡng Quảng ngày nay). Năm 206 TCN, nhà Tần sụp đổ. Năm 204 TCN, Triệu Đà cát cứ Lĩnh Nam lập nước Nam Việt (nước Việt tại Lĩnh Nam); tên có chữ "Việt" vì gần tộc Việt Dương Tử chứ dân và vua đều không phải tộc Việt (dân đông nhất là tộc Choang, vua là gốc sông Hoàng Hà), chỉ quân đội đến từ thời Tần may ra có lẫn tộc Việt Dương Tử. Dân nước Nam Việt vẫn nói tiếng Quảng (Trung Quốc nay gọi là Việt Ngữ) từ vài ngàn năm đến nay không đổi. Năm 179 TCN, Triệu Đà chiếm Âu Lạc, nhập vào Nam Việt. Dĩ nhiên Âu Lạc nói tiếng Việt Nam bây giờ, không có ai là tộc Việt Dương Tử cả. Do Âu Lạc vốn là nước Âu chiếm nước Lạc nên bị chia thành Âu Việt và Lạc Việt (nghĩa là Âu thuộc Nam Việt, Lạc thuộc Nam Việt). Việt Âu, Việt Lạc, Việt Dương Tử không dính dáng gì nhau; khoảng 300 năm TCN khi Sở đánh Việt tại Dương Tử, Tần đánh 6 nước tại Trung Hoa thì Âu cũng đang đánh Lạc tại sông Hồng (lúc đó chưa bị Nam Việt thôn tính nên tên chưa có chữ Việt). Năm 257 TCN Âu thôn tính Lạc tại vùng sông Hồng thì năm 221 TCN Tần thống nhất Trung Hoa tại Hoàng Hà và Dương Tử, 2 vùng không có bất kỳ liên hệ tương quan nào. Tóm lại, có đến 3 cấp Việt:
Cấp1: Việt Dương Tử, gọi là tộc Việt, có từ thời Ngũ Đế, nói tiếng Hoa Nam (Cám, Tương, Ngô, Huy), sau là người Hoa Hạ.
Cấp 2: nước Mân Việt tại Phúc Kiến, do người Việt cai trị tộc Mân khoảng 334 TCN, nói tiếng Mân (Phúc Kiến); nước Điền Việt tại Vân Nam, do tộc Việt cai trị nước Điền khoảng 277 TCN, nói tiếng Vân Nam; nước Nam Việt tại Lĩnh Nam, người Hoa cai trị dân Lưỡng Quảng khoảng 200 năm TCN, nói tiếng Quảng.
Cấp 3: Âu Việt (Âu của Nam Việt), Lạc Việt (Lạc của Nam Việt), bị gọi là Việt từ sau 179 TCN, nói tiếng Việt Nam.
Thời Tam Quốc, lãnh thổ Đông Ngô gồm tất cả các vùng từ Dương Tử xuống hết Giao Châu (hết Lạc Việt) nhưng không hề dùng từ Bách Việt. Sau này, có thể sử sách chép nhiều kiểu Việt quá (Việt Dương Tử, Đông Việt, Mân Việt, Điền Việt, Nam Việt, Âu Việt, Lạc Việt, cả Sơn Việt thời Tam Quốc tại Giang Tây) nên gọi chung là Bách Việt. Vậy Bách Việt chỉ là cách người đời sau thời Tam Quốc gọi gộp các tộc người khác nhau, tại các vùng đất khác nhau, đặt tên na ná nhau, tại các thời kỳ khác nhau, và không có Bách Việt nào nở ra từ trăm trứng cả.
2. Về nước Văn Lang: Sử thế giới và sử Trung Hoa cổ đều không ghi gì về Văn Lang. Lãnh thổ Văn Lang y như lãnh thổ Nam Việt thời rộng nhất, địa danh Văn Lang 5 cái giống 5 quận của Nam Việt, những cái còn lại là tên của các huyện vào nhiều thời khác nhau. Tần thống nhất Trung Hoa, Đồ Thư nhận lệnh vượt núi Ngũ Lĩnh, nhanh chóng chiếm được các vùng quanh Ngũ Lĩnh. Chẳng bao lâu Đồ Thư bị dân bản địa ám sát, dẫu gì thì dân Trung Hoa hoàn toàn khác dân bản địa; thế mà Triệu Đà xưng Đế, cai quản cả Nam Việt mà không bị ám sát. Chỉ có thể nói Văn Lang là đất nước tưởng tượng mà Triệu Đà bịa ra để hợp thức hóa cai trị cùng lúc nhiều dân tộc khác nhau. Khi đặt tên nước là Nam Việt, Triệu Đà tạo ra chữ "Việt" bộ Mễ (粤), bộ Mễ ở giữa tượng trưng cho con cháu Thần Nông làm chủ (nước Tần thờ cả Thần Nông và Hoàng Đế), các đường nét khác là minh họa lãnh thổ Nam Việt, tương đồng lãnh thổ Văn Lang trong truyền thuyết. Nếu có nước Văn Lang thì cả Quý Châu, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tây, Hồ Nam cũng phải thờ Lạc Long Quân, Âu Cơ, vua Hùng; thực tế là không (Giang Tây, Hồ Nam không thuộc Nam Việt nhưng vẫn bị gọi Bách Việt).
3. Về vua Hùng: Nước Lạc sao lại gọi vua Hùng? Hai chữ 雒 lạc và 雄 hùng rất giống nhau. Sách "Sử Ký" (94 TCN) là sách đầu tiên viết là có nước Âu Lạc đúng khu vực như Việt Nam nay. Giao châu Ngoại vực ký (thế kỷ 3) viết: "Giao Chỉ thời chưa có quận huyện, đất đai thì có Lạc điền, nước ruộng lên xuống theo triều, dân làm ruộng sinh sống, nên gọi là Lạc dân. Thiết đặt Lạc Vương, Lạc hầu cai quản các quận huyện. Về sau Thục vương tử xua quân tướng ba vạn đánh Lạc Vương, Lạc Hầu, thu phục các Lạc Tướng. Thục vương tử xưng là An Dương Vương". Nam Việt chí (thế kỷ 5) thì viết " Vùng Giao Chỉ đất đai rất tươi tốt. Di dân đến đó, rồi mới biết trồng cấy. Đất đen xốp màu mỡ, khí đất hùng mạnh. Vì vậy ruộng đất ấy gọi là hùng điền, dân ấy là hùng dân. Có các bậc quân trưởng cũng gọi là các hùng vương; còn các phụ tá thì gọi là hùng hầu. Đất đó được phân chia ra mà có các hùng tướng". Còn truyền thuyết thì ghi Lạc Long Quân đẻ Hùng Vương, phò tá vẫn là Lạc Hầu, Lạc tướng (Lạc đẻ Hùng, Lạc phò tá Hùng). Vậy, Nam Việt Chí viết sau cùng dùng chữ "Hùng", có giả thuyết cho rằng viết nhầm chữ "Lạc" thành "Hùng", nhưng đọc cách diễn giải thì khó mà nhầm được, chắc do cố tình. Thế kỷ 5 thời Tấn, cũng có sách Hậu Hán Thư viết "Hai Bà Trưng là con của Lạc Tướng"; Nam Việt Chí có thể cố tình dùng chữ khác để xóa nhòa chữ "Lạc" đi. Nhưng sao lại chọn chữ "Hùng"? Phương Nam Trung Hoa trước khi bành trướng Nam Việt là nước Sở vùng Động Đình Hồ, vua Sở họ Hùng. Tác giả có thể dùng chữ "Hùng" nhằm cố tình đánh đồng nước Nam Việt mới chiếm về sau với vùng phương Nam Trung Hoa cổ đại. Vậy chữ "Hùng" không hợp lý; Lạc Quân – Lạc Hầu – Lạc Tướng – Lạc dân – Lạc ấp – Lạc điền là hợp lý. Thời cổ đại ghi nhận nhiều nền văn minh có trước công nguyên vài nghìn năm như: văn minh Hoàng Hà – Trường Giang, văn minh sông Hằng - Ấn Độ, văn minh Ba Tư, văn minh Ai Cập sông Nil, văn minh La Mã, nhưng không có ghi nhận gì về văn minh sông Hồng nên chỉ có thể công nhận 18 đời Hùng Vương gần thời An Dương Vương, keó dài tầm 400 – 500 năm thôi, bắt đầu khoảng năm 700 TCN (cùng thời Xuân Thu bên Trung Hoa).
4. Về Lạc Long Quân và Âu Cơ: sử Trung Quốc ghi rằng Thục Vương đánh Lạc Vương (vua Hùng) sáp nhập nước Lạc vào nước Âu thành nước Âu Lạc. Lạc Long Quân (nước Lạc- phụ hệ - vùng biển) và Âu Cơ (nước Âu – mẫu hệ - vùng núi) chỉ là tượng trưng vụ sáp nhập 2 nước thôi. Nếu tách truyện Âu Cơ - Long Quân ra khỏi truyện Hồng Bàng thì câu thoại: "Ta là rồng, cai trị vùng biển, nàng là tiên, sống ở núi ...." (thay "thủy tộc" bằng "biển", thay "đất" bằng "núi") rất phù hợp với địa hình và văn hóa nước Âu Lạc, Rồng-Tiên ở đây là Tổ tiên khai thiên lập địa, khai sinh loài người, không phải là con ai. Có thể truyện này do An Dương Vương chế ra để cai trị Âu Lạc. Và thực tế không hề có Lạc Long Quân và không có Âu Cơ, bởi thời đó người lấy người đẻ ra người, không có rồng tiên nào hết.
5. Về Kinh Dương Vương (Lộc Tục): Tiểu thuyết "Liễu Nghị truyền thư", sáng tác thời Đường, có viết con gái Long Vương Hồ Động Đình lấy con thứ của Kinh Xuyên Vương. Tuy truyện viết thời Đường, sau thời Hùng Vương nhiều đời, nhưng lại trước cuốn Lĩnh Nam Chích quái nhiều thế kỷ; nên có thể hiểu cũng có thần thoại từ xưa về Hồ Động Đình có Long vương, con gái Long vương lấy ai thì tuỳ mỗi truyện: truyện thì lấy con thứ Đế Minh, truyện thì lấy con thứ Kinh Xuyên Vương, mà chẳng có gì khẳng định Kinh Xuyên Vương khác Đế Minh cả. Vậy Kinh Dương Vương nếu có thì chỉ là thần thoại khu vực Động Đình Hồ, không liên quan gì đến nước Lạc, nước Âu xa xôi.
6. Về Thần Nông: Thần Nông là người Hoa gốc tại Hoàng Hà (là người thường, có tên là Thần Nông, chứ không phải vị thần). Theo truyền thuyết, con cháu Thần Nông bị Hoàng Đế (tên gọi Hiên Viên) đánh đuổi chạy xuống phương Nam là vùng Động Đình Hồ. Sau đó, con cháu Hoàng Đế tiếp tục diệt hết con chàu Thần Nông tại vùng Động Đình Hồ. Từ đó, toàn bộ Trung Hoa do con cháu Hoàng Đế cai trị. Chuyến di cư của dòng dõi Thần Nông chỉ đến thế thôi, thời Tam hoàng Ngũ Đế thì Trung Hoa không có ai vượt Trường Giang thì làm gì có chuyện Đế Minh tuần Ngũ Lĩnh. Nước Xích Quỷ nếu có đã bị Hoàng Đế tiêu diệt và lập nước Sở sau này, mọi sách cổ Trung Hoa nói về phương Nam đều là nói đến vùng nước Sở, quanh Động Đình Hồ. Thần Nông không dính gì đến Lạc Long Quân cả.
7. Về chính sử: Chữ viết nước ta không biết Thời Hùng Vương và An Dương Vương có không? Chỉ biết rõ là sau khi Triệu Đà lập nước Nam Việt thì chữ viết chính thức đầu tiên của ta là chính là chữ Trung Quốc cổ, do Triệu Đà mang tới. Chính sử cũng bắt đầu có từ thời Triệu Đà. Trước đó, nước ta chưa có chính sử nhưng Triệu Đà đánh An Dương Vương và An Dương Vương đánh Hùng Vương 18 đều là sự kiện cùng thời nên được sử chép lại thì không thể sai. An Dương Vương tự xưng là do Hùng Vương truyền ngôi, tướng Cao lỗ thời vua Hùng cũng theo phò An Dương Vương, các Lạc Tướng còn mãi đến thời Hai Bà Trưng vẫn làm tướng (Hai Bà đều con của Lạc Tướng) nên không thể có chuyện An Dương Vương hủy chữ viết thời Hùng Vương. Không có thông tin gì về Triệu Đà hủy chữ viết thời An Dương Vương, không có truyền thuyết nào nói thời Hùng Vương có viết lách cả nên chỉ giả định được là thời An Dương Vương về trước nước ta chưa có chữ viết. Từ lúc dùng chữ Trung Hoa ta bị nhầm rất nhiều tích Trung Hoa là tích của ta dù tích đó được viết cả nghìn năm trước khi ta biết chữ Tàu.
KẾT LUẬN:
1. Có thể kết luận, Truyện Hồng Bàng là sự pha trộn hầm bà lằng nhiều thứ vào một xứ sở ảo tạo thành tác phẩm quái dị: 1- tích con cháu Thần Nông chạy xuống phương Nam (chỉ đến Động Đình Hồ) thời Hoàng Đế, 2- thần thoại Kinh Dương Vương vùng Động Đình Hồ không biết thời nào, 3- thần thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ vùng sông Hồng thời An Dương Vương, 4- tên gọi Bách Việt sau thời Tam Quốc; tất cả gộp chung vào một nước không hề tồn tại Văn Lang tưởng như có từ thời Hoàng Đế nhưng lãnh thổ và địa danh y như Nam Việt thời Triệu Đà.
2. Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ đều không có thật, tổ tiên ta vài nghìn năm không thờ. Vậy cớ gì thời Lê Thánh Tông thờ Âu Cơ tại Phú Thọ? Thời Gia Long thờ Kinh Dương Vương ở Bắc Ninh? Thời nay thờ thêm Lạc Long Quân, Âu Cơ tại đền Hùng?
3. Vua Hùng có thể là cách gọi sai của vua Lạc.
4. Theo dòng chính sử: Nước Lạc – bị nhập vào Âu Lạc – bị nhập vào Nam Việt – bị nhập vào Hán –.... – sau tách ra thành Đại Việt (Âu Lạc cổ). Chữ "Việt" là gọi theo kiểu Trung Hoa. Nước Âu Lạc thời lập quốc không dính dáng gì đến Trung Hoa cả; Triệu Đà là thủ lĩnh người Hoa đầu tiên tràn vào đất Âu Lạc (không phải Lộc Tục, không phải Đế Minh). Người Âu sau khi chiếm nước Lạc, nếu không muốn bị chống trả thì tìm cách tuyên truyền Âu - Lạc thuở sơ khai là anh em 1 trứng bằng truyện Lạc Long Quân – Âu Cơ. Tương tự, người Hoa sau khi chiếm được cả vùng Ngũ Lĩnh và vùng Âu Lạc, họ cũng tìm cách xuyên tạc tất cả đều là anh em, đều có nguồn gốc Thần Nông Trung Hoa, bằng cách tạo ra nước giả Văn Lang và truyện Hồng Bàng. Câu "Bách Việt nở ra từ trăm trứng" là do người nhiều đời sau tự nhận vơ nhận xằng bậy.
Việc đưa thần thoại vào chính sử gây ra tác hại vô cùng to lớn, nhiều đời sau cũng không thể sửa chữa. Đại Việt Sử Ký toàn thư chẳng khác gì cuốn tiểu thuyết dã sử. Cần loại bỏ bộ Đại Việt sử ký toàn thư ra khỏi bộ sử Việt Nam.
(bài đã được viết lại ngày 13/5/2020, sửa lần 2 vào 13/7/2020)
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro