Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

người việt nam xấu xí

Trong con mắt các nhà trí thức nửa đầu thế kỷ 20 Gần đây nhiều nhà nghiên cứu nước ta gặp nhau ở một ý tưởng đồng thời với việc ca ngợi những truyền thống tốt đẹp, chúng ta phải sớm bắt tay vào việc miêu tả và đánh giá những thói hư tật xấu từng hình thành trong lịch sử và đã ăn sâu trong mỗi con người, đó là những nhân tố khiến xã hội trì trệ, bảo thủ. Đây là một hướng suy nghĩ đúng, đang được sự cổ vũ và đồng tình của dư luận. Vương Trí Nhàn Báo Thể thao & Văn hóa Thói tục di truyền (Huỳnh Thúc Kháng, Báo Tiếng dân, năm 1929) Một là, học để làm quan: Người sinh ra ở đời có học mà không khôn mới làm hết được bổn phận làm người. Làm quan chẳng qua là một việc trong sự làm người đó mà thôi. Thế mà người mình có cái tính di truyền “đi học cốt để làm quan", cha truyền con nối, trước bày nay làm, dầu cho ngày nay phép học phép thi đổi ra cách mới, mà người đi học vẫn ôm cái hy vọng làm quan chủ chốt. Hai là, làm quan ăn lót: Làm quan... cốt là mượn cái địa vị thế lực mà làm cái lợi riêng, thói ăn của dân cho là cái quyền lợi tự nhiên mình được hưởng, tập dữ tính thành(1) không ai cho là điều quái lạ hồ thẹn: Ba là, a dua người quyền quý. Ngu dốt mà cũng tán rằng thông minh, bạo ngược mà cũng tán rằng nhân đức. .. bất cứ việc gì người ra thế nào, đã là quyền quý thì cứ nhắm mắt tán dương. Bốn là, trọng xác thịt‑(2): Ngoài sự ăn sung mặc sướng ở yên ra, gần như không có tư tưởng gì nữa. Đối với kẻ khác cũng lấy cái mục đích đó mà xem xét Nghĩa là không hỏi nhân cách thế nào, mà chỉ thấy ăn mặc xa hoa, lầu cao nhà lớn thì sinh lòng hâm mộ, dầu có hại nòi nát giống, mà đạt được mục đích thì cũng không từ. (1) làm quen mãi rồi thành ra một thuộc tính tự nhiên. (2) tức là trọng vật chất. Ỷ lại như một căn bệnh (Lưu Trọng Lư, Một nền văn chương Việt Nam, năm 1939) Tôi không nhớ vị Giáo sư Pháp nào, ở lâu năm bên ta, đã nói: “Những thanh niên Việt Nam đào tạo ở trường học mới, không có một tinh thần sáng tạo chắc chắn". Lời bình phẩm có vẻ vội vàng gắt gao, nhưng không phải là không có một phần sự thực. Vì cái bệnh ỳ lại đã ăn sâu vào trong xương tuỷ người nước ta, cơ hồ không gột rửa được nữa. Không phải bây giờ mà từ bao giờ, ở khắp các địa hạt, người Việt Nam đã tỏ ra mình là một giống người sống một cách lười biếng và cẩu thả (...) trong sự ăn, sự mặc, sự ở, nhất là trong sự phô diễn tư tưởng. Tự tử không hề cố gắng và tạo tác ra một cái gì hoàn toàn của ta, ta chỉ muốn hường thụ những của sẵn và cam tâm làm kiếp con ve của thơ ngụ ngôn(1). Ta đã vay mượn của người hàng xóm từ một điệu thơ nhỏ nhặt đến một đạo lý cao xa. Hồi xưa kia chúng ta là những người Tàu, gần đây chúng ta là những người Tây, chưa có một lúc nào chúng ta là những người Việt Nam cả.

(1) ý nói vui chơi ca hát, không biết tính xa, và sẵn sàng vay mượn để sống qua ngày Lấy tích từ bài thơ ngụ ngôn con ve và con kiến của La Fontaine, bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh. Tính ỷ lại (Phan Bội Châu - Cao đẳng quốc dân 1928) Tục ngữ có câu rằng Tháp đổ đã có Ngô xây - Việc gì vợ góa lo ngày lo đêm. Tháp đó là tháp của ta, ta không xây được hay sao? Nghểnh đầu nghểnh cổ trông ngóng, nếu Ngô không sang thì vạn tuế thiến thu chắc không bao giờ có tháp. Tháp đổ mặc tháp, khoanh tay đứng dòm, nghiễm nhiên một đống bù nhìn rồi hẳn. Hỏi vì cơn cớ làm sao? Thì chỉ vì ỷ lại. Câu tục ngữ ấy thật vẽ đúng tâm tình người nước ta. Nếu ai cũng lo gánh vác một phần trách nhiệm của mình thì có gánh gì không cất nổi. Nhưng tội tình thay, anh nào chị nào trong óc cũng chất đầy một khối ỷ lại. Anh Cột trông mong vào chú Kèo, cô Hường trông mong vào thím Lục, mà chú Kèo, thím Lục lại ỷ có anh Cột, cô Hường rồi. Rày lần mai lữa, kết cục không một người làm mà cũng không một người phụ trách nhiệm. Quá tin ở những điều viển vông (Phan Bội Châu – Cao đẳng quốc dân 1928) Mê tín sinh ra những việc nực cười. Ngày giờ nào cũng là trời bày định mà bảo rằng có ngày dữ ngày lành; núi sông nào cũng là đất tự nhiên mà bảo rằng có đất tốt đất xấu; vì nấu ăn mới có bếp mà bảo rằng có ông thần táo; vì che mưa gió mà có nhà mà bảo rằng có ông thần nhà; cho đến thần cửa thần đường, thần cầu tài, thần cầu tử, trăm việc gì cũng trông mong vào thần; kết quả thần chẳng thấy đâu, chỉ thấy những cửa nát nhà tan, của mòn người hết, tin thần bao nhiêu thì tai họa bấy nhiêu... Tư tưởng gia nô (Phan Bội Châu - Cao đẳng quốc dân 1928) Xem lịch sử nước ta tư xưa đến nay hơn ba nghìn năm, chỉ có gia nô mà không có quốc dân. Quyền vua có nặng, nặng không biết chừng nào; gia dĩ (1) quyền quan lại hứng đỡ quyền vua mà từng từng áp chế. Từ cửu phẩm kể lên cho đến nhất phẩm, chồng càng cao, ép càng nặng, đến dân là vô phẳng thân giá (2) lại còn gì. Thằng này là con ngựa thằng nọ là con trâu buộc cương vào thì cắm cổ cứ đi, gác ách vào thì cúi đầu cứ lủi . Gặp Đinh thì làm nô với Đinh, gặp Trần thì làm nô với Trần, gặp Lê Lý thì làm nô với Lê Lý. Phận con hầu thằng ở, được đôi miếng cơm thừa, canh thải, đã lấy làm hớn hở vênh vang; tối năm (3) đứng đầu ruộng mới được bát cơm ăn, suốt đêm ngồi bên bàn khung cửi mới được tấm áo mặc, mà mở miệng ra thì “cơm vua áo chúa"; đồng điền này, sông núi nọ mồ hôi lẫn nước mắt cày cấy mở mang, nhưng mà “chân đạp đất vua", lại giữ chặt một hoạt kê vô lý (4). Cái tư tưởng gia nô! Cái trí thức gia nô! Bệnh gia truyền làm nô đó không biết tự bao giờ để lại, bắt ta phải gông đầu khoá miệng, xiềng tay xiềng chân, chịu gánh gia nô cho già đời mãn kiếp. (1) thêm vào đó (2) giá trị con người (3) quanh năm

(4) đại ý: Tự mình làm ra mà lại bảo là do ơn người khác, thật là câu chuyện buồn cười Đời sống hàng ngày hủ bại tầm thường (Nguyễn Văn Vĩnh, Chuyên mục Nhà nho, Đông dương Tạp chí, năm 1914) Các tật của nhà nho đại khái như sau: 1- Tính lười nhác, làm việc gỉ không mấy ông chịu chăm chút siêng năng. Đi đâu thì lạng khang rẽ ràng. Sáng không dậy được sớm, mà đứng dậy thì làm thế nào cũng phải ngồi ngáp một lúc, rồi nào hút thuốc, nào uống nước, nào ăn trầu, nào rửa mặt sau mới nhắc mình lên được mà ra ngoài. 2 - Tính nhút nhát, động làm việc gì thì lo trước nghĩ sau, không dám quả quyết làm ngay. Thí dụ như chưa đi buôn đã lo lỗ vốn, chưa làm ruộng đã sợ mất mùa. Quanh năm chỉ ngồi một xó không được một trò gì. 3 - Hay nghĩ viển vông mà không lo việc trước mắt. Tiền sờ túi không một xu mà vẫn gật gù đánh chén, sánh mình với Lý Bạch, Lưu Linh. Gạo trong nhà không còn một hột, mà vẫn lải nhải ngâm thơ, tỉ(1) mình với Đào Tiềm, Đỗ Phủ. Học thì chẳng được một điều gì thực dụng mà vẫn tự đắc là tai thánh mất hiền(2). Nói khoác thì một tấc đến trời mà rút lại mười voi không được bát nước sáo. 4 - Ngoại giả các tính ấy, lại còn một tính làm cho hại việc là tính cẩu thả. Xem điều gì hoặc làm việc gì, chỉ cẩu cho xong việc, chớ không chịu biết cho đến nơi đến chốn hoặc làm cho thực kinh chỉ(3) vững vàng. Lại một tính tự mãn tự túc, học chưa ra gì đã lấy làm khôn, tài độ một mẩu con đã cho là giỏi. Vì các tính ấy mà làm cho ngăn trở sự tiến hóa. (1) so sánh. (2) người có tài có đức. (3) tạm hiểu: đạt tới chuẩn mực. Cái gì cũng giả (Ngô Tất Tố, Báo Thời vụ, năm 1938) Đọc báo hàng ngày, thỉnh thoảng lại thấy xã hội Vệt Nam sản ra những bọn người giả. Giả mật thám, giả lính đoan, giả làm người của Sở nọ, Sở kia. Hạng người nào cũng có kẻ giả, trừ ra một bọn ăn cướp. Có lẽ trong các thực đơn của thế giới, không đâu có nhiều món giả bằng nước An Nam. Cũng thì một miếng thịt, người ta bày ra đủ trò: nấu với tiết gọi là giả trâu, nấu với riềng mẻ gọi lả giả cầy, nấu với hành răm gọi là giả chim, nấu với đậu nghệ gọi là giả ba ba, đốt đi rồi bóp với thính đỗ tương thì lại bảo là giả dê. Đồ ăn là thứ sẽ ăn vào miệng, hễ qua hàm răng thì nó là lợn hay trâu, hay gì gì nữa, cái lưỡi sẽ biết tức thì, thế mà chúng ta cứ làm giả, thì có khác chi xúi giục nhau rằng: trên đời không có cái gì mà không giả được? Cái nạn nhiều hạng người giả từ đấy mà ra.

Những cuộc khao vong nặng nề vô nghĩa (Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, năm 1915) Người thi đỗ, người được bổ làm quan, người được phẩm hàm... đều phải khao vọng. Nhà vua cũng đã đặt lệ giản tiện cho người ta dễ theo. Đại để như đỗ tú tài thì khao một con gà, một đĩa xôi và ba quan tiền, đỗ cử nhân thì khao một con lợn, một mâm xôi và năm quan tiền. Nhưng ngặt vì tục dân đã quen, chiếu lệ ra mà làm thì họ cung phải chịu, nhưng tình ý không thỏa hiệp thì họ sinh ra lắm sự ngăn trở. Họ có câu rằng "Phép vua thua lệ làng" thực là một lời nói đáng khinh bỉ. Lại ngán nỗi cho hạng kỳ mục, động ai có việc gì mới mọc đến ăn uống no say rỗi thì giở ra cách chơi bời, thuốc phiện hút khói um nhà, bài bạc đùa cười rầm rĩ, ấy thế là thỏa thuê, ấy thế là hể hả. Giá đám nào kém thì đã thấy lắm kẻ hậm hà hậm hực, tiếng lọ tiếng kia, làm cho người ta khó chịu. Than ôi! Ngoài chốn hương thôn không còn biết trời đất là đâu, người sự ăn uống không còn có sự nghiệp gì, như thể thì trách làm sao mà dân chẳng hèn, nước chẳng nhược? Chỉ biết theo đuổi những giá trị tầm thường (Dương Bá Trạc, Tiếng gọi đàn, năm 1925) Danh dự là có tài có đức có công nghiệp(1) có khí tiết thật, còn kẻ chạy theo hư vinh chỉ lo đâm đầu đâm đuôi chạy xuôi chạy ngược để cầu cạnh chen chúc, làm sao cho có được cái mã ngoài ấy thì tất là lộn sòng về cái chân giá trị. Nào trong xã hội mấy ai là người biết cân nhắc so sánh, mà vẫn thường lầm cái hư vinh là cái danh dự thực! Hỏi trọng gì, ắt là võng lọng cân đai, hỏi quỷ ai, tất là ông cả bà lớn, hỏi cái gì là sang, tất là xe ngựa lâu đài ngọc ngà gấm vóc, hỏi cái gì là sướng , tất là ăn trên ngồi trốc, nhận lễ thu tiền. Rồi xu phụ khéo luồn lọt bợm để cẩu vinh, ấy là người giỏi, giết người tợn tâng công khỏe để cầu vinh, ấy là người tài, lắm quan thày tốt, thần thế lo gì cũng xong xin gì cũng được, ấy là anh hùng, nạt con em ức hiếp hàng xóm, anh làm ông nọ, em lâm ông kia, ấy là nhà có phúc, khao phẩm hàm, vọng(2) ngôi thứ, ấy là vẻ vang, cổ kim khánh, ngực mề đay ấy là danh giá. Một người như thế, trăm người đều như thế, đời trước như thế mà đời sau cũng như thế nới! (1) cũng tức là sự nghiệp. (2) nộp tiền hay lễ vật cho làng để có ngôi thứ. Thiết thực nhưng lại phù phiếm (Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, năm 1938) Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít người có trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý(1). Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích thành sáo(2) và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hoà hoãn bớt, cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng mà phán đoán thường có vẻ thiết thực. Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh và thích chơi cờ bạc. Não sáng tác(3) thì ít, nhưng mà bắt chước, thích ứng , dung hoà thì rất tài. Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác chế nhạo. (1) tự nhiên cảm thấy hơn là do suy luận mà biết. (2) những gì đã quá quen. (3) nói theo cách nói hiện thời, tức "sức sáng tạo" nói chung. Hay tự ái và hiếu danh (Nguyễn Văn Huyên, Văn minh Việt Nam, năm 1944) Người Việt rất hay tự ái. Không mấy khi họ thú thật nỗi cực nhọc từng phải chịu. Nhưng tính tự ái thường đi đôi với tính khoe khoang. Họ dễ kiêu căng. Ở nông thôn vấn đề thể diện có một tầm quan trọng xã hội hàng đầu. Người nông dân rất thích nổi bật trước mắt kẻ khác và thích nên danh nên giá. Để chiếm được một vị trí tốt giữa những người trong cùng cộng đồng, nói chung là để thỏa mãn tính hiếu danh, họ chẳng lùi bước trước một điều gì. Họ sẵn sàng nhịn hẳn thịt cá và các món ăn ngon lành trong cả năm, hay mặc những bộ quần áo vá chằng vá đụp, chỉ cốt để có tiền tổ chức những bữa khao vọng linh đình nhân được thụ phong một loại bằng sắc nào đó. Quan cao chức lớn cũng sống như kẻ hạ lưu (Tản Đà, Đông Pháp thời báo, năm 1927) Nghĩ như những người quan cao chức lớn, cửa rộng nhà to, mũ áo đai cân, mày đay kim khánh mà gian tham xiểm nịnh, bất nghĩa vô lương hút máu hút mủ của dân thứ để nuôi béo vợ con, như thế có phải là hạng người hạ lưu không, tưởng công chúng cũng đều công nhận. Lại nghĩ như những người tây học nho học, học rộng tài cao duyệt lịch giang hồ, giao du quyền quý mà quỷ quyệt giả trá, bôi nhọ ra hề, lấy văn học(1) gạt xã hội để mua cái hư danh, phụ xã hội thân người ngoài(2) để kiếm bề tư lợi , như thế có phải là hạ lưu không, tưởng công chúng cũng đều công nhận. (1) văn học ở đây tức là học vấn nói chung. (2) người ngoài: chỉ người Pháp cũng như người Tàu là các thế lực lúc ấy đang có nhiều ảnh hưởng. Từ ảo tưởng tới thoái hóa (Phan Khôi, Báo Thần chung, năm 1929) Mấy trăm năm nay, thuyết minh đức tân dân(1) làm hại cho sĩ phu nhiều lắm, nhất là trong thời đại khoa cử thịnh hành. Buổi còn đang đi học thì người nào cũng nhằm vào hai chữ tân dân đó mà ôm những hy vọng hão huyền, cứ tưởng rằng mình ngày sau sẽ làm ông nọ bà kia, sẽ kinh bang tế thế, rồi mình sẽ thượng trí quan, hạ trạch dân, làm nên công nghiệp(2) ghi vào thanh sử(3) đến đời đời, không ngờ thi không đậu hay đậu mà không làm ra trò chi, thì trở nên thất vọng, thiếu điều ngã ngửa người ra, tay chân xuôi lơ và bủn rủn. Còn người khác đắc thời, thi đậu ra làm quan thì lại ỉ rằng bấy lâu mình đã có cái công phu minh đức, nghĩa là mình đã học giỏi rồi, thì bây giờ cứ việc thôi sờ học ư sở hành, chớ có lo chi. Bởi vậy nên có những ông thượng thư bộ hộ mà làm chẳng chạy bốn phép toán, thượng thư bộ binh mà cả đời chẳng biết đến cái lưng con ngựa ra sao cái cò khẩu súng là gì. Mà rồi ông quan nào cũng như thượng đế cả, nghĩa là toàn trí, toàn năng(!). (1) trích từ câu đầu tiên của sách Đại học, có nghĩa làm sáng đức và khiến dân luôn luôn đổi mới. (2) cũng tức là sự nghiệp. (3) thanh sét thời cổ ở Trung Quốc dùng thẻ tre để chép sử, nên lịch sử thường được gọi là thanh sử. Trì trệ và bất lực (Lương Đức Thiệp, Việt Nam tiến hóa sử, năm 1944) Bị ý thức hệ nho giáo bảo thủ lung lạc, bị nguỵ thuyết của bọn Tống nho đưa lạc nẻo, bị chế độ thi cử chi phối, đẳng cấp nho sĩ Việt Nam không còn một chút hoạt lực(1) nào, không còn được một tính cách cấp tiến nào nữa. Bởi vậy họ đã chống tiến hoá chống cải cách. Phụ hoạ với triều định, họ đã lấy cái học bã giả(2) của Tống nho dựng một bức trường thành ngăn các trào lưu triết học khác không cho tràn tới địa hạt tri thức do họ giữ đặc quyền. …"Thiếu độc lập về tư tưởng, hoàn toàn phục tùng cổ nhân Trung Hoa về cả mặt tình cảm, quá câu nệ về hình thức thơ Tàu, đẳng cấp Nho sĩ Vệt Nam chỉ sản xuất ra được những lối thơ nghèo nàn. Nhiều tập thơ mài giũa công phu nhưng không chút sinh khí. Qua ngay hình thức của thơ, ta cũng thấy rõ tinh thần bảo thủ của đẳng cấp Nho sĩ và sự bất lực của đẳng cấp này trong mọi công cuộc sáng tạo xã hội có tính chất cấp tiến. (1) sức sống. (2) thường nói bã chả, với nghĩa cái phần dư thừa sau khi lấy hết tính chất và nát ngấu nhão nhoẹt. Sự suy đồi toàn diện (Phan Chu Trinh, Thư gửi Chính phủ Pháp, năm 1905) Trong khoảng vài mươi năm nay, các bậc đại thần ăn dầm nằm dìa ở chốn triều đình, chỉ biết chiếu lệ cho xong việc, quan lại ở các tỉnh thì chỉ lo cho vững thần thế mà hà hiếp bóp nặn ở chốn hương thôn, đám sĩ phu thì ganh nhau vào con đường luồn cúi hót nịnh, không biết liêm sỉ là gì, bọn cùng dân bị nặn bóp mãi mà máu mủ ngày một khô, không còn đường sinh kế nữa. Đến bây giờ thì thế sự hư hỏng, nhân dân lìa tan, phong tục suy đồi, lễ nghĩa bạt hoại, một khu đất bốn mươi vạn dặm vuông, một dân tộc hơn hai mươi triệu người lại sắp ở vào cái địa vị bán khai mà quay về cái địa vị dã man. (… ) Nước Nam đã lâu nay học thuyết sai lầm, phong tục hư hỏng, không có liêm sỉ, không có kiến thức... Trong một làng một ấp cũng cấu xé lẫn nhau, cùng nòi cùng giống vẫn coi nhau như thù hằn, có dẫu ai có muốn lo toan việc lớn, chưa kể rằng không có chỗ mà nương thân, không có khí giới mà dùng, không có tiền của mà tiêu, giá phỏng Chính phủ(1) cho mượn trăm nghìn khẩu súng, cấp đất vài tỉnh cho ở, không thèm hỏi đến, tha hồ muốn làm gì thì làm, chẳng qua vài năm nếu không báo thù lẫn nhau thì cũng tranh giành địa vị với nhau, nếu không cướp đoạt tiền tài thì cũng giành giật tướcvị, tự chém giết nhau đến chết hết mới thôi, quyết không thể sống nổi trong thế giới này, lại còn chống cự ai được nữa.

(1) đây là Chính phủ thực dân Pháp Hay nghi ngờ và làm hại nhau trong công việc (Phan Bội Châu, Việt Nam quốc sử khảo, năm 1908) Người Châu Âu, người Nhật Bản làm việc gì cũng hợp đoàn mà làm. Tôi thường thấy người Nhật Bản lúc bản tính công việc quan trọng họ tin cậy nhau hơn ruột thịt. Còn như nước ta thì không phải không muốn làm nên việc, nhưng cùng làm việc thì nghi ngờ nhau, không phải không muốn thành công, nhưng cùng lập công(1) thì ghét bỏ nhau. Nếu chịu nghĩ kỹ thì tại sao ta lại không biết dằn lòng mà theo nhau, không biết đem lòng thành thật mà đối đãi với nhau, lại cứ nghi ngờ ghét bỏ nhau, thật là ngu quá không thể hiểu được. (1) ngày nay lập công có nghĩa lập được chiến công chiến tích , hồi đầu thế kỷ XX được hiểu đơn giản là làm mót công việc nào đó... Cách chống đối tiêu cực (Lương Đức Thiệp, Việt Nam tiến hóa sử, năm 1944) Người Việt ít khi chịu chết vì tín ngưỡng hay vì một vĩ nhân nào đó đã chủ trương trái quyền lợi của họ. Gặp lúc phải dồn vào thế yếu, họ chống lại ngay bằng phương pháp tiêu cực: chỉ trích và châm chọc. Luôn luôn bị áp bức về kinh tế và chính trị, cuộc sinh hoạt tinh thần thường lẩn cả vào trong tâm tưởng nên sức phản ứng của tình cảm và tư tưởng không mau lẹ. Tính ưa hư danh là một tật phổ thông của những người hằng cố gắng tìm vượt lên trên địa vị hiện tại của mình. Tật cờ bạc, do cuộc sống chật hẹp gây nên, cũng là một tật phổ thông khác. Mê muội hưởng lạc (Nguyễn Trường Tộ, tám việc cần làm gấp, 1867) Có những người nộp một quan tiền thuế mà tựa hồ bị cắt mất một miếng thịt, rên siết than vãn, thế mà đến sòng bạc thì cầm nhà bán cửa không tiếc. Có những hạng giàu có phong lưu, ăn mày chầu chực trước nhà không xin nổi một đồng điếu, người làng thiếu thuế không vay lợi được một quan, thế mà đến chỗ ăn chơi thì ngàn vàng mua một trận cười, trong cơn sát phạt, trăm vạn chỉ đặt một tiếng. Hạng người này nhiều lắm, không xe nào chở hết... Cũng có nhiều người mới học kha khá đã truy hoan, ngày nào cũng mài miệt trong cuộc đỏ đen, thường lui tới các chủ nợ hứa với người ta rằng "Đợi tôi dạ một tiếng trước cổng trường(1) thì mọi việc sẽ đâu vào đấy". Rắp tâm hành động như thế, rõ ràng là quan trộm cướp của công chứ còn gì? (1) tức là thi đỗ, rồi ra làm quan tha hồ kiếm chác. Lười nhác, ốm yếu (Phan Bội Châu, Bàí diễn thuyết tại trường Quốc học Huế, 1926) Người nước ta quý trọng các ông thầy đồ lưng dài tốn áo ăn no lại nằm đã thành ra một cái bệnh gần chết không có thuốc chữa. Đến lúc sóng Âu Châu ập vào, người ta coi chừng đã tỉnh dậy, nhưng mà công phu về đường thể dục còn chưa nghiên cứu đến nơi. Cái căn tính lười nhác đã quen nết lâu ngày, lại nhiều điều thói đãng tính dâm dê(1) cho hại đến sinh mệnh, người ta lấy thế làm sự thường, không lo đường cải cách nào là công khóa2) về đường thể thao, nào là lợi ích về cách vận động. Trong một ngày có 12 giờ nửa ngồi chết trước cuộc tài bàn(3), nửa nằm chết bên đèn thuốc phiện. Vận động đã không có công phu thì huyết mạch lấy gì làm lưu thông, huyết mạch đình trệ thì thân thể phải hèn ốm cho rồi, dân mới hóa ra dân nô lệ, nước mới hóa ra nước bạc nhược. (1) thói đãng là cách sống buông thả, riêng dàm dê là gì, chúng tôi chưa tra cứu được, không rõ có phải là dàm dê hay không? (2) những công việc khi vào học phải làm là công, những học trò phải học là khóa, gọi chung là công khóa (Theo Đào Duy Anh , Hán Việt từ điển). (3) một loại tổ tôm, nhưng chỉ có ba người, và đánh không có chừng mực nào cả (theo cách giải thích của Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục). Đầy rẫy tệ nạn (Đỗ Đức Dục, vấn đề tổ chức những thì giờ nhàn rỗi của người bình dân ở xứ ta, Thanh Nghị, 1945) Thử nhìn vào đám dân quê dư dật xem họ có việc gì, ta thấy ngoài công cuộc làm ăn, họ chỉ còn quân bài lá bạc thuốc phiện hay cô đầu. Đám dân nghèo cũng vậy, không phải là họ không biết cờ bạc, ngược lại càng nghèo họ càng lăn vào cuộc đỏ đen, hòng kiếm thêm ít tiền mà mồ hôi nước mắt không đủ mang lại cho họ. Thành ra, từ trên xuống dưới, giàu cũng như nghèo, không to thì nhỏ, cờ bạc đã trở nên một tập quán ăn sâu vào đầu óc dân chúng, đó thực là một mối tai ương cho dân tộc ta vậy. Ngoài ra nếu không cờ bạc thì người ta lại đua nhau đồng bóng, lễ bái nhảm nhí, từ đó sinh ra biết bao nhiêu mối tệ đoan khác. Trọng mê tín và xem nhẹ trách nhiệm với xã hội (Nguyễn Trường Tộ(*), Tám việc cần làm gấp 1867) Trong dân gian, phần nhiều hễ có công sai đến thúc giục thuế khóa thì cả hương hào lý dịch cũng lánh mặt. Thế mà ngày cúng thần thì không thiếu mặt nào cả. Có những gia đình không được khá giả, qua một kỳ cúng thần mang nợ suốt đời. Có người còn phải bỏ xứ đi phiêu tán. Thế mà họ không hề oán trách chuyện thần thánh phiền phức, lại đi oán trách sưu cao thuế nặng. (*) Nguyễn Trường Tộ thuộc thế kỷ XIX, nhưng về tư tưởng gần với các trí thức thế kỷ XX, nên xin phép được đưa vào đây. Khổ vì hội hè (Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, 1915) Xét cái tục hội hè của ta, rước xách rất phiền phí, ăn uống rất lôi thôi, chơi bời rất chán chê, tiêu pha rất tốn kém, thực là hại của mà lại mua lấy cái khó nhọc vào mình. Đã đành mở hội trước là trọng việc sự thần(1), sau là cầu vui cho dân, nhưng trong mà rước xách tế bái lắm hóa ra khổ. Hội đến hàng tháng, chịu làm sao cho được? Vả lại đã gọi là hội, trừ ra việc đóng góp, việc ăn mặc cũng đã tốn kém nhiều rồi, còn ngần nào chơi bời, ngần nào cờ bạc, con em bỏ công bỏ việc ở nhà để đi hội, chẳng những vô ích mà lại hại thêm cho làng nữa. …Xưa nay chỉ mấy người hào trưởng(2) trong làng sính mớ hội vì họ có nhiều món lợi riêng, như mở tổ tôm điểm, bài phu điểm(3), hoặc gá bạc để lấy hồ(4)… Họ mượn tiếng sự thần, kỳ thực lá cầu tư lợi. Mà khốn nạn cho dân đàn em lại phần nhiều là ngu xuẩn, nói đến việc sự thần không ai dám gàn trở gì nữa, dẫu khổ cực thế nào cũng phải nhắm mắt chịu. Nếu ai gàn trở thì sợ thần quật chết tươi. Mà thần chẳng quật, bọn hào trưởng cũng quật, tội nghiệp! (1) sự ở đây là thờ phụng. (2) người có thế lực trong làng. (3) những địa điểm ăn chơi, bài phu cũng là một loại bài lá như bài bất bài cào… (4) tiền người đánh bạc nộp cho chủ sòng gọi là hồ. Nạn “thần mãn” (Ngô Tất Tố, Phải hỏi ngôi đền ấy thờ ông thần nào đã - báo Thời vụ 1938) An Nam vốn là một nước nhiều thần nhất thế giới. Cái vạ thần mãn(1) kéo dài mấy trăm mấy ngàn năm nay làm hại bao nhiêu trâu bò gà lợn... của chúng ta. Đành rằng cũng có nhiều ông thần có công với dân, đáng để cho dân kỷ niệm, song cũng vô số thần cực kỳ bẩn thỉu dơ dáy, thí dụ như ông thần Cường Bạo đại vương chẳng hạn, nếu còn sống chắc phải đầy đi Côn Lôn. Thế mà chúng ta cứ thờ bừa đi, lễ bừa đi, há chẳng oan cho cái đầu cái cổ. (1) quá nhiều thần, thừa thần,cũng như nạn nhân mãn là quá nhiều người, thừa người. Co mình trong hủ lậu (Văn minh tân học sách, 1904) Kìa những kẻ ham mê đàn sáo, đầu hồ(1), bài lá, cờ tướng, đố thơ, đánh chữ, số tướng, địa lý, phù thủy ngày ngày dốc cả trí khôn vào những thứ vô dụng, sống say chết mộng, chả kể làm gì. Những hạng cao hơn, đỗ đạt lên một tý được cái tiếng quèn đã vội khủng khỉnh ta đây kẻ cả, tự xưng là bậc giữ gìn thế đạo(2), ngày ngày khoe câu văn hay, khư khư ngồi giữ những thuyết hủ lậu, khinh bỉ hết thảy học mới văn minh. Hạng kém hơn nữa thi chỉ nghe có vấn đề thăng quan lên mấy bực cất nhắc mấy người, chứ không hề biết đến vấn đề nào khác. Có một ông nào đã nói với các bạn hậu tiến(3): "Các thầy muốn ra làm quan, thì phải cẩn thận, đừng đọc sách mới, xem báo mới”, nếu không biết đến sách báo mới thì thôi, chớ đã biết đến mà lại bưng bít che lấp đi khiến cho không nghe không thấy chuyện gì, để tự mình lại củng cố một căn tính nô lệ, nhân cách như thể thiệt nên lấy làm đau đớn! (1) đầu hồ: một trò chơi của người xưa, ném một cái thẻ xuống một miệng trống rồi tính điểm, được "Đại Nam quốc âm tự vị” miêu tả là "một cuộc chơi lịch sự”. (2) thế đạo: đạo lý ở đời.

(3) hậu tiến: đây chỉ có nghĩa lớp người thuộc thế hệ sau, chữ không phải người kém cỏi. Văn chương nặng về chơi bời đùa giỡn (Phan Khôi, Khái luận về văn học chữ Hán ở nước ta, 1939) Ở nước ta, kẻ học khi chưa đỗ thì chăm về văn khoa cử, khi đỗ rồi thì chăm về văn thù ứng(1). Có những người nổi tiếng mà nhan nhản những bài hết tự tặng người này lại dâng người khác, té ra trời phú cho ông ấy cái văn tài lỗi lạc là để đi thù phụng thiên hạ. Vậy nếu tôi nói một ngàn năm nay người An Nam làm văn chữ Hán chỉ chuyên có hai lối khoa cử và thù ứng và trong văn học chỉ sở trường một cách “jeu de mots"(2) mà thôi, thì cũng chẳng quá nào! (1) thứ văn thơ làm khi giao tiếp khoản đãi nhau. (2) chơi chữ. Lười biếng và hay nói hão (Xuân Diệu, Sinh viên với quốc văn, 1945) Tật đầu sổ là tật lười, tật làm biếng. Lười suy nghĩ thích nhàn nhã, thích ngồi không. Nếu máu chúng ta chạy mạnh thì tất chúng ta phải xung xăng làm cái nọ cái kia chớ vô vi thì chịu sao nổi. Vậy thì trong văn học thôi ta đừng dùng cái khẩu khí hát cô đầu nữa mà phải thế này: cúc cung tận tuỵ. Thứ hai là tật "một tấc đến giời". Ngồi mà thanh tịnh vô vi thì dễ hiểu vũ trụ lắm: Ta cho vũ trụ là thế nào thì vũ trụ sẽ thế ấy chớ chi. Nhưng sự thật là ta phải đi nghiên cứu tìm tòi mới hiểu vũ trụ được. Một tật nữa là não(1) huyền hoặc, não chuộng thần quyền. Gần đây trong thơ văn có cái mốt nói chuyện Liêu Trai. Có những thi sĩ nhất định lấy hồ ly làm vợ và nếu buông cụ Bồ Tùng Linh ra thì họ không biết nói gì. (1) não ở đây là một lối suy nghĩ, nay hay thay bằng "óc” Tưởng nói thật mà hóa ra nói dối (Hoài Thanh, Thành thực và tự do trong văn chương, 1936) Văn chương ta từ trước từ nay vì bó buộc quá đỗi nên luôn luôn đi bên cạnh sự giả dối, sự bịa đặt. Nhà văn chỉ lo viết thế nào cho đúng với lẽ phải của xã hội mà không cần đúng với sự thật tự nhiên(1). Văn chương thành ra một cách để dối mình và dối người. (1) trong xã hội học có sự phân biệt giữa cái tưởng là sự thật, đang được một người trong xã hội công nhận và các sự thật đúng như nó có, song chưa được phát hiện và nhận thức thấu đáo, ở đây ý nói nhà văn ta chỉ biết loại sự thật thứ nhất. Hợm hĩnh quá đáng (Phan Khôi, Khái luận về văn học chữ Hãn ở nước ta, 1939) Một vài ông vua nước Nam đã làm cho thần dân của các ngài tưởng lầm rằng văn học nước mình cũng ngang hàng với Trung Quốc. Sự thác giác(1) ấy làm hại cho quốc dân từ lâu nay, cái hại chẳng phải nhỏ. Lê Thánh Tông phê bình hai câu thơ của Thân Nhân Trung quan đại học sĩ tại triều mình "Quỳnh đảo mộng tàn xuân vạn cảnh - Hàn giang thi lạc dạ tam canh" hợm hĩnh cho rằng dù Lý Bạch, Đỗ Phủ, Âu Dương Tu, Tô Thức(2)... cũng vị tất đã nghĩ được ra.

Gần này người ta còn truyền tụng hai câu thơ phê bình thi văn bản triều(3): "Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán - Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường". Văn học chữ Hán đến triều Nguyễn đáng gọi là thịnh hơn các triều khác, nhưng nếu bảo vượt qua cả Hán Đường thì quá lố! Những lời tự khoe ấy cần phải cải chánh. (1) Thác giác: lầm tưởng. (2) Các thi hào nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung quốc. (3) tức triều Nguyễn. Tinh thần voi nan (Xuân Diệu, sinh viên với quốc văn, đầu năm 1945) Còn những tật xấu riêng của người Việt ta là gì? Chỉ cần kể ra đây một cái tật đại biểu, cái tật to lớn nhất, rõ rệt nhất, có hại nhất là cái tinh thần mà tôi gọi là: tinh thần voi nan. Phải, những con voi to lớn lắm, có đủ chân đủ vòi, nhưng nó ở trong bằng nan ở ngoài bằng giấy. Trong kinh tế những cái “imprimene" hay "boulangene universelle"(1) chẳng hạn là những cái nhà có dăm mươi thợ làm, những đại thương cục(2) là những hiệu bán một ít khăn quàng bít tất, thì trong văn chương nhiều quyển sách là những sự bôi phết qua loa chẳng đủ tài liệu mà cũng chẳng nói ra được điều gì mới lạ. Mấy năm nay, các bạn chắc cũng bị cái mã khảo cứu nó đánh lừa, mua quyển sách về được cái bìa là có ý nghĩa. Một bản dịch "Ly tao" mà đem điệu Sở từ dịch qua loa ra lục bát là voi nan. Một tập sách nói nhảm dông dài mà gọi là tiểu thuyết, một quyển sách gọi là "Hát dặm Nghệ Tĩnh” mà chỉ góp nhặt những bài hát dặm vài huyện Nghi Xuân Can Lộc tại Hà Tĩnh, chứ chẳng thấy tỉnh Nghệ An ở đâu: đều là voi nan cả. Voi nan đề lừa độc giả, voi nan để làm tiền, kể làm sao xiết voi nan! (1) Tiếng Pháp chỉ các nhà in, các cửa hàng bánh mì lớn. (2) giống như các trung tâm nọ trung tâm kia thời nay. Không có can đảm là mình (Nguyễn Duy Thanh, Muốn cho tiếng An Nam giàu, báo Phụ nữ tân văn, 1929) Ông Dorgelès trong quyển Con đường cái quan có nói đến thói hay bắt chước của người mình. Đại khái ông nói rằng: "Ngày xưa người Tàu sang cai trị An Nam, người An Nam đều nhất nhất theo Tàu cả. Nay người Pháp sang bảo hộ mới được gần một trăm năm, mà nhà cửa đã theo Tây thời rất dễ dàng, nói đến tiếng An Nam thời khô khan, hình như phải dịch tiếng mình ra tiếng nước ngoài… Khoa học có nói rằng giống thằn lằn hễ bám vào cây nào thì lâu dần sẽ giống da cây ấy. Ở bên An Nam này thời không thế, thằn lằn không đổi màu da mà chính cây đổi màu da để lấy màu da thằn lằn". Câu nói đau đớn thay mà xét người ta nói cũng phải.

...Người viết văn phải có can đảm mà dịch những chữ nước ngoài ra. Mở đầu có hơi ngang tai, sau dần rồi cũng nghe được. Cụ Nguyễn Du không can đảm sao dịch nổi chữ tang thương ra chữ bể dâu, chữ thiết diện ra chữ mặt sắt(1)… Mà cũng lạ thay cho người mình không suy xét kỹ: Người Tàu nói chữ vân cẩu tang thương có khác gì chữ mây chó chữ bể dâu không. Ấy thế mà giá mình nói "Bức tranh mây chó vẽ người bể dâu”(2) tất phần nhiều người cho là mách qué! Người Tàu trước kia làm gì có những tiếng cộng hòa, cách mạng, cá nhân, vật lý học, kỷ hà học(3)… Vì lòng sốt sắng làm cho tiếng nước nhà giàu thêm lên, nên họ không ngại khó, rồi mới đặt ra được cái tiếng ấy. Người mình thì không thế. Muốn dịch một chữ Pháp hay chữ Anh ra tiếng nước nhà mà không dịch nổi, thì cứ việc mở ngay tự vị(4) Tàu ra, trong ấy đã sẵn sàng cả rồi. Dù người Tàu có dịch sai chăng nữa cũng mặc cứ cắm đầu cắm cổ mà chép, ai biết đến đó mà lo. (1) hai câu nguyên văn trong Truyện Kiều: "Trải qua một cuộc bể dâu” và "Lạ cho mặt sắt cũng ngây vi tình”. (2) một câu trong "Cung oán ngâm khúc”. "Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương” (3) tức hình học. (4) tức từ điển. Chăm học nhưng chưa thoát khỏi tư cách học trò (Phạm Quỳnh, Bàn về quốc học, Nam phong, 1931) Nước ta vẫn có tiếng là ham học, nhưng cả nước ví như một cái trường học lớn, cả năm thầy trò chỉ ôn lại mấy quyển sách giáo khoa cũ, hết năm này đến năm khác, già đời vẫn không khỏi cái tư cách làm học trò! Ấy cái tình trạng nước ta, sự học từ xưa đến nay và hiện ngay bây giờ cũng vẫn thế… Xưa khi học sách Tàu thì làm học trò Tàu, ngày nay học sách Tây chỉ làm học trò Tây mà thôi... chưa mấy ai là rõ rệt có cái tư cách - đừng nói đến tư cách nữa, hãy nói có cái hy vọng mà thôi - muốn độc lập trong cõi tư tưởng cả. Như vậy thì ra giống ta chung kiếp(1) chỉ làm nô lệ về đường tinh thần hay sao? Hay là tại thần trí của ta nó bạc nhược quá không đủ cho ta cái óc tự lập. (1) suốt đời. Tùy tiện, cẩu thả trong giao lưu, tiếp xúc (Phan Chu Trinh, nước Việt Nam mới sau khi Pháp Việt liên hiệp, 1912) “Xét nước ta đời thụ phong Trung Quốc chỉ là chính sách ngoại giao cho nên coi là trò chơi, không coi là vẻ vang. Kẻ lấy Trung Quốc làm ỷ lại, ắt là vào thời cuối(1): vua nhác, tôi nịnh, binh bị không sửa sang, coi họ như cha mà quên điều nanh ác. Thời cuối các đời Trần, Lê đều có, mà triều ta(2) lại càng nhiều. Sứ thần ngày xưa làm nhục được người Trung Quốc coi như vinh dự. Những kẻ đi việc sứ đời sau lấy việc được một bài thơ, bài văn, một lời than , tiếng cười của sĩ phu Trung Quốc trở về để khoe khoang với bạn bè làm vẻ vang. Mặt này lại là một điều suy sút của sĩ phu nước ta. (1) tức giai đoạn suy tàn của một triều đại.

(2) triều ta đây tức là nhà Nguyễn. Thạo sử người hơn sử mình (Hoàng Cao Khải, Việt sử yếu, 1914) Sĩ tử khắp nước ta làu thông kinh sách mà không biết đất đai của nước ta và nòi giống dân ta như thế nào. Họ chỉ biết Hán Cao. Tồ, Đường Thái Tông mà không biết Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ ra làm sao. Họ chỉ biết Khổng Minh, Địch Nhân Kiệt mà không biết các bề tôi Tô Hiến Thành, Trần Quốc Tuấn thờ vua giúp nước như thế nào. Họ chỉ biết núi Thái Sơn cao chót vót, sông Hoàng Hà sâu thăm thẳm, nhưng không hề hay biết núi Tản Viên từ đâu tới, sông Cửu Long ở Nam Kỳ - phát nguyên từ nơi nào. Ưa chuộng phong tục nước ngoài cho nên bao nhiêu nghi lễ về quan hôn tang tế (1), chúng ta đều bắt chước người Trung Hoa cả. Lại còn lấy kỹ nghệ nước ngoài làm ưa thích. Đã không chịu học hỏi cách biến chế, óc sáng kiến của họ, mà tại đi tiêu thụ hàng hóa giúp cho họ. Đa số những vật liệu như đồ sứ, hàng tơ, lụa, hàng thêu, hàng đoạn(2)... chúng ta đều đi mua sắm từ bên Trung Quốc về dùng. Rồi dần đà lâu ngày, linh hồn của dân tự nhiên bị đổi dời, trí não của dân ta tự nhiên bị bưng bít mà ta không hề biết, chỉ vì cái cớ chúng ta cứ chuyên trọng Bắc sứ(3) mà thôi. (1) các việc thuộc về đình đám, ma chay, cưới xin… (2) hàng dệt bằng tơ, mặt bóng mịn (3) tức lịch sử Trung Hoa. Ai cũng học mà chẳng học ai cả (Ngô Đức Kế, Nền quốc văn - Tạp chí Hữu Thanh, 1924) Người nước mình từ xưa đến nay, cái tâm lý đối với việc học là học mà đi thi, đi học cũng như đi buôn bán hay làm nghề, cái mục đích chỉ là cầu lợi mà thôi. Tiếng rằng nước mình tôn sùng đạo Khổng, song đó là vì học đi thi mà tôn sùng, chứ không phải vì tôn sùng mà phải học. Cho nên ngày trước triều đình thì Hán tự thì người mình lo học Hán tự để lấy ông cử, ông nghè. Ngày nay Chính phủ bảo hộ thi Pháp văn thì người mình lo học Pháp văn để lấy ông tham ông phán… Dễ học cái dở hơn cái hay (Lương Dũ Thúc, Nông cổ mín đàm, 1904) Người bổn quốc chúng ta lúc này cũng đã có nhiều người thành thị lịch lãm về sự dinh dãy (1), cách ở ăn sạch sẽ, về lệ luật phép tắc thông thạo nhiều; tôi chỉ không hiểu cho rõ làm sao mà thông thái mau hết mức về việc xa xỉ, về lý tự bạo (2), mà không thông thái về cách tính toán, về phép thương cổ (3); không có thấy bày ra hãng buôn nào cho lớn làm nghề nào cho to; vụ lợi (4) thì không làm, còn vụ hại thì thích lắm. Trong năm mười năm tới nữa mà cứ không buôn lớn và không học nghề chi cho giới, thì kẻ nghèo khó còn thặng (5) trên số ngàn nữa. (1) chỉ lối sống sang trọng (2) chỉ tham vọng muốn trở nên ông kia bà nọ. (3) buôn bán. (4) việc sinh lợi (5) dư ra Xấu làm tốt dốt làm thông (Ngô Đức Kế, tạp chí Hữu Thanh, 1923) Chúng ta thừa thụ cái cơ nghiệp của tiền nhân, sinh nở phồn thực ở đất nước này đã mấy nghìn năm đến nay lại gặp lúc ngọn triều tiến hoá tràn khắp mọi nơi, thế mà không làm sao bước tới theo người. Mà chỉ mê mẩn tối tăm, ngu hèn dốt nát đói nghèo khốn khổ, không dám ló đầu ra với mọi người. Nhất ghét là xấu làm tốt dốt làm thông, mượn cái văn minh của người mà trang sức bề ngoài, kỳ thực trăm việc chẳng ra gì, mà nhân cách một ngày một hư, phong tục một ngày một nát; ngọc vàng bề mặt, thối nát bề trong, văn minh chẳng thấy đâu mà càng ngày càng thêm man rợ. Nghĩ thấy Tổ quốc mình như thế, thôi thì không có việc mà bàn không có chuyện mà chép, mà cũng không bàn làm gì không chép làm gì. Bắt chước vội vã thêm gây hại (Trần Trọng Kim, Nho giáo, 1930) Tính bất chước vốn là tính tự nhiên của loài người, dẫu ở nước nào cũng thế cả. Nhưng giá ta có sẵn cái tinh thần tốt rồi chỉ bắt chước lấy những điều có bổ ích thêm cho tinh thần ấy thì thật là hay lắm. Chỉ hiềm vì mình để cái tinh thần của mình hư hỏng đi, mà lại mong bắt chước sự hành động của người ta thì sự bắt chước ấy lại làm cho mình dở hơn nữa. Vì đã gọi bắt chước là chỉ bắt chước được cái hình hài bề ngoài mà thôi còn cái tinh thần ở trong, phi (1) lâu ngày nhiễm (2) lấy được mà hóa (3) đi, thì khó lòng mà bắt chước được. Thành thử bao nhiêu những sự bắt chước chỉ là làm loạn cả tính tình tư tưởng và phong tục của mình. Có lắm người vọng tưởng (4) rằng mình cố bắt chước được người ngoài là mình làm điều có ích cho sự tiền hóa của nòi giống. Không ngờ rằng sự bắt chước vội vàng quá lại thành cái độc gây ra các thứ bệnh cho xã hội. Mà sự lầm lỗi ấy chỉ một ngày một thêm ra chứ không bớt đi được. (1) không phải. (2) thâm nhập. (3) thay đổi. Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu ghi: phàm vật này mất đi mà vật kia sinh ra gọi là hoá. (4) vọng tưởng: nghĩ lầm Thị hiếu tầm thường (Nguyễn Văn Vĩnh, Nhời đàn bà, Đăng cổ tùng báo, 1907) Cái lý thú của nước Nam ta nhỏ mọn lắm. Kia cái đồng hồ từ tám mươi đời thì quấn vải tây điều, kết quả găng. Nọ núi non bộ khéo chắp tỉ mỉ trong trồng cây uốn con phượng. Cầu quán con con, thuyền bé lý tí. Câu đối về tranh hết tứ thời phong cảnh lại đến thiên lý giang sơn (1). Thi họa nhỏ nhen, thi chẳng ra thi, họa chẳng ra họa. Giang sơn treo cửa sổ, sơn thủy để đầu giương. Hoành phi câu đối thì chữ nghĩa đẹp phẩy mác hơn đẹp ý tình (2). Đồ chạm đồ cẩn thì tỷ mỳ con dơi già quả mướp non, người ngoại quốc mua cho cũng là thương công hơn trọng khéo. Ghế giường bàn tủ dáng dấp nặng nề. Nói tóm lại thì người Nam mình chưa cái gì là cái khéo. Mà càng bắt chước Tây bắt chước Tàu bao nhiêu càng xấu bấy nhiêu. Người mỗi ngày một hay, vi xảo (3) là thông ngôn ông tạo hoá. Ta mỗi ngày một đổ (4), vi xảo là cơn hứng chí điên cuồng. Học chẳng phải mà bắt chước cũng chẳng phải. Xảo nghệ muốn noi theo ngoại quốc, là phải noi lý tưởng (5) chớ không nên bất chước phù hoa. Kẻo mà khéo thêm ra chẳng thấy đâu, lại đang nghề nguyên lành hóa nghề lang lố (6) . (1) cảnh sắc bốn mùa và núi sông. ngàn dặm, các mô-tlp đã trớ thành sáo mòn. (2) "phẩy mác” là tên gọi hai nét dùng trọng chữ Hán, đây ý nói chỉ có cái đẹp bế ngoài. (3) trình độ kỹ thuật. (4) kém đi hỏng đi. (5) đây hiểu là quan niệm. (6) nghĩa như nhố nhăng. Thời gian phí phạm (Phan Khôi, Cái đồng hồ của người Việt Nam, Phụ nữ tân văn, 1931) Trong tiếng ta có một lời mà người ta hay dùng là cơm vua ngày trời, tỏ ra ý ăn hết chừng nào thì ăn, làm được chừng nào thì làm, không bị hạn chế và thôi thúc chi hết. Lại có thành ngữ "làm việc quan" là làm việc rồi (1)… Phải, phàm kẻ làm việc quan không bị hạn chế thôi thúc thì tội gì làm đúng đắn làm kịp thời vụ làm chi! Bởi vậy cho nên ngày xưa chúng ta không có đồng hồ. Chẳng những vì khoa học không ưa nên không làm được đồng hồ, mà chính vì cái quan niệm “cơm vua ngày trời” và “làm việc quan" ấy nó choán sẵn trong đầu rồi, không có sự cần nên không làm đồng hồ được. Có người đeo cái đồng hồ không chạy, máy ở trong đã hư hết, nhưng vì nó đẹp nên cũng đeo cho có với người ta. Ta chưa nhìn rõ cái giá trị thật của thời gian là thế nào. (1) làm qua loa cho xong. “Rồi" ở đây như chữ “rồi” trong “ăn không ngồi rồi”. Không lo xa, dễ thỏa mãn (Lương Dũ Thúc, Báo Nông cổ mìm đàm, 1902) Tôi luận rằng người nước Nam ta khi túng thiếu thì lo lắng thở than , trong lúc đói lo một hồi mà thôi, chớ no không lo nữ. (…) Người nước của chúng ta, bởi không từng trải ít thấy rộng ít nghe xa (…) hễ vừa mới động nở nòi ra một thí(1) thì là đổi tính đổi nết, làm bề làm thế(2), muốn nghỉ mà ăn chơi. Bới làm sao vậy? Bởi trong trăm người mới có một, thì là trong một xóm ở chừng một trăm, người ấy đã đặng trên mấy bợm(3) khác. Có bạc chục bạc trăm, cho vô cho ra, đã có người thiếu nợ mình rồi, cho nên hết muốn ráng sức nữa. Vì vậy nhiều khi nghèo nàn khổ sở lại… Đến lúc nghèo rồi lại than thở trách trời sinh mình sao mà vận xấu, mới cho khá rồi lại làm cho nghèo, tại trời không thương. (1) khá giả một tí. (2) làm dáng, khoe mẽ. (3) bợm đây không có nghĩa xấu mà chỉ nghĩa bọn khác, kẻ khác. Tầm nhìn hạn hẹp (Phan Bội Châu, Việt quốc sử khảo, 1908) Tục ngữ có câu rằng "cọp chết để da, người chết để tiếng". Xem câu nói đó thời danh vẫn nên quý. Nhưng tội tình thay! Óc ti ti như óc dơi, mắt ti ti như mắt muỗi, ngoài buồng the, bếp núc, vẫn không biết gì là nước non, trừ sọ bò đầu heo, vẫn không biết gì là rồng rắn. Huống chi vết xấu ở gia đình, thói hư ở xã hội, gắn sâu buộc chặt trải mấy nghìn năm, đoàn thanh niên cho đến phường tân tiến(1), đua tranh danh giá, chẳng cu-li thượng đẳng thời nô lệ quá ưu, miệng chưa ráo sữa đã lóc lẻm những thẻ bạc bài ngà, ức(2) chưa rời nôi mà ao ước những mề đay kim khánh. Ôi! Thế là vinh danh hay sao? Qúy hóa hay sao?? (1) đoàn thanh niên đây chỉ thế hệ trẻ, còn phường tân tiến trong xã hội Việt Nam đấu thế kỷ XX là tớp người đi theo xu thế Âu hóa. (2) ngực. Không biết giữ chữ tín (Trần Chánh Chiếu, Lục tỉnh tân văn, 1908) Không giữ chữ tín thì anh lừa tôi, tôi lừa anh, trăm chuyện sẽ nát, tinh thần xã hội tan rã (…). Bất tín lớn nhất: một là dối trá. Nhiều người nước ta vụng trong đường mưu sinh(1) nhưng lại giỏi dối trá giả mạo. Hai là bội ước các quy chế, chương trình, mà lại làm ra vẻ tuân hành: Nói mười không giữ được hai ba; Ngay khi ký quy ước đã không cố ý thực hiện, cứ ký bừa, bất kể sau này ra sao. Cho nên quy ước chưa ráo mực mà như đã bỏ đi: Còn như ước miệng(1) thì chỉ là "nói láo mà chơi nghe láo chơi" (. ..). Những thói xấu ấy đầy rẫy mà cứ điềm nhiên không cho là quái gở. (1) kiếm sống (2) thỏa thuận miệng Ăn xổi ở thì, chưa lo làm đã lo phá (Trần Chánh Chiếu, Lục tỉnh tân văn, 1908) Nước nào cũng có gian giảo, Tây, Nam, Chệt, Chà (1) đều có kẻ tốt người xấu. Song nước ngoài người ta gian khéo xảo lớn, còn nước mình gian vụn xảo vặt. Nói giác thể (2) như một nguời Chệt kia lãnh của người ta đi buôn, lãnh rồi thì lo làm ra té lời cho nhiều, có gian lận thì lấy trong cái tiền lới ấy, chứ không khi nào đụng toiứ vốn bao giờ. Họ tính như 100đ (*) mà làm lợi ra 0,30đ (*), dầu có gian, chủ có hay cũng giám mà cho gian. Còn người nước Nam không phải vậy, cứ guốc đẽo hoài. Chủ ra vốn cho 10đ (*) đã phá tán cho lỗ lã, rồi cứ cái vốn lấy hoài, cứ cái mạch châm hoài. Đụng 0,50đ (*) cũng gian, 0,30đ (*) cũng gian, làm sao mà không háp tiệm (3) Chuyện gì hồi lãnh coi công việc bần hàn ăn mắm muối, vợ rách con đói, chứng lãnh việc rổi, vợ đeo vòng con đeo vàng,chồng giầy vợ dép lên xe xuống ngựa, vợ lấy bạc góp chồng lấy bạc góp, chồng trai gái đào đĩ, sắm giường sắm màn riêng, vợ tùng điệp (4) đem cả kiếng họ (5) đến tiệm mà ăn phá. Ôi tính hay ăn xổi, xài gấp giật gấp, nước mình nay ra đi buôn thì không khác gì mấy đứa con nít tập đi tập chạy ! (1) Chệt (có khi viết Chiệc): người tàu, Chà: người Mã Lai hoặc Ấn Độ, còn Tây và Nam, tức người phương Tây và người Việt. (2) Ví dụ (3) Cũng như sập tiệm (4) Liên tục, dồn dập (5) Chi họ, dòng họ (*) Các con số này lần lượt là: 1 đồng, 3 hào, 10 đồng, 5 hào Nhìn đâu cũng thấy sự tầm thường về trí tuệ (Ngô Đức Kế, Cảm tưởng trong lúc biên tập, báo Hữu thanh, 1923) Đến với các bậc tân nhân vật (1) để nghe nóng một đôi điều về đường học vấn thì phần nhiều chỉ nghe bàn đến vấn đề lương ít, lương nhiều, không thì mũ, giầy, đồng hồ xe đạp, mốt nào khéo, mốt nào mới, mày mua hiệu nào tao gửi bên Tây, không thì con bé nọ, con bé kia, món này mày, món kia tao, thế thôi. Đến các nhà buôn bán, thì ra những Công ty to nhỏ thập hiệu (2) lớn, vận hàng chở hóa, kẻ vào người ra chen vai kề cánh, chẳng hiệu chú khách thì hàng ông Tây, còn hàng An Nam thì chỉ là buôn lẫn bán quanh, mình cạnh tranh với mình, không những không cạnh tranh lợi được với kẻ ngoại phương (3), mà lại còn nói dối bán lừa, chưa khỏi thói mua hành bán tỏi. Thứ đến các nhà chế tạo (4) thì chẳng thấy khói lên không nghe máy động, các đồ thủ nghệ cũng có tiến bộ, song các nguyên liệu phải nhờ vào người cung cấp mà vật chế tạo không chở được ra ngoài dương (5), đồ sản xuất mà có đường tiêu thụ không, người làm càng nhiều thì nghề càng không, hết mồ hôi nước mắt chỉ đủ “tay vó miệng lẩm” (6). (1) tức các nhân vật đào tạo theo kiểu phương Tây (2) chưa rõ nghĩa (3) người nước ngoài (4) các nhà sản xuất (5) tức xuất khẩu (6) tương tự tay làm hàm nhai. 1. Nhắm mắt bắt chước điều không hay của cổ nhân và ngại thay đổi (Dương Dũ Thúc, báo Nông cổ mìn đàm, 1902) Người nước chúng ta sự tính lợi hại xét hơn thua không rõ, cứ người sau thì làm theo những điều người trước hay làm. Bởi vậy cho nên cả nước giàu không đặng giàu nhiều, nghèo thì nghèo đến đỗi không áo không quần mà thay, rồi mỗi mỗi cứ đổ lỗi cho trời cho số, cho ngày sinh tháng đẻ. Cổ đạo (1) là những lẽ phải; có vua tôi, có cha con, có anh em, có vợ chồng, có bạn hữu; nếu người nay mà trái những điều đó mới mang tai(2). Chớ ví như đổi tục gian ra ngay, tục làm biếng ra siêng, đổi dối ra thiệt, tục nghịch ra thuận, tục ngu ra trí, tục hèn ra sang, tục dơ ra sạch, tục vụng ra khéo, tục trược(3) ra thanh, đổi như vậy thì là phải lắm. Xin hãy coi gương người dị quốc (4), hoặc phương Đông phương Tây, phương Nam cùng phương Bắc, người ta thường hay đổi hay sửa, ít bắc chước những điều tệ của người trước; bởi vậy nay người ta thanh lịch lắm. Nếu mà cứ theo tục sai không đổi thì quả là khờ và bị thiệt hại. (1) đạo lý cổ truyền (2) chịu những điều khốn khổ, có hại (3) trược tức là trọc, có nghĩa là đục, không trong sạch (4) người các nước khác 2. Trí túc và Hiếu cổ (Quốc dân độc bản – tài liệu do Đông Kinh Nghĩa Thục soạn, 1907) Dân ta đại để bảo thủ mà không biết tiến thủ. Sở dĩ bảo thủ một là do trí túc, hai là do hiếu cổ (1). Thường thường cho rằng quê mùa chất phác là hay, lặng lẽ rút lui là cao thượng, không biết rằng như vậy là chỉ muốn ăn chơi lười biếng. Đó là tri túc làm trở ngại cho chí tiến thủ. Không biết rằng thế đạo (2) ngày một suy, mà lại than thở phong tục xưa không được phục hồi. Lòng hiếu cổ ấy trở ngại cho chí tiến thủ. (1) Trí túc: biết thế nào là đủ; hiếu cổ; ưa thích những gì đã có từ xưa. (2) đạo sống ở đời

3. Cái gì cũng đổ tại trời (Quốc dân độc bản, 1907) Thuyết mệnh trời làm cho dân ta bị trở ngại. Nước yếu không quy trách nhiệm cho chính sự tồi tệ, quốc dân bất tài, mà lại nói vận số không phải do người quyết định. Lụt lội hạn hán không trách cứ là không có kế hoạch tiêu nước kịp thời, không phòng ngừa đói kém mà lại nói thiên tai không phải do người gây nên. Dịch bệnh lan tràn thì nói con người sống chết có số, đề phòng cũng vô ích. Cùng làm một nghề, kẻ thành người bại, cũng lại nói họ gặp may, ta gặp rủi. Than ôi! sao lại có cách nói tự hại mình đến thế? THAM GIÀU CHO MAU NÊN SINH CỜ GIAN BẠC LẬN (Lương Dũ Thúc, báo Nông cổ mín đàm, 1902) Cũng bởi người mình tục quấy(1) nhiều, cho nên mới sinh bài bạc nhiều. Bài bạc ham nghĩa chi? Nghĩa là tham cho mau có tiền, đặng khoe khoang nhà cao cửa lớn, đặng cho khỏi bị người giàu có khinh khi bỉ bác. Tại bởi quấy, ít thương nhau cho nên sinh ra tranh đua về lý tài (2). Lý tài gấp thì có món chi mau hơn cờ gian bạc lận? Rõ là tục quấy làm cho người trở lòng tham lam. (1) thói quen xấu. (2) cốt sao kiếm lợi. CHỈ BIẾT CẠNH TRANH TRONG NHỮNG VIỆC TẦM THƯỜNG, LẶT VẶT (Dương Bá Trạc, Tiếng gọi đàn, 1925) Cạnh tranh là một cái tính phổ thông của nhân loại, những bậc danh nhân kiệt sĩ đua tài chọi sức, chẳng là vì cái danh thực mà cạnh tranh đấy ư? Những bậc phú hào bên các nước Âu Mỹ làm nên cho dân được thịnh nước được giàu , chẳng là vì một cái lợi to mà cạnh tranh đấy ư? Nay hỏi đến cách cạnh tranh của người mình thế nào? Đi học thì cạnh tranh nhau cầu được học bổng nhiều, mà trí thức rộng hẹp phẩm hạnh thấp cao lại không hề cạnh tranh đến. Làm quan thì cạnh tranh nhau cầu cho được tiền nhiều chức lớn, mà đạo đức tốt xấu, chính tích hay hèn (1) lại không hề cạnh tranh đến. Ở trong làng thì cạnh tranh nhau chỗ ăn chỗ ngồi, ngôi trên ngôi dưới, ngoài cái đó không hề so sánh hơn thua, ai thiện ai ác, ai hiền ai ngu (2). Ra ngoài đường thì cạnh tranh nhau kẻ khó người giàu, manh quần tấm áo, ngoài cái đó không hề phân biệt ông hay là thằng , bà hay là con nữa. Làm ruộng thì cạnh tranh nhau tấc ruộng thước vườn, mẩu bờ tí nước, mà đến.những đồng bãi mênh mông, kể hàng ngàn hàng muôn mẫu thì có ai nhìn.

Buôn bán thì cạnh tranh nhau luồn lỏi mua cho được, mánh khóe bán cho trôi, mà đến những đại tôn giao dịch (3) kể trăm thứ ngàn thứ hàng thì có ai biết. Làm thợ thì cành tranh nhau bán rẻ phá giá làm điêu (4), đỡ công mà chưa từng có được một cái đoàn thể đồng nghiệp cho hẳn hoi, để khoáng trương (5) lợi ích. Ấy sự cạnh tranh của người mình toàn có một cái mục đích nhỏ nhen hèn hạ như thế cả. Thế mà cạnh tranh hăng hái dữ tợn, cũng chẳng khác gì người các nước họ cạnh tranh vì cái danh thực, cái lợi to. (1) việc làm của các quan chức trong khi thi hành công vụ, kẻ hay người dở. .. (2) "hiến" ở đây có nghra người có đức hạnh chữ không phải là hiền lành, dễ dãi, và ngu có nghĩa ngược lại. (3) nguyên nghĩa "đại tôn” là dòng họ lớn, đây chỉ những người có vai vế và nơi tiếng trong nghề. (4) gian dối, man trá. (5) tương tự như "khuếch trương”. Dân khí bạc nhược (Phan Chu Trinh – Thư gửi Chính phủ Pháp, 1906) Nước Nam độ bốn mươi năm nay, vận nước ngày một suy, suốt từ trên đến dưới chỉ biết chuyện lười biếng vui chơi. Pháp chế luật không còn có cái gì ra trò, nhân tài cũng tiêu diệt đi mất cả. Người trên thì lâu lâu được thăng trật(1), chẳng qua như sống lâu lên lão làng; người dưới thì đem của mua quan , thật là tiền bạc phá lề luật. (...). Suốt cả thành thị cho đến hương thôn, đứa gian giảo thì như ma như quỷ, lừa gạt bóc lột, cái gì mà chẳng dám làm; đứa hèn yếu thì như lợn như bò, giẫm cổ đè đầu, cũng không dám ho he một tiếng. (1) trật: cấp bậc phẩm hàm. Pháp luật đơn sơ (Quốc dân độc bản, tài liệu của Đông Kinh nghĩa thục, 1907) Dân trí càng mở mang thì pháp luật càng phải tinh tế. Luật lệ nước ta sơ sài hết sức. Những điều rõ ràng thì hoặc là phiền toái vô dụng, hoặc là khe khắt quá khó lòng giữ đúng (...) Những điều ta nói ta làm hàng ngày mà theo luật quy tội, thì sáng bị tội đồ, tội lưu, chiều bị tội phạt trượng. Đến những điều đáng phải theo cũng không thể theo được. Trên cũng như dưới đều mơ mơ màng màng, cơ hồ thành một nước không có pháp luật. Dân không giữ chữ tín, trong dân gian người ta làm khế ước với nhau, thường mực chưa khô đã bội ước. Quy tắc của trường học, kế hoạch của công sở phần lớn nằm trên giấy, treo lên cho vui mắt, đọc lên cho vui tai mà thôi. Trên dưới không tin nhau, mà mong giữ đúng pháp luật thì thật là khó thay! Đã không giữ được thì thay đổi đi là hơn. Làm ra vẻ yêu nước để mưu lợi riêng (Phan Bội Châu - Cao đẳng quốc dân, 1928) Chứng bệnh hay giả dối là chứng bệnh chung của người nước ta mà ở trong lại có một chứng đặc biệt là chứng ái quốc giả... Nào đám truy điệu, nào tiệc hoan nghênh, nào là kỷ niệm anh hùng, nào là sùng bái chí sĩ, chuông dồn trống giục, Nam hát Bắc hò, xem ở trong một đám lúc nhúc lao nhao, cũng đã có mấy phần người biết quyền nước đã mất thì tính mạng không còn, hồn nước có về thì giang sơn mới sống. Nếu những tấm lòng ái quốc đó mà thật thà chắc chắn thì giống Tiên Rồng chẳng hạnh phúc lắm sao? Nhưng tội tình thay, khốn khổ thay, người ưu thời mẫn thế chẳng bao nhiêu mà người rao danh thì đầy đường đầy ngõ. Giọt nước mắt khóc nước vẫn ngày đêm chan chứa mà xem cho kỹ thì rặt nước mắt gừng; tiếng chuông trống kêu hồn vẫn trong ngoài gióng giả mà nghe cho tới nơi thì rặt là chuông trò trống hội; ngoài miệng thì ái quốc mà trong bụng vẫn là kim khánh mề đay; trước mặt người thì ái quốc mà đến lúc đếm khuya thanh vắng thì tính toán những chuyện chó săn chim mồi. Cha ôi! Trời ơi! ái quốc gì, ái quốc thế ư? Đeo mặt nạ ái quốc để phỉnh chúng lừa đời, một mặt thời mua chuốc lấy tiếng chí sĩ chân nhân, một mặt thì ôm chặt lấy lốt ông tham bà đốc. Học đòi làm dáng một cách sống sượng (Nguyễn Văn Vĩnh, Đăng cổ tùng báo, 1907) Cứ chiều đến, độ sáu bảy giờ, đứng ở góc hồ Hoàn Kiểm, trông kẻ đi qua người đi lại, thấy ngứa mắt quá. Nhăng trông mấy ông ăn mặc quần áo Tây. Gớm, sao mà khéo bắt chước, giả sử sự học hành, sự buôn bán mà cũng bắt chước được khéo thế thì hay quá! Ông cổ cồn trắng, cổ nút xanh, nút đỏ, đầu thì mũ cỏ, tay thì ba toong, giày thì bóng nhoáng, hai ngón tay thì khéo gẩy gẩy cái nách áo gi-lê. Ông ngồi xe thực khéo lấy dáng. Ngày xưa cái ô lục soạn , cái điếu thuốc lá bọt. Nay những cái ấy đã cho là đồ cũ rồi. Cái xe Nhật Bản bây giờ cũng bỏ. Bây giờ có xe cao su, êm hơn mà ngồi ưỡn ra bệ vệ hơn nhiều. Tay cần quyển sách hay là cái nhật trình (1), mắt giả lờ trông thì lại ra tuồng (2) nữa. Em (3) thực là người hiếu sự duy tân. Cách ăn mặc An Nam đội cái khăn bằng cái rế, búi tóc như quả bưu , áo lướt tha lướt tư ướt, giày lẹp cà lẹp kẹp, móng tay gãi đầu như người rũ chiếu thì cũng bẩn lắm thực. Em cũng muốn rằng người An Nam ăn mặc cho gọn gàng sạch sẽ diện mạo tinh nhanh, nhưng mà thấy những trò sài sơn (4) của các ông cũng ngứa mắt lắm. (1) báo ra hàng ngày (2) trông có vẻ phường tuồng. (3) Bài này ký tên Đào Thị Loan là một trong những bút hiệu của Nguyễn Văn Vĩnh. Bởi in trong mục Nhời đàn bà, nên xưng "em” (4) Ăn diện. Cái hay của người không biết học (Nguyễn Trọng Thuật - Điều đình cái án quốc học, Nam Phong, 1931) Từ Lê Hồng Đức bắt đầu gieo cái mầm cẩu thả , rồi Mạc Trịnh lại càng tài bồi cho thành cái rừng cẩu thả. Cẩu thả nên toàn mô phỏng, mô phỏng thì không còn biết biến hóa nữa. Như người học vẽ tranh mà làm cách lồng phóng hay là can-ke thì thế nào cũng không đúng. Kỳ cạch mãi càng không đúng, bấy giờ khoanh tay lại lắc đầu lè lưỡi mà rằng "Bức vẽ mẫu là thiên tài trời đã định, mà mình là bất tài trời đã định"... Bấy giờ dẫu có ai hoán anh cho biết cũng không tin, có ai biệt sáng biệt lập (1) cái gì cũng không thèm ngó tới. (1) sáng tạo. Óc sùng ngoại lại quá nặng (Nguyễn Trọng Thuật – Điều đình cái án quốc học, Nam Phong, 1931) Anh thợ vẽ cầm lấy cái bút là vẽ ngay phpng cảnh Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự; thày đồ tìm đến cái bút là tả ngay lịch sử Hán Cao Tổ Trương Lương Hàn Tín; anh phường tuồng ra trò là diễn ngay tấn Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi. Thổ sản thổ hoá mà hễ cái gì tồi thì cho một tiếng "nam” vào để giễu, như cái áo tơi gọi là áo cừu nam sột soạt, anh chàng dở người mà hay bàn thời thế họ gọi là Gia Cát nam. Cái gì tốt thì cho một tiếng "tàu" vào để khen, như măng khô gọi là măng tàu. Ấy cũng vì tư tưởng đã thiên di như thể, những nhà chế tạo nội hóa rất khốn khổ, đồ tốt không bán được phải thất nghiệt, mà những đồ thô bỉ tầm thường thì may còn ngoi ngóp sống để kiếm ăn với những người quê mùa nghèo khó.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: