1
Tên ông là Jones. Hay ít ra, đó là cách tôi gọi ông. Không phải "ông Jones "... chỉ đơn giản là Jones thôi. Còn ông thì gọi tôi là "chàng trai trẻ","con trai". Cũng ít khi thấy ông gọi tên thật của ai cả. Luôn là anh bạn trẻ, cô gái, nhóc hay con trai.
Ông đã già, nhưng khó mà đoán được ông chừng bao nhiêu tuổi. Có thể là sáu mươi lăm, tám mươi hay một trăm tám mươi tuổi gì đó... Mỗi lần gặp ông, tôi đều thấy ông mang theo một chiếc cặp mà nâu cũ kỹ.
Về phần mình, tôi gặp ông lần đầu tiên năm hai mươi ba tuổi. Ông dang rộng vòng tay nâng đỡ tôi, và vì nhiều lí do, tôi đã đón nhận vòng tay ấy. Mỗi khi nhớ lại, tôi luôn cảm thấy đó thực sự là một phép lạ diệu kỳ. Nếu vẫn là hoàn cảnh ấy, nhưng ở vào một thời điểm khác, và với một người khác, hẳn tôi đã rúc vào trong nỗi sợ hãi hoặc bước ra với nắm đấm thủ sẵn.
Lúc đó tôi đang khóc, và có lẽ ông đã nghe thấy tiếng khóc của tôi. Đó không phải là tiếng khóc nức nở vì cô đơn, cũng không phải tiếng nghẹn ngào đau khổ, dù rằng tôi rất lẻ loi và đau đớn tột cùng. Thường thì một thằng con trai chỉ có thể để nỗi đau của mình bật lên thành tiếng khi chắc rằng mọi người xung quanh không ai nghe thấy. Tôi biết suy nghĩ như vậy là không đúng, nhưng tôi thực sự không muốn để ai biết. Nhất là với kẻ đang sống dưới gầm cầu như tôi.
Vài năm trước, mẹ tôi qua đời vì căn bệnh ung thu, và rồi điều bất hạnh lại tiếp tục ập đến ngay sau đó khi cha tôi, vì vô ý quên thắt dây an toàn nên cũng theo mẹ về cõi vĩnh hằng trong một tại nạn xe hơi.
Hậu qủa của những quyết định sai lầm nối tiếp nhau trong khoảng thời gian tôi tự bỏ mặc mình khiến tôi phải sống ở vùng Gulf Coast* suốt nhiều năm liền trong tình cảnh không nhà cửa, không xe cộ, không tiền bạc. Trong thời gian này, tôi làm vài việc vặt như làm cá, bán mồi câu cá cho khách du lịch. Muốn tắm thì tôi sẽ tắm trên biển hay trong hồ bơi ở các khách sạn.
(*Gulf Coast: vùng duyên hải ven vịnh Mexico)
Nhưng vào mỗi tối, tôi vẫn thích ở "căn nhà" ngay dưới gầm cầu Gulf State Park hơn. Tôi có một cái hốc rộng nằm giữa khoảng bê tông nối liền với cát. Trông hơi kì quặc nhưng nó ấm cúng, khuất tầm nhìn và khô thoáng nhất trong vùng bờ biển này. Tôi thường để đồ đạc của mình trong đó, chủ yếu là dụng cụ đánh cá, áo sơ mi, quần soóc...và chưa bao giờ bị mất thứ gì. Thật tình tôi không nghĩ là có ai đó biết mình ngủ ở đây, thế nên tôi thật kinh ngạc khi nhìn thấy Jones.
-Đến đây nào, con trai. -Ông vừa gọi vừa dang rộng vòng tay. -hãy đi về phía ánh sáng..
Tôi lê bước về phía trước, nắm lấy bàn tay phải của ông rồi nhẹ nhàng hòa vào ánh sáng rực rỡ phát ra từ những ngọn đèn trên cầu.
Jones không cao to, cũng không quá nhỏ bé. Mái tóc trắng chải ngược ra sau. Ông luôn cẩn thận vuốt thẳng nếp mái tóc khá dài ấy bằng mấy đầu ngón tay. Đôi mắt ông như ngời sáng dù dưới ánh đèn mờ ảo. Đôi mắt trong xanh, lấp lánh trên khuôn mặt hằn những nếp nhăn. Dù chỉ măjc quần jeans, áo sơ mi và mang đôi dép tông bằng da nhưng trông ông thật trang nghiêm. Đến tận hôm nay tôi vẫn phải thừa nhận rằng khó có ngôn từ nào có thể diễn tả về người đàn ông lớn tuổi, cao khoảng một mét bảy mươi xuất hiện dưới gầm cầu đêm ấy.
Khi kể về Jones, tôi không ngại nói với bạn rằng tôi chưa bao giờ biết ông là người da trắng hay da màu. Có làm cho bạn khó tưởng tượng không nhỉ, nhưng đúng là tôi chưa từng để ý xem làn da ngăm của ông là do di truyền hay do sương gió cuộc đời. Dù sao đi nữa, ông cũng là người có màu da nâu đậm. Đại loại vậy.
-Cháu đang khóc vì điều gì hay vì một ai đó rất đặc biệt phải không? - Ông hỏi.
Đúng thế! - tôi nghĩ. Và tôi chính là cái "người đặc biệt" ấy đấy. Rồi tôi hét to: -Ông định cướp đồ của tôi hả? - rõ là một hỏi ngớ ngẩn. Nhưng lúc đó tôi luông nghi ngờ tất cả.
Ông nhướn mày. Ánh mắt lướt qua tôi chạm vào bóng tối nơi tôi vừa bước ra rồi khẽ cười:-Cướp của cháu à? Để xem...cháu có đồ đạc hay một chiếc tivi mà ta không thấy sao?
Tôi không trả lời. Đầu gục xuống. Cái cách đùa cợt đó khiến tôi đau buồn hơn. Nhưng hình như ông chẳng quan tâm.
Ông vỗ vai tôi đùa:
-Nhìn lại đi chàng trai, trước hết cháu cao hơn ta ít nhất bốn tấc, vì vậy ta không dám cướp cướp của cháu đâu. Thứ hai... rước cái đống hỗn độn đó vào người làm gì cho phiền phức nhỉ?
Tôi ngây người nhìn ông. Ông nói tiếp:
-Cháu luôn được an toàn. Cả ta và người khác, chẳng ai trên đời này muốn cướp của cháu. Cháu không có gì để mà lấy.
Ông ngừng lại một chút, nhận ra tôi không hề cười. Ngược lại là đằng khác, tôi đang nổi khùng lên. Ông thay đổi chieesv thuật:
-Nè Andy, nếu ta hứa không cướp gì của cháu thì cháu cho ta một lon Coca đang giấu ở dưới kia chứ? - Ông chỉ về phía sau. Tôi tròn mắt nhìn ông. -Được không nào?
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro