Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Ngược chiều vun vút - Joe Ruelle

Lời tác giả

Chào bạn,

Thôi chết. Tôi mới bắt đầu là đã bóp méo sự thật. Chắc bạn không phải là “bạn” của tôi đâu. Chắc tôi chưa bao giờ gặp bạn, không biết mặt mũi của bạn ra sao. Với tôi, bạn là hức chân dung vẽ bằng sơn dầu trắng trên nền vải trắng. Nhưng mặt khác, bạn đang chịu khó khẳng định sự tồn tại của tôi nên xưng hô như vậy chắc cũng không quá thân thiện đâu.

Tôi chọn cái tên Ngược chiều vun vút vì hai lý do, phụ và chính. Lý do phụ là trong khi mỗi năm có hàng nghìn người Việt sang các nước phương Tây đi học, đi làm, lập gia đình, định cư, cộng với hàng trăm nghìn người không đi khỏi Việt Nam nhưng cuối tuần nào cũng xem phim Hollywood, đọc sách dịch từ tiếng Anh - thì cũng có một số người Tây tạm biệt quê hương để đến với Việt Nam. Vì đó là hướng đi bất ngờ nên chúng tôi phải phản xạ nhanh cố gắng giữ tốc độ mà không gây tai nạn văn hóa.

Còn lý do chính là từ “vun vút” nghe hay.

Đa số bài viết trong sách bắt nguồn từ những bài đã đăng trên Dân Trí, VnExpress, tạp chí Đẹp, blog cá nhân của tôi. Tôi dùng từ “bắt nguồn” vì thời gian gần đây tôi viết lại hết. Một số bài tôi chỉnh sửa ngữ pháp cho phù hợp với trình độ ngôn ngữ đã phát triển hơn; một số tôi xây dựng lại từ đầu. Xét về mặt lối viết, tôi bây giờ khác nhiều với tôi cách đây mấy năm, và tôi muốn các bài đều phản ánh phiên bản mới nhất của tác giả.

Vì được viết lại gần đây nên tôi không thể xếp các bài theo ngày viết, xếp theo chủ đề cũng khó. Cuối cùng, tôi quyết định xếp các bài theo cảm giác lúc viết, là nguồn cảm hứng chính khiến nảy sinh nội dung (dù có hiện rõ trong bài hay không). Cách sắp xếp nào cũng có thiếu sót, nhưng ít nhất cách này không thiếu cảm giác.

Trong quá trình biên tập lại cuốn sách, tôi nhận ra có nhiều bài mâu thuẫn với nhau; quan điểm phủ nhận quan điểm, ý dập ý. Cũng có bài mâu thuẫn với tác giả — với hành động, đạo đức, quá khứ và hiện tại của tôi (sổ đỏ không khớp với đất). Thay vì cố chỉnh sửa như lỗi ngữ pháp, tôi để nguyên. Xét cho cùng, đây là tác phẩm của một con người, và con người dù ở đâu cũng mâu thuẫn không chỉnh sửa được.

Thanh minh xong, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới bạn Võ Hằng Nga ở công ty sách Nhã Nam đã kiên nhẫn giúp tôi đánh bóng câu chữ, cũng như tới các biên tập cũ - đặc biệt bạn Lê Hồ Thị Mỹ Thanh Nga, người đã chứng minh họ tên không ảnh hưởng đến khả năng nhận ra từ thừa.

Tôi cũng muốn cảm ơn những người dành thời gian viết lời bình dưới các bài của tôi đăng trên mạng. Nhiều lời bình sâu sắc đã khiến tôi phải suy nghĩ, thay đổi hẳn một quan điểm giữ từ lâu. Nhiều lời bình vui vẻ khác thì khiến tôi khỏi phải suy nghĩ gì nữa, và cảm giác đó cũng hay.

Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn bạn vì đã ủng hộ lối viết cá nhân. Xây dựng một bộ sưu tập bài viết dựa chủ yếu trên đại từ nhân xưng “tôi” là một việc rủi ro. Tác giả phải cởi hết quần áo, đứng giữa quán cà phê. Nếu thích, khách sẽ mời tác giả ngồi bên cạnh, chia sẻ niềm vui rồi gửi chút ít tiền cảm ơn. Còn nếu không, khách sẽ hắt cà phê vào người ông đó, để lại một số vết bỏng lâu lâu mới tành.

Joe Ruelle

11 giờ, 11 phút, ngày 11, tháng 11, năm 2011

Các tay còi Việt Nam

Một dàn nhạc truyền thống kết hợp nhiều tay tài năng: tay chơi vi ô lông, tay thổi ô boa, tay đánh chũm chọe. Điều thú vị là dàn nhạc đường phố Việt Nam cũng kết hợp nhiều tay tài năng không kém.

Tay còi giả là một tay còi lừa đảo. Hãy tưởng tượng khi đang đi xe thì mình nghe tiếng còi ngay sát đằng sau - có thể là xe ô tô lớn, xe buýt, xe công te nơ Mình hốt hoảng chuyển sang làn bên phải vừa lúc một đứa hư hỏng vụt qua trên xe Wave Alpha bé tí. Hóa ra hắn cài còi to vào chiếc xe nhỏ — cảm giác từ sợ thành tức, như vừa phát hiện “con ma” trên tầng ba hóa ra cũng chỉ là chuột hamster do cháu ngoại bỏ rơi.

Tay còi khản bóp còi nhiều đến mức không còn còi để bóp; bóp cái còi lại ra tiếng ho yếu ớt của một xe máy bị viêm thanh quán. Điều thú vị là hắn vẫn cứ bóp bình thường, vẫn tỏ ra bực mình khi các xe đi trước không nghe tiếng và nhường chỗ.

Kỳ lạ hơn là Tay còi liên thanh. Hắn “bip bip bip bip” như cái còi của mình là súng chống máy bay và các xe đi trước đều là B52 hết.

Rồi đến với Tay còi suốt. Thay vì bóp nhiều lần liên tiếp, hắn bóp một phát đài. Tiếng bip kéo dài đến tận hai, ba phút - ngón cái hôn nút còi suốt từ lúc ra đầu ngõ đến lúc dừng lại trước cổng công ty. (Lưu ý: tay còi suốt dễ trở thành tay còi khản).

Tay còi đèn xanh xuất hiện đằng sau đám đông xe dừng trước đèn dỏ. Ngay lúc đèn chuyển xanh hắn bóp còi liên tục, mặc dù các anh chị dừng trước quá biết đèn chuyển xanh (do một số quy luật vật lý nên họ không thể cùng nổ ga một lúc được). Tay còi này có tên gọi khác là Tay còi tuyên truyền - hắn rất thích nói những điều ai cũng biết, khuyên những điều không ai làm nổi.

Đối với Tay còi điệu, tiếng còi là nhạc chuông trên phố. Hắn thích những giai điệu mang chút chất xiếc, phù hợp với các chương trình biểu diễn cổ con gấu đạp xe đạp. Để tăng độ phong phú, hắn thiết kế thêm những đèn màu LED (nhạc phát xập xinh thì đèn nhảy lấp lánh), tưởng mối lần bóp còi là tặng người xung quanh món quà ý nghĩa.

Theo lý thuyết, bóp còi là để tránh tai nạn xảy ra. Rất tiếc Tay còi muộn chưa hiểu điều đó. Hắn đâm vào xe khác mới bóp còi - bóp to, bóp dài. Không dừng lại ở đổ mà hắn chửi mắng người vừa bị hắn đâm. Hắn học thủ đoạn này ở cắc cầu thủ bóng đá khi làm đối thủ vấp ngã thì lập tức tự ngã lăn ra cheo, ôm chân, kêu đau.

Tay còi cay phải xuất hiện bên làn phải đằng sau hàng chục xe dừng trước đèn đỏ. Hắn bấm, hắn bóp, hắn kêu, hắn thét. Y hắn là: “Chúng mày rẽ phải đi để tao có thế rẻ phải theo”. Mặc dù là người Việt nhưng hắn chưa hiểu một số luật ngữ pháp tiếng Việt cơ bản. “Các phương tiện được phép rẽ phải” (ghi trên biển màu xanh) không có nghĩa là các phương tiện phải rẽ phải. “Được phép” mang Ỷ nghĩa khác với “phải”. Tôi được phép lấy vợ Việt Nam không có nghĩa là lấy vợ Tây thì tôi sẽ bị công an văn hóa hành hung.

Có người mù màu. Cũng có người mù vằn. Tay còi mù vằn dừng xe ngay trước vạch trắng rồi bấm còi liên tục, nhìn người đang đi bộ qua đường với ánh mắt độc ác. Rất tiếc mắt hắn không nhìn thấy đường vằn dành cho người đi bộ. Có thể kiếp trước hắn là ngựa vằn bị sư tử vồ chét, kiếp này muốn quên hết mọi thứ liên quan đến kết thúc đau buồn ấy.

Cuối cùng là Tay còi không. Không bóp còi. Đơn giản hắn thích bóp miệng hơn. Miệng hắn dù to khiến các loại phương tiện đi trước nhường đường ngay. Thinh thoảng cũng có trường hợp  Tay còi không “hất đắc dĩ", là hậu quả cuối cùng của quá trình bắt đầu với Tay còi suốt và tiếp tục với Tay còi khản.

Tạm biệt Hello

Tôi may mắn được đi nhiều nước châu Á. Ở Nhật, nhân viên phục vụ luôn cúi đầu và chào khách bằng “Konichiwa”, nghe rất hay, cách lịch sự chỉ có ở Nhật. Ở Lào, nhân viên chào khách bằng “Sabaidee”, dù khách người Lào 90 tuổi hay người Tây vừa sang hôm qua. Ở Thái, nơi trình độ tiếng Anh của dân rất cao, nhân viên chắp hai tay vào nhau chào khách bằng “Sawatdee-Kaa” (hoặc “Sawatdee-Krap” nếu nhân viên là người nam). Ở Trung Quốc thì “Ni'hao’ ở Hàn Quốc thì “An nyeong ha say yo”, ở Campuchia thì “Choum-reap-sua”, ở Mông cổ thì “Sain-baina-uu”...

Vậy tại sao ở Việt Nam cứ khách Tây đến là “Hêlô! Hêlô!”, như các anh chị làm nghề phục vụ đang tham gia chương trình trao giải đặc biệt do Hội đồng Anh tài trợ. Tiếng Việt nghe rất thanh lịch và tình cảm — kể cả khi không hiểu nghĩa. Tại sao không dùng nó?

Tôi hỏi nhiều nhân viên phục vụ tại sao họ không chào khách Tây bằng tiếng Việt. Họ trả lời rằng họ muốn làm hài lòng khách tối đa, chào khách Tây bằng tiếng Tây sẽ khiến khách cảm thấy được quý. Họ lý giải một cách cặn kẽ, nhẹ nhàng và khiêm tốn. Họ nhầm.

Hãy hình dung một anh người Việt sang nước ngoài rồi ở đâu cũng được (hoặc bị) chào bằng “Xin chào”, phát âm lơ lớ, thanh điệu chưa chuẩn. Có khi lúc đầu anh ấy cảm thấy vui - “Hay nhỉ, người ở đây thích dùng tiếng mình!” - nhưng sau một thời gian anh ấy rất chán. “Hello” nói với giọng uyển chuyển và thanh lịch của người Anh nghe hay hơn nhiều.

Nhiều khách Tây bước vào cửa hàng tại Việt Nam và được chào bằng tiếng Việt thấy sướng tai lắm. Câu đó, nó lạ, nó hay, nổ chính là lý do mình xách va li đi đến nơi xa. Trái lại, nhiều khách Tây bước vào cửa hàng tại Việt Nam và bị chào bằng “Hello”, từ hai âm tiết nghe hàng triệu lần tính từ lúc sinh ra, phải nói là hơi ngứa tai một chút. Chưa đủ ngứa để nói với người ta, nhưng đủ để nói với bản thân.

Không phải chỉ mất cơ hội “tặng quà”, mà các anh chị phục vụ vô tình mở hộp Pandora, tự kéo về nhiều rắc rối lẽ ra không cần. Nhân viên chào khách Tây bằng tiếng Tây là vô thức chấp nhận theo văn hóa của khách (mà có theo được đâu.7), còn nhân viên chào khách Tây bằng tiếng Việt là lịch sự mời khách theo văn hóa của nơi đang ở.

Thêm vào đó, “Hello” là tiếng Anh. Có nhiều người không thực sự thoải mái với sự phổ biến của tiếng Anh toàn cầu - nhất là người Pháp. Người Pháp nào cũng biết một chút tiếng Anh, nhưng sang Paris sẽ không có người bán bánh nào chào du khách nước ngoài bằng “Hello". Người Đức, người Nga, người Tây Ban Nha - số người "dị ứng tiếng Anh” hiện đang rất cao. Họ công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, nhưng sự công nhận ấy mang tính miễn cưỡng. (Hãy hình dung tiếng Trung thành ngôn ngữ quốc tế và du khách người Việt đi đâu cũng bị chào bằng “Ni-hao”.) Biết đâu cánh cửa cửa hàng chưa kịp đổng ià người bán hàng đã làm mất lòng khách.

Cách của Việt Nam luôn là an toàn nhất. Là sướng tai nhất, là chu đáo nhất.

Tuy nhiên cách của Việt Nam là cách nào? Khuyên nhân viên chào khách Tây bằng tiếng Việt thì dễ - nhưng chọn cụm từ nào để chào là một việc khác. Xin chào? Chào anh chị? Chào cô, chú, bác, ông, bà, cụ? Khỏe không? Đi đâu đấy? Mỉm cười không nói gì? Hình như tiếng Việt chưa có cách chào phổ biến nào có thể áp dụng trong mọi trường hợp thuộc ỉoại “Hello”. Tiếng Nhật có “Konichiwa”, tiếng Hàn cổ “An nyeong ha say yo”. Nhưng tiếng Việt thì... tiếng Việt hơi phức tạp.

Lúc đầu tôi nghĩ ứng cử viên triển vọng nhất vẫn là “Xin chào”. Vừa đơn giản vừa Việt Nam. Nhưng sự thật là từ “Xin chào” trong tiếng Việt nghe khác với từ “Heỉlo” trong tiếng Anh. Khi phân tích về chuyện này trên các mạng xã hội tôi nhận một số phản hồi tỉnh táo, trong đó có lời nhận xét của một bạn tên Nghị đang sinh sống tại thành phố quê hương tôi.

“Xin chào có trong từ điến tiếng Việt hẳn hoi, có trong hầu hết tất cả phần dịch của các sách ngoại ngữ giao tiếp, nhưng đây lại là một từ gần như tuyệt chủng trong giao tiếp hằng ngày. Chỗ duy nhốt mà tôi biết nơi ‘Xin chào’ được chính thức hóa là nhà hàng gà rán Kentucky. Và thú thật, tôi có ác cảm với nó ngay từ lần đầu nó được áp dụng hồi tôi còn học cấp hai... ‘Xin chàooo!’ Thú thật tôi không hiểu vì sao KFC lại đề ra quy định này cho nhân viên... với phong cách hiện đại, chủ đề thức ăn nhanh và trẻ trung của KFC, nói ‘Hi’ là gọn lẹ và hợp nhất với tiêu chí của nhà hàng.”

Chuyện Nghị là người Việt viết bài ở Vancouver để ủng hộ cách chào của tiếng Anh, còn tôi là người Canada viết bài ở Hà Nội để ủng hộ cách chào của tiếng Việt chứng tỏ rằng Thái Bình Dương đang ngày càng nhỏ đi. Nhưng nước vẫn còn và mình nên trôi về vấn đề chính: từ “Xin chào” chưa ổn. Nếu cảm giác của bạn Nghị là cảm giác phổ biến (và tôi tin thế) thì phải tìm từ khác.

Cứ cho rằng “Xin chào” đã tuyệt chủng trong giao tiếp hằng ngày. “Konichiwa” là nhân viên Nhật chào khách lấy giống cách họ chào khách Nhật. Nhưng “Xin chào” (vì chết trong giao tiếp) là nhân viên Việt chào khách Tây không giống cách họ chào khách Việt.

Mà sự phân biệt là thực chất của vấn đề. Một cách chào đành riêng cho khách lầy, một cách ứng xử dành riêng cho khách Tây, (một mức giá dành riêng cho khách lầy) - tât cả đều không ổn. Sự quý mến là nguyên lý nhân quả: quý người ta là để người ta quý mình. Nhưng muốn được quý thì phải biết mình là ai.

Tôi vẫn cho răng nếu chỉ có hai lựa chọn “Hello)” và “Xin chào” thì các anh chị làm nghề phục vụ nên chọn “Xin chào” để dùng với khách Tây. Trong mắt đa số thì “Xin chào” thắng “Hello” tuyệt đối. Nhưng không phải tiếng Việt chỉ mỗi sự lựa chọn ấy đâu. Tôi nghĩ tới nghĩ lui mới quyết định cách tốt nhất là cách quen thuộc nhất. Chào anh! Chào chị! (Chào cô, chào chú, chào bác!) Tại sao không? Thỉnh thoảng người Việt đánh giá hơi thấp về khả năng tiếp cận văn hóa của khách Tây - đến giờ vẫn có người ngạc nhiên khi thấy tôi dùng đũa. Sự thật là du khách Tây ở bên này nhanh hiểu không khác gì du khách “ta" ở bên kia.

Cách chào của tiếng Thái cũng phụ thuộc giới tính (của người nói) nhưng không vì thế mà nhân viên phục vụ ỏ đó ngại dùng với khách Tây. Họ tự tin. Họ công bằng, họ không lộ quốc tịch của khách qua nội dung lời chào. Tất nhiên hệ thống xưng hô của Việt Nam phức tạp hơn một chút, nhưng không đến nỗi là phải giấu nó dưới giường mỗi khi thấy khách lầy chạy tới.

Chào anh đi. Chào chị đi. Khách sẽ hiểu, còn nếu chưa thì đó là cơ hội dạy thêm về văn hóa Việt Nam - "You are my ‘chị’, it means ‘older sister’". Đó là một Việt Nam tôi muốn du khách muốn thấyỆ Một Việc Nam tự tin. Một Việt Nam tự nhiên. Không phải một Việt Nam “generic" đạc tiêu chuẩn ISO 9002.

Cách chào là một trọng những điều thiêng liêng nhất

của một ngôn ngữ, là điểm khởi đầu và khép tại một cuộc trò chuyện. Người Việt khá khiêm tốn, quý khách, nhiệt tình hòa nhập - nhưng hòa nhập đến mức thay lời chào của mình bằng lời chào của người ta “hé-lộ” một điều khó nói. Chào xong thì dùng tiếng nào cũng được; nhưng phải chào xong đã.

Dĩ nhiên vấn đề này lớn hơn các anh chị làm nghề phục vụ. Vừa lớn hơn, vừa nhỏ hơn. Tôi xin kết thúc bài viết đanh đá này bằng một câu chuyện vui. Hồi mới sang Hà Nội, tôi thuê nhà trong một khu chung cư cũ. “Hello, Hello”, các cháu kêu mỗi khi thấy tôi xuống cầu thang. Đứa nào ngại bị bố mẹ giục: “Ông Tây kìa. Con Hê-lô đi”. Tôi cười mỉm, vẫy tay, bước ra khỏi cổng. Ngay cổng hay có một cháu trai khoảng bốn tuổi đạp xe đạp theo vòng số tám, mặt nó to, tóc nó ngắn tũn. Khi thấy tôi, nó luồn nhìn lên và nói “Chào chú!” (Còn chưa thấy thì bố nó nhắc: “Con ơi, chào chú kìa!”). Tôi quý nó lắm! Quý nó vô cùng.

Nó là tương lai của Việt Nam.

  

Tình cảm

Tôi chợt nghĩ từ “tình cảm” đang bị cưỡng đoạt. Tình cảm dịch sang tiếng Anh là affection, sentiment, warm feel¬ing inside... nhiều cách dịch, cách nào cũng dế lại cảm giác ấm áp

Nhưng mỗi lằn nghe từ “tình cảm” trong tiếng Việt, tôi có cảm giác không ấm áp lắm.

“Anh ơi, tuần sau mình sang cơ quan thuế gặp chú Nhất, tình cảm tí,” cô trợ lý vừa nói với tôi hôm qua. Là trợ lý lâu năm nên tôi rất hiểu ý cô ấy. Tình cảm có nghĩa là phong bì, cộng vài phút nổi chuyện xã giao, thế hiện (giả bộ) sự quan tâm. Trong những trường hợp đó, tôi thích lãnh cảm hơn. Giá mà tôi có thể lạnh lùng gửi phong bì, chú Nhất lạnh lùng nhận lấy, không ai nổi câu gì hết. Không “Cháu đã cổ vợ chưa?”, không “Văn phòng mới của chú đẹp lắm ạ!”.

Tình cảm có nghĩalỉà phát triển quan hệ. Phát trỉến quan hệ có nghĩa là đi cà phê lóc không tiện, đi nhậu lúc không muốn, đi về lúc không giờ. Từ “hữu nghị” cùng gây cảm giác tương tự. Hữu nghị ít khi có nghĩa là “friendship“. Hữu nghị nhiều khi có nghĩa là: “Tôi sẽ làm miễn phí cho ông để... thôi, để sau này tôi mới nói”. Tình cảm, quan hệ, hữu nghị. Tiền, tiền, tiền. Công bằng mà nói, việc sử dụng từ đẹp là để mô tả điều xấu đang phổ biến khắp thế giới. "Mẹ" là một trong những từ thiêng liếng nhất của mọi ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong tiếng Anh lẫn tiếng Việt ừ “mẹ” là yếu tố không thể thiếu trong nhiều câu chửi. Chúng ta dùng từ dành cho người mình yêu nhất để chửi người mình ghét nhất. Con người ở đâu cũng đều mâu thuẫn như thế.

Vậy nên người Việt dùng từ “tình cảm” để mô tả các trường hợp không tình cảm chút nào là chuyện dễ hiểu. Nói cách khác, tôi không nên cảm thấy khó chịu. Nhưng có một sự khác biệt quan trọng ở giữa cảm giác của người Việt khi nghe từ “tình cảm” và cảm giác của tôi.

Đó là người Việt biết nghĩa đẹp từ hồi nhỏ; họ phải lớn lên, va chạm với cuộc sống mới biết thêm nghĩa xấu. Với họ, nghĩa đẹp đã có thời gian ổn định. Với tôi thì không. Tôi đã học cả nghĩa đẹp lẫn nghĩa xấu gần như trơng một buổi sáng — thầy giáo đứng bên phải giải thích nghĩa đẹp, trợ lý đứng bên trái giải thích nghĩa xấu. Nghĩa đẹp có thời gian ổn định đâu; từ lúc mới quen, tôi đã có ác cảm với “tình cảm”.

Nếu có một người bạn thân hỏi vay tiền thì tôi sẽ cảm thấy bình thường, nếu giúp được tôi sẽ giúp. Nhưng nếu có  một người mới quen hỏi vay tiền - sáng bắt tay làm quen, chiều khum tay làm bát - thì tôi sẻ cảm thấy khó chịu. Người bạn thân vay xong lâu lâu không trả thì thôi, cuộc sống nhiều chuyện, bỏ qua. Nhưng người mới quen vay xong lâu lâu không trả lại thì cảm giác khỏ chịu đó sẽ thành ác cảm. Có thể người ấy rất tốt, nhưng cái “tốt" ấy chưa có thời gian ổn định.

Giờ tôi chẳng muốn có “tình cảm" với ai. Tôi càng chẳng muốn tạo “quan hệ" với ai, chẳng muốn “chơi" với ai, chẳng hy vọng điều gì ớ cái gọi là “hữu nghị”. Giá mà tôi có thể học lại tiếng Việt từ đầu, dành mấy năm ổn định hóa các nghĩa đẹp - rồi mới mang đầu óc ra bia hơi, mang  trái tim vào cơ quan thuế.

Nhưng không ai có thể quay ngược thời gian. Giờ nếu nằm cạnh một em xinh đẹp dưới hàng ngàn ngôi sao, gió thổi nhè nhẹ, em ấy dịu dàng nổi với tôi: “Anh ơi, em thấy em có tình cảm với anh đấy!" - thì tôi sẽ có cảm giác là phải nói lời cảm ơn xã giao rồi rút tờ 500.000 cộng photo công chứng giấy đăng ký kinh doanh.

“Thôi em cứ nói em có ‘tình bạn đặc biệt với anh đi."

“Là sao hả anh?”

“Chuyện dài.”

Taxi lừa

Sân bay là bộ mặt của thành phố. Theo một báo cáo tôi vừa đọc xong, từ đầu năm đã có hơn 2.400 trường hợp xe taxi vi phạm trật tự tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có tới gần 1.450 trường hợp đón khách sai quy định và 236 trường hợp từ chối chở khách đi gần - chưa kể đến các trường hợp chưa phát hiện và các trường hợp phát hiện rồi chìm ngay. Bộ mặt hơi đỏ

Tôi ít bị taxi lừa, ít bán đường cho các anh thèm của ngọt. Tôi học cách đi Taxi ở Hà Nội, nơi các trò lừa đảo bốn bánh phát triển bậc nhất. Thậm chí tôi còn biết lừa đảo taxi lừa đảo. Thấy đồng hồ có vấn đề, tôi không vội trả tiền mà bấm điện thoại giả vờ gọi cho "bố người yêu" là phó giám đốc Công an Giao thông Hà Nội (tôi thuộc hết tên đầy đủ các vị đó).

"Cháu chào chú ạ!" tôi nói riêng cho anh taxi nghe. Cháu lại gặp trường hợp như hôm kia chú ạ. Chú có thể bảo đội điều tra chạy ngang số 1 Hai Bà Trưng được không?

Mã xe 2889, công ty Matiz4me, lái xe tên Lại Anh Núi sinh năm 88. Vầng, cháu cảm ơn chú rất nhiều! À, Chủ nhật này hai chú cháu mình vẫn đi câu cá như bình thường phải không ạ.

Tôi mở cửa bước ra là anh taxi chạy mất bánh, không dám cãi, không dám đánh. Một ông Tây rành tiếng Việt mà lại hàng tuần đi câu cá với ông phó giám đốc Công an Giao thông Hà Nội - thế mới sợ!

Công bằng mà nói, đa số người lái xe taxi có đạo đức. ở Việt Nam, lái taxi không phải nghề kiếm nhiều tiền (hơi giống nghề báo), lại phải chịu sự quản lý của một hệ thống mơ hồ (rất giống nghề báo), làm việc từ sáng sớm đến tối muộn - chậm chí cả đêm - mong kiếm đủ tiền để con học nhiều, vợ nói ít. Mặc dù vất vả như thế nhưng có nhiều anh và một số chị làm việc rất đúng quy định, thật thà, lịch sự, đế lại ấn tượng tốc với khách nước ngoài lẫn khách Việt Nam.

Vấn đề ở đây, cũng như ở rất nhiều tĩnh vực khác, là hệ thống quản lý không xử lý  nổi các con sâu làm rầu nồi canh. Việt Nam là nơi có văn hóa. Từ khi mới sang Hà Nội tôi đã rất ấn tượng với cách đối xử tình cảm và nhả nhặn của những người làm quen với tôi. Bạn bè, đồng nghiệp, giáo viên-.. hầu hết đều thể hiện ứng xử văn hóa cao, thậm chí hơi cao quá so với một chàng Tây ăn mặc lôi thôi như tôi.

Canh ngon quá - thế mà các con sâu vẫn cứ nhảy vào thoải mái, bơi ngửa, bơi trườn, bơi ếch, bơi bướm, bơi chó... bơi đủ các kiểu. Không phải con sâu lớn (không phải các trùm mafia) mà các con sâu nhỏ, đốt nhẹ nhưng để lại cảm giác rất khó chịu.

Sở Giao thông Vận tải TP HCM cho biết họ đã tính đến phương án bắt nguội, giả làm hành khách để bắt quả tang các tài xế vi phạm. Tôi rất ủng hộ nhưng tôi thắc mắc không hiểu vì sao họ chỉ “tính đến” mà chưa “thực hiện”. Vì sao họ không tính đến cách đây 15 năm, thực hiện cách đây 10 năm?

Vừa không hiểu vừa rất hiểu. Chuyện cũ như mây bay, bài viết về nó thì nhiều như hạt mưa. Nhưng tôi vẫn lên tiếng. Thứ nhất vì tôi thấy nhiều người Việt nghĩ các con sâu ấy đang làm rầu hình ảnh của đất nước trong mắt bạn bè thế giới. Xin thay mặt thế giới, điều đó không đúng. Thế giới (ít nhất bộ phận khiêm tốn cho phép tôi đại diện cho nó) rất hiểu. Nếu thế giới là phố ẩm thực thì nhà hàng nào cũng đều bị sâu tấn công. Có một số chú đầu bếp nhiệt tình

lấy ra rồi vứt đi, nhưng chưa chú nào tìm ra và tiêu diệt tận ổ sâu.

Thứ hai, trong vấn đề này, việc lên tiếng không giống việc thử gõ mật khẩu để vào trang facebook của người yêu, kết quả không như mong muốn thì phải chấp nhận thất bại, chuyển sang phương án khác. Trong vấn đề này, việc lên tiếng giống việc làm chuyện ấy — làm đi làm lại, lan nào cũng như lần nào, rồi bỗng một buoi sáng sẽ có tin vui.

Nhung xấu xí

“The Grumpy Alcoholic”

Đó là tên tiếng Anh của truyện Chí Phèo theo cách dịch tác phẩm nghệ thuật hiện nay. Chất độc đáo bị xóa mất, thay vào đó là cụm từ nói lướt qua về nội dung: “Kẻ khó tính nghiện rượu”.

Có ba cách phổ biến để đặt tên cho tác phẩm nghệ thuật nhập từ nước ngoài: dịch sát nghĩa với tên gốc, dịch sát bản chất với tên gốc, bỏ qua tên gốc và sáng tác tên khác dựa trên nội dung của tác phẩm.

Ví dụ phim The Godfather. Nếu dịch sát nghĩa sẽ là “Cha đỡ đầu”. Nếu dịch sát bản chất sẽ là “Bố già”. Nếu chọn tên khác dựa trên nội dung sẽ là “Trùm mafia và người thừa kế”.

Dịch sát nghĩa là việc rủi ro. Trong một số trường hợp cách đó thành công, nhưng trong đa số trường hợp tên dịch bị mất hồn, hoặc nghe buồn cười. Do đó, người dịch thường chỉ có hai lựa chọn: dịch sát với bản chất của tên gốc hoặc bỏ qua tên gốc và sáng tác tên khác dựa trên dung của tác phẩm.

Nếu thời xưa người dịch được phép cảm nhận bản chất của tên gốc và sáng tác tên mới chứa đúng bản chất đó thì giờ đây tên gốc hay bị vứt đi, thay vào đó là cụm từ nhạt nhẽo dựa hoàn toàn trên nội dung cơ bản. Nội dung rất cơ bản.

Nhất là ở thế giới điện ảnh. Phim Whip It kể về một cô gái tuổi teen nổi loạn. Vậy nên chúng ta sẽ đặt là “Teen Girl nổi loạn! ” Phim Red kể về chuyện CIA tái xuất, vậy nên... Phim Happy Feet kể về vũ điệu chim cánh cụt, vậy nên... Phim Ratatouille kể về chú chuột đầu bếp, vậy nên... Phim The Collector kể về sát nhân máu lạnh, vậy nên... Phim Ray kể về người vượt qua số phận, vậy nên... Phim Juno kể về người dính bầu vậy nên... Phim Clover- fìeld kể về chuyện thảm họa diệt vong, vậy nên...

Cách “dịch” này đang phổ biến dần ở mọi nước và nguyên nhân chính là nguyên nhân các bạn đã nghĩ tới rồi: tiền. Ở Mỹ các nhà phê bình phim hay nhắc đến vấn đề “mẫu số chung nhỏ nhất”. Cụm từ bắt nguồn từ toán học (lowest common denominator) nhưng mang khái niệm rất xã hội, và hơi thô: người thông minh có thể hiểu nội dung ngu nhưng người ngu không thể hiểu nổi nội dung thông minh. Muốn tác phẩm của mình đến với khán giả đông nhất thì phải đảm bảo “chất xám” của nó thích hợp với nhóm đối tượng thấp nhất. Tất nhiên cụm từ này dùng để chê tác phẩm thiếu chất xám, nhưng đằng sau nó là một sự thật kinh tế. Cõ lẽ lúc phim Ugly Betty mới nhập về Việt Nam, có người dịch muốn đặt tên cho nó là “Nhung xấu xí”. Tên Nhung trong tai người bên này nghe giống tên Betty trong tai người bên đó (hơi già nhưng cũng hơi nhí nhảnh một chút), vậy bản chất tên gốc được giữ nguyên. "Yo soy Betty, la fea”, “Ugly Betty”, “Nhung xấu xí". 

“Không được em ạ,” anh marketing đáp lại. “Dân ta sẽ không thích tên đó. Dân ta cần một cái tên dễ nuốt hơn. Không nên cá tính đến mức đó em nhé. Với cả, người tên Nhung sẽ phản đối.”

Vậy nên Nhung, một con người cụ thể, phải nhường chỗ cho “cô gái”, một danh từ chung chung. Có thể đổ là một thất bại về mặt nghệ thuật, nhưng khó có thể phủ nhận đó là một thành công về mặt kinh doanh.

Tôi xin bịa một ví dụ ngược lại. Hãy hình dung một công ty truyền thông của Mỹ nhập phim Bao giờ cho đến tháng mười để chiếu kỷ niệm 30 năm sau Chiến tranh Việt Nam. “Waiting for October” là tên người dịch đề nghị, vừa sát nghĩa vừa sát hồn. Anh marketing lắc đầu. “Khán giả sẽ không biết nó là phim về cái gì. Tên tiếng Anh phải có mùi Việt Nam nặng chứ! Chủ đề đang hot!"

Cuối cùng, “Bao giờ cho đến tháng Mười” phải nhường chỗ cho một tên mang tính chất minh họa hơn: “Tears in the Rice Fields” (Nước mắt trên cánh đồng lúa).

Chiếu thành công, công ty truyền thông đó nhập thêm phim Cải ơi dịch "Oh Stepdaughter Where Art thou?" (Con riêng của vợ ơi, con đang ở đâu?), phim Đẹp từng centimet dịch “The Boy Who Shoots Nudes” (Anh chàng chụp hình nuy), phim Để mai tính dịch “My Gay Boss (Sếp tôi là gay)...

Có lẽ đánh vào điện ảnh không công bằng. Phim là sản phẩm của chung, không gian thương lượng rộng. Các anh chị biên kịch phim thường không được chính đạo diễn thực hiện kịch bản của mình tôn trọng, chứ nói gì đến các anh làm marketing cho công ty phát hành phim ở đất nước xa xôi. Không gian thương lượng cho chương trình truyền hình lại càng rộng hơn; mục đích chính là địa phương hóa tốt, đến với khán giá mới. Và kiếm tiền. Người xem tivi cũng như người hay đi rạp thuộc nhiều tầng lớp xã hội “mẫu số chung nhỏ nhất” không được to cho lắm.

Nhưng đó là lô-gíc suy dinh dưỡng. Thứ nhất, điện ảnh chi là lĩnh vực điển hình - việc gói lại sản phẩm cho phù hợp với khán giả đông đang diễn ra ờ nhiều lĩnh vực khác: văn học, âm nhạc, thời sự,... đánh vào cái điển hình là đánh vào tất. Thứ hai, kể cả trong một lĩnh vực thoải mái như điện ảnh và với một việc đơn giản như đặt lại tên, tư duy “nhỏ nhất” vẫn có hại cho khán giả. Bởi nó cướp của họ một cái “hóa ra” rất có giá trị.

Quay lại với phim Ratatouille. Trước khi xem nó, ít khán giả Mỹ biết “Ratatouille” cụ thể là cái gì. Không khán giả nào đã hiểu sẵn ý nghĩa của “Ratatouille” trong câu chuyện phim. Trong lúc xem, họ mới biết “Ratatouille” là món ăn bình dân truyền thống của Pháp, mới hiểu đó là biểu tượng cửa thông điệp lớn nhất trong phim: “Những điều giản dị và có ý nghĩa sẽ đi sâu vào lòng con người hơn những điều sang trọng, hoành tráng”.

Khi họ nhận ra diều này - nhận ra ý nghĩa sâu sắc của tên “Ratatouille” — họ sẽ tự nói “Hóa ra” (chấm chấm chấm) với mình, hoặc với người ngồi bên cạnh. Đó là đinh cao của nghệ thuật, còn phim Racacouille đúng là một tác phẩm nghệ thuật, không chỉ là phim cho trẻ con.

Khán giả Việt Nam sẽ không được thưởng thức cái “hóa ra” đó. Có khi họ sẽ nhận ra một “Chú chuột đầu bếp" giống như tên phim nhưng đó chỉ là “nhận ra” thôi, không có chút gì là “hóa ra” cả (còn nếu xem áp phích trước thì họ nhận ra điều đó rồi). Anh marketing cướp mấtt cái "hóa ra”, nhất quyết không cho phép công ty chọn tên tiếng Việt sâu sắc dựa trên món ăn biểu tượng trong phim, pha chút chất gặm nhấm vào.

“Chú chuột đâu? Bếp dâu? Trẻ em sẽ không hiếu. Bố mẹ sẽ không dẫn con đi xem!” Và câu đánh giá buồn cười nhất của các anh chị “marketers" Việt Nam hay nói: "Có khi bên Tây thì được nhưng người Việt Nam mình chậm hiểụ lắm, em ạ.”

Bỏ qua những khán giả biết tiếng nước ngoài và chỉ xem tên tiếng Việt như là phần mô tả. (Sao phải biết tiếng nước ngoài mới được thưởng chức cái "hóa ra” đó?) Bỏ qua số tiền lớn mà tên dễ hiểu mang lại cho công ty phát hành. (Biết đâu khán giả nhanh hiểu hơn nhiều người nghĩ và tên sắc sảo mang lại số tiền không kém?) Bỏ qua các lời giải thích khác. Đó là những vụ ăn cướp. Cướp món Ratatouille, cướp em Nhung, cướp tháng Mười và để lại cánh đồng lúa.

Nói về cánh đồng, phim Cánh đồng bất tận gần đây bị dịch là "Floating Lives " (Những cuộc đời trôi nổi) - vậy trong bài viết này có trường hợp thêm từ "cánh đồng" không hợp lý, cũng có những trường hợp bỏ từ "cánh đồng" không hợp lý. "Endless Fields" nghe hay hơn nhiều, vừa sát nghĩa vừa sát bản chất. Còn tên "Floating Lives ", mặc dù rất sát khung cảnh quay hơn nhưng nghe rất "cố". Trôi trên mồ hôi.

Tôi không biết công ty phát hành phim có hỏi ý kiến của Nguyễn Ngọc Tư về vấn đề này không. Tôi hình dung một anh mặc com lê màu đen đi đến tận Cà Mau, mở laptop, cho chị Tư xem poster tiếng Anh. 

"Ồ sao anh lại đặt là Floating Lives ?" chị Tư hỏi.

"Đó là tên tiếng Anh rất hay chị ạ. Nó giúp khán giả nước ngoài biết rõ hơn về nội dung phim, cũng tạo cảm giác chơi vơi như trong truyện chị viết ấy!"

Chị Tư vừa cau mày vừa cười lịch sự.

"Yên tâm." Anh com lê  nhẹ nhàng để tay lên vai chị ấy.

"Tôi có bằng marketing."

Về quê

Cuối tháng là được nghỉ. Được nghỉ là về quê. về quê là ra bến xe, nhìn lên lịch chạy, nhìn xuống đồng hồ.

Rồi bi hài kịch mở màn.

Tiết mục đầu tiên là nhân vật chính chạy qua các anh bán vé giả, các chị bán bánh bao thật (đắt), các em bán đồ linh tinh, các cháu bán kẹo cao su - người nào cũng không ngại tiếp xúc nếu tiếp xúc bị hiểu theo nghĩa làm phiền. Hello!”

“You!”

“Hey!”

“HEY!”

Rồi nhân vật chính chạy qua quân cò tóc nhuộm - không tấn công khách thì tấn công nhau, húc nhau như dê, cắn nhau như chó. Ở đâu cũng nghe tiếng sủa, tiếng chửi, tiếng bậy.

Và tiếng $. “Tao muốn tiền của mày” là câu nghe từ mọi phía, mọi bên - tao tao, tiền tiền, mày mày. Nhân vật chính là con gà béo và người xung quanh là những chủ trại dã man, nhổ lông từng chiếc, từng sợi - rồi chém đầu luôn, nhìn con thân còn lại luống cuống chạy vào chạy ra.

Lên xe là bắt đầu tiết mục hai. Bên tay trái là

hai lần đi “Liverphun", đang chuẩn bị đi lần thứ ba nhưng chưa 

chưa tìm ra túi ni lông nên tạm dừng lại (túi ni lông

giống hộ chiếu, không có thì sang Liverphun sẽ rất phức

tạp). Phía tay phải là một ống xả 70 cân, khói vào từ miệng

ra từ mũi, từ tai, từ mắt, từ nách. Phía trước là một “chú mũ cối” say như điếu đổ, chuệnh choạng từ ghế nọ sang ghế kia bắt chuyện với người lạ. Thấy không có chuyện nào để bắt — gặp chú ai cũng ngồi im — chú chuyển bắt không gian, để tay lên vai, để tay lên chân. Phía sau là các em tuổi học sinh (nhưng không phải học sinh) xem phim sex trên laptop, bình luận như đang xem trận bóng đá.

Cả bốn phía đều có người sử dụng máy điện thoại hỏng micro (chắc hỏng lắm họ mới phải nói to thế), cả xe đều biết tám giờ bác Tuấn sẽ quay lại lấy tiền, chín giờ cô Trịnh làm xong ở bệnh viện, mười giờ anh Mạnh (bị vợ nghi đang ngoại tình) sẽ đón con ở rạp phim.

Rồi người đi Liverphun tìm ra túi ni lông rồi, dùng rồi, vứt ra ngoài cửa sổ rồi lại tặng quà lưu niệm cho người đi ngược chiều.

Thế là đi tiếp, lái xe không dám vượt dưới tốc độ cho phép, đánh võng giữa các phương tiện khác như sinh viên Bách Khoa chơi Playstation 3, tính mạng của hơn 30 người ngồi đằng sau mang giá trị ngang bằng đĩa game. Rồi xe dừng lại đê bắt thêm khách, cả 20 ô tô vừa vượt qua đều vượt qua mình để được vượt qua một lần nữa.

Cuối cùng cả 30 ghế nhựa đều sử dụng hết; trên mỗi chiếc là hai con người, dưới mỗi chiếc là một con vịt đang tìm thóc. Để tạo không khí thêm mùi mẫn là những bài hát thị trường hơn cả chợ, “volume” đặt ở mức 11 mặc dù nút vặn chi có từ 1 đến 10.

Và máy điều hòa bị hỏng.

Còn tiết mục thứ tư. Đã về quê, đã uống say (đang đau đầu). Đã lên xe về thành phố, sắp về đến nơi. Xe dừng lại ở bến và — vui quá! — có người đến đón. Là người yêu mặc váy mới? Là đại diện của hãng xe khách bắt tay cảm ơn? Không ai ngoài 30 chú xe ôm kêu chíp chíp, thấy mẹ chim đang bay về, trong mỏ có nhiều con giun tươi ơi là tươi. Xuống xe, nhân vật chính phải chạy nhanh ơi là nhanh, không thì các chú lao vào cầm tay, cầm chân (có khi cầm ví và iphone nữa), chuyện mình đang cầm mũ bảo hiểm và móc chìa khóa chưa đủ chứng minh rằng mình không có nhu cầu.

Tiết mục đầu tiên, thứ hai... thứ tư? Tiết mục thứ ba - tiết mục tôi vừa cố tình bỏ qua - chính là thời gian nghỉ ngơi ở quê.

Ở quê vui lắm. Nhân vật chính rất thích ở nông thôn

Việt Nam, đặc biệt các làng nhỏ, yên tĩnh. Con người thì

tốt bụng. Không ai làm phiền mình, không ai muốn gì ngoài

một cuộc nói chuyện vui vẻ kết thúc bằng một chai rượu cạn. Con người rất con người.

Không có chỗ ở? Gia đình nào cũng sẵn sàng khai trương “khách sạn một đêm”, tiện nghi đầy đủ, dứt khoát không lấy tiền. Muốn đi câu mực? Có người dẫn đi ngay, đêm luộc mực ngay trên thuyền, ngủ vùi đến trưa. Nói thì thật lòng, bán thì đúng giá, ứng xử thì có văn hóa. Rất ấm áp.

Một sự ấm áp khó nhét vào va li.

Rất nguy hiểm

Lại một tuần nữa các anh bình luận viên bóng đá khiến tôi muốn chạy lên rừng, tìm cây lá ngón, tạm biệt bóng đá quốc tế.

Tôi biết các anh ấy muốn phục vụ khán giả tốt nhất có thể - với điều kiện đang có. Tôi không muốn trách họ trước đám đông hoặc phàn nàn một cách thái quá. Tôi cũng không phải chuyên gia gì mà chỉ trỏ, điều kiện lên tiếng cũng chỉ là tính cách ông già và sở thích xem bóng đá không đập đầu vào tường, vấn đề là tôi đã phát điên rồi và như một quả bom bị châm ngòi, tôi không thể không nổ.

“Rất nguy hiểm!"" Tôi vô cùng đau đớn với câu nhận xét này. Các anh bình luận viên chỉ cần xem trọng tài búng đồng xu đầu trận là đã kêu “rất nguy hiểm” mấy lần rồi. (Biết đâu bị rơi tiền?) Rất nguy hiểm, rất nguy hiểm; cái gì cũng nguy hiểm hết — thành ra chẳng có gì là nguy hiểm cả.

Rồi là “Rất kỹ thuật.” “Rất đẹp mắt.” Và “Không vào!” Tôi cũng có hai con mắt. Rõ ràng là kỹ thuật. Rõ ràng là đẹp mắt. Rõ ràng là quả bóng đã “không vào" lưới vẫn đang ở trong tay của thủ môn. Tôi thấy rồi. Truyền hình không phải đài tiếng nói. Có hình đang nói rồi; vai trò của các anh bình luận viên là phải nói thêm.

Nhưng việc “nói thêm” đó phải có ý nghĩa.

Đội tuyển Brazil. Các cầu thủ mặc áo vàng. Các chàng trai Samba. Các học trò thầy Dunga. Tôi nghĩ một bình luận viên chuyên nghiệp sẽ gọi các cầu thủ Brazil là “các cầu thủ Brazil hoặc đơn giản “đội Brazil” - từ đầu đến cuối trận, nếu dùng các tên vui thì chỉ trong vài trường hợp phù hợp (khi “các chàng trai Samba” đang nhảy Samba thật).

Trong các bài hát của Trịnh Công Sơn, ông không bắt đầu xưng “tôi”, rồi chuyển sang “anh", rồi “mình”, rồi “Sơn", rồi quay lại xưng “tôi”. Đó là sự phong phú vô nghĩa. Những chỗ cần phong phú thì ông rất phong phú, còn không thì không - thế mới có điểm nhấn.

Tôi thực sự không muốn các cầu thủ Anh luôn thành con sư tử, các cầu thủ Đức luôn thành xe tăng, các cầu thủ Nhật luôn thành Samurai, các cầu thủ Hàn Quốc luôn thành bát kim chi khổng lồ. Tôi cũng không muốn các cầu thủ trưởng thành luôn thành “học trò”, và tôi quá biết các cầu thủ cả hai đội đang mặc áo màu gì.

Có lẽ điều làm tôi điên nhất là các anh bình luận viên ấy hiếm khi nói một câu từ đầu đến cuối không dừng lại mấy lần ở giữa. Giật vấp, vấp giật, giống một clip Youtube bị “buffering" vì internet quá chậm.

"Trọng tài (buffering) đã (buffering) rút ra một chiếc thẻ...Ắc-yên Rô-bần đã có một (buffering) pha bóng (buffering) rất đẹp mắt và...” “Những cú sút xa của (buffering) các cầu thủ mặc áo (buffering)..."

Nhận ra điều này một lần là nhận ra thêm ngàn lần nữa; một khuyết điểm trên mặt người yêu chưa đủ to để chấp nhận là thế, chưa đủ nhỏ để yêu.

Vấn đề thứ nhất là thiếu sự chuẩn bị. vấn đề thứ hai thiếu chiếc ghế. Tại sân.

Rất tiếc các anh không có mặt tại World Cup như các anh bình luận viên đến từ các nước khác. Họ cũng phải chờ cận cảnh mới biết cầu thủ vừa việt vị là ai. Họ không thể cho tôi biết về những gì đang xảy ra ngoài tầm nhìn cùa màn hình bởi ngoài tầm nhìn của màn hình cũng là ngoài tầm nhìn của họ. Nhưng điều đó không bào chữa cho những câu quá lười.

“Khi đá penalty bên cạnh bản lĩnh phải có may mắn..."

Thật hả? Tôi tưởng bên cạnh bản lĩnh phải có bún bò Huế, tóc vàng hoe và một chiếc bugi lấy từ xe Super Cub sản xuất năm 1982! (Tôi vừa bảo tivi xong.) Thay vì chuyển những thông tin rõ như ban ngày, tại sao các anh ấy không chuyển những thông tin bổ ích mà khán giả xem truyền hình chưa biết? (Tôi vừa hỏi tivi xong.) Một vài thống kê thú vị? Một câu chuyện lịch sử? Bất cứ điều gì cũng được, miễn không thuộc loại “bản lĩnh” và may mắn" .

“Cũng nhiều người nói rằng đội tuyển Anh thiếu sáng taọ bế tắc và thiếu cảm hứng.”

Ai? Người nào? Cũng nhiều người nói rằng Adolf Hitler vẫn đang sống tại nông thôn Argentina.

“Cũng nhiều người nói rằng đội tuyển Anh thiếu sáng tạo” là câu lười. “Hôm qua Franz Beckenbauer đã nói rằng đội tuyển Anh đang trở lại với thời ‘chạy và sút" là câu chăm chỉ. Số câu chăm chỉ nên nhiều hơn.

Nhưng thôi. Giờ tôi hết điên rồi, cả bốn bức tường sập mất và tivi đang nhìn tôi với ánh mắt sợ sệt. Mà biết đâu các anh bình luận viên ấy đang cố gắng nhiều hơn tôi nghĩ. (Đài truyền hình chưa coi việc của họ làm là nghề nghiệp thực sự, chưa trả lương xứng đáng, chưa thành lập đội nghiên cứu chuyên nghiệp.) Con người ai cũng có sai lầm, nhất là con người sắp gõ dấu chấm vào cuối câu này. Điều quan trọng là chúng ta được sống trong hòa bình và được thưởng thức các trận bóng đá hay nhất. Thật thú vị khi... không! No! Stop! Đó là tư duy yếu kém. Rất phản tác dụng! Rất vô hiệu!

Rất nguy hiểm!

Thằng nào?

“Thằng nào?” em phục vụ hỏi.

“Áo xanh kia kìa!” Chị phục vụ đứng bên cạnh bàn tôi trả lời, dùng đầu để chỉ đạo.

Em phục vụ để đĩa cơm rang trên bàn một du khách người Tây mặc áo màu xanh, cười tươi, quay về chỗ bếp.

Cảnh này diễn ra ở một quán ăn nhộn nhịp nằm trên dường Phạm Ngũ Lão, quận nhất, Sài Gòn. Khu Tây ba-lô. Chắc cả quán chỉ có mỗi tôi là ba lô biết tiếng Việt, đặt câu hỏi về cách dùng từ “thằng” của em phục vụ đó.

Tôi công nhận Phạm Ngũ Lão không phải con đường văn minh nhất Việt Nam, cả về người ở lẫn người đến. Tôi cũng công nhận từ “thằng” không phải từ mạnh quá, đặc biệt trong trường hợp tôi vừa kể. Em phục vụ không có ý gì. Nhưng tôi vẫn cầm bút viết bài này như một cách âm thầm trả thù “nó”.

Việc đầu tiên là phải xác định vì sao tôi cảm thấy bực bội- Tôi khá chắc chắn nếu làm ở một quán chỉ có khách người Việt thì em ấy đã không dám hỏi “Thằng nào?” bằng giọng to và tự nhiên như thế. “Anh nào?”, “Bàn nào?” "Ở đâu hả chị?” - có nhiều cách xác định suất cơm rang sẽ vào miệng ai mà không dùng đến ngôn ngữ chợ.

Nhưng riêng điều đó chưa đủ khiến tôi bực bội như bây giờ. Người thiếu ý thức ở đâu cũng có. Chính tôi hay “tạm thời” thiếu ý thức, sáng phàn nàn về người khác, chiều làm giống y họ. Vấn đề phải lớn hơn em ấy.

Mà nghĩ một lát, tôi thấy vấn đề lớn hơn thật. Từ lúc mới học tiếng Việt, tôi chứng kiến nhiều người Việt dùng từ “thằng” với đàn ông Tây trong trường hợp họ sẽ không dùng với đàn ông Việt.

“Thằng ấy sẽ xuất hiện từ cánh gà bên phải,” chị tổ chức sự kiện chốt lại vị trí của một khách mời người Tây (trong lúc tôi im lặng dịch bài phát biểu ở bàn bên cạnh) . Những người đàn ông Việt cùng tham gia sự kiện đó đều được chị ấy nhắc bằng “ông”.

“Thế thằng đó em gặp ở đâu?” Anh sinh viên hỏi cô bạn của mình trên đường về sau khi cả hai vừa đi uống cằ phê cùng một anh tóc vàng và hai anh người Việt.

“Ở triển lãm du học hôm kia anh ạ.”

‘Thế à. Còn hai anh kia?”

Vân vân và thằng thằng, số lượng và chất lượng các ví dụ không quan lượng. Cuối cùng bài này là cảm nghĩ của cá nhân tôi - còn đúng hay không, cá nhân tôi nghĩ có quá nhiều trường hợp trong đó người Việt dùng “thằng” với Tây, mà dùng “anh, chú, bác, ông” với ta.

Thằng ấy. Thằng kia. Nó. Đó là sự phân biệt chủng tộc. Tất nhiên nó không bằng sự phân biệt ác nghiệt mà nhiều người Việt vẫn phải chịu khi lập nghiệp ở nước ngoài. Nó cũng dễ bỏ qua; có nhiều trường hợp trong đó đàn ông Tây ở Việt Nam được đối xử tốt hơn đàn ông Việt ở Việt Nam

-nếu giá phải trả là một số chữ “thằng” ngẫu hứng (mà có hiểu được đâu) thì đó là sự quý mến rất rẻ.

Có lẽ đó chính là lý do vì sao tôi bực bội. Thứ nhất, đó là hành động phân biệt mà tôi chứng kiến quá nhiều lần qua quá nhiều năm - em phục vụ đó là giọt nước làm tràn ly. Thứ hai, đàn ông Tây ở Việt Nam xét cho cùng thì khá sung sướng nên nếu tôi lên tiếng mạnh mẽ sẽ bị gọi là thằng Tây vô ơn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: