Ngữ văn 9
CON CÒ
2. Chú thích :
a. Tác giả :
- Tên thật Phan Ngọc Hoan (1920- 1989)
- Quê : Cam Lộ - Quảng Trị
- Là nhà thơ xuất sắc của nhà thơ hiện đại VN.
- Thơ có phong cách độc đáo : Suy tưởng, triết lí, đậm chất trí tuệ.
b. Tác phẩm :
- Ra đời năm 1962 : “Hoa ngày thường – chim báo bão”
Bố cục :
- Đ1: Hình ảnh con cò qua lời ru của mẹ.
- Đ2 : Hình ảnh con cò trong tiềm thức mỗi người.
- Đ3: Ý nghĩa lời ru và tấm lòng người mẹ.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT:
1. Ý nghĩa biểu tượng của con cò:
a. Đoạn 1 :
- Được gợi ra từ những câu ca dao với vẻ nhịp nhàng thong thả, bình yên.
- Con cò kiếm ăn tượng trưng cho người mẹ nhọc nhằn, vất vả, lặn lội kiếm sống.
→ Hình ảnh con cò đến với tuổi thơ một cách vô thức.
b. Hình tượng con cò trong tiềm thức mỗi người:
- Gần gũi thân thiết trở thành người bạn đồng hành của con người trên bước đường đời:
+ Ấu thơ : đứng quanh nôi.
+ đến trường : đi học.
+ Lúc trưởng thành : Bay vào trong thơ.
→ Biểu tượng về lòng mẹ, sự dìu dắt nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của mẹ.
c. Ý nghĩa lời ru:
- Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ bao la luôn ở bên con, mẹ là cuộc đời của con:
+ Cò sẽ tìm con.
Cò mãi yêu con.
+ Con dù …của mẹ.
→ Khái quát quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững rộng lớn, sâu sắc, triết lí
2.Giá trị nghệ thuật :
- Thể thơ tự do, giọng thơ suy ngẫm, triết lí.
- Sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao tạo ra ý nghĩa biểu tượng hết sức gần gũi quen thuộc.
IV. LUYỆN TẬP:
a. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ:
- Lời ru lặp lại và phát triển.
- Nhịp thơ nhịp nhàng với nhịp giã gạo.
- Gửi gắm tình yêu quê hương đất nước trực tiếp.
b. Con cò :
- Lời ru nhẹ nhàng, sâu lắng.
- Gửi gắm tình cảm gián tiếp qua hình tượng con cò.
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
I. ĐỀ BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ:
1. Đọc các đề bài:
2. Nhận xét :
- Giống nhau : Đều là bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Khác nhau :
+ Đề 1,3,10 : Dạng mệnh lệnh.
+ Các đề còn lại là đề mở → cần vận dụng thao tác chứng minh, giải thích , bình luận để nêu ý kiến, suy nghĩ riêng của bản thân về vấn đề đó.
II. CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ:
Đề bài : Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý :
a. Tìm hiểu đề :
- Thể loại : nghị luận về đạo lí.
- Nội dung: Suy nghĩ về câu tục ngữ.
- Tri thức : Hiểu biết về tục ngữ, vận dụng nó vào cuộc sống.
b. Tìm ý :
- Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng.
- Đạo lí của câu tục ngữ.
- Ý nghĩa của đạo lí.
2. Dàn bài : SGK
3.Viết bài :
a. MB : có 2 cách
- Từ cái chung đến cái riêng
- Từ thực tế đến đạo lí
b. TB : SGK
c. KB :
- Từ nhận thức đến hành động
- KB có tính chất tổng kết
4. Đọc và sữa chữa :
* Ghi nhớ : SGK
III. LUYỆN TẬP:
Đề bài: Tinh thần tự học.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý :
a. Tìm hiểu đề :
- Tính chất : NL về vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Nội dung : Bàn luận về vấn đề tinh thần tự học.
b. Tìm ý :
- Giải thích thế nào là tự học ?
- Cần có tinh thần tự học như thế nào ?
- Đánh giá vai trò của tự học đối với quá trình học tập của con người.
2. Lập dàn ý : Bảng phụ .
* MB : Nêu thực trạng học tập hiện nay và khái quát vai trò của tự học.
*TB :
- Giải thích:
+ Tự học : Học một cách chủ động, tự tích luỹ kiến thức, tự tìm hiểu bài mới.
+ Tinh thần tự học phải cao, tự giác, tự nguyện vì mục đích trau dồi kiến thức…
- Vai trò của tự học:
+ Kiến thức nhiều, tự học để nâng cao trình độ và tích luỹ.
+Tự học sẽ có hứng thú , nắm được bài nhanh , rộng..
* KB : Khẳng định lại vai trò của tự học và hướng rèn luyện của bản thân.
3. Viết bài:
MÙA XUÂN NHO NHỎ
I. TÌM HIỂU CHUNG:
2. Chú thích:
a. Tác giả:
- Phạm Bá Ngoãn (1930-1980)
- Quê : Phong Điền – Thừa Thiên Huế.
- Hoạt động văn nghệ cuối những năm kháng chiến chống Pháp.
- Có công trong việc xây dựng nền văn học cách mạng ở MN từ những ngày đầu.
b. Tác phẩm:
- Sáng tác tháng 11/1980 khi tác giả còn nằm trên giường bệnh.
c. Từ khó: SGK.
3. Bố cục : Bảng phụ.
- Khổ 1: Mùa xuân của thiên nhiên.
- Khổ 2, 3: Mùa xuân của đất nước.
- Khổ 4,5,6: Tâm niệm của nhà thơ.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT:
1. Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời:
- Dòng sông xanh.
- Bông hoa tím biếc.
- Chim chiền chiện hót.
→ Không gian cao rộng, thoáng đạt, nhiều màu sắc, tràn ngập âm thanh.
- Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
→ NT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thể hiện niềm say sưa ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của đất trời.
2. Mùa xuân của đất nước:
- Người cầm súng – lộc giắt quanh lưng.
- Người ra đồng – lộc trải dài nương mạ.
→ Đây là 2 lực lượng quan trọng, gắn nhiệm vụ chiến đấu vào công cuộc lao động, xây dựng Tổ quốc.
→ Nhịp sống hối hả, khẩn trương.
- “Đất nước như vì sao” : NT so sánh, liên tưởng : đất nước luôn đẹp đẽ, tươi sáng đang thẳng tiến lên phía trước như một vì sao.
3. Tâm niệm của nhà thơ :
- Làm : + Con chim hót.
+ Một nhành hoa.
+ Nốt trầm xao xuyến.
+ Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời.
→ Điệp ngữ “ ta làm” diễn tả một cách tha thiết khát vọng hoà nhập vào cuộc sống, cống hiến phần tốt đẹp của mình dù nhỏ bé cho cuộc đời chung, cho đất nước.
- Dù là tuổi 20.
Dù là khi tóc bạc.
→ Khát vọng cống hiến mãnh liệt, không kể tuổi tác.
→ Ước nguyện chân thành, tự nhiên, giản dị nhưng rất đẹp, rất đáng quý.
→ Giọng điệu tha thiết, gần gũi với dân ca.
III. TỔNG KẾT:
1. Nội dung :
- Yêu cuộc sống , yêu đất nước
- Khát vọng cống hiến
2. Nghệ thuật :
- Thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca
- Giọng điệu biến đổi phù hợp với nội dung cảm xúc củ từng đoạn
- Hình ảnh cụ thể, tự nhiên giàu ý nghĩa biểu trưng
- Biện pháp ẩn dụ, so sánh.
VIẾNG LĂNG BÁC
I. TÌM HIỂU CHUNG:
2. Chú thích:
a. Tác giả :
- Phan thanh Viễn : sinh 1928.
- Quê : An Giang.
- Cây bút có mặt sớm của lực lượng VNGP ở MN vào thời kì chống Mĩ.
b.Tác phẩm :
- Ra đời tháng 4/1976, in trong tập: “Như mây mùa xuân”.
c. Từ khó: SGK.
3. Bố cục:
- 3 khổ đầu : Hình ảnh về lăng Bác.
- Còn lại : Ước nguyện của nhà thơ.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT:
1. Hình ảnh về lăng Bác:
a. Khổ thơ 1:
- Con ở MN ra thăm lăng Bác.
→ Sự thông báo nhưng xúc động bồi hồi, với cách xưng hô mang đậm phong cách người MN → Gợi sự thân mật gần gũi.
- Hàng tre: + Trong sương bát ngát.
+ Xanh xanh VN.
+ Bão táp mưa sa ..hàng.
→ NT ẩn dụ : cây tre biểu tượng cho linh hồn quen thuộc của quê hương, bản lĩnh và sức sống bền bĩ, kiên cường của dân tộc VN anh hùng.
b. Khổ thơ 2:
- Mặt trời trong lăng rất đỏ: hình ảnh ẩn dụ , Bác Hồ như ánh mặt trời bất diệt luôn toả sáng soi đường cho dân tộc VN.
- Dòng người kết tràng hoa dâng : Hình ảnh ẩn dụ sáng tạo thể hiện lòng thành kính của nhân dân đối với Bác.
c. Khổ thứ 3:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
→ Không gian yên tĩnh trang nghiêm.
- Vầng trăng : Gợi tâm hồn thanh cao, trong sáng giản dị của HCM
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
→ Tác giả nhận ra Bác không còn nữa , dẫu rằng Bác đã hoá vào thiên nhiên, sông núi, bất tử cùng dân tộc.
2. Ước nguyện của nhà thơ:
- Muốn làm : + Con chim.
+ Bông hoa.
+ Cây tre.
→Ước nguyện mãnh liệt , tâm trạng lưu luyến không muốn rời xa, muốn hoá thân vào cảnh vật để được ở bên Bác.
- Hình ảnh cây tre : Bổ sung ý nghĩa biểu tượng về sự trung thành, tình nghĩa của con người VN, làm cho dòng cảm xúc thêm trọn vẹn.
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I. TÌM HIỂU BÀI NGỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN:
1. VD : SGK
2. Nhận xét :
a. Vấn đề NL : Vẻ đẹp của anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long
b. Luận điểm : Bảng phụ
- Anh TN đã để lại ấn tượng khó phai mờ.
- Trước tiên ATN đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề.
- ATN đáng yêu ở nỗi thèm người, lòng hiếu khách.
- ATN rất khiêm tốn.
- Cuộc sống được làm nên từ bao phấn đấu, hi sinh thầm lặng.
c. Nhận xét: Luận điểm được phân tích, chứng minh một cách thuyết phục, có sức hấp dẫn.
- Luận cứ được sử dụng xác đáng, chi tiết, cụ thể, tiêu biểu, phù hợp.
- Lập luận rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc, có tính liên kết cao.
II. LUYỆN TẬP:
- Vấn đề NL: Tình thế lựa chọn nghiệt ngã giữa sống và chết, vẻ đẹp tâm hồn của Lão Hạc.
- Luận điểm :
+ Việc giải quyết giữa sống và chết.
+ Cuối cùng Lão lựa chọn cái chết.
+ Đó là một lựa chọn ..con người.
→ Làm rõ vẻ đẹp cuả nhân vật LH: Tấm lòng yêu thương con, hi sinh tất cả vì con, tự trọng.
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I. ĐỀ BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN:
1. Đọc các đề : SGK
2. Nhận xét :
a.Vấn đề NL :
- Đề 1: Thân phận người phụ nữ trong XH cũ.
- Đề 2 : Diễn biến cốt truyện.
- Đề 3: Thân phận của Thuý Kiều.
- Đề 4: Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh.
b. Giống nhau : NL về tác phẩm truyện.
* Khác nhau :
- Suy nghĩ : Từ sự cảm hiểu rút ra nhận xét đánh giá (Trên cơ sở một tư tưởng, một góc nhìn )
- Phân tích : Từ tác phẩm rút ra nhận xét.
II. CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN:
Đề : Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý :
a. THĐ :
- Thể loại : NL về tác phẩm truyện.
- Nội dung : Ông Hai trong VB “Làng” của Kim Lân.
b. Tìm ý :
- Phẩm chất : TY làng hoà quyện với tình yêu nước.
- Tình huống : Làng Chợ dầu theo Tây
- Tâm trạng ông Hai.
- Chi tiết chứng tỏ tình yêu làng, yêu nước tha thiết nồng nhiệt
- NT thể hiện tình cảm đó.
2. Lập dàn bài : SGK
a. MB : Giới thiệu chung về nhân vật , tác phẩm
b. TB : Lần lượt trình bày các luận điểm chính, có liên kết.
c. KB : Sức hấp dẫn của hình tượng về nhân vật.
3. Viết bài :
4. Đọc và sữa chữa:
* Ghi nhớ : SGK
III. LUYỆN TẬP:
Đề bài : Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN - VIẾT BÀI SỐ 6 (Ở NHÀ)
I. LÍ THUYẾT:
- Khái niệm:
- Yêu cầu.
- Dàn bài.
II. LUYỆN TẬP:
1. Tìm hiểu đề :
- Thể loại : NL về tác phẩm truyện.
- Vấn đề : Nhận xét, đánh giá nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.2. Lập dàn ý :
a. MB :
- Hoàn cảnh lịch sử : Đế quốc Mĩ thẳng tay đàn áp, phong trào chống chiến tranh của nhân dân MN dâng cao, nhiều gia đình chịu cảnh chia li.
- VB “Chiếc lược ngà” thể hiện rõ hoàn cảnh đó.
b. TB :
- Nhận xét về ông Sáu : xa gia đình, mong nhớ con, yêu thương con ( vỗ về con, làm lược cho con )
- Nhận xét về bé Thu : ương bướng nhưng rất yêu ba ( không gọi ba, ôm cổ ba)
- Nội dung : Tình cha con sâu nặng, thiêng liêng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh, lên án chiến tranh.
- Nghệ thuật : Tạo tình huống hấp dẫn, chọn người kể hợp lí, ngôn ngữ giản dị.
c. KB : Khẳng định sức sống của văn bản, suy nghĩ về con người Việt Nam trong chiến tranh.
3. Viết bài:
III. VIẾT BÀI TLV SỐ 6:
Đề ra: Phân tích nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
SANG THU
I. TÌM HIỂU CHUNG:
2. Chú thích:
a. Tác giả:
- Hữu Thỉnh sinh 1942.
- Quê :Tam Dương – Vĩnh Phúc.
b.Tác phẩm:
- Ra đời cuối 1977, in trong tập: “Từ chiến hào đến thành phố”.
c. Từ khó: SGK.
1. Bố cục:
- 2 khổ đầu : Sự biến đổi của đất trời khi vào thu.
- Khổ cuối : Suy ngẫm của tác giả.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT:
1. Sự biến đổi đất trời khi sang thu:
- Tín hiệu chuyển mùa:+ Hương ổi.
+ Gió se.
+ Sương chùng chình.
→ Tín hiệu đặc trưng của thời khắc giao mùa từ hạ sang thu.
- Tâm trạng của tác giả :
+ Bỗng
+ Hình như
→ Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng
- Sự vận động của các sự vật:
+ Hương ổi phả vào gió.
+ Sương chùng chình, chậm rãi.
+ Sông duềnh dàng, thong thả.
+ Chim vội vã.
+ Mây vắt nửa mình sang thu.
→ Sử dụng nhiều từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái : bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, vắt nửa mình → biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt.
→ Cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế.
2. Suy ngẫm của tác giả :
- Vẫn còn bao nhiêu nắng.
Đã vơi dần cơn mưa.
→ Mùa thu ấm áp với những ánh nắng vàng mật, khí trời mát mẻ, mưa ít dần đi.
- Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
- Nghĩa 1 : Sang thu sấm không còn bất ngờ như mùa hạ.
- Nghĩa 2 : hàng cây đứng tuổi không còn bất ngờ vì tiếng sấm nữa.
→ Tác giả muốn gửi gắm : Khi con người từng trải thì sẽ vững vàng hơn truớc những biến động của cuộc đời.
III. TỔNG KẾT: Ghi nhớ ( SGK)
NÓI VỚI CON
I. TÌM HIỂU CHUNG:
2. Chú thích:
a. Tác giả :
- Tên: Hứa Vĩnh Sước, sinh 1948.
- Người dân tộc Tày.
- Quê : Trùng Khánh - Cao Bằng.
b.Tác phẩm :
- Ra đời sau năm 1975, tiêu biểu cho hồn thơ của Y Phương.
c. Từ khó: SGK.
3. Bố cục :
- 11 câu đầu : Cội nguồn sinh dưỡng của người con.
- Còn lại : Nét đẹp con người quê hương và mong ước của người cha.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT:
1. Cội nguồn sinh dưỡng của con :
a. Tình yêu thương của cha mẹ :
- Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.
→ Cha mẹ yêu thương, chăm chút và vui mừng đón nhận từng bước đi, tiếng nói của con trong không khí gia đình đầm ấm.
→ Nhịp thơ đều đặn như nhịp chân bước lên cầu thang, nhịp thơ đặc trưng của thơ miền núi.
b. Sự đùm bọc cuả quê hương:
- Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho tấm lòng.
→ Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động cần cù, vui tươi, thiên nhiên thơ mộng nghĩa tình.
2. Nét đẹp của con người quê hương và mong ước của người cha:
a. Những đức tính tốt đẹp của người đồng mình:
- Cao đo nổi buồn, xa nuôi chí lớn
Không chê nghèo đói.
→ Sống vất vả mà nghĩa tình, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc.
- Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh.
→ Sống mạnh mẽ, khoáng đạt, nghị lực.
-Thô sơ da thịt mà chẳng hề nhỏ bé.
Tự đục đá kê cao quê hương.
→ Mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin, không nhỏ bé về tâm hồn, ý chí và mong ước xây dựng quê hương, luôn tự hào về quê hương .
b. Mong ước của cha :
- Con phải sống mạnh mẽ, biết chấp nhận và vượt qua mọi gian nan bằng ý chí của mình.
- Con phải tự hào về truyền thống quê hương và tin tưởng để vững bước trên đường đời, xây dựng quê hương giàu đẹp.
→ NT : Giọng điệu tha thiết, trìu mến, hình ảnh thơ mộc mạc, khái quát.
III. TỔNG KẾT:
1. Nội dung: Ghi nhớ ( SGK)
2. Nghệ thuật:
- Giọng điệu tha thiết, trầm lắng.
- Hình ảnh thơ cụ thể mà có sức khái quát cao.
- Mạch cảm xúc diễn tiến hợp lí.
- Sử dụng thành ngữ dân gian hay, hình ảnh ẩn dụ so sánh.
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
I. PHÂN BIỆT NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý:
2. Nhận xét :
- “Trời ơi…” : rất tiếc vì sắp hết thời gian. → không nói thẳng vì ngại ngùng, muốn che giấu tình cảm → hàm ý
- “Ồ, cô còn quên…” : không có ẩn ý
→ Nghĩa tường minh
* Ghi nhớ : SGK
II. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1:
- Hoạ sĩ tặc lưỡi : dùng cử chỉ diễn đạt ý ngôn ngữ : chưa muốn chia tay.
- Thái độ cô gái : Mặt đỏ ửng , nhận lại chiếc khăn và quay đi → Cô gái ngại ngùng bối rối.
2. Bài tập 2:
- “Tuổi già cần nước chè” hàm ý : Ông hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè.
3. Bài tập 3:
- Cơm chín rồi ?Hàm ý: Mời ông vô ăn cơm.
4. Bài tập 4:
Các câu in đậm không chứa hàm ý:
a. Hà, nắng gớm, về nào..Câu nói lảng.
b.Tôi thấy người ta đồn...
Câu nói dở dang.
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.
I. TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
1. Ví dụ : SGK
2. Nhận xét :
a. Vấn đề nghị luận : Hình ảnh mùa xuân và tình cảm tha thiết của Thanh Hải trong “Mùa xuân nho nhỏ”.
b.Hệ thống luận điểm : bảng phụ
- Hình ảnh mùa xuân mang nhiều tầng ý nghĩa:
+ MX của thiên nhiên.
+ ……của đất nước.
+ …….của khát vọng dâng hiến.
- Hình ảnh mùa xuân trong cảm xúc thiết tha của nhà thơ.
+ Từ : ơi, hót chi mà.
+ Động tác : đưa tay hứng
- Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà nhận dâng hiến cho đời:
+ Phân tích khổ “ Ta làm..”.
+ Phân tích kết cấu bài thơ.
c. Bố cục : 3 phần.
- MB : Từ đầu …đáng trân trọng.
- TB : H/a …của mùa xuân.
- KB : Còn lại.
d. Diễn đạt :
- Rõ ràng.
- Lời văn gợi cảm.
- Làm nổi bật các luận điểm.
3.Ghi nhớ: SGK
II. LUYỆN TẬP:
-Các luận điểm khác:
+ Kết cấu bài thơ.
+ Giọng điệu trữ tình của bài thơ.
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
1. Đọc các đề bài: SGK
2. Nhận xét:
- Đề có cấu tạo : 2 Phần
+ Yêu cầu : Phân tích, cảm nhận, suy nghĩ.
+ Nội dung : một đoạn, bài thơ.
- Yêu cầu riêng:
+ Phân tích : Phương pháp làm, nêu rõ giá trị văn bản.
+ Cảm nhận : cảm thụ và ấn tượng của người viết.
+ Suy nghĩ : Nhận định, đánh giá.
- Dạng đề mở : Đòi hỏi có suy nghĩ, có cảm nhận riêng sâu sắc.
II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
Đề : Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
1. Các bước:
a. THĐ và Tìm ý :
- THĐ : + Yêu Cầu : Phân tích.
+ Nội dung : TY quê hương.
- Tìm ý :
+ Sáng tác : 1939 khi tác giả mới 18 tuổi đang học ở Huế.
+ Nhớ cảnh ra khơi : tác giả phấn chấn tin yêu, tự hào.
+ Nhớ cảnh trở về, nhớ cả những vẻ đẹp của quê hương.
b. Lập dàn ý: SGK
c. Viết bài:
d. Đọc lại và sửa chữa:
2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm:
a. Đọc:
b. Nhận xét:
* TB : Nhà thơ …của Tế Hanh.
- Nhà thơ đã viết quê hương bằng tất cả tình yêu trong sáng của mình.
- Hình ảnh thơ đầy sức mạnh, con thuyền hiên ngang, hăng hái.
- Cảnh trở về ồn ào, tấp nập.
- Hình ảnh người dân chài.
- Nỗi nhớ của Tế Hanh.
* Cách viết: Suy nghĩ, nhận xét gắn với sự phân tích, bình giảng ngôn từ, hình ảnh thơ.
* VB thuyết phục :
- Bố cục mạch lạc, rõ ràng.
- VB làm nổi bật nội dung và nghệ thuật.
- Thể hiện được rung cảm của người viết.
* Ghi nhớ : SGK
MÂY VÀ SÓNG
I. TÌM HIỂU CHUNG:
2. Chú thích:
a. Tác giả:
- Ra-bin đra-nat Ta go : 1861 – 1941.
- Là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ
- Nhà văn đầu tiên của Châu Á nhận giải Nôben văn học (1913 ) với tập “Thơ dâng”.
b. Tác phẩm:
- Viết bằng tiếng Ben- gan, xuất bản lần đầu năm 1909.
c. Từ khó: SGK
3. Bố cục : 2 phần
- Lời mời gọi của những người trên Mây , Sóng.
- Hình ảnh của em bé.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT:
1. Lời mời gọi của những người trên Mây, Sóng:
- Trên Mây :
+ Chơi từ khi thức dậy đến khi chiều tà.
+ Chơi với bình minh vàng, vầng trăng bạc.
- Trên Sóng :
+ Ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn.
+ Ngao du nơi này nơi nọ.
→ Thế giới kì lạ, vui tươi, hấp dẫn, tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.
- Chỉ ra con đường đến với thế giới đó:
+ Đến tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, được nhấc bổng lên mây.
+ Đến rìa biển cả, nhắm mắt lại, được sóng nâng đi.
2. Hình ảnh của em bé:
a. Lời từ chối:
- Lúc đầu : hỏi đường → muốn đi:
+ Làm thế nào mà lên đó được.
+ Làm thế nào ra ngoài đó được.
→ Là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ, thích vui chơi, thích những điều mới lạ.
- Sau đó : Từ chối, không muốn để mẹ ở nhà một mình.
→ Em bé rất yêu mẹ, luôn muốn ở bên mẹ và làm cho mẹ hạnh phúc.
→ Sức mạnh của tình mẫu tử đã khắc phục được ham muốn trẻ thơ.
b. Sáng tạo trò chơi:
- Con là Mây - Mẹ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ.
- Con là Sóng - Mẹ là bến bờ kì lạ.
Con sẽ lăn và cười tan vào lòng mẹ.
→ Trò chơi có sự hoà hợp tuyệt diệu giữa tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử nên hay hơn và thú vị hơn.
- Không ai có thể tách rời chia rẽ mẹ con ta →Tình mẫu tử khắp nơi, thiêng liêng và bất diệt.
→ Tình yêu mẹ đằm thắm, thiết tha, bất tử
của em bé.
3. Đặc sắc nghệ thuật:
- Kết cấu bài thơ có sự lặp lại và phát triển thể hiện rõ hơn tình cảm yêu mẹ thắm thiết, thiêng liêng, trọn vẹn của em bé.
- Hình ảnh mang tính biểu tượng cao
+ mây – trăng, sóng - bờ : Gợi quan hệ mẹ con gắn bó gần gũi.
+ Trăng - bờ : Tượng trưng cho sự dịu hiền , tấm lòng mênh mông bao la của người mẹ.
ÔN TẬP VỀ THƠ
I. THỐNG KÊ CÁC TÁC PHẨM THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM:
*Tên VB: Đồng chí- Tg:Chính Hữu- Năm st :1948- Thể thơ :Tự do-ND: - Vẻ đẹp chân thực giản dị của anh bộ đội thời chống Pháp, Tình đồng chí gắn bó keo sơn.-NT: Hình ảnh tự nhiên bình dị cô động, gợi cảm.
*Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật-1969- Tự do- Vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, lạc quan của những ngừời lính lái xe TSơn.- Hình ảnh tự nhiên, độc đáo, giọng điệu khoẻ khoắn, sôi nổi.
*Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận-1958-7 chữ- Bức tranh thiên nhiên rộng đẹp, tráng lệ nhiều màu sắc và cuộc sống tươi vui của những con người làm chủ đất nước.- Hình ảnh nên thơ, âm hưởng rộn ràng, Sử dụng phép ẩn dụ, nhân hoá.
*Bếp lửa- Bằng việt-1963--7&8 chữ- Tình bà cháu thắm thiết và hình ảnh người bà giàu tình thương, đức hi sinh.- Kết hợp miêu tả, biểu cảm, bình luận, Sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, Giọng thơ bồi hồi xúc động.
*Khúc hát ru..- Nguyễn Khoa Điềm-1971- tự do - Tình yêu con gắn với lòng yêu nước, khát vọng về độc lập của người mẹ Tà Ôi.- Giọng thơ tha thiết, hình ảnh gần gũi, bình dị.
*Ánh trăng - Nguyễn Duy -1978-5 chữ - Gợi nhớ những năm tháng gian khổ của người lính, nhắc đạo lí sống tình nghĩa thuỷ chung. -Hình ảnh bình dị, giàu biểu tượng, Giọng điệu chân tình nhỏ nhẹ, thấm sâu.
*Mùa xuân nho nhỏ -Thanh Hải -1980- 5 chữ - Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng dâng hiến của tác giả. -Nhạc điệu trong sáng thiết tha, tứ thơ sáng tạo tự nhiên, h/a thơ gợi cảm, NT so sánh sáng tạo.
*Con cò - Chế Lan Viên - 1962- Tự do - Ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống của con người.- Vận dụng sáng tạo hình ảnh giọng điệu ca dao, giọng thơ thiết tha, trìu mến.
*Viếng Lăng Bác - Viễn Phương - 1976- 7& 8 chữ - Lòng thành kính xúc động của nhà thơ khi được ra viếng lăng Bác - Giọng điệu trang trọng thiết tha, Nhiều h/a ẩn dụ đẹp gợi liên tưởng , Sử dụng điệp từ, điệp ngữ.
*Sang Thu - Hữu Thỉnh - 1977- 5 chữ - Cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến chuyển nhẹ nhàng của thiên nhiên khi vào thu -Hình ảnh gợi tả bằng nhiều cảm giác, Giọng thơ nhẹ nhàng mà lắng đọng.
*Nói với con - Y phương - Sau 1975 - Tự do - Bằng lời trò chuyện với con, tác giả thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào với quê hương và đạo lí sống của dân tộc - Cách nói giàu h/a: vừa gần gũi mộc mạc, vừa có sức khái quát cao, Giọng điệu tha thiết
II. CÁC NỘI DUNG CHÍNH:
1. Phân chia theo giai đoạn:
- Kháng chiến chống Pháp ( 1945 – 1954 ) : Đồng chí.
- 1954 – 1964 : Đoàn thuyền đánh cá, Bếp Lửa, Con cò.
- 1964 – 1975 : Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru …
- Sau 1975 : Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu, Nói với con.
2. Nội dung :
- Tình yêu quê hương, đất nước.
- Tình đồng chí, sự gắn bó với CM, Bác Hồ.
- Tình cảm gia đình : Tình bà cháu, mẹ con, cha con.
3. So sánh:
a. Tình cảm gia đình:
* Giống:
- Ngợi ca tình mẹ con thiêng liêng thắm thiết.
- Sử dụng lời hát ru, lời nói của con đối với mẹ.
* Khác :
a. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ :
- Sự thống nhất giũa tình yêu con và tình yêu nước.
- Hình tượng sáng tạo.
b. Con cò :
- Từ hình tượng con cò trong ca dao, phát triển ngợi ca tình mẹ, ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống của con người.
b. Tình đồng chí đồng đội:
- Vẻ đẹp tính cách tâm hồn của người lính CM trong những hoàn cảnh khác nhau.
- Tình đồng chí, đồng đội gần gũi thiêng liêng cùng cảnh ngộ biết chia sẻ buồn vui.
- Sự lạc quan, ý chí kiên cường, dũng cảm vượt khó.
- Tâm sự của người lính sau chiến tranh, nhắc nhở về đạo lí nghĩa tình huỷ chung.
* Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ :
- Đồng chí : Bút pháp hiện thực và lãng mạn.
- Đoàn thuyền đánh cá : Bút pháp tượng trưng .
- Tiểu đội xe không kính : Bút pháp hiện thực.
- Ánh trăng : Bút pháp gợi tả.
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
I. ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG HÀM Ý:
1. Ví dụ:
2. Nhận xét :
- Con chỉ ăn ở nhà được bữa này nữa thôi. → Mẹ đã bán con.
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
→ Mẹ đã bán con cho cụ Nghị ở thôn Đoài.
→ Hàm ý rõ hơn vì cái Tí đã hiểu: Giãy nảy, liệng củ khoai, oà lên khóc
1. Ghi nhớ : SGK
II. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1:
a. Người nói : Anh thanh niên
Người nghe : ông hoạ sĩ, cô kĩ sư.
- Chè đã ngấm rồi đấy → Mời bác và cô vào nhà uống nước.
→ Người nghe hiểu hàm ý : Theo vào nhà, ngồi xuống ghế.
b. Người nói : Anh Tấn
Người nghe : Thím Hai dương
- Chúng tôi cần bán các thứ này đi để → Chúng tôi không thể cho được .
→ Người nghe hiểu hàm ý: Càng giàu có càng không dám rời một đồng xu...
2. Bài tập 2:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ. → Chắt nước giùm để cơm khỏi nhão
- Dùng hàm ý vì lúc đầu Bé Thu nói thẳng không có hiệu quả.
- Sử dụng hàm ý không thành công vì anh Sáu vẫn ngồi im.
3. Bài tập 3:
- Tối mai mình có hẹn.
- Ngày kia mình có bài kiểm tra.
- Tối mai mẹ mình đi vắng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro