Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Làng

Thân bài:

Ông hai là nhân vật trung tâm của tác phẩm, tác giả đã rấ sắc sảo khi xây dựng nhân vật chính một cách tinh tế và nhạy bén, ông Hai là một người nông dân chân chất, thật thà, khi bị giặc càn quét ông bất đắc dĩ phải rời bỏ làng Chợ Dầu để tản cư về vùng tự do. Như ng ở cái làng mới, có không thôi phút giây nào mà ông không nhớ về caí làng cũ thương yêu thân thuộc. Ông hay nghĩ về những ngày làm việc với anh em, cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thường nghĩ về những kỉ niệm đẹp tại cái làng cũ, dường như hình ảnh ngôi làng xoáy sâu vào tâm trí ông một cách vĩnh viễn, ông lão nhớ làng của mình. Có ai mà không như thế đâu chứ, mặc dù có đi xa đến đâu thì trong lòng mỗi người vẫn miên man với nỗi nhớ quê hương vời vợi. Nhớ đến nơi chôn nhau cắt ron61 ruột thịt của đời người. Mặc dù là ở xa ngôi làng, nhưng ông Hai vẫn nắm bắt tình hình ngôi làng một cách chắn chắn va2 sớm nhất có thể. Việc đó thể hiện ở chỗ công việc đầu tiên mỗi ngày của ông là đi nghe báo, đi nghe người khác nói chuyện, bắt chuyện với người dưới xuôi lên để nghe ngóng tin tức ngôi làng.Điều đặc biệt để lại trong lòng người đọc chính là sự nhất quán trong tính cách của ông Hai, mặc dù ở xa nhưng ông không thôi nhớ về cái làng, đến khi làng theo Tây thì ông không thể tin được, ông kiểm điểm từng người và muốn trở về làng. Qua đó, cho thấy tồn tại bên trong con người ông Lão là một tình yêu làng mãnh liệt trường tồn và mãi mãi. Ông Hai mà tác giả đục tác nên lại có một chút họm hĩnh, rất trẻ con. Ông ít học nhưng rất thích chơi chữ, ông ghét những người đọc báo cứ đọc thầm một minh2 không cho ai nghe thấy. Nhưng những đức tính ấy tưởng chừng khiến cho người đọc cảm thay61 ghét cay ghét đắng, nhưng trái lại càng cảm thấy đáng yêu, đáng quí đến chừng nào.

Điểm đặc sắc nhất ở tác phẩm chính là cách tác giả đẩy đưa nhân vật ông Hai vào một tình huống éo le, trắc trở: đó chình là lúc mà ông Hai nghe tin làng mình theo giặc. Một cuộc đấu tranh tư tưởng bùng nổ tưởng như dữ dội, mãnh liệt bên trong tâm trí ông. Khi nghe tin làng cái làng Chợ Dầu theo tây thì " cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân" . Dường như chính lúc đó ông không thể tưởng tượng được nỗi cái tin mình vừa nghe được, xuyên suốt từ đầu đến giờ, ông lão luôn tự hào về cái làng của mình, kể cho người khác nghe về cái làng có truyền thống chống giặc như thế nào. Nào ngờ giờ đây, ông lại thất vọng tràn trề, tuyệt vọng như rơi vào hố sâu, ông cố gắng rặn hỏi thêm một lần nữa có phải tin đó đúng sự thật. Và từ lúc ấy, tâm trạng ông thay đổi hẳn đi trông thấy, ông không còn đi ra ngoài như mọi hôm, cũng không sang nhà bác Thứ. Ông chỉ thui thủi trong nhà, trằn trọc nghủ không được. Có phải ông đang suy nghĩ rất nhiều về ngôi làng của mình, ngôi làng mà ông yêu mến hất mực và trở thành một biểu tượng huyền thoại trong tâm trí ông. Ông dằn vặt bản thân không biết liệu có nên căm thù lại cái làng mình không, vì có như thế thì ông mới không phản bội lại với dân tộc, phản bội lại cụ Hồ. Và trong những lúc suy tư ấy thì trong lòng ông Hai lại dấy lên tinh thần yêu nước một cách mãnh liệt, nó phủ rộng và lấn áp cái tình yêu làng. Ông nhất quyết thù làng chớ không bỏ nước, không chịu làm tay sai một lần nữa cho tụi Tây. Chính vì lẽ đó, vì tính cách mạnh bạo ấy đã gây ấn tuong75 sâu sắc cho người đọc, khiến cho đọc giả cảm thấy dai dứt, xúc động thông qua đời sống nội tâm của nhân vật chính. Đoạn cao trào, bế tắc ấn tượng nhất trong tác phẩm chính là gia đình ông bị người ta hắt hủi, không biết đi về đâu, đã có lúc ông nghĩ rằng sẽ trở về làng, nhưng không, ông bừng tỉnh dậy và rút ra một kết luận chắc như đinh đóng cột: Không thể được! Làng thì yêu thật nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù.

Chúng ta cảm thấy tủi xót, yêu quí ông Hai nhất chính là lúc ông lão ôm thằng con út vào lòng để thủ thỉ, vì biết bây giờ ông trút nỗi lòng mình với ai đây, không một ai tin ông cả ngoại trừ gia đình. Ông hỏi đứa trẻ thơ dại những câu mà đã có câu trả lời sẵn, sau đó ông giàn gụa nước mat81 đầm đìa. Ông đã dằn xé tâm can của mình rất nhiều, đau đớn, tủi nhục cho cái làng Việt gian bán nước. Và đến khi cái làng được cải chính thì chúng ta không thể phủ nhận tình yêu làng mãnh liệt tồn tại bên trong con người ông lão. Ông quơ chân múa tay, đi cùng khắp ngóc ngách để khoe cái làng của mình được cải chính, trông điệu bộ buồn cười đến phát yêu. "Chủ tịch làng em vừa lên cải chính...Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn sai sự mục đích cả!" Tính cách ngày nào giờ vựt sống dậy trong ông, ông còn vui vẻ nói rằng tây nó đố nhẵn nhà cửa của ông, đốt sạch hết, mà ông không làm lấy buồn phiền một chút nào. Vì ông biết rằng căn nhà bị thiêu rụi của ông đã hồi sinh lại được danh dự ngôi làng mà ông yêu quí. Chúng ta rất cảm thương nhưng cũng rất buồn cười với tính cánh hồn nhiên, chân chất xuất phát từ một người nông dân của nhân vật Ông Hai.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro