Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

#1: QUA ĐÈO NGANG

QUA ĐÈO NGANG

Về địa danh Đèo Ngang: 

-Đèo Ngang là đèo trên quốc lộ 1cũ vượt núi Hoành Sơn tại ranh giới của hai tỉnh Hà Tĩnh  và Quảng Bình.

-Đèo Ngang là một thắng cảnh của Miền Trung Việt Nam, nổi tiếng qua bài thơ Đèo Ngang  của Bà Huyện Thanh Quan.

VĂN BẢN ĐÈO NGANG

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con cuốc cuốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

( In trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập ba, NXB Văn hoá, 1963 )

I. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Tác giả

- Tên thật: Nguyễn Thị Hinh ( sống ở thế kỉ XIX )

- Quê quán: Nghi Tàm

- Bà là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng nhất trong văn học trung đại

- Thơ bà hầu hết được viết bằng chữ Nôm, theo thể thơ Đường luật

2. Tác Phẩm

a) Hoàn cảnh sáng tác

- Được viết khi Bà Huyện Thanh Quan trên đường vào Kinh đô Huế nhận chức "Cung trung giáo tập" 

b) Thể thơ

- Thất ngôn bát cú luật Đường

c) Đề tài

- Nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả trước không gian thiên nhiên rộng lớn.

II. Suy ngẫm và phản hồi

1. Tìm hiểu thi luật thơ thất ngôn bát cú luật Đường biểu hiện qua bài thơ

- Bố cục:

+ Đề, Thực, Luận, Kết

+ Bốn câu đầu và bốn câu cuối

+ Luật thơ: luật trắc vần bằng

- Niêm: Câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7

- Vần: Chỉ hiệp theo một vần là vần bằng, gieo ở cuối câu 1 ( tà ) và các câu chẵn là 2, 4,6, 8 (hoa - nhà - gia - ta )

- Đối: câu 3 đối câu 4, câu 5 đối câu 6

2. Cảnh Đèo Ngang lúc chiều tà

- Không gian: núi rừng heo hút, vắng vẻ, hoang sơ

- "Cỏ cây chen đá, lá chen hoa" : núi non trùng trùng điệp điệp

- Biển cả mênh mông tiếp giáp dưới chân núi

=> Khung cảnh hùng vĩ, rộng lớn

- Thời gian: chiều tà, thời điểm khi mặt trời xuống núi

- Con người: thưa thớt, nhỏ bé, hoà lẫn vào thiên nhiên ( "tiều vài chú", "chợ mấy nhà" )

Biện pháp tu từ

+ Điệp ngữ: "chen"

+ Liệt kê: Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

+ Từ tượng hình: lom khom, lác đác

+ Từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia

+ Đảo ngữ câu 3,4 => nhấn mạnh sự nhỏ bé của con người trước khung cảnh thiên nhiên hoang vắng, gợi buồn; thấp thoáng sự sống con người nhưng còn thưa thớt, nhỏ bé

3. Tình cảm, cảm xúc chủ đạo của người viết

+ Con quốc quốc: tiếng chim cuốc ( nghĩa là đất nước, tổ quốc )

+ Cái gia gia: tiếng chim gia gia ( nghĩa là nhà )

=> Nỗi nhớ nhà của những người con xa quê

+ Ta với ta: tự đối diện với chính mình

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Nỗi buồn, cô đơn lẻ loi của nhà thơ khi đứng trước khung cảnh hoang vắng, cô liêu của Đèo Ngang

 III. Tổng kết

PHÂN TÍCH BÀI THƠ QUA ĐÈO NGANG

BÀI LÀM


                    Qua Đèo Ngang là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ tả về khung cảnh thiên nhiên hữu tình cùng tâm trạng nuối tiếc, cô đơn của nhà thơ khi một mình đơn độc nơi xứ người.

                   Bài thơ "Qua Đèo Ngang" được sáng tác khi tác giả lên đường vào kinh đô Huế  nhận chức "cung trung giáo tập' và đi qua Đèo Ngang. Tác phẩm được sáng tác theo thể thơ Thất ngôn bát cú luật Đường  với cấu trúc Đề, Thực, Luận, Kết. chỉ vỏn vẹn tám câu thơ nhưng nhà thơ đã diễn tả được hết cái thần thái, cái hồn của cảnh vật cũng như con người nhỏ bé khi đứng trước cảnh thiên nhiên rộng lớn và trời núi hiu quạnh.

Hai câu đề đã gợi lên cho người đọc khung cảnh hoang sơ ở Đèo Ngang lúc chiều tà

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

                    Không gian và thời gian ở Đèo Ngang được tác giả thể hiện qua từ "bóng xế tà".  Xế tà là ý muốn nói buổi chiều muộn, khi mặt trời đã dần xuống núi, khi hoàng hôn đã sắp bao phủ lấy nơi này. Cảm giác cô đơn, lạc lỏng, cảnh vật thiên nhiên ở nơi đây dường như quạnh quẽ đến nao lòng. Chỉ có cỏ cây và hoa lá. Điệp từ "chen" dường như đã làm tăng thêm tính vắng vẻ và hoang sơ của Đèo Ngang. Hoa lá đang chen chúc, quấn quýt lấy nhau, bám chặt nhau, nương vào nhau để mà sinh sôi, nảy nở.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

                     Đến tận hai câu thực thì mới thấp thoáng hình ảnh con người nhưng cũng chỉ là "tiều vài chú". Hoá ra khi con người đứng trước quang cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thì dù cao lớn đến đâu cũng sẽ trở nên nhỏ bé đến như vậy. Phía dưới chân núi ấy có lẽ là một nhóm người các chú tiều phu đang đi đốn củi, thế nhưng khi Bà Huyện Thanh Quan phóng tầm mắt của mình  xuống núi thì chỉ thấy được một vài chú tiều đang lom khom nhặt củi mà thôi. Điều đó đã cho chúng ta thật sự thấy được Đèo Ngang thực sự hùng vĩ và to lớn đến nhường nào. Với phép đảo ngữ ở hai câu thơ này, nhà thơ đã một lần nữa nhấn mạnh sự mênh mông, hiu quạnh của Đèo Ngang. Việc sử dụng hai từ láy "lom khom", "lác đác" vừa chỉ hoạt động gánh củi của mấy chú tiều và vừa chỉ ra được sự hiếm hoi của con người ở đây, làm cho tác giả thêm phần lạc lõng. Những hình ảnh trong bài thơ đã lột tả hết thần thái cũng như cảm xúc của nhà văn lúc đó. Những con người ở dưới chân núi ấy tưởng chừng rất gần nhưng lại rất xa. 

Sang đến câu thơ luận thì cảm xúc và tâm sự của tác giả bổng nhiên trỗi dậy một cách mạnh mẽ.

Nhớ nước đau lòng, con cuốc cuốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

                    Điệp ngữ "con cuốc cuốc" và "cái gia gia" đã tạo nên âm hưởng du dương nhưng vô cùng não nề và thê lương. Người khách đường xa nghe tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu. Tác giả đã tả tiếng chim thật đắc điệu. Trên cái nền tỉnh lặng bỗng có tiếng chim kêu thật sự càng thêm buồn đau và chua xót. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc và phải chia li với gia đình. Nối lòng của bà như sâu thẳm tầng mây, đơn độc, buồn hiu không dứt.

Với hai câu kết thì nỗi niềm của tác giả được đẩy lên đến đỉnh điểm

Dừng chân nghỉ lại, trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

                     Chỉ bốn chữ "dừng chân nghỉ lại" đã thể hiện hình ảnh Bà Huyện Thanh Quan một mình đứng tại Đèo Ngang, đưa ánh mắt về phía bên kia, nơi mà chỉ thấy vẻ đẹp rộng lớn của thiên nhiên trước mắt "trời, non, nước". Cảnh trời nước mênh mông và vô tận nhưng con người thì nhỏ bé khiến cho nhà thơ cảm thấy mình lạc lỏng.  Lúc này, bà dường như cũng cảm thấy chỉ còn "mảnh tình riêng". Và cái mảnh tình nhỏ nhoi ấy cũng chỉ có mỗi "ta với ta". Cụm tự "ta với ta" ở đây chỉ chính bản thân nhà thơ, tâm trạng của nhà nhà thơ ngay lúc này chứ không phải là ai khác. Ở chốn hoang sơ như vậy, muốn tìm người để trút bầu tâm sự cũng gần như là điều không thể, rằng tâm trạng này chỉ có thể là bản thân bà cảm nhận mà thôi.

                     Bài thơ "Qua Đèo Ngang" với giọng điệu da diết, trầm bổng, du dương và những thủ pháp nghệ thuật độc đáo đã mang đến cho người đọc cảm xúc khó quên. Vẻ đẹp hoang vắng của Đèo Ngang qua lời tả của nữ thi sĩ Bà Huyện Thanh Quan bỗng chứa đựng những tình cảm và có hồn hơn, để lại cho người đọc những cảm nhận không thể phai mờ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro