ngu van
I. PHẦN TIẾNG VIỆT
1.Khái quát về lịch sử Tiếng Việt
Nắm được nguồn gốc, quan hệ họ hàng Tiếng Việt, tiến trình phát triển của Tiếng Việt; từ đó hiểu được tiến trình lịch sử văn học Việt Nam với những thành tựu văn học chữ Nôm và chữ quốc ngữ.
2. Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt
Sử dụng đúng theo chuẩn mực Tiếng Việt, sử dụng hay và đạt hiệu quả giao tiếp cao. Từ đó vận dụng vào việc nói, viết, đọc - hiểu các văn bản.
3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Nắm được đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Phân biệt phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Vận dụng hiểu biết trên vào việc đọc - hiểu và tạo lập các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
4. Thực hành các phép tu từ phép điệp, phép đối: hoàn thiện kiến thức và kĩ năng đã học ở chương trình THCS để:
- Nhận biết, phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các phép tu từ ấy.
- Biết cách sử dụng các phép tu từ trên đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.
I. PHẦN VĂN HỌC
*VĂN HỌC VIỆT NAM
Cần nắm vững: - Đặc trưng các thể loại: phú, cáo, tựa, sử kí, truyền kì, ngâm khúc, truyện thơ Nôm.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm, đoạn trích.
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du.
1. Phú Việt Nam: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu): tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc; lối kết cấu và lời văn kết hợp biền ngẫu và thơ.
2. Nghị luận trung đại
- Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi):
+ Là bản tuyên ngôn hoà bình giàu tư tưởng nhân nghĩa, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc
+ Kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và trữ tình; lập luận chặt chẽ, sắc bén, giọng điệu hào hùng.
- Tựa Trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương), "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" ( Thân nhân trung): đề cao việc bảo tồn văn hoá, trân trọng hiền tài; lập luận chặt chẽ.
3. Sử kí trung đại: những đoạn trích trong tác phẩm " Đại Việt sử kí toàn thư" ( Ngô Sĩ Liên)
- Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Thái sư Trần Thủ Độ.
Cả hai đoạn trích thể hiện quan điểm đánh giá về tài năng và đức độ của nhân vật lịch sử; cách lựa chọn chi tiết, sự việc, cách trần thuật của tác giả.
4. Truyện trung đại: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ): ca ngợi người trí thức cương trực thông qua nhân vật Tử Văn, lối kể chuyện và cách xây dựng nhân vật của thể loại truyện thần kỳ.
5. Ngâm khúc: " Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" ( trích Chinh phụ ngâm khúc - Đặng Trần Côn)
- Tình cảnh cô đơn và khát vọng hạnh phúc của người chinh phụ.
- Bút pháp bày tỏ nỗi lòng, tả cảnh ngụ tình, sức biểu đạt của thể song thất lục bát.
6. Truyện thơ Nôm
Hiểu được một số đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều qua các đoạn trích: giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật; những đóng góp vào việc hoàn thiện ngôn ngữ thơ ca dân tộc.
- Trao duyên: thấy được bi kịch tình yêu, nỗi đau về thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thuý Kiều; từ ngữ giàu sức biểu cảm, tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du.
- Nỗi thương mình: cảm nhận được thân phận đau đớn, tủi nhục của nàng Kiều ở chốn lầu xanh và ý thức sâu sắc về phẩm giá của Kiều; thái độ cảm thông của tác giả dành cho nhân vật. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, phép đối xứng, các phép tu từ.
- Chí khí anh hùng: hiểu được quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải; đặc trưng nghệ thuật trong việc miêu tả người anh hùng của Nguyễn Du.
- Thề nguyền (đọc thêm): thấy được không gian thơ mộng của cuộc thề nguyền. Liên hệ với đoạn trích Trao duyên để chỉ ra tính lô gích nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Kiều.
7. Tác gia
- Nguyễn Trãi:
+ Cuộc đời: cần khắc sâu hai nét cơ bản: Nguyễn Trãi là con người toàn tài, toàn đức hiếm có; là người chịu nỗi oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử trung đại Việt Nam.
+ Sự nghiệp: các tác phẩm chính. Nguyễn Trãi- nhà văn chính luận kiệt xuất, Nguyễn Trãi- nhà văn trữ tình sâu sắc.
- Nguyễn Du:
+ Cuộc đời: được tiếp thu truyền thống ở nhiều vùng quê khác nhau, những thăng trầm trong cuộc đời. Đó là những tiền đề góp phần tạo nên thiên tài Nguyễn Du.
+ Sự nghiệp: các tác phẩm chính (chữ Nôm và chữ Hán). Nắm được một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du.
*VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
Các đoạn trích từ tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung):
Hồi trống Cổ Thành, Tào tháo uống rượu luận anh hùng: ngợi ca phẩm chất của con người trung nghĩa theo khuynh hướng "Tôn Lưu biếm Tào", mối quan hệ giữa lịch sử và hình tượng nghệ thuật; cách kể chuyện sinh động, giàu kịch tính, nghệ thuật xây dựng nhân vật. Đặc điểm của tiểu thuyết chương hồi.
III. PHẦN LÍ LUẬN VĂN HỌC
1. Văn bản văn học
- Nắm được tiêu chí chủ yếu của một văn bản văn học; cấu trúc của văn bản văn học ( tầng ngôn từ- từ ngữ âm đến ngữ nghĩa, tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa )
- Vận dụng các hiểu biết trên để đọc - hiểu các văn bản văn học.
2. Nội dung và hình thức của văn bản văn học
- Cần hiểu các khái niệm được coi là nội dung của văn bản: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật.
- Cần hiểu các khái niệm được coi là hình thức của văn bản: ngôn ngữ, kết cấu, thể loại.
IV. PHẦN LÀM VĂN
1.Văn bản thuyết minh
Cần nắm các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
- Có kĩ năng lập dàn ý bài văn thuyết minh.
- Hiểu được tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
- Biết vận dụng các phương pháp thuyết minh thường gặp.
- Có kĩ năng dựng đoạn văn thuyết minh, tóm tắt văn bản thuyết minh.
2. Văn bản nghị luận
- Biết lập dàn ý bài văn nghị luận.
- Có kĩ năng lập luận trong văn nghị luận.
- Nắm được một số thao tác nghị luận thường gặp.
- Biết dựng đoạn trong bài văn nghị luận.
3. Viết quảng cáo
- Nắm được mục đích quảng cáo.
- Biết cách viết và trình bày quảng cáo.
*ĐỀ THAM KHẢO
Câu1. (2 điểm): Văn học Việt Nam
Viết đoạn văn (khoảng 12 đến 15 dòng) thuyết minh về thể Phú.
Gợi ý trả lời
- Yêu cầu về kĩ năng: biết cách tạo đoạn văn có kết cấu, bố cục rõ ràng; vận dụng các phương pháp thuyết minh tốt.
- Yêu cầu về kiến thức: có thể linh hoạt trong cách trình bày, nhưng phải đảm bảo các ý sau:
+ Là thể văn cổ ở Trung Quốc, có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi.
+ Dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc....
+ Bố cục thường có 4 đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết.
+ Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) mang những đặc trưng của thể phú.
Câu 2. (2 điểm): Tiếng Việt
"...Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm..."
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên, nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.
Gợi ý trả lời: + Sử dụng phép đối: bướm lả/ ong lơi; cuộc say đầy tháng/ trận cười suốt đêm.
+ Hiệu quả nghệ thuật: nhấn mạnh ở mức độ cao hơn không có tiểu đối; thân phận bẽ bàng của người kĩ nữ được tô đậm, cảm giác xót xa hơn.
Câu 3. (1 điểm): Văn học nước ngoài
Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích " Tào Tháo uống rượu luận anh hùng" ( Trích Tam quốc diễn nghĩa- La Quán Trung)
Gợi ý trả lời: nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, độc đáo: một cuộc trốn tìm giữa một người quyết trốn và một kẻ quyết tìm.
Câu 4. (5 điểm): Làm văn
"... Cậy em em có chịu lời,
....................................................
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây..." ( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ trên.
Gợi ý trả lời:
- Yêu cầu về kĩ năng:
+ Bài làm được tổ chức thành một bài văn hoàn chỉnh.
+ Cần biết vận dụng kĩ năng bài nghị luận phân tích.
+ Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng; không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả; chữ viết cẩn thận.
- Yêu cầu về kiến thức: trên cơ sở nắm được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích, có thể trình bày một cách linh hoạt nhưng cần đảm bảo các ý sau:
+ Giới thiệu ngắn gọn đoạn trích.
+ Nội dung: Thuý Kiều thuyết phục Thuý Vân để nói lời trao duyên bằng lời lẽ tỉnh táo của lí trí.
. Kiều tạo không khí bằng những từ ngữ "cậy", "lạy", "thưa" để kéo Thuý Vân vào câu chuyện hệ trọng, thiêng liêng của mình
. Kiều giãi bày lí do trao duyên, kể vắn tắt mối tình của mình với chàng Kim.
. Kiều đưa ra quan hệ máu mủ thiêng liêng để thuyết phục Thuý Vân.
à Đoạn thơ thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thuý Kiều.
+ Nghệ thuật: tài năng miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc; sử dụng thành công ngôn ngữ, thể thơ lục bát dân tộc của Nguyễn Du.
Phần Đọc văn : Giới hạn ôn tập và một số vấn đề trọng tâm ở các bài sau:
1/ Bài " Đái cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi
- Hiểu rõ hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
- Hiểu rõ nguyên lý chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng để triển khai bài cáo là: tư tưởng nhân nghĩa và chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt. Đứng trên nguyên lý đó tác giả đã tố cáo tội ác của kẻ thù và lược thuật những chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Dựa vào văn bản và SGK, phân tích được nội dung và nghệ thuật của bài cáo
2/" Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn" trích "Đại Việt sử ký toàn thư"của Ngô Sĩ Liên
- Nắm được những nét chung về bộ sử ký
- Nắm được những nét tính cách của Trần Quốc Tuấn
+ Lo tính kế sách giúp vua giữ nước bằng cách dựa vào sức dân
+ Trung thành, tận trung với vua Trần
+ Có tài năng, mưu lược
- Phân tích rõ chi tiết về lòng tin của dân chúng vào sự hiển linh của Hưng Đạo Vương, đặc biệt là hình ảnh " tráp đựng kiếm có tiếng kêu" : Đó là lòng cảm phục và ngưỡng mộ của nhân dân đối với Hưng Đạo Vương sâu sắc đến mức họ đã thần thánh ông, cho rằng ông đã trở thành thần linh để giúp dân , giúp nước
3/" Hồi trống cổ thành" trích "Tam quốc diễn nghĩa"của La Quán Trung
- Hiểu được hồi trống trong đoạn trích có ý nghĩa là lời thách đố của Trương Phi, là lời minh oan của Quan Công và là tiếng trống để đoàn tụ những người anh hùng
- Nắm được tính cách của các nhân vật:
+ Trương Phi: nóng nảy, cương trực, thẳng thắn, nói là làm nhưng dễ dẫn đến đơn giả, lỗ mãng, thô bạo.
+ Quan Công: độ lượng, từ tốn đã dung hòa được sự nóng nảy, bộc trực của Trương Phi.
4/ " Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" trích "chinh phụ ngâm"- Bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm?
- Nắm vững thông tin về tác giả, dịch giả, chủ đề của tác phẩm
- Phân tích được tâm trạng của người chinh phụ: bồn chồn mong tin chồng, lẻ loi, cô đơn trong khong gian mênh mông, trong thời gian vô tận, cố gắng tìm mọi cáh dể thoát khỏi vòng vây của nỗi cô đơn, tìm được sự thanh thản nhưng cũng đành tuyệt vọng.
- Cảm nhận được nỗi nhớ chồng triền miên, da diết, đè nặng trong lòng người thiếu phụ
- Thấy được sự đồng cảm giữa người và cảnh
5/ " Trao duyên" trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du.
- Tìm hiểu hoàn cảnh trao duyên của Thúy Kiều để thấy được nỗi đau của Thúy Kiều khi buộc phỉa phụ tình.
- Phân tình được sự khôn khéo vừa tình vừa lễ, vừa có ý nương tựa, gửi gắm vừa thắt buộc Thúy Vân không thể từ chối lời đề nghị của Thúy Kiều trong cách nhờ cậy em.
- Phân tích những diễn biến tâm lý của Thúy Kiều sau khi trao duyên:
+ Trao duyên nhưng không thể trao tình, trao kỷ vật nhưng cái hồn của kỷ vật vẫ chôn sâu trong trái tim Kiều.
+ Kiều tự thấy mình như người đã chết sau khi trao duyên, nàng như quên hẳn hiện tại chỉ sống với hình ảnh của hư vô.
+ Kiều vẫn luôn bị ám ảnh bởi lời thề xưa nên nàng như quên hẳn Thúy Vân trước mặt, tự nói với chính mình và Kim Trọng nỗi đau đớn về số kiếp, định mệnh, về những day dứt của mình.
6/ " Nỗi thương mình" trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du.
- Hiểu rõ về cuộc sống của Thúy Kiều trong hiện tại: dêm thân mua vui cho khách bốn phương, phải sống cuộc sống trăng gió, suồng sã, đùa cợt cùng với khách làng chơi
- Phân tích được nỗi lòng và tâm trạng của Thúy Kiều: xót xa ch bản thân, dày vò, tủi nhục trước sự nhơ nhớp của thân xác Kiều phải gượng làm vui, không thể jhoaf nhập vào cuộc sống nhơ bẩn.
- Thấy được sự đồng cảm giữa người và cảnh trong đoạn trích
7/ Tác gia Nguyễn Trãi
- Nắm vững về tiểu sử, cuộc đời, những sáng tác chính của nhà thơ Nguyễn Trãi
- Phân tích những giá trị nội dung thơ văn Nguyễn Trãi
+ Lý tưởng độc lập dân tộc và lý tưởng nhân nghĩa
+ Vẻ đẹp tâm hồn người anh hùng vĩ đại
- Phân tích những giá trị nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi
+ Việt hóa thơ Đường luật
+ Sử dụng từ thuần Việt, tục ngữ, ca dao và lời ăn tiếng nói dân gian
8/ Tác gia Nguyễn Du
- Chỉ rõ những yếu tố gia đình và những biến động thời đại đã tác động đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du
- Phân tích những giá trị nội dung chính trong thơ Nguyễn Du
+ Đề cao tình đời, tình người, trân trọng những giá trị nhân bản
+ Phê phán, căm ghét các thế lực chà đạp lên quyền sống của con người.
- Phân tích những giá trị nghệ thuật thơ Nguyễn Du
+ Hàm súc, uyên thâm, sử dụng linh hoạt nhiều thể thơ Trung Quốc
+ Việt hóa thể loại, ngôn ngữ đậm đà bản sắc dân tộc
Phần tiếng Việt : Giới hạn ôn tập ở các bài sau:
1/ Bài: Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt
- Nắm được 4 yêu cầu cơ bản khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp:
- Đúng về ngữ âm, chuẩn về chữ viết
- Dùng từ đúng về hình thức cấu tạo, đúng nghĩa
- Dùng đúng qui tắc ngữ pháp, liên kết câu chặt chẽ trong văn bản
- Dùng đúng với đặc trưng và chuẩn mực phong cách chức năng ngôn ngữ
- Bài tập:Vận dụng làm bài tập nhận biết các lỗi sai và cách chữa
2/ Bài: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Trình bày khái niện ngôn ngữ nghệ thuật
- Trình bày 3 đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật
+ Tính hình tượng
+ Tính truyền cảm
+ Tính cá thể
- Bài tập
+ Phân trích chức năng thông tin và chức năng thẩm mỹ trong một số ví dụ
+ Phân tích tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể trong một số ví dụ
Phần Làm văn: Thuyết minh về các tác giả hoặc các văn bản đã giới hạn
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro