ngu van 12
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
I. Sự trong sáng của tiếng Việt:
Biểu hiện của sự trong sáng của tiếng Việt:
- Biểu hiện 1: Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo lời nói, bài văn...
Nguyên tắc:
+ Phát âm theo chuẩn của một phương ngữ nhất định, chú ý cách phát âm ở phụâm đầu, phụ âm cuối, thanh điệu.
+ Tuân theo quy tắc chính tả, viết đúng phụ âm đầu, cuối, thanh điệu các từ khó.
+ Khi nói viết phải dùng từ đúng nghĩa và đầy đủ các thành phần câu
- Biểu hiện 2:Tiếng Việt không cho phép pha tạp lai căng, sử dụng tuỳ tiện , không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác.
- Biểu hiện 3: Việc sử dụng những từ ngữ thô tục, thiếu văn hóa, thiếu lịch sự sẽ làm mất đi vẻ trong sáng của tiếng Việt.
Yêu cầu: Cần phải thể hiện được tính lịch sự, có văn hoá trong lời nói.
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1.
Các từ ngữ nói về các nhân vật:
- Kim Trọng: rất mực chung tình
- Thuý Vân: cô em gái ngoan
- Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt
- Thúc Sinh: sợ vợ
- Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ
- Tú Bà: màu da “nhờn nhợt”
- Mã Giám Sinh: “mày râu nhẵn nhụi”
- Sở Khanh: chải chuốt dịu dàng
- Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề “xoen xoét”
2. Bài tập 2:
“ Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận – dọc đường đi của mình –những dòng nước khác .Dòng ngôn ngữ cũng vậy – một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì thời đại đem lại .”
(Chế Lan Viên)
3. Bài Tập 3:
Microsoft: là tên công ty nên để lại không sửa
- Từ File → tệp tin: người không rành máy tính dễ hiểu hơn.
- Từ Hacker → Kẻ đột nhập trái phép hệ thống máy tính ( kẻ xâm nhập trái phép hệ thống máy tính. ...
- Cocoruder là danh từ tự xưng để nguyên
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
I. Tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc (Hồng quân Liên Xô tấn công vào sào huyệt của phát xít Đức, Nhật đầu hàng Đồng minh).
- Trong nước: Cả nước nổi dậy giành chính quyền thắng lợi.
- Ngày 26 tháng 8 năm 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội, soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập.
- Ngày 2 tháng 9 năm 1945: Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
2. Mục đích và đối tượng:
- Mục đích:
+ công bố nền độc lập của dân tộc, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
+ thể hiện nguyện vọng hòa bình, tinh thần quyết tâm bảo vệ độc lập tự do
- Đối tượng:
+ Tất cả đồng bào Việt Nam
+ Nhân dân thế giới
+ Các lực lượng ngoại bang nhân danh đồng minh diệt phát xít Nhật (Pháp, Mĩ , Anh, Trung Quốc….
3. Giá trị:
- Là văn kiện có giá trị lịch sử to lớn.
- Là áng văn chính luận đặc sắc, bất hủ.
4. Bố cục:
- Phần 1: Từ đầu đến “…không ai chối cãi được”
à nguyên lí chung của bản tuyên ngôn (khẳng định quyền con người và các dân tộc.
- Phần 2: “Thế mà, …. phải được độc lập”
à tố cáo tội ác của Pháp, khẳng định thực tế lịch sử (là nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Phần 3: Còn lại
à tuyên bố trước thế giới quyền tự do độc lập và quyết tâm của dân tộc.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Nguyên lí chung của bản tuyên ngôn:
- Điểm đặc biệt: trích dẫn hai bản tuyên ngôn:
+ Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ:
o “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
à nêu nguyên lí chung về quyền lợi của con người và các dân tộc.
o “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.”
à từ quyền lợi của con người, Bác nâng lên thành quyền lợi của dân tộc ta.
+ Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”
à xoáy sâu vào quyền bình đẳng của con người.
=> “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”: khẳng định dứt khoát để chuyển sang phần tiếp theo.
- Ý nghĩa:
+ Là lời của tổ tiên người Mĩ và Pháp: phù hợp với đối tượng hướng đến của bản tuyên ngôn (Mĩ và Pháp.
+ Hai bản tuyên ngôn là chân lí bất hủ của nhân loại.
- Mục đích:
+ Dùng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông”: để bác bỏ luận điệu xâm lược và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của Pháp và Mĩ.
+ Dùng lập luận so sánh: đặt vai trò của cách mạng Việt Nam ngang hang với cách mạng Pháp và Mĩ.
+ Dựa vào chân lí bất hủ của hai bản tuyên ngôn để đưa ra chân lí mới: tự do độc lập của mọi dân tộc, trong đó có Việt Nam.
à những đóng góp lớn về tư tưởng của Bác.
=> Vừa kiên quyết vừa khôn khéo.
2. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt nam:
a. Tố cáo tội ác của Pháp:
- Nêu khái quát:
“Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta.”
à phủ nhận hoàn toàn thái độ của Pháp, đã phản bội lại lời lẽ của cha ông.
- Pháp kể công “khai hóa”, bản tuyên ngôn kể tội chúng:
+ Về chính trị:
o “Chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta”
o “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.”
o “Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.”
à Cách viết xuống dòng, phép lặp cú pháp: phơi bày rõ ràng, dồn dập, tăng dần những tội ác của Pháp.
+ Về kinh tế:
· Cướp không ruộng đất, hầm mỏ, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng, nhập cảng, đặt hàng trăm thứ thuế vô lí.
· Gây ra nạn đói năm Ất Dậu năm 1945 làm 2 triệu đồng bào ta bị chết.
- Pháp kể công “bảo hộ”, bản tuyên ngôn lên án chúng:
+ “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật.”
+ “Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng.”
à bán nước ta hai lần cho Nhật.
- Pháp khẳng đinh Đông Dương là thuộc địa của chúng, tuyên ngôn nói rõ:
+ “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.”
+ “Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.”
à Đông Dương là thuộc địa của Nhật, ta giành lại chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ Pháp
- Pháp nhân danh Đồng minh tuyên bố Đồng minh đã thắng Nhật, chúng có quyền lấy lại Đông Dương, tuyên ngôn vạch rõ:
+ Chính pháp là kẻ phản bội lại Đồng minh, hai lần dâng Đông Dương cho Nhật.
+ “Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.”
à bác bỏ luận điệu giả dối và lên án tội ác dã man, đê tiện của chúng.
+ “Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.”
à chỉ có Việt Minh mới thuộc phe Đồng minh vì đứng lên giải phóng dân tộc.
- Tinh thần nhân đạo của Việt Nam đối với Pháp:
+ Giúp và cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật
+ Bảo vệ tính mạng và tài sản cho người Pháp.
=> Lập luận sắc bén.
b. Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc:
- “Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.”
à Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp ký về nước Việt Nam
- “Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.”
à thể hiện quyết tâm chống lại mọi âm mưu xâm lược.
- “Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê – hê - răng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.”
à kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
- “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”
à khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
=> Các chứng cứ, lí lẽ đều thấu lí đạt tình.
3. Lời tuyên bố độc lập:
- “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập.”
à vừa tuyên bố vừa khẳng định điều không ai chối cãi được.
- “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”
à bày tỏ quyết tâm của toàn dân tộc.
4. Nghệ thuật:
- Lập luận: chặt chẽ, thống nhất, chủ yếu dựa vào quyền lợi tối cao của các dân tộc và nhân dân ta.
- Lí lẽ: hùng hồn, gợi cảm, xuất phát từ tình yêu công lí, tôn trọng sự thật và chính nghĩa của dân tộc.
- Dẫn chứng: xác thực, không ai chối cãi được.
- Ngôn ngữ: chan chứa tình cảm, cách xưng hô tha thiết, gần gũi.
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
(Tiếp theo)
II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
1. Về tình cảm:
Cần có ý thức tôn trọng và yêu quý tiếng Việt, coi đó là ”Thứ của cải vô cùng lâu đời và quí báu của dân tộc”
2. Về nhận thức:
Cần có những hiểu biết cần thiết về các chuẩn mực của tiếng Việt: ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp
3. Về hành động:
- Cần có thói quen cẩn trọng, cân nhắc lựa lời khi giao tiếp, sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.
- Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, đặc điểm phong cách, phải luôn trau dồi, học hỏi.
- Loại bỏ những lời núi thô tục, kệch cỡm, pha tạp, lai căng không đúng lúc.
- Biết cách tiếp nhận những từ ngữ của tiếng nước ngoài.
- Làm giàu có thêm tiếng Việt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự hội nhập, giao lưu quốc tế hiện nay.
III. Kết luận:
Ghi nhớ (SGK)
IV. Luyện tập :
1. Bài tập 1:
- Các câu b, c, d là những câu trong sáng,
- Câu a không trong sáng (có sự lẫn lộn giữa trạng ngữ muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn và chủ ngữ , trong khi đó các câu b, c, d thể hiện rõ các thành phần ngữ pháp và các quan hệ ý nghĩa trong câu .
2. Bài tập 2:
- Trong lời quảng cáo dùng 3 hình thức biểu hiện cùng nội dung: ngày lễ tình nhân, ngày Valentine, ngày Tình yêu .
à Cùng biểu hiện ý nghĩa cao đẹp là tình cảm con người .
- Từ cần thay thế: ngày Valentine
àngày lễ tình nhân,ngày Tình yêu
TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
Phạm Văn Đồng
a. Hoàn cảnh ra đời:
- Nhân kỉ niệm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (3 – 7 – 1888), đăng trên tạp chí Văn học tháng 7 – 1963
- Hoàn cảnh năm 1963: Cuộc kháng chiến chống Mĩ ngày càng ác liệt. Phong trào đấu tranh chống đế quốc Mĩ của nhân dân miền Nam sôi nổi và rộng khắp.
Þ Bài viết ra đời nhằm cổ vũ phong trào yêu nước đang dấy lên mạnh mẽ đó.
2. Bố cục:
- Phần mở bài: (Từ đầu đến “...cách đây hơn một trăm năm”)
à Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ lớn của dân tộc.
- Phần thân bài: (Tiếp theo đến “...văn hay của Lục Vân Tiên”)
+ Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước.
+ Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.
+ Luận điểm 3: Đánh giá về Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu.
- Phần kết bài: (Còn lại).
à Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1.Phần mở bài: Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ lớn của dân tộc
- Vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu, đề cao hơn nữa
- “Lúc này”: Phong trào đấu tranh chống đế quốc Mĩ những năm 60 đang phát triển sôi sục, rộng khắp
Þ Đề cao nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu có ý nghiã quan trọng, cổ viên động viên tinh thần yêu nước.
- Hai lí do làm cho ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ hơn trong bầu trời văn nghệ dân tộc:
+ Chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên và hiểu tác phẩm này khá thiên lệch về nội dung và nghệ thuật.
+ Còn rất ít người biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.
Þ Cách đặt vấn đề độc đáo: nêu vấn đề, lí giải nguyên nhân. Cách so sánh giàu hình ảnh, cụ thể, giàu tính hình tượng “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu”, “bầu trời văn nghệ dân tộc”, “Trên trời có những vì sao ... càng thấy sáng”.
2. Phần thân bài: Cuộc đời và con người Nguyễn Đình Chiểu
* Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước
- Luận cứ 1: Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu:
+ Là nhà nho, sinh trưởng ở Đồng Nai
+ Bị mù, viết thơ vă phục vụ kháng chiến
+ Thơ văn ghi lại: tâm hồn trong sáng và cao quý; thời kì khổ nhục nhưng vĩ đại của dân tộc.
+ Nhấn mạnh khí tiết:
“Sự đời thà khuất đôi tròng thịt
Lòng đạo xin tròn một tấm gương”
à Đời sống và hoạt động của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương anh dũng.
- Luận cứ 2: Quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
+ Thơ văn mang tính chiến đấu:
“Học theo ngòi bút chí công
Trong thi cho ngụ tấm lòng Xuân thu”
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
+ Khinh miệt bọn lợi dụng văn chương để làm việc phi nghĩa:
“Thấy nay cũng nhóm văn chương,
Vóc dê da cọp khôn lường thực hư”
à Cuộc đời và thơ văn của ông là của một chiến sĩ hi sinh, phấn đấu vì nghĩa lớn.
* Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu
- Luận cứ 1:
+ Phạm Văn Đồng đã tái hiện lại các phong trào yêu nước của nhân dân
à Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu phát sinh và phát triển trong nguồn mạch
+ Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương phản chiếu lịch sử: ngợi ca và khóc thương cho những anh hùng thất thế
à Phần lớn là những bài văn tế
- Luận cứ 2: Đánh giá về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
+ Dẫn lại nhiều đoạn trong bài văn tế
à Tác phẩm đã làm rung động người đọc trước hình tượng người nghĩa sĩ nông dân.
+ So sánh với Bình Ngô đại cáo:
à Khẳng định giá trị to lớn của bài văn tế: xây dựng được bức tượng đài bất tử về người anh hùng nông dân – nghĩa sĩ.
+ Dẫn lại bài thơ Xúc cảnh
à Nguyễn Đình Chiểu còn có những đoá hoa, những hòn ngọc rất đẹp, khác tạo nên diện mạo phong phú cho vẻ đẹp thơ văn yêu nước
+ Phong trào kháng Pháp lúc bấy giờ còn làm nảy nở nhiều nhà văn , nhà thơ lớn
àNguyễn Đình Chiểu là lá cờ đầu, là ngôi sao sáng nhất
=> Văn viết rõ ràng, lý lẽ và dẫn chứng đầy đủ: giúp cho người đọc nhận thấy được vẻ đẹp đáng kinh trong con người và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
* Luận điểm 3: Đánh giá về Lục Vân Tiên
- Luận cứ 1: Giá trị nội dung:
+ Ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những con người trung nghĩa
+ Những đạo nghĩa được đề cao trong Lục Vân Tiên gần với đạo đức của nhân dân
- Luận cứ 2: Giá trị nghệ thuật:
+ Chuyện kể, chuyện nói
+ Lời văn nôm na, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ truyền đạt
- Hạn chế:
+ Nội dung: những giá trị đạo đức có một phần đã lỗi thời
+ Nghệ thuật: có những chỗ lời văn không hay lắm
à do hoàn cảnh thực tế (nhà thơ bị mù.
- Khẳng định và nâng cao: Lục Vân Tiên có giá trị không chỉ ở nội dung mà còn ở “văn hay” của nó.
3. Kết thúc vấn đề:
- Luận điểm: “Đời sống...người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá và tư tưởng”
- Bài học sâu sắc:
+ Vai trò của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng
+ Vai trò to lớn của văn học đối với đời sống
+ Tưởng nhớ đến Nguyễn Đình Chiểu: một con người anh dũng, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro