VIỆT BẮC
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cảm nhận chung về đoạn thơ
- Đoạn thơ đã tái hiện được không khí của cuộc chia tay đầy lưu luyến bịn rịn sau 15 năm gắn bó ân tình giữa kẻ đi người ở. Đó là không khí ân tình của hồi tưởng, hoài niệm của ước vọng và tin tưởng.
- Kết cấu: Theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao dân ca. Không đơn thuần là lời hỏi-đáp mà là sự hô ứng đồng vọng, là sự độc thoại của tâm trạng. Đó là cách "phân thân", "hoá thân" để bộc lộ tâm trạng được đầy đủ hơn.
- Giọng điệu: Ngọt ngào êm ái, giọng tâm tình.
2. Cuộc chia tay và tâm trạng của người đi kẻ ở
a. Tâm trạng khi chia tay
- Người ở lại lên tiếng trước và gợi nhắc về những kỷ niệm gắn bó suốt 15 năm.
"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng"
- Người ra đi cũng cùng tâm trạng ấy nên nỗi nhớ không chỉ hướng về người khác mà còn là nhớ chính mình.
- Lời hỏi đã khơi gợi cả một quá khứ đầy ắp kỷ niệm khơi nguồn cho mạch cảm xúc nhớ thương tuôn chảy.
- Nhà thơ đã sử dụng sáng tạo hai đại từ nhân xưng 'mình" và "ta".
+ Trong Tiếng Việt "mình" và "ta" khi thì chỉ ngôi thứ nhất và nhiều khi lại để chỉ ngôi thứ hai hoặc chỉ chung cả hia đối tượng tham gia giao tiếp (chúng ta..
+ Trong đoạn thơTố Hữu đã dùng cặp đại từ "mình-ta" với cả hai nghĩa một cách sáng tạo (mình và ta có sự hoán đổi cho nhau) để dễ dàng bộ lộ cảm xúc, tình cảm.
b. Nối nhớ da diết mênh mang với nhiều sắc thái và cung bậc khác nhau
- Trong niềm hoài niệm, nỗi nhớ có ba phương diện gắn bó không tách rời: nhớ cảnh, nhớ người và nhớ về những kỷ niệm kháng chiến.
- Nỗi nhớ về thiên nhiên Việt Bắc:
+ Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với vẻ đẹp đa dạng theo thời gian, không gian khác nhau (sương sớm, nắng chiều, trăng khuya ,các màu trong năm).
+ Thiên nhiên trở nên đẹp hơn hữu tình hơn khi có sự gắn bó với con người (người mẹ địu con lên rẫy, người đan nón, em gái hái măng...).
- Đoạn thơ từ câu "Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi" đến câu "Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung" là đoạn thơ tả cảnh đặc sắc của Tố Hữu.
+ Đoan thơ được sắp xếp xen kẽ như một câu tả cảnh lại có một câu tả người, thể hiện sự gắn bó giữa cảnh và người.
+ Cảnh vật hiện lên như một bức tranh tứ bình với bốn mùa (xuân, hạ,thu, đông) trong đó mỗi mùa có nét đẹp riêng.
- Nỗi nhớ về cuộc sống và con người Việt Bắc.
+ Cuộc sống thanh bình êm ả:
"Nhớ sao tiếng mõ từng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa"
+ Cuộc sống vất vả khó khăn trong kháng chiến:
"Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm xẻ nửa chăn sui đắp cùng"
Đó là cảnh sinh hoạt bình dị của người dân Việt Bắc. Nét đẹp nhất chính là nghĩa tình và lòng quyết tâm đùm bọc, che chở cho cách mạng hy sinh tất cả vì kháng chiến dù cuộc sống rất còn khó khăn.
- Nỗi nhớ về những kỷ niệm kháng chiến:
+ Những cảnh rộng lớn những hoạt động tấp nập sôi động của cuộc kháng chiến được tái hiện với bút pháp đậm nét tráng ca:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muốn tàn lửa bay
- Nhịp thơ thay đổi từ nhịp chậm dài sang nhịp ngắn mạnh mẽ dồn dập.
- Giọng thơ từ trầm lắng chuyển sang giọng sôi nổi náo nức.
- Nhà thơ đã tập trung khắc hoạ hình ảnh Việt Bắc-quê hương cách mạng, nơi đặt niềm tin tưởng hy vọng của cả dân tộc thành một vùng đất linh thiêng không thể phai mờ.
Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền
Cảm hứng về kháng chiến về cách mạng gắn liền với cảm hứng ca ngợi lãnh tụ (Việt Bắc và cụ Hồ là một) Đây là một đặc điểm thường thấy trong thơ Tố Hữu
3. Những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ
Việt Bắc tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu:
- Tính trữ tình-chính trị: Việt Bắc là khúc hát ân tình thủy chung của những người cách mạng với lãnh tụ, với Đảng và cuộc kháng chiến.
- Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết.
- Nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc: Thể hiện ở thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp, nghệ thuật sử dụng hình ảnh và biện pháp so sánh ẩn dụ quen thuộc của ca dao.
IV. Luyện tập
1. Nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ "mình" và "ta".
Hai đại từ có sự hoán đổi cho nhau, khó tách rời.
2. Chọn hai đoạn thơ tiêu biểu
a. Đoạn thơ nói về vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc từ câu "Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi" đến câu "Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung"
b. Đoạn nói về cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu, từ câu "Những đường Việt Bắc của ta" đến câu "Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng"
c. Bình giảng một trong hai đoạn thơ trên (học sinh làm ở nhà).
III. Tổng kết
- Nội dung: Tố Hữu đã thành công khi kết hợp nhuần nhuyễn nội dung chính trị và cảm xúc trữ tình.
- Hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc.
...............................................................
Sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích
Tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình:
- Tâm trạng: lưu luyến, bịn rịn giữa người đi – kẻ ở. Không khí ân tình của hồi tưởng, hoài niệm, của ước vọng và tin tưởng.
- Lối đối đáp: kết cấu quen thuộc của ca dao, cách xưng hô mình – ta thể hiện tình cảm, sự hô ứng.
2. Qua hồi tưởng của Tố Hữu, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào?
a. Cảnh Việt Bắc mang vẻ đẹp đa dạng, đầy ấn tượng khiến người về xuôi nhớ "như nhớ người yêu".
- Thiên nhiên có vẻ khắc nghiệt "Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù" nhưng đó là vẻ riêng của núi rừng Tây Bắc. Có những khoảnh khắc gợi cảm: "Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương"; những hình ảnh khó quên: Khói bếp nhà sàn hòa cùng sương núi, cảm giác bản mường bồng bềnh, mờ ảo trong sương khói, những âm thanh gợi lên cảnh thanh bình, yên ả: tiếng mõ rừng chiều, chày đêm nện cối, ...
- Cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc bốn mùa tuyệt đẹp: hoa lá đủ màu sắc tươi thắm.
- Cảnh Việt Bắc đẹp hơn trong sự hòa quyện với không khí kháng chiến: Vất vả, gian khổ, thiếu thốn, nhưng hào hùng lạc quan:
Nhớ sao lớp học i tờ ...Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
- Hình ảnh người dân Việt Bắc đã khắc tạc vào lòng người kháng chiến những nét khó quên. Đó là hình ảnh người mẹ "địu con lên rẫy" trong cái nắng cháy lưng, người lao động tự tin chủ động với hình ảnh "dao gài thắt lưng"; những người đan nón, cần mẫn, khéo léo "chuốt từng sợ giang"; gợi cảm nhất là hình ảnh "cô gái hái măng một mình" giữa rừng hoa vàng.
- Đẹp nhất và đáng nhớ nhất ở người Việt Bắc là cái nghĩa, cái tình. Kháng chiến thiếu thốn "miếng cơm chấm muối" nhưng "đắng cay ngọt bùi" cùng chia sẻ, gánh vác.
Tóm lại: Việt Bắc chính là cội nguồn của nghĩa tình, cội nguồn của chiến thắng.
3. Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu và vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến được khắc họa thật sinh động mang âm hưởng của những khúc tráng ca.
- Cả dân tộc chất chứa căm thù thực dân đế quốc:
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
- Thiếu thốn gian khổ nhưng vẫn đầy lạc quan:
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
- Không khí chuẩn bị cho các chiến dịch thật khẩn trương, sôi nổi, thể hiện sức mạnh tổng hợp của quân và dân. Chiến thắng vang dội "khắp trăm miền" khẳng định sức mạnh và bản lĩnh kiên cường quyết thắng của dân tộc.
- Vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến: Việt Bắc là quê hương cách mạng, đầu não của cuộc kháng chiến, nơi đặt niềm tin tưởng và hi vọng của con người Việt Nam từ mọi miền đất nước, đặc biệt là những nơi còn "u ám quân thù".
4. Nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ (qua trích đoạn này).
Được thể hiện qua các mặt sau đây:
- Thể thơ dân tộc: Thể thơ lục bát được Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn, uyển chuyển và sáng tạo.
- Hình ảnh dân tộc: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn; Nhớ người mẹ nắng cháy lưng...
- Lối phô diễn dân tộc: Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu; Mình về mình có nhớ ta...
- Ngôn ngữ dân tộc: Tiêu biểu là cặp đại từ xưng hô ta - mình dùng rất sáng tạo trong bài thơ.
- Nhịp điệu, nhạc điệu dân tộc: khi nhẹ nhàng, thơ mộng, khi đằm thắm, ân tình; khi mạnh mẽ, hùng tráng.
II. Luyện tập
Nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta – mìnhở bài thơ Việt Bắc
Cách sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta:
- Trong đoạn trích bài thơ "Việt Bắc", từ mình được dùng để chỉ bản thân người nói - ngôi thứ nhất, nhưng cũng còn dùng ở ngôi thứ hai. Từ ta là ngôi thứ nhất, chỉ người phát ngôn, nhưng có khi ta chỉ chúng ta.
- Cặp đại từ này được sử dụng rất sáng tạo, biến hóa linh hoạt:
+ Có trường hợp: mình chỉ những người cán bộ, ta chỉ người Việt Bắc (Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng).
+ Có trường hợp: mình chỉ người Việt Bắc, ta chỉ người cán bộ (Ta về, mình có nhớ ta/ Ta về, ta nhớ những hoa cùng người).
+ Có trường hợp: mình chỉ cả người cán bộ và người Việt Bắc (như chữ mình thứ ba trong câu: Mình đi mình lại nhớ mình).
Ý nghĩa của cách sử dụng cặp đại từ ¬mình – ta:
- Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và một giọng điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng.
- Góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và người ở lại, giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc thêm thân mật, gần gũi, tự nhiên, gắn bó khăng khít tuy hai mà một.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro