Cảnh Ngày Hè
Nói đến mùa hè ta hay nhắc đến cái oi bức khó chịu mà quên đi trong cái nắng đó có những cảnh đẹp ngây ngất . Phải chăng do mắt ta chưa đủ tinh tường bằng đôi mắt của Nguyễn Trãi ? Ông thấy được trong màu hè là cây hòe xanh mát , là thạch lưu xinh tươi , là mùi thơm hồng liên rồi sẵn cảnh đẹp ấy ông lại gửi vào đó những tâm tư nỗi niềm của mình . Lòng yêu dân , yêu nước luôn thường trực trong ông .
Nguyễn Trãi sinh năm 1380 và ông bị án oan vào năm 1442 . Cuộc đời ông gắn liền với sự nghiệp dựng nước , thời còn trai trẻ ông đã cầm thường cưỡi ngựa cùng Lê Lợi dành lấy giang sơn . Ấy thế mà khi non nước đã bình ổn ông bị rẻ lạnh , bởi sự chính trực của ông không thể nào cùng tồn tại với sự nhơ nhuốt , hám danh lợi của bọn quan lại lúc bấy giờ , bất lực mà về quê ở ẩn . Không chỉ là tay kiếm anh dũng mà ông còn là một ngòi bút lừng danh . Xét về chính luận : Nguyễn Trãi không khác nào một cây bút ngà với những luận điểm vững chắc , lập luận chặt chẽ giọng điệu linh hoạt với lòng yêu nước , thương dân kiên định . Còn xét về trữ tình ông liền hóa thành cây bút ngọc thạch : thanh khiết, uyển chuyển mà sâu sắc khiến người ta phải suy ngẫm. Bài thơ " Cảnh Ngày hè " được trích trong tập thơ Quốc Âm thi tập - một trong những tập thwo xuất sắc của ông , tồn tại song song với Bình ngô đại cáo , Quân trung từ mệnh tập - thuộc mục Bảo Kính cảnh giới số 43 .
Mở đâu cầu bài thơ bởi một câu hết sưcd giản dị và hợp cảnh mà lại khiến ta bân khuân suy nghĩ :
" Rồi hóng mát thuở ngày trường ."
"Rồi " là một từ cổ , chỉ sự rảnh rỗi , nhàn hạ . Nhàn ở đây có thật là nhàn ? Có chăng cũng chỉ dừng lại ở nhàn thân mà thôi . Sáu câu đầu , đã cho ta thấy được hình ảnh Nguyễn Trãi đang ung dung ngồi hóng mát suốt một ngày dài . Một đời ông lam lũ , bộn bề mà giờ đây ông lại thảnh thơi ngồi đó . Gây cho ta một sự thắc mắc . Quả thật không phải vì việc nước , việc quân đã êm xuôi mà Nguyễn Trãi lại có được thời gian rảnh rỗi , mà là chốn quan trường đã quay lưng với ông rồi .
Đến ba câu cuối , qua lăng kính của Nguyễn Trãi ta thấy được một muac hè rạo rực hiện lên thật chân thật :
" Hòe lục đùn đùn tán rợp gương
Thạch lựa hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương "
Mùa hè đó là mùa hè mát mẻ dưới tán hòe to rộng, rồi nổi bật lên trên màu xanh ấy là những hoa lựu đang đu đưa vắt mình ngoài hiên đón nắng , dưới đầm hồng liên cũng bắt đầu khoe hương thơm đã đầy ấp trong nụ hoa . Nguyễn Trãi thật tinh tế khi đã chọn đúng những hình ảnh đặc trưng nhất của mùa hè để làm mùa hè của ông không lẫn vào đâu được . Mùa hè của ông lại có sự nhộn nhịp của chợ cá ;
"Lao xao chợ cá làng Ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương ."
" Lầu tịch dương " đã là buổi chiều tà , khi mà mặt trời đã buông mình xuống rặng mây sau một ngày dài mệt mọi , lúc mà vạn vật thu mình lại để đi vào ngơi nghỉ . Nhưng có lẻ Thượng Đế lac quên chợ cá làng Ngư phủ của Nguyễn Trãi rồi . Ông quên nhuộm lên đó sự héo tàn , buồn bã của buổi chiều như ông đã từng,nhuộm lên cánh Trà My của Nguyễn Du " Chim hôm thoi thít về rừng /Đóa Trà mi đã ngậm trăng nữa vành ." Để cho sự hưng thịnh , giàu có và rộn ràng của chợ cá vẫn cứ ngự trị ở đó mặc thời gian qua đi . Qua đây ta thấy chắc rằng đời sống nhân dân nơi này thật sung túc , sôi động thì chợ chiều vẫn nhộn nhịp thế được .
Chỉ với vài câu thơ đầu , ta đã cảm nhận được sự tài ba của Nguyễn Trãi . Thơ của ông không đơn giản là chỉ tả lại những điều chỉ cảm nhận qua thị giác , khứu giác hay xúc giác mà là biết phối trộn để tạo nên nét đặc sắc nét riêng của bài thơ . Đọc những dòng thơ chứ đựng đầy màu sắc với màu lục , màu đỏ , màu hồng ta lại thắc mắc liệu Nguyễn Trãi có phải là một họa sĩ hay không khi ông đã tinh tế sử dụng những gam màu vừa rực rỡ của sắc đỏ vừa nhẹ nhàng đáng yêu của màu hồng rồi lại cân bằng tất cả lại bằng màu xanh mát mẻ . Ông lại rắc thêm một chút lấp lánh qua ánh tịch dương vào bức tranh cảnh hè của mình . Với cách dùng nhiều động từ " đùn đùn " , "phun" , "tiễn " , " dắng dỏi " , "lao xao " và biện pháp đảo cú đã làm cho sức sống ẩn dưới câu thơ bật lên một cách mạnh mẽ . Đó là sức sống từ sâu bên trong vạn vật trào dâng chứ không phải là sức sống được phủ lên một cách hời hợt . Sự mạnh mẽ , rực rỡ của sắc hè trong thơ Nguyễn Trãi rất thật . Bằng sáu câu thơ đầu ta thấy được tâm hồn của Ức Trai là một tâm hồn luôn hướng thiên nhiên , hướng về sự hưng thịnh của nhân dân .
Đến với hai câu cuối , ta lại bắt gặp ở Nguyễn Trãi là một lòng yêu nước ,thương dân cuồn cuộn :
" Dẽ có Ngu cầm đàn một khúc
Dân giàu đủ khắp đòi phương ."
Đứng trước tình cảnh ấy , Nguyễn Trãi ao ước được nghe một khúc Ngu Cầm vì thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn "Nam Phong" khảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa ngô khoai. Ông muốn ca ngợi cho sự ấm no của nhân dân mình ông muốn khúc Nam phong vang đến đâu thì ngô khoai đầy ấp đến đó . Thế mới thầy , dù đã cáo quan về ở ẩn nhưng ông vẫn yêu nước thương dân , một tình yêu luôn âm ỉ trong ông "cuồn cuộn nước triều Đông " .
Bài thơ Cảnh Ngày Hè đã phá tan sự cứng nhắc của thể Thất ngôn bát cú đường lực . Ông đã biến tấu một cách thông minh câu đầu và câu cuối chỉ còn lại 6 chữ , để nêu rõ một cảm xúc cô nén lại . Vần thơ của ông cũng nhẹ nhàng hơn với nhịp .... Với lối sử dụng từ ngữ bình dị kết hợp với từ Hán Việt Nguyễn Trãi vừa không làm mất tính trang nhã , quý phái của thơ Đường Luật vừa đem Cảnh ngày hè gần hơn với nhân dân . Việc sử dụng linh hoạt những từ láy , động từ , tính từ , biện pháp đảo cú , điển tích điển cổ Ức Trai đã tạo nên một bài thơ xuất sắc về cả mặt hình ảnh lẫn nỗi dụng .
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro